1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc tính của chiết xuất curcumin từ củ nghệ vàng curcuma longa l và khả năng ứng dụng chăm sóc da

48 764 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

36 Bảng 3.6: Hoạt tính chống oxy của dịch chiết từ các mẫu bột nghệ nguyên liệu trong điều kiện sấy khác nhau .... 36 Bảng 3.7: Hoạt tính chống oxy hoá của dịch chiết từ các mẫu bột nghệ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Nha Trang –7/ 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TS PHAN VĨNH THỊNH

Nha Trang –7/ 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu tại trường và các phòng thí nghiệm, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Khoa CNTP để thực hiện đề tài này Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:

- Quý thầy cô, cán bộ trường Đại học Nha Trang đã dạy bảo trong suốt khoá học

- Lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn, thầy Phan Vĩnh Thịnh đã giúp đỡ, hướng dẫn trong thời gian làm đồ án

- Gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian qua

Nha Trang, ngày 5 tháng 7 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Hồ Thị Minh Trang

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1.Tổng quan về curcuminoids 3

1.1.1.Đặc điểm và sự phân bố của cây nghệ 3

1.1.1.1.Đặc điểm cây nghệ 3

1.1.1.2.Sự phân bố của cây nghệ 4

1.1.2.Thành phần hoá học trong thân rễ của cây nghệ 4

1.1.3.Cấu trúc của curcuminoids 4

1.2.Tính chất hoá lý của curcuminoids 7

1.2.1.Tính chất vật lý 7

1.2.2.Tính chất hoá học 7

1.2.3.Hoạt tính sinh học của curcuminoids 11

1.3.Đặc tính của các hợp chất curcuminoids từ củ nghệ vàng 13

1.4.Ứng dụng của curcuminoids trong các sản phẩm mỹ phẩm 19

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1.Đối tượng nghiên cứu, hoá chất và dụng cụ 20

2.1.1.Đối tượng nghiên cứu 20

2.1.2.Hoá chất 20

Trang 5

2.1.3.Dụng cụ - thiết bị 20

2.2.Phương pháp nghiên cứu 25

2.2.1.Phương pháp đo phổ 25

2.2.2.Phương pháp phân lập curcumin 25

2.2.2.1.Kết tinh lại các curcuminoids 25

2.2.2.2.Phương pháp sắc ký bản mỏng (TLC) 26

2.2.2.3.Phương pháp sắc ký cột 27

2.2.2.4.Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) 27

2.2.3.Xác định hàm lượng polyphenol tổng số 28

2.2.4.Hoạt tính chống oxy hoá 28

2.2.5.Xác định khả năng khử 28

2.2.6.Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm 29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

3.1.Phổ UV-Vis 30

3.2.Phân lập curcumin 31

3.2.1.Phương pháp sắc ký bản mỏng TLC 31

3.2.2.Kết tinh curcumin bằng dung môi 32

3.2.4.Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) 33

3.3.Hàm lượng polyphenol tổng số 35

3.4.Hoạt tính chống oxy hoá 36

3.5.Khả năng khử của các dịch chiết curcuminoids từ củ nghệ 38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Cấu trúc các thành phần của curcuminoids 5

Bảng 1.2: Phương pháp đánh giá đặc tính của hợp chất curcuminoids 14

Bảng 2.1: Tính chất của một số dung môi hữu cơ 24

Bảng 3.1: Rf của các curcuminoids trong các pha động của sắc ký bản mỏng 31

Bảng 3.3: Hàm lượng polyphenol tổng số của dịch chiết từ các mẫu bột nghệ nguyên liệu trong điều kiện sấy khác nhau 35

Bảng 3.4: Hàm lượng polyphenol tổng số của dịch chiết từ các mẫu bột nghệ nguyên liệu được xử lý với các nồng độ enzyme khác nhau 35

Bảng 3.5: Hàm lượng polyphenol tổng số của dịch chiết từ các mẫu bột nghệ nguyên liệu được xử lý với thời gian lắc khác nhau 36

Bảng 3.6: Hoạt tính chống oxy của dịch chiết từ các mẫu bột nghệ nguyên liệu trong điều kiện sấy khác nhau 36

Bảng 3.7: Hoạt tính chống oxy hoá của dịch chiết từ các mẫu bột nghệ nguyên liệu được xử lý với các nồng độ enzyme khác nhau 37

