1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân

68 306 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Một phầnkhông nhỏ cũng từ ý thức xuống cấp của người bệnh, hoặc không có kiến thức nhiều về yhọc nhưng đòi hỏi quá đáng về nhu cầu chữa bệnh hay sốt ruột thái quá cho người thân mà

Trang 1

Tp HCM, 08/2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tới Ban Chủ nhiệm Khoa Y,Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên, Ban Điều phối liên Module Quản lý Bệnh viện –Kinh tế Y tế đã xây dựng một khóa học hữu ích cho sinh viên lớp Y2012 chúng em Quảthật, đây là một niềm vinh dự khi là sinh viên khoa y – ĐHQG, vì hiện tại trên cả nướcchỉ có Khoa Y mới đưa chương trình này vào giảng dạy cho sinh viên, giúp sinh viên hiểuthêm môi trường khi đi làm và cách quản lý mục tiêu bản thân cho tương lai

Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy CKII Nguyễn Thế Dũng – một Người thầyđáng kính đã luôn hết mình vì công việc, tận tình chỉ bảo tụi em hết mực, vẫn luôn cốgắng truyền lửa nhiệt huyết với nghề, với đời cho tụi sinh viên tụi em Cứ mỗi khi học vớithầy, em cảm thấy như ngọn lửa đó lại bùng cháy mãnh liệt thêm lần nữa

Đồng thời, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Tuấn Kiệt đã tậntâm điều phối liên Module Và quý thầy giáo trực tiếp giảng dạy: Thầy Trương TrọngHoàng, Thầy Nguyễn Hoan Phú, Thầy Nguyễn Minh Quân, Thầy Đặng Quang Mỹ, ThầyNguyễn Thanh Hiệp, Thầy Bùi Minh Trạng, Thầy Lê Trúc Phương, Thầy Đặng ThanhHùng và các Cô Đinh Thị Liễu, Cô Đỗ Thu Hà, Cô Phạm Thị Lượm, Cô Lưu Thị ThanhHuyền đã dày công xây dựng bài giảng và hết lòng truyền những kiến thức đến tất cả sinhviên bằng tất cả nhiệt huyết và cảm hứng tuyệt vời để em có cái nhìn cơ bản về “ Quản lýBệnh viện – Kinh tế Y tế”

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới vàcác phòng chức năng luôn hết lòng tạo điều kiện cho khóa học Các anh chị trong bộ môn

Vi sinh – Ký sinh dù bận rộn với công tác điều trị trong lâm sàng nhưng vẫn hỗ trợ chúng

em hết sức nhiệt tình trong công tác chuẩn bị trang thiết bị phục vụ học tập

Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, trong quá trình làm bài sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý hướng dẫn thêm,chắc chắn đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu, là những hành trang kinh nghiệm đểchúng em bước vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe con người sau này

Trân trọng

Tây Ninh, ngày 02 tháng 08 năm 2017.Trần Tuấn Khôi

2

Trang 3

TÓM TẮT

Trải qua Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế, em đã được học rất nhiều bàihọc quý báu từ các thầy cô, những người đã làm việc, có kinh nghiệm và âm thầm cốnghiến nhiều năm cho nền y tế nước nhà

Qua những buổi học đó, với định hướng là một bác sỹ lâm sàng tương lai, em vẫntrăn trở nhất là “ Mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân ” Đây có lẽ là một chủ đề khôngquá mới nhưng nó chưa bao giờ nguội đối với các nhà báo, với xã hội và trong tâm tríngười dân

Trong giới hạn bài viết em sẽ cố gắng nêu bật lên ba vấn đề chính đó là: thực trạng mối quan hệ giữa bác sỹ và bệnh nhân ngày nay, nguyên nhân và hướng mong muốn giải quyết

Trang 5

1.2 DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Danh sách bảng biểu

Trang 6

1.3 DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Trang 7

CHƯƠNG 2: GIỚI

THIỆU

Từ xưa, ở các nước khu vực Đông Á, nghề Y hay các vị lương y đã được xã hội ghinhận là một nghề cao quý và luôn được sự tôn vinh của người dân Để có được sự tônvinh đó, biết bao thế hệ Thầy thuốc hiền tài đã thầm lặng cống hiến, thậm chí không quảntuổi thanh xuân để trao dồi Y thuật lẫn Y đức vì mục đích chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.Tại Việt Nam, từ xưa dù ở miền quê hay chốn phồn vinh, cha ông ta cũng dành câu nóithể hiện sự thân thiết đó qua câu thành ngữ “Lương y như từ mẫu” Hình ảnh người mẹhiền chăm sóc con mình khi ốm đau bệnh tật, nhìn con mình đau như lòng đang quặn thắt,vẫn luôn canh cánh nỗi lo sao cho con mau khỏi bệnh… Cũng chính từ thuở đó, ngườiThầy thuốc là hiện thân của trí tuệ, lòng nhân từ và sự đồng cảm

Ngày nay, theo lẽ thường khi bệnh nhân đến bệnh viện để khám bệnh, họ luôn dànhthái độ kính trọng đối với những vị thầy thuốc Người bệnh đặt nơi thầy thuốc một niềmtin, có thể nói đó là một mối quan hệ ràng buộc trong tiềm thức cũng không sai, vì bệnhnhân bước chân vào bệnh viện là vào nơi mà sự sống và cái chết cách nhau chẳng bao xa,nơi mà nỗi đau và niềm hy vọng luôn đan xen, kiến thức y khoa là thứ khá xa lạ với đa số

họ, và thầy thuốc là chiếc cầu duy nhất kết nối họ với thế giới y khoa

Do đó, ngoài việc uyên thâm về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp của thầy thuốc với

NB và thân nhân lúc này cần thiết nhất là sự đồng cảm, chia sẻ hơn bao giờ hết Chínhđiều đó mới có thể giúp thân nhân và NB giải tỏa nỗi lo bệnh tật, tạo sự cảm thông giữa

NB và thầy thuốc nếu có tai biến y khoa xảy ra

Tuy nhiên, không phải mối quan hệ nào cũng đẹp toàn vẹn Nhất là những năm gầnđây, mối quan hệ này thay đổi dần theo nhiều khía cạnh phức tạp riêng của nó Một phầnkhông nhỏ cũng từ ý thức xuống cấp của người bệnh, hoặc không có kiến thức nhiều về yhọc nhưng đòi hỏi quá đáng về nhu cầu chữa bệnh hay sốt ruột thái quá cho người thân

mà đánh mất lý trí động tay chân; Số khác họ muốn được chia sẻ những hiểu biết về bệnhtật mà mình đang mang, được biết về hướng điều trị, hay tiên lượng về bệnh, cách phòngngừa trong cuộc sống để bệnh giảm hoặc không mắc lại; Hay cần một ai đó có đầy đủkiến thức và sự thấu hiểu để giải đáp những mối lo lắng mà họ không biết hỏi ai

