1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 5

23 167 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Nhận thức rõ vai trò của môn học Lịch sử đốivới sự phát triển toàn diện về nhân cách của thế hệ trẻ, bản thân tôi đã cố gắngtìm tòi, học hỏi, để có được những giờ dạy Lịch sử sinh động n

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài ……… 3

2 Mục đích nghiên cứu ……… 3

3 Đối tượng nghiên cứu ……… 4

4 Phương pháp nghiên cứu ……… 4

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 Cơ sở lí luận ……… 4

2 Thực trạng vấn đề ……… 4

3 Các giải pháp đã sử dụng ……… 5

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ……… 15

III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận ……… 15

2 Kiến nghị ……… 16

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 17

V PHỤ LỤC ……… 18

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.Được học môn Lịch sử chúng ta mới biết được nguồn gốc dân tộc, biết nhữngchiến công oanh liệt của các thế hệ ông cha trong công cuộc xây dựng và bảo vệđất nước Học lịch sử, học sinh sẽ được bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hàodân tộc Từ đó củng cố ý chí, bản lĩnh và có mục tiêu rèn luyện phấn đấu Nhưvậy, môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư tưởng tìnhcảm và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai

Tuy nhiên, hiện nay do những quy định về thi cử, cách kiểm tra đánh giánên một bộ phận không nhỏ học sinh và cả phụ huynh không còn coi trọng mônLịch sử Cũng vì lẽ đó mà giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học phần nào ítđầu tư cho môn học này Điều đó khiến cho những giờ học Lịch sử trở nên tẻnhạt, qua quýt và học sinh không thấy hứng thú với những giờ học lịch sử,những hiểu biết về lịch sử dân tộc của học sinh ít ỏi, nghèo nàn thậm chí là sainghiêm trọng… là điều dễ hiểu Nhận thức rõ vai trò của môn học Lịch sử đốivới sự phát triển toàn diện về nhân cách của thế hệ trẻ, bản thân tôi đã cố gắngtìm tòi, học hỏi, để có được những giờ dạy Lịch sử sinh động nhằm từng bướcgây hứng thú và khơi gợi niềm yêu thích của học sinh đối với môn học đầy tính

nhân văn này Vì vậy “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử

cho học sinh lớp 5” là đề tài tôi lựa chọn để nghiên cứu.

Trang 4

Với mong muốn nâng cao chất lượng các giờ dạy Lịch sử, bồi dưỡng chohọc sinh niềm ham thích tìm hiểu lịch sử của đất nước, dân tộc mình Qua đógiáo dục học sinh ý thức trách nhiệm trong rèn luyện phấn đấu để xứng đáng với

sự hy sinh của các thế hệ đi trước, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Phương pháp dạy học môn Lịch sử

- Hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử lớp 5

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin

Hứng thú học tập của học sinh được hình thành do tác động của nhiều yếu

tố trong đó có sự tác động quan trọng nhất từ nội dung và phương pháp dạy học

Có thể nói đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện tiên quyết nhằm thực hiệnđược mục tiêu tạo hứng thú học tập cho học sinh

Trang 5

* Khảo sát mức độ nắm vững kiến thức Lịch sử lớp 4:

Tôi đã cho học sinh làm bài tập sau trong 10 phút:

Nối tên các nhân vật lịch sử ở cột A với các sự kiện lịch sử ở cột B sao cho đúng

3 Trần Hưng Đạo c Lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân

Nam Hán trên sông Bạch Đằng ( 938 )

4 Lý Thường kiệt d Đại phá quân Thanh

5 Lê lợi e Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,

đánh đuổi quân Minh xâm lược

6 Quang Trung g Viết “Hịch tướng sĩ” khích lệ quân sĩquyết tâm chống giặc Mông - Nguyên

- Kết quả: Chỉ có 11 em làm đúng hoàn toàn, cá biệt có 2 em làm sai tất cả

* Thuận lợi:

- Điều kiện về Cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo tương đối đầy đủ

- Đội ngũ giáo viên của nhà trường vững tay nghề, say sưa chuyên môn

- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và luôn tạo điều kiện cho giáo viênđổi mới phương pháp dạy học

- Bản thân cũng có một số kinh nghiệm trong giảng dạy

* Khó khăn

- Giáo viên Tiểu học phải dạy nhiều môn nên thời gian để đầu tư chuyênsâu cho môn Lịch sử còn hạn chế

- Học sinh Tiểu học và phụ huynh chưa coi trọng môn Lịch sử

- Nội dung môn học với những sự kiện diễn ra trong quá khứ ít “tính thờisự” nên khó hấp dẫn học sinh

