176 04 Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả tổ chức xây dựng đề cương các chuyên đề bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa trước 05 Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả áp dụng quy trình bồi dưỡng năng lực cho đội ng
Trang 1LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS TS Đặng Bá Lãm
2 PGS TS Phạm Minh Thụ
HÀ NỘI - 2017
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NCS Nguyễn Thanh Hà
Trang 3Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 351.1 Những cơ sở lý luận về cán bộ quản lý đào tạo ở các
1.2 Những cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận
1.3 Những yếu tố tác động đến phát triển cán bộ quản lý đào tạo
ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 75
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
2.1 Đặc điểm các trường đại học trong quân đội 822.2 Khái quát chung về tổ chức đánh giá thực trạng 852.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại
2.4 Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các
trường đại học trong quân đội hiện nay 982.5 Những vấn đề đặt ra trong phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý đào tạo ở các trường đại học quân đội hiện nay 122
CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 126 3.1 Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở
các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 126 3.2 Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các
trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 131
4.1 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 190
Trang 4STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
TT Tên bảng,
biểu, đồ thị,
01 Bảng 4.1 Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các 170
Trang 5sơ đồ
biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các
trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
02 Bảng 4.2 Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính khả thi của các
biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các
trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 172
03 Bảng 4.3 Tiêu chí và những chỉ số cụ thể đánh giá tác động
trong việc tổ chức xây dựng đề cương chi tiết cácchuyên đề bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa và thựchiện áp dụng quy trình bồi dưỡng năng lực cho đội
ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại trong quân đội. 176
04 Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả tổ chức xây dựng đề cương các
chuyên đề bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa trước
05 Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả áp dụng quy trình bồi dưỡng
năng lực cho đội ngũ cán bộ QLĐT trước và sau
06 Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ phát triển
năng lực của cán bộ QLĐT trước và sau tác động
07 Biểu đồ 2.1 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ QLĐT ở các
trường đại học trong quân đội hiện nay 90
08 Biểu đồ 2.2 Nhận thức của các chủ thể quản lý về phát triển đội
ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học quân đội
09 Biểu đồ 2.3 Thực trạng về việc lập quy hoạch, kế hoạch phát
10 Biểu đồ 2.4 Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
11 Biểu đồ 2.5 Thực trạng về phương thức phát triển đội ngũ cán
12 Biểu đồ 2.6 Thực trạng hoạt động chỉ đạo phát triển đội ngũ cán
Trang 6sơ đồ
13 Biểu đồ 2.7 Thực trạng về kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút
kinh nghiệm quá trình phát triển đội ngũ cán bộ
14 Biểu đồ 4.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở cáctrường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 171
15 Biểu đồ 4.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp phát
triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong
16 Biểu đồ 4.3 Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các
trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 173
17 Biểu đồ 4.4 So sánh kết quả tổ chức xây dựng đề cương các
chuyên đề bồi dưỡng trước và sau thử nghiệm
179
18 Biểu đồ 4.5 So sánh việc áp dụng quy trình bồi dưỡng năng lực
cho đội ngũ cán bộ QLĐT trước và sau thử nghiệm 182
19 Biểu đồ 4.6 Kết quả kiểm tra nhận thức và thực hành sau khi kết
20 Biểu đồ 4.7 Mức độ phát triển năng lực của cán bộ quản lý đào
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về luận án
Cán bộ QLGD ở các trường đại học trong quân đội nói chung, ở các cơquan quản lý GD, ĐT nói riêng là một trong những nhân tố quan trọng, có vaitrò quyết định đến việc đảm bảo chất lượng GD, ĐT của nhà trường Trướcyêu cầu đổi mới giáo dục, vấn đề đặt ra cấp thiết hiện nay là phải làm tốt côngtác xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ, trong đó chú trọng pháttriển phẩm chất, năng lực cho cán bộ ở các cơ quan quản lý GD, ĐT Vớimong muốn đưa ra những luận giải khoa học, nhằm phát triển đội ngũ cán bộQLĐT ở các trường đại học trong quân đội có đầy đủ phẩm chất và năng lựcđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chức trách; trong quá trình học tập, công tácnghiên cứu sinh đã quan tâm, tìm hiểu, sưu tầm tài liệu và luôn gắn nhữngnghiên cứu của mình với vấn đề này
Kết quả nghiên cứu đề tài luận án “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lýđào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực” góp phầnlàm phong phú lý luận và thực tiễn của khoa học quản lý giáo dục; bổ sung,phát triển lý luận quản lý, nhất là cơ sở lý luận, thực tiễn và các biện phápphát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân độitheo tiếp cận năng lực Tuy nhiên, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân cònhạn chế, nguồn tài liệu nghiên cứu còn ít; luận án khó tránh khỏi những hạnchế và khiếm khuyết Nghiên cứu sinh mong nhận được sự góp ý chân thànhcủa các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, đội ngũ cán bộ giảngdạy cùng các lực lượng giáo dục khác, giúp nghiên cứu sinh hoàn thànhnhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án của mình
Trang 82 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong xu thế phát triển chung của đất nước, lĩnh vực giáo dục đại họctrong quân đội đang được đổi mới sâu sắc trên nhiều phương diện Trong bốicảnh đó QLGD không chỉ là nhân tố tác động đến chất lượng mà còn là nhân tốcủa chất lượng, hiệu quả GD, ĐT Do đó, vai trò của cán bộ QLĐT ngày càngtăng, tính nghề nghiệp, tính chuyên môn hoá ngày một cao, có thể nói vai trò,trách nhiệm của người cán bộ QLĐT ở các cơ quan quản lý GD, ĐT là mộttrong những nhân tố quyết định sự thành công của GD, ĐT ở các trường đạihọc trong quân đội Thực tiễn quá trình GD, ĐT đã chứng tỏ những yếu kém,hạn chế, bất cập của nó bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân mà quantrọng nhất là sự yếu kém, hạn chế của công tác quản lý và con người làm côngtác QLGD Trong tổng thể chất lượng cán bộ, thì năng lực của cán bộ ở cơquan quản lý GD, ĐT có vai trò then chốt trong việc tham mưu, đề xuất, quản
lý, điều hành hoạt động dạy học và quản lý chất lượng GD, ĐT của nhà trường.Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghịquyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đóxác định quan điểm chỉ đạo: “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”[35].Chính vì vậy, phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quânđội theo tiếp cận năng lực có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết, đòi hỏi cácchủ thể quản lý nhà trường quan tâm thực hiện
Cùng với xu thế phát triển của GD, ĐT trên thế giới, Đảng, Nhà nước
ta luôn khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới cănbản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xãhội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lýgiáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt"[34,tr.130 - 131] Đến Đại hội XII Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển đội ngũnhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”[36,tr.117] Đây là chủ trương, định hướng lớn khẳng định vị trí, vai trò tầm quan
Trang 9trọng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD trong sự nghiệp đổi mới giáodục, đào tạo hiện nay Trước yêu cầu đổi mới cơ chế và “chuẩn hoá” đội ngũcán bộ QLGD, vấn đề đặt ra với công tác quản lý ở các nhà trường đại học làphải xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT có trình độ năng lực chuyênmôn cao, có năng lực tổng hợp, đánh giá, có khả năng quan sát, tư duy sángtạo cùng hệ thống phẩm chất đạo đức và giá trị nghề nghiệp tương ứng vớiyêu cầu nhiệm vụ chức trách, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp GD, ĐT trong thời
kỳ mới Về vấn đề này, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ươngkhoá XI đã xác định yêu cầu: “Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đàotạo về nghiệp vụ quản lý” [35, tr.137]
Một trong những vấn đề then chốt hiện nay được Quân uỷ Trung ương
và Bộ Quốc phòng cũng như cấp uỷ chỉ huy các nhà trường quan tâm là pháttriển đội ngũ cán bộ QLGD nói chung, cán bộ QLĐT nói riêng cả về số lượng
và chất lượng, chuẩn hoá về trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp và kỹnăng làm việc Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các trường đại học trongquân đội là phải thường xuyên quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT cónăng lực toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn hiện nay
Nghiên cứu thực tế cho thấy, việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lýthuộc cơ quan quản lý GD, ĐT ở các trường đại học trong quân đội hiện nay đãđạt được kết quả nhất định, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng GD, ĐTcủa nhà trường Song bên cạnh đó, chất lượng cán bộ QLĐT còn có những hạnchế, bất cập như: một bộ phận cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưatoàn diện, kiến thức, kỹ năng quản lý còn nhiều hạn chế, phong cách làm việcthiếu tính sáng tạo, hiệu quả làm việc chưa cao Nguyên nhân chính của tìnhtrạng này là do công tác tổ chức, chỉ đạo phát triển về năng lực cho đội ngũ cán
bộ ở các cơ quan quản lý GD, ĐT của chủ thể nhà trường còn thiếu đồng bộ;chưa xây dựng và thực hiện theo quy trình quản lý khoa học; chưa vạch được
kế hoạch chiến lược phát triển, chưa chuẩn hóa được năng lực cán bộ QLĐT để
Trang 10có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp; cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập; việc tựhọc tập, tự nghiên cứu nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ trongmột bộ phận cán bộ còn thiếu tính tích cực chủ động Do đó, phát triển đội ngũcán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực là yêucầu tất yếu, là vấn đề cấp thiết và lâu dài đang đặt ra hiện nay.
Vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD đã được một số tácgiả trong và ngoài quân đội ở nước ta nghiên cứu dưới các mức độ và khíacạnh khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơbản, hệ thống, chuyên sâu về phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trườngđại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
Xuất phát từ những cơ sở lý luận, thực tiễn trên, tác giả lựa chọn:
“Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực” làm đề tài nghiên cứu.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn; đề xuất hệ thống biện phápphát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếpcận năng lực, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLĐT đápứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trườngđại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ QLĐT và thực trạngphát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội hiện nay
- Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đạihọc trong quân đội theo tiếp cận năng lực
- Tiến hành khảo sát, kiểm nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biệnpháp và thử nghiệm một biện pháp
Trang 114 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
* Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường đại học trong quân độitrước xu thế đổi mới giáo dục hiện nay
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân độitheo tiếp cận năng lực
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu phát triển đội ngũ cán bộ thuộc cơ quan quản lý
GD, ĐT (cán bộ quản lý đào tạo) ở các trường đại học trong quân đội theo tiếpcận năng lực; trọng tâm là phát triển về chất lượng cán bộ QLĐT
Cấp quản lý: Cấp nhà trường đại học trong quân đội
Chủ thể quản lý: Thủ trưởng nhà trường
Đối tượng chịu tác động trọng tâm: Cán bộ thuộc các cơ quan chứcnăng (cơ quan đào tạo đại học, sau đại học, khảo thí và đảm bảo chất lượng
GD, ĐT)
Các số liệu điều tra, khảo sát: Giới hạn trong 5 năm gần đây (2013 - 2017)
Địa bàn khảo sát gồm: Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học
viện Kỹ thuật quân sự, Trường Sĩ quan Chính trị; Trường Sĩ quan lục quân 1
* Giả thuyết khoa học
Cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội là một trong nhữnglực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng GD,ĐT; thực tiễn phát triển đội ngũ này hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập vềcông tác tổ chức chỉ đạo Nếu thực hiện tốt các khâu: Nâng cao nhận thức,trách nhiệm của các chủ thể; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cán bộhợp lý; thực hiện tốt công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng và chính sách cánbộ; chuẩn hóa năng lực của cán bộ QLĐT; đồng thời tăng cường công tác đàotạo, bồi dưỡng, kiểm tra, giám sát; phát huy tính tích cực chủ động trong tự
Trang 12bồi dưỡng của cán bộ QLĐT nhà trường thì chất lượng đội ngũ và năng lựccủa mỗi cán bộ QLĐT sẽ được nâng cao, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, chứctrách được giao; góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục hiện nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luậnduy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD, ĐT, vềphát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực giáo dục
Cách tiếp cận: Dựa trên các tiếp cận phổ biến trong nghiên cứu khoahọc QLGD như: tiếp cận hệ thống - cấu trúc, tiếp cận lịch sử - lôgic, tiếp cậnthực tiễn; tiếp cận quản lý nguồn nhân lực và lý thuyết phát triển nguồn nhânlực để giải quyết các nhiệm vụ khoa học của đề tài
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết vàthực tiễn:
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phân tích, tổng hợp tài liệu thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài nhưcác tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;các tài liệu về lý luận quản lý và QLGD của các tác giả trong và ngoài nước;các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết về GD, ĐT, về đổi mới căn bản, toàn diện
GD, ĐT của Đảng, Nhà nước, Quân đội; các công trình nghiên cứu khoa học,tài liệu, sách có liên quan đến đề tài; các văn bản tổng kết về GD, ĐT, vềQLGD, nhất là công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD của Quân
uỷ Trung ương và một số trường đại học trong quân đội; từ đó rút ra nhữngkết luận có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu
Trang 13Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục
Tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu về kinh nghiệm thực tiễnliên quan đến công tác quản lý, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD ởcác trường đại học trong quân đội; từ đó rút ra những vấn đề liên quan trựctiếp đến phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực ở các trườngđại học trong quân đội hiện nay
Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát phong cách làm việc, phương pháp quản lý, lãnhđạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch của cán bộQLĐT cũng như công tác phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT của các chủ thể ởmột số trường đại học trong quân đội như: Học viện Chính trị, Học viện Kỹthuật quân sự, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1
Phương pháp đàm thoại
Trò chuyện, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy, cán bộQLGD các cấp, cán bộ ở các cơ quan quản lý GD, ĐT, đội ngũ giáo viên vàhọc viên của một số trường đại học trong quân đội để tìm hiểu về những vấn
đề có liên quan đến phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các cơ quan chứcnăng nhà trường hiện nay theo hướng tiếp cận năng lực
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Đề tài sử dụng các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến đối với các lực lượng cóliên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu (216 cán bộ QLGD các cấp, 168 giảngviên, và 142 học viên ở Học viện Lục quân, Học Viện Chính trị, Học viện Kỹthuật quân sự, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1
Phương pháp chuyên gia
Tiến hành trao đổi, xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán
bộ quản lý, giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động quản lý GD,
ĐT hiện nay ở trong và ngoài quân đội
Trang 14Phương pháp thử nghiệm
Lựa chọn một biện pháp để thử nghiệm trong thực tiễn trường đại họctrong quân đội
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
Số liệu khảo sát thu thập được từ phiếu điều tra thực trạng, từ thửnghiệm được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 20.0 (StatisticalPackage for the Social Sciences 20.0)
6 Những đóng góp mới của luận án
Đề tài luận giải có hệ thống khoa học một số vấn đề lý luận về pháttriển đội ngũ cán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học trongquân đội Xây dựng chuẩn năng lực của cán bộ QLĐT và nội dung phát triểnđội ngũ cán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực, khái quát được những yếu tố tácđộng và những vấn đề đặt ra trong phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở cáctrường đại học trong quân đội
Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống biện pháp phát triển đội ngũ cán bộQLĐT theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học trong quân đội hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Về mặt lý luận
Luận án đưa ra cơ sở khoa học phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT theotiếp cận năng lực ở các trường đại học trong quân đội hiện nay, góp phần trựctiếp nâng cao chất lượng nhân lực QLGD ở các nhà trường đại học trong quânđội đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay
* Về mặt thực tiễn
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác quản lý,phát triển, xây dựng nâng cao chất lượng nhân lực quản lý giáo dục ở cáctrường đại học trong quân đội, phục vụ đắc lực cho hoạt động nghiên cứu,giảng dạy, học tập ở các học viện, nhà trường trong quân đội hiện nay
8 Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, 4chương, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã
công bố có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 15TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD là vấn đề mấu chốt đã đượccác học giả, chuyên gia QLGD ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở ViệtNam quan tâm, nghiên cứu Dưới đây là tổng hợp, phân tích, khái quát kết quảchủ yếu các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài, trên cơ sở đórút ra những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
1.1 Những nghiên cứu về cán bộ quản lý giáo dục
Trung Hoa thời cổ - trung đại, Khổng Tử (551- 479 TCN) đã đưa ra họcthuyết Lễ trị Theo Ông, làm gì muốn thành công phải có chính danh, phải biếtchọn người hiền tài, phải thu phục lòng người, phải đúng đạo Với việc đúc kếtcác yếu tố nhân và lễ, nhân và nghĩa, nhân và trí, nhân và dũng, nhân và tín,nhân và lợi, lợi và nghĩa, lợi và thành để đi đến các hình mẫu về phẩm chất vànăng lực của người quản lý xã hội Ông đã chỉ dẫn về tư cách, kiến thức, thái
độ, tài năng và nêu rõ những yêu cầu tự học đối với người quản lý
Cuối thế kỷ XVIII ở Phương Tây, Robert Owen (1771 - 1858) đã sớmnhận ra tầm quan trọng hàng đầu của nguồn nhân lực, tư tưởng của Ông đãđặt nền móng cho cách tiếp cận “quan hệ con người” trong quản lý; CharlesBabbage (1792 - 1871) có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển các tưtưởng quản lý, với ý tưởng chuyên môn hóa công tác cả trong lao động chân
tay và lao động trí óc
Ở Hoa Kì, Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915) và các cộng sự củaông đã đưa ra bốn nguyên tắc quản lý khoa học liên quan đến vai trò, tráchnhiệm và chất lượng của người quản lý Trên cơ sở các nguyên tắc quản lý, Ông
Trang 16đã đưa ra các chế độ và những phương pháp về quản lý tác nghiệp và tổ chứcquản lý; bước đầu đã cải tạo các quan hệ quản lý, tiêu chuẩn hóa được công việc
và chuyên môn hóa lao động [Dẫn theo 51, tr.19 - 20]
Henri Fayol (1841 - 1925) người Pháp, đã đưa ra năm chức năng cơ bảncủa quản lý và mười bốn nguyên tắc quản lý hành chính [Dẫn theo 51, tr.20 -
21] Ông cho rằng, để thực hiện mục tiêu quản lý và mục tiêu của tổ chức, người
quản lý phải có đủ phẩm chất và năng lực và biết kết hợp nhuần nhuyễn với cácchức năng và nguyên tắc quản lý Vì vậy, Ông nhấn mạnh đến vai trò của giáodục và đào tạo, trước hết là đào tạo cán bộ quản lý một cách chính quy và có hệthống, nhằm nâng cao chất lượng người cán bộ quản lý cả về đức và tài
Ở Nhật Bản vào những thập kỷ 60 - 80 của thế kỷ XX, xuất hiện thuyết
J của William Ouchi và lý thuyết Kaijen của Massaakiimai Trường phái nàytiếp cận về quản lý trên cơ sở xem xét những yếu tố văn hoá, tính nhân đạo vàtính hiện đại; những nét văn hoá của quản lý được thể hiện ở phẩm chất vànăng lực của người quản lý Khi phân tích về đội ngũ quản lý trong lý thuyết
về sơ đồ 7S, cho thấy giá trị về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong việcđạt tới mục tiêu của tổ chức [Dẫn theo 26, tr.239 - 243]
Từ cuối thế kỷ XX đến nay, cách mạng khoa học và công nghệ thông tinbùng nổ đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội trên toàn thế giới;
vì vậy, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về quản lý và người quản lý.Tiêu biểu nhất là công trình của ba tác giả Harold Koontz, Cyril Odonnell,Heinz Weihrich với tác phẩm nổi tiếng là cuốn “Những vấn đề cốt yếu củaquản lý”[72]; công trình này đã luận giải cụ thể, chi tiết các chức năng quản lý,các yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng của người quản lý và người làm công tácquản lý Trong đó, tác giả giành một chương nói về người quản lý và việc pháttriển về tổ chức, luận giải nhu cầu bức thiết về việc phát triển thực sự cán bộ
Trang 17quản lý, làm rõ quá trình phát triển cán bộ quản lý và đào tạo; và đưa ra cácphương pháp phát triển cán bộ quản lý là sự đào tạo tại chỗ [72, tr 506 -514].
Ở Malaysia, rất trú trọng nguồn lực giáo viên và huấn luyện cán bộ quản
lý trường học Tất cả các hiệu trưởng, cán bộ quản lý của tất cả các cấp họcđều được bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn tại Viện Quản lý và lãnh đạo giáodục quốc gia Malaysia (IAB - Intstitut Aminuddin Baki) Toàn bộ kinh phíkhóa học bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý đềuđược Chính phủ tài trợ Trong quá trình học, các học viên được cập nhật cáctri thức mới về chuyên môn và quản lý, đồng thời họ được đi thực tế thamquan và khảo sát các cơ sở giáo dục [Dẫn theo 48, tr.82]
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh (1947) với tác phẩm Vấn đề cán bộ
[90] đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ nói chung, cán
bộ QLGD nói riêng, Người nói: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công
việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [90, tr.269 - 273], “có cán bộ tốt, việc gì cũng xong” [89, tr.240] Vì vậy, Người luôn quan tâm đến
huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cho rằng: “huấn luyện cán bộ là côngviệc gốc của Đảng” [90, tr.269] Đối với cán bộ quản lý ở các nhà trường trongquân đội, họ vừa là nhà chỉ huy, lãnh đạo, vừa là nhà giáo dục; do đó, Người đặt
ra yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực đối với đội ngũ này, nhất là về phẩmchất chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực dạy học, năng lực giáo dục và
tổ chức quá trình GD, ĐT, về phong cách làm việc, tác phong công tác, về sự tựhọc, tự giáo dục, tự rèn luyện của bản thân mỗi người cán bộ
Tác giả Trần Kiểm với tài liệu “Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”[66] đã đề cập tới nhiều khía cạnh quan trọng của
vấn đề QLGD ở tầm vĩ mô và vi mô, trong đó có bàn về vấn đề chất lượngcán bộ QLGD Tác giả Phạm Minh Hạc và các tác giả khác với công trình
nghiên cứu Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI [44] đề cập tương đối toàn
Trang 18diện những vấn đề về đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD Trên cơ sở luậngiải rõ vị trí, vai trò, những hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ giảngviên và cán bộ QLGD, tác giả đã đưa ra phương hướng xây dựng và xác địnhphải từng bước đạt chuẩn đội ngũ này.