Nhưng có một thực tế đáng buồn là ở các cơ sở y tế hiện nay, nhất là bệnh viện cônglập, điều này thật “xa xỉ” Tình trạng quá tải bệnh nhân, cơ sở hạ tầng bệnh viện xuốngcấp, thầy thuốc phải làm việc quá sức…, đã khiến không ít thầy thuốc chỉ khám bệnh,chẩn đoán, kê đơn như một “cái máy” Không đủ nhân lực, không đủ hạ tầng cơ sở, trangthiết bị, không được đào tạo về tâm lý và chế độ đãi ngộ không phù hợp mà vẫn hàngngày phải tiếp nhận hàng loạt áp lực công việc, nhu cầu khám chữa bệnh quá mức, quákhả năng dẫn đến xung đột giữa thầy thuốc và bệnh nhân ngày càng nhiều, dai dẳng và

âm ỉ, khiến cả hai bên cùng chịu nhiều áp lực, thiệt thòi

Việc xác định tình trạng và giải pháp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy

Trang 8

trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân Điều này hoàn toàn phù hợp vớinhu cầu cũng như mong mỏi của toàn xã hội

G QUAN LÝ THUYẾT

3.1 Lịch sử mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, chuẩn mựccủa xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợiích, hạnh phúc của con người, vì sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con ngườivới con người, giữa cá nhân và xã hội

Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức cụ thể trong đạođức chung của xã hội Đạo đức nghề nghiệp xuất hiện để là tên gọi khoa học về cách sửdụng nghề nghiệp của con người Đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu đạo đức đặc

biệt, có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó [1]

Đạo đức nghề y, hay gọi là y đức, là những yêu cầu đạo đức liên quan đến việc hànhnghề y bao gồm những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi vàmối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân

Khác với pháp luật, đạo đức không có tính cưỡng chế cũng như tính xác định chặtchẽ về mặt hình thức Tuy nhiên vì đối tượng của ngành y là con người, là chủ thể caoquý nhất, những điều quan trọng của y đức buộc phải được đưa vào luật và văn bản dướiluật

Tuy những quy định này khác nhau ở các thời đại, các quốc gia nhưng qua các lờithề, lời di huấn thì từ phương Tây hay phương Đông, y đức đều có những điểm chung lànhững bổn phận, trách nhiệm của người thầy thuốc, là sự cảm thông đối với người bệnh

Ta có thể điểm qua về lịch sử của y đức:

Trên thế giới, nói đến ông tổ ngành Y phải nói đến Hypôcrat, một thầy thuốc danhtiếng thời Hy Lạp cổ đại, người sống cách chúng ta gần 2500năm, nhưng những tư tưởng,kiến thức của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị Đặc biệt ông đã dậy người làmngành Y phải có Y đức, mà những lời dạy ấy, sau này những người nối nghiệp ông đã viếtnên một lời thề nghề nghiệp mà tất cả những bác sĩ khi tốt nghiệp ra trường đều phải

tuyên thệ, đó là "Lời thề Hypôcrat" [2] Trong lời thề này có đoạn:

"Tôi xin thề sẽ trung thành với quy tắc danh dự và sẽ liêm khiết trong khi hành nghềbác sĩ Tôi sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo, không bao giờ đòi hỏi một sự thù laoquá đáng so với công sức đã bỏ ra Được mời đến gia đình, mắt tôi không để ý đến mọi sựxảy ra, miệng tôi sẽ giữ kín những bí mật mà người bệnh đã thổ lộ Tôi sẽ không lợi dụngđịa vị của mình để làm đồi bại phong tục hoặc tán dương tội ác Một lòng tôn trọng vàbiết ơn các thầy, tôi sẽ truyền bá cho các con cháu các thầy những giáo huấn mà tôi đãlĩnh hội được Nếu tôi giữ trọn lời thề, người đời sẽ quý mến; nếu tôi thất hứa, tôi sẽ mangmối ô danh và cam chịu sự khinh bỉ của các bạn đồng nghiệp và của nhân dân" Như vậy

8

Trang 9

là đã hàng ngàn năm nay, dù trong chế độ xã hội nào thì nghề thầy thuốc cũng phải lấyđạo đức làm trọng.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một danh y Việt Nam thời hậu Lê, trong tácphẩm sách thuốc đồ sộ của mình, ngay từ tập đầu tiên đã dạy y đức cho người thầy thuốctrước khi dạy họ làm thuốc Cụ dạy: "Nếu nhà bệnh có mời, nên tùy bệnh nặng hay nhẹ

mà đi xem, đừng thấy người phú quý mà đi trước, nhà nghèo khổ mà đi sau Xem mạchcho đàn bà con gái, nhất là gái goá và ni cô, phải bảo một người đứng bên để tránh sựhiềm nghi Đã là nhà làm thuốc phải để ý giúp người, không nên vắng nhà luôn, nhất là đichơi Chữa bệnh cho người nghèo và quan quả cô độc càng cần phải lưu ý, nhất là ngườicon hiếu, vợ hiền hay nhà nghèo mà bệnh trọng thì ngoài việc cho thuốc, ta có thể trợ cấpthêm nếu họ không đủ ăn, như thế mới là nhân thuật Khi bệnh nhân khỏi, chớ cầu trả lễnhiều, nên để họ tự xử, vì làm thuốc là thuật thanh cao, thì người làm thuốc phải có tiếtthanh cao Tôi thường thấy các thầy thuốc tầm thường, hoặc nhân người bệnh ốm nặng,hoặc nhân lúc nguy cấp về đêm tối, mà bệnh dễ chữa bảo là khó, bệnh khó bảo là khôngchữa được; hay đối với người giàu sang quyền quý thì ân cần để tính lợi, với người nghèotúng thì lạnh nhạt coi thường, như vậy là bất lương, coi nghề làm thuốc cũng như nghềbuôn bán là không được "

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, Danh nhân văn hoáthế giới, trong bức thư gửi cho cán bộ ngành Y tế ngày 27-2-1955 có đoạn: "Người bệnhphó thác tính mạng của họ nơi các cô, các chú Chính phủ phó thác cho các cô, các chúviệc chữa bệnh tật, và giữ sức khoẻ của đồng bào Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang Vì vậycán bộ cần phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi

họ đau đớn cũng như mình đau đớn « Lương y phải như từ mẫu », câu nói ấy rất đúng "

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, nhân một chuyến lên thăm Bệnhviện và công nhân lâm trường Thác Bà, Yên Bái, đã căn dặn cán bộ y tế của Bệnh việnlâm trường khi tiếp đón, chăm sóc bệnh nhân, phải:

"Đến tiếp đón niềm nở – Ở tận tình chăm sóc – Về dặn dò ân cần"

Và còn biết bao nhiêu những điều răn dạy của các bậc danh y, biết bao người đã toàntâm toàn ý phục vụ người bệnh với cả cuộc đời mình đó chính là y đức

3.2 Nghĩ gì về mối quan hệ giữa bác sỹ và bệnh nhân hiện nay ? Bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc đã chia sẻ [3]:

“Tại các nước đã phát triển, hệ thống y tế được tổ chức chặt chẽ, bảo hiểm làm trunggian giữa thầy thuốc và bệnh nhân, luật pháp can thiệp trong mỗi hành vi sai phạm của cảthầy thuốc lẫn bệnh nhân đã làm thay đổi mối quan hệ này rất nhiều; nhưng ngay tạinhững xã hội gọi là tiên tiến đó, đa số người bệnh, nhất là những người có tuổi, người cótình trạng kinh tế xã hội nói chung yếu kém, vẫn duy trì mối tương quan truyền thống mà

họ cho là tốt đẹp Y học, sau những tiến bộ chóng mặt như thay tim, ghép gan, ghép thận,tách con người thành từng bộ phận, cơ quan riêng lẻ, có thể lắp ráp, thậm chí có thể nhângiống vô tính hiện nay lại đang đứng trước những bối rối mới Phải chăng giữa thầy thuốc

Trang 10

và bệnh nhân còn cần có cái gì đó hơn là kỹ thuật, luật pháp và đồng tiền, trong một mốiquan hệ gọi là quan hệ “khách hàng” của chủ nghĩa tiêu thụ (consumerism)!

