1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học môn GDCD lớp 6, lớp 7 (bản Doc)

22 2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 430 KB

Nội dung

PHẠM VI NGHIÊN CỨU, TRẢI NGHIỆM ĐỀ TÀI SKKN : Do thời gian tiếp cận, giảng dạy môn GDCD ở trường phổ thông không lâu so với các đồng nghiệp khác trong trường và được trường sắp xếp, tạ

Trang 1

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học môn giáo dục công dân lớp 6, lớp 7

NGUYỄN VĂN XIÊM(Trường THCS Hùng Vương) Giải B

A PHẦN MƠ ĐẦU:

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Ở bất kì một quốc gia nào, những đổi mới về giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng cũng đều bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh về mụctiêu giáo dục với mong muốn là các nhà trường đào tạo cho đất nước những con người mới có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực thực hiện tốt các nghĩa vụcủa người công dân trong từng giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước

Ở nước ta, việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân (GDCD) ở cấp trung học cơ sở (THCS) nói riêng cũng không ngoài mục đích đó đòi hỏi các cấp quản lí giáo dục và mỗi giáo viên phải nỗ lực thực hiện Nhưng vấn đề đặt ra là cách tổ chức thực hiện các yêu cầu đổi mới đó như thế nào để vừa có tính khả thi, vừa đảm bảo tính đúng đắn của một chủ trương trong điều kiện có được của mỗi nhà trường, mỗi địa phương và kết quả thu được đạt như mong muốn - nhất là đối với giáo viên, lực lượng có vaitrò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo trong các nhà trường thì phải đổi mới cách dạy, cách to chức học tập cho học sinh của mình như thế nào đểđạt được những yêu cầu và mục tiêu của đổi mới đặt ra?

Xuất phát từ quan điểm và những yêu cầu như vậy của việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở các môn học nói chung, môn GDCD ở cấp THCS nóiriêng thì bất cứ người giáo viên nào cũng đều có thể sử dụng những phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù của mỗi bộ môn như: trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, giảng thuyết, thảo luận nhóm, tổ chức ngoại khóa, thực hành… để chuyển tải đến các đối tượng học sinh những nội dung cơ bản của từng bài học trong sách giáo khoa (SGK) Tuy nhiên, việc chuyển tải đó có gây cho các đối tượng học sinh có được những hứng thú học tập cần thiết

Trang 2

hay không thì đây mới là vấn đề vô cùng quan trọng trong tiến trình thực hiệngiờ dạy của mình, vì theo lí luận dạy đã khẳng định:

- Hứng thú là nguồn lực vô tận của mọi cảm nhận của con người, nó kích thích tư duy và hành động của con người vươn tới sự tri giác các sự vật, hiện tượng có trong thế giới khách quan mà con người muốn lĩnh hội

- Hứng thú còn là cửa sổ, là lực hút của quá trình nhận thức và hình thành những tri thức mới ở con người

- Hứng thú chính là động lực thôi thúc và giúp con người luôn có những hưngphấn, năng động và sáng tạo để vươn tới những mục tiêu mới

Thật vậy, trong quá trình giảng dạy bộ môn này ở khối lớp 6, 7 tại trường THCS Hùng Vương - TP Long Xuyên và qua dự giờ, học tập kinh nghiệm từ các tiết thao giảng, chuyên đề của các đồng nghiệp trong tổ, ở cụm và hội đồng bộ môn … bản thân tôi lại càng thấy rõ và càng thấm thía hơn về yếu tố này và nó luôn thôi thúc tôi có những suy nghĩ, nghiên cứu và quyết tâm thực hiện nó Đó là lí do mà tôi mạnh dạn đăng kí nghiên cứu, trải nghiệm và đúc kết đề tài sáng kiến kinh nghiệm ( SKKN ) về: “ Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học môn GDCD ở khối lớp

- Nghiên cứu nắm vững chương trình, nội dung các bài dạy môn GDCD lớp 6,

7 và tích cực tìm hiểu thêm những vấn đề về đạo đức, pháp luật và xã hội

có liên quan đến kiến thức bài học trong thực tế

- Nghiêm túc thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánhgiá học sinh trong tiến trình soạn, giảng theo hướng dẫn và tập huấn của Sở đối với bộ môn

Trang 3

- Nghiên cứu tài liệu về tâm lí học lứa tuổi học sinh ở cấp THCS và kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm, biết về hoàn cảnh sống của gia đình, môi trường sinh hoạt… của những học sinh có dấu hiệu bất thường về đạo đức, lối sống và ý thức chấp hành trong lời nói, hành vi giao tiếp, ứng xử.

