Kết quả nghiên cứu đề tài luận án “Phát triển đội ngũ cán bộquản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận nănglực” góp phần làm phong phú lý luận và thực tiễn của kho
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về luận án
Cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) ở các trường đại học trongquân đội nói chung, ở các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo (GD, ĐT)nói riêng là một trong những nhân tố quan trọng, có vai trò quyết địnhđến việc đảm bảo chất lượng GD, ĐT của nhà trường Trước yêu cầuđổi mới giáo dục, vấn đề đặt ra cấp thiết hiện nay là phải làm tốt côngtác xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ, trong đó chútrọng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ ở các cơ quan quản lý
GD, ĐT Kết quả nghiên cứu đề tài luận án “Phát triển đội ngũ cán bộquản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận nănglực” góp phần làm phong phú lý luận và thực tiễn của khoa họcQLGD; bổ sung, phát triển lý luận quản lý, nhất là cơ sở lý luận, thựctiễn và các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo(QLĐT) ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
2 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong xu thế phát triển hiện nay, vai trò của cán bộ QLĐTngày càng tăng, tính nghề nghiệp, tính chuyên môn hoá ngày một cao,
có thể nói vai trò, trách nhiệm của người cán bộ QLĐT ở các cơ quanquản lý GD, ĐT là một trong những nhân tố quyết định sự thành côngcủa GD, ĐT ở các trường đại học trong quân đội Trong tổng thể chấtlượng cán bộ, thì năng lực của cán bộ QLĐT có vai trò then chốt trongviệc tham mưu, đề xuất, quản lý, điều hành hoạt động dạy học và quản
lý chất lượng GD, ĐT của nhà trường
Trước yêu cầu đổi mới cơ chế và “chuẩn hoá” đội ngũ cán bộQLGD, vấn đề đặt ra với công tác quản lý ở các nhà trường đại học làphải xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT có trình độ năng lựcchuyên môn cao, có năng lực tổng hợp, đánh giá, có khả năng quan sát,
tư duy sáng tạo cùng hệ thống phẩm chất đạo đức và giá trị nghề nghiệptương ứng với yêu cầu nhiệm vụ chức trách, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp
Trang 2GD, ĐT trong thời kỳ mới Một trong những vấn đề then chốt hiện nayđược Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng cũng như cấp uỷ chỉ huycác nhà trường quan tâm là phát triển đội ngũ cán bộ QLGD nói chung,cán bộ QLĐT nói riêng cả về số lượng và chất lượng, chuẩn hoá vềtrình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp và kỹ năng làm việc
Nghiên cứu thực tế cho thấy, việc phát triển đội ngũ cán bộQLĐT hiện nay đã đạt được kết quả nhất định, góp phần quan trọngnâng cao chất lượng GD, ĐT của nhà trường Song bên cạnh đó, chấtlượng cán bộ QLĐT còn có những hạn chế, bất cập như: một bộ phậncán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa toàn diện, kiến thức, kỹnăng quản lý còn nhiều hạn chế, phong cách làm việc thiếu tính sángtạo, hiệu quả làm việc chưa cao Nguyên nhân chính của tình trạng này
là do công tác tổ chức, chỉ đạo phát triển về năng lực cho đội ngũ cán
bộ ở các cơ quan quản lý GD, ĐT của chủ thể nhà trường còn thiếuđồng bộ; chưa xây dựng và thực hiện theo quy trình quản lý khoa học;chưa vạch được kế hoạch chiến lược phát triển, chưa chuẩn hóa đượcnăng lực cán bộ QLĐT để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp; cơ chế,chính sách còn nhiều bất cập; việc tự học tập, tự nghiên cứu nâng caotrình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong một bộ phận cán bộ cònthiếu tính tích cực chủ động Do đó, phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ởcác trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực là yêu cầu tấtyếu, là vấn đề cấp thiết và lâu dài đang đặt ra hiện nay
Vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD đã đượcmột số tác giả trong và ngoài quân đội ở nước ta nghiên cứu dưới cácmức độ và khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nàonghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu về phát triển độingũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cậnnăng lực Xuất phát từ những cơ sở lý luận, thực tiễn trên, tác giả lựa
chọn: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực” làm đề tài nghiên cứu.