Hình ảnh 01 (Hình ảnh minh hoạ) Bác sỹ thời nay có còn ân cần ?

Mối quan hệ “khách hàng” giữa thầy thuốc với bệnh nhân trong “chủ nghĩa tiêu thụ”hoàn toàn đối nghịch với kiểu quan hệ gia trưởng nói trên Ở đây là kẻ mua người bán, làtiền trao cháo múc, theo đúng luật kinh doanh, khách hàng là Thượng đế Bệnh nhân làkhách hàng, là kẻ bỏ tiền mua, luôn luôn “có lý” và thầy thuốc là người bán, bán kiếnthức, bán kinh nghiệm, bán dịch vụ chăm sóc, chữa trị hay dự phòng Người bán phải chìuchuộng, hợp tác, đáp ứng, và người mua có đủ tất cả mọi thứ quyền, từ quyền từ chối đếnquyền đưa bác sĩ ra tòa!

Người bệnh từ vai trò cầu xin, van nài đã chuyển thành hoài nghi, trả giá cho mỗidịch vụ, theo dõi mọi thông tin liên quan và quyết định tất cả “Người bán” (!) không cònđược gọi là quan đốc – tờ, thầy thuốc (doctor, physician) mà gọi là người cung cấp dịchvụ chăm sóc sức khỏe (health care provider)

Chính chuyển biến xã hội đã hình thành mối tương quan mua bán này trong quan hệthầy thuốc - bệnh nhân, nhưng cũng do sự phát triển của y học nữa Từ những năm 60,người ta thấy ở một số nước phát triển, các bệnh nhiễm gần như chấm dứt nhờ khángsinh, nhờ chủng ngừa và các biện pháp vệ sinh thực phẩm, quản lý nguồn nước, nhờ thuốctrừ sâu diệt các côn trùng trung gian truyền bệnh, tuy vậy, bệnh tật không phải chấm dứt

mà chuyển sang các loại bệnh kinh niên, bệnh do hành vi, do lối sống gây ra như các bệnhtim mạch, ung thư, béo phì, bệnh lây truyền qua đường tình dục…

10

Trang 11

Với các bệnh mạn tính, các bệnh do lối sống, do hành vi thì có thể phòng đượcnhưng khó chữa dứt – bệnh nhân thậm chí không biết mình có bệnh – vì thế người thầythuốc phải thuyết phục mọi người kiểm tra sức khỏe, thuyết phục kiêng ăn, thuyết phục

bỏ thuốc lá, thuyết phục tập thể dục! Chuyện không dễ! Vậy là một đàng vốn xưa kia “uynghi lẫm liệt” nay bỗng phải năn nỉ, giãi bày; một đàng vốn xưa kia cầu xin thì nay hoàinghi, ngờ vực Và họ trả giá, cò kè bớt một thêm hai là chuyện dĩ nhiên!

Khi mối tương quan đã thay đổi thành “mua bán” thì một thị trường mới được mở

ra Các nhà kinh doanh không bở lỡ cơ hội, nhảy vào làm ăn Và người ta “đầu tư” vào ykhoa để sinh lợi Bệnh viện như khách sạn Giám đốc các bệnh viện là những nhà kinhdoanh Bác sĩ chỉ là người làm thuê ăn lương Ngành dược nhảy vào Không chỉ thuyếtphục, người ta còn có chiến dịch hù dọa, quảng cáo tinh vi và người bệnh cứ… mặc sức

mà “tiêu thụ”! Bệnh nhân không còn gọi là bệnh nhân mà gọi là “người tiêu dùng” Bác sĩtìm cách “phục vụ” bệnh nhân Ở môi trường mua bán, mọi việc sòng phẳng Bảo hiểmtham gia Nhiều nơi ở Mỹ bệnh nhân và bác sĩ câu kết làm hồ sơ giả, qua mặt bảo hiểm.Nhiều vụ đổ bể ra tòa!

Xã hội biến chuyển, vẫn còn đan chéo nhau nhiều nền “văn hóa”, đô thị khác nôngthôn, già khác trẻ, có học khác thất học Mối giao tình thầy thuốc - bệnh nhân không luôn

êm ả Ngày càng nghiêng về khuynh hướng “tiêu dùng”, khuynh hướng thương mại hóa.Các dịch vụ kỹ thuật cao, cầu kỳ, tốn kém ngày càng nhiều và người bệnh “nhà quê” tìmmột bác sĩ của ngày xưa thân ái không phải là dễ!

Gần đây, một mối tương quan khác giữa thầy thuốc - bệnh nhân được gọi là tươngquan hỗ tương (mutuality) đã hình thành giữa hai thái cực, một bên là gia trưởng, cha chú,một bên là chủ nghĩa tiêu dùng nói trên Trong mối quan hệ hỗ tương này có sự côngbằng, bác sĩ và bệnh nhân đều có quyền và trách nhiệm của mình, có sự trao đổi, thươngthảo, thuyết phục, chấp nhận một cách tự nguyện với đầy đủ thông tin để chọn lựa

Người thầy thuốc phải luôn nâng cao chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, có đạo đứcđể vẫn là niềm tin của người bệnh (và cả người không bệnh), còn bệnh nhân được chia sẻquyết định, có trách nhiệm trong sự chọn lựa của mình Để có thể thực hiện tốt một tiếntrình quan hệ hai chiều như vậy cần tạo ra một không khí thuận lợi, hiểu biết trong tiếpxúc, tạo được sự tham gia của bệnh nhân, và người thầy thuốc phải đặt quyền lợi ngườibệnh lên trên hết

Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) năm 2000 đã đề ra vấn đề Y nghiệp trong Thiênniên kỷ mới (Medical Professionalism in the New Millennium), một tuyên ngôn củangành y trước tình hình mới giúp người thầy thuốc chấp nhận, duy trì và phát triển: 1 Hệthống giá trị của y đức (đã có từ ngàn xưa); 2 Cập nhật kiến thức khoa học và kỹ thuậtchuyên môn; 3 Cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa người với người

Trong đó đặc biệt nhấn mạnh các hành vi giao tiếp ứng xử và năng lực chuyên môn,thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp gắn liền với các nguyên tắc đạo đức như thấu cảm,trung thực, tôn trọng; đáp ứng nhu cầu của người bệnh; giữ bí mật nghề nghiệp; tôn trọng

sự tự chủ của người bệnh; nhạy cảm với những vấn đề văn hóa…

Trang 12

Sức khỏe là yếu tố quan trọng của chất lượng cuộc sống Mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân được xây dựng trên nguyện vọng có sức khỏe tốt, có hạnh phúc, cuộc sống có

-ý nghĩa, hữu ích, cho nên không thể không có tình người Dù trong bất cứ môi trường xãhội nào, thời kỳ đồ đá hay hậu hiện đại thì tình người vẫn là cái cốt lõi của ngành y.”