- Thực hiện đầu tư thiết kế và biên soạn nội dung các tiết dạy theo hướng gắn kết nội dung tiết dạy với những hoạt động để tạo cho các đối tượng học sinh có sự hưng phấn cần thiết và ham thích học tập

- Thường xuyên đúc rút kinh nghiệm sau từng tiết dạy để có những điều chỉnh, bổ sung hợp lí về hệ thống các câu hỏi, cách diễn đạt các nội dung và

kĩ năng, thao tác sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học … để tiết dạy sau đạt hiệu quả hơn

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU, TRẢI NGHIỆM ĐỀ TÀI SKKN :

Do thời gian tiếp cận, giảng dạy môn GDCD ở trường phổ thông không lâu so với các đồng nghiệp khác trong trường và được trường sắp xếp, tạo điều kiện cho tôi được giảng dạy liên tục môn học này ở 2 khối lớp 6 và 7 nên việc nghiên cứu, trải nghiệm đề tài SKKN của tôi cũng chỉ xoay quanh “ Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học môn GDCDlớp 6, 7 “ ở trường THCS Hùng Vương – TP.Long Xuyên từ đầu học kì II năm học 2008 – 2009 đến nay mà thôi

Trang 4

thực hiện những chuẩn mực, những qui định mà các em đã học ở mọi nơi, mọi lúc (gia đình, nhà trường và xã hội).

Nội dung của môn GDCD cấp THCS là được xây dựng dựa trên những căn cứ khoa học của các ngành và môn học khác như : Đạo đức học, Luật học, Luân lí học, Xã hội học, Giáo dục học … và dựa vào những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng - Nhà nước ta trong chiến lược chăm lo phát triển nhân tố con người Mặt khác, nội dung môn GDCD cấp THCS còn tích hợp giáo dục cho học sinh có những hiểu biết cần thiết về một

số vấn đề có tính thời sự, xã hội khác phù hợp với lứa tuổi các em như : Giáo dục về kĩ năng sống, về giữ gìn vệ sinh - bảo vệ môi trường, về thực hiện chính sách dân số - gia đình, về giới tính và sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên, về phòng chống HIV/AIDS … Song, dù thực hiện ở nội dung nào

đi nữa thì vấn đề xuyên suốt và có tính xâu chuỗi các nội dung giáo dục này lại với nhau là sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức học tập với thực tiễn cuộc sống theo những chuẩn mực đạo đức và pháp luật được mọi người quantâm thực hiện

Mục đích cuối cùng của việc dạy và học môn GDCD ở cấp THCS là làm thế nào để hướng các đối tượng học sinh có ý thức và hành vi luôn vươn tới những giá trị chân, thiện, mĩ của cuộc sống, có niềm tin và thói quen hành động theo những qui định, chuẩn mực đạo đức, pháp luật của một người công dân mới trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước

Để thực hiện được những yêu cầu, mục tiêu của việc đổi mới chương trình và nội dung trong dạy học môn GDCD cấp THCS nói chung, khối lớp 6, 7nói riêng thì vấn đề trước tiên được các cấp quản lí giáo dục quan tâm chỉ đạo

và tổ chức thực hiện là phải đổi mới có hiệu quả về phương pháp giảng dạy ở

bộ môn này nhằm đảm bảo cho các đối tượng học sinh lĩnh hội được đầy đủ những kiến thức, kĩ năng và có thái độ, tình cảm và lí tưởng hành động đúng đắn, trung thực trong việc thực hiện những chuẩn mực, những giá trị về đạo đức và pháp luật theo nội dung các kiến thức đã học, biết phân biệt được những hành vi, thái độ “ đúng – sai “, “ tốt – xấu “ trong từng lời nói, việc làm

