Bao khớp và dây chằng Bao khớp articular capsule: tạo các túi hoạt dịch vùng trước khuỷu và sau khuỷu synovial recesses Dây chằng quanh khớp: + dây chằng vòng: cố định đầu trên xươn
Trang 1SIÊU ÂM
VÙNG KHUỶU
BS LÊ TỰ PHÚC
Trang 2I MỤC TIÊU
• Nắm rõ giải phẫu cơ bản và các mốc giải phẫu bề mặt quan trọng vùng khuỷu
• Các mặt cắt và tư thế để khảo sát vùng khuỷu
• Xác định các cấu trúc giải phẫu vùng khuỷu trên siêu âm
• Các bệnh lý hay gặp vùng khuỷu
• Hình ảnh siêu âm các bệnh lý vùng khuỷu
Trang 3II GIẢI PHẪU HỌC
Trang 4II GIẢI PHẪU HỌC
2 Bao khớp và dây chằng Bao khớp (articular capsule): tạo
các túi hoạt dịch vùng trước khuỷu và sau khuỷu (synovial recesses)
Dây chằng quanh khớp:
+ dây chằng vòng: cố định đầu trên xương quay vào xương trụ, hai đầu bám vào xương trụ, vòng quanh viền sụn đầu xương quay + dây chằng bên quay: 2 bó trước sau, từ MTLCN đến xương quay phía trước và đến mỏm khuỷu phía sau
+ dây chằng bên trụ: 2 bó trước sau, từ MTLCT đến mỏm vẹt và mỏm khuỷu
Trang 5II GIẢI PHẪU HỌC
a Phía trước
•Gân bám tận cơ nhị đầu: bám vào
lồi củ xương quay, động tác gấp và
ngửa cẳng tay (khi cẳng tay đang
sấp)
•Gân cơ cánh tay: bám vào lồi củ
xương trụ, gấp cẳng tay
•Cơ cánh tay quay: nguyên ủy 2/3
trên lồi cầu ngoài, gấp cẳng tay
3 Bốn nhóm cơ chính quanh khuỷu
Trang 6II GIẢI PHẪU HỌC
b Phía sau
•Gân cơ tam đầu cánh tay: bám
vào mỏm khuỷu, duỗi cẳng tay
Trang 7II GIẢI PHẪU HỌC
c Phía ngoài: gân duỗi chung
bám lồi cầu ngoài
Gân cơ duỗi cổ tay quay
ngắn
Gân cơ duỗi chung các ngón
Cơ duỗi ngón út
Gân cơ duỗi cổ tay trụ
d Phía trong: gân gấp chung bám lồi cầu trong
Gân cơ gấp cổ tay quay
Cơ sấp tròn
Cơ gan tay dài
Cơ gấp các ngón nông Gân cơ gấp cổ tay trụ
Dạng bàn tay
Khép bàn tay
3 Bốn nhóm cơ chính quanh khuỷu
Trang 8II GIẢI PHẪU HỌC
c Nhóm gân cơ bám lồi cầu ngoài d Nhóm gân cơ bám lồi cầu trong
3 Bốn nhóm cơ chính quanh khuỷu
Trang 9II GIẢI PHẪU HỌC
* Các cơ sấp và ngửa
Trang 10II GIẢI PHẪU HỌC
4 Các túi hoạt dịch quanh gân và xương (synovial bursa)
Các cấu trúc này giúp giảm thiểu ma sát do trượt lên nhau khi chuyển động giữa các xương, giữa gân và xương, giữa gân và gân Các cấu trúc này cũng được lót bởi màng hoạt dịch giống màng hoạt dịch khớp
nhưng không liên quan đến ổ khớp
•Túi hoạt dịch mỏm khuỷu (oclecanon bursa)
•Túi hoạt dịch nhị đầu - quay (bicipitoradial bursa)
•Túi hoạt dịch gian cốt quay - trụ (interosseous bursa)
Trang 11II GIẢI PHẪU HỌC
5 Động mạch và thần kinh vùng khuỷu
a.Động mạch cánh tay
Liên quan vùng khuỷu trước: ĐM đi trong rãnh nhị đầu trong cùng với TK giữa TK ở phía trong ĐM
b.Thần kinh quay, trụ, giữa
TK quay: thần kinh quay chọc qua vách gian cơ ngoài để trở lại khu cánh
tay trước nằm giữa cơ cánh tay và cơ cánh tay quay, mốc tìm thần kinh quay trên siêu âm vùng khuỷu là cơ cánh tay quay, nhận cảm giác mặt mu 3 ngón
rưỡi ngoài
TK trụ: mốc tìm thần kinh trụ vùng khuỷu là rãnh thần kinh trụ, nhận cảm
giác da 1 ngón rưỡi ngoài
TK giữa: phía trong động mạch cánh tay, mốc tìm thần kinh giữa vùng
khuỷu là ĐM cánh tay, nhận cảm giác da mặt lòng 3 ngón rưỡi ngoài
Trang 12III GIẢI PHẪU BỀ MẶT
Trang 13• Hai lồi cầu trong và ngoài: vuốt dọc từ cánh tay xuống khuỷu, là hai mỏm xương nằm trong cùng và ngoài cùng