3.3 Mười hai điều y đức [4]

Sau đây là Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được ban hành kèm theoQuyết định số: 2088/BYT – QĐ ngày 06 tháng 11 nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế Cụthể như sau:

1 Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý Khi đã tự nguyện đứngtrong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ.Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nângcao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc Không ngừng học tập và tích cực nghiêncứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn Sẵn sàng vượt qua mọi khókhǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

2 Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn, khôngđược sử dụng NB làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị,nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của NB

3 Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân Tôn trọng những bímật riêng tư của NB; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự.Quan tâm đến những NB trong diện chính sách ưu đãi xã hội Không được phânbiệt đối xử với NB Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp vàgây phiền hà cho NB Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh,chữa bệnh

4 Khi tiếp xúc với NB và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trangphục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho NB Phải giải thích tình hìnhbệnh tật cho NB và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ vềchế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của NB; động viên an ủi, khuyếnkhích NB điều trị, tập luyện để chóng hồi phục Trong trường hợp bệnh nặnghoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồngthời thông báo cho gia đình NB biết

5 Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩyNB

6 Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn;không vì lợi ích cá nhân mà giao cho NB thuốc kém phẩm chất, thuốc khôngđúng với yêu cầu và mức độ bệnh

7 Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời cácdiễn biến của NB

8 Khi NB ra viện phải dặn dò chu đáo,hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc vàgiữ gìn sức khỏe

12

Trang 13

9 Khi NB tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ giađình họ làm các thủ tục cần thiết.

10 Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp,kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyềnthụ kiến thức,học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau

11 Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi chođồng nghiệp,cho tuyến trước

12 Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịchbệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng;gương mẫu thực hiện nếp sống

vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch

3.4 Y đức trong Luật khám bệnh, chữa bệnh được hiện qua điều 3 [5]

Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

1 Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với NB

2 Tôn trọng quyền của NB; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tưđược ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8,khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này

3 Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật

4 Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi,người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cáchmạng, phụ nữ có thai

5 Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề

6 Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ

3.5 Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề [5]

Cán bộ nhân viên y tế có quyền được đảm bảo an toàn trong hành nghề theo Điều 35 Luật khám chữa bệnh

1 Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa,giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp

2 Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể

3 Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phéptạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khámbệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất

Trang 14

Tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tínhmạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác.

Điều 15 Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh

1 Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, hợptác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

2 Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp quyđịnh tại Điều 12 của Luật này

3 Chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sở khámbệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh

3.7 Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh [5]

Điều 5 Luật khám chữa bệnh:

1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh

2 Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khámbệnh, chữa bệnh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyềnban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về khám bệnh,chữa bệnh; chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh,chữa bệnh;

b) Chỉ đạo hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bảnquy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; chiến lược phát triển, quyhoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấyphép hoạt động;

d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về người hành nghề và cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh;

e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật

về khám bệnh, chữa bệnh;

f) Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực;hướng dẫn việc luân phiên người hành nghề; nghiên cứu, ứng dụng khoahọc và công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh;

g) Thực hiện hợp tác quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh; thừa nhận chứng chỉhành nghề giữa các nước; hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; hợptác chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật và phương pháp chữa bệnh mới

3 Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện

và hướng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộcthẩm quyền quản lý theo quy định của Luật này và phù hợp với điều kiện thực tếcủa quân đội

14

Trang 15

4 Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữabệnh.

5 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung làcấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhànước về khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi địa phương

Trang 16

CHƯƠNG 4: THỰ

C TRẠNG

4.1 Thực trạng mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân trong xã hội hiện nay

Trong thời gian gần đây ngành y nước ta trở thành tâm điểm của báo chí Theothống kê của Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, tính từ năm 2010 đến đầu năm 2017,

cả nước ghi nhận có ít nhất 30 vụ việc điển hình về mất an ninh trật tự ở bệnh viện Cácvụ việc chủ yếu xảy ra chủ yếu ở tuyến tỉnh chiếm 60%, tuyến trung ương chiếm 20%.Đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ chiếm 70%, điều dưỡng 15% Có đến 90% các vụviệc xảy ra trong khuôn viên bệnh trong khi các thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc chongười bệnh (chiếm tới 60%) 30% số vụ việc là xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích chongười bệnh, người nhà người bệnh

Những bài báo viết về sai phạm của nhân viên y tế gây bức xúc dư luận, mâu thuẫn

xô xát giữa người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế, xuất hiện ngày càng nhiều và thuhút sự quan tâm của đọc giả trong và ngoài nước Người bệnh đến bệnh viện với tâm lýbất an Họ phải giao phó tính mạng, sức khỏe của mình cho đội ngũ nhân viên y tế nhưnglại lo lắng không tin tưởng hoàn toàn vào đội ngũ nhân viên y tế Ngược lại, các nhân viên

y tế cũng cảnh giác với người bệnh, phải luôn thủ thế cho mình vì bất cứ lúc nào cũng cónguy cơ bị bệnh nhân trốn, bùng viện phí, bị khiếu kiện hoặc đe dọa hành hung

-• Báo VnExpress ngày 16/03/2015 “Người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩViện nhi Trung Ương” “một Video từ máy quay phòng khám Viện nhi TWghi nhận người đàn ông mặc đồ đen xông thẳng vào phòng trực, chửi bới,

đe dọa các bác sĩ Mặc dù sau đó, có một người phụ nữ bế con vào can ngănnhưng người đàn ông vẫn tiếp tục buông lời khó nghe, chỉ tay vào mặt bác

sĩ và quay ra đuổi người phụ nữ ra ngoài.”[3]Hành vi gây rối này xuất phát từviệc bác sĩ thờ ơ khi khám bệnh và theo nhiều đọc giả từng khám bệnh ởđây bác sĩ vẫn thường hay đọc báo, bấm điện thoại trong khi khám bệnh.Như vậy một lần nữa, y bác sĩ lại phải chịu những hậu quả xấu do chính

16

Trang 17

hành vi ứng xử của mình với bệnh nhânNgày 22/5/2015, BS Phạm VănKiên, 30 tuổi bệnh viện Đa khoa huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, đangkhâu vết thương cho nạn nhân bị chém, bị chính tên côn đồ này chém đứt 3ngón tay.

