1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2016 2020

42 201 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 326,5 KB

Nội dung

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa là bộphận cấu thành, vừa là chủ thể quản lý của bộ máy chính quyền ở cấp xã, lànhân tố quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính q

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề án

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Nhân tố con người trong mọi tổ chức đều có vai trò quyết định.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản ViệtNam (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thànhbại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của đất nước và của chế độ, là khâuthen chốt trong công tác xây dựng Đảng” Cán bộ có vai trò rất quan trọngtrong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

Trong hệ thống chính trị nước ta, xã, phường, trị trấn (cấp cơ sở) là nềntảng của hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia; là nơi trực tiếp thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nơi giải quyết trựctiếp các vấn đề của người dân Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa là bộphận cấu thành, vừa là chủ thể quản lý của bộ máy chính quyền ở cấp xã, lànhân tố quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền,cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương Trước yêu cầumới, phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ngang tầm nhiệm vụ

là việc cấp bách, đồng thời có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển đất nước,cũng như mỗi địa phương

Nhận thức rõ tầm quan trọng của cán bộ, công chức nói chung và cán

bộ, công chức cấp chính quyền cơ sở nói riêng, hiện thực hoá chủ trươngnâng cao hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước ta đã ban hành nhiềuvăn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý và nâng caohiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã như: Luật cán bộ, công chức

Trang 2

năm 2008; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ vềchức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở

xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức

xã, phường, trị trấn và một số văn bản khác có liên quan Điều đó cho thấy sựquan tâm và nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã của các cấp chính quyền

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Thanh Hoá,của huyện Thạch Thành nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức xã ThànhVân nói riêng đã được tăng cường về số lượng và chất lượng Hàng năm độingũ cán bộ, công chức được đào tạo - bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luậnchính trị, trau dồi kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ, đồng thời được trang bịkiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, trình độ và năng lực lãnh đạo bước đầu

đã được nâng lên Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức xã còn bộc lộ nhữnghạn chế, bất cập đó là: Năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chứcchưa tương xứng với trình độ đào tạo, nhiều cán bộ đi học còn chạy theo bằngcấp để đáp ứng tiêu chuẩn, chưa chú trọng đến kiến thức chuyên môn, nghiệp

vụ Một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu về chuyên môn, thiếu kiến thứcquản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng hành chính, chưa nêu caotinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao, có tư tưởng chọn việc, chạytheo lợi ích vật chất trước mắt, thiếu tâm huyết, gắn bó với công việc; phongcách, lề lối làm việc chưa thật sự khoa học, dân chủ, công tác đánh giá, quyhoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãcòn nhiều bất cập

Trước yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương vàtriển khai chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay, đòi hỏi chất lượng,hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức xã phải được nâng lên;

Trang 3

nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của địa phương phải thực sự có tâm, có tầm,mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết tâm trong chỉđạo, điều hành để nhanh chóng tìm ra những lợi thế so sánh, hướng đi phùhợp, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nên bước phát triển mới

về kinh tế - xã hội của xã, góp phần vào sự phát triển chung của huyện ThạchThành

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả chọn đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận

chính trị "Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2016-2020"

với mong muốn góp phần tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức xã Thành Vân

có lượng đảm bảo, cơ cấu hợp lý, chất lượng được nâng lên về mọi mặt, đápứng tốt yêu cầu nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội tại địaphương

- Đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa đội ngũ cán bộ, công chức xã Thành Vân đến năm 2020

3 Giới hạn của đề án

Trang 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả của đội ngũ cán bộ,

công chức xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá

3.2 Giới hạn không gian: Hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức

cấp xã trên địa bàn xã Thành Vân

3.3 Giới hạn thời gian: Giai đoạn 2016 - 2020

B NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước

- Công chức: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổnhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan,quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp

và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của ĐảngCộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung

là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sáchnhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự

Trang 5

nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệpcông lập theo quy định của pháp luật.

