1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP BÀI CẢNH KHUYA CỦA HỒ CHÍ MINH

33 5,4K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 8,1 MB

Nội dung

Giáo án dự thi dạy học tích hợp bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh: dạy học tích hợpCảnh KhuyaHồ chí Minh.PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊNI. Tên hồ sơ dạy học: DỰ ÁN VÀ GIÁO ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP:Tiết 44 : CẢNH KHUYAPHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊNI. Tên hồ sơ dạy học: DỰ ÁN VÀ GIÁO ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP:Tiết 44 : CẢNH KHUYAGiáo án minh họa:TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp học2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:

Trang 1

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA

GIÁO VIÊN

I Tên hồ sơ dạy học: DỰ ÁN VÀ GIÁO ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP:

Tiết 44 - Văn bản: CẢNH KHUYA

Trang 2

II Mục tiêu dạy học:

1.Kiến thức:

- Học sinh nắm được nội dung nghệ thuật của bài thơ

- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu nước sâunặng cùng tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với vận mệnh dân tộc của Bác Hồ biểuhiện trong bài thơ

- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

- Thấy được sự sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liêntưởng, kết hợp miêu tả, biểu cảm

- Giáo dục học sinh tình cảm yêu thiên nhiên và kính yêu, biết ơn Bác Hồ Từ

đó biết sống, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

5 Tích hợp các liên môn:

+ Phân môn Tiếng Việt: Khi phân tích, cảm nhận từng câu thơ, tôi đã hướng

dẫn học sinh tích hợp với phần Tiếng Việt về các biện pháp tu từ như: Phép so sánh(ở lớp 6 – bài 19), phép điệp ngữ, các kiểu điệp ngữ ở lớp 7(bài 13), Phép nhân hóa ởlớp 6 (bài 22) và một số thủ pháp nghệ thuật nổi bật của thơ cổ như: phép đối, nghệthuật lấy động tả tĩnh

+ Phân môn Văn bản:

- Thơ của Nguyễn Trãi (Bài “Côn Sơn ca” lớp 7): Khi phân tích câu thơ miêu tả âmthanh tiếng suối tôi có liên hệ đến câu thơ của Nguyễn Trãi hơn 600 năm về trướctrong “Côn Sơn ca” mà các em đã được tìm hiểu ở bài 16

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

Qua đó học sinh thấy được sự gần gũi, thân thiết giữa hai hồn thơ cũng như sựkhác biệt giữa Bác Hồ với các danh nho xưa: Nguyễn Trãi về với Côn Sơn là để ở ẩn;

xa lánh bụi trần, danh lợi; lấy suối, đá, thông, trúc làm bầu bạn Bác Hồ cũng đến với

Trang 3

chốn lâm tuyền Việt Bắc nhưng là để làm cách mạng, xây dựng chiến khu đánh Pháp.

Và suối đã trở thành bài ca, câu hát nâng đỡ tâm hồn Bác trong suốt những năm dàikháng chiến gian khổ

- Bài “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm dịch (lớp

7 – Trích học đoạn: “Sau phút chia li”):

- Hình ảnh trăng, hoa trong thơ Bác gợi ta nhơ đến những vần thơ cổ đầy ước lệtrong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm

“Hoa dãi nguyệt nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong long xiết đau.”

- Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ - lớp 6): Ở phần 2,khi phân tích hai câu thơ cuối, nhằm giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn tình cảmyêu nước sâu nặng và tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác Hồ đối với vận mệnhdân tộc, tôi đã hướng dẫn học sinh tích hợp với bài “Đêm nay Bác không ngủ” củanhà thơ Minh Huệ mà các em đã được học ở lớp 6 (bài 23): Trong bài thơ “Đêm nayBác không ngủ”, nhà thơ Minh Huệ cũng đã viết về nỗi lo việc nước của Bác trongmột đêm không ngủ trên đường Người tham gia chiến dịch Biên Giới năm 1950:

“… Bác thương đoàn dân công Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Ngoài trời mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt

Một canh … hai canh … lại ba canh Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thànhCanh bốn, canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

Trang 4

+ Phân môn Tập làm văn: Phương thức biểu đạt biểu cảm, miêu tả, phát biểu

cảm nghĩ về tác phẩm văn học ( Bài 12,13 - Lớp 7): Qua phần phân tích, tìm hiểu bàithơ “Cảnh khuya”, học sinh vận dụng tích hợp với phần Tập làm văn để thực hànhtạo lập văn bản phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học với bài tập ở phần luyệntập sau bài học: Viết bài văn trình bày cảm nghĩ của em về hai câu thơ đầu bài thơ

“Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

+ Môn lịch sử lớp:

- Trong phần giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, tôi đã tích hợp với phần lịch

sử lớp 9 bài 16 – Một số nét về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, quátrình ra đi tìm đường cứu nước, những ngày tháng hoạt động cách mạng ở chiến khuViệt Bắc thông qua những hình ảnh, video tư liệu kết hợp với lời giới thiệu:

“Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một vùng quê giàu truyềnthống văn hóa, cách mạng

Làng Sen – Nghệ An, quê nội Bác

Lớn lên chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, Người luôn đau đáu trong lòng một nỗi niềm cứu nước, cứu dân Ra đi tìm đường cứu nước khi mới 21 tuổi

Trang 5

Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàu

đã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911

Bác Hồ tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp (1920)

Trải qua hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu Tháng 2 năm 1941, Người trở vềnước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng của dân tộc

Trong những ngày kháng chiến chống Pháp gian khổ và ác liệt, Bác đã cùng bộđội ta nếm mật nằm gai Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô kháng chiến

Trang 6

Bác Hồ hoạt động cách mạng ở chiến khu Việt Bắc

“Nơi đây sống một người tóc bạcNgười không con mà có triệu conNhân dân ta gọi Người là Bác

Cả đời Người là của nước non”

Cả cuộc đời Bác đã giành trọn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc: Mộtđời vì nước, vì dân

Chúng ta cùng theo chân Bác trở về với thủ đô đại ngàn Việt Bắc trong nhữngnăm đầu của cuộc kháng chiến trường kì.”

Trang 7

Video Bác Hồ ở Việt Bắc

-Trong phần phân tích hai câu cuối – Nỗi lo việc nước của Bác, liên hệ đếncuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở thời điểm năm 1947; đang diễn ra chiếndịch Việt Bắc – Thu Đông (Sử 9 – Bài 25) Qua đó, học sinh hiểu được một số đặcđiểm về tình cách mạng Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chốngPháp vô cùng khó khăn, gian khổ, gay go Đồng thời thấy được nỗi niềm day dứtnon nước của nhà thơ, người chiến sĩ, vị lãnh tụ vĩ đại trong hoàn cảnh đó

+ Môn Địa lí: Trong phần giới thiệu về tác phẩm để học sinh hiểu rõ hơn về

hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Cảnh khuya”, tôi đã giúp học sinh tìm hiểu một số đặcđiểm địa lí về khu căn cứ địa Việt Bắc; thông qua một số hình ảnh, câu hỏi và lời giớithiệu về khu địa danh Việt Bắc cũng như hang Pác Bó – nơi Bác Hồ hoạt động cáchmạng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp:

Trang 8

Hang P¸c Bã

Lược đồ khu căn cứ địa Việt Bắc

Việt Bắc là một khu vực thuộc vùng núi phía BắcHà Nội thời kháng chiếnchống Pháp (1945-1954) bao gồm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ Ngày nay nó thường đượchiểu là khu vực gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, TuyênQuang, Thái Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái

Việt Bắc chính là Thủ đô kháng chiến, bởi đây là nơi trú đóng của đầu não ĐảngCộng sản Việt Nam thời kỳ trước CM tháng Tám năm 1945, và là nơi trú đóng củađầu não chính phủ Việt Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)

