Công tác kiểm tra tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương (Trang 60 - 64)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍN HỞ CÔNG TY

1.4.Công tác kiểm tra tài chính

1. Quá trình quản lý tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và

1.4.Công tác kiểm tra tài chính

Kiểm tra tài chính là công việc thường kỳ mà Công ty phải tiến hành, kiểm tra giúp cho người điều khiển Công ty kịp thời phát hiện các sai lệch, các cơ hội, khó khăn để từ đó ra quyết định quản lý kịp thời, đồng thời kiểm tra tài chính còn góp phần để phân phối các nguồn tài chính của Công ty một cách hiệu quả.

Công ty đã thống nhất nguyên tắc kiểm tra tài chính như sau:

 Tuân thủ hiến pháp và pháp luật.

 Kiểm tra chính xác, công khai, được tiến hành thường xuyên và mọi cá nhân, phòng ban đều được phổ cập kế hoạch và kết quả kiểm tra.

 Hiệu lực và hiệu quả là hai mục tiêu trọng yếu nhất của kiểm tra tài chính.

Bản chất kiểm tra tài chính của Công ty :

 Kiểm tra tiến độ huy động vốn, nguồn khai thác vốn, đối chiếu với kế hoạch tài chính.

 Kiểm tra lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính của Công ty có đảm bảo như kế hoạch và đảm bảo khách quan không.

 Kiểm tra tài chính thông qua việc đọc và phân tích các báo cáo tài chính, bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính.

 Phạm vi của kiểm tra tài chính rất rộng, bao trùm toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của Công ty, kiểm tra trong mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình quản lý tài chính, tuy nhiên có chú ý đến trọng yếu.

Cách thức Công ty tiến hành kiểm tra:

Công ty tiến hành kiểm tra tài chính cả trước và sau khi thực hiện các kế hoạch tài chính nằm đánh giá các kết quả đạt được về mặt thành tựu cũng như những hạn chế, những bất cập đang tồn tại, để từ đó đúc rút và tích luỹ được các kinh nghiệm trong việc triển khai, xây dựng và thực thi

các kế hoạch tài chính tiếp theo, nhằm hướng vào mục đích tối cao của Công ty.

1.5. Quản lý vốn luân chuyển

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để Công ty được thành lập và tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy Công ty coi vấn đề quản lý vốn có ý nghĩa quan trọng, trung tâm nhất trong vấn đề quản lý tài chính. Vốn của Công ty gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính. Quản lý và sử dụng vốn của Công ty bao gồm nhiều khâu như xác định nhu cầu vốn đầu tư, sử dụng vốn có hiệu quả và bảo toàn vốn cho hoạt động kinh doanh.

1.5.1. Quản lý vốn cố định

Vốn cố định là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của Công ty. Tài sản cố định của Công ty chủ yếu phục vụ cho mục đích kinh doanh kiếm lời, gồm các loại sau :

Tài sản cố định vô hình như quyền sử dụng đất.

Tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình được chia thành :

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn như: xe ô tô tải, hệ

thống điện, hệ thống nước.

Thiết bị, dụng cụ quản lý như: các thiết bị văn phòng, các dụng

cụ đo lường, hệ thống truyền dẫn thông tin như máy vi tính, máy fax..., máy hút ẩm, điều hoà…

Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định của Công ty: Tài sản cố định của Công ty được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế.

Phương pháp khấu hao áp dụng

Khấu hao tài sản cố định được áp dụng theo phương pháp đường thẳng và được khấu trừ vào nguyên giá tài sản cố định. Thời gian sử dụng tài sản cố định được Công ty ấn định phù hợp với khung thời gian Bộ Tài Chính quy định trong Quyết định 206/2003/QĐ - BTC, cụ thể thời gian sử dụng được ước tính như sau:

- Phương tiện vận tải 5-6 năm - Thiết bị, dụng cụ quản lý 3-4 năm

1.5.2. Quản lý vốn lưu động

Khác với vốn cố định, vốn lưu dộng không sử dụng nhiều lần và không có khấu hao mà toàn bộ giá trị của nó được chuyển vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất. Quản lý vốn lưu động có hiệu quả tức là tạo được vòng quay vốn nhanh.

