Những thuận lợi, khó khăn khi triển khai đề án

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thể dục thể thao nam định giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 39 - 44)

4. Dự kiến hiệu quả của đề án

4.3. Những thuận lợi, khó khăn khi triển khai đề án

4.3.1. Những thuận lợi

Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, Tổng cục TDTT giao, Trung tâm luôn chủ động xây dựng, tổ chức và triển khai kế hoạch đào tạo - huấn luyện VĐV. Bên cạnh đó, thường xuyên báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Sở, phối hợp với các phòng thể thao thành tích cao , phòng thể thao quần chúng và các ban chuyên môn của các Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao để kịp thời điều chỉnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác huấn luyện - đào tạo VĐV.

Đầu năm các đội xây dựng kế hoạch huấn luyện và đã được Lãnh đạo Sở, Lãnh Đạo Trung tâm, các Bộ môn và Liên đoàn Thể thao phê duyệt. Ban Giám đốc đã chỉ đạo các phòng chức năng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch và tạo mọi điều kiện để các đội tuyển hoàn thành kế hoạch huấn luyện đề ra.

− Tập thể cán bộ viên chức, HLV nhiệt tình và tận tâm với công việc, nội bộ luôn đoàn kết, thống nhất.

− Có mối quan hệ phối hợp hiệu quả với Với các Trung Tâm TDTT của các tỉnh thành lân cận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác. Đặc biệt là việc sử dụng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ.

− Có uy tín cao trong việc tổ chức đào tạo, huấn luyện VĐV thể thao thành tích cao, đặc biệt là 5/10 môn thể thao trọng điểm loại 1 như: Điền kinh, Bơi, Vật, Bóng Đá, Boxing. Và một số môn thể thao trọng điểm loại 2 như: Lặn , Judo, Vovinam, Bóng Bàn , Cầu Lông

− Có đặc điểm vị trí thuận lợi, điều kiện môi trường lý tưởng để tổ chức tập luyện và thi đấu.

4.3.2 Khó khăn

− Thiếu hụt lực lượng HLV, phương pháp huấn luyện của đa số các HLV chủ yếu theo kinh nghiệm, năng lực ứng dụng KH&CN trong huấn luyện còn hạn chế.

− Lực lượng VĐV kế cận chưa đảm bảo và có bước đột phá, thành tích thể thao ở một số môn còn phát triển chậm .

− Huấn luyện viên và y bác sĩ có trình độ chuyên môn chưa cao; các phương tiện kiểm tra y học và huấn luyện còn chưa đầy đủ; khả năng sử dụng phương tiện trong kiểm tra y học và xử lý các tình huống còn yếu, còn thiếu: Đội ngũ cán bộ khoa học, y tế và HLV phải tích cực bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn trong công tác đáp ứng yêu cầu của ngành trong giai đoạn hiện nay.

− Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện còn sử dụng chung với nhiều môn nên phần nào ảnh hưởng đến việc tập luyện của VĐV.

C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 1. Kiến nghị

Được sự chỉ đạo của Chi bộ, Ban Giám đốc và sự phối hợp của các phòng ban; cùng với sự nỗ lực của các VĐV, đã đạt được những thành tích trên. Tuy nhiên, trong quá trình công tác có những khó khăn, tồn tại, hạn chế cần khắc phục và qua đó có các kiến nghị, đề xuất với Sở Văn Hóa Thể Thao Du Lịch như sau:

− Trung tâm TDTT tỉnh Nam Định là đơn vị đóng ở Khu vực Đồng bằng sông Hồng, nên ngoài nhiệm vụ đào tạo và huấn luyện, Trung tâm còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho công tác TDTT của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Đề nghị Lãnh đạo Sở quan tâm hơn nữa về mặt cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ VĐV.

− Đề nghị được hỗ trợ thực phẩm thuốc kịp thời để có hiệu quả hơn trong công tác huấn luyện, thi đấu.