Trong bài viết Ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định trong quản
lý giáo dục [76] tác giả Đặng Bá Lãm đã luận giải rõ vai trò của quyết định
trong quản lý, mối quan hệ giữa quyết định và chính sách; cơ sở lý thuyết củaviệc ra quyết định; quy trình; mô hình; phong cách; công cụ và kỹ thuật, các hệthống hỗ trợ ra quyết định; tổ chức thực hiện quyết định và khẳng định raquyết định là trách nhiệm trung tâm của những người QLGD Đây là một trongnhững yếu tố có vai trò hết sức quan trọng đối với năng lực của người cán bộQLGD
Tác giả Nguyễn Thành Vinh với bài Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản
lý giáo dục trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay [124] đã cho rằng: Để
đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay, tất yếu phải tập trung đàotạo hình thành một đội ngũ cán bộ QLGD đồng bộ, có phẩm chất và năng lựcquản lý tương xứng vì đội ngũ cán bộ quản lý là lực lượng nòng cốt, là điềukiện tiên quyết để biến những mục tiêu giáo dục thành những kết quả cụ thể.Theo tác giả, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ QLGD được thểhiện ở mục đích: “Cập nhật và nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối,chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước; bổ sung cập nhật kiến thức vềkhoa học quản lý nói chung, quản lý ngành, quản lý nhà trường nói riêng; bồidưỡng một số kỹ năng cơ bản trong quản lý giáo dục, quản trị nhà trường; tiếntới xây dựng đội ngũ cán bộ QLGD chính quy, chuyên nghiệp và từng bướchiện đại, hội nhập quốc tế” [124, tr.72]
Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề cơ bản vềcán bộ quản lý và cán bộ QLGD; luận giải vai trò của người quản lý trong tổchức bộ máy nói chung, bộ máy quản lý giáo dục nói riêng Từ đó, xác định các
Trang 19giải pháp chủ yếu tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ QLGD cả về phẩm chất và năng lực đáp ứng mục tiêu của
tổ chức, yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
1.2 Những nghiên cứu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Ở Mỹ, chính phủ Liên bang không QLGD đại học, mà có thể chỉ quan sátchung, giao cho chính quyền mỗi bang chịu trách nhiệm QLGD đại học thuộcbang mình Vì vậy, chuẩn cho lãnh đạo trường học liêng bang là cơ sở để mỗibang xây dựng chuẩn riêng cho từng bang của mình [133] Như ở bangWisconsin đưa ra chuẩn phải đạt được của mỗi cá nhân nhận bằng QLGD là:Nhà quản lý phải có sự hiểu biết và thể hiện năng lực trong các chuẩn của mộtgiảng viên; lãnh đạo bằng cách tạo điều kiện cho sự phát triển; đảm bảo quản lý
tổ chức, hoạt động tài chính và nguồn lực khác; hợp tác với gia đình và cácthành viên của cộng đồng; hành động với sự trung thực, ngay thẳng, công bằng;hiểu, đáp ứng, tương tác với các nhà chính trị, kinh tế, luật pháp [134]
Ở Anh, việc chuẩn bị cho các vị trí lãnh đạo quản lý trường học đượccác cấp quan tâm chú trọng Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiếnthức, kỹ năng tiến hành rất bài bản theo đúng quy trình, nhằm giúp cho mỗi cánhân đảm nhiệm cương vị quản lý, lãnh đạo có đầy đủ kiến thức, năng lực, tựtin, bản lĩnh trong quản lý điều hành theo nhiệm vụ chức trách của mình [130]
Nhìn chung các nước Anh, Mỹ cũng như các nước khác trên thế giớiluôn quan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD, nhất là cáccương vị quản lý, lãnh đạo trường học Trên cơ sở đề ra chuẩn để hướng côngtác đào tạo, bồi dưỡng theo chuẩn với một quy trình rất chặt chẽ
Ở Việt Nam, Bùi Minh Hiền và các tác giả khác trong cuốn Quản lý giáo dục [51] đã đề cập một chương về xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ
QLGD; trong đó làm rõ tầm quan trọng, xác định những vấn đề chính về xâydựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD; đặc biệt xác định một sốgiải pháp thực tiễn nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ QLGD đáp ứngđược yêu cầu đổi mới hiện nay
Trang 20Tác giả Nguyễn Lộc chủ biên sách Cơ sở lý luận về quản lý trong tổ chức giáo dục [82, tr.219 - 220], đã đánh giá rõ thực trạng về ưu, nhược điểm của đội
ngũ cán bộ QLGD Việt Nam, đi sâu vào đánh giá trình độ nghiệp vụ QLGD trên
cơ sở việc thực hiện các chức năng QLGD Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyếnnghị như: Cần xúc tiến xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộQLGD; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với cán bộ QLGD; đồng thời cần xâydựng và triển khai dự án tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ QLGD, thôngqua dự án này để bồi dưỡng cấp tốc cho đội ngũ cán bộ QLGD các cấp về kiếnthức và kỹ năng quản lý hiện đại
Tác giả Nguyễn Phúc Châu trong tài liệu Quản lý nhà trường [22] về nội
dung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trường học, đã xác định mộttrong các nhiệm vụ chủ yếu là phải rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và cán
bộ QLGD để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đủ số lượng, cơ cấu cân đối,nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ này Trongnhững công việc cần làm ngay, tác giả xác định phải tổ chức bồi dưỡng thườngxuyên để nâng cao năng lực cho cán bộ về trình độ chính trị, chuyên môn vànghiệp vụ được đảm nhận [22, tr.104]
Trong cuốn sách Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục [67, tr.172, 173],
tác giả Trần Kiểm đã trích dẫn hướng đào tạo lãnh đạo nhà trường của Thụy Sĩgồm những năng lực: Năng lực lãnh đạo, năng lực xã hội, năng lực cá nhân,năng lực giáo dục, năng lực phát triển trường học, năng lực tổ chức quản lý
Tác giả Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức trong tài liệu Đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục [70] đã đề cập đến các kỹ năng lãnh đạo và quản lý của hiệu trưởng nhà trường Về kỹ năng lãnh đạo trước hết phải có
tầm nhìn (vision) là cái bên trong của nhà lãnh đạo, nhà lãnh đạo có tráchnhiệm vạch ra tầm nhìn cho toàn tổ chức hướng tới điểm đến, phải có chiến
lược và kế hoạch cụ thể để hiện đại hóa tầm nhìn; thứ hai, là nhìn thấy được
vấn đề và hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo thông qua giải quyết vấn đề theo quy
trình; thứ ba, là coi việc phát triển con người, yếu tố quyết định thành công
Trang 21của tổ chức Về kỹ năng quản lý, người hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện
tốt bốn chức năng quản lý, ngoài ra cần có: Kỹ năng nhận thức; kỹ năng kỹ thuật; kỹ năng nhân sự [70, tr.206 - 207].
Trong bài viết Phát triển đội ngũ cán bộ trình độ cao đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học hiện nay [62] tác giả Bùi
Thị Thu Hương đã đưa ra những tiêu chí cơ bản của đội ngũ nhà giáo và cán
bộ QLGD ở đại học hiện nay như: Trình độ chuyên môn; kiến thức, kỹ nănggiảng dạy, kinh nghiệm quản lý theo từng vị trí; trình độ ngoại ngữ, tin học;khả năng nghiên cứu khoa học và các tiêu chí khác như phẩm chất, đạo đức, ýthức, lập trường và quan điểm chính trị
Tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến với bài báo khoa học Đào tạo cán bộ quản
lý giáo dục theo nhu cầu xã hội [109] Trên cơ sở phân tích những yêu cầu
mới của xã hội đối sự phát triển giáo dục; các vấn đề đặt ra và xu thế mới đốivới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD, tác giả chỉ ra xu thế đổi mới trong đàotạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD hiện nay, trước hết phải đổi mới nhận thức về vịtrí, vai trò của cán bộ QLGD Theo tác giả, cán bộ QLGD trước đây quản lýbằng mệnh lệnh, còn ngày nay phải đóng vai trò nhà chính trị để tạo được sựđồng thuận trong đội ngũ
Bài viết Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay [86] của tác giả Trần Viết Lưu cho rằng, bên cạnh những ưu
điểm đã đạt được, trình độ một bộ phận đội ngũ cán bộ QLGD chưa đáp ứngđược yêu cầu đổi mới QLGD; năng lực và kỹ năng của cán bộ quản lý còn nhiềubất cập, nhất là việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể; công tácquản lý chuyên môn còn nặng về tính hành chính, thiếu chiều sâu Trong các giảipháp đề xuất, tác giả nhấn mạnh các giải pháp như: đổi mới công tác đào tạo, bồidưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD; ban hành và thực hiện tốt chính sách đối vớinhà giáo và cán bộ QLGD, nhất là lương và phụ cấp ưu đãi; công tác tuyểndụng, bổ nhiệm cũng như các điều kiện đảm bảo cho học tập và làm việc
Trang 22Tác giả Lưu Xuân Mới khi bàn về Đào tạo - bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế đổi mới và hội nhập [92] đã đề cập đến sự thay đổi căn bản
về vai trò của cán bộ QLGD hiện nay Từ đó, đặt ra yêu cầu phải thường xuyênđào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD nhằm trang bị cho họ những kiến thức về lýluận quản lý hiện đại, nghiệp vụ quản lý thiết thực mang tính chuyên nghiệp, đặcbiệt cần có các kỹ năng quản lý như: Kỹ năng giao tiếp và liên nhân cách; địnhhướng đạo đức và trí tuệ; kỹ năng quản lý sự thay đổi; khả năng khơi dậy và nuôidưỡng động lực; có tầm nhìn chiến lược; kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề;
kỹ năng xây dựng tư duy toàn cầu; dám nghĩ, dám làm; có năng lực hoạt độngthực tiễn và năng lực đối ngoại Một trong các giải pháp đề xuất, tác giả xác địnhphải đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD trên cơ sở căn cứ vaitrò ngày càng cao và mô hình đa chiều về phẩm chất, năng lực của cán bộQLGD, căn cứ yêu cầu đầu ra để thiết kế mục tiêu, nội dung chương trình
Trong bài Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng giáo dục - đào tạo, yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay [6], tác giả Lê Thị Bình đã xác
định: Cán bộ quản lý phòng GD, ĐT phải hướng tới đổi mới và phát triểnnăng lực lãnh đạo, năng lực hợp tác, tổ chức và tập hợp quần chúng, có tầmnhìn chiến lược trong việc tham mưu hoạch định chiến lược, kế hoạch, chủtrương, chính sách Chính vì vậy, phải đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ QLGD theo định hướng tiếp cận năng lực, xây dựng chuẩn cán bộQLGD phòng và đánh giá theo chuẩn
Bàn về Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay [57] tác
giả Trần Đình Hồng cho rằng cán bộ QLGD có vai trò rất quan trọng; vì vậy,việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này là yêu cầu tất yếu và cấp bách.Theo tác giả, trong giai đoạn hiện nay cán bộ QLGD cần phải được đào tạo bồidưỡng về tầm nhìn chiến lược, kỹ năng xây dựng kế hoạch chiến lược giáo dục;
Trang 23kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về quản lý nguồn nhân lực giáo dục; tư duymới về cách tiếp cận và giải quyết những vấn đề mới về QLGD đặt ra.
