1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy để nâng cao hiệu quả dạy học môn ngữ văn 6 ở trường THCS ái thượng

22 511 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Nếucác em không có được phương pháp học đúng đắn, phù hợp, kết quả học tập sẽkhông cao, từ đó có thể dẫn tới sự tự ti, nhút nhát trong tâm hồn trẻ thơ của các em, đó sẽ là một sự khuyết

Trang 1

Mục lục

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ÁI THƯỢNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 6 Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ÁI THƯỢNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Ái Thượng SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2017

Trang 2

TRANG

I PHẦN MỞ ĐẦU 2

1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2

2.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

II- PHẦN NỘI DUNG 4

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 4

2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 4

3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 5

3.1.GIỚI THIỆU BĐTD VỚI HỌC SINH 5

3.2.CHO HỌC SINH LÀM QUEN VỚI BĐTD VÀ HƯỚNG DẪN HS CÁCH VẼ BĐTD 7

3.3.ÁP DỤNG BĐTD VÀO TRONG DẠY HỌC 8

3.3.1.LẬP BĐTD TRONG KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ 8

3.3.2.LẬP BĐTD TRONG DẠY HỌC KIẾN THỨC MỚI 9

3.3.3.LẬP BĐTD TRONG CỦNG CỐ KIẾN THỨC 11

3.3.4.LẬP BĐTD TRONG BÀI ÔN TẬP 11

3.3.5.LẬP BĐTD ĐỂ TỔNG HỢP KIẾN THỨC NHIỀU BÀI HỌC 13

3.3.6 LẬP BĐTD ĐỂ RA BÀI TẬP VỀ NHÀ 15

3.3.7 LẬP BĐTD ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH 15

3.4 TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM 16

4.HIỆU QUẢ CỦA SKKN 19

PHẦN III: KẾT LUẬN 20

Trang 3

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ

nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáodục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sángtạo của người học Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tínhtích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng táclàm việc của người học Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cáchPPDH ở nhà trường phổ thông

Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề được Đảng và Nhànước quan tâm hàng đầu là đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chấtlượng giáo dục Với phương pháp dạy học mới, người học đóng vai trò trungtâm, chủ động, tích cực, tự giác trong học tập, Giáo viên (GV) là người tổ chức,hướng dẫn học sinh (HS) tự khám phá kiến thức mới, dạy cho HS không chỉkiến thức mà cả phương pháp học Trong đó, cốt lõi là phương pháp tự học Một thực tế dễ nhận thấy ở HS miền núi là khả năng tư duy, mức độ tiếpthu kiến thức còn hạn chế, các em chưa hứng thú trong học tập, còn thụ động, ỷlại, chưa tự giác, tích cực, chưa có phương pháp học tập hiệu quả

Đặc biệt là đối tượng HS lớp 6, với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS tiểuhọc: hồn nhiên, trong sáng Khi bước vào lớp 6, các em có tâm lí lo lắng, bỡngỡ, khi chưa biết cách học, chưa biết cách ghi chép, chưa biết hệ thống kiếnthức, chưa có khả năng ghi nhớ sâu, thâu tóm hay trình bày vấn đề, trong khi sốlượng môn học và khối lượng kiến thức của các em lại nhiều hơn, khó hơn Nếucác em không có được phương pháp học đúng đắn, phù hợp, kết quả học tập sẽkhông cao, từ đó có thể dẫn tới sự tự ti, nhút nhát trong tâm hồn trẻ thơ của các

em, đó sẽ là một sự khuyết tật về tính cách sau này

Trong khi đó, Môn Ngữ Văn là một môn học chính trong nhà trường, khốilượng kiến thức nhiều, thời gian trong một tiết học lại ngắn, nếu HS không biếtcách ghi chép, không có phương pháp học phù hợp thì hiệu quả học tập sẽkhông cao