Trên mảnh đất này có nhiều núi non, rừng rậm, sông suối rất thuận lợi cho cácđội du kích, các cơ sở cách mạng hoạt động Và hang Pác Bó chính là nơi Bác Hồlàm việc, hoạt động cách mạng

Trang 9

Hang Pác Bó – Nơi Bác Hồ làm việc

+ Môn giáo dục công dân: Tích hợp giáo dục học sinh tình cảm kính yêu, biết

ơn, cảm phục Bác Hồ - Vị lãnh tụ, danh nhân văn hóa

+ Môn Mĩ Thuật: Sau khi phân tích xong bài thơ, học sinh vận dung những kĩ

năng của môn Mĩ Thuật để khái quát nội dung bài học theo sơ đồ tư duy ở câu hỏithảo luận: vẽ sơ đồ tư duy nội dung 2 câu thơ đầu, 2 câu thơ cuối

+ Môn HĐNG LL lớp 7- Tư tưởng Hồ Chí Minh, rèn luyện kĩ năng sống:

Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua bài tậpliên hệ: Trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”hiện nay, qua bài thơ “Cảnh khuya”, em học tập được điều gì ở Bác

Đồng thời qua đó cũng góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Biết kínhyêu, biết ơn, cảm phục Bác Hồ - Vị lãnh tụ, danh nhân văn hóa; biết yêu thiên nhiên,yêu gia đình, quê hương, đất nước; sống có trách nhiệm với gia đình, quê hương, đấtnước bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như nỗ lực cố gắng rèn luyện, chăm chỉhọc hành để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, thực hiện lời dạy củaBác Hồ năm xưa

+ Môn Âm Nhạc: Kết thúc bài học, học sinh cảm nhận những tình cảm và tấm

lòng bao la cùng tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác Hồ đối với vận mệnh dân tộcqua giai điệu bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”, sáng tác của nhạc sĩ Thuận Yến.(Video bài hát)

Trang 10

III Đối tượng dạy học:

Học sinh lớp 7A, số lượng 38 em Là học sinh lớp 7 nhưng do các em là họcsinh vùng nông thôn, lại là học sinh đầu cấp nên khả năng cảm thụ văn học của các

em còn hạn chế

Hơn nữa số lượng học sinh trong lớp học đông nên khi vận dụng nhữngphương pháp và áp dụng kĩ thuật dạy học để phát triển được năng lực phù hợp vớitừng đối tượng học sinh nhằm nâng cao năng lực cảm thụ của các em còn gặp nhiềukhó khăn

Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều khó khăn, số lượng sách báo,đặc biệt là sách tham khảo thư viện nhà trường rất hạn chế nên các em không đượcđọc, tham khảo nhiều Điều đó ít nhiều hạn chế đến khả năng hiểu và cảm thụ vănhọc của các em

IV Ý nghĩa của bài học:

- Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức cácmôn học vào bài giảng trong một môn học Ngữ Văn là việc làm hết sức cần thiết.Điều đó đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức của bộ môn Ngữ Văn

mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác như Sử, Địa

lí, Giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống cũng như những kiến thức thực tế để

tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong bài họcmột cách hiệu quả nhất

- Đồng thời ,tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trongnhiều lĩnh vực Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào việc giảngdạy một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn vấn đề đặt ra trong mônhọc đó, giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứngdụng vào thực tế đời sống

- Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức củacác môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn

đề đặt ra Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn Họcsinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sángtạo nhiều hơn Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn

Cụ thể với việc dạy bài “Cảnh khuya” theo hướng tích hợp, qua việc cảm nhận

và phân tích bài thơ, học sinh thấy được tài năng nghệ thuật thơ ca độc đáo, cùng vẻđẹp tâm hồn, tấm lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác Hồ;biết kính yêu, biết ơn, cảm phục đối với Bác Hồ - Người cha già kính yêu – vị lãnh tụ

vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hóa thế gới Hơn nữa, qua những nội dung được