Trang 33 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn; đề xuất hệ thốngbiện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trongquân đội theo tiếp cận năng lực, nhằm góp phần nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ QLĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diệngiáo dục hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ởcác trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ QLĐT và thựctrạng phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trongquân đội hiện nay
- Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở cáctrường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
- Tiến hành khảo sát, kiểm nghiệm tính cần thiết, tính khả thicủa các biện pháp và thử nghiệm một biện pháp
4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
và giả thuyết khoa học
* Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ QLGD ở các trường đại học trong quân độitrước xu thế đổi mới giáo dục hiện nay
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trongquân đội theo tiếp cận năng lực
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu phát triển đội ngũ cán bộ thuộc cơquan quản lý GD, ĐT (cán bộ quản lý đào tạo) ở các trường đại họctrong quân đội theo tiếp cận năng lực; trọng tâm là phát triển về chấtlượng cán bộ QLĐT
Cấp quản lý: Cấp nhà trường đại học trong quân đội; chủ thểquản lý: Thủ trưởng nhà trường; đối tượng chịu tác động trọng tâm:
Trang 4Cán bộ thuộc các cơ quan chức năng (cơ quan đào tạo đại học, sauđại học, khảo thí và đảm bảo chất lượng GD, ĐT).
Các số liệu điều tra khảo sát: giới hạn trong 5 năm gần đây; địabàn khảo sát gồm: Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Kỹthuật quân sự, Trường Sĩ quan Chính trị; Trường Sĩ quan lục quân 1
* Giả thuyết khoa học
Cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội là mộttrong những lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng trong việc đảmbảo chất lượng GD, ĐT; thực tiễn phát triển đội ngũ này hiện nay cònnhiều hạn chế, bất cập về công tác tổ chức chỉ đạo Nếu thực hiện tốtcác khâu: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; xây dựngquy hoạch, kế hoạch phát triển cán bộ hợp lý; thực hiện tốt công táctuyển chọn, bố trí, sử dụng và chính sách cán bộ; chuẩn hóa năng lựccủa cán bộ QLĐT; đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng,kiểm tra, giám sát; phát huy tính tích cực chủ động trong tự bồi dưỡngcủa cán bộ QLĐT nhà trường thì chất lượng đội ngũ và năng lực củamỗi cán bộ QLĐT sẽ được nâng cao, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ,chức trách được giao; góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở phươngpháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lênin; quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam về GD, ĐT, về phát triển nguồn nhân lực và nguồnnhân lực giáo dục
Cách tiếp cận: Dựa trên các tiếp cận phổ biến trong nghiên cứukhoa học QLGD như: tiếp cận hệ thống - cấu trúc, tiếp cận lịch sử - lôgic,tiếp cận thực tiễn; tiếp cận quản lý nguồn nhân lực và lý thuyết phát triểnnguồn nhân lực để giải quyết các nhiệm vụ khoa học của đề tài
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 5Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: Phương pháptổng kết kinh nghiệm QLGD; phương pháp quan sát; phương phápđàm thoại; phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; phương phápchuyên gia; phương pháp thử nghiệm
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
6 Những đóng góp mới của luận án
Đề tài luận giải có hệ thống khoa học một số vấn đề lý luận vềphát triển đội ngũ cán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực Xây dựngchuẩn năng lực của cán bộ QLĐT và nội dung phát triển đội ngũ cán
bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực, khái quát được những yếu tố tácđộng và những vấn đề đặt ra trong phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ởcác trường đại học trong quân đội
Đề xuất hệ thống biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐTtheo tiếp cận năng lực ở các trường đại học trong quân đội hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Về mặt lý luận
Luận án đưa ra cơ sở khoa học phát triển đội ngũ cán bộQLĐT theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học trong quân độihiện nay, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nhân lực QLGD ởcác nhà trường đại học trong quân đội đáp ứng yêu cầu đổi mới cănbản và toàn diện giáo dục hiện nay
* Về mặt thực tiễn
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tácquản lý, phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực QLGD ở các trườngđại học trong quân đội, phục vụ đắc lực cho hoạt động nghiên cứu,giảng dạy, học tập ở các học viện, nhà trường trong quân đội hiện nay
8 Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu gồm: Mở đầu, tổng quan tình hìnhnghiên cứu, 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trìnhkhoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục
Trang 6TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
1.1 Những nghiên cứu về cán bộ quản lý giáo dục
Nghiên cứu về cán bộ quản lý và cán bộ QLGD có nhiều tácgiả nước ngoài đề cập ở các góc độ khác nhau Tiêu biểu như: RobertOwen, Charles Babbage; tiếp đó Frederick Winslow Taylor; HenriFayol Ba tác giả Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich vớitác phẩm nổi tiếng “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”[72]; đã luậngiải cụ thể, chi tiết các chức năng quản lý, các yêu cầu, tiêu chuẩn vềchất lượng của người làm công tác quản lý
Ở Việt Nam, tiêu biểu có các tác giả như: Trần Kiểm, PhạmMinh Hạc, Đặng Bá Lãm; Nguyễn Thành Vinh ,trong các công trìnhnghiên cứu khác nhau đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về cán bộquản lý và cán bộ QLGD; luận giải vai trò của người quản lý trong tổchức bộ máy nói chung, bộ máy quản lý giáo dục nói riêng Từ đó, xácđịnh các giải pháp chủ yếu tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng, phát triển,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD cả về phẩm chất và nănglực đáp ứng mục tiêu của tổ chức, yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
1.2 Những nghiên cứu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Ở các nước Anh, Mỹ cũng như các nước khác trên thế giới luônquan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD, nhất là cáccương vị quản lý, lãnh đạo trường học Trên cơ sở đề ra chuẩn để hướngcông tác đào tạo, bồi dưỡng theo chuẩn với một quy trình rất chặt chẽ
Ở Việt Nam, trong sách, tài liệu của các tác giả Bùi Minh Hiền,Nguyễn Lộc, Nguyễn Phúc Châu, Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức đãbàn về xây dựng, phát triển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD Các bài
viết của tác giả Bùi Thị Thu Hương; Phạm Đỗ Nhật Tiến; Trần Viết
Trang 7Lưu; Lưu Xuân Mới; Lê Thị Bình; Trần Đình Hồng; Nguyễn Thị KimOanh; Ngô Thị Kiều Oanh đã luận giải cơ bản những vấn đề về chấtlượng cán bộ QLGD, đề xuất giải pháp xây dựng phát triển đội ngũ cán
bộ QLGD trong các trường học và các cơ sở GD, ĐT Trong đó, chútrọng đến phát triển, nâng cao năng lực quản lý, năng lực QLĐT của cán
bộ QLGD ở các trường đại học, của hiệu trưởng các trường trung họcphổ thông, các trường trung cấp chuyên nghiệp ở từng khía cạnh và góc
độ khác nhau Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay các tácgiả cũng đã tập trung nghiên cứu những yêu cầu và giải pháp bồi dưỡngnăng lực cho đội ngũ cán bộ QLGD ở các cơ sở đào tạo
1.3 Những nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục
Bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến; Nguyễn Đức
Trí; Trần Mai Ước; Trần Ngọc Giao; Đặng Bá Lãm; Nguyễn DụcQuang; Phạm Văn Sơn, Nguyễn Thị Tuyết; Nguyễn Lộc; Lê Đình Bình;Phạm Văn Thuần và Nghiêm Thị Thanh; Nguyễn Mạnh Hùng đã đề cậpđến những góc độ khác nhau về năng lực của cán bộ QLGD nói chung,năng lực của hiệu trưởng trường trung học phổ thông, năng lực củaphòng chức năng và năng lực của cán bộ quản lý trường học nói riêng;trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp trong đào tạo, bồi dưỡng nângcao năng lực cho cán bộ QLGD ở các nhà trường và các cơ sở GD, ĐT
1.4 Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ quản lý đào tạo
ở các trường đại học trong quân đội
Nghiên cứu của các tác giả: I Rodionov; Đặng Đức Thắng;Trần Danh Bích; Vũ Quang Lộc; Mai Văn Hoá; Vũ Việt; Phạm ĐìnhBộ; Nguyễn Minh Khôi; các bài viết của tác giả Ngô Quý Ty, Lê VănChung; Trần Đình Hồng đã đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo từnggóc độ chuyên ngành khác nhau, đã đi sâu nghiên cứu từ nhiều góccạnh, nhiều vấn đề khác nhau và với phạm vi, đối tượng nghiên cứukhác nhau, song đã luận giải về cơ sở khoa học và đưa ra các biện pháp
Trang 8để nâng cao chất lượng; bồi dưỡng năng lực; xây dựng, phát triển độingũ giáo viên, cán bộ QLGD ở các đơn vị, nhà trường quân đội
2 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
2.1 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học
đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
Một là, các công trình trên đã nghiên cứu từng khía cạnh cụ
thể về xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộQLGD và tầm quan trọng của đội ngũ này đối với sự phát triển củanhà trường
Hai là, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nội hàm
năng lực và đưa ra những năng lực cần có của cán bộ QLGD, công tácbồi dưỡng, phát triển năng lực cho cán bộ QLGD
Ba là, khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: Công tác đào tạo, bồidưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ đôi khi chưa đượcthường xuyên chú trọng Công tác quản lý, phát triển đội ngũ cán bộQLĐT của chủ thể quản lý các nhà trường đôi khi còn chưa được quantâm đúng mức, chưa thể hiện rõ tính chiến lược, lâu dài
2.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Thứ nhất, trên cơ sở lý luận về QLGD, áp dụng vào xây dựng
cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại họctrong quân đội theo tiếp cận năng lực một cách khoa học, hợp lý, phùhợp với điều kiện thực tiễn hiện nay
Thứ hai, xây dựng các khái niệm công cụ của đề tài và các
tiêu chí trong chuẩn năng lực của cán bộ QLĐT; xác định rõ nội dungphát triển đội ngũ cán bộ QLĐT và các yếu tố tác động đến phát triểnđội ngũ cán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực ở các trường đại họctrong quân đội hiện nay
Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ
QLĐT và thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT, chỉ rõ nguyênnhân ưu, nhược điểm; từ đó rút ra những vấn đề thực tiễn đang đặt ratrong phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trongquân đội giai đoạn hiện nay
Thứ tư, xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ
Trang 9QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lựchiện nay một cách khoa học, khả thi, đảm bảo cán bộ QLĐT có đủnăng lực thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ trên từng cương vị côngtác, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
1.1.1 Khái niệm cán bộ quản lý đào tạo
Cán bộ QLĐT ở các trường đại học quân đội là
những cán bộ thuộc các cơ quan đào tạo đại học, sau đại học, khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo; thực hiện chức năng tham mưu cho chủ thể quản lý nhà trường trong thiết kế, xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo; tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra công tác huấn luyện; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, khoa giáo viên thực hiện nhiệm vụ GD, ĐT theo chức trách nhiệm vụ được phân công.
1.1.2 Khái niệm năng lực của cán bộ quản lý đào tạo
Năng lực của cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội là tổng hòa các kiến thức, kỹ năng và thái độ, thể hiện trình
độ thông thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, cho phép chỉ đạo, tổ chức
và điều hành thực hiện có chất lượng, hiệu quả các hoạt động GD, ĐT.
1.1.3 Đặc điểm lao động của cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội
Mục đích lao động; đối tượng tác động và mối quan hệ trong lao động của cán bộ QLĐT
Lao động của cán bộ QLĐT ở trường đại học trong quân đội
mang tính gián tiếp, có tính đặc thù quân sự và tính tổ chức chặt chẽ; đòi
hỏi: Thứ nhất, phải có phông kiến thức đa dạng, chuyên sâu về chuyên
Trang 10môn nghiệp vụ và kỹ năng công tác; Thứ hai, phải có tính kế hoạch hóa
cao, đồng thời có sự mềm dẻo, linh hoạt trong tổ chức, triển khai thực
hiện kế hoạch; Thứ ba, sức ép công việc lớn đòi hỏi phải có tính chuyên
nghiệp trong làm việc, có nghệ thuật quan hệ ứng xử, nghệ thuật làm
việc với con người; Thứ tư, xử lý nhiều công việc phức tạp, nhạy cảm
liên quan đến con người vì vậy phải có ý thức tổ chức chặt chẽ, kỷ luậtnghiêm, có tính sáng tạo và thích ứng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh
1.1.4 Chuẩn năng lực của cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội
1.1.3.1 Những căn cứ xây dựng chuẩn năng lực cán bộ quản
lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội
Căn cứ vào các văn bản pháp quy về GD, ĐT; Căn cứ vào vịtrí, vai trò cán bộ QLĐT và yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn
1.1.3.2 Quy trình xây dựng chuẩn năng lực của cán bộ quản
lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội
Bước một, xác định những căn cứ pháp lý, các văn bản pháp quy về giáo dục có liên quan; Bước hai, mô tả chức năng, nhiệm vụ và
xác định yêu cầu về phẩm chất, năng lực của cán bộ QLĐT cần đạt
được; Bước ba, tiến hành xây dựng chuẩn năng lực và các tiêu chí trong từng chuẩn đã xác định; Bước bốn, lấy ý kiến của các chuyên gia, chủ
thể QLGD các cấp, khảo sát bằng phiếu hỏi về mức độ cần thiết của các
tiêu chí trong chuẩn năng lực của cán bộ QLĐT; Bước năm, thực hiện
tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện và đề xuất chuẩn năng lực của cán bộQLĐT gồm 4 chuẩn với 17 tiêu chí
1.1.3.3 Chuẩn năng lực của cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội
Từ những căn cứ và quy trình đã luận giải trên, tác giả luận ánxây dựng chuẩn năng lực của cán bộ QLĐT như sau:
* Chuẩn về năng lực nền tảng gồm các tiêu chí: Tiêu chí 1: Nhận thức chính trị; Tiêu chí 2: Đạo đức nghề nghiệp, tính chuẩn mực
và sự tận tâm; Tiêu chí 3: Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về GD,
Trang 11ĐT và kinh nghiệm thực tiễn; Tiêu chí 4: Phong cách làm việc; Tiêu chí 5:Trình độ ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin
* Chuẩn về năng lực lãnh đạo gồm các tiêu chí: Tiêu chí 1:
Có tầm nhìn chiến lược, biết phát triển tầm nhìn và định hướng giá trị;
Tiêu chí 2: Xây dựng văn hóa tổ chức; Tiêu chí 3: Phân tích đường lối; gây ảnh hưởng; đảm bảo tính nhất quán; Tiêu chí 4: Tính quyết đoán,
ra quyết định; Tiêu chí 5: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ.