… của bản thân và của những người xung quanh trong thực hiện những

Trang 5

chuẩn mục, qui định đó Từ đó, giúp các em có những điều chỉnh về cách ứng

xử của mình phù hợp với những quy định của pháp luật và những truyền thống, đạo lí của dân tộc

Song, việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở môn GDCD cấp THCS nói chung, ở khối lớp 6,7 nói riêng không phải là sự bỏ đi những nguyên tắc, phương pháp giáo dục truyền thống cơ bản của bộ môn mà là sự vận dụng

có chọn lọc, kế thừa và nâng lên những phương pháp dạy học này trong điềukiện xã hội và các phương tiện dạy học mới ngày nay thông qua lăng kính và các kĩ năng sư phạm của người thầy để giúp cho từng học sinh có những hứng thú, ham thích và say mê học tập một cách tích cực, tự giác và chủ động hơn Như Đai-ri ( nhà GD Liên Xô cũ ) đã nói : “Dạy học hay dạy bất cứcái gì thì điều trước tiên là đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cho được cái thông minh, cái cảm hứng ở người học, chứ đừng bắt trí nhớ của người học làm việc một cách máy móc, bắt nó ghi chép rồi trả lại” Như vậy, mục đích của việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở các môn học nói chung, môn GDCD nói riêng không gì khác hơn là tạo cho học sinh có những hứng thú họctập để từ đó các em mới thấy được sự cần thiết của việc học, biến quá trình lĩnh hội ( có sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên ) thành quá trình tự lĩnh hội ( sự tự vận động các tri giác và tâm lực của học sinh ) một cách thông minh và sáng tạo

2 Cơ sở thực tiễn:

Ở trường THCS Hùng Vương đa số học sinh là con em của nhân dân lao động nghèo, cha mẹ của các em phải bươn chãi để có miếng ăn hằng ngày Một bộ phận phụ huynh học sinh từ nơi khác đến hoặc đi làm thuê, mua bán xa, gia đình đổ vỡ, sống với ông bà … nơi ở của những em này thường không ổn định, thiếu được sự quan tâm kiểm tra, nhắc nhở của gia đình, … nên về đạo đức, lối sống, tình cảm và suy nghĩ của các em ít nhiều

đã bị những tiêu cực, lối sống thiếu lành mạnh tác động Từ đó, làm chomột bộ phận học sinh của trường luôn có những biểu hiện không đúng đắn

về động cơ, thái độ học tập; một số thói hư, tật xấu như : chửi thề, nói tục, dối trá với thầy cô, thô tục bạo hành với bạn bè … thường xảy ra trong giờhọc lẫn giờ chơi Mặt khác, do quan niệm của một số học sinh và phụ huynh vẫn còn coi GDCD là môn phụ, không ảnh hưởng gì đến việc thi cử sau

Trang 6

này nên cũng không quan tâm, động viên và cố gắng Mặc dù bản thân

và các giáo viên chủ nhiệm lớp có giải thích nhưng vẫn còn nhiều ý kiến chưa thật sự đồng tình, vì theo họ : nếu gọi là môn học quan trọng thì tại sao Nhà nước không đưa môn GDCD vào hệ thống các môn trong các kì thi tuyển ? Với cách suy nghĩ này không chỉ có ở những học sinh có cá tính về học tập mà ngay cả một số học sinh có học lực khá giỏi, đạo đức ngoan hiền trong những giờ học khác thì cũng thiếu tập trung trong giờ học môn GDCD, biểu hiện dễ thấy ở những em này là thường nói chuyện trong giờ học, không ghi chép bài, lơ là với lời giảng, câu hỏi của giáo viên Một số khác thường xuyên có thái độ bỏ ngoài tai ở những nội dung mang tính giáo dục về đạo đức và rèn luyện nhân cách, vì những học sinh này cho