Bảng 3.8: Hoạt tính chống oxy hoá của dịch chiết từ các mẫu bột nghệ nguyên liệu được xử lý với thời gian lắc khác nhau 37

Bảng 3.9: Khả năng khử sắt (III) của dịch chiết từ các mẫu bột nghệ nguyên liệu trong điều kiện sấy khác nhau 38

Bảng 3.10: Khả năng khử sắt (III) của dịch chiết từ các mẫu bột nghệ nguyên liệu được xử lý với các nồng độ enzyme khác nhau 38

Bảng 3.11: Khả năng khử sắt (III) của dịch chiết từ các mẫu bột nghệ nguyên liệu được xử lý với thời gian lắc khác nhau 39

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cây nghệ vàng Curcuma longa L 3

Hình 1.2: Công thức hóa học chung của curcuminoids 5

Hình 1.3: Đồng phân cis – trans curcumin 5

Hình 1.4: Các đồng phân enol − ceton của curcumin 6

Hình 1.5: Quá trình tautomer hóa của các hợp chất curcuminoids 6

Hình 1.6: Sự phân hủy của curcumin dưới tác dụng của ánh sáng 8

Hình 1.7: Giai đoạn 1 của quá trình phân huỷ curcumin trong môi trường kiềm 8

Hình 1.8: Giai đoạn 2 của quá trình phân hủy curcumin trong môi trường kiềm 9

Hình 1.9: Phản ứng cộng H2 10

Hình 1.10: Phản ứng tạo phức với kim loại 11

Hình 1.11: Công thức cấu tạo của curcumin 11

Hình 3.1: Phổ UV-Vis của curcumin trong các dung môi khác nhau 30

Hình 3.2: Kết quả TLC của dịch chiết curcuminoids với các hệ dung môi 31

Hình 3.3: TLC của mẫu chuẩn curcumin (trái) và mẫu dịch chiết (phải) trong điều kiện tối ưu 32

Hình 3.4: Sắc ký đồ HPLC của dung dịch curcumin 34

Hình 3.5: Sắc ký đồ HPLC của mẫu dịch chiết từ củ nghệ vàng 34

Trang 9

MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống vật chất và tinh thần, nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng được quan tâm Xu hướng của người tiêu dùng là yêu thích và chọn lựa các sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, do khả năng trị liệu tốt và không độc hại đối với con người Trong rất nhiều loại thảo dược

có tác dụng tốt cho da, nghệ vẫn là loại có tiêu chuẩn vàng giúp cho làn da mịn màng và tươi trẻ

Từ lâu con người đã biết sử dụng nghệ như là một loại gia vị, thuốc gia truyền chữa được nhiều bệnh Ngày nay, nghệ được ứng dụng rộng rãi hơn trong các lĩnh vực như mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm Những nghiên cứu mới nhất cho thấy các curcuminods, đặc biệt curcumin trong thành phần củ nghệ, có nhiều hoạt tính sinh học quan trọng như: ức chế các tế bào ung thư, chống oxi hóa, chống viêm khớp, chống thoái hóa, chống thiếu máu cục bộ và kháng viêm Sản phẩm mỹ phẩm có bổ sung hoạt chất curcuminoids đã xuất hiện trên thị trường, chủ yếu là các loại kem trị mụn, làm lành vết thương và liền sẹo

Ở Việt Nam, nguồn nguyên liệu nghệ vàng khá phong phú, phân bố ở nhiều tỉnh thành như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Dương… Tuy trữ lượng nghệ rất dồi dào nhưng việc nghiên cứu hoạt tính sinh học và các ứng dụng của curcumin vẫn còn hạn chế Do đó, tôi chọn đề tài

“Đặc tính của curcumin thu nhận từ củ nghệ vàng Curcuma longa L và khả

năng ứng dụng chăm sóc da” cho đồ án tốt nghiệp

Nội dung nghiên cứu:

- Xác định hàm lượng polyphenol tổng số trong dịch chiết curcuminoids;

- Xác định khả năng chống oxy của các dịch chiết;

- Tối ưu hoá các điều kiện của sắc ký bản mỏng TLC bằng phương pháp thực nghiệm;