Trang 6

3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG

1 Đối với giáo viên:

Muốn học sinh có hứng thú với môn học Lịch sử thì trước hết giáo viênyêu thích, say mê môn đó Giáo viên phải tự trang bị, tích lũy cho mình nhữngkiến thức sâu hơn, rộng hơn về những vấn đề sẽ truyền đạt cho học sinh Chính

vì vậy bên cạnh việc nghiên cứu kĩ nội dung sách giáo khoa tôi còn chú ý tìmtòi, tham khảo các tài liệu liên quan để hiểu sâu sắc vấn đề và có được tính hệthống, liên tục của các sự kiện và nhân vật lịch sử

Đặc biệt, để tạo được hứng thú học tập cho học sinh thì nội dung mỗi bàihọc phải hấp dẫn, lôi cuốn và kích thích được trí tò mò muốn tìm hiểu tiếp củahọc sinh Vì thế lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và sự hỗ trợcủa các phương tiện dạy học là rất quan trọng Nhận thức rõ điều đó nên tôi luônchú ý học hỏi những đồng nghiệp có kinh nghiệm để lựa chọn được nhữngphương pháp dạy học đặc trưng cho mỗi loại bài học, đồng thời dành nhiều thờigian để xây dựng kế hoạch bài học theo hướng phát huy tính tích cực của họcsinh

2 Đối với học sinh:

- Phải đầy đủ Sách giáo khoa, vở bài tập và các đồ dùng cần thiết để phục

3.1 Lựa chọn phương pháp dạy học.

Để lựa chọn được phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp,việc đầu tiên tôi phân loại các dạng bài học và những yêu cầu cần đạt của mỗidạng bài

Trang 7

a Bài học có nội dung về tình hình Kinh tế - Chính trị; Văn hóa - Xã hội (Các bài 4; 12; 13; 16; 19; 21; 27 và 28)

Nhằm giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về tình hình kinh tế chính trị - xã hội nước ta ở mỗi thời kỳ (giai đoạn lịch sử) tôi đã xác định cácmục tiêu sau:

- Giúp học sinh hình dung, mô tả được tình hình nước ta (về chính quyền,

về đời sống nhân dân, về những khó khăn, thách thức mà chúng ta phải đối mặt)

ởthời kỳ đó như thế nào?

- Trong bối cảnh đó, chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm

gì và làm như thế nào?

- Kết quả của việc làm đó ra sao?

Với dạng bài này tôi thường sử dụng phương pháp Quan sát, mô tả, hỏi đáp kết hợp với sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh, băng ghi âm,…

-Ví dụ: Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo.

Để giúp học sinh hình dung được tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” ở nước

ta sau cách mạng Tháng Tám, tôi đã cho học sinh quan sát những hình ảnh sau: + Quân Pháp ở Sài Gòn năm 1945

+ Quân Anh đến Sài Gòn năm 1945

+ Quân Trung Hoa Quốc dân đảng ở Hải Phòng năm 1945

+ Nạn đói năm 1945

Kết hợp với mô tả sinh động để học sinh hiểu rõ tình thế hiểm nghèo màchính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta phải đối mặt và vượt qua:

+ Về chính trị: Thù trong, giặc ngoài ra sức chống phá

+ Về kinh tế: Chiến tranh tàn phá, thiên tai hoành hành, nạn đói đe dọa… + Về xã hội: 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại phổbiến…

* Nhằm đạt được mục tiêu thứ hai, tôi đã làm như sau:

- Nêu câu hỏi gợi mở:

Trang 8

+ Để vượt qua tình thế hiểm nghèo đó, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân

dân ta làm những việc gì ? (Đối phó với thù trong giặc ngoài thế nào? Đẩy lùi

“giặc đói” và “giặc dốt” ra sao? )

- Sau khi các nhóm thảo luận và trình bày, tôi cho các em các em quansát hình ảnh “ Bác Hồ đến thăm lớp bình dân học vụ” ; “Hũ gạo cứu đói” …

- Tiếp đó cung cấp thêm một số thông tin để học sinh hiểu sâu sắc hơnnhững quyết sách đúng đắn của Đảng và Bác Hồ trước vận nước nguy nan + Để ứng phó với thù trong, giặc ngoài bảo vệ thành quả cách mạng, HồChủ Tịch đã đề ra biện pháp Ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo

+ Đẩy lùi “giặc đói”, “giặc dốt” : Phát động các phong trào “Hũ gạo cứuđói”

+ Xây dựng “Quỹ Độc lập”, tổ chức “Tuần lễ vàng” để giải quyết nhữngkhó khăn về tài chính, trang bị cho các đơn vị Vệ quốc quân, chuẩn bị cho khángchiến lâu dài v v…