1.1.1.2 Cán bộ, công chức cấp xã

- Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dânViệt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứngđầu tổ chức chính trị – xã hội Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND;

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc;

+ Bí thư Đoàn Thanh niên;

+ Chủ tịch Hội Phụ nữ;

+ Chủ tịch Hội Nông dân;

+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

- Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ mộtchức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Công chức cấp xã có các chứcdanh sau đây:

+ Trưởng Công an;

+ Chỉ huy trưởng quân sự;

Trang 6

- Số lượng CB,CC cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính: Loại1: không quá 25 người; Loại 2: không quá 23 người; Loại 3: không quá 21người Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tạiNghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ

1.1.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã:

1.1.2.1 Thứ nhất, về phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị là tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu, có tính chấtquyết định đến chất lượng hoạt động của mỗi cán bộ, công chức Trước hết làphải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, trung thành với mục tiêu lýtưởng của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng,pháp luật của Nhà nước; cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước; tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của nhândân

1.1.2.2 Thứ hai, về phẩm chất đạo đức

Đạo đức là nền tảng, là “gốc” của con người, đối với mỗi cán bộ, côngchức cấp xã, đạo đức càng cần thiết hơn Do vậy, người cán bộ, công chức cấp

xã phải có:

- Lối sống giản dị, trong sạch, lành mạnh, có uy tín trước nhân dân

- Khiêm tốn, giản dị, trung thực

- Có ý thức, tinh thần và trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng

và tiêu cực xã hội Đồng thời phải chú trọng đến các phẩm chất khác như:

cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

1.1.2.3 Thứ ba, về trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ

Để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, trình độcủa người CB,CC cấp xã phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn sau:

Trang 7

- Trình độ văn hóa: phải có trình độ THPT, đây là một đòi hỏi khách

quan vì nó là cơ sở, tiền đề cho việc nhận thức và tiếp thu các tri thức khác

- Trình độ lý luận chính trị: Cán bộ, công chức cấp xã phải có một

trình độ lý luận chính trị nhất định, từ trung cấp trở lên Có trình độ lý luậnchính trị sẽ giúp cán bộ, công chức cấp xã có được bản lĩnh chính trị vữngvàng, có khả năng nhận thức các quy luật vận động của kinh tế - xã hội, từ

đó áp dụng vào việc tổ chức thực hiện đúng đắn nhiệm vụ chính trị của địaphương

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: là những người luôn phải giải quyết

những tình huống quản lý hành chính nhà nước rất cụ thể của đời sống xã hội

ở cơ sở, đòi hỏi người cán bộ, công chức cấp xã phải có trình độ chuyên môn

từ trung cấp trở lên và phù hợp với vị trí công tác của mình

Ngoài ra, cán bộ, công chức cấp xã phải có thêm một số kiến thức nhấtđịnh như: kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội… Những kiến thức trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa là tiền đề,vừa là điều kiện để bổ sung cho nhau, trong đó học vấn là nền tảng; lý luậnMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng là cốtlõi, kiến thức chuyên môn là cơ sở để đảm đương lĩnh vực công tác đượcgiao

1.1.2.4 Thứ tư, về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi cán bộ, công chức phải khôngngừng học tập, học tập qua trường lớp, qua sách vở, qua tiếp thu kinh nghiệmcủa người khác và phải đề cao tự học Người cũng yêu cầu lý luận phải đượcđem ra thực hành, học phải đi đôi với hành, nếu không thì đó cũng chỉ là lýluận suông mà thôi Vì thế là đòi hỏi người cán bộ cách mạng phải có nhữngkhả năng sau:

Trang 8

- Năng lực tư duy lý luận: Là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của người

cán bộ, công chức cấp xã, có giá trị định hướng đúng đắn nhận thức và hoạtđộng của cán bộ, công chức cấp xã; thể hiện ở sự nhận thức nhanh nhạy, đúngđắn các vấn đề thực tiễn ở cơ sở, có những đề xuất sắc bén nhằm nâng caohiệu quả công tác

