1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thể dục thể thao nam định giai đoạn 2016 – 2020

44 290 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 309 KB

Nội dung

Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch tỉnhNam Định, Trung tâm Thể dục thể thao Nam Định ngoài chức năng tổ chứcphong trào hoạt động thể dục thể thao quần chúng

Trang 2

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊQUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I cùngcác thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôitrong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu và thực hiện đề án.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Đãhướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thiện được đề án này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch Nam Định, lãnh đạo Trung Tâm Thể dục Thể thao Nam Định đã tận tình

hỗ trợ, cung cấp số liệu để tôi hoàn thiện Đề án Các bạn trong lớp đã đónggóp những ý kiến quý báu và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập

và nghiên cứu tại trường

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng thời gian viết đề án có hạn và kiếnthức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót Tôi rất mong nhậnđược sự quan tâm hướng dẫn, góp ý của thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để

Đề án của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC 3

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do xây dựng đề án 1

2 Mục tiêu của đề án 2

3 Giới hạn của đề án 3

B NỘI DUNG 4

1 Cơ sở xây dựng đề án 4

1.1 Cơ sở khoa học 4

1.1.1.1 Khái niệm TDTT 4

1.1.1.3 Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Trung tâm TDTT 5

1.1.1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm TDTT Nam Định 6

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 6

1.3 Cơ sở thực tiễn 10

2 Nội dung thực hiện của đề án 10

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 10

2.1.1 Bối cảnh phát triển thể dục thể thao quốc tế và trong nước 10

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định 12

2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện 26

2.4 Các giải pháp thực hiện đề án 29

3 Tổ chức thực hiện đề án 31

3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 31

3.2 Tiến độ thực hiện đề án 33

3.3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án 33

4 Dự kiến hiệu quả của đề án 34

4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 34

4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 35

4.3 Những thuận lợi, khó khăn khi triển khai đề án 35

Trang 4

2 Kết luận 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Lý do xây dựng đề án

Hoạt động TDTT nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượngcuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực… Phát triển TDTT đượcxem là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện mụctiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Chính vì vậy, ngay

từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân tập thể dục vì “Dân cường thì nước thịnh”

Đó cũng là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo, chỉđạo xây dựng và phát triển đất nước với định hướng: vì sức khỏe và hạnhphúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch tỉnhNam Định, Trung tâm Thể dục thể thao Nam Định ngoài chức năng tổ chứcphong trào hoạt động thể dục thể thao quần chúng trong toàn tỉnh còn đượcgiao nhiệm vụ tuyển sinh và đào tạo các bộ môn thể thao: Bóng đá, Boxing,Điền kinh, Bơi lội, Vật, Cầu lông, Bóng bàn, Vovinam, Judo, Lặn Ngoài raTrung tâm còn có các đội tuyển của các Tỉnh, Thành, Ngành trên toàn quốc vềtập huấn và thi đấu Trung tâm TDTT Nam Định là đơn vị duy nhất của ngànhvăn hóa, thể thao và du lịch làm công tác đào tạo, huấn luyện và tổ chức thiđấu thể thao thành tích cao từ đó tuyển chọn những VĐV xuất sắc của cácmôn thể thao vào đội tuyển Tỉnh cũng như đội tuyển Quốc gia

Thực hiện nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua, hoạt động Trungtâm TDTT đã đạt nhiều thành tích:

phong trào tập luyện TDTT của quần chúng nhân dân đã có bước pháttriển mới cả về bề rộng và chiều sâu Cơ chế, thể chế quản lý nhà nước vềTDTT được củng cố và hoàn thiện; hình thành hệ thống các tổ chức xã hội về

Trang 6

TDTT Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tập luyện và thi đấu ngày càng hiệnđại Xã hội hóa hoạt động thể thao thành tích cao phát triển phù hợp với xuthế phát triển thể thao thành tích cao hiện đại trên thế giới Hoạt động giaolưu, hợp tác về thể thao đã góp phần nâng cao trình độ HLV, VĐV, năng lực tổchức, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, trọng tài, nhân viên y tế