Trong bài viết Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về quản lý giáo dục góp phần phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở nước ta trong giai đoạn mới [7], tác giả Nguyễn Khắc Bình đã phân tích, luận giải và
đưa ra định hướng đổi mới công tác đào tạo sau đại học chuyên ngành QLGD ởnước ta trong thời gian tới với những nội dung: nâng cao nhận thức của các cấpquản lý nhà nước về giáo dục, cán bộ quản lý trường học, các giáo viên, nhànghiên cứu về yêu cầu cấp thiết trong đào tạo sau đại học chuyên ngành QLGD;các cơ sở đào tạo xây dựng và hoàn thiện quy định đào tạo sau đại học, chú ýtính đặc thù của chuyên ngành QLGD; sử dụng chuyên gia, các giảng viên cókinh nghiệm trong thiết kế chương trình; đổi mới công tác tuyển sinh; đào tạo,bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học cho giảng viêntham gia giảng dạy sau đại học chuyên ngành QLGD [7, tr.264 - 269]
Tác giả Hoàng Văn Dương trong bài Định hướng phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc theo chuẩn hiệu trưởng và thực tiễn giáo dục [27] cho rằng phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường trung học phổ thông hiện nay cần tập trung phát triển về sốlượng; phát triển về cơ cấu; phát triển về chất lượng Thông qua hoạt động đàotạo chính quy, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, tại chỗ để phát triển cán bộ, đảmbảo cán bộ luôn vững vàng về chính trị và tư tưởng, tâm huyết với nghề, có khảnăng tuyên truyền, thuyết phục, vận động và hoạt động xã hội hiệu quả; giỏichuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ sư phạm, tinh thông nghiệp vụ quản lý; cónăng lực ngoại ngữ, tin học và khả năng tự học, tự nghiên cứu [27, tr.317 - 321]
Trong bài viết Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc [93], tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc đã
khái quát vị trí vai trò của đội ngũ cán bộ QLGD và đề xuất ba giải pháp pháttriển đội ngũ cán bộ QLGD các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc.Trong giải pháp thứ hai về tăng cường bồi dưỡng và phát triển năng lực cá
Trang 24nhân cán bộ QLGD tác giả xác định các nội dung cần tập trung bồi dưỡng,phát triển: về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống và tác phonglàm việc; về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và về năng lực quản lýnhà trường [93, tr.108].
Trong bài Phát triển năng lực nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục bậc đại học ở Việt Nam theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân [96], tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh đã xác định: Đội ngũ
nhà giáo và các nhà QLGD ở mọi cấp học, ngành học, ở mọi loại hình nhàtrường là lực lượng tham gia trực tiếp và có vai trò quyết định chất lượng GD,ĐT; họ là những chủ thể nổi bật nhất trong nhiều chủ thể tham gia vào hoạt độnggiáo dục Do đó, phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo, nhàQLGD ở bậc đại học phải được hình dung là giải pháp chiến lược, có thể coi làgiải pháp của mọi giải pháp để thực hiện cách mạng hóa giáo dục, nhằm chấnhưng giáo dục dân tộc, bảo đảm cho Việt Nam hội nhập vào giáo dục quốc tếthành công Trên cơ sở luận giải những đổi mới nhận thức về phát triển năng lựcnghề nghiệp, tác giả đã đề xuất những giải pháp mang tính điều kiện nhằm pháttriển năng lực nghề nghiệp của nhà giáo và nhà QLGD đại học như: Tạo rachuyển biến trong nhận thức; đẩy mạnh đồng bộ các yêu cầu khoa học hóa, dânchủ hóa, nhân văn hóa giáo dục để hiện đại hóa giáo dục; đổi mới thể chế giáodục, chính sách giáo dục, phương thức QLGD cho phù hợp [96, tr.208, 209]
Tác giả Ngô Thị Kiều Oanh với đề tài Phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩn hóa [95] đã đề xuất 7 biện
pháp cơ bản nhằm phát triển đội ngũ này như: Tổ chức quán triệt nhận thức
về công tác phát triển đội ngũ trưởng khoa theo hướng chuẩn hóa đối vớinhững người liên quan; tổ chức xây dựng khung chuẩn năng lực cho vị trítrưởng khoa nhằm phát triển đội ngũ trưởng khoa theo hướng chuẩn hóa; triểnkhai quy hoạch đội ngũ trưởng khoa; cải tiến phương thức tuyển chọn, bổnhiệm; triển khai các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ trưởng khoa; đổi mới quán
Trang 25trình đánh giá trưởng khoa theo chuẩn chức danh nghề nghiệp và tạo điềukiện môi trường để đội ngũ trưởng khoa không ngừng phấn đấu đạt chuẩn.