• Vào 4h sáng 28/5/2016 tại bệnh viện Nhi trung ương Khi đó, anh NguyễnVăn Cường (ở Đống Đa, Hà Nội) ngang nhiên xông vào khoa Cấp cứu

chống độc của bệnh viện hành hung các bác sĩ Cường lao vào tấn công bác

sĩ trong ca trực Bác sĩ Đào Ngọc P có mặt tại đó liền can ngăn nhưng cũng

bị Cường hành hung và chửi bới “con tao sốt thế này mà chúng mày không

xử lý”.Cường còn quát mắng điều dưỡng Nguyễn Thị N vì cho rằng chị laungười con mình sai cách, nước tắm quá nóng và tấn công chị N khi chịđang lấy ga đắp cho cháu bé.Bác sĩ P bức xúc nói "sau khi đánh chị N.,Cường lại quay vào tiếp tục đấm đá tôi, khoảng 4h45 phút, lực lượng công

an có mặt ở hiện trường nhưng anh ta vẫn tiếp tục chửi bới, đe doạ hànhhung mọi người"

• Gần đây hơn, ngày 3/5/2017, Phạm Lê Tùng, sinh viên năm 3, Đại học YDược Thái Nguyên đang trực lâm sàng bị người nhà người bệnh hành hungtại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

• … còn nhiều, và còn nhiều nữa !

Truyền thông nhảy vào mổ xẻ đưa tin, nhiều khi trầm trọng hoá thêm vụ việc, hoặcthiên lệch, chỉ phản ánh thông tin một chiều Và thực trạng phổ biến là mặc dù chưa cókết luận chuyên môn về nguyên nhân, nhưng dư luận luôn có chiều hướng quy "tội" chonhân viên y tế, lập tức hiểu ngay rằng, để xảy ra sự cố là do thiếu y đức Vậy có ai hiểucho nguyên nhân sâu xa của vấn đề này không? Người bệnh luôn đòi hỏi thầy thuốc phảicống hiến nhưng thử đặt câu hỏi ngược lại là những gì nhà nước và xã hội đã làm xứngđáng với những gì người thầy thuốc bỏ ra chưa?

4.2 Nguyên nhân nào làm cho các vụ bạo hành y tế ngày càng gia tăng

A Nguyên nhân từ phía bác sĩ và nhân viên y tế và hoạt động tổ chức hành chánh – môi trường bệnh viện:

a. Khối lượng công việc lớn, áp lực cao , quá tải, đãi ngộ thấp:

Tại Việt Nam, tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương đã

ở mức trầm trọng Một bác sĩ phải khám khoảng 70 – 80 bệnh nhân mỗi buổi sáng,mỗi bệnh nhân đến khám một lần và khi có xét nghiệm xong quay lại để kê đơnmột lần nữa, như vậy với mỗi lần gặp 3 phút thì bác sĩ đó đã có 8 giờ làm việckhông ngừng nghỉ Với 3 phút khám và kê đơn thì khó mà đảm bảo kỹ càng Vậy

mà trong số hàng vạn đơn thuốc kê ra mỗi tháng, chỉ cần một đơn thuốc sai sót

Trang 18

cũng đã đủ đẩy bác sĩ đó vào những phiền phức triền miên với cả bệnh nhân và dưluận xã hội.

Về mặt đạo đức, người thầy thuốc vẫn muốn đóng vai trò là người cốnghiến, tuy nhiên do áp lực của cuộc sống, do nhu cầu kinh tế của gia đình và bản thânnên thầy thuốc phải đóng vai trò là người bán dịch vụ Việc định giá dịch vụ y tế làđiều rất khó khăn vì lao động y tế là lao động phức tạp Giá trị của lao động y tế kếttinh từ lao động hiện tại là mức độ vất vả, khó khăn trong công việc hàng ngày củathầy thuốc cộng với lao động quá khứ là quá trình học tập, đào tạo và kinh nghiệmcủa mỗi thầy thuốc Giá cả dịch vụ y tế là kết quả tương tác giữa giá trị và nhu cầuthị trường Tiền bồi dưỡng bác sĩ mổ nối ruột thấp hơn tiền công thợ sửa xe vá săm

xe Chính vì dịch vụ được bán rẻ dưới giá trị và giá cả nên quan hệ mua bán bị đẩythành quan hệ xin cho và xuất hiện tình trạng cửa quyền, hách dịch của thầy thuốc

và việc hình thành nhóm lợi ích và tệ nạn: Người bệnh có phong bì được ưu tiên hơnngười bệnh không có phong bì Tiền công khám bệnh bị định quá thấp thì bù đắpbằng việc lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng thuốc, thậm chí cả tình trạng nhân bản xétnghiệm như ở đâu đó đã xẩy ra Gần đây, làn sóng bác sĩ bỏ bệnh viện công sanglàm bệnh viện tư là một thực trạng đáng báo động

b) Tinh thần làm việc t hờ ơ, chậm chạp trong chẩn đoán, xử trí, đùn đẩy người bệnh của một số cán bộ y tế :

Về việc thai phụ chết trong phòng mổ không phải là chuyện hiếm

"Mẹ khỏe thai khỏe thế này làm sao mà phải mổ? Đẻ thường đi" – "Vô tráchnhiệm ! Không quan tâm đến sự sống chết của bệnh nhân Để mặc bệnh nhân một mình

nằm đó tự xoay xở", chị Phạm Thị Chuyên - Chị gái chồng của sản phụ Hoàng Thị Tươi

đã thốt lên như vậy khi trao đổi với phóng viên Pháp luật Plus qua điện thoại

18

Trang 19

Hình 02 Người nhà bệnh nhân tử vong phản ánh nhân viên y tế qua báo đài

c) Sự thiếu thận trọng trong quy trình xét nghiệm, chăm sóc bệnh nhân:

• Không giải thích rõ ràng tình hình bệnh tật, các thủ thuật và xét nghiệm cho ngườibệnh và gia đình hiểu để hợp tác điều trị, không thông báo và chăm sóc đến cùngcác trường hợp nặng hay tiên lượng xấu

d) Thiếu tôn trọng, cảm thông sâu sắc hay chia buồn giúp đỡ gia đình làm các thủ tục

cần thiết khi bệnh nhân tử vong

e) C ông tác tổ chức hành chánh- môi trường bệnh viện :

• Công tác hành chính phức tạp và chậm chạp Đây không riêng gì ngành y tế, màhiện tượng “đúng thủ tục, qui trình” là một vấn đề mà nhiều nghành nghề khác kêutrời Những trường cấp cứu, vừa lo cho người nhà kèm theo thủ tục hành chínhrườm rà phức tạp Ghi không đúng nhân viên y tế phải giải trình, thậm chí phảichịu trách nhiệm toàn bộ khi có sai sót, người bệnh không được giải quyết nhanh

lẹ, có khi phải làm lại từ đầu Cái “quạu” từ 2 phía cũng xuất phát từ đó

• Nhân viên hậu cần không thân thiện, nhiệt tình hướng dẫn Nếu một bệnh nhân già

cả đi khám bệnh, không biết đường tới phòng khám và nhờ cô hộ lý hướng dẫnđường tới phòng khám Nếu cô hộ lý không nhiệt tình, hướng dẫnkhông tận tình thì bệnh nhân sẽ phải đi lòng vòng mới có thể tới điểm cần đến,bệnh nhân sẽ cảm thấy không hài lòng với dịch vụ ở đây nên khi tiếp túc với bác sĩcũng sẽ không có thiện cảm nhiều

