DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương (Trang 69 - 71)

THỤ SẢN PHẨM TRONG TƯƠNG LAI.

1. Thị trường quốc tế

Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá đang diễn ra rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới. Quốc gia nào không tham gia hội nhập tức là đã tự loại mình ra ngoài lề của sự phát triển. Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, như mọi quốc gia khác, Việt Nam cũng đang nỗ lực không ngừng. Hội nhập sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới, từ đó không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới sản phẩm, mở rộng quan hệ, tiếp cận các phương thức quản lý tiên tiến, tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển, xoá bỏ tình trạng ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Cùng với tiến trình hội nhập, thị trường thế giới không ngừng biến động và phát triển, chịu sự chi phối của các thế lực kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản... Các thế lực này ngày càng lớn mạnh, có uy lực và nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của các quốc gia khác. Chính vì vậy, để đứng vững trên thương trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải từng bước khẳng định sự tồn tại của mình, vấn đề này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đây là các doanh nghiệp hàng ngày, hàng giờ phải đối mặt với sự biến động của thị trường thế giới. Cơ hội đặt ra rất lớn song rủi ro trước mắt vẫn còn rất nhiều. Để

đứng vững, tất yếu các doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh bền bỉ, có tiềm lực tài chính vững mạnh.

Do đó, thị trường quốc tế đã tạo cho Công ty những thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn tới như sau:

1.1. Khó khăn

Áp lực cạnh tranh lớn, phạm vi cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn trên toàn thế giới, đối thủ cạnh tranh có thể là những Công ty, tập đoàn lớn mạnh hơn rất nhiều về cả quy mô, khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tu Thái Dương nói riêng còn phải đối mặt với các quy luật khắt khe của thị trường thế giới, nếu không tuân thủ được các đòi hỏi của thị trường thì tất yếu sẽ bị đào thải, đứng ra ngoài vòng của sự phát triển.

1.2.Thuận lợi

Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, được tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, thị trường thông tin phát triển, đảm bảo thông tin thông suốt, cung cấp kịp thời các thông tin về sản phẩm, giá cả, đối thủ cạnh tranh... Các yếu tố này giúp Công ty có thể không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, điều chỉnh các chiến lược kinh doanh, tăng doanh số bản, phát triển nhiều mặt hàng, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động...

2. Thị trường trong nước

2.1. Khó khăn

Đất nước chúng ta đang phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các chủ thể kinh doanh đều hoạt động với mục đích tối cao là tìm kiếm lợi nhuận, chưa chú trọng đến vấn đề đạo đức kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến lợi ích lâu dài, có thể vi phạm lợi ích của ngành, của nền kinh tế cũng như toàn xã hội. Do đó, hoạt động của doanh nghiệp này đôi khi còn xâm phạm đến quyền lợi của các doanh nghiệp khác, xâm phạm đến lợi ích quốc gia, các doanh nghiệp hầu như chưa chú ý xây dựng

cho mình một chữ tín trên thương trường, tạo dựng lòng tin để giữ vững các mối quan hệ lâu dài với đối tác. Bên cạnh đó thị trường cung cấp các đầu vào như thị trường khoa học công nghệ, thị trường tài chính, thị trường đất đai… đang còn nhiều bất cập, là một thách thức lớn đối với Công ty.

2.2. Thuận lợi

Bên cạnh những bất lợi, thị trường trong nước cũng tạo ra những thuận lợi nhất định cho Công ty như các đối thủ cạnh tranh quá lớn tồn tại chưa nhiều, thị trường đầu tư tương đối rộng, các mặt hàng xuất nhập khẩu phong phú và đa dạng, có khả năng tận dụng triệt để lợi thế so sánh của đất nước.

Qua nghiên cứu sự biến động của thị trường trong nước và thị trường quốc tế, ta thấy nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý là phải thường xuyên theo dõi và nắm bắt sát sao các thông tin về thị trường. Đây chính là cơ sở, là nền móng để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, các quyết định sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao, hạn chế tối đa rủi ro.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương (Trang 69 - 71)