Trang 11

tích hợp, bài học còn bổ sung cho học sinh những kiến thức về phần Tiếng Việt, thơ

ca của những nhà thơ khác,cũng như những kiến thức về lịch sử, Địa lí, Âm nhạc,

Mĩ Thuật, Kĩ năng sống, và cả những kiến thức thực tế như: Cuộc vận động “Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Ngoài ra, tôi còn bồi dưỡng chocác em tình cảm yêu thiên nhiên, yêu gia đình, quê hương, đất nước Để rồi từ đó các

em có ý thức sống trách nhiệm hơn đối với gia đình, với quê hương, đất nước Đóchính là những cơ sở để giúp các em yêu quý môn học Ngữ văn hơn đồng thời nângcao năng lực cảm thụ Ngữ văn của các em

V Thiết bị dạy học:

- Giáo án dạy bài học, sách giáo khoa

- Tranh ảnh minh họa nội dung bài học: Ảnh Làng Sen – quê Bác, một số hìnhảnh Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, hoạt động ở nước ngoài, ảnh Bác Hồ hoạtđộng cách mạng ở Việt Bắc, hang Pác Bó – Cao Bằng, lược đồ Việt Nam, căn cứ địaViệt Bắc, chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông; video tư liệu về Bác Hồ ở chiến khu ViệtBắc; Video bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”

- Ngoài việc chuẩn bị kiến thức phương pháp dạy học xây dựng giáo án chobài dạy tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin là máy chiếu phục vụ cho việc bổ sungcác hình ảnh, các đoạn thơ, các tư liệu, video liên quan đến nội dung bài học để chocác em có được những nhận thức sâu sắc phát huy được tính tích cực của các em.Đặc biệt ứng dụng CNTT sẽ giúp các em tự đánh giá nhận xét mình và các bạn từ đó

sẽ rút kinh nghiệm cho mình và cho bạn thông qua việc hoạt động nhóm.Qua việc sửdụng kĩ thuật dạy học mới giúp các em làm việc hiệu quả hơn Như vậy ứng dụngCNTT sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc giảng dạy

Ngoài ra tôi còn chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh ghi nội dung kết quả hoạtđộng nhóm Đồng thời giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập để đánh giá kết quảhọc tập của học sinh

VI Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

- Bài dạy đảm bảo đúng đủ kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng

- Nội dung bài dạy theo các hoạt động dạy học được trình bày đúng đủ cácbước lên lớp mà giáo án đã chuẩn bị Bằng các phương pháp và các kĩ thuật dạy họctôi vận dụng và áp dụng đúng đối tượng học sinh từ việc đặt các câu hỏi từ phát hiện,gợi mở đến câu hỏi tưởng tượng, tư duy, cảm nhận để phát huy năng lực và tính tíchcực của học sinh Từ đó các em biết liên tưởng, nhận xét đánh giá để khai thác bàidạy theo đúng mục tiêu Đặc biệt là những câu hỏi tích hợp để vận dụng các liên môntrong bài học từ đó học sinh vận dụng trong cuộc sống thực tế mà các em đang sống

Trang 12

Như vậy, sẽ giúp các em có được những kiến thức tổng hợp, sâu rộng, hướng các emđến Chân- Thiện – Mĩ.

- Việc kiểm tra đánh giá học sinh thông qua bài học bằng cách đặt những câuhỏi để các em trả lời, nhận xét, đánh giá cho nhau Từ đó tôi rút ra nhận xét cuối cùng

và qua bình giảng để khắc sâu kiến thức cho các em Cuối giờ học tôi có kiểm trachấm điểm và đánh giá kết quả học tập của học sinh

Dưới đây là bài soạn tôi đã chuẩn bị và đã áp dụng vào thực tế giờ dạy:

Tiết 44 – Văn bản: CẢNH KHUYA

(Hồ Chí Minh)

TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp học

2 Kiểm tra bài cũ:

- Gv hỏi: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, các em đã được học bài thơ nào

viết về Bác Hồ? Nội dung của bài thơ đó là gì?