- Phân lập curcumin bằng sắc ký bản mỏng, sắc ký cột và HPLC

Đối tượng nghiên cứu: Củ nghệ vàng (Curcuma longa L.) có nguồn gốc ở

Đăk Lăk

Trang 10

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

 Ý nghĩa khoa học của đề tài:

- Xác định hàm lượng polyphenol tổng số, hoạt chất chống oxy hoá và khả năng khử của chiết xuất curcumin thu nhận từ củ nghệ vàng

- Phân lập curcumin bằng sắc ký bản mỏng, sắc ký cột và HPLC

 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

- Khả năng ứng dụng trong các sản phẩm chăm sóc da

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về curcuminoids

1.1.1 Đặc điểm và sự phân bố của cây nghệ

1.1.1.1 Đặc điểm cây nghệ

Nghệ còn gọi là nghệ vàng, uất kim, khương hoàng, khinh lương (Tày)

Nghệ là cây thảo mộc sống lâu năm, có tên khoa học là Curcuma longa L., thuộc họ

gừng Cao khoảng 0,60 đến 01 mét Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm do có chứa chất màu curcumin Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45cm, rộng tới 18cm, lá khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá non hẹp hơn, màu hơi tím nhạt Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy [1] Củ nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm chứa tinh dầu (3-5%) màu vàng nhạt, thơm, ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat và chất béo Toàn bộ phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông ở các tỉnh phía Bắc và mùa khô ở các tỉnh phía Nam [2] Cây mọc lại vào giữa mùa xuân, có hoa sau khi

đã ra lá Hoa mọc trên những thân của những chồi năm trước Những thân đã ra hoa thì năm sau không mọc lại nữa và phần thân rễ của chúng trở thành những "củ cái" già, sau 1 – 2 năm bị thối, cho những nhánh non nảy chồi thành các cá thể mới [3]

Hình 1.1: Cây nghệ vàng Curcuma longa L

Trang 12

1.1.1.2 Sự phân bố của cây nghệ

Nghệ có nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ, ở đây nó được trồng ở vùng đồng bằng và trên các đảo Người Ấn dùng một loại tinh chất từ nghệ để rửa mắt trong việc chữa viêm kết mạc Từ thời xa xưa, cây nghệ đã được trồng ở nhiều nơi về sau trở nên hoang dại, trước hết là ở Trung Quốc Ngày nay, nghệ là một cây trồng quen thuộc ở khắp các nước vùng nhiệt đới, từ Nam Á đến Đông Nam Á và Đông Á [4] , [5]

Ở Việt Nam, nghệ có trữ lượng khá dồi dào và được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng đồng bằng ven biển đến vùng núi cao trên 1500m Ở một số nơi thuộc huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Lâm Đồng, Mèo Vạc (Hà Giang), Sìn Hồ, Phong Thổ (Lai Châu)… Bên cạnh nguồn cung cấp do trồng trong nhân dân, ở một số địa phương phía bắc, nghệ mọc hoang dại ước tính trữ lượng đến 1000 tấn [6]

1.1.2 Thành phần hoá học trong thân rễ của cây nghệ

Thành phần hóa học chính quan trọng nhất của thân rễ nghệ là curcuminoids (6%), là thành phần tạo màu vàng cho nghệ, trong đó lượng curcumin chiếm khoảng 70-80% khối lượng Trong thân rễ nghệ còn chứa tinh dầu (2-7%) với các thành phần chính là artumeron, zingberen, borneol [2], [7], [8]

Ngoài ra còn có những thành phần với hàm lượng thấp hơn như demethoxycurcumin, bisdemethoxycurcumin, dihydrocurcumin, phytosterol, các acid béo và polysaccharid [2]

1.1.3 Cấu trúc của curcuminoids

Curcuminoids là nhóm chất màu chiết xuất từ thân rễ cây nghệ vàng

(Curcuma longa L.) Curcuminoids gồm curcumin, demethoxycurcumin,

bisdemethoxycurcumin Chúng là những hợp chất polyphenol, hầu hết các dẫn xuất đều khác nhau nhóm thế trên gốc phenyl [9] Lượng curcumin trong bột nghệ khoảng 3-6% Hỗn hợp curcuminoids khoảng 77% curcumin (C), 17% demethoxycurcumin (DMC), 3% bisdemethoxycurcumin (BDMC) [8]