Trong khi tiếp nhận dạy môn Ngữ Văn lớp 6, tôi đã rất chú trọng dạy làmsao để giúp các em hình thành được cách học, phương pháp học phù hợp vớiđặc điểm tâm lí lứa tuổi để giúp các em yêu thích bộ môn Ngữ Văn, khơi gợitrong các em hứng thú học tập, thích thú hơn khi học, từ đó nâng cao chất lượngdạy và học

Về đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng các kĩ thuật dạy học tíchcực trong dạy học, tôi đã được làm quen với các Kĩ thuật dạy học tích cực như:dạy học theo góc, dạy học theo Hợp đồng, kỹ thuật khăn phủ bàn….trong đó có

kỹ thuật dạy học bằng Bản đồ tư duy (BĐTD) Tôi nhận thấy đây là một kỹthuật dạy học thực sự hiệu quả và rất phù hợp với đối tượng HS lớp 6 TrườngTHCS Ái Thượng

Kỹ thuật này sẽ giúp các em có được phương pháp học hiệu quả, từ đó sẽ đạt kết quả cao trong học tập, không chỉ môn Ngữ Văn mà các môn học khác,giúp nâng cao chất lượng giáo dục Nên trong năm học 2016 -2017, tôi đã chọn

Trang 4

để tài " Một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy để nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ Văn 6 ở Trường trung học cơ sở Ái Thượng” để nghiên cứu và

bước đầu thu được những thành quả đáng mừng

2 ĐỐI TƯỢNG NGIÊN CỨU.

Sáng kiến chủ yếu tập trung vào nghiên cứu: Kĩ thuật dạy học bằng bản

đồ tư duy trong dạy học ngữ văn 6 bậc trung học cơ sở

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu đưa ra nhữngnhận định đánh giá về phương pháp học tập truyền thốngcủa học sinh, đề xuất giải pháp ứng dụng bản đồ tư duytrong dạy học Tự bồi dưỡng tay nghề chuyên môn, nghiệp

vụ và đóng góp kinh nghiệm vào việc đổi mới phương pháphọc tập, nâng cao hiệu quả dạy học ngữ văn.S

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã áp dụng những phươngpháp cụ thể sau:

4.1 Phương pháp quan sát:

Phương pháp quan sát cho phép thu thập kết quả từ việcghi chép Nhằm quan sát thực tế phương pháp học tập truyềnthống của học sinh lớp 6 trường THCS Ái Thượng

4.2 Phương pháp thu thập phân tích tài liệu:

– Tài liệu viết: Dựa vào vở ghi, đề cương ôn tập của học sinhkhối 6

– Tài liệu thống kê: Dựa vào những số liệu, bảng thống kê về kếtquả học tập của học sinh trường THCS Ái Thượng, huyện BáThước, tỉnh Thanh Hóa

4.5 Phương pháp thực nghiệm: dạy một tiết cụ thể.

Trang 5

PHẦN HAI: NỘI DUNG

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Nhà văn Gor.ki từng nói, văn học là nhân học, học văn cũng chính là học

cách làm người Học văn sẽ giúp các em hình thành, phát triển và hoàn thiệnnhân cách, sự đa dạng, phong phú về mặt tâm hồn Môn Văn với những câuchuyện, những bài thơ, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt và Tập làm văn sẽgiúp các em biết cách giao tiếp, đặc biệt nó sẽ giúp các em biết yêu cái đẹp, cáihay, cái tốt, biết căm ghét cái xấu xa, cái giả dối Từ đó bồi đắp thêm tâm hồncho các em , bồi đắp thêm tình yêu gia đình, quê hương, đất nước cũng như cáctình cảm khác

Tất cả điều đó chỉ có thể làm được khi các em yêu thích môn văn Nhưng,nếu không có phương pháp học tập hiệu quả ngay từ đầu cấp, sẽ dẫn tới các emchán nản, thờ ơ với môn văn, như vậy vai trò của môn văn trong nhà trườngTHCS sẽ bị lu mờ

Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học không phải là mới lạ Song, vớiđối tượng học sinh lớp 6, các em vừa thay đổi môi trường học tập, từ cấp TiểuHọc lên học ở cấp Trung Học Cơ Sở, số lượng môn học và kiến thức tăng lên.Nên nhiều học sinh bỡ ngỡ đã không theo kịp sự thay đổi này, dẫn đến học hànhgiảm sút so với thời kì học ở bậc Tiểu Học Vì thế, để nâng cao chất lượng họctập môn Ngữ Văn, phải gây được hứng thú học tập của HS, bên cạnh việc đổimới phương pháp dạy học, thì nhất thiết phải giúp các em có phương pháp họctập phù hợp, hiệu quả, và sử dụng BĐTD là thiết thực nhất, vì nó phù hợp vớitâm lí lứa tuổi ( thích vẽ), cách ghi chép, ghi nhớ thông tin nhanh, hiệu quả,điều rất cần thiết với HS lớp 6

2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.

Trường THCS Ái Thượng có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ Đội ngũcán bộ giáo viên nhiệt tình, say mê trong công tác giảng dậy Nhà trường luônquan tâm tới công tác nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò Đa số họcsinh ngoan, yêu thích việc đến trường đi học

Trong công tác giảng dạy giáo viên chưa phát huy tính chủ động tích cựccủa học sinh Đôi khi còn sa vào giảng giải , ghi bảng nhiều và đọc chép làm chohọc sinh tiếp thu một cách thụ động và ngại tư duy

Qua một thời gian dạy, tôi nhận thấy HS lớp 6 đa phần không biết cáchghi chép, thường GV viết gì trên bảng, các em sẽ ghi chép như vậy, cách ghi rấtchậm, cách học rất thụ động, rụt rè, nhút nhát, nhiều khi trong một tiết, GVkhông dạy hết kiến thức vì phải đợi HS ghi xong bài Đặc biệt, khả năng ghi nhớkiến thức của các em rất hạn chế, các em rất khó nhớ một vấn đề, thường họctrước, quên sau, khi GV kiểm tra, các em chưa biết cách xác định được các nộidung chính mà thường đọc theo sách giáo khoa không sót một từ Trong khi đó,

Trang 6

nội dung kiến thức lại nhiều, khó hơn so với cấp tiểu học Vì thế các em rất ngạihọc Văn.

Đây là kết quả khảo sát HS , thông qua bài Khảo sát đầu năm học

2016-2017 môn Ngữ Văn khối 6 Trường THCS Ái Thượng – Huyện Bá Thước- TỉnhThanh Hóa:

HS 15 50 1 3,3 6 20 12 40 7 23,3 4 13,3Tổng :

3.1 Giới thiệu về BĐTD với HS.

BĐTD ( hay còn gọi là sơ đồ tư duy) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòiđào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệthống hóa một chủ đề…bằng việc kết hợp sử dụng các hình ảnh, đường nét,màu sắc, chữ viết

Cần phân biệt cho HS thấy rõ được sự khác nhau giữa BĐTD với sơ đồ

hệ thống hóa kiến thức mà trước đây GV vẫn thường dạy các em

Sử dụng Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức thì HS vẫn là người thụ động, vì

GV là người vẽ sẵn, cung cấp kiến thức sẵn, HS chỉ là người ghi chép, vẽ lại,không phát huy được tính chủ động, tích cực của các em

BĐTD là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằngviệc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết Đặc biệt, đây là một bản đồ mở, việcthiết kế BĐTD bằng việc cung cấp các từ khóa theo cấp bậc, các câu hỏi gợi ý

và bằng sự hiểu biết, kiến thức, kỹ năng của mình, HS hoàn thiện một BĐTDtheo ý thích của cá nhân chứ không theo sự áp đặt, có sẵn của GV như dạng sơ

đồ hóa kiến thức

Hơn nữa, với việc thiết kế BĐTD, HS được phát huy tối đa sự sáng tạocủa mình, đặc biệt là các em được vẽ, được tô màu sắc theo những ý tưởng củariêng cá nhân vì thế các em rất yêu thích, tích cực, chủ động hơn