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong những nămgần đây, hoạt động của Trung tâm còn có nhiều hạn chế, dẫn đến kết quả:Phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh nhưng chưa đều, chất lượngchưa cao; Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường và các hoạt động thểthao ngoại

khóa của học sinh chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì vànâng cao sức khỏe cho học sinh; Nội dung, phương pháp huấn luyện VĐVcòn lạc hậu; công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức trong huấn luyện thể thaochưa được quan tâm đúng mức…

Từ lý do trên, với cương vị Phó Giám đốc Trung tâm TDTT – Sở Văn

hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, tôi lựa chọn đề án: ‘‘Nâng cao hiệu

quả hoạt động của Trung tâm thể dục thể thao Nam Định giai đoạn 2016 – 2020" làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.

Trang 7

- Đảm bảo quy mô đào tạo khoảng 250 – 350 vận động viên các mônthể thao;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảochất lượng đáp ứng yêu cầu của đơn vị

- Đổi mới phương pháp huấn luyện và tập luyện theo hướng tích cực,khai thác thế mạnh của các đội tuyển trong Trung tâm;

- Tổ chức các hoạt động văn hóa- thể thao đáp ứng nhu cầu sáng tạo

và hưởng thụ của nhân dân

3 Giới hạn của đề án

3.1 Đối tượng của đề án

Hiệu quả hoạt động của Trung tâm thể dục thể thao Nam Định

3.2 Thời gian, không gian thực hiện đề án

Giới hạn về không gian: Trung tâm TDTT tỉnh Nam Định.

Giới hạn về thời gian: Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.

Trang 8

1.1.1.2 Nội dung hoạt động của Trung tâm TDTT tỉnh Nam Định

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đã được quy định, hoạt động củaTrung tâm TDTT Nam Định đặt trọng tâm vào các nội dung sau:

+ Tham mưu cho Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Nam Địnhnhững định hướng, chủ trương, xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển sựnghiệp Thể dục Thể Thao trên địa bàn Tỉnh Nam Định

+ Mở rộng và phát triển phong trào Thể dục thể thao nhằm nâng caosức khỏe cộng đồng Chăm lo xây dựng đào tạo lực lượng thể thao tiêu biểu,năng khiếu, đội ngũ huấn luyện viên, cộng tác viên, trọng tài …

+ Xây dựng, huấn luyện, bồi dưỡng và phát triển các bộ môn thể dụcthể thao trên địa bàn Tỉnh Nam Định

Trang 9

+ Tổ chức các hoạt động Thể dục thể thao: thi đấu, huấn luyện, luyệntập, bồi dưỡng năng khiếu, mở các lớp Thể dục thể thao cơ bản cho mọi đốitượng nghiệp dư, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tập luyện TDTT trênđịa bàn.

+ Đào tạo các hướng dẫn viên Thể dục thể thao và hỗ trợ về chuyênmôn cho phong trào Thể dục thể thao ở các cơ sở trên địa bàn thành phố

+ Kiểm tra, đôn đốc đội tuyển các môn Thể Thao thuộc quản lý củaTrung Tâm TDTT Nam Định trong việc thực hiện các chỉ tiêu về rèn luyệnthân thể, số người tham gia tập luyện thường xuyên

+ Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan để triển khai cáchoạt động thể dục, thể thao và hướng dẫn các hội quần chúng thực hiện nhiệm

vụ phát triển phong trào thể dục thể thao, gia đình thể thao

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện tậpluyện của Trung tâm theo đúng phân cấp

1.1.1.3 Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Trung tâm TDTT

a Các yếu tố bên ngoài

- Sự phát triển kinh tế- xã hội

- Trình độ phát triển khoa học- kỹ thuật

- Cơ chế, chính sách

b Các yếu tố bên trong

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Nguồn lực con người

- Nội dung, phương thức hoạt động, huấn luyện

- Nguồn lực tài chính

Trang 10

1.1.1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm TDTT Nam Định

Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm TDTT Nam Địnhdựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác của 06 bộ phận công tác vớicác tiêu chí như đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an toàn, kịp thời, chuyênnghiệp, khoa học