đó là “chuyện cũ rích”, “chuyện dạy đời” nên cũng không cần chú ý

Bên cạnh những quan niệm động cơ, thái độ không đúng đắn trong một bộ phận học sinh về học tập bộ môn như đã vừa nêu thì trong giảng dạy

do nhiều yếu tố khác nhau, bản thân cũng như một số giáo viên cùng giảng dạy bộ môn đôi khi cũng chưa thật sự tạo được sự hứng thú học tập cần thiết cho học sinh trong từng giờ dạy Sự rập khuôn, sơ cứng trong áp dụng các phương pháp dạy học đã tạo cho học sinh về lối mòn suy nghĩ và lĩnh hội, các tình huống thực tế, các tục ngữ ca dao, các tranh ảnh … minh họa thiếu được người giáo viên “ thổi hồn “ để tạo ra những hấp dẫn từ những phương tiện dạy học này

Từ thực trạng dạy và học ở môn GDCD nói chung, khối lớp 6, 7 nói riêng như đã nêu trên, bản thân tôi đôi lúc cũng thấy bị “ sốc “ - nhất là khi mới về trường Nhưng do xác định đúng đắn trách nhiệm của một giáo viên dạy môn GDCD : một môn học có chức năng giáo dục, rèn luyện và xây dựng nhân cách con người từ trong lúc ngồi ghế nhà trường đã giúp tôi trụ vững và luôn trăn trở là phải dạy như thế nào để các em có những hứng thú học tập, ham thích phát biểu, tích cực tham gia xây dựng bài, tự giác thực hành, ghi chép … ? Với những trăn trở như vậy, từ đầu học kì II năm học 2008 – 2009 đến nay bản thân đã không ngừng nghiên cứu, mày

mò, trãi nghiệm ở đề tài : “ Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho họcsinh trong giờ học môn giáo dục công dân lớp 6, 7 “ đã thu được một số kếtkhả quan và xin đúc kết lại ở những việc làm và kết quả như sau :

Trang 7

II MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN :

1 Đầu tư cho việc làm và sử dụng hợp lí hệ thống các phương tiện giảng dạy trực quan đảm bảo tính khoa học, chuẩn xác, sinh động và dễ hiểu:

Đây là phương pháp giảng dạy có nhiều ưu thế được hầu hết các giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học ở các nhà trường Tuy nhiên, do tính

đa dạng về nội dung giáo dục của môn GDCD là xây dựng, rèn luyện ý thức, hành vi, thái độ, nhân cách con người trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội nên các phương tiện, đồ dùng giảng dạy trực quan chưa được các cấp quản lícác đơn vị chức năng thiết kế, cung cấp cho việc dạy và học ở bộ môn này như các môn học khác Để có được những loại phương tiện, đồ dùng giảng dạy trực quan cần thiết theo yêu cầu tối thiểu của từng bài dạy, bản thân cũng như hầu hết các giáo viên cùng dạy bộ môn phải tự làm hoặc tự sưu tầm theo những tính toán dạy học chủ quan nên đôi lúc có những thiếu sót

về tính chính xác, chưa đảm bảo tính khoa học, thao tác, kĩ năng khai thác, trình bày các phương tiện, đồ dùng dạy học này cũng có những bất cập, chưa thật sự hợp lí … thậm chí đôi khi còn làm tăng thêm tính rườm rà, phức tạp cho quá trình lĩnh hội các tri thức của học sinh

Thấy được những ưu và hạn chế trong sử dụng phương pháp dạy học này, bản thân đã tiến hành những điều chỉnh để khắc phục những sai sót,hạn chế từ khâu chuẩn bị đến kĩ năng trình diễn các loại đồ dùng, phương tiện giảng dạy này như : tranh ảnh, sơ đồ, mẫu chuyện … sao cho hợp lí, khoa học, chuẩn xác, sinh động và dễ hiểu để thu hút sự tập trung, chú ý của các đối tượng học sinh Từ đó dẫn dắt các em đi vào nội dung của từng vấn đề, từng lĩnh vực của bài học đặt ra Ví dụ:

Khi dạy bài 1: “Tự chăm sóc - Rèn luyện thân thể” ở GDCD 6, phần giới thiệu bài tôi cho học sinh xem hình một bạn sáng thức dâïy đúng giờ, tập thể dục và hình một bạn ngủ trễ, đi học muộn mà tỏ vẻ không lo lắng gì

và yêu cầu học sinh nhận xét và cho ý kiến về ý thức “rèn luyện thân thể và

tự chăm sóc” của 2 bạn này

Trang 8

Khi dán các ảnh này lên phần bảng dành cho các hoạt động tìm hiểu của họcsinh thì lập tức các em có sự động não và cả lớp hứng thú quan sát, trả lời Cách dạy này, nếu nhà trường hoặc giáo viên có điều kiện về công nghệ thông tin ( CNTT ) thì việc trình chiếu những hình