-Năng lực tổ chức công việc: Là khả năng nhận thức và đề ra mục đích,

xây dựng kế hoạch, tập hợp các nguồn lực và tổ chức thực hiện hiệu quả

- Năng lực sáng tạo, tính quyết đoán: là khả năng tạo ra những giá trị

mới về vật chất hoặc tinh thần, đặc biệt là tìm ra được con đường mới, cáchgiải quyết vấn đề mới trong những tình huống luôn biến đổi ở cơ sở mà không

bị gò bó, không phụ thuộc vào cái đã có; là khả năng phán đoán và có nhữngquyết định nhanh chóng và dứt khoát, không do dự, không rụt rè, khôngđùn đẩy, thoái thác trách nhiệm trước những tình huống xảy ra

- Cả hệ thống chính trị thống nhất nhận thức và hành động, quyết tâmthực hiện tinh giản biên chế, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động củacác cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đượcgiao

- Tiến hành đồng bộ với các hoạt động cải cách hành chính, cải cáchchế độ công vụ, công chức; nâng cao chất lượng khu vực dịch vụ công và đẩymạnh xã hội hóa sự nghiệp công Trên cơ sở danh mục vị trí việc làm, cơ cấu

Trang 9

công chức, viên chức hợp lý để xác định biên chế phù hợp Một việc chỉ giaocho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cơ quan liên quan cótrách nhiệm phối hợp thực hiện.

- Tinh giản biên chế đi đôi với cải cách tiền lương và đổi mới tổ chức

bộ máy của cả hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Tỷ

lệ tinh giản biên chế được xác định theo từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, phùhợp với thực tế số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan,đơn vị

- Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý về trình độ chuyên môn,ngạch, chức danh nghề nghiệp và độ tuổi, giới tính, dân tộc

1.2.2 Quy định của Đảng, Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức.

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước;

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,phường, thị trấn;

- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị

về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

+ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

+ Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015 cóhiệu lực kể từ ngày 01/01/2016;

+ Luật Cán bộ, công chức 2008 ( ban hành tháng 11/2008)

+ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ vềchức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở

xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Trang 10

+ Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ về Quyđịnh những người làm công chức;

+ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chínhphủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

+ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đàotạo, bồi dưỡng công chức;

+ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ vềcông chức xã, phường, trị trấn;

+ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định 92 về chức danh, số lượng, một số chế độ,chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, xã và những người hoạtđộng không chuyên trách cấp xã;

+ Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụhướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 củaChính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;

+ Thông tư 139/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính Quy địnhviệc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành chocông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

+ Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướngdẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã,phường, thị trấn;

+ Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ

Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đối với công chức xã, phường,thị trấn;

+ Quyết định số 619/2010/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 của UBNDtỉnh Thanh Hoá về chức danh, số lượng, chế độ chính sách đối với cán bộ,

Trang 11

công chức ở xã, phường, trị trấn và những người hoạt động không chuyêntrách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá;

1.3 Cơ sở thực tiễn

Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa vàđang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Song song với quá trình đó là sựphát triển không ngừng về kinh tế - xã hội, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật,đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao Quá trình đó đã tạo cho đấtnước chúng ta những cơ hội lớn, bên cạnh đó cũng có những thách thứckhông nhỏ mà chúng ta cần phải cố gắng để vượt qua Tình hình mới đòi hỏinhững người cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước, khôngchỉ ở cấp Trung ương mà cả cấp địa phương củng phải có đủ năng lực, giỏi vềchuyên môn và tốt về phẩm chất chính trị mới có thể đưa nước ta vượt quanhững thách thức và khó khăn để đưa nước ta tiến lên con đường xã hội chủnghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán

bộ là gốc của vấn đề” Đội ngũ cán bộ, công chức nước ta là lực luợng nòngcốt của Bộ máy hành chính Nhà nước, đóng vai trò rất quan trọng, cán bộcông chức là công bộc của dân, là người thực thi chính sách của Nhà nước, làngười đại diện cho quyền lợi của nhân dân Trong thời kỳ hội nhập kinh tếquốc tế, nhiều mối quan hệ đã được thiết lập, như vậy có nghĩa là gia tăngkhối lượng các vấn đề, các công việc cần nghiên cứu Cán bộ, công chức lànhững người phải đóng góp sức mình vào công cuộc phát triển đất nước, đặcbiệt là phát triển kinh tế, xã hội, giới thiệu Việt Nam đến với thế giới, để thếgiới biết đến dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường Muốn được như vậy thìngười cán bộ, công chức phải không ngừng học hỏi, trao dồi các kiến thức,phát huy nội lực của bản thân để tạo sức mạnh cho tập thể Trong Bộ máyhành chính Nhà nước, cấp xã (thị trấn) là vô cùng quan trọng, là cấp gần dânnhất Cấp xã (thị trấn) cấp trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối, chính