Quá trình quản lý vốn lưu động của Công ty chú trọng vào những nội dung sau:

 Xác định chính xác lượng vốn lưu động cần dùng trong một kỳ kinh doanh, thực hiện tốt vấn đề này sẽ tránh thiếu vốn ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hoặc thừa vốn gây nên tình trạng ứ đọng vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Sau khi xác định chính xác lượng vốn lưu động cần thiết, cần tiến hành tổ chức khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động hợp lý, vì đây là các khoản tài trợ trong ngắn hạn, gấp rút về thời gian nên đảm bảo các nguồn tài trợ là rất cần thiết.

 Đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm, xử lý các hàng hoá, bán thành phẩm bị ứ đọng, áp dụng các hình thức tín dụng thưng mại nhằm phát triển và bảo toàn vốn lưu động.

 Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động bằng cách sử dụng các tỷ số tài chính có liên quan để nhà quản lý phân tích đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho các kỳ sau.

1.5.3. Quản lý vốn đầu tư tài chính

Ngoài việc tăng cường đầu tư trong nội bộ Công ty, Công ty đã rất chú trọng đầu tư ra bên ngoài, mở rộng phạm vi hoạt động của mình, tìm kiếm lợi nhuận, bảo đảm an toàn về vốn. Công ty đã thực hiện các hình

thức đầu tư ra bên ngoài chủ yếu như mua cổ phiếu, trái phiếu, góp một số vốn nhàn rỗi để kinh doanh, liên kết...

Tóm lại, mục đích quản lý vốn luân chuyển của Công ty là làm thế nào để một đồng vốn sinh lời nhiều nhất và làm thế nào để nguồn vốn đó không bị suy giảm do những rủi ro hay cách làm không đúng gây nên.

1.6. Quyết định đầu tư tài chính

Để quyết định đầu tư tài chính, nhà quản lý tài chính Công ty thường căn cứ vào :

 Khả năng doanh lợi có thể đạt được và thời gian thu hồi vốn.

 Tiến bộ khoa học và công nghệ.

 Thị trường hiện tại, khả năng cạnh tranh của Công ty cũng như mức độ cạnh tranh của thị trường cần xâm nhập.

 Khả năng tài chính của Công ty

 Các chính sách vĩ mô của nhà nước xác định hiệu quả khả thi của dự án là căn cứ quan trọng để Công ty ra quyết định.

Qua bảng 1 – Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty năm 2005 và qua bảng 2 – Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2005, ta thấy:

Đầu kỳ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 4454035233, cuối kỳ các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 4805981634. Qua đó, ta thấy Công ty đã duy trì mức đầu tư tài chính dài hạn tương đối ổn định. Trong đó 100% đầu tư tài chính dài hạn là đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Như vậy, thay vì góp vốn liên doanh hay thực hiện các khoản đầu tư dài hạn khác, Công ty đã quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đây là thị trường tương đối mới mẻ ở Việt Nam.

Đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty là khoản tiền gửi Ngân hàng, tiền gửi Ngân hàng của Công ty cuối năm 2005 lên tới 3798076207, Như vậy tổng đầu tư tài chính dài hạn và ngắn hạn của Công ty cuối kỳ là 8604057841.

Theo dõi báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2005 thấy tiền thu hồi cho vay lãi cổ tức là 294611535, đây chính là lợi nhuận thu được do hoạt động đầu tư tài chính đem lại.

Như vậy, hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính được thể hiện qua tỷ số sau:

Hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính năm

2005

=

294611535

= 3.4% 8604057841

Hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của Công ty năm 2005 là 3.4%, cao hơn hệ số khi đầu tư vào một đồng tài sản nói chung (1.8%). Chứng tỏ quyết định đầu tư tài chính năm 2005 của Công ty là hợp lý, Công ty nên khai thác triệt để hoạt động này trong thời gian tới.

2. Nhận xét chung về công tác quản lý tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương

Dựa vào các chỉ tiêu chủ yếu trên các báo cáo tài chính, có thể đánh giá hoạt động tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương về một số mặt chủ yếu sau đây:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương (Trang 60 - 64)