Củng cố các mối quan hệ tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương (Trang 72 - 76)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀ

1.Củng cố các mối quan hệ tài chính

Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm vừa qua cho thấy tổng quan tình hình tài chính của Công ty tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong năm 2005, xuất hiện vấn đề lượng hàng tồn kho của Công ty tăng lên quá nhanh, nguyên nhân trực tiếp của vấn đề này là do Công ty chưa tiêu thụ được hàng hoá. Một trong các nguyên nhân sâu xa của nó là Công ty chưa tạo lập và duy trì được mối quan hệ với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là Công ty phải kịp thời cũng cố mối quan hệ với thị trường này. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải thường xuyên cũng cố và duy trì mối quan hệ với các thị trường khác. Do đó, để Công ty tiếp tục phát triển bền vững, để giải quyết vấn đề trước mắt và vấn đề lâu dài của Công ty, em xin nêu ra một số giải pháp, trong các giải pháp này em muốn nhấn mạnh giải pháp cũng cố mối quan hệ của Công ty với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Mối quan hệ này phát sinh khi Công ty thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và ngược lại các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước tác động đến quá trình thành lập và hoạt động của Công ty. Trong thời gian vừa qua, Công ty đã duy trì được mối quan hệ này tương đối tốt, thuế còn phải nộp trong năm 2005 giảm đáng kể so với năm 2004, điều này được thể hiện cụ thể trong phần II và phần III của bảng kết quả hoạt động kinh doanh.

Như vậy, để cũng cố mối quan hệ với Nhà nước, Công ty phải nộp thuế đầy đủ và đúng kỳ hạn, nhanh chóng giải quyết thuế còn ứ đọng để tạo sự tin tưởng với Nhà nước, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của hiến pháp và pháp luật, tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả để đóng góp vào sự tăng trưởng GDP, giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện mức sống cho người lao động.

1.2. Củng cố mối quan hệ giữa Công ty với thị trường tài chính.

Mối quan hệ giữa Công ty với thị trường tài chính là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Cũng như mọi doanh nghiệp khác, Công ty là một khách hàng của thị trường tài chính. Bên cạnh nguồn vốn tự có, Công ty có thể huy động vốn bằng cách phát hành trái phiều, cổ phiếu, vay ngắn hạn ngân hàng. Đối với nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng, Công ty có thể đầu tư chứng khoán, gửi tiết kiệm. Và ngược lại, thị trường tài chính, thị trường tài chính cần đến các doanh nghiệp, bởi vì đó là nơi để thị trường tài chính đầu tư và sinh lãi. Để cũng cố mối quan hệ này, Công ty phải tạo lập được tiềm năng tài chính vững mạnh để thuận lợi trong việc huy động vốn. Muốn vậy, Công ty phải tìm các biện pháp giảm thiểu các khoản nợ đang tồn đọng, tiến hành đổi mới các cơ chế quản lý tài chính phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty. Xây dựng và ban hành các quyết định đầu tư tài chính hợp lý.

Đối với các nhà quản lý tài chính, cần phải tính toán cân nhắc cơ cấu vốn sao cho thật hợp lý, nghiên cứu xem nên vay từ nguồn nào để chi

phí thấp nhất, thuận lợi cho hoạt động của Công ty nhất và đồng vốn nên đầu tư như thế nào, lĩnh vực nào, khi nào... để đem lại hiệu qủa cao nhất.

Tạo lập được mối quan hệ bền chặt với thị trường tài chính là mối lợi vô hình của Công ty. Do đó, các nhà quản lý tài chính cần phải nắm bắt kịp thời các thời cơ, cơ hội, tranh thủ các mối quan hệ.

1.3. Củng cố mối quan hệ giữa Công ty với các thị trường khác.

Bên cạnh cần nguồn vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh, Công ty còn cần đến các yếu tố khác như đất đai, lao động, nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, cần thông tin để kịp thời điều chính sản xuất. Như vậy, Công ty không những chỉ quan hệ với thị trường tài chính mà phải quan hệ với thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường đất đai, thị trường thông tin, thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Song, ở đây em xin nhấn mạnh việc củng cố mối quan hệ giữa Công ty với thị trường tiêu thụ sản phẩm, xuất phát từ thực trạng của Công ty trong năm 2005, lượng hàng tồn kho quá nhiều, vì vậy, Công ty cần phải tạo lập mối quan hệ với thị trường sản phẩm với mục tiêu giảm bớt hàng tồn kho, tránh ứ đọng vốn.