- Định hướng trả lời: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, em đã được học bài

thơ viết về Bác Hồ đó là bài “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ.”Bài thơ viết về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường tham gia chến dịchBiên giới (1950) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp Qua đó, thể hiệntình cảm yêu thương sâu sắc và rộng lớn của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân

- Hs trả lời, nhận xét, cho điểm:

3 Bài mới:

Gv giới thiệu bài:

Các em ạ! Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam mà Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn Ở Người, tâm hồn chiến sĩ cách mạng và tâm hồn thi sĩ luôn hòa quyện và thống nhất Trong các sáng tác thơ văn của Người, tình yêu thiên nhiên luôn chiếm một vị trí quan trọng.

Trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc, dù bận trăm công nghìn việc nhưng tâm hồn Bác vẫn luôn gần gũi với thiên nhiên Trong đêm khuya thanh vắng, nơi rừng sâu núi thẳm: một bóng cây, ánh trăng khuya, tiếng suối xa… đã khơi gợi tâm hòn thi sĩ của Người.

Tiết học hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu một trong những bài thơ được Bác viết trong hoàn cảnh như thế Bài thơ “Cảnh khuya”.

GV: Chiếu tên bài + Hình ảnh chân dung Bác Hồ -> Ghi bảng.

Trang 13

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:

HS: Theo dõi sách giáo khoa phần chú thích *.

Hỏi: Nêu tóm tắt những nét chính về tác giả Hồ

Tích hợp môn lịch sử 9: Một số nét về cuộc đời

và sự nghiệp cách mạng – Quá trình tìm đường

cứu nước của Bác Hồ(Bài 16): Các em ạ! Bác

Hồ sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước,

ở một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, cách

mạng (Chiếu hình ảnh quê Bác)

Lớn lên chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan,

Người luôn đau đáu trong lòng một nỗi niềm cứu

nước, cứu dân Ra đi tìm đường cứu nước khi

mới 21 tuổi (Chiếu một số hình ảnh Bác hoạt

động ở ngước ngoài)

Trải qua hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu

Tháng 2 năm 1941, Người trở về nước trực tiếp

lãnh đạo cuộc cách mạng của dân tộc

Trong những ngày kháng chiến chống Pháp

gian khổ và ác liệt, Bác đã cùng bộ đội ta nếm

mật nằm gai Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ

đô kháng chiến (Chiếu hình ảnh Bác Hồ ở chiến

khu Việt Bắc)

“Nơi đây sống một người tóc bạc

Người không con mà có triệu con

Nhân dân ta gọi Người là Bác

Cả đời Người là của nước non”

Cả cuộc đời Bác đã giành trọn cho sự nghiệp

đấu tranh giải phóng dân tộc: Một đời vì nước, vì

dân

Chúng ta cùng theo chân Bác trở về với thủ đô

đại ngàn Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc

Trang 14

kháng chiến trường kì (Chiếu video Bác Hồ ở

(Tích hợp Ngữ Văn 8: Lên lớp 8 các em sẽ được

tìm hiểu tập thơ “Nhật kí trong tù” qua một số

bài thơ …)

Chiếu hình ảnh Bác Hồ và bài thơ Cảnh khuya

Hỏi: Vậy bài thơ “Cảnh khuya” được Bác viết

trong hoàn cảnh như thế nào?