Những công trình khoa học nghiên cứu trên, các tác giả đã luận giải cơbản những vấn đề về chất lượng cán bộ QLGD, đề xuất giải pháp xây dựng pháttriển đội ngũ cán bộ QLGD trong các trường học và các cơ sở GD, ĐT Trong
đó, chú trọng đến phát triển, nâng cao năng lực quản lý, năng lực quản lý đào tạocủa cán bộ QLGD ở các trường đại học, của hiệu trưởng các trường trung họcphổ thông, các trường trung cấp chuyên nghiệp ở từng khía cạnh và góc độ khácnhau Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay các tác giả cũng đã tậptrung nghiên cứu những yêu cầu và giải pháp bồi dưỡng năng lực cho đội ngũcán bộ QLGD ở các cơ sở đào tạo
1.3 Những nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực cho cán
Tác giả Nguyễn Đức Trí trong bài Một số vấn đề về bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo [117] cho rằng, năng lực quản lý là
khả năng của chủ thể quản lý thực hiện những nhiệm vụ, công việc và giảiquyết những tình huống nảy sinh trong hoạt động quản lý, bảo đảm cho tổchức đạt mục tiêu đặt ra Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường gồm có cácnhóm năng lực chuyên môn; năng lực quan hệ con người; năng lực khái quát
Bài viết Năng lực cán bộ quản lý giáo dục - chìa khoá quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo [121] của tác giả Trần Mai Ước đã xác
định, để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ QLGD cần tiến hành đổi mới
Trang 26phương thức tuyển chọn, đánh giá, bổ nhiệm với mục tiêu quan trọng vàxuyên suốt là phải bảo đảm chọn được những người thực sự có phẩm chất đạođức, yêu nghề, có trình độ, năng lực thực chất; tiến hành bồi dưỡng thườngxuyên và định kỳ; chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát hiệncũng như phát triển đội ngũ cán bộ QLGD
Tác giả Trần Ngọc Giao với bài Năng lực và phát triển năng lực đối với cán bộ quản lý giáo dục [42] đã luận giải nhiều vấn đề, trong đó luận giải rõ về
năng lực và phát triển năng lực đối với cán bộ QLGD hiện nay Tác giả chorằng: năng lực của nhà quản lý là sự hoà trộn kiến thức, kỹ năng, quan điểm thái
độ và cả niềm tin giúp người đó thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý; nănglực quản lý còn được thể hiện ở kết quả hoạt động của nhà quản lý [42, tr.96]
Từ sự luận giải trên, tác giả chỉ ra cán bộ QLGD hiện nay cần phải có nhữngnăng lực cơ bản như: năng lực nền tảng cá nhân và quản lý bản thân; năng lựclãnh đạo; năng lực tổ chức; năng lực quản lý tác nghiệp về GD, ĐT; năng lựchoạt động giáo dục; năng lực hoạt động xã hội, năng lực quản lý thông tin [42,tr.109-112] Theo các tác giả, hiện nay cần tập trung phát triển năng lực gây ảnhhưởng, năng lực bảo đảm tính nhất quán, phát triển tầm nhìn và khát vọng đổimới, năng lực lựa chọn ưu tiên và năng lực giải quyết vấn đề cho đội ngũ cán bộnày
Bàn về Phát triển năng lực quản lý giáo dục [77], tác giả Đặng Bá Lãm
đã luận giải rõ các vai trò của người QLGD, trên cơ sở đó xác định và rènluyện các năng lực quản lý cốt lõi theo khung năng lực được khái quát như
sau: Thứ nhất, vai trò là người điều khiển cần có năng lực xác định tầm nhìn,
lập kế hoạch và đặt mục tiêu; thiết kế và tổ chức thi công; ủy quyền có hiệu
quả Thứ hai, người thực hiện cần có các năng lực làm việc có năng suất;
củng cố môi trường làm việc tốt; quản lý được thời gian và sự sang chấn
(stress) Thứ ba, người theo dõi cần có năng lực theo dõi sự thực hiện của cá nhân; quản lý được sự thực hiện của tập thể và sự thực hiện của tổ chức Thứ
tư, người phối hợp cần có năng lực quản lý dự án; thiết kế công việc; quản lý
Trang 27thông qua các chức năng Thứ năm, người cố vấn cần có năng lực hiểu mình
và hiểu người; giao tiếp có hiệu quả; phát triển những người phối thuộc Thứ sáu, người thúc đẩy cần có năng lực xây dựng các đội làm việc; sử dụng cách
ra quyết định tập thể; quản lý được xung đột Thứ bảy, người đổi mới cần có các năng lực tư duy sáng tạo; sống với sự thay đổi; tạo ra sự thay đổi Thứ tám, người môi giới cần có các năng lực xây dựng và củng cố một nền tảng
quyền lực; thương thảo thỏa thuận và cam kết; trình bày các ý tưởng Tác giảcho rằng khung năng lực trên là căn cứ bổ ích để tổ chức đào tạo và bồidưỡng nhân lực QLGD hiện nay
Trong bài “Một số năng lực cần có của người cán bộ quản lý giáo dục hiện nay” [100], tác giả Nguyễn Dục Quang đã đưa ra những năng lực cần có
của người cán bộ QLGD hiện nay, là: Năng lực quản lý và tự quản lý tốt;năng lực giao tiếp, ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giáo dục;năng lực sáng tạo; năng lực tự đánh giá; năng lực xử lý thông tin
Tác giả Phạm Văn Sơn, Nguyễn Thị Tuyết trong bài Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục [106] cho rằng, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD
hiện nay cần tập trung trang bị: kiến thức và kỹ năng xây dựng chiến lược, lập
kế hoạch; kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý phát triển nguồn nhânlực; kỹ năng thu nhận và xử lý thông tin QLGD; kiến thức và kỹ năng đánhgiá trong giáo dục; kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính trong giáo dục;phân cấp QLGD; thực hiện dân chủ hoá giáo dục; mở rộng hợp tác quốc tế vàvận động theo thị trường giáo dục Theo tác giả, để nâng cao chất lượng đàotạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD trước hết phải xác định đúng mục tiêu; đổi mớichương trình đào tạo; đổi mới phương pháp dạy học, kỹ năng sử dụng thiết bịdạy học trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD…[106, tr.256 - 263]
Tác giả Nguyễn Lộc trong bài Các tiếp cận về năng lực của người cán
bộ quản lý giáo dục [83] trên cơ sở khái quát các tiếp cận truyền thống về
Trang 28năng lực, tác giả đưa ra hệ thống năng lực của người QLGD bao gồm: nănglực chuyên môn, năng lực quan hệ con người, năng lực khái quát
Bài viết Nâng cao năng lực cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới [5, tr 259] của tác giả Lê Đình Bình đã xác định những yêu cầu công tác
bồi dưỡng cán bộ QLGD và nâng cao năng lực cán bộ QLGD đáp ứng yêu cầuđổi mới Tác giả chỉ rõ cán bộ QLGD cần có: “Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
sư phạm; năng lực tổ chức và quản lý như phân tích và dự báo tầm nhìn chiếnlược, thiết kế và triển khai, quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới, năng lực tập hợp lựclượng; năng lực quản lý nhà trường như lập kế hoạch hoạt động, tổ chức bộ máy
và phát triển đội ngũ, quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động giáo dục,quản lý tài chính và tài sản nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục, quản lýhành chính, quản lý công tác thi đua khen thưởng, quản lý hệ thống thông tin,quản lý kiểm tra đánh giá; có năng lực hoạt động chính trị xã hội; năng lực tựhoàn thiện, năng lực giao tiếp ứng sử, năng lực thích ứng, năng lực hợp tác vàcạnh tranh, năng lực lao động nghề chuyên biệt, năng lực nghiên cứu khoa học”
Tác giả Phạm Văn Thuần và Nghiêm Thị Thanh trong bài Xây dựng khung năng lực của cán bộ quản lý cấp phòng chức năng trong các trường đại học đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm [114] cho rằng: Xây dựng khung năng lực
chuẩn cho vị trí việc làm được xem là một trong những bước quan trọng nhất,giúp cho việc xác định vị trí việc làm theo hướng tiếp cận năng lực của ngườilàm việc, trong đó việc xác định vị trí việc làm của cán bộ quản lý cấp phòngchức năng trong các trường đại học trở thành yêu cầu tất yếu, cấp thiết hiệnnay Từ việc đánh giá thực trạng, tác giả đưa ra giải pháp xây dựng khung nănglực của cán bộ quản lý cấp phòng trong các trường đại học theo vị trí việc làmnhư cần phải xác định các thành tố cấu thành của khung năng lực và xác địnhđược năng lực chung và năng lực chuyên biệt, trên cơ sở đó đề xuất một khungnăng lực chung cho trưởng phòng chức năng trường đại học gồm: Kiến thức(hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ công nghệ thông
Trang 29tin và kinh nghiệm); kỹ năng (giao tiếp, đàm phán; tìm kiếm, kiểm định, xâydựng và phát triển các quan hệ đối tác; khả năng tham mưu, tổ chức thực hiện;nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật về các hoạt động của phòng; kỹnăng huấn luyện; kỹ năng tư duy chiến lược ); phẩm chất, thái độ (phẩm chấtchính trị, đạo đức tốt; đạo đức nghề nghiệp phù hợp với vị trí trưởng phòng; lốisống, tác phong đúng mực; quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm ); cácyêu cầu khác như sức khỏe, độ tuổi theo quy định…[114, tr.17 - 18].
