Một số kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương (Trang 80 - 84)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀ

1.Một số kiến nghị với Nhà nước

1.1. Thực hiện có hiệu quả luật doanh nghiệp

 Nhà nước cần phải thường xuyên có những thay đổi, cải cách từ phía cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp có một cơ cấu vốn mềm dẻo và linh hoạt hơn. Những thay đổi, cải cách này sẽ nâng cao hơn nữa tiềm lực của các Công ty Việt Nam và nó trở thành những định chế pháp lý hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn trong nước để đầu tư cho sản xuất.

 Ban hành những quy định, điều khoản rõ ràng và hoàn thiện hơn đối với việc quản lý Công ty nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo cho các nhà quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý Công ty.

 Ban hành các văn bản pháp luật cần thiết và tạo ra một cơ sở dữ liệu tập trung, cung cấp thông tin các doanh nghiệp và Công ty đã đăng ký kinh doanh và công khai thông tin đó ra công chúng, đặc biệt là đối với giới kinh doanh, có như vậy mới làm tăng sự minh bạch của các doanh nghiệp và ngăn ngừa tình trạng lừa đảo.

 Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế. Nghị định 57/ CP của Chính phủ là một bước tiến quan trọng mở ra thị trường xuất nhập khẩu quốc tế cho tất cả các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu mà không cần sự cho phép đặc biệt nào từ Bộ Thương Mại. Muốn vậy, nhà nước cần phải tiếp tục điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường ngoại tệ, duy trì sự kiểm soát ngoại tệ nhưng bên cạnh đó, vẫn cho phép các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường ngoại tệ không chính thức để huy động ngoại tệ từ các cá nhân khác cho

mục đích sản xuất. Mặt khác, chính phủ cần từng bước hạ thấp hàng rào thuế quan so với các mức trong khu vực và không ngừng đơn giản hoá các thủ tục hải quan để tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.

1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế

 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải được đơn giản hoá và mở rộng căn cứ tính thuế bằng việc loại bỏ các trường hợp miễn giảm và cần thống nhất một khung thuế suất chung đối với tất cả mọi loại hình doanh nghiệp.

 Đơn giản hơn nữa hệ thống thuế giá trị gia tăng và cần phải mở rộng căn cứ tính thuế bằng việc giảm các trường hợp miễn trừ.

1.3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng và vốn

 Tạo ra một “sân chơi bình đẳng” về tín dụng trung và dài hạn để tất cả người đi vay đều phải tuân thủ những thể lệ giống nhau, tránh tình trạng có những ưu đãi chủ quan. Về vấn đề này, cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á đã chứng minh một cách rất cụ thể rằng, điều rất cơ bản là phải bảo đảm được tất cả các khoản tín dụng đều được thực hiện trên cơ sở những xem xét, phân tích về tài chính chứ không phải là xuất phát từ một cái nhìn hay một quyết định chính trị. Do đó, vấn đề quan trọng đối với các ngân hàng phải là phải xác định chính xác độ tin cậy về khả năng trả nợ của người đi vay, để đảm bảo đồng vốn có được đem sử dụng có hiệu quả và đảm bảo khả năng thu hồi vốn.

 Sửa đổi và ban hành mới các văn bản pháp luật và những quy định nhằm từng bước xây dựng một khung pháp luật toàn diện và hiện đại, đảm bảo an toàn vốn bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho người cho vay thực hiện việc bắt buộc cầm cố và thế chấp.

 Tạo điều kiện, mở rộng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp tới các nguồn quỹ đầu tư theo các hướng như tiếp cận với nguồn vốn đầu

tư của nước ngoài hoặc tạo điều kiện cho các hoạt động liên doanh, liên kết.

1.4. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai

Đất đai vẫn là một trong các thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh, Nhà nước cần phải:

 Thống nhất và hiện đại hoá đăng ký đối với đất đai và các công trình xây dựng.