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý

1.2.1 Cơ sở chính trị

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng ta luôn coi pháttriển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội Cácnghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ từ của Đảng đã xác định nhữngquan điểm cơ bản và chủ trương lớn để chỉ đạo công tác thể dục thể thao, nhất

là trong sự nghiệp đổi mới

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX

trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, về thể dục thể

thao đã nêu rõ: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc

con người Việt Nam, tăng cường tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi Tăng cường thể lực của thanh niên Phát triển mạnh thể dục thể thao, kết hợp tốt thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại Có chính sách và cơ chế phù hợp để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao của khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới”

Nghị quyết Đại hội Đảng X tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh các hoạt

động thể dục thể thao cả về quy mô và chất lượng Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là

Trang 11

trong thanh niên, thiếu niên Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học Mở rộng quá trình chuyên nghiệp hóa thể thao thành tích cao Đổi mới

và tăng cường hệ thống đào tạo vận động viên trẻ Từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao công lập sang áp dụng chế độ tự chủ tài chính, tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện như các tổ chức dịch vụ công cộng khác Khuyến khích các doanh nghiệp ngoài công lập đầu tư và kinh doanh cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao Phân định rõ trách nhiệm giữa

cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các tổ chức, liên đoàn, hiệp hội thể thao Chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao cho các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài công lập thực hiện ”

Trong chỉ thị 17- CT/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng đã chỉ

rõ phát triển rộng rãi trong quần chúng với khẩu hiệu: “Đẩy mạnh hoạt động

TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam Phát triển phong trào TDTT quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt động văn hoá thể thao".

Nghị quyết Đại đội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “ cần phát

triển mạnh phong trào thể dục, thể thao đại chúng, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng một số môn thể thao thành tích cao nước ta có ưu thế Kiên quyết khắc phục nhwuxng hiện tượng tiêu cực trong thể thao”

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về việc

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục,

Thể thao đến năm 2020 đã xác định quan điểm: “Phát triển thể dục, thể thao

là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực;

Trang 12

giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác thể dục, thể thao, bảo đảm cho sự nghiệp thể dục, thể thao ngày càng phát triển Đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục, thể thao”;

Nghị quyết số 25/NQ-HĐND tỉnh Nam Định về Phát triển thể dục thể

thao tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn 2030 đã xác định mụctiêu : “Phát triển thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tăng tuổi thọ người dân Nam Định; Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn việc phát triển phong trào thể dục, thể thao với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu đô thị văn minh; Phát triển lực lượng vận động viên góp phần nâng cao thành tích của tỉnh Nam Định, giành thứ hạng cao trong Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VIII - 2018 được tổ chức tại An Giang và đóng góp nhiều vận động viên cho ASIAD – 2019”

1 2.2 Cơ sở pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ban hành kèm theo Lệnh số 77/2006/QH11

ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam;

Trang 13

−Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Chươngtrình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày

01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước

phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020;

- Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 ban hành kèm Quyết

định số 58/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 ban hành kèm

Quyết định số 2198/QĐ-TTG ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể

thao cơ sở giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030;

−Quyết định số 1174/QĐ-BVHTTDL ngày 05/4/2011 của Bộ Văn

hoá, Thể thao và Du lịch về phê duyệt Chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ

chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020;

−Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030;

−Quyết định số 2341/QĐ-TTg ngày 2/12/2013 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định

đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

−Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của UBND tỉnh về

phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh Nam Định

giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Trang 14

−Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 12/6/2013 của UBND tỉnh về

việc phê duyệt đề án phát triển thể dục thể thao tỉnh Nam Định giai đoạn

Trong phát triển thể thao đỉnh cao, các quốc gia có xu hướng điều chỉnhthu hẹp số môn thể thao chủ đạo, số lượng vận động viên thể thao có tiềmnăng giành huy chương để đầu tư có trọng điểm nhằm mục tiêu giành Huychương vàng Olympic và ưu tiên môn thể thao nhiều lần giành huy chươngvàng Olympic; có sự thay đổi quan niệm trong huấn luyện thể thao truyềnthống như tối ưu hóa phương thức huấn luyện, nâng cao trình độ thi đấu củavận động viên trong thời gian ngắn

Xu hướng ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, tự động hóaphương pháp vận động và đo lường thể chất trong hoạt động TDTT ngày càng

Trang 15

phát triển và được coi là yếu tố quan trọng để nâng cao thành tích thể thao.Hoạt động giao lưu quốc tế trong đào tạo nhân tài, hợp tác trao đổi kỹ thuật vàcông nghệ thể thao cũng được khuyến khích, đẩy mạnh.