BĐTD có những ưu điểm sau : Lôgic, mạch lạc Trực quan, dễ nhìn, dễ

hiểu, dễ nhớ Các em có thể nhìn thấy “bức tranh tổng thể mà lại chi tiết” Vì thếcũng dễ dạy, dễ học hơn Hơn nữa nó sẽ kích thích hứng thú học tập và sáng tạocủa HS Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức Giúp hệ thống hóa kiến thức,

ôn tập kiến thức Giúp ghi nhớ nhanh , nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức Giúp phântích, so sánh, tổng hợp nắm được vấn đề So sánh được các vấn đề trong cùng

Trang 7

một hệ thống kiến thức BĐTD có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sởvật chất nào của các nhà trường hiện nay Có thể thiết kế BĐTD trên giấy, bìa,bảng phụ,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm BĐTD

Với những ưu điểm trên, BĐTD sẽ giúp HS:

BĐTD giúp HS học được phương pháp học:

Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học, HS sẽ học được phương pháp học,

tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy

BĐTD- giúp HS học tập một cách tích cực: HS học tập một cách tích

cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não Các em sẽ khắc sâu và nhớ lâu, nắmvững kiến thức hơn

BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả HS biết chọn lọc thông tin, từ ngữ,

sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sẽ giúp HS dầndần hình thành cách ghi chép có hiệu quả

Đối với môn Văn, BĐTD có thể áp dụng được vào cả 3 phân môn:

Với phân môn Tập làm văn, HS có thể sử dụng BĐTD để hệ thống kiến

thức của một kiểu văn bản, một vấn đề hay để lập dàn ý cho một đề văn cụ thể,kiến thức được hệ thống theo mạch logic, HS sẽ nhớ lâu hơn

Ví dụ: Khi học tiết Ôn tập văn miêu tả ( tiết 119), GV có thể yêu cầu

HS chuẩn bị trước BĐTD về văn miêu tả với các từ khóa nội dung chính

Với phân môn Văn học, HS có thể sử dụng BĐTD để hệ thống kiến thức

toàn bài học theo những ký hiệu, màu sắc mình yêu thích, hay để hệ thống mộtvấn đề, một nhân vật, một thể loại văn học, phần tổng kết, luyện tập… từ đó

giúp HS khắc sâu nội dung bài học hơn Ví dụ, sau khi học xong đoạn trích “ Bài học đường đời đầu tiên” ( trích “ Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài, tiết

73,74) GV có thể hướng dẫn HS vẽ BĐTD phần tổng kết theo những gợi ý vềnội dung và nghệ thuật:

Trang 8

Với phân môn Tiếng Việt, HS có thể sử dụng BĐTD để hệ thống hóa các

vấn đề kiến thức liên quan với nhau sau khi học xong một bài hoặc nhiều bài Ví

dụ, sau khi học xong bài Cụm danh từ ( tiết 44), GV đưa ra các từ khóa và yêu

cầu HS vẽ BĐTD về cụm danh từ

Bên cạnh đó, một ưu điểm nổi bật nữa của BĐTD là có thể áp dụng chomọi đối tượng HS:

- Đối với HS Trung bình, yếu: BĐTD sẽ tập cho các em có thói quen tự

ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã học, đã đọc theo cách hiểu củacác em theo dạng BĐTD

- Đối với HS Khá, Giỏi: HS có thể sử dụng BĐTD để tìm chiến lược

giải quyết một vấn đề, hay tìm những hướng khác nhau để giải quyết một vấn đềkhó dưới hình thức hoạt động nhóm

Trang 9

Có thể thấy, sử dụng BĐTD trong dạy học là một trong những biện pháphữu hiệu giúp HS có phương pháp học tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy vàhọc môn Văn lớp 6

3.2 Cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy và hướng dẫn học sinh cách vẽ bản đồ tư duy.

3.2.1 Cho HS làm quen với BĐTD:

Để giúp HS có thể hình dung một cách cụ thể, rõ ràng BĐTD là gì, tại saolại có hiệu quả như vậy, cách vẽ như thế nào, cho HS làm quen dưới các hìnhthức sau:

- Giới thiệu cho HS một số đoạn phim ngắn có sử dụng BĐTD qua máychiếu của nhà trường

- GV vẽ trực tiếp một BĐTD lên bảng để HS trực tiếp quan sát, hìnhdung, sau đó thuyết trình từng bước vẽ BĐTD để giúp các em hiểu kỹ hơn

HS rất thích thú khi được quan sát trực tiếp, các em rất hào hứng với kỹthuật dạy học này

3.2.2 Các bước vẽ một BĐTD:

Bước 1 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.( Từ khóa)

- Bước đầu tiên trong việc tạo ra một BĐTD là vẽ chủ đề ở trung tâm trênmột mảnh giấy

- Cách vẽ: Vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác Có thể

tự do sử dụng tất cả màu sắc mà HS thích Không nên che chắn mất hình vẽ chủ

đề vì chủ đề cần được làm nổi bật, dễ nhớ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽchủ đề nếu chủ đề không rõ ràng

Bước 2 : Vẽ thêm các tiêu đề phụ.

- Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm

- Cách vẽ : Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA, hoặc chữthường nhưng với cỡ chữ to hơn bình thường nằm trên các nhánh dày để làm nổibật Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm Tiêu đề phụ nên được vẽtheo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễdàng

Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.

- Cách vẽ : Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh Bất cứ lúc nào cóthể, hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thờigian

- Mỗi từ khóa - hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trênnhánh Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa Chúng ta thay đổi màu sắckhi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn

Bước 4 : Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của HS bay bổng

- HS có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật,cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của HS tốt hơn

Trong quá trình hướng dẫn HS các bước thực hiện, để có thể giúp HS vẽBĐTD hiệu quả, tôi đưa ra những gợi ý:

Trang 10

Sử dụng những từ ngữ đơn giản thể hiện thông tin: Những từ dư thừa chỉ

làm bản đồ lộn xộn Khi viết chữ in không nên viết dính nhau hoặc không rõràng sẽ khó đọc

Sử dụng màu sắc để tách các ý khác nhau: Nó giúp HS làm bản đồ trực

quan hơn để gợi nhớ lại

Lưu ý: không được quá chú trọng đến vẽ, tô màu dễ làm mất nhiều thời

gian, không được tô qúa đậm, quá nổi bật làm mờ đi phần ghi kiến thức

Sử dụng những ký hiệu và hình ảnh: Hình ảnh có thể giúp HS nhớ thông

tin hiệu quả hơn là từ ngữ

Sử dụng liên kết đan chéo: Thông tin trong một phần của bản đồ có thể liên

quan đến phần khác Khi đó, HS có thể vẽ những đường thẳng để chỉ ra sự liênquan đan chéo Việc sắp xếp các nhánh vẽ phải theo trình tự, khoa học, logic

BĐTD của HS là tài sản riêng của HS: một khi HS hiểu cách tạo ra những

ghi chú trong BĐTD, HS có thể phát huy các quy tắc của riêng mình để làm cho

* Điều cần tránh khi ghi chép trên BĐTD:

- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng, ghi chép quá nhiều ý vụn vặt khôngcần thiết Dành quá nhiều thời gian để ghi chép

3.3 Áp dụng BĐTD vào trong dạy – học.

3.3.1 Lập BĐTD trong việc kiểm tra kiến thức cũ:

Thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5 – 7 phút, nên yêu cầucủa GV thường không quá khó, mà thường chỉ yêu cầu HS tái hiện một phầnkiến thức bằng cách đặt câu hỏi, gọi HS lên bảng Cách làm này vô tình có thể

để nhiều HS rơi vào tình trạng học vẹt, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài,không nắm được bản chất của vấn đề, cũng như chưa hệ thống

Cần thay đổi cách kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS, không chỉ kiểmtra phần nhớ, mà còn cần kiểm tra cả phần hiểu của các em, nhất là đối tượng

HS như lớp 6, nếu không sẽ hình thành phương pháp học không tốt ở các em

Sử dụng BĐTD vừa giúp GV kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của