Thực tế thị trường tiêu thụ sản phẩm là thị trường mà Công ty rất khó kiểm soát mặc dù với sự biến cố của nó có thể gây ra cho Công ty tổn thất to lớn. Đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Do đó trong thời gian tới, cần phải đặc biệt tập trung đầu tư vào những khâu, những địa bàn tiêu thụ có hiệu quả, thực hiện hình thức chiết khấu cho người mua với số lượng lớn, thanh toán ngay, đẩy mạnh việc tiến hành nghiên cứu và dự báo sự biến động của thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đối với thị trường lao động, Công ty phải tự xây dựng riêng cho mình các tiêu chuẩn, đưa ra các chính sách về tuyển chọn lao động. Đồng thời, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Công ty cần tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo để nâng cao tay nghề công nhân, nâng cao trình độ

của cán bộ quản lý, có thể nói, yếu tố con người là yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành bại của Công ty. Công ty cần phải xây dựng chế độ thưởng phạt hợp lý để động viên, kích thích người lao động, tạo cho họ tích cực làm việc, hăng say cống hiến để đem lại lợi ích thiết thực cho Công ty. Các nhà quản lý cần phait tính toán,so sánh chi phí tăng lên cho vấn đề lao động cùng với doanh lợi vượt trội từ việc đầu tư đó để từ đó ra các quyết định đầu tư hợp lý.

Với xu thế hội nhập hiện nay, vấn đề thông tin càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, do đó việc theo dõi sát sao các luồng thông tin, sự biến động của thị trường đó không chỉ là nhiệm vụ của các nhà qun lý, nhà lãnh đạo mà là nhiệm vụ của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty. Do đó, để cũng cố mối quan hệ với thị trường này, Công ty phải tăng cường đầu tư cho mạng lưới thông tin trong Công ty, ví dụ tăng số giờ truy cập internet, đầu tư cho sách báo...

1.4. Củng cố mối quan hệ trong nội bộ Công ty

Mối quan hệ trong nội bộ Công ty cổ phần được thể hiện rất rõ qua các chính sách của Công ty như chính sách cổ tức, chính sách cơ cấu vốn...

Về chính sách cơ cấu vốn, ta thấy vốn của Công ty có thể được tạo thành từ nhiều nguồn, có thể bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay ngắn hạn, bằng cách nhận vốn góp liên doanh hoặc trích từ lợi nhuận. Tuy nhiên, cách phát hành cổ phiếu trái phiếu hiện tại không được áp dụng bởi những cản trở khách quan như thị trường chứng khoán ơ Việt Nam vẫnchưa phát triển, hoạt động còn cầm chừng dưới dạng hình thức. Cách huy động vốn nội tại là khuyến khích những người lao động ở Công ty đóng góp (bằng cách trích lại tiền lương hàng tháng), hình thức này nếu được mọi người đồng thuận sẽ tạo nên khoản vốn nhanh chóng và khá lớn. Để có một cơ cấu vốn hợp lý thì cần tăng vốn chủ sở hữu để tạo nên sự chủ động trong tài chính và điều chỉnh vốn vay hợp lý để có được một cơ cấu

vốn hoàn chỉnh, linh hoạt giúp Công ty đối phó với hoạt động kinh doanh đầy biến động và khắc nghiệt hiện nay.

Bên cạnh đó, mối quan hệ trong nội bộ Công ty còn thể hiện qua chính sách đãi ngộ đối với người lao động thông qua chế độ lương, thưởng. Do đó, để cũng cố mối quan hệ này, nhà quản lý cần phải xây dựng được chính sách cổ tức, lương, thưởng hợp lý, vừa tạo nên sự bình đẳng trong nội bộ Công ty, vừa có tính chất động viên, khích lệ cán bộ công nhân viên tích cực đóng góp vào công việc. Cần phải tổ chức các cuộc họp cổ đông thường kỳ để minh bạch các chính sách về cổ tức.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương (Trang 72 - 76)