Xu hướng xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực TDTT đã vàđang phát triển mạnh mẽ, rõ rệt thể hiện ở số lượng các câu lạc bộ tập luyệnTDTT ngày càng tăng, nhiều tổ chức, tập đoàn đầu tư cho phát triển TDTT

Việc phát triển các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, côngnghệ thông tin tạo điều kiện mở rộng, hội nhập văn hóa, tiếp thu giá trị vănhóa tinh hoa của mỗi quốc gia

b Bối cảnh trong nước

Tình hình kinh tế, chính trị, an ninh trong hơn 20 năm đổi mới luônphát triển và ổn định Đời sống kinh tế của nhân dân được nâng lên rõ rệt,

từ nước có thu nhập thấp đến năm 2015 đã trở thành nước có mức thunhập trung bình – khá Tất cả những bối cảnh ấy là tiềm năng cho pháttriển giáo dục nói chung và nói riêng đối với mỗi trường Đó là lợi thế cho

đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm TDTT Nam Định giaiđoạn 2016 – 2020

- Ngành TDTT nước ta là một trong số các ngành sớm triển khai chủtrương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước, bước đầu ngành thể thao đã huyđộng được một phần không nhỏ nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp và xãhội đầu tư phát triển thể dục thể thao, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhậnthức của cán bộ quản lý ngành, huấn luyện viên, trọng tài và vận động viên;tuy nhiên, hiệu quả thu được vẫn chưa cao vì vẫn bị chi phối bởi tâm lý ỷ lại,trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước

TDTT cơ bản đã hòa nhập với xu thế chung của phong trào thể thao thếgiới, thể hiện ở các hoạt động: cải tiến hệ thống thi đấu quốc gia phù hợp với

Trang 16

hệ thống giải thể thao quốc tế; bước đầu có sự kết hợp của Nhà nước và các tổchức xã hội nghề nghiệp về TDTT trong quản lý, tổ chức các hoạt độngTDTT; hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật TDTT đã được cải thiện nhiều cả về

số lượng và chất lượng; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoahọc, công nghệ và y học thể thao có bước chuyển biến đột phá

Bối cảnh quốc tế và trong nước đã tạo ra những thời cơ thuận lợi đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, thách thức cần phải nghiên cứu xây dựng

Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của của Trung tâm TDTT Nam Định tronggiai đoạn 2016 – 2020: Sự quan tâm chỉ đạo công tác phát triển thể dục, thểthao còn hạn chế; chưa ý thức được việc đầu tư phát triển thể dục, thể thao làmột trong những yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực

và góp phần bảo đảm an sinh xã hội; Thể chế về quản lý hoạt động thể dục,thể thao ở nước ta còn thiếu đồng bộ; chưa chú trọng xây dựng chính sáchphát triển dài hạn, trung hạn, thiếu chiến lược phát triển ngành, ít các chươngtrình, dự án quy mô quốc gia; Đầu tư phát triển thể dục, thể thao thiếu tính hệthống và chưa phù hợp với quy mô, mức độ phát triển thể dục, thể thao ViệtNam, nhất là trong thời gian từ năm 2008 đến nay có phần giảm sút do ảnh

hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đối với nước ta.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, Kinh tế

2.1.1.2 Văn hóa- xã hội

a Thuận lợi

Với sự nỗ lực chung của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộngđồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội năm 2014 của tỉnh đạt kết quả đồng đều,toàn diện Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; thương mại, xuất khẩu; thu ngânsách,… đạt mức tăng trưởng khá Dịch bệnh trên người và ở đàn gia súc, gia

Trang 17

cầm được kiểm soát và khống chế Các hoạt động văn hoá, y tế được duy trì ổnđịnh, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách, đảm bảo an sinh - xã hội.