• Chỏm quay: phía dưới mỏm trên lồi cầu ngoài, cảm thấy xoay khi sấp ngửa cẳng tay
• Mỏm khuỷu: thấy rõ mặt sau khi gấp cẳng tay
Trang 14III GIẢI PHẪU BỀ MẶT
• Gân cơ nhị đầu: sờ thấy rõ vùng giữa nếp
khuỷu khi gấp cẳng tay, di chuyển khi sấp
ngửa cẳng tay (thấy rõ khi gấp cẳng tay 90
độ)
• Gân cơ tam đầu: cảm nhận sự co cơ khi đặt
tay sau trên mỏm khuỷu
• Cơ cánh tay quay: gấp cẳng tay trong tư thế
sấp, cơ gồ lên nằm trước ngoài cơ nhị đầu
• Có thể cảm nhận sự co cơ của các cơ duỗi cổ
tay quay, cơ duỗi chung các ngón khi làm
động tác duỗi cổ tay, duỗi các ngón (sờ dưới
lồi cầu ngoài) Các cơ gấp cổ tay cũng có thể
cảm nhận khi sờ dưới trước lồi cầu trong
• Sờ thấy thần kinh trụ phía sau lồi cầu trong
Trang 15IV CÁC TƯ THẾ KHẢO SÁT VÙNG KHUỶU
Trang 16V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Thứ tự các lớp từ sâu ra nông
Xương Sụn khớp Mỡ trong bao khớp Bao khớp
Dây chằng Gân, cơ Lớp dưới da Lớp da
Trang 17V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
1 Mặt ngoài khuỷu: dọc
Trang 18V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
1 Mặt ngoài khuỷu: ngang mỏm trên lồi cầu ngoài
Trang 191 Mặt ngoài khuỷu: ngang qua đầu trên x.quay
V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Trang 202 Mặt trước khuỷu: dọc khớp cánh tay - quay
V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Trang 212 Mặt trước khuỷu: ngang qua chỏm con x.quay
V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Trang 222 Mặt trước khuỷu: ngang qua đầu trên x.quay
V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Trang 232 Mặt trước khuỷu: ngang qua chỏm con và ròng rọc
V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Trang 242 Mặt trước khuỷu: dọc qua cơ cánh tay
V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Trang 252 Mặt trước khuỷu: dọc bám tận gân cơ nhị đầu
V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Trang 262 Mặt trước khuỷu: dọc bám tận gân cơ nhị đầu
Khảo sát gân bám tận cơ nhị đầu Hình a: không ấn đầu dò
Hình b: ấn đầu dò Hình c, d: cắt dọc gân Hình e,f: cắt ngang gân
V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Trang 273 Mặt trong khuỷu: cắt dọc gân gấp chung
V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Trang 283 Mặt trong khuỷu: cắt dọc dây chằng bên trụ
V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Trang 294 Mặt sau khuỷu: cắt dọc gân cơ tam đầu
V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Trang 304 Mặt sau khuỷu: cắt ngang gân cơ tam đầu
V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Trang 314 Mặt sau khuỷu: cắt ngang rãnh thần kinh trụ
V HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Trang 32VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
1 Vùng khuỷu ngoài
a Tổn thương gân duỗi chung
• Viêm gân duỗi chung bám MTLCN (epicondylitis, tennis elbow) gây ra bởi sự kéo dãn lặp lại ở vị trí gắn vào xương của gân cơ duỗi chung bám MTLCN, gây vi chấn thương mạn tính thứ phát, lâu dần gây thoái hoá và/hoặc rách bán phần
• Hoạt động của cơ duỗi cổ tay quay ngắn là là yếu tố ảnh hưởng chính
• Bệnh lý này thường gặp ở các vận động viên và người chơi tennnis đặc biệt trong các cú đánh trái tay
• Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng: đau vị trí gân duỗi chung trong hoặc ngay sau hoạt động (tendinopathy); hoặc đau quanh vị trí bám vào xương (enthesopathy) Đau có thể khu trú cạnh ngoài mỏm trên lồi cầu ngoài hoặc lan xuống nửa trên cẳng tay
Trang 33VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
1 Vùng khuỷu ngoài
a Tổn thương gân duỗi chung
• Siêu âm đóng vai trò hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng trong những trường hợp nghi ngờ, cung cấp thông tin về mức độ nặng của tổn thương, đánh giá đáp ứng điều trị của các liệu pháp
• Hình ảnh siêu âm của bệnh lý viêm gân duỗi chung: gân phản âm
kém, phù nề, có thể khu trú hoặc lan toả, mất hình ảnh thớ sợi, bờ ngoài gân uốn lồi ra ngoài, hoặc khó xác định bờ ngoài của gân, tụ
dịch quanh gân
• Siêu âm Doppler màu và Doppler năng lượng: có hình ảnh tăng
tưới máu vùng gân phản âm kém
• Có thể có vôi hoá trong gân Gai xương có thể thấy ở mặt trước ngoài mỏm trên lồi cầu ngoài cũng như vùng xương mà gân bám vào
Trang 34VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
1 Vùng khuỷu ngoài
a Tổn thương gân duỗi chung
Viêm gân duỗi chung bám mỏm trên lồi cầu ngoài
Hình a, c: mặt cắt dọc Hình b, d: mặt cắt ngang RH: đầu trên xương quay LE: mỏm trên lồi cầu ngoài Đầu mũi tên: vùng gân viêm Dấu sao: vùng gân viêm nặng
Trang 35VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
1 Vùng khuỷu ngoài
a Tổn thương gân duỗi chung
Viêm và vôi hóa gân duỗi chung
RH: đầu trên xương quay
LE: mỏm trên lồi cầu ngoài
Mũi tên: vôi hóa trong gân viêm
Trang 36VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
1 Vùng khuỷu ngoài
a Tổn thương gân duỗi chung
Rách bán phần gân duỗi chung
RH: đầu trên xương quay LE: mỏm trên lồi cầu ngoài
Đầu mũi tên: các thớ gân rách co rút Dấu sao: dây chằng bên quay
Dấu sao 5 cạnh: tụ dịch vùng trống do gân bị rách co rút
Trang 37VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
1 Vùng khuỷu ngoài
a Tổn thương gân duỗi chung
Rách hoàn toàn gân duỗi chung
và dây chằng bên quay
Hình a: mặt cắt dọc bình thường Hình b: mặt cắt dọc kết hợp
nghiệm pháp căng khép cẳng tay Hình c: hình MRI kiểm chứng RH: đầu trên xương quay LE: mỏm trên lồi cầu ngoài Đầu mũi tên: dải echo kém suốt chiều dài gân Dấu sao: hai đầu đứt của dây chằng bên quay Các đường song song: độ rộng khe khớp
Trang 38VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
1 Vùng khuỷu ngoài
b Tổn thương dây chằng bên quay
• Tổn thương dây chằng ngoài khuỷu: hay gặp tổn thương của bó bám vào xương trụ (lateral ulnar collateral ligament), cơ chế cơ học tương
tự bệnh lý của gân duỗi chung Nếu không được chẩn đoán sẽ làm thất bại trong điều trị viêm gân duỗi chung, cũng như làm triệu chứng nặng hơn sau phẫu thuật
• Hình ảnh siêu âm: mất liên tục các thớ sợi của bó sâu nhất phía bên dưới gân duỗi chung Khi rách hoàn toàn cả dây chằng ngoài và gân duỗi chung cho hình ảnh mất liên tục hết bề dày của các thớ sợi cạnh ngoài khớp cánh tay – trụ, kèm theo khối máu tụ xung quanh
• Siêu âm kết hợp nghiệm pháp căng khép cẳng tay (varus stress) cho pháp chẩn đoán chính xác hơn khi có sự dãn rộng khe khớp cánh tay-trụ so sánh với bên đối diện
Trang 39VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