− Đảm bảo số lượng HLV, cán bộ y tế, nhân viên phục vụ các đội tuyển thể thao của tỉnh và các đội tuyển trẻ tại Trung tâm.

− Các VĐV trọng điểm cần tập trung huấn luyện riêng, có cán bộ y tế, cán bộ khoa học theo dõi thường xuyên, được đáp ứng kịp thời các điều kiện hỗ trợ cần thiết về chuyên môn, khoa học và y tế để nâng cao thành tích thể thao.

− Cần có biện pháp cụ thể và chế tài rõ ràng để triệu tập các HLV giỏi và các VĐV có trình độ trong thành phần các đội tuyển thể thao quốc gia. Xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành quyết định triệu tập của Sở.

− Tăng cường đầu tư cơ sở vật chấtvới các điều kiện quản lý, giáo dục và phục vụ tốt nhất, đảm bảo tốt các điều kiện hỗ trợ về khoa học, y học và cơ sở vật chất để nâng cao thành tích thể thao theo nhiệm vụ, chiến lược

đặt ra. Sớm phân bổ cho Trung tâm 01 xe ô tô 45 chỗ để phục vụ trong quá trình công tác và đi thi đấu của các độ tuyển trong Trung Tâm.

− Kính đề nghị Sở làm việc với Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh, Bộ Văn hóa Thể Thao Du Lịch và các cơ quan liên quan biên chế bổ sung cho các VĐV có thành tích xuất sắc và đã đóng góp lớn cho ngành TDTT Tỉnh Nam Định.

2. Kết luận

Hoạt động TDTT trên địa bàn nói chung, công tác đào tạo, huấn luyện TDTT trên địa bàn nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm TDTT Nam Định giai đoạn 2016 – 2020 hiện nay là một yêu cầu tất yếu phù hợp với quá trình đổi mới của địa phương nói chung và chủ trương phát triển TDTT tỉnh Nam Định nói riêng.

Trung tâm TDTT Nam Định trong những năm vừa qua đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Sở Văn Hóa, Thể Thao Du Lịch tỉnh Nam Định, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh,Tổng cục TDTT giao cho. Những kết quả của Trung tâm có sự đóng góp thành tích không nhỏ của đội ngũ CBVC, HLV, các VĐV tại Trung tâm.

Việc không ngừng nâng cao hiệu quả quả hoạt động của Trung tâm TDTT Nam Định không phải là trách nhiệm của một cá nhân mà là trách nhiệm của Chi Bộ, Ban lãnh đạo các Phòng ban và cán bộ, công chức trong Trung tâm. Tuy nhiên, trách nhiệm trước hết thuộc về Ban Giám Đốc. Vì vậy, thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm TDTT Nam Định giai đoạn 2016 – 2020" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cần thiết.

Đề án này của tác giả chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót nên rất mong được sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp,… Tác giả xin chân thành cảm ơn và mong được sự đóng góp tham gia ý kiến để khắc phục được những khuyết điểm và hạn chế để đề án của tác giả được hoàn thiện và thực sự hữu ích.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, Thể thao đến năm 2020;

2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2011), Quyết định số 1174/QĐ- BVHTTDL ngày 05/4/2011 “V/v phê duyệt Chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020”;

3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Thể dục, Thể thao ban hành kèm theo Lệnh số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

4. Thủ tướng Chính phủ (2009), Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 ban hành kèm Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009;

5. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 ban hành kèm Quyết định số 2198/QĐ-TTG ngày 03/12/2010;

6. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020;

7. Thủ tướng Chính phủ (2020), Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X về phát triển thể dục thể thao đến năm 2020;

8. Trung tâm TDTT tỉnh Nam Định (2015), Báo cáo công tác hoạt động năm 2015;

9. UBND tỉnh Nam Định (2013), Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 12/6/2013 về việc phê duyệt đề án phát triển thể dục thể thao tỉnh Nam Định giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thể dục thể thao nam định giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w