Các cấp, các ngành đã nỗ lực thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh về các nhiệm

vụ, giải pháp mang tính đột phá chiến lược đối với phát triển KT-XH của tỉnhthời gian tới như: Xúc tiến triển khai Khu Công nghiệp Dệt may Rạng Đông;tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành nhiều công trình trọngđiểm, đặc biệt là hệ thống giao thông huyết mạch đảm bảo kết nối giao thôngcủa tỉnh với vùng và quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trênđịa bàn tỉnh

Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tỉnh quan tâm chỉ đạothực hiện và đạt được nhiều kết quả tốt, được Trung ương đánh giá là 1 trongnhững tỉnh dẫn đầu toàn quốc về xây dựng nông thôn mới

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được duy trì và đạt được nhiều thành tựumới Công tác đào tạo nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo nghề cho lao độngnông thôn tiếp tục được quan tâm

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ động đấutranh phòng ngừa các hành động lợi dụng biểu tình gây rối an ninh trật tự liênquan đến vấn đề biển Đông Duy trì tốt công tác tiếp dân và thực hiện nghiêmcác quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng,thực hành tiết kiệm Đã tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt là các

vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài

b Khó khăn

Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn còn khókhăn; sức mua của thị trường còn yếu Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt độngcòn cao, số doanh nghiệp phục hồi hoạt động trở lại còn ít

Trang 18

Việc chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, tỷ lệ

cơ giới hoá trong các khâu sản xuất nhất là khâu gieo cấy còn thấp Tình trạng

vi phạm các công trình đê điều, thủy lợi còn phức tạp

Công tác cải cách hành chính có những nội dung chưa đáp ứng đượcyêu cầu mang tính đột phá, hoạt động của bộ phận giao dịch hành chính mộtcửa ở một số địa phương, đơn vị chưa thực sự hiệu quả, còn hình thức

Tình trạng khiếu nại tố cáo ở một số nơi còn phức tạp, một số vụ việc

cũ đã được các cấp, các ngành giải quyết nhưng công dân vẫn kiến nghị, đềnghị và gửi đơn thư đi nhiều nơi

2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động của Trung tâm thể dục thể thao tỉnh Nam Định

2.2.1 Thực trạng của Trung tâm TDTT

2.2.1.1.Cơ cấu tổ chức

Trung tâm Thể dục thể thao tỉnh Nam Định là đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định Hiện nay, tổng số cán bộ,viên chức của trung tâm là 51 người Cơ cấu tổ chức của trung tâm gồm:Lãnh đạo trung tâm (01Giám đốc trung tâm; 03 phó Giám đốc) và 06 phòngnghiệp vụ chuyên môn bao gồm: Phòng tài vụ, Phòng hành chính, phòng huấnluyện, Phòng y học TDTT, Phòng tổ chức thi đấu và khai thác dịch vụ, phòng

kỹ thuật vận hành

Phòng tài vụ: Quản lý, theo dõi và thực hiện các chế thu, chi tài

chính theo sự phân công của Sở

Phòng hành chính: phụ trách bao gồm các mảng việc: quản lý tài

sản, cơ sở vật chất, bảo dưỡng sân bãi, dụng cụ, mua sắm dụng cụ nhỏ, quản

lý nhà xe, quản lý các tòa nhà vận động viên ở nội trú, nhà khách, vệ sinh môi

Trang 19

trường khu vực ký túc xá, trang bị các đồ dùng phục vụ sinh hoạt và học tậpcủa VĐV.