Trang 13

Hình 1.2: Công thức hóa học chung của curcuminoids

Bảng 1.1: Cấu trúc các thành phần của curcuminoids [10]

một số đồng phân hình học của chúng, như đồng phân cis – trans curcumin

Hình 1.3: Đồng phân cis – trans curcumin

H

2-OH OCH3

H3CO

OH

Trang 14

Curcuminoids là những β-diceton tồn tại ở dạng đồng phân tautomer: cis –

diceton hoặc trans – dixeton và dạng enol (cis – enol) Trong dung dịch, các hợp

chất β-diceton như vậy tồn tại dưới dạng hỗn hợp ceton và enol do quá trình

tautomer hóa [11] Trong cấu trúc của enol có liên kết hydro [12]

Enol

O

C

H3O

O H

Hình 1.4: Các đồng phân enol − ceton của curcumin

Hình 1.5: Quá trình tautomer hóa của các hợp chất curcuminoids

Các phân tử curcuminoids chứa hệ thống liên hợp mở rộng với các vòng

phenyl nằm cuối mạch (trong cấu dạng enol) Ngoài ra, curcuminoids còn chứa các

nhóm carbonyl, methoxy và hydroxyl, góp phần tạo nên hoạt tính sinh học đa dạng

của curcuminoids Với những đặc điểm cấu trúc trên, curcuminoids là những

polyphenol được xếp vào các hợp chất kháng oxy hóa dạng phenolic [13]

O H

R1

O OH

OH

R2

Trang 15

1.2 Tính chất hoá lý của curcuminoids

1.2.1 Tính chất vật lý

Là dạng bột màu vàng cam huỳnh quang, không mùi, bền với nhiệt độ, không bền với ánh sáng Khi ở dạng dung dịch curcumin dễ bị phân hủy bởi ánh sáng và nhiệt độ, tan trong chất béo, ethanol, methanol, diclomethane, acetone và hầu như không tan trong nước ở môi trường acid hay trung tính (độ tan <10 mg ở

250C) Tan trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu đỏ máu rồi ngã tím, tan trong môi trường acid có màu đỏ tươi [11]

Các thông số lý tính đặc trưng của curcumin [10]:

Curcumin có thể bị vòng hóa trong điều kiện không có mặt của oxy

- Phân hủy trong môi trường kiềm

Tonnesen và Karlsen (1985) đã nghiên cứu quá trình kiềm phân hủy của curcumin, sản phẩm của quá trình phân hủy trong khoảng pH từ 7 đến 10 được xác định bằng HPLC Sản phẩm của quá trình phân hủy là acid ferulic và feruloylmetan (Hình 1.7)

Trang 16

-H OCH3

O H

condensation product ferulic acidferuloyl methane

Hình 1.7: Giai đoạn 1 của quá trình phân huỷ curcumin trong môi trường kiềm

Trang 17

Sau đó feruroyl metan tiếp tục bị phân hủy thành vanilin và acetone Acid ferulic

bị phân hủy thành vinylguaialcol và CO2 [14]

c) Phản ứng của nhóm hydroxyl trên vòng benzen

Các cặp electron chưa liên kết của oxy nhóm hydroxyl liên hợp mạnh với vòng benzen làm cho nguyên tử hydro của nhóm hydroxyl trở nên linh động hơn Điều này giải thích tính acid và khả năng phản ứng với các gốc tự do của curcumin Ngoài ra, phản ứng với các gốc tự do còn liên quan đến sự chuyển nguyên tử hydro của nhóm methylen ở carbon giữa mạch, làm giảm hay mất hoạt tính của các gốc này Hai hướng phản ứng này góp phần giải thích tính chống oxy hóa mạnh của curcuminoids khi ứng dụng nó trong ngành dược

Trang 18

Cu2+, Ga3+,… Curcuminoids có khả năng cho đi một hay nhiều cặp electron tự do trên các nguyên tử oxy của cấu trúc xeton – enol và chất nhận là các ion kim loại với lớp vỏ electron còn trống [13] Do vậy, liên kết cộng hóa trị giữa curcuminoids

và kim loại được hình thành Sự liên kết này làm thay đổi năng lượng trường tinh thể của ion kim loại, làm thay đổi sự phân bố electron trong phân tử Kết quả là phức của kim loại và curcuminoids sẽ có nhiều màu sắc khác nhau