ảnh này bằng máy hoặc đoạn vidéo clip thì học sinh

lại càng hứng thú hơn và việc vào bài mới hiệu quả

và hấp dẫn hơn

Tương tự như vậy, khi dạy bài 3: “Tự trọng” ở

GDCD.7 cho học sinh xem ảnh một người tật

nguyền bán vé số và giới thiệu người này từ chối không nhận tiền giúp đỡ của người qua đường, rồi đặt câu hỏi : Vì sao người tật nguyền này không nhận tiền giúp đỡ? Do tính cụ thể, dễ hiểu của hình ảnh với câu hỏi tinh gọn, rõ ràng đã kích thích được sự hứng thú của nhiều học sinh giơ tay trả lời chuẩn xác là : Vì người bán vé số có lòng “tự trọng”

Song, khi sử dụng phương pháp dạy này giáo viên cũng cần chú ý là nhữnghình ảnh không được quá nhỏ (tối thiểu bằng khổ giấy A4 đối với những ảnh đơn giản) và tránh đưa ra những hình ảnh có quá nhiều chi tiết phụ sẽ làm cho học sinh dễ bị phân tán sự quan sát, khó phát hiện những điểm chính mà nội dung bài học đặt ra

Trang 9

2 Xây dựng hệ thống câu hỏi ở từng bài dạy phải đảm bảo tính rõ ràng, đủ nghĩa và có chủ đích sát hợp với nội dung, phù hợp cho từng đối tượng học sinh:

Hệ thống các câu hỏi là một phương tiện không thể thiếu trong quá trình giảng dạy trên lớp của người giáo viên và được người giáo viên sử dụng

nó một cách linh hoạt, sáng tạo cùng với các phương pháp dạy học khác theo đặc trưng của từng bộ môn Xác định được tầm quan trọng và những lợi thế của phương pháp dạy học này nên trong quá trình thiết kế, xây dựng nội dung bài dạy đến việc tổ chức dạy và học trên lớp thì bản thân tôi luônquan tâm xây dựng và khai thác tốt các tính năng ưu điểm về hệ thống các câu hỏi trong một bài dạy dưới nhiều dạng, loại khác nhau gồm :

Loại các câu hỏi chính đưa vào bài soạn (do bản thân đặt ra theo nội dung từng mục của bài học hoặc có trong SGK ); loại các câu hỏi phụ để giúp học sinh phát hiện vấn đề; dạng câu hỏi mang tính định hướng, dẫn dắt học sinh tiếp cận, nhận thức các tri thức mới; dạng câu hỏi khêu gợi trí thông minh, sự hứng thú hoặc động viên nhằm phát huy sự sáng tạo và tính tập trung của học sinh…Ví dụ :

Khi dạy bài 7: “Đoàn kết, tương trợ “GDCD.7 để vào bài, tôi đọc lên câu ca dao:

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

rồi đặt câu hỏi vừa mang tính định hướng nhận thức, vừa có ý khêu gợi sựhứng thú và trí thông minh của học sinh như sau : “ Em hãy cho biết ý nghĩacủa câu ca dao trên là đề cao tinh thần gì ? “.Khi câu hỏi kết thúc thì nhiềucánh tay của học sinh giơ lên xin phát biểu Và khi gọi thì nhiều em phát biểurất chính xác là đề cao tinh thần “ đoàn kết, tương trợ “ của nhân dân ta

Hoặc để giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của sự “ đoàn kết, tương trợ “ trong bài dạy này, bản thân tổ chức cho học sinh từng lớp tiến hành thảo luận nhóm xoay quanh các dạng câu hỏi sau Ví dụ cho học sinh:

Trang 10

+ Nhóm 1: Thảo luận để chỉ ra những việc làm chứng tỏ “đoàn kết, tương trợ” sẽ giúp con người dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanhhơn ?