Phòng huấn luyện: phụ trách công việc đào tạo và huấn luyện vận

động viên, tổ chức tập huấn và huấn luyện các đội tuyển của Tỉnh nhằm nângcao thành tích thi đấu đồng thời tổ chức các đội tuyển của các huyện, thànhphố về tuận huấn và thi đấu tại Trung tâm

Phòng Y học TDTT: phụ trách công việc chăm sóc sức khỏe, phụ hồi

thể lực và điều trị chấn thương, theo dõi kiểm tra y học cho vận động viên

Phòng tổ chức thi đấu và khai thác dịch vụ: phụ trách các giải thi

đấu được tổ chức tại Trung tâm và quản lý các dịch vụ kinh doanh có thu(theo qui định của nhà nước) về các hoạt động văn hóa, TDTT tại Trung tâm

để phục vụ nhu cầu tập luyện và rèn luyện sức khỏe của nhân dân trong tỉnh

Phòng kĩ thuật vận hành: phụ trách công việc duy tu, bảo dưỡng và

vận hành hệ thống máy móc một cách có hiệu quả các công trình TDTT doTrung tâm quản lý

2.2.1.2 Công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo trung tâm

− Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác chăm lo đời sống

và điều kiện làm việc cho CBVC:

Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, BGĐ vàCông đoàn chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị cán bộviên chức năm 2015, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho CBVC,HLV, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cơ quan: công khai hóa cáchoạt động của cơ quan và các quyền lợi của CBVC, HLV

Quy chế làm việc, quy chế phối hợp, quy chế dân chủ ở cơ sở thườngxuyên chú trọng thực hiện Hàng tháng Trung tâm tổ chức các cuộc họp nhằm

rà soát, kiểm tra và đánh giá về tình hình công tác của toàn Trung tâm, nắm

Trang 20

bắt tâm tư nguyện vọng và giải đáp các ý kiến thắc mắc của CBVC, NLĐ nảysinh trong quá trình công tác.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời xem xét giải quyếtcác vấn đề bức xúc của CBVC-LĐ, HLV và VĐV, nâng cao hiệu quả công tácquản lý Nhà nước

Luôn chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của CBVC-NLĐ,thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần vật chất của CBVC, HLV vàcác em VĐV

Chú trọng về công tác xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh, quantâm tạo điều kiện cho CBVC, HLV tham gia học tập nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, từ đó làm tốt công việc được giao

− Công tác xây dựng các Đề án, Thông tư, văn bản quy phạm phápluật được giao, công tác xây dựng ban hành các văn bản của đơn vị: Xây dựng

đề án chiến lược phát triển Trung tâm TDTT Nam Định giai đoạn từ năm

2013 đến năm 2020

2.2.1.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Tổng diện tích toàn Trung tâm TDTT Nam Định là 20 ha, trong đó cơ

sở hạ tầng của Trung Tâm TDTT Nam Định bao gồm 1 tòa nhà 5 tầng có

60 phòng ở trong đó tầng 1 Ban quản lý VĐV, phục vụ ăn uống và các dịch

vụ, tầng 3,4,5 dành cho các vận động viên và huấn luyện, tầng 2 dành riênglàm nhà khách phục vụ các sự kiện và khai thác dịch vụ dành cho các đoàn

về tập huấn Khu làm Việc hành chính của Ban Lãnh đạo, cán bộ côn nhânviên của toàn Trung Tâm TDTT Nam Định Có 1 sân vận động ThiênTrường dành cho tổ chức các sự kiện lớn, thi đấu các trận Bóng Đá, tậpluyện môn Điền Kinh;Cung Thể Thao Nam Định do Trung Tâm TDTTquản lý bao gồm nhà thi đấu đa năng, Bể Bơi mái che, 2 sân tập Bóng Đá,

Trang 21

2 sân Quần Vợt, có trạm y tế với đội ngũ bác sĩ y học TDTT được đào tạo

cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho cán bộ cũng như VĐVcủa Trung TâmTDTT Đặc biệt trạm y tế được trang bị hệ thống thiết bịmáy móc giúp việc chữa trị cũng như hồi phục chấn thương trong tập luyệncho các vân động viên