HS đối với bài học cũ Các BĐTD thường được GV sử dụng ở dạng thiếu thôngtin, yêu cầu HS điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ

của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm Ví dụ: Khi dạy bài So sánh( tiết

86, tiếp theo), trước khi vào dạy bài mới, GV có thể kiểm tra bài cũ về so sánh

dưới dạng cung cấp các từ khóa, yêu cầu HS điền thông tin kiến thức hoàn thànhBĐTD về so sánh dưới dạng:

Trang 11

Điều đặc biệt khi tiến hành kiểm tra bài cũ dạng này nó có nhiêu ưu thếhơn so với dạng kiểm tra bài cũ truyền thống là:

Nếu kiểm tra bài cũ cách truyền thống, thường GV nêu câu hỏi, HS lênbảng trả lời, còn HS ở dưới lắng nghe, nhận xét, góp ý GV chỉ có thế kiểm tramột, hoặc một số HS, còn những HS khác, sẽ không có thời gian kiểm tra Vớicách kiểm tra thông minh này, GV có thể kiểm tra được tất cả HS khi yêu cầu

HS lập BĐTD tại chỗ, GV kiểm tra xác xuất một số HS, sau đó cùng các HS ấykiểm tra cả lớp Vì thế, HS sẽ không còn thói quen ỷ lại, mà phải chủ động, tựgiác học, đồng thời phát huy được tính cách trung thực, độc lập ở các em, giúpcác em hoàn thiện nhân cách của mình Hơn nữa, việc học bằng BĐTD đã giúp

HS có cách ghi nhớ kiến thức nhanh, nhớ lâu, nên khi đã quen cách học này, các

em không còn thấy khó khăn trong việc ghi nhớ, tìm hiểu kiến thức nữa, các em

đã chủ động hơn trong học bài cũ, các em không chỉ học để cô giáo kiểm tra, màhọc để ghi nhớ và hiểu sâu kiến thức theo một hệ thống hơn

3.3.2 Lập BĐTD trong việc dạy kiến thức mới:

Sử dụng BĐTD là một gợi ý cho cách trình bày mới GV thay vì gạch đầudòng các ý cần trình bày lên bảng, với sự sắp xếp các đề mục có phần cứngnhắc, khô khan, thì có thể thay bằng cách trình bày với các đường nét, màu sắctrực quan, sẽ lôi cuốn, hấp dẫn HS vào bài mới hơn, nhất là đối tượng HS lớp 6

GV có thể sử dụng BĐTD hỗ trợ hình thành kiến thức mới ( một phần hoặc

cả bài) Mục tiêu bài học được cô đọng trong một từ khóa hay một hình ảnh đặt

ở trung tâm Hoặc GV tự lập BĐTD, hoặc GV hướng dẫn HS lần lượt vẽ cácnhánh của bản đổ tư duy theo tiến trình hình thành kiến thức bài học mới, kếthợp với các phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm, gợi mở, vấn đáp…để giúp

HS tự khám phá kiến thức mới Từ mỗi nhánh lại triển khai ra các nhánh phụ vàmỗi nhánh phụ lại đi sâu vào những kiến thức mới và cụ thể hơn Qua BĐTDnày, HS vừa nhìn thấy bức tranh tổng thể về kiến thức, vừa học dễ dàng

Ví dụ: Với văn bản: Thầy bói xem voi ( tiết 40)

Đầu tiên, GV đưa ra từ khóa Thầy bói xem voi ở giữa bảng, sau đó GV

vẽ các nhánh tiếp theo với các từ khóa nhánh 1, rồi nhánh 2….GV sử dụng hệthống câu hỏi để HS chủ động tìm tòi kiến thức, tư duy logic, phân tích, kháiquát để trả lời và sau đó điền thông tin kiến thức vào từng nhánh Ví dụ, với từ

khóa Hoàn cảnh xem voi, GV đặt câu hỏi: năm ông thầy bói xem voi trong

Ngày đăng: 10/08/2017, 16:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w