+ Nhóm 2: Thảo luận để chỉ ra những việc làm chứng tỏ “đoàn kết, tương trợ” sẽ tạo ra sức mạnh, giúp con người vượt qua khó khăn hoàn thành tốt mục tiêu đã định?

+ Nhóm 3: Thảo luận tìm ra những sự kiện, những việc làm trong lịch sử và trong thực tế để chứng tỏ “ đoàn kết, tương trợ “ là truyền thống quý báu củadân tộc ?

Do những nội dung của những câu hỏi này đã có trong phần ý nghĩa của bài học nên vấn đề còn lại là học sinh chỉ cần nêu được càng nhiều việc làm

cụ thể và càng nhiều sự kiện lịch sử thể hiện tinh thần và truyền thống “ đoàn kết, tương trợ “ của nhân dân ta là đủ

Với những dạng, loại câu hỏi này vừa kích thích sự tái hiện những kiến thức, những việc làm nói về “ đoàn kết, tương trợ “ mà các em đã học, đã biết và vừa gây cho các em có sự hứng thú cần thiết trong rèn luyện kĩ năng lập luận, thuyết trình Từ đó giúp học sinh khắc sâu hơn về những kiến thức đãhọc trong phần khái niệm của bài, làm nền tảng cho các em vươn tới những việc làm tốt đẹp thể hiện rõ hơn về trách nhiệm của người công dân ở tương lai trong giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu này

Việc sử dụng những dạng, loại câu hỏi này, vấn đề cần lưu ý là ở những câuhỏi có yêu cầu học sinh tái hiện lại những việc làm đã qua hay những sự kiện lịch sử thì có thể học sinh gắp những khó khăn, không tái hiện được đầy đủ hoặc chính xác ngay trên lớp Do đó, đòi hỏi người giáo viên cần phải chuẩn

bị những loại câu hỏi phụ hoặc hình ảnh mang tính gợi ý để giúp các em dễ tái hiện hơn

Hay, khi dạy bài 11 : “Mục đích học tập của học sinh “ ở GDCD.6 Nhằm để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh sau khi cho học sinh tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện đọc về ” Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó “ trong SGK thì bản thân nêu ngay câu hỏi : “Mục đích

Trang 11

học tập của em là gì ?” để tạo sự tập trung, động não của học sinh Với dạng câu hỏi này, nhiều học sinh trả lời rất thật về mục đích học tập của mình cộngvới những lời ngợi khen, nhận xét và chuyển mạch rõ ràng của giáo viên tạo cho lớp học có bầu không khí phấn khởi bước vào bài học mới.

Tóm lại, việc sử dụng hệ thống các câu hỏi trong giảng dạy môn GDCD lớp 6,

7 nếu được người giáo viên khai thác một cách hợp lí thì dễ tạo cho học sinh những hứng thú học tập, kích thích sự tích cực, tự giác và chủ động ở các

em nhiều hơn do tính dễ điều chỉnh độ khó, dễ của nó Hệ thống các câu hỏi trong giảng dạy môn GDCD thường ở các dạng, loại sau:

Thứ nhất là loại câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm hiểu khái niệm của một chuẩn mực đạo đức hay qui định nào đó của pháp luật Loại câu hỏi này thường được xây dựng dưới 1 trong 3 hình thức sau : Hình thức thứ nhất là yêu cầuhọc sinh hãy trình bày khái niệm về một chuẩn mực đạo đức hay qui định nào đó của pháp luật; Hình thức thứ hai hỏi về một chuẩn mực đạo đức hayqui định nào đó của pháp luật là gì; Hình thức thứ ba hỏi về một chuẩn mực đạo đức hay qui định của pháp luật nào đó là thế nào Tùy nội dungcủa mỗi định nghĩa về chuẩn mực đạo đức hay quy định của pháp luật mà người ta sẽ sử dụng 1 trong 3 loại câu hỏi này Ví dụ:

Khi dạy bài 10: “Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội” (GDCD 6 ) thì hỏi : Em hãy trình bày khái niệm về tích cực, tự giác trong

Ngày đăng: 23/09/2017, 17:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w