B Nguyên nhân từ phía bệnh nhân:

• Thái độ hung hăng của bệnh nhân và người nhà

Trang 20

• Thái độ thiếu tôn trọng bác sĩ và nhân viên y tế Những ví dụ đề cập ở trên chỉ làmột trong số các trường hợp nổi cộm, nghiêm trọng “phần nổi trong tảng băngchìm” Nhiều trường hợp bác sĩ bị đe dọa, hành hung người thầy thuốc chỉ ráng imlặng cho qua để được bình yên cho mình và người nhà

• Có suy nghĩ “ Khách hàng là thượng đế” nên đòi hỏi sự ưu tiên trong quá trìnhkhám chữa bệnh

• Không tin tưởng vào bệnh viên tuyến dưới nên khám chữa bệnh vượt tuyến gây ratình trạng quá tải bệnh viện, khiến áp lực công việc của bác sĩ tuyến trên rất cao,đôi lúc căng thẳng và phạm sai sót

• Hiện tượng phong bì của gia đình bệnh nhân với nhiều mục đích như muốn bác sĩhay nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, ưu tiên hơn, muốn cám ơn bác sĩ.Chính vì hiện tượng này cũng làm biến tướng cách nghĩ của nhiều người, làm mộtnhóm nhỏ có thái độ tiêu cực trong công tác chăm sóc bệnh nhân

C Nguyên nhân từ phía dư luận một chiều, tạo hiệu ứng “cộng hưởng” xấu:

Trước sự việc đáng tiếc như thế này, thay vì mọi người nên an ủi nhau xoa dịu nỗiđau thì các nhà báo lại đưa ra những thông tin sai lệch rồi tạo nên làn sóng dư luận chỉtrích ngành y tế

Nhất là những trang mạng mang tính xã hội kiểu “mỳ ăn liền”, không có một aikiểm duyệt nhưng lại tạo tiếng vang trên cộng đồng mạng khá nhiều

20

Trang 21

Hình ảnh 03: Những bài viết khai thác 1 chiều từ hoạt động ngành y.

Rõ ràng là những trang báo “giật tít” bài một chiều thế này rất dễ tạo hiệu ứng chốngđối ngành y trên cộng đồng mạng!

4.3 Chống bạo hành y tế đã thực sự hiệu quả và đi vào thực tiễn chưa?

Cho đến thời điểm này, phong trào chống bạo hành y tế đã đạt được thành côngbước đầu là tạo sự chú ý của dư luận Nhiều cơ quan truyền thông đã có thay đổi trongcách đưa tin về y tế Đặc biệt, gần đây, đã bắt đầu có sự phản biện trong xã hội về cácthông tin liên quan đến y tế Những thành công này một phần do tác động cộng hưởng củavụ dịch sởi, của hàng loạt vụ giết người dã man xảy ra liên tiếp gần đây, hàng loạt vụhành hung công an, nhà báo đã làm gia tăng ý thức trách nhiệm với xã hội của một bộphận của giới truyền thông và người dân

Một số biện pháp bước đầu đã đi vào thực hiện: Ngày 26/9/2013, Bộ Công an và Bộ

Y tế đã tổ chức Lễ ký Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Y tế về công tác đảm bảo

an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế

Trang 22

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu về chống bạo hành nhân viên y tế,ngày 19/6/2017, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý “Bổ sung điều 134 về tình tiếttăng nặng khi hành hung người đang chăm sóc sức khỏe cho mình” Đây sẽ là cơ sở, làkhung pháp lý đầu tiên giúp cho những người đã và đang hoạt động trong lĩnh vực y tếcảm thấy được bảo vệ, được có một môi trường làm việc an toàn.

Bên cạnh đó, TS.BS Võ Xuân Sơn cùng một nhóm bác sĩ đã lập trang web vàfanpage chống bạo hành y tế Theo ông : “Mục đích chính của trang web và fanpage làkhuấy động phong trào chống bạo hành nhân viên y tế, cung cấp thông tin, phân tíchnguyên nhân, tạo ra một kiến nghị về việc phải có các quy định pháp luật để chống nạnbạo hành nhân viên y tế, tạo môi trường an toàn cho nhân viên y tế phục vụ.”

Đây là giao diện của trang web [12]

Hình ảnh 04 Trang web “kiên quyết chống bạo hành y tế”

Đồng thời TS.BS Võ Xuân Sơn và hơn 1000 cán bộ y tế đã đồng loạt ký tên vàođơn thư kính gửi lên Bộ y tế về việc phòng và chống bạo hành trong ngành y tế Qua đó,

Bộ y tế đã có phản hồi tích cực [12]

22

Trang 23

Hình ảnh 05 Thư phản hồi của BYT về kiến nghị luật chống bạo hành y tế

Để có thể làm giảm, tiến tới triệt tiêu nạn bạo hành y tế, ngoài những cố gắng liêntục không ngừng nghỉ của nhân viên y tế, phong trào chống bạo hành y tế cần có sự ủng

hộ mạnh mẽ của dư luận, của hệ thống truyền thông và của toàn xã hội Và đồng thời, rấtmong mọi người dân và dư luận hiểu rằng, chống bạo hành y tế là một trong các bướcchống lại nạn bạo lực trong xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa xã hội này

Trang 24

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Tóm lại, quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân đang là vấn đề nóng bỏng của xã hội, nhất

là trong nền kinh tế thị trường hiện nay Xã hội đòi hỏi người thầy thuốc phải có nhữngphẩm chất đặc biệt Để nâng cao y đức, chúng ta không thể hô hào chung chung mà phảixem xét nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về y đức và đề ra các biện pháp khắc phụcngay từ khi tuyển chọn cán bộ vào ngành

Cả xã hội đang dần mất niềm tin vào chúng ta Hãy dừng lại ngẫm, và mạnh dạnkhởi động xây dựng lại niềm tin giữa con người với nhau từ ngành y, vì chúng ta cần tinnhau để có thể vượt qua sự đau khổ và bệnh tật – đối xử người bệnh như việc “Sống bằngmột trái tim nóng và làm việc bằng cái đầu lạnh!”