Từ việc hiểu sâu sắc tình hình đất nước và những việc làm sáng suốt củaĐảng, của Bác Hồ học sinh sẽ nhận thấy ý nghĩa của việc “Vượt qua tình thếhiểm nghèo” và củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân ta

b Dạng bài có nội dung vê nhân vật lịch sử ( Bài 1 ; 2 ; 5 ; 6 )

Chương trình Lịch sử lớp 5 không giới thiệu tiểu sử các nhân vật màthông qua các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong sự nghiệp của các nhân vật để làmnổi bật những công lao to lớn của nhân vật đó đối với lịch sử dân tộc Như vậy,nhân vật lịch sử luôn gắn liền với các sự kiện lịc sử

Với dạng bài này thì phương pháp kể chuyện, thuyết trình sẽ phát huyđược hiệu quả trong việc khắc họa hình ảnh và công lao của nhân vật lịch sử

Ví dụ: Bài 5 : Phan Bội Châu và phong trào Đông du.

Để giúp học sinh hiểu được vì sao Phan Bội Châu lại có chủ trương dựavào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp tôi đã giới thiệu rõ nét hơn tiểu sử và tư tưởng

của ông: “Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo ở

làng Đan Nhiệm nay là xã Xuân Hoà huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Ông lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ Ông là người thông minh học rộng, tài cao và có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc Ông nhận thấy rằng Nhật Bản trước đây cũng là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam.

Trang 9

Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây, Nhật Bản đã tiến hành cải cách rồi trở nên cường thịnh Phan Bội Châu cho rằng Nhật Bản là một nước cùng chung nền văn hóa Á Đông, cùng chủng tộc da vàng nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp”

Từ những hiểu biết sâu sắc đó, học sinh sẽ có những đánh giá khách quanhơn về Phan Bội Châu - Tuy phong trào Đông du thất bại nhưng nhân dân vàlịch sử vẫn ghi nhận công lao của ông: Đào tạo nhân tài cho đất nước, làm dấylên phong trào yêu nước, đánh đuổi thực dân Pháp Đồng thời cảm kích tấm lòng

vì nước, vì dân của ông

Ví dụ : Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

Nhằm giúp học sinh cảm nhận được sâu sắc ý chí quyết tâm tìm đườngcứu nước của Nguyễn Tất Thành tôi đã hướng dẫn các em tìm hiểu trước về quêhương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành (Truyện Búp sen xanh) Sau khihọc sinh trình bày những hiểu biết của mình tôi đã nhấn mạnh các ý cơ bản sau: + Nguyễn Tất Thành được sinh ra và nuôi dưỡng trong “chiếc nôi” truyềnthống yêu nước ( gia đình nhà nho yêu nước, quê hương của những lãnh tụ cácphong trào yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng, Mai Thúc Loan …)

+ Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổcủa người dân kiếp nô lệ nên sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp giải phóngdân tộc

Tiếp đó, tổ chức cho học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi : “Vì sao NguyễnTất Thành muốn tìm con đường mới để cứu nước?”

Khi giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời, phải chốt lại các ý cơ bản sau: + Nguyễn Tất Thành đã thấy được những nguyên nhân dẫn đến thất bạitrong con đường cứu nước của các bậc tiền bối

+ Rút kinh nghiệm từ những thất bại đó Nguyễn Tất Thành đã có tư tưởng

và hướng đi đúng đắn trong việc tìm con đường mới để cứu nước đó là: Phảidựa vào sức mình là chính; phải hiểu rõ về kẻ thù thù mới đánh đuổi được kẻthù… Vì thế Người đã chọn cách đi về phương Tây, sang Pháp

* Để giúp học sinh cảm nhận được nghị lực phi thường của người thanhniên yêu nước Nguyễn Tất Thành, ngoài câu chuyện với anh Tư Lê trong sáchgiáo khoa tôi còn kể cho các em nghe câu chuyện về “Người phụ bếp trẻ tuổi”

Trang 10

( Trên tàu, Văn Ba phải làm việc từ 4 giờ sáng, quét dọn bếp, đốt lửa trong các lò, khuân than rồi xuống hầm tàu lấy rau, thịt, cá …anh thường xuyên phải mang vác nặng và leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành.

“ Ba, đem nước lại đây!”

“ Ba, dọn chảo đi.”