Trang 19

Hình 1.10: Phản ứng tạo phức với kim loại

1.2.3 Hoạt tính sinh học của curcuminoids

Hoạt tính sinh học chủ yếu của curcuminoids là chống oxy hoá, kháng khuẩn, kháng virus và kháng một số tế bào ung thư [3] Nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm ở các nước trên thế giới đã khẳng định từ lâu rằng hoạt chất curcumin có tác dụng huỷ diệt tế bào ung thư vào loại mạnh Tại Mỹ, Đài Loan, người ta đã tiến hành thử lâm sàng dùng curcumin điều trị ung thư và kết luận rằng curcumin có thể kìm hãm

sự phát tác của tế bào ung thư da, dạ dày, ruột, vòm họng, dạ con, bàng quang Curcumin còn là chất bổ cho dạ dày, ruột, gan, mật, lọc máu, làm sạch máu, điều trị vết thương, chống viêm khớp, dị ứng, nấm, chống vi khuẩn [9]

Curcumin có giá trị hoạt tính sinh học cao là do trong công thức cấu tạo của curcumin có các nhóm hoạt tính sau :

C H

CH

OCH3OH

Hình 1.11: Công thức cấu tạo của curcumin

Trang 20

- Nhóm parahydroxyl: Hoạt tính chống oxi hoá

- Nhóm ceton: Kháng viêm, kháng ung thư, chống đột biến tế bào

- Nhóm liên kết đôi: Kháng viêm, kháng ung thư, chống đột biến tế bào

a) Hoạt tính chống oxy hóa

Trong cơ thể luôn tồn tại những hợp chất có khả năng loại bỏ các dạng oxy hoạt động trên, và được gọi là các chất kháng oxy hóa Tiêu biểu là enzym superoxid dismutase (SOD), glutathion (GSH), enzym glutathion peroxydas (GSH – Px), enzym catalas và những phân tử nhỏ như tocopherol, ascobat…

Trong cơ thể luôn tồn tại sự cân bằng giữa các dạng oxy hoạt động và các dạng kháng oxy hóa Đó là trạng thái cơ bản của cân bằng nội môi Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài hay bên trong cơ thể, làm cho cân bằng này

di chuyển theo hướng gia tăng các dạng oxy hoạt động Trạng thái sinh lý này được gọi là stress oxy hóa Oxy kết hợp với mô, oxy hóa thành phần tế bào và các phân tử sinh học Khi bị stress oxy hóa, các gốc tự do tạo thành có khả năng phản ứng rất cao với các hợp chất sinh học sẽ gây tổn thương mô [9]

Curcuminoids là hợp chất tự nhiên tách từ cây nghệ vàng, có tính chất kháng oxy hóa khá cao, ngăn cản sự tạo thành các gốc tự do như superoxid, hydroxyl…

Cơ chế quá trình chống oxy hóa của curcuminoids là ngăn cản sự peroxid hóa các lipid trong cơ thể [15]

Phản ứng peroxid hóa lipid là phản ứng dây chuyền và xảy ra theo cơ chế gốc tự do, gồm các bước sau:

Giai đoạn khơi mào: Dưới tác dụng của các gốc tự do, nguyên tử hydro bị tách ra khỏi các acid béo chưa bão hòa (lipid)

Trang 21

+ -SH -SOOH + -S

Quá trình tiếp diễn dẫn đến sự tích lũy các peroxid béo trong màng tế bào, làm màng tế bào không ổn định và cho phép sự xâm nhập của các ion có hại Gốc tự

do peroxyl tấn công các ion cũng như các protein màng tế bào

b) Hoạt tính kháng ung thư

Ung thư là một căn bệnh nan y từ trước đến nay Yêu cầu của thuốc trị ung thư là ức chế sự phát triển các tế bào ung thư nhằm chặn đứng sự phát triển và di căn của ung thư Tuy nhiên nhược điểm chung của đại đa số các thuốc trị ung thư hiện nay là không có sự chọn lọc cao, đều dễ bị lờn thuốc và hệ số an toàn giảm dần theo thời gian sử dụng, ngoài ra chúng có thể gây độc cho các tế bào lành và gây ra các tác dụng phụ như: rụng tóc, buồn nôn Vì vậy việc tìm ra một hoạt chất có tác dụng chống ung thư nguồn gốc từ tự nhiên và tăng hoạt tính của các hoạt chất đó đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu

Curcumin là chất hủy diệt tế bào ung thư vào loại mạnh nhất theo cơ chế tự hủy diệt từng phần các tế bào ác tính Có tác dụng kìm hãm tế bào ung thư ở cả ba giai đoạn khởi phát, tiến triển và giai đoạn cuối Kết quả là các tế bào ung thư bị vô hiệu hóa nhưng không gây ảnh hưởng đến tế bào lành tính, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư mới [15]

Ngoài ra curcumin còn có tác dụng loại bỏ các men gây ung thư, bắt các gốc

tự do gây ung thư Bởi vậy, curcumin có thể giúp cơ thể vừa phòng ngừa vừa chống ung thư một cách hiệu quả

1.3 Đặc tính của các hợp chất curcuminoids từ củ nghệ vàng

Các đặc tính như: khả năng chống oxy hoá, khả năng khử, tổng hàm lượng các hợp chất phenol của các chiết xuất từ củ nghệ đã được đánh giá trong các nghiên cứu trong và ngoài nước (bảng 1.2)

Trang 22

Bảng 1.2: Phương pháp đánh giá đặc tính của hợp chất curcuminoids

Đặc tính Phương pháp đánh giá Kết quả Tài liệu

tham khảo Khả năng

chống oxy

hoá

1.Phương pháp của Prieto, Pineda,

và Aguilar (1999): Dịch chiết curcuminoids thể tích 0,1ml được cho vào ống nghiệm chứa 1.0ml dung dịch (gồm 0,6M H2SO4, 28mM

Na2HPO4, 4mM (NH4)6Mo7O24.4H2O) Methanol (thể tích 0,1 ml) được sử dụng làm mẫu trắng Các ống nghiệm được phản ứng trong bể ổn nhiệt ở 950C trong

90 phút Độ hấp thụ của các mẫu được đo ở bước sóng 695nm

2 Khả năng chống oxy hoá của dịch chiết từ củ nghệ gồm C, DMC và BDMC được xác định bằng phương pháp acid linoleic peroxidation Các nhũ tương acid linoleic được khuếch tán trong tween-40

Curcuminoids được hoà tan trong MeOH và 0,5ml dung dịch trong MeOH được lấy vào các ống nghiệm khác nhau (tương đương với

100ppm), sau đó trộn với 2,5ml nhũ tương của acid linoleic, 2,5ml dung dịch phosphate (0,2M, pH = 7,0) và phản ứng ở 370C trong 168 giờ Sau

Khả năng chống oxy hoá của Curcumin, DMC, BDMC tương ứng là 3099±66, 2833±25 và 2677±301 µmol/g AA

2 Khả năng chống oxy hoá của Curcumin, DMC, BDMC lần lượt là 81,98%, 81,77%, 73% ở

120 giờ

3 Hoạt động chống oxy hóa mạnh nhất (EC 50 value = 8,04±3,77mg/

ml), đó là gần acid ascorbic (7,05 ± 1,05mg/ml)

[14]

[15]

Trang 23

Đặc tính Phương pháp đánh giá Kết quả Tài liệu

tham khảo

mỗi khoảng thời gian 24 giờ, lấy 0,1ml dung dịch từ hỗn hợp phản ứng và trộn với 5,0ml 75% etanol, 0,1ml 30% NH4SCN và 0,1ml 20mM FeCl2 trong HCl 3,5%, để ở nhiệt độ phòng trong 3 phút Độ hấp thụ được đo ở 500nm

3 Hoạt tính chống oxy hoá được thực hiện bởi phương pháp của Blois (1958) có sự sửa đổi Mẫu thể tích 0,5ml được trộn với 3,0ml 0,1mM 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH, trong EtOH 95%) và để ở nhiệt độ phòng trong 20 phút Độ hấp thụ (A) được đo tại 517nnm

4 Hoạt tính chống oxy hoá được tiến hành theo phương pháp của Branf-

William et al với sự thay đổi Các

nồng độ chiết xuất 40µg/ml, 80 µg/ml, 120 µg/ml, 160 µg/ml và 200 µg/ml Dung dịch mẫu thể tích 0.5ml được trộn với 3,0ml 0,1mM 1,1-Diphenyl-2-2picrylhydrazyl (DPPH, trong EtOH 95%) và để ở nhiệt độ phòng trong 30 phút