* Chuẩn về năng lực quản lý điều hành gồm các tiêu chí: Tiêu chí 1: Năng lực tổng hợp đánh giá, tham mưu, đề xuất; Tiêu chí 2: Năng lực thiết kế, xây dựng, triển khai kế hoạch GD, ĐT; Tiêu chí 3: Năng lực quản lý, tổ chức hoạt động GD, ĐT; Tiêu chí 4: Năng lực quản lý thông tin, lựa chọn ưu tiên và giải quyết vấn đề; Tiêu chí 5:
Kiểm tra đánh giá các hoạt động GD, ĐT
* Chuẩn về năng lực thích ứng gồm các tiêu chí: Tiêu chí 1:
Có óc tư duy sáng tạo, tư duy độc lập và tư duy hệ thống; Tiêu chí 2:
Thích ứng với môi trường, điều kiện từng công việc cụ thể
1.2 Những cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
1.2.1 Tiếp cận nguồn nhân lực trong phát triển đội ngũ cán
bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
1.2.1.1 Nguồn nhân lực
1.2.1.2 Mô hình quản lý nguồn nhân lực
1.2.1.3 Cách tiếp cận nguồn nhân lực trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
Có nhiều cách tiếp cận, song phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT
ở các trường đại học trong quân đội được tiếp cận theo lý thuyết quản
lý phát triển nguồn nhân lực Theo cách tiếp cận này, phát triển độingũ cán bộ QLĐT cần tập trung vào các nội dung như: Quy hoạch, kếhoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng môi trường,
Trang 12chính sách nhằm mục tiêu đảm bảo đủ số lượng cán bộ, cơ cấu cânđối, hợp lý, chất lượng ngày một nâng cao
Tiếp cận nguồn nhân lực trong phát triển đội ngũ cán bộ QLĐTtheo tiếp cận năng lực luôn gắn chặt với việc xác định năng lực, xâydựng chuẩn năng lực và sử dụng chuẩn năng lực đó như một căn cứ đểtiến hành quy hoạch, tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tựbồi dưỡng cán bộ Đồng thời, phải lấy năng lực của cá nhân làm trọngtâm trong công tác quy hoạch, tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đánh giá, đàotạo, bồi dưỡng, hướng đến phát triển toàn diện chất lượng đội ngũ, đápứng yêu cầu, nhiệm vụ GD, ĐT trong thời kỳ mới
1.2.2 Khái niệm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
Phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực là tổng hợp những tác động có mục đích của chủ thể quản lý các cấp tới đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, nhằm làm cho đội ngũ này có đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng; tạo sự biến đổi toàn diện năng lực của cán bộ QLĐT theo chuẩn năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển nhà trường đại học trong quân đội thời kỳ mới.
1.2.3 Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
Phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT thường xuyên đủ về sốlượng, đảm bảo lượng dự trữ theo đúng quy định của Bộ Quốcphòng, có cơ cấu hợp lý, đồng bộ, chất lượng cao; trong đó, chú trọngvào phát triển năng lực toàn diện của mỗi cán bộ Để đạt được cácmục tiêu đã xác định, chủ thể quản lý nhà trường cần thực hiện tốtcác nội dung làm tiêu chí đánh giá sự phát triển như sau:
1.2.3.1 Xây dựng chuẩn năng lực của cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội
Xây dựng chuẩn năng lực của cán bộ QLĐT phải dựa trên nềntảng, tiêu chuẩn chung của đội ngũ cán bộ QLGD, thể hiện rõ tính đặc