Trang 12

sách của Đảng, của Nhà nước triển khai đến nhân dân Tuy nhiên thực tế chothấy năng lực làm việc của cán bộ, công chức còn nhiều mặt yếu kém, chưađáp ứng được yêu cầu trong công cuộc đổi mới dẫn đến nhiều bất cập trongcông tác quản lý cũng như trách nhiệm phục vụ nhân dân Từ thực tiễn đó, đòihỏi phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động cả về tổ chức bộ máy

và hoạt động của cả hệ thống trị từ xã đến địa bàn dân cư, đáp ứng yêu cầuphát triển nhanh và bền vững chung của địa phương

2 Nội dung thực hiện đề án

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án

2.1.1 Những nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá tác động đến hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thành Vân là một xã miền núi ở phía Tây Bắc của huyện Thạch Thành,

có diện tích tự nhiên 4.030,67 ha, dân cư sinh sống tập trung ở 10 thôn, 02trạm Đời sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Xã có có 1.536 hộ, 6.583 khẩu, có 02 dân tộcsinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 53% dân số, còn lại là đồng bào dântộc Mường

Về cơ cấu tổ chức xã Thành Vân thuộc đơn vị hành chính loại 2, căn

cứ Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ qui định vềchức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở

xã phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.Thành Vân được bố trí 22 cán bộ, công chức Về chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức trong hệ thống chính trị của địa phương được hoàn thiện, đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt,lối sống lành mạnh, gần gũi với quần chúng nhân dân Đội ngũ cán bộ chủ

Trang 13

chốt, công chức từng bước được trẻ hoá và được đào tạo cơ bản Công táctập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hàng năm được quan tâm đầy đủ trên các lĩnhvực công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể, nâng cao năng lực công tác, đápứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

2.1.1.2 Trình độ phát triển của các ngành kinh tế

Với vị trí liền kề với thị trấn Vân Du 1km về phía Đông, cách thị trấnKim Tân 8km về phía Tây Nam, cách khu công nghiệp Việt Nam- Đài Loankhoảng 50m về phía Nam, cách Thị xã Bỉm Sơn 17km, trung tâm xã có 02tuyến đường quốc 45 và tỉnh lộ 522 (Nay là đường quốc lộ 217B) chạy qua;đồng thời xã Thành Vân là một trong 03 khu trung tâm công nghiệp củahuyện Thạch Thành Trong những năm qua được Nhà nước quan tâm đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng, như: Đường - điện - trường - trạm-chợ, bưu điện Đây là lợithế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho người dân địa phương, tạo đà cho các ngành nghề kinh doanh,dịch vụ thương mại và tiểu thủ công nghiệp của địa phương phát triển

Những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhànước, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh và của Huyện, trên cơ sở phát huytiềm năng lợi thế của địa phương, với sự tập trung lãnh đạo của Đảng bộ xã, sự

nỗ lực phấn đấu của các ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân, kinh

tế - xã hội của địa phương đã có bước phát triển mạnh mẽ, các cơ sở hạ tầngtiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng theo quy hoạch Cơ cấu kinh tế của xãtiếp tục phát triển đúng hướng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa XXIIInhiệm kỳ 2015-2020 đề ra Các loại hình dịch vụ, thương mại phát triển phongphú, đa dạng, đã tăng cường giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các địa phươngtrong và ngoài huyện; Cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch theohướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm Tổng giá trị sản xuất

(theo giá hiện hành) đạt 299.570 triệu đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ, đạt