4 Cho thấy hàm lượng curcumin

trong C.longa

cao nhất 8,22 (mg/100mg)

Tổng các

hợp chất

1.Xác định bằng phương pháp thử folin-ciocalteu 1ml (10mg/ml) dịch

1.hàm lượng phenolic 11,24

[18]

[15]

Trang 24

Đặc tính Phương pháp đánh giá Kết quả Tài liệu

tham khảo polyphenol chiết được trộn với thuốc thử folin

0,5ml, pha loãng với 7ml nước cất

Giữ yên trong khoảng 3 phút ở 250C trước khi thêm 0,2ml Na2CO3 bão hoà Hỗn hợp để yên trong bóng tối

120 phút và độ hấp thụ được đo ở 725nm Acid gallic được sử dụng làm chất chuẩn

2 Lượng phenolics trong chiết xuất được xác định bằng chất thử Folin-Ciocalteu Axit Gallic được sử dụng như một chất chuẩn và tổng

phenolics được thực hiện dưới dạng mg/gGAE 1ml dung dịch chuẩn nồng độ 0,01, 0,02, 0,03, 0,04 và 0,05 mg/ml gallic acid đã được điều chế bằng methanol Nồng độ 0,1 và 1mg/ml chiết xuất thực vật cũng được điều chế bằng methanol và 0,5ml mỗi mẫu được đưa vào ống nghiệm và trộn với 2,5ml dung dịch pha loãng Folin Ciocalteu 10 lần và 2ml 7,5% Na2CO3 Phản ứng trong

30 phút ở nhiệt độ phòng, độ hấp thụ được đo ở 760nm

mgGAE/g

2 Nồng độ tổng số phenol

là 285mg/g

3 Nồng độ tổng số phenol trong khoảng 260±0,25 mgGAE/g

[19]

[18]