1 Vùng khuỷu ngoài
b Tổn thương dây chằng bên quay
Rách hoàn toàn gân duỗi chung
và dây chằng bên quay
Hình a: mặt cắt dọc bình thường Hình b: mặt cắt dọc kết hợp
nghiệm pháp căng khép cẳng tay Hình c: hình MRI kiểm chứng RH: đầu trên xương quay LE: mỏm trên lồi cầu ngoài Đầu mũi tên: dải echo kém suốt chiều dài gân Dấu sao: hai đầu đứt của dây chằng bên quay Các đường song song: độ rộng khe khớp
Trang 40VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
1 Vùng khuỷu ngoài
c Hội chứng cơ ngửa
• Hội chứng cơ ngửa (hội chứng ống thần kinh quay): chèn ép nhánh sâu thần kinh quay, do cấu trúc giải phẫu đi qua vòng gân cơ ngửa (arcade of Frohse) và giữa hai lớp nông và sâu của cơ ngửa
• Những tổn thương khác quanh vùng này chèn ép vào sợi thần cũng gây triệu chứng tương tự: u mỡ gần xương, u hoạt dịch, gãy cổ và đầu trên xương quay (gãy Monteggia) làm đẩy ép dây thần kinh, hoặc do mô sẹo hoặc can xương hình thành sau gãy bao bọc hoặc chèn ép dây thần kinh
• Lâm sàng đặc trưng bởi yếu chức năng dạng và duỗi ngón cái
• Siêu âm cho thấy dây thần kinh phù nề, hồi âm kém, bề dày không đồng đều, có thể thấy mô sẹo hồi âm kém bao ngoài
Trang 41VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
1 Vùng khuỷu ngoài
c Hội chứng cơ ngửa
Lâm sàng hội chứng cơ ngửa:
Yếu chức năng dạng duỗi ngón cái
Trang 42VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
1 Vùng khuỷu ngoài
c Hội chứng cơ ngửa
Hội chứng cơ ngửa R: xương quay S: cơ ngửa Đầu mũi tên: thần kinh
không đồng đều về độ dày triên siêu âm Mũi tên: phù nề thần kinh trên MRI Hình e: X-quang cho thấy trật đầu trên xương quay ra trước ngoài trong kiểu gãy Monteggia
Trang 43VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
2 Vùng khuỷu trong
a Tổn thương gân gấp chung
• Viêm gân gấp chung bám MTLCT (Medial epicondylitis, medial tennis elbow, Golfer’s elbow, pitcher’s elbow): gặp nhiều ở các môn thể thao hay căng dạng khuỷu tay như golf, ném lao, squash, cầu thủ ném bóng chày
• Lâm sàng: đau, khó chịu vùng phía trước của lồi cầu trong, tăng lên khi nắm chặt tay (cơ gấp các ngón nông) hoặc sấp cẳng tay có đối kháng (cơ
sấp tròn) Có thể có vôi hoá trong gân
• Hình ảnh siêu âm của bệnh lý viêm gân gấp chung: gân phản âm kém,
phù nề, có thể khu trú hoặc lan toả, mất hình ảnh thớ sợi, bờ ngoài gân uốn lồi ra ngoài, hoặc khó xác định bờ ngoài của gân, tụ dịch quanh
gân
• Siêu âm Doppler màu và Doppler năng lượng: tăng tưới máu vùng gân
phản âm kém
Trang 44VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
2 Vùng khuỷu trong
a Tổn thương gân gấp chung
Viêm gân gấp chung Hình a: mặt cắt dọc Hình b: mặt cắt ngang ME:
mỏm trên lồi cầu trong Mũi tên: vùng gân bình thường Đầu mũi tên: vùng gân viêm Dấu sao: vùng gân viêm nặng
Trang 45VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
2 Vùng khuỷu trong
b Tổn thương dây chằng bên trụ
• Tổn thương dây chằng bên trụ: là sự thoái hóa và rách của dây chằng
do sự căng dạng quá mức tái diễn trong pha gia tốc hoặc ngã với sự trật khuỷu ra sau
• Thường gặp ở cầu thủ ném bóng trong môn bóng chày Siêu âm: dây chằng dày hơn, hồi âm kém, tụ ít dịch xung quanh, có thể có vôi hóa trong dây chằng