Mối quan hệ giữa bác sĩ và người bệnh là mối quan hệ tốt đẹp bền vững và dàilâu Bác sĩ cần nắm vững chuyên môn của mình, hiểu rõ tâm lý của bệnh nhân và hiểu

rõ các nguyên tắc về Y đức, chăm sóc tận tình và tạo niềm tin cho người bệnh, đúng nhưngười xưa nói “Lương y như Từ mẫu”

5.2 Kiến nghị

• Đối với trường y:

Y đức là bộ môn mà bất kì sinh viên y khoa nào cũng phải học qua Tuy nhiên đểứng dụng những quy chuẩn y đức vào thực tế lâm sàng ngay khi còn là sinh viên sẽ giúpcho các bác sĩ tương lai thêm tự tin trước bệnh nhân và tạo hành trang ứng xử khi khámchữa bệnh sau này

Em nghĩ mỗi năm ở tuần sinh hoạt công dân đầu năm nên có buổi nói chuyện về yđức, chia sẻ kinh nghiệm ứng xử của các thầy cô trước những tình huống bệnh nhân khóhay có thể đưa ra ý kiến rút kinh nghiệm từ những sai sót của nhân viện y tế trong thờigian gần đây Không nhằm bới móc sai phạm của người khác mà đơn giản là bài học kinhnghiệm quý báu cho sinh viên từ thế hệ đi trước Những buổi như thế này sẽ nhắc nhởnhững sinh viên sắp và đang đi lâm sàng tiếp xúc với bệnh nhân

• Đối bệnh viện, nhân viên y tế cần phải:

o Giữ gìn sức khỏe thể chất

o Luôn nâng cao trình độ nghiệp vụ

o Học cách ứng xử, giao tiếp với bệnh nhân

o Hiểu biết về pháp luật, những quy định hành nghề

• Đối với người bệnh:

o Tôn trọng người thầy thuốc

o Nâng cao kiến thức y học

o Hiểu và cảm thông với những khó khăn của bác sĩ

24

Trang 25

o

Trang 26

Bảng 01: Giao tiếp của CBYT khi NB, NNNB phàn nàn, bức xúc [13]

- Chào Bác An1!

- Cháu2 tên là Lan3, điều dưỡng hành chính của Khoa Nội4 !

Chủ động ngay khi

có NB liên hệ

- Xin được lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp ý của Bác và gia

đình về những điều chưa hài lòng?

Trước khi NB cungcấp thông tin

- Chúng cháu xin được tiếp thu ý kiến của Bác để báo cáo Lãnh

đạo Khoa/Bệnh viện Sau đó sẽ thông tin trả lời sớm lại cho Bác

(trong trường hợp đã giải thích nhưng không được NB hoặc

NNNB chấp nhận)!

- Mong nhận được sự hợp tác giúp đỡ của Bác và gia đình

Sau khi NB ngừngcung cấp thông tin

- Xin Cảm ơn Bác An ! (tùy ngữ cảnh và thời điểm mà chọn câu

cảm ơn hoặc xin lỗi NB cho thích hợp).

- Chào Bác!

Kết thúc cuộc giaotiếp

Ghi chú:

- Thái độ lắng nghe, cảm thông, chia sẻ, tôn trọng NB, NNNB

- Sẵn sàng giúp đỡ nếu NB cần, tìm cách khắc phục ngay những tồn tại

- Có trách nhiệm báo cáo với cấp trên trực tiếp hoặc bác sĩ điều trị để khắc phục kịp thời

1Đại từ nhân xưng của Người bệnh: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ Bác/Cô/Chú/Anh/Chị/Em/cháu…

2 Đại từ nhân xưng của NVYT: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ Cháu/Anh/Chị/Em/Cô/Chú/ …

3 Tên riêng của NVYT

4 Tên khoa điêu trị

26

Trang 27

Bảng 02: Giao tiếp của điều dưỡng khi NB tiên lượng nặng/tử vong [13]

- Chào Cô5 Mai6!

- Cháu7 tên là Ðiều dưỡng Lan8!

- Xin được trao đổi với Bác một số thông tin về bệnh nhân An!

(hướng dẫn các nội dung cụ thể).

- Bệnh viện và chúng cháu đã cố gắng hết sức nhưng do bệnh

của Bác An quá nặng nên không qua khỏi, xin được chia buồn

cùng gia đình!

- Chúng cháu xin phép được hướng dẫn gia đình một số điều

cần lưu ý khi làm các thủ tục cuối cùng cho Bác An (cung cấp

thông tin cần thiết và tư vấn đưa ra những giải pháp cuối giúp

đỡ gia đình bệnh nhân lựa chọn cách xử trí tốt nhất,…)!

- Một lần nữa, xin thay mặt tập thể thầy thuốc của Khoa Nội

được chia buồn cùng Gia đình!

Chủ động ngay khi

NB có tiên lượngnặng (hoặc tử vong)

và theo y lệnh củaBác sĩ

Ghi chú:

- NB hoặc NNNB phải biết được diễn biến của bệnh

- Thái độ bình tĩnh, cảm thông và chia sẻ để giảm lo lắng và đau đớn quá mức.

5Đại từ nhân xưng của NNNB: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NNNB: ví dụ Bác/Cô/Chú/Anh/Chị/Em/cháu…

6Tên riêng của NB

7Đại từ nhân xưng của Điều dưỡng: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ Cháu/Anh/Chị/Em/Cô/Chú/ …

8Tên riêng của Điều dưỡng

Trang 28

Bảng 03: Giao tiếp, ứng xử của Bác sĩ khi NB Tiên lượng nặng/tử vong [13]

- Chào Bác9 Mai10!

- Tôi11 tên là Hùng12, Bác sĩ của Khoa Nội13!

- Xin được trao đổi với Bác một số thông tin về bệnh nhân An!

(hướng dẫn các nội dung cụ thể).

- Bệnh viện và chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng do bệnh của

Bác An quá nặng nên không qua khỏi, xin được chia buồn cùng

gia đình!

- Chúng tôi xin phép được hướng dẫn gia đình một số điều cần

lưu ý khi làm các thủ tục cuối cùng cho Bác An (cung cấp thông

tin cần thiết và tư vấn giúp đỡ gia đình bệnh nhân những khó

khăn,…)!

- Một lần nữa, xin thay mặt tập thể thầy thuốc của Khoa Nội

được chia buồn cùng Gia đình!

Chủ động ngay khi

NB có tiên lượngnặng (hoặc tử vong)

Ghi chú:

- Thái độ cảm thông, chia sẻ với tinh thần “còn nước còn tát”, hết sức cứu chữa.

- Trình bày cho NB và NNNB biết diễn biến của bệnh.

- Lắng nghe nguyện vọng của NB, NNNB để có phương pháp giúp đỡ, hỗ trợ khi cần thiết.

- Hướng dẫn Điều dưỡng chăm sóc, tiên lượng NB và hướng xử trí.

9Đại từ nhân xưng của NNNB: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ Bác/Cô/Chú/Anh/Chị/Em/cháu…

10 Tên riêng của NB

11 Đại từ nhân xưng của Bác sĩ: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ: Tôi/Cháu/Anh/Chị/Em/Cô/Chú/ …

12 Tên riêng của Bác sĩ

13 Đơn vị nơi CBYT đang trực tiếp làm việc.

28

Trang 29

Bảng 04: Giao tiếp của Bác sĩ khi thông báo tin xấu cho NB [13]

- Chào Bác14 An15!

- Tôi16 tên là Hùng17, Bác sĩ của Khoa Nội18!

Chủ động ngay khicần cung cấp và tưvấn thông tin choNB

- Hôm nay Bác có cảm thấy dễ chịu hơn hôm qua không?

Trước khi bắt đầucung cấp thông tin

- Xin được gặp và trao đổi với Bác một số thông tin về bệnh của

Bác! (quan sát thái độ và phản ứng của NB).

- Thưa Bác An, XN tế bào gan của Bác cho thấy kết quả không

như chúng ta mong đợi(quan sát thái độ và phản ứng của

NB, 19 nếu NB có những thay đổi về tâm lý, hành vi, CBYT cần

tạm dừng cung cấp thông tin)!

