Nhà nước sử dụng các công cụ quản lí vào quản lí môi trường nước đô thị.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở ĐÔ THỊ (Trang 34 - 37)

trường nước đô thị.

1.1 Sử dụng công cụ pháp lý vào quản lí môi trường nước đô thị:

Sử dụng công cụ pháp lí cụ thể bằng các biện pháp sau:

Thứ nhất, giảm thất thoát việc cấp nước sạch ở các khu đô thị, từ nay cho đến năm 2010 cần tập trung nâng cấp hệ thống thoát nước cho các thành phố lớn theo hướng hiện đại hoá.

Thứ hai, xem xét việc gia tăng giá nước sạch để bù đắp chi phí, và với mức giá nước cao như thế nhà cung cấp nước phải bảo đảm nguồn nước đầy đủ, đạt tiêu chuẩn.

Thứ ba, đảm bảo đến năm 2010: 100% dân số đô thị được cấp nước sạch.

Thứ tư, xử lí nghiêm các hành vi vi phạm về tiêu chuẩn nguồn nước thải. Đảm bảo chấm dứt hoàn toàn các cơ sở sản xuất, bệnh viện thải trực tiếp nước thải, chất rắn thải ra các sông hồ, kênh, mương.

Thứ năm, kiện toàn và nâng cao năng lực các cơ quan quản lí bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương, đào tạo cán bộ kiểm tra có phẩm chất và năng lực thực sự.

1.2. Sử dụng công cụ kĩ thuật trong quản lí môi trường nước đô thị

Các biện pháp cụ thể sử dụng công cụ kĩ thuật trong quản lí môi trường nước:

Bảo dưỡng, tu sửa các hệ thống thoát nước hiện có, nếu hệ thống không còn đáp ứng đủ khả năng thoát nước thì nên thay thế bằng những công nghệ mới hiện đại hơn vì mục đích sử dụng lâu dài.

Từng bước xây dựng các hệ thống thoát nước trong quy hoạch phát triển đô thị đủ khả năng thoát nước mưa đối với các trận mưa lớn

Kiểm tra thường xuyên và giám sát chặt chẽ việc xử lí nước thải của các cơ sơ sản xuất, các bệnh viện và các nguồn nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm. Công việc này chỉ có hiệu quả nếu như các cán bộ chuyên trách kiểm tra có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức tốt.

Tổ chức và tạo điều kiện di dời các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng ra vùng ngoại thành hoặc về nơi quy hoạch để có thể kiểm tra, giám sát và xử lí triệt để nguồn nước thải.

Xây dựng hệ thống công trình kiểm tra nguồn nước thải để đo nồng độ các chất độc hại trong nước và lượng nước thải để từ đó dùng các biện pháp xử lí thích hợp và có hiệu quả.

Xử lí triệt để các khu vực hồ ao, các sông, kênh, mương trong khu vực đô thị bị nhiễm bẩn do chất thải sinh hoạt và sản xuất: khơi thông, nạo vét các hệ thống kênh rạch thoát nước, loại bỏ bùn thải đưa về nơi chứa rác thích hợp.

Xây dựng các công trình xử lí nước thải hiện đại, xây dựng một cách tập trung và tiến hành xử lí thưòng xuyên và triệt để.

1.3. Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lí môi trường nước ở đô thị

Các biện pháp cụ thể sử dụng công cụ kinh tế trong quản lí môi trường nước :

Khuyến khích các tổ chức xử lí nguồn nước trước khi thải vào hệ thống nước thải chung bằng các biện pháp như: cho vay lãi suất thấp với những dự án đầu tư xử lí nước thải, khen thưởng với những tổ chức thực hiện tốt việc xử lí nước thải, trích tiền thưởng cuối năm…

Áp dụng phí xả thải và tính mức xả thải hợp lí với từng doanh nghiêp, cơ sở sản xuất dựa vào mức xả thải, loại hình, quy mô sản xuất hoặc là đối với nước thải sinh hoạt mà gây ô nhiễm nghiêm trọng cũng nên áp dụng phí xả thải, phí người sử dụng.

Việc tính phí người sử dụng nguồn nước cũng được áp dụng, phí tính dựa vào lượng nước sử dụng, phương pháp này vừa giúp tiết kiệm nguồn nước sạch, vừa thu được luôn phí xả thải bao gồm trong chi phí sử dụng nước( sử dụng cang nhiều lượng nước thì nước thải càng lớn và phí phải nộp cũng tăng theo).

Để góp phần làm tăng ý thức của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… trong công tác xử lí nước thải là dùng công cụ nhãn sinh thái, đây là công cụ còn mới với nước ta song nó ảnh hưởng gián tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, vì thế họ phải tìm cách thu hút khách hàng bằng các sản phẩm có dán nhãn sinh thải được nhà nước cấp. Nhà nước nên triển khai sử dụng công cụ này có hiệu quả, quản lí chặt chẽ và đúng tiêu chuẩn mới được dán nhãn sinh thái.

Nhà nước tổ chức thành lập Quỹ bảo vệ môi trường đô thị và hỗ trợ các trạm cấp nước, giải quyết úng ngập, xử lí nước thải trong các khu đô thị.

Thành lập các hệ thống đặt cọc hoàn trả, tổ chức kí quỹ môi trường… cũng được áp dụng nhưng nhìn chung còn chưa phổ biến.

1.4. Sử dụng công cụ giáo dục và truyền thông

Nâng cao nhận thức của người dân về việc không sử dụng lãng phí các nguồn nước, nhất là vào mùa khô.

Truyền thông cộng đồng: huy động sự tham gia của cộng đồng hay nói cách khác là xã hội hoá bảo vệ môi trường nước đô thị theo phương châm: nhà nước và nhân dân cùng làm chú trọng phát huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội .

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho tất cả các tầng lớp nhân dân, nhất là dân cư đô thị trên mọi phương tiện để họ nhận thức được việc bảo vệ và xử lí nguồn nước thải cùng với nhà nước là việc làm cần thiết, đồng thời phải khẳng định rõ việc quản lí môi trường nước đô thị là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân.

Bằng các biện pháp như thi đua, tổ chức các cuộc thi viết về sử dụng và xử lí nguồn nước ô nhiễm, hay hưởng ứng phong trào “ phụ nữ bảo vệ nguồn nước thải sinh hoạt’’, “ mùa hè xanh”…

Tiếp cận truyền thông qua những buổi biểu diễn lưu động, tổ chức hội diễn, các chiến dịch, các lễ hội, các ngày kỉ niệm… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở ĐÔ THỊ (Trang 34 - 37)