“ Ba, thêm than vào lò.” …

Suốt từ sáng đến tối người anh đẫm mồ hôi và bụi than Mỗi ngày, chín giờ tối mọi việc mới xong, anh Ba mệt lử… Trong khi thủy thủ trên tàu nghỉ ngơi hoặc chơi bài thì anh Ba đọc sách, viết lách… anh học tiếng Pháp từ những thủy thủ trên tàu Tất cả mọi người trên tàu từ đô đốc, thủy thủ đến nhân viên đều cảm phục nghị lực của người thanh niên gầy gò, mảnh khảnh - Văn Ba.)

Với những cách làm như trên không những giúp học sinh nắm vững tiểu

sử, thân thế của các nhân vật lịch sử, hiểu rõ những cống hiến, những hy sinhcủa các nhân vật lịch sử đối với dân tộc mà còn làm sáng tỏ thêm bối cảnh đấtnước trong mỗi thời kì Hơn nữa còn làm cho nội dung bài học thêm hấp dẫn,kích thích học sinh muốn tìm hiểu thêm về sự nghiệp của những nhân vật lịch sử

đó đồng thời giáo dục lòng biết ơn, niềm kính trọng đối với những người cócông với đất nước

c Dạng bài có nội dung đề cập đến các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến dịch, chiến thắng (Các bài: 3; 7; 8; 9; 14; 15; 17; 20; 23; 24; 26)

Dạng bài này có nội dung hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh vì thếgiáo viên cần phải làm tái hiện sinh động, cụ thể diễn biến các sự kiện lịch sử

đó Với dạng bài này thì miêu tả, tường thuật kết hợp với quan sát trực quan làphương pháp chủ đạo Ở mỗi bài tôi xác định các yêu cầu cần đạt là giúp họcsinh nắm vững những vấn đề sau:

+ Địa danh, vị trí nơi diễn ra sự kiện lịch sử ( xác định trên bản đồ)

+ Nguyên nhân hay bối cảnh dẫn đến sự kiện lịch sử

+ Các mốc thời gian diễn ra sự kiện

+ Diễn biến của sự kiện lịch sử

+ Ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó đối với dân tộc

Trang 11

Ví dụ: Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

- Đầu tiên tôi tổ chức cho học sinh tìm hiểu vị trí chiến lược của ĐiệnBiên Phủ trên bản đồ và qua tranh ảnh Đồng thời phân tích để học sinh thấyđược vị trí của Điện Biên Phủ là một vị trí trọng yếu, án ngữ cả một vùng TâyBắc Việt Nam và Thượng Lào

- Tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu âm mưu của Pháp trong việcxây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Bằng những câu hỏi gợi mở kết hợpnhững kiến thức các bài học trước, học sinh dễ dàng nắm được tình thế của quânPháp đã rơi vào thế bị động, lúng túng từ sau chiến dịch Biên Giới 1950 Vì vậy,thực dân Pháp (Với sự giúp đỡ của Mĩ về vũ khí, đô la…) đã xây dựng ở ĐiệnBiên Phủ một tập đoàn cứ điểm vào bậc nhất ở Đông Dương nhằm thu hút vàtiêu diệt bộ đội chủ lực của ta hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường

- Để giúp học sinh thấy được quyết tâm của Trung ương Đảng và Bác Hồtrong việc mở chiến dịch Điện Biên Phủ tôi đã tổ chức cho học sinh quan sát các

hình ảnh: Bộ chính trị họp thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ,

Đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ; Kéo pháo vào trận địa … Kết

hợp với thuyết trình các số liệu về sức người, sức của phục vụ cho chiến dịch

- Diễn biến của ba đợt tấn công trong chiến dịch Điện Biên Phủ chính làphần trọng tâm của bài Để có thể tái hiện một cách sinh động diễn biến củatừng đợt tấn công tôi giao nhiệm vụ cho từng nhóm như sau:

+ Đọc sách giáo khoa kết hợp với quan sát lược đồ để tìm hiểu về ba đợt

tấn công của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.( Mỗi đợt tấn công bắt đầu vào

thời gian nào? Ta tấn công vào những vị trí nào? Cuộc chiến đấu ác liệt ra sao? Có tấm gương chiến đấu nào tiêu biểu? Kết quả của mỗi đợt tấn công )

+ Chỉ trên lược đồ và tường thuật trong nhóm về mỗi đợt tấn công

Sau đó đại diện từng nhóm tường thuật trước lớp

Cuối cùng giáo viên sử dụng lược đồ động (giáo án điện tử) để tườngthuật lại một cách đầy đủ, sinh động và hấp dẫn hơn cả ba đợt tấn công của ta

Kết thúc bài, tôi còn tổ chức cho học sinh thi đọc những đoạn thơ trìnhbày bài hát về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

“ Nắm mươi sáu ngày đêm

Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Ngày đăng: 19/11/2019, 15:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w