Trang 14

100% kế hoạch Cơ cấu kinh tế: NLN - TS chiếm tỷ trọng 18,3 %; CN - XDchiếm tỷ trọng 30,7 %; TM - DV chiếm tỷ trọng 51% Thu nhập bình quânđầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm Chương trình xây dựng nông thônmới đạt nhiều kết quả, đã được cả hệ thống chính trị và nhân dân tích cực thamgia thực hiện, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân từng bước được nâng lên; Các chính sách xã hội an sinh xãhội được đảm bảo, công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm, tỷ lệ hộnghèo giảm mạnh năm 2010 số hộ nghèo 90 hộ chiếm 5,8%, năm 2015 còn

41 hộ chiếm 2,55 % (so với năm 2010 giảm 49 hộ nghèo); thu ngân sách nhà

nước trên địa bàn hàng năm đều vượt kế hoạch huyện giao; Công tác xây dựngĐảng được đẩy mạnh; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm thực hiệnNghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), tích cực khắc phục hạn chế khuyết điểmsau kiểm điểm; hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục đượcđổi mới; Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, giữ vững

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, xã Thành Vân còn có nhiều khókhăn, thách thức, đó là cơ sở hạ tầng còn chưa đầy đủ và chưa đồng bộ; trình

độ dân trí, trình độ sản xuất của nhân dân chưa theo kịp yêu cầu phát triển; đờisống một bộ phận người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiềukhó khăn

2.1.1.3 Giáo dục và đào tạo

Thực hiện có hiệu quả Đề án quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo

giai đoạn 2010-2015 Công tác giáo dục đào tạo luôn được quan tâm đúng

mức, cơ sở vật chất ở các trường học được đầu tư Chất lượng dạy và họckhông ngừng được nâng cao, tỷ lệ học sinh lên lớp, đậu tốt nghiệp hàng nămđạt 97 % trở lên Số học sinh thi đậu vào các trường Đại học, cao đẳng bìnhquân hàng năm 55 em Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục đạt kết quả đángkhích lệ góp phần nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học Trung tâm học tập

Trang 15

cộng đồng, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được phát huy vàhoạt động có hiệu quả, mỗi năm trung tâm học tập cộng đồng mở được 10-15lớp bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức pháp luật cho nhân dângóp phần nâng cao kiến thức để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiếnthức xã hội, nhận thức pháp luật trong nhân dân.

2.1.1.4 Công tác Quốc phòng – An ninh

Công tác quốc phòng – an ninh được giữ vững, góp phần ổn định chínhtrị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệnhân dân, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa

2.1.2 Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thành với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức xã Thành Vân.

Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thạch Thành khoá XXII đã ban hànhNghị quyết, đề án và chương trình hành động về việc tiếp tục nâng cao nănglực lãnh đạo, sức chiến đấu của Tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũcán bộ, đảng viên, công chức, nhằm nâng cao hiệu của hoạt động của đội ngũcán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2015-2020

2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức

xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.

2.2.1 Hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức xã Thành Vângiai đoạn 2010-2015

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nền hành chính nước ta baogồm ba bộ phận cấu thành là: Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính, cơ cấu nhân

sự và cơ chế vận hành nền hành chính Ba bộ phận đó liên hệ chặt chẽ vớinhau, quy định lẫn nhau, trong đó cơ cấu tổ chức nhân sự có vị trí quan trọngnhất, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hoạt động trong bộ máyhành chính từ trung ương đến cơ sở

Hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức thể hiện qua nhiều

Trang 16

tiêu chí như: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước; trình độ lýluận chính trị và kết quả công tác Thống kê về các tiêu chí trên đối với độingũ cán bộ, công chức xã Thành Vân cho những kết quả sau đây:

2.2.1.1 Số lượng, cơ cấu tổ chức của đội ngũ cán bộ, công chức xã Thành Vân.

Xã Thành Vân thuộc đơn vị hành chính xã loại 2, căn cứ Nghị định92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, sốlượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã phường, thịtrấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Thành Vân được

bố trí 23 cán bộ, công chức; hiện tại đang sử dụng 22/23 biên chế, trong đó:

- Cán bộ xã: Biên chế đã sử dụng 10/11 biên chế, bố trí ở các chức vụ

sau: Bí thư Đảng ủy, Phó bí Thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND, Phó Chủtịch HĐND, 02 Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Chủ tịch HộiNông dân, Chủ tịch Hội LHPN, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịchHội Cựu chiến binh xã