 Quy định các thủ tục rõ ràng, đơn giản và hợp lý để giải quyết các tranh chấp và kiện tụng nhằm giải quyết vấn đề quyền sở hữu và quyền sử dụng.

1.5. Đối với chính sách công nghệ

 Cho phép các doanh nghiệp khấu hao máy móc và thiết bị nhanh hơn và coi khoản khấu hao đó như một khoản chiết khấu khi xác định thuế lợi tức.

 Khuyến khích các hợp đồng thuê, thuê mua, bán và trả góp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp với nguồn vốn hạn hẹp mà vẫn có được máy móc, thiết bị mới hoặc đổi mới,cải tiến, nâng cấp máy móc thiết bị để nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật trong sản phẩm.

 Tiếp tục loại bỏ những trở ngại về hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.

 Tạo điều kiện cung cấp thông tin và đào tạo cho những nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên của doanh nghiệp để họ có đủ trình độ để sử dụng và vận hành các thiết bị kỹ thuật hiện đại.

1.6. Tiếp tục mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế

 Tiếp tục điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường ngoại tệ.

 Duy trì sự kiểm soát ngoại tệ nhưng vẫn cho phép các doanh nghiệp được tiếp cận với thị trường ngoại tệ không chính thức để tạo điều kiện cho các daonh nghiệp huy động ngoại tệ từ các cá nhân, các nguồn khác đê tiến hành sản xuất kinh doanh.

 Hạ thấp hàng rào thuế quan so với các mức trong khu vực và từng bước đơn giản hoá các thủ tục hải quan.

Ngoài ra, có thể đề cập đến một biện pháp quan trọng khác để duy trì tính cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam là cấn phải bảo đảm một cách liên tục tỷ giá quy đổi ngoại tệ của đồng Việt Nam để cho nó không cao hơn giá trị thực. Nếu một tỷ giá quy đổi ngoại tệ quá cao thì hậu quả của nó là không những sẽ gây ra sự thiếu hụt ngoại tệ cần thiết mà nó còn khuyến khích việc nhập khẩu từ nước ngoài cả hợp pháp và bất hợp pháp và sẽ không khuyến khích hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam do làm cho giá cả của các sản phẩm xuất nhập khẩu trong nước cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

1.7. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với sự phát triển của các doanhnghiệp. nghiệp.

Chúng ta đã biết rằng, công cụ chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội là bằng pháp luật, và đối với hệ thống doanh nghiệp cũng vậy, nhà nước phải ban hành, đổi mới hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để quy định khuôn khổ cũng như điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão của cơ chế thị trường thì sẽ không tránh khỏi hiện tượng các doanh nghiệp xâm phạm đến lợi ích của nhau, của ngành cũng như lợi ích của đất nước. Do đó, việc ban hành và điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật có hiệu quả pháp lý cao là rất cần thiết.

Tuy nhiên, sự quản lý của nhà nước là ở tầm vĩ mô, nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào nền kinh tế, mà vấn đề mấu chốt là nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước phải tạo môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động. Đó là một môi trường công bằng, tự do thông thoáng đảm bảo các doanh nghiệp có khả năng tự chủ trong kinh doanh. Chính vì vậy, Nhà nước phải không ngừng nâng cao năng lực tổ chức và điều hành, ban hành các quyết định quản lý kịp thời và chính xác.

Bẻn cạnh việc nghiên cứu ban hành các văn bản mới, nhà nước phải không ngừng bổ sung, điều chỉnh các văn bản đã có, tránh sự lạc hậu, trì trệ, cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Không những thê, nhà nước thường xuyên mở rộng mối quan hệ với các quốc gia khác, liên kết hợp tác trên cơ sở cả hai bên đều có lợi, để từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, nhà nước cần xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia quản lý để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý và năng lực lãnh đạo điều hành, bởi lẽ khi đội ngũ cán bộ quản lý vững mạnh thì nó như nguồn lực vô hình thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, từ đó gián tiếp đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương (Trang 80 - 84)