Cơ sở vật chất Nam Định có một nhà thi đấu với diện tích 4000 chỗngồi, một nhà đa năng giành cho thi đấu và tập luyện diện tích 1500m2 01nhà tập cầu lông có 06 sân tập, 01 nhà tập Bóng bàn diện tích 600m2, gồmnhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ thi đấu và tập luyện, hai nhà tập các bộmôn Võ, 01 nhà tập Vật, 01 nhà tập Cử tạ, 02 bể bơi, 03 sân bóng đá, 01 sânĐiền kinh trải nhựa tổng hợp tiêu chuẩn và hiện đại 02 sân Tenis, 01 sânbóng rổ và 01 sân Bóng Chuyền Tất cả các sân bãi của Trung Tâm TDTTNam Định đều đáp ứng được nhu cầu tập luyện cũng như tổ chức các giải thiđấu trong nước và khu vực

Năm 2015, trên cơ sở Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các văn bản chỉđạo của ngành Văn Hóa Thể Thao Du lịch Trung tâm TDTT Nam Định tiếptục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành trung ương Đảngkhóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh hoạtđộng nghiên cứu khoa học, đánh giá và kiểm định chất lượng; tích cực thựchiện các giải pháp bổ sung, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, xây dựngnâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, từng bước cải thiệnđời sống vật chất, và tinh thần của cán bộ, HLV và nhân viên

2.2.1.4 Nguồn nhân lực

- Tổng số cán bộ viên chức là 51 người Trong đó: Cán bộ, viên chức là

36 người; Hợp đồng lao động theo Nghị định 68 là 08 người; Hợp đồng laođộng công nhật là 07 người

Trang 22

-Tổng số Huấn luyện viên, Vận động viên và Chuyên gia được triệu tậptheo quyết định của Sở Văn hóa Thể Thao Du lịch tỉnh Nam Định về tập huấntại Trung tâm cụ thể:

07 Đội tuyển: Điền kinh, Bơi, Boxing, Vật, Cầu Lông, Bóng Bàn,

Thực hiện Đề án quy hoạch phát triển TDTT tỉnh giai đoạn

2013-2015 và định hướng đến năm 2020, trong 5 năm qua, các huyện, thành phố

đã tích cực triển khai xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động thể thao gắnvới thực hiện chương trình xây dựng NTM Từ sự huy động từ các nguồnlực xã hội, đến nay các thôn, xóm, tổ dân phố trong tỉnh đều quy hoạch đấtcho hoạt động TDTT, nhiều nơi đã xây dựng NVH có khuôn viên thể thaodiện tích hàng trăm m2 với sân chơi bóng chuyền, cầu lông, bóng đá mi ni,bàn bóng bàn, sân tập dưỡng sinh…, đáp ứng nhu cầu tập luyện, nâng caosức khỏe của nhân dân

Ngày đăng: 25/10/2017, 17:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, Thể thao đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Chính trị (2011)
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2011
2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2011), Quyết định số 1174/QĐ- BVHTTDL ngày 05/4/2011 “V/v phê duyệt Chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2011), Quyết định số 1174/QĐ-BVHTTDL ngày 05/4/2011 “"V/v phê duyệt Chương trình phối hợp chỉđạo và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thể dục thểthao Việt Nam đến năm 2020
Tác giả: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Năm: 2011
3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Thể dục, Thể thao ban hành kèm theo Lệnh số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), "Luật Thểdục, Thể thao
Tác giả: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2006
4. Thủ tướng Chính phủ (2009), Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 ban hành kèm Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tướng Chính phủ (2009), "Chiến lược phát triển văn hóa đến năm2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2009
5. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 ban hành kèm Quyết định số 2198/QĐ-TTG ngày 03/12/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tướng Chính phủ (2010), "Chiến lược phát triển thể dục thể thao đếnnăm 2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2010
6. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/1/2013của Chính phủ về
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2013
7. Thủ tướng Chính phủ (2020), Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X về phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tướng Chính phủ (2020)
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2020
8. Trung tâm TDTT tỉnh Nam Định (2015), Báo cáo công tác hoạt động năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm TDTT tỉnh Nam Định (2015)
Tác giả: Trung tâm TDTT tỉnh Nam Định
Năm: 2015

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Kế hoạch tập huấn cụ thể - Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thể dục thể thao nam định giai đoạn 2016 – 2020
Bảng 2.1. Kế hoạch tập huấn cụ thể (Trang 26)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w