- Công chức xã: Được bố trí sử dụng 12/12 biên chế, bố trí các chức

danh sau: Trưởng Công an xã, Chỉ huy Trưởng Quân sự; 02 Văn Thống kê, 02 Địa chính-Nông nghiệp-Xây dựng và môi trường; 02 Tài

phòng-chính-Kế toán; 02 Tư pháp- Hộ tịch; 02 Văn hóa-Xã hội

- Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức theo giới tính: Tính đến ngày

31/12/2015, tổng số cán bộ, công chức xã đã bố trí là 22 người, trong đó:nam 13 người = 59%, nữ 09 người = 41%

- Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức theo độ tuổi: Độ tuổi của cán bộ,

công chức: Dưới 30 tuổi 03 người chiếm 13,7%; Từ 31- 40 tuổi 12 người

chiếm 54,5%; Từ 41-50 tuổi 04 người chiếm 18,2%; Từ 51-55 tuổi 0 ngườichiếm 0%; Từ 56 tuổi trở lên 03 người chiếm 13,6%

2.2.1.2 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị,

Trang 17

trình độ ngoại ngữ và kết quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức xã Thành Vân.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Sau đại học 01 người chiếm 4,5%;

Đại học 17 người chiếm 77,3%; Cao đẳng 01 người chiếm 4,5%; Trung cấp

03 người chiếm 13,6%

- Về lý luận chính trị: Trung cấp 13 người chiếm 59,1 %; Sơ cấp 09

người chiếm 40,9%

- Về quản lý nhà nước: Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ trung cấp

03 người, chiếm 13,6%; Chuyên viên: 02 người chiếm 9,1 % Hầu hết cán bộ,công chức chưa được đào tạo kiến thức về quản lý nhà nước, trong đó cónhiều chức danh đang trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước

- Trình độ tin học: Tính đến cuối năm 2015, số lượng cán bộ, công

chức có trình độ tin học của xã là 09 người, chiếm 40,1% Thực tế cho thấycũng có nhiều cán bộ, công chức xã biết sử dụng máy vi tính nhưng chưađược đào tạo qua trường lớp và cấp chứng chỉ Tuy nhiên trình độ tin học vàứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức xã còn thấp, mới chủyếu đánh văn bản thông thường và vào mạng Internet, khả năng ứng dụng tinhọc vào công tác quản lý còn hạn chế

- Trình độ ngoại ngữ: Rất thấp, mới chỉ có 03/22 người có chứng chỉ

tiếng Anh, số người chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 86,3% Đây là điểm hạn chếrất lớn của đội ngũ cán bộ, công chức xã, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập

và mở cửa hiện nay

- Kỹ năng nghề nghiệp: Về cơ bản cán bộ, công chức xã còn hạn chế về

các kỹ năng nghề nghiệp; đối với cán bộ thì thiếu kỹ năng lãnh đạo, yếu về kỹnăng tổ chức, điều hành, kỹ năng xử lý tình huống , còn công chức thì yếu

về kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng thực thicông việc cụ thể; do đó ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công việc

Trang 18

-Kết quả đánh giá cán bộ, công chức.

Đánh giá cán bộ, công chức là việc làm thường xuyên trong công táccán bộ Việc đánh giá đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng trongviệc nhìn nhận kết quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức Kết quả đánhgiá cán bộ, công chức phản ánh năng lực hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ,công chức trên nền tảng phẩm chất chính trị và đạo đức

Công tác đánh giá cán bộ, công chức xã Thành Vân qua 05 năm quacho thấy phần lớn cán bộ, công chức đều hoàn thành tốt nhiệm vụ; kết quả cụthể như sau:

-Nguồn cán bộ: Hiện nay nguồn cán bộ, công chức xã Thành Vân, chủ

yếu là nguồn tại chỗ của địa phương Ngoài ra tại xã có một số cán bộ, côngchức từ các địa phương trong huyện Đây là công tác thường xuyên nhằm rènluyện đội ngũ cán bộ, công chức trong huyện; đồng thời là chủ trương gópphần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở

2.2.2 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, côngchức xã Thành Vân giai đoạn 2010-2015

a,Ưu điểm: Qua quá trình nghiên cứu thực tê tại địa phương, cho thấy

đội ngũ cán bộ, công chức xã Thành Vân có những ưu điểm như sau:

- Đa số cán bộ, công chức xã có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, gầngũi với nhân dân; trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng; chấp hành tốtchủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tin tưởng vào sự

Trang 19

lãnh đạo và sự nghiệp đổi mới của Đảng.