Ngày đăng: 29/09/2017, 20:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Dương T.H. và Ly H.D. (2011). Chiết xuất curcumin từ củ nghệ vàng (Rhizoma curcumae longae) và xây dựng bộ dữ liệu chuẩn của curcumin để thiết lập chất chuẩn chiết từ dược liệu. Tạp Chí Dược Học, 51(8), 26–29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Dược Học
Tác giả: Dương T.H. và Ly H.D
Năm: 2011
3. Govindarajan V.S. và Stahl W.H. (1980). Turmeric — chemistry, technology, and quality. C R C Crit Rev Food Sci Nutr, 12(3), 199–301 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C R C Crit Rev Food Sci Nutr
Tác giả: Govindarajan V.S. và Stahl W.H
Năm: 1980
4. Goel A., Kunnumakkara A.B., và Aggarwal B.B. (2008). Curcumin as “Curecumin”: From kitchen to clinic. Biochem Pharmacol, 75(4), 787–809 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Curecumin”: From kitchen to clinic. "Biochem Pharmacol
Tác giả: Goel A., Kunnumakkara A.B., và Aggarwal B.B
Năm: 2008
5. Prasad S. và Aggarwal B.B. (2011), Turmeric, the Golden Spice, CRC Press/Taylor &amp; Francis Sách, tạp chí
Tiêu đề: Turmeric, the Golden Spice
Tác giả: Prasad S. và Aggarwal B.B
Năm: 2011
7. Chattopadhyay I., Biswas K., Bandyopadhyay U. và cộng sự. (2004). Turmeric and curcumin: biological actions and medicinal applications. Curr Sci, 87(1), 44–53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Curr Sci
Tác giả: Chattopadhyay I., Biswas K., Bandyopadhyay U. và cộng sự
Năm: 2004
8. Li S. (2011). Chemical Composition and Product Quality Control of Turmeric (Curcuma longa L.). Pharm Crops, 5(1), 28–54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pharm Crops
Tác giả: Li S
Năm: 2011
9. Maheshwari R.K., Singh A.K., Gaddipati J. và cộng sự. (2006). Multiple biological activities of curcumin: A short review. Life Sci, 78(18), 2081–2087 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Life Sci
Tác giả: Maheshwari R.K., Singh A.K., Gaddipati J. và cộng sự
Năm: 2006
10. Pushpakumari K.N., Varghese N., và Kottol K. (2014). PURIFICATION AND SEPERATION OF INDIVIDUAL CURCUMINOIDS FROM SPENTTURMERIC OLEORESIN, A BY-PRODUCT FROM CURCUMIN PRODUCTION INDUSTRY. Int J Pharm Sci Res, 5(8), 3246 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int J Pharm Sci Res
Tác giả: Pushpakumari K.N., Varghese N., và Kottol K
Năm: 2014
12. Araújo C. a. C. và Leon L.L. (2001). Biological activities of Curcuma longa L. Mem Inst Oswaldo Cruz, 96(5), 723–728 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mem Inst Oswaldo Cruz
Tác giả: Araújo C. a. C. và Leon L.L
Năm: 2001
13. Priyadarsini K.I. (2014). The Chemistry of Curcumin: From Extraction to Therapeutic Agent. Molecules, 19(12), 20091–20112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Molecules
Tác giả: Priyadarsini K.I
Năm: 2014
14. Bagchi A. (2012). Extraction of Curcumin. IOSR J Environ Sci Toxicol Food Technol, 1(3), 01-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: IOSR J Environ Sci Toxicol Food Technol
Tác giả: Bagchi A
Năm: 2012
15. Gupta A., Mahajan S., và Sharma R. (2015). Evaluation of antimicrobial activity of Curcuma longa rhizome extract against Staphylococcus aureus. Biotechnol Rep, 6, 51–55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biotechnol Rep
Tác giả: Gupta A., Mahajan S., và Sharma R
Năm: 2015
16. Jayaprakasha G.K., Jaganmohan Rao L., và Sakariah K.K. (2006). Antioxidant activities of curcumin, demethoxycurcumin and bisdemethoxycurcumin. Food Chem, 98(4), 720–724 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Food Chem
Tác giả: Jayaprakasha G.K., Jaganmohan Rao L., và Sakariah K.K
Năm: 2006
17. Nahak G. và Sahu R.K. (2011). Evaluation Of Antioxidant Activity In Ethanolic Extracts Of Five Curcuma Species. Int Res J Pharm, 1(2), 243–248 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int Res J Pharm
Tác giả: Nahak G. và Sahu R.K
Năm: 2011
18. Himesh S., Sharan P.S., Mishra K và cộng sự. (2011). Qualitative and quantitative profile of curcumin from ethanolic extract of Curcuma longa. Int Res J Pharm, 2(4), 180–184 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int Res J Pharm
Tác giả: Himesh S., Sharan P.S., Mishra K và cộng sự
Năm: 2011
19. Naidu M.M., Shyamala B.N., Manjunatha J.R. và cộng sự. (2009). Simple HPLC method for resolution of curcuminoids with antioxidant potential. J Food Sci, 74(4), C312-318 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Food Sci
Tác giả: Naidu M.M., Shyamala B.N., Manjunatha J.R. và cộng sự
Năm: 2009
20. Jayaprakasha G.K., Nagana Gowda G.A., Marquez S. và cộng sự. (2013). Rapid separation and quantitation of curcuminoids combining pseudo two-dimensional liquid flash chromatography and NMR spectroscopy. J Chromatogr B Analyt Technol Biomed Life Sci, 937, 25–32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Chromatogr B Analyt Technol Biomed Life Sci
Tác giả: Jayaprakasha G.K., Nagana Gowda G.A., Marquez S. và cộng sự
Năm: 2013
21. Zhu Q.Y., Hackman R.M., Ensunsa J.L. và cộng sự. (2002). Antioxidative Activities of Oolong Tea. J Agric Food Chem, 50(23), 6929–6934 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Agric Food Chem
Tác giả: Zhu Q.Y., Hackman R.M., Ensunsa J.L. và cộng sự
Năm: 2002
22. Ruby A.J., Kuttan G., Babu K.D. và cộng sự. (1995). Anti-tumour and antioxidant activity of natural curcuminoids. Cancer Lett, 94(1), 79–83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cancer Lett
Tác giả: Ruby A.J., Kuttan G., Babu K.D. và cộng sự
Năm: 1995
23. Binic I., Lazarevic V., Ljubenovic M. và cộng sự. (2013). Skin Ageing: Natural Weapons and Strategies. Evid Based Complement Alternat Med, 2013, e827248 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evid Based Complement Alternat Med
Tác giả: Binic I., Lazarevic V., Ljubenovic M. và cộng sự
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w