Một số kiến nghị với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương (Trang 84 - 87)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀ

2. Một số kiến nghị với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư

Thái Dương.

Qua việc tìm hiểu thực trạng tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương, đi vào những vướng mắc, hạn chế từ phía Công ty, em xin đưa ra một số kiến nghị đối với Công ty như sau:

2.1. Mục tiêu tài chính phải được xây dựng rõ ràng và đảm bảo thực hiện.

Xuất phát từ việc Công ty đang gặp phải vấn đề trong công tác quản lý vồn lưu động, một trong những nguyên nhân dẫn tới vấn đề này xuất phát từ việc xây dựng và tổ chức thực thi mục tiêu tài chính của Công ty. Mục tiêu tài chính Công ty chưa được cụ thể hoá và chưa thực sự được quán triệt xuống cấp dưới, do đó, dẫn đến tình trạng vốn lưu động đầu tư

quá nhiều vào lượng hàng hoá bị tồn kho. Do đó, em xin đưa ra một số kiến nghị với Công ty về vấn đề này như sau:

Mục tiêu tài chính của Công ty cần phải được đưa ra dựa trên cơ sở xem xét thực trạng, nhu cầu và khả năng của Công ty. Hơn nữa, cùng với việc xây dựng hệ thống mục tiêu rõ ràng, cần phải xây dựng được những phưng án triển khai mục tiêu, giao công việc cụ thể tới từng bộ phận, từng phòng ban và có cơ chế buộc phải thực hiện và tự chịu trách nhiệm đối với công việc mà mình được giao phó, đặc biệt là đối với việc tổ chức,triển khai thực hiện các dự án đầu tư mới. Song, mục tiêu quản lý tài chính không chỉ đựoc ban hành độc lập dựa vào các số liệu tài chính, mà nó phải được xây dựng dựa trong mối quan hệ với các mục tiêu quản lý khác, thống nhất với mục tiêu phát triển tổng thể của doanh nghiệp.

Tóm lại, mục tiêu quản lý tài chính của Công ty phải được ban hành dựa trên cơ sở khách quan, tức là căn cứ vào thực trạng và khả năng của Công ty chứ không vì ý chí chủ quan của cá nhân người quản lý, và các mục tiêu quản lý tài chính đó phải độc lập nhưng có mối quan hệ với các mục tiêu quản lý khác và thống nhất với mục tiêu tối cao của Công ty.

2.2. Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhanh, chính xác giữa bộ phận phântích tài chính với bộ phận ra quyết định. tích tài chính với bộ phận ra quyết định.

Qua việc tìm hiểu trực tiếp tại Công ty trong 15 tuần thực tập vừa qua, em thấy trong nhiều trường hợp, khi các vấn đề tài chính xuất hiện, các nhà phân tích tài chính đã kịp thời nắm bắt, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề và đưa ra phương án giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trên thực tế thì vẫn đề vẫn chưa được xử lý và vẫn đang tiếp tục phát huy ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vì quá trình truyền thông tin từ nhà phân tích tài chính tới người ra quyết định còn quá chậm và chịu ảnh hưởng của nhiễu từ môi trường. Bên cạnh đó, đôi khi việc giải quyết vấn đề còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan như khả năng, trình độ chuyên môn của người phân tích tài chính cũng như người ra quyết

đinh. Do đó, để đảm bảo tài chính của Công ty được ổn định và phát triển, Công ty nên sử dụng những chuyên gia phân tích có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đảm bảo quá trình truyền thông tin từ người phân tích tới người ra quyết định phải kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần trang bị thêm các máy móc thiết bị hiện đại đảm bảo cho khả năng phân tích tài chính chính xác và truyền kịp thời số liệu đã được xử lý đến cấp trên.

2.3. Tìm kiếm nguồn tài trợ vốn phù hợp, cơ cấu vốn hợp lý và tăng cườngsử dụng vốn có hiệu quả. sử dụng vốn có hiệu quả.

Công ty nên khai thác, tìm kiếm các nguồn tài trợ vốn trung hạn và dài hạn, tránh tình trạng chỉ tập trung vào nguồn vốn ngắn hạn như thời gian vừa qua. Bởi vì xuất phát từ thực tế vay ngắn hạn phải chịu chi phí cao và thường xuyên phải chịu sức ép thanh toán.

Việc xác định nhu cầu vốn chính xác trong từng giai đoạn sẽ đảm bảo cho Công ty xây dựng được chính sách huy động vốn hợp lý, tránh tình trạng khi thừa vốn, khi thiếu vốn. Nếu nguồn vốn huy động được không đủ để đáp ứng cho sản xuất kinh doanh thì sẽ làm giảm doanh thu của Công ty hoặc không đáp ứng được yêu cầu của các hợp đồng hàng hoá. Mặt khác, nếu nguồn vốn huy động chưa được đưa vào sử dụng thì nó sẽ gây nên một khoản chi phí tài chính cho Công ty, đó là chi phí để sử dụng vốn như trả lãi suất hoặc sự trượt giá của đồng tiền.

Bên cạnh đó, với nguồn vốn đã huy động được, vấn đề đặt ra là Công ty phải xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý. Tránh tình trạng đầu tư bất hợp lý cho tài sản cố định và tài sản lưu động, cũng như đầu tư bất hợp lý trong cơ cấu của từng loại tài sản. Ví dụ, Công ty đã đầu tư quá nhiều vào hàng hoá bị tồn kho, đây là một cơ cấu bất hợp lý. Hàng tồn kho làm tăng chi phí bảo quản, vốn ứ đọng, dẫn đến thiếu vốn đầu tư vào các hàng hoá và lĩnh vực khác. Do đó, Công ty cần phải cơ cấu lại nguồn đầu tư để mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tối ưu nhất.

Cuối cùng, Công ty cần phải tính toán, cân nhắc các phương án sản xuất kinh doanh để hiệu quả sử dụng vốn cao nhất để có thể đảm bảo doanh lợi cho Công ty, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên, đảm bảo sự cạnh tranh của sản phẩm và đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành, của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w