- Đội ngũ cán bộ, công chức đang dần trẻ hoá và chuẩn hoá về mọi mặt.Hiện nay đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã có cơ cấu trẻ và trình độ lý luận vàchuyên môn nghiệp vụ được nâng cao Đội ngũ công chức tuyển mới đảm bảotrình độ Đại học

b, Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được, đội ngũ cán bộ, công

chức xã Thành Vân còn một số hạn chế nhất định như sau:

Một là, một số cán bộ, công chức có lập trường tư tưởng chưa vững

vàng; nhận thức về lý luận và thực tiễn còn hạn chế, chưa lấy chủ nghĩa Mác– Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở cho hành động; còn hoang mang,giao động trước những khó khăn, thách thức và vẫn còn cán bộ, công chức cótưởng bảo thủ, cục bộ địa phương, bệnh kinh nghiệm, kém năng động, sángtạo đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức

xã Thành Vân

Hai là, một số cán bộ, công chức do chuyển từ cơ chế cũ, được hình

thành từ nhiều nguồn nên cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng lựcchưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn

Ba là, trình độ các mặt của một số cán bộ xã còn quá thấp so với yêu

cầu, nhiệm vụ, nên mặc dù đã qua đào tạo, bồi dưỡng nhưng do đầu vàokhông bảo đảm nên chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng không cao, các lớp bồidưỡng chủ yếu là ngắn hạn nên hiệu quả thấp dẫn đến cán bộ không biết việc

để làm hoặc không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ

Bốn là, một số cán bộ dù đã đạt chuẩn nhưng chưa được đào tạo, bồi

dưỡng có hệ thống; một số cán bộ chưa chịu khó học tập, rèn luyện, tác phongcông tác, nề nếp làm việc chuyển biến chậm, cán bộ còn thiếu sáng tạo trongviệc vận dụng đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà

Trang 20

nước để xây dựng nhiệm vụ chính trị của địa phương, nên chưa có những giảipháp tốt, mang tính đột phá trong thực hiện nhiệm vụ.

Năm là, chất lượng cán bộ, công chức xã còn thấp so với yêu cầu

nhiệm vụ, việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sáchcủa cấp trên xuống cơ sở không kịp thời, đầy đủ; việc triển khai thực hiệnnhiệm vụ của chính quyền cơ sở còn chậm; giải quyết công việc còn nhiều saisót, dẫn đến việc khiếu nại, kiến nghị Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận cán

bộ, công chức xã ý thức trách nhiệm với công việc không cao, làm việc theokiểu cầm chừng, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên

Sáu là, một số cán bộ, công chức xã hoạt động chưa thực sự dựa vào

pháp luật, đôi khi còn giải quyết công việc theo ý muốn chủ quan, việc ứng

xử với nhân dân, với cộng đồng còn nặng về tập quán, thói quen, tình cảm,một số cán bộ, công chức xã tư tưởng dao động, không dám làm việc trongnhững thời điểm “nóng”… một số ít cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm vớinhân dân, chưa thật sự tâm huyết với công việc, một số ít có biểu hiện suythoái đạo đức, mất đoàn kết, cơ hội, bè phái, cục bộ gia đình, dòng họ đã làmgiảm lòng tin của cán bộ và nhân dân

Bảy là, một số cán bộ, công chức tuy có trình độ nhưng năng lực các

mặt còn hạn chế, đặc biệt là năng lực, kỹ năng hành chính (thể hiện qua việcban hành, tham mưu ban hành văn bản, xử lý tình huống hành chính, thực thicông vụ…); một số làm việc thụ động, cầm chừng, trách nhiệm không cao,không nắm rõ tình hình địa phương, tình hình công việc; một số ít có biểuhiện thiếu trách nhiệm, chưa thật sự quan tâm đến cơ sở và kể cả công chứcchuyên môn theo ngành, lĩnh vực phụ trách