Hỏi: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

HS: Bài thơ được sáng tác năm 1947, ở chiến khu

Việt Bắc, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống

Hs: Việt Bắc là một khu vực thuộc vùng núi

phía Bắc nước ta bao gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc

Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái

Nguyên

-> Gv chiếu lược đồ địa lí Việt Nam hiệu ứng

địa danh Việt Bắc – Cao Bằng, Hang Pác Bó

nơi Bác làm việc

Gv giới thiệu theo lược đồ: Việt Bắc là một khu

vực thuộc vùng núi phía BắcHà Nội thời kháng

chiến chống Pháp (1945-1954) bao gồm

nhiều tỉnh ở Bắc Bộ Ngày nay nó thường được

hiểu là khu vực gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc

Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái

Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng

- Hà - Tuyên - Thái

2 Tác phẩm:

- Sáng tác 1947, ở chiến khuViệt Bắc

Trang 15

Việt Bắc chính là Thủ đô kháng chiến, bởi đây là

nơi trú đóng của đầu não Đảng Cộng sản Việt

Nam thời kỳ trước CM tháng Tám năm 1945, và

là nơi trú đóng của đầu não chính phủ Việt

Minh trong thời kỳ kháng chiến chống

Pháp (1945 - 1954)

Trên mảnh đất này có nhiều núi non, rừng rậm,

sông suối rất thuận lợi cho các đội du kích, các cơ

sở cách mạng hoạt động Và hang Pác Bó chính

là nơi Bác Hồ làm việc, hoạt động cách mạng

Hỏi: Em biết gì về cuộc kháng chiến chống Pháp

của dân tộc ta trong thời gian này?

Hs: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn

ra từ năm 1946-1954 Những năm đầu của cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra vô cùng

gian khổ, bộ đội ta phải rút lên Việt Bắc hoạt

động bí mật Thời điểm năm 1947 chiến dịch Việt

Bắc – Thu đông đang diễn ra vô cùng ác liệt

Chiếu văn bản “Cảnh khuya”

HS: quan sát bài thơ.

Hỏi: Bài thơ được Bác Hồ viết theo thể thơ nào?

Hs: Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ

Gv: Bài thơ tứ tuyệt có cấu trúc: Khai, thừa,

chuyển, hợp Trong đó tiếng thứ 7 của câu 1,2,4

vần với nhau (Chiếu minh họa)

Cảnh khuya là một trong số ít những bài thơ tứ

tuyệt Đường luật lại được Bác viết bằng tiếng

Trang 16

(Chiếu văn bản)

Gv: Đọc mẫu một lượt

Hs: Đọc lại bài thơ một lượt

Hs: Theo dõi chú thích sgk Đọc chú thích 2

Hỏi: Dựa vào nội dung bài thơ, ta có thể chia bố

cục bài thơ này như thế nào?

Hs: Nêu ý kiến: Chia bố cục 2 phần:

- 2 câu đầu: Tả thiên nhiên cảnh khuya ở núi

rừng Việt Bắc

- 2 câu cuối: Tâm trạng của Bác Hồ

Nhận xét, bổ sung

GV: chốt lại -> ghi bảng

Chiếu minh họa bố cục.

Chuyển ý: Bài thơ được khơi nguồn cảm xúc từ

cảnh đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc, qua đó

thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác Chúng ta sẽ

phân tích bài thơ theo bố cục trên. (Ghi bảng)

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết

Hs: Bức tranh cảnh khuya được miêu tả qua âm

thanh tiếng suối trong như tiếng hát xa và hình

Gv: Mở đầu bài thơ là âm thanh tiếng suối róc

rách văng vẳng đâu đây - mơ hồ bên tai nhà thơ

- Bố cục: 2 phần

II Tìm hiểu chi tiết:

1 Hai câu thơ đầu: Bức tranh cảnh khuya ở Việt Bắc

Ngày đăng: 16/09/2017, 15:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Hình thức kiểm tra, đánh giá: - GIÁO ÁN DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP BÀI CẢNH KHUYA CỦA HỒ CHÍ MINH
1. Hình thức kiểm tra, đánh giá: (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w