Khi bắt đầu cungcấp thông tin

- Chúng ta chuyển sang vấn đề khác nhé Bác có ngủ được

không20? Khi NB có thay đổitâm lý, hành vi khi

tiếp nhận thông tinxấu

- Chúng ta đã trao đổi về tình trạng bệnh của Bác Bác có thể

nhắc lại cho tôi nghe những thông tin tôi vừa nói không ?21 Sau khi đã cung cấp

thông tin

14Đại từ nhân xưng của Người bệnh: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ Bác/Cô/Chú/Anh/Chị/Em/cháu…

15 Tên riêng của NB

16 Đại từ nhân xưng của Bác sĩ: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ: Tôi/Cháu/Anh/Chị/Em/Cô/Chú/ …

17 Tên riêng của Bác sĩ

18 Đơn vị nơi CBYT đang trực tiếp làm việc.

19 Thông tin xấu cần được cung cấp thành các câu ngắn, rõ ràng.

20 Ngững cung cấp thông tin, hỗ trợ tâm lý, cảm xúc cho NB (chia sẻ, động viênvà chuyển chủ đề khác)hoặc

đề nghị gia đình hỗ trợ, động viên khi NB có thay đổi tâm lý, hành vi khi tiếp nhận thông tin xấu

Trang 30

- Bác có cần tôi giải thích thêm gì nữa không!

- Cảm ơn Bác An! Mong Bác đừng quá lo lắng, …! (tùy ngữ

cảnh và thời điểm mà chọn câu động viên NB cho thích hợp).

- Chào Bác!

Kết thúc cuộc giaotiếp

Ghi chú:

- Trong quá trình điều trị tại viện, nếu biết hoàn cảnh bệnh nhân khó khăn có thể xin

hỗ trợ của bệnh viện tạo ðiều kiện giúp ðỡ cho gia ðình bệnh nhân.

- Trả lời đầy đủ các câu hỏi của NB, NNNB và khách với thái độ ân cần, quan tâm và lịch sự.

- Phải tỏ thái độ cảm thông động viên NNNB khi lo lắng và đau đớn

- Phải bình tĩnh trong mọi tình huống tiếp xúc.

- Luôn sẵn lòng giúp NNNB dù chỉ là việc nhỏ nhất.

1 Nhân viên y tế cần được hướng dẫn kĩ năng nhận biết nguy cơ bạo hành Tất cảcác cơ sở y tế cần xây dựng qui trình nhận biết nguy cơ, phòng ngừa xung đột,đồng thời, có phương án để nhân viên y tế ở những khu vực "nóng", luôn có lốithoát hiểm Lực lượng bảo vệ tại chỗ phải được huấn luyện kĩ năng khống chếngay những kẻ sử dụng bạo lực, nhận biết và cách ly những kẻ có nguy cơ sửdụng bạo lực (ví dụ như có vũ khí gây sát thương)

2 Lãnh đạo các cơ sở y tế phải xem việc bảo vệ nhân viên khỏi nạn bạo hành y tế

là trách nhiệm của mình Điều quan trọng nhất là các cấp chính quyền, các cơquan chức năng phải coi nhân viên y tế là người thi hành công vụ và có quyềnđược bảo vệ tính mạng, danh dự ngang với những công dân khác trong xã hội

3 Làm lành mạnh hóa đạo đức xã hội là biện pháp cơ bản và lâu dài, việc này phảibắt nguồn từ những vấn đề lớn hơn như chống tham nhũng, phải có một cơ chếbảo đảm phát hiện chính xác và loại bỏ những nhân viên y tế tha hóa, vòi vĩnh.Bên cạnh đó, siết chặt kỉ cương, đưa ra và thực hiện nghiêm túc các biện phápchế tài đối với các hành vi bạo hành y tế

4 Việc tuyên truyền nâng cao dân trí, phải có những qui định cụ thể để hạn chếviệc các nhà báo đưa tin không đúng về y tế gây kích động dư luận

21 Kiểm tra lại thông tin mà BS vừa thông báo xem NB có hiểu đúng không, nếu hiểu sai, cần thông báo lại cho đến khi NB hiểu đúng.

30

Trang 31

5 Cơ quan Quản lý nhà nước phải thực sự coi y tế là một lĩnh vực quan trọng, tháo

gỡ các bất cập để giải quyết nạn quá tải, thực sự xóa bỏ cơ chế xin cho, coi y tế

là một ngành dịch vụ, vừa tăng chất lượng dịch vụ, vừa bảo đảm đời sống chonhân viên y tế

Trang 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Khái niệm , nguồn gốc, bản chất chức năng của đạo đức học

Truy cập ngày 14/08/2016 từ

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-2088-BYT-QD-Quy-dinh-[5] Luật khám chữa bệnh (23/11/2009) theo Nghị quyết số 51/2001/QH10

Truy cập vào ngày 30/07/2017 từ

http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?

itemid=25269

32

Trang 33

Quốc hội ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh,

Chương I.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh,chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khámbệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trongkhám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh;sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh,chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh

Điều 2 Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1 Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần

thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉđịnh phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận

2 Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận

và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng chongười bệnh

3 Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

4 Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có

thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này (sau đâygọi chung là chứng chỉ hành nghề)

Trang 34

5 Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có

thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy địnhcủa Luật này (sau đây gọi chung là giấy phép hoạt động)

6 Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành

nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề)

7 Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy

phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

8 Lương y là người có hiểu biết về lý luận y dược học cổ truyền, có kinh nghiệm

khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y dược học cổ truyền có dùng thuốc hoặckhông dùng thuốc được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông ytrung ương hoặc Hội đông y cấp tỉnh

9 Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là

người sở hữu bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm lâu đời do dòngtộc, gia đình truyền lại, điều trị có hiệu quả đối với một hoặc vài bệnh, chứng nhất địnhđược Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y cấp tỉnh

10 Cập nhật kiến thức y khoa liên tục là việc người hành nghề tham gia các khóa

đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa thuộc lĩnh vực hành nghề theochương trình do Bộ Y tế phê duyệt hoặc công nhận và được cấp giấy chứng nhận theo quyđịnh của Bộ trưởng Bộ Y tế

11 Người bệnh không có người nhận là người bệnh đang ở trong tình trạng cấp cứu,

bị bệnh tâm thần hoặc bị bỏ rơi, bao gồm cả trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh,chữa bệnh mà không có giấy tờ tùy thân, không xác định được địa chỉ cư trú

12 Hội chuẩn là hình thức thảo luận giữa những người hành nghề về tình trạng bệnh

của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời

13 Tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh là hậu quả gây tổn hại đến sức khỏe, tính

mạng của người bệnh do sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh hoặcrủi ro xảy ra ngoài ý muốn trong khám bệnh, chữa bệnh mặc dù người hành nghề đã tuânthủ các quy định chuyên môn kỹ thuật

Điều 3 Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

1 Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh

2 Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe vàđời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này

3 Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật

4 Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi,người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ

có thai

34

Ngày đăng: 16/09/2017, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w