Tám là, một số cán bộ, công chức cấp xã chưa sử dụng hiệu quả thời

gian làm việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính có phần chưanghiêm; trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của một số cán bộ, công

Trang 21

chức chưa phát huy đúng mức nên có phần ảnh hưởng đến phong cách, tácphong, lề lối làm việc, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của

cơ quan, đơn vị

Chín là, Cán bộ, công chức xã sau đào tạo trình độ năng lực được nâng

lên, nhưng chủ yếu tham gia các khóa đào tạo theo loại hình vừa học vừa làm,đào tạo từ xa lên chất lượng sau đào tạo không cao; thực tế việc ứng dụngkiến thức chuyên môn được đào tạo vào công việc còn hạn chế

Mười là, kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ công chức xã hàng năm chưa

phản ánh đúng hết thực chết năng lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ,công chức

Mười một, việc động viên, khen thưởng đối với cán bộ, công chức xã

có lúc chưa kịp thời để tạo được động lực thi đua

c, Nguyên nhân của những hạn chế

-Nguyên nhân khách quan

+ Do điểm xuất phát thấp, là huyện miền núi, địa hình phức tạp; kinh tếchủ yếu là nông nghiệp, đã phần nào ảnh hưởng tới việc xây dựng đội ngũ cán

bộ, công chức xã đảm bảo về chất lượng, hiệu quả hoạt động

+ Thói quen sinh hoạt, nếp sống nông thôn, mang nặng tính chòm xóm,dòng họ, thân quen đã tạo ra những hạn chế trong xây dựng đội ngũ cán bộ cơsở; đặc biệt trong công tác bầu cử, đánh giá, nhận xét cũng như các khâu kháccủa công tác cán bộ

+ Chính sách về công tác cán bộ còn nhiều bất cập Do hoàn cảnh giađình của cán bộ, công chức; do phong tục tập quán của từng địa phương khácnhau và tính cục bộ địa phưong vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ vànhân dân, gây khó khăn trong việc luân chuyển cán bộ, công chức từ huyện về

xã, cũng như các xã trong huyện

- Nguyên nhân chủ quan

Ngày đăng: 17/09/2017, 12:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/6/1997 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày18/6/1997 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cánbộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1997
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công tác tổ chức và cán bộ theo 3 Nghị quyết của BCHTW ( Nghị quyết TW3 khoá VII, Nghị quyết TW3 và Nghị quyết TW7 khoá VIII), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện côngtác tổ chức và cán bộ theo 3 Nghị quyết của BCHTW ( Nghị quyết TW3 khoáVII, Nghị quyết TW3 và Nghị quyết TW7 khoá VIII)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 11-NQ-TW, ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghị quyết số 11-NQ-TW, ngày25/01/2002 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 17-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, trị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghị quyết số 17-NQ/TW, ngày18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới và nângcao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, trị trấn
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 42-NQ-TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghị quyết số 42-NQ-TW, ngày30/11/2004 của Bộ Chính trị về về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quảnlý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2004
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X, Nxb Chính trị quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI, Nxb Chính trị quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
1. Bộ Nội vụ (2004): Quyết định số 03/2004/QĐ-BNV ngày 01/4/2004 quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp Khác
2. Bộ Nội vụ (2004): Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Khác
3. Bộ Tài chính (2010): Thông tư 139/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Khác
4. Bộ Nội vụ (2012): Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức, xã, phường, thị trấn Khác
5. Chính phủ (2004): Nghị định của Chính phủ số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Khác
6. Chính phủ (2009): Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Khác
7. Chính phủ (2010): Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Khác
8. Chính phủ (2010): Sửa đổi một số điều của nghị định số 24/2010/NĐ - CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Khác
9. Chính phủ (2011): Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và Chương trình cải cách hành chính nhà nước gia đoạn 2011-2002, Hà Nội Khác
10. Chính phủ (2011): Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, trị trấn Khác
11. Chính phủ (2011): Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 Khác
12. Chính phủ (2013): Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã Khác
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết số 12-NQ-TW, ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w