• Rách hoàn toàn cho hình ảnh khoảng trống hồi âm kém giữa hai đầu dây chằng Kết hợp nghiệp pháp làm căng dạng cẳng tay (valgus stress) khi siêu âm làm tăng độ chính xác trong chẩn đoán bằng cách
so sánh khoảng cách khe khớp bên trụ của hai tay
• Rách bán phần có hình ảnh dây chằng còn liên tục nhưng không căng khi kết hợp nghiệm pháp căng dạng khuỷu tay
Trang 46VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
2 Vùng khuỷu trong
b Tổn thương dây chằng bên trụ
Tổn thương dây chằng bên trụ
Ulna: xương trụ ME: mỏm trên lồi cầu trong Mũi tên: khe khớp
Đầu mũi tên: bó trước dây chằng bên trụ
Dấu sao: vị trí tổn thương dây chằng bên trụ
Trang 47VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
3 Vùng khuỷu trước
a Đứt gân bám tận cơ nhị đầu
• Rách hoàn toàn gân bám tận cơ nhị đầu: thường xuất hiện ở người sau 40 tuổi, nghề nghiệp đặc thù phải nhấc các vật nặng như vận động viên thể hình, nâng tạ, thợ cơ khí… Đa số có thể kèm tổn thương của trẽ gân cơ nhị đầu
• Chẩn đoán sớm trong vòng một tuần sau rách có ý nghĩa quan trọng trong sự thành công của phẫu thuật để tránh gân bị xơ dính, thoái hóa
và sự thâm nhiễm mỡ trong cơ
• Triệu chứng đặc hiệu trên lâm sàng là nổi khối gồ mặt trước vùng nửa trên cánh tay do sự co thắt của cơ nhị đầu Có thể không có triệu chứng này nếu chưa rách trẽ gân cơ nhị đầu hoặc không thấy rõ khi phù nề và xuất huyết Các triệu chứng phụ như đau, xuất huyết da quanh vùng rách gân Khám vận động: khả năng gấp cẳng tay ít ảnh hưởng do sự co cơ bù trừ của cơ cánh tay, tuy nhiên khả năng ngửa cẳng tay bị ảnh hưởng nhiều
Trang 48VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
3 Vùng khuỷu trước
a Đứt gân bám tận cơ nhị đầu
• Đứt hoàn toàn gân bám tận cơ nhị đầu cho hình ảnh siêu âm: không thấy hình ảnh liên tục của gân, thấy đầu rách gần cách xa lồi củ quay,
tụ dịch hồi âm kém quanh vị trí bình thường của gân
• Rách bán phần và viêm gân cơ nhị đầu ít gặp Triệu chứng bao gồm đau, tăng nhạy cảm vùng trước khuỷu Triệu chứng rõ hơn khi khám đối kháng động tác gấp cẳng tay và ấn vào gân Hình ảnh siêu âm: gân phản âm echo kém, dày hoặc mỏng hơn vùng gân bình thường, hoặc bờ sợi gân mất liên tục, uốn sóng Phân biệt viêm và rách bán phần trên siêu âm cần đầu dò độ phân giải cao và kinh nghiệm của người khám, kết hợp MRI khi nghi ngờ
Trang 49VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
3 Vùng khuỷu trước
a Đứt gân bám tận cơ nhị đầu
Đứt gân bám tận cơ nhị đầu
dbt: gân bám tận cơ nhị đầu br:cơ cánh tay Dấu sao: tụ dịch
Đầu mũi tên: đầu gân đứt Mũi tên thẳng: đầu gân đứt co rút
Mũi tên cong: thần kinh giữa nằm giữa cơ cánh tay và cơ cánh tay quay
Trang 50VI CÁC BỆNH LÝ VÙNG KHUỶU
3 Vùng khuỷu trước
b Viêm túi hoạt dịch nhị đầu - quay
• Viêm túi hoạt dịch giữa gân bám tận cơ nhị đầu và xương quay: có tác dụng chống ma sát khi sấp ngửa cẳng tay Nguyên nhân do nhiễm khuẩn, các bệnh lý thấp khớp, amyloidosis, chấn thương tái diễn, viêm hoặc rách gân bám tận cơ nhị đầu Lâm sàng giống viêm gân cơ nhị đầu nên chẩn đoán chính dựa vào hình ảnh học Siêu âm có khối
tụ dịch hồi âm kém quanh gân bám tận cơ nhị đầu Có thể có vách, dày thành, có dịch hồi âm cũng như khối vôi hóa bên trong Phân biệt với dịch xuất phát từ khớp khuỷu, nang hoạt dịch khớp khuỷu