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng trong bài Phát triển năng lực đội ngũ cán
bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [60] đã tập trung phân tích các yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục, đào tạo và yêu cầu tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý trườnghọc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đề xuất giải pháp hỗ trợHọc viện Quản lý giáo dục và xây dựng cơ sở mạng lưới cơ sở đào tạo bồidưỡng cán bộ QLGD trong giai đoạn mới
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những góc độ khác nhau
về năng lực của cán bộ QLGD nói chung, năng lực của hiệu trưởng trườngtrung học phổ thông, năng lực của phòng chức năng và năng lực của cán bộquản lý trường học nói riêng; trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp trongđào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ QLGD ở các nhà trường vàcác cơ sở GD, ĐT… Mặc dù các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đã đềcập đến những góc độ, khía cạnh khác nhau về năng lực và phát triển năng lựccho đội ngũ cán bộ QLGD Song các công trình chưa nghiên cứu một cách cơbản, chuyên sâu về phát triển cán bộ ở các cơ quan QLĐT trong các nhà trườngtheo tiếp cận năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD, ĐT hiện nay
1.4 Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
và cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội
Tác giả I Rodionov có bài viết Một số vấn đề tuyển chọn, đào tạo cán
bộ, sĩ quan cấp cao [103] đã đưa ra những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng
lực của người sĩ quan cao cấp quân đội Nga, đó là: Có tầm nhìn chính trị rộng,
Trang 30có tri thức quân sự, kỹ thuật quân sự, kinh tế quân sự sâu sắc, biết tư duy sángtạo, có khả năng tham gia tích cực vào quá trình soạn thảo chính sách quân sự,học thuyết quân sự [103, tr.12 - 14] Tác giả khẳng định, việc xây dựng độingũ sĩ quan cao cấp của quân đội Nga là rất quan trọng, vì vậy, các chủ trương,giải pháp xây dựng phải đồng bộ, làm tốt từ khâu tuyển chọn, đào tạo, bồidưỡng, sắp xếp, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách phải được quan tâmthực hiện tốt ở các quân khu, hạm đội và các nhà trường quân sự Nga.
Trong sách Quản lý giáo dục đại học quân sự [113], của tác giả Đặng
Đức Thắng chủ biên đã đề cập đến nhiều vấn đề về hoạt động QLGD ở đại họcquân sự Trong đó, có đề cập đến vị trí, vai trò, yêu cầu về phẩm chất, năng lực,phong cách tác phong công các của người cán bộ QLGD ở đại học quân sự; khibàn yêu cầu về năng lực các tác giả cho rằng, trước hết người cán bộ QLGD ởđại học quân sự cần phải có trình độ kiến thức chuyên môn, kiến thức về phápluật, về năng lực tổ chức quản lý và có năng lực làm việc với con người Từ sựkhái quát yêu cầu trên, tác giả đã đồng thời chỉ ra con đường phát triển, hoànthiện phẩm chất, năng lực của cán bộ QLGD đại học quân sự
Tác giả Trần Danh Bích với đề tài Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới [4] đã tập trung
luận giải làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn xây dựng,bồi dưỡng và quản lý đội ngũ cán bộ trong quân đội Tác giả đã đưa ra cácgiải pháp cơ bản trong tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, quản lý sử dụng đội ngũcán bộ để hình thành cơ cấu cán bộ hợp lý, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựngquân đội trong giai đoạn cách mạng mới
Tác giả Vũ Quang Lộc với đề tài Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, đào tạo trong các học viện, trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu mới [84]
đã chỉ ra một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng quản lý
GD, ĐT trong các học viện, trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu mới là
Trang 31phải hoàn thiện bộ máy QLGD trong các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Đồng thời, xác định các biện pháp chủ yếu để thực hiện giải pháp này, đó là:Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong bộ máy QLGD, chú trọng cả phẩmchất và năng lực QLGD; tiếp tục hoàn thiện cơ chế QLGD trong các học viện,trường sĩ quan và giữa các cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục và đào tạo, BộQuốc phòng với các học viện, trường sĩ quan; nâng cao chất lượng lãnh đạocông tác QLGD của các cấp uỷ, chi bộ trong các học viện, trường sĩ quan
Đề tài của tác giả Mai Văn Hoá về Nghiên cứu giải pháp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ quản lý giáo dục cho cán bộ quản lý giáo dục nhà trường quân đội [52] đã khẳng định đội ngũ cán bộ QLGD có vai trò rất quan trọng trong quá
trình GD, ĐT, nhưng họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, nghiệp vụ QLGD.Tác giả chỉ rõ: "Trình độ quản lý của cán bộ QLGD còn nhiều mặt chưa ngangtầm yêu cầu nhiệm vụ và những đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp đổi mới giáodục của đất nước và quân đội do phần lớn cán bộ QLGD chưa được bồi dưỡng,đào tạo về kiến thức QLGD " [52, tr.28] Trên cơ sở đó, tác giả xác định mụcđích, nội dung, phương pháp, cách thức bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ QLGD.Đưa ra yêu cầu năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD và khẳng định: "Cán bộQLGD cần có bản lĩnh, sự nhạy cảm, quyết đoán trong xử lý các thông tinQLGD; làm việc có nguyên tắc và tính đảng cao" [52, tr.14] Từ việc luận giải
cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất 4 giải pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹnăng nghiệp vụ QLGD, trong đó, việc tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức,nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ cán bộ QLGD trong quân đội là rất cần thiết hiệnnay, vì vậy, cần phải từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộQLGD
Tác giả Vũ Việt chủ nhiệm đề tài khoa học Nghiên cứu kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường quân đội [122] Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận và phân tích
thực trạng, nội dung và yêu cầu, đã đề xuất 4 giải pháp nhằm kiện toàn, phát
Trang 32triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD ở nhà trườngquân đội Các giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ và toàn diện, từ việchoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp quy; kiện toàn về số lượng, cơ cấu; từngbước chuẩn hoá chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD quân đội (chuẩn
về trình độ học vấn, về trình độ đào tạo chức vụ và kinh nghiệm thực tiễn, vềtrình độ nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ QLGD; chuẩn về trình độ ngoại ngữ,tin học, bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu và tạo điều kiện cho việc nghiên cứukhoa học của đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD); đến xây dựng chính sách ưuđãi, thu hút đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD quân đội
Đề tài Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực công tác của cán bộ quản lý giáo dục đơn vị cơ sở ở Học viện Chính trị hiện nay [17] của tác giả
Phạm Đình Bộ đã luận giải được các vấn đề cơ bản về năng lực công tác củacán bộ QLGD đơn vị cơ sở Trên cơ sở xác định bốn tiêu chí, tác giả đã đánhgiá thực trạng và đề xuất được 5 giải pháp cơ bản để bồi dưỡng, phát triển nănglực công tác của cán bộ QLGD đơn vị cơ sở ở Học viện Chính trị hiện nay
Tác giả Nguyễn Minh Khôi với đề tài luận án Giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội giai đoạn hiện nay [71] đã làm rõ đặc điểm, vai trò đội ngũ
cán bộ cơ quan quản lý GD, ĐT ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội;chỉ ra nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan quản lý GD, ĐT ở các họcviện, trường sĩ quan bao gồm: quy hoạch; tạo nguồn, tuyển chọn; đào tạo, bồidưỡng; tự đào tạo, tự bồi dưỡng; quản lý, đánh giá, bố trí, sử dụng; thực hiệnchính sách với đội ngũ này Trong 5 giải pháp cơ bản đề xuất, giải pháp thứ hai
và thứ ba tác giả xác định phải thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn chặtchẽ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ cơ quan quản lý GD,
ĐT ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội
Bài viết Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, đào tạo trong quân đội [120] của các tác giả Ngô Quý Ty và Lê Văn
Chung cho rằng các học viện, trường sĩ quan trong quân đội là môi trường sư
Trang 33phạm tương đối chuẩn mực, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ở đây phải lànhững người mẫu mực về phẩm chất, tiêu biểu về năng lực; cần mạnh dạn thaythế những cán bộ cơ quan quản lý GD, ĐT không đủ phẩm chất và năng lực
Bài viết Bồi dưỡng năng lực quản lý cho cán bộ quản lý giáo dục trong các học viện, trường sĩ quan quân đội [56] của tác giả Trần Đình Hồng đã xác
định, tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lý là nội dung cơ bản quan trọngnhằm phát triển đội ngũ cán bộ QLGD, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng caochất lượng đào tạo cán bộ quân đội trong giai đoạn mới Tác giả đã đề xuấtnhững biện pháp cơ bản nhằm bồi dưỡng năng lực quản lý cho cán bộ QLGDnhư: Các học viện, trường sĩ quan phải kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡngnăng lực quản lý cho cán bộ QLGD bảo đảm tính khoa học, tính khả thi cao;cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức,các lực lượng tham gia và điều kiện đảm bảo; kết hợp chặt chẽ giữa hoạt độngbồi dưỡng và tổ chức quá trình tự bồi dưỡng năng lực quản lý của từng cán bộQLGD; tăng cường công tác kiểm tra đánh giá và tạo điều kiện môi trường tốtnhất cho hoạt động bồi dưỡng của từng trường Về nội dung bồi dưỡng nănglực cho cán bộ QLGD tác giả xác định cần tập trung bồi dưỡng về bản lĩnhchính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ kiến thức, nhất là khoa họcquản lý, quản lý GD, ĐT; kỹ năng, kinh nghiệm nhận biết và giải quyết tốtcác tình huống trong quản lý; kỹ năng và năng lực nắm bắt những diễn biến
về tư tưởng của mọi quân nhân trong cơ quan, đơn vị
Trong bài viết Những năng lực cần thiết của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội [58], tác giả Trần Đình Hồng cho rằng:
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý học viên, đòi hỏi cán bộ quản lýhọc viên phải được chuẩn hoá; trước hết phải đạt yêu cầu chung về phẩm chất,trình độ, năng lực, phương pháp tác phong công tác, trong đó cần chú trọng đếnmột số năng lực cần thiết, cốt lõi như: Năng lực lãnh đạo, chỉ huy; năng lực tổchức, điều hành; năng lực quản lý; năng lực giáo dục, thuyết phục, cảm hoá;
Trang 34năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học; năng lực
xử trí tình huống; năng lực tự hoàn thiện
Đề tài luận án của tác giả Trần Đình Hồng về Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý học viên trong các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay [59] đã
đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý học viên trong cáchọc viện, trường sĩ quan là: Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, ý thứctrách nhiệm của các chủ thể quản lý về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý họcviên; chỉ đạo và thực hiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũcán bộ quản lý học viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển nhà trườngtrong từng giai đoạn; từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý học viêntheo chuẩn cán bộ quân đội thời kỳ mới; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộquản lý học viên theo hướng phát triển năng lực quản lý; định kỳ kiểm tra,đánh giá và tạo môi trường phát triển đội ngũ cán bộ quản lý học viên
Những công trình trên của các tác giả đã đã tiếp cận vấn đề nghiên cứutheo từng góc độ chuyên ngành khác nhau, đã đi sâu nghiên cứu từ nhiều góccạnh, nhiều vấn đề khác nhau và với phạm vi, đối tượng nghiên cứu khácnhau, song đã luận giải về cơ sở khoa học và đưa ra các biện pháp để nângcao chất lượng; bồi dưỡng năng lực; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộQLGD ở các đơn vị, nhà trường quân đội
Trên thực tế hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàndiện, có hệ thống về phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại họctrong quân đội dưới góc độ chuyên ngành QLGD Vì vậy, việc lựa chọn đề tài
“Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực” sẽ không trùng lặp với các công trình, đề tài đã
được nghiệm thu và công bố Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên đãgiúp tôi kế thừa, phát triển và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu này
2 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công
bố có liên quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
2.1 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công
bố có liên quan đến đề tài luận án
Trang 35Khái quát chung kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đếnphát triển cán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực cho thấy:
Một là, các công trình trên đã nghiên cứu từng khía cạnh cụ thể về xây
dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD và tầm quantrọng của đội ngũ này đối với sự phát triển của nhà trường
Các nghiên cứu đã tập trung làm rõ về quản lý, xây dựng, phát triển,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ QLGD nói riêng, luậngiải những vấn đề về QLGD gắn với người làm công tác QLGD trong cácnhà trường; đề cập vị trí, vai trò, yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với cán
bộ QLGD
Luận giải rõ nội dung, giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộQLGD nhà trường về số lượng, chất lượng, cơ cấu; tăng cường công tác đào tạo,bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ QLGD đáp ứng yêu cầu đổi mới GD,
ĐT hiện nay Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ luận giải một số vấn đềtrong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển cán bộ QLGD nói chung; một số nghiên cứuchủ yếu bàn về phát triển đội ngũ cán bộ QLGD ở trường các trường đại học,trường trung cấp chuyên nghiệp, trường phổ thông và trường dạy nghề Song
có thể khẳng định, những công trình nghiên cứu có liên quan là tiền đề rất quantrọng cho việc nghiên cứu đề tài phát triển cán bộ QLĐT ở các trường đại họctrong quân đội theo tiếp cận năng lực
Hai là, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nội hàm năng lực
và đưa ra những năng lực cần có của cán bộ QLGD, công tác bồi dưỡng, pháttriển năng lực cho cán bộ QLGD đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay;song chưa đi vào nghiên cứu chuyên sâu về phát triển cán bộ QLGD theo tiếpcận năng lực; chưa chuẩn hóa được năng lực của cán bộ QLGD để có kế hoạchđào tạo, bồi dưỡng; chưa chỉ ra được các cách thức, biện pháp, con đường đểphát triển năng lực của cán bộ QLGD ở trường đại học trong quân đội một cáchtoàn diện đáp ứng với yêu cầu thực tiễn hiện nay Đặc biệt, dưới góc độ chuyên
Trang 36ngành quản lý giáo dục chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển cán bộquản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
Ba là, khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án,
chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: nhận thức về tầm quan trọng của
việc phát triển năng lực trong quá trình phát triển đội ngũ cán bộ QLGD ở các
trường đại học quân đội hiện nay cần phải được chú trọng hơn Quá trình pháttriển cần phải đảm bảo tính đồng bộ và có lộ trình hợp lý, thể hiện rõ tính dựbáo và tầm nhìn Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyênmôn, nghiệp vụ đôi khi chưa được thường xuyên chú trọng, nhất là kiến thức,
kỹ năng chuyên sâu về quản lý, tham mưu nâng cao chất lượng GD, ĐT.Chưa xây dựng được môi trường và điều kiện thuận lợi cho cán bộ có điềukiện phát triển năng lực một cách vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thựctiễn đặt ra Công tác quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT của chủ thểquản lý các nhà trường đôi khi còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thểhiện rõ tính chiến lược, lâu dài
2.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển đội ngũ cán bộquản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực,đặt ra một số vấn đề cho luận án tiếp tục giải quyết là:
Thứ nhất, trên cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, áp dụng vào xây dựng
cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trongquân đội theo tiếp cận năng lực một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với điềukiện thực tiễn hiện nay Góp phần khắc phục tình trạng trong đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chỉ thiên về trang bị kiến thức đơn thuần
Thứ hai, xây dựng các khái niệm công cụ của đề tài và các tiêu chí
trong chuẩn năng lực của cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân độisát với thực tế thực hiện nhiệm vụ, chức trách của cán bộ quản lý ở các cơquan quản lý GD, ĐT; xác định rõ những nội dung phát triển đội ngũ cán bộQLĐT theo tiếp cận năng lực và các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũcán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học trong quân đội
Trang 37trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ QLĐT và thực
trạng phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân độihiện nay, chỉ rõ nguyên nhân ưu, nhược điểm; từ đó rút ra những vấn đề đangđặt ra trong phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quânđội giai đoạn hiện nay
Thứ tư, xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các
trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực hiện nay một cách khoahọc, khả thi, đảm bảo cán bộ QLĐT có đủ năng lực thực hiện tốt chức tráchnhiệm vụ trên từng cương vị công tác, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục hiện nay
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 1.1 Những cơ sở lý luận về cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội
1.1.1 Khái niệm cán bộ quản lý đào tạo
Cán bộ là những người có chức vụ, giữ các cương vị nhất định trongmột tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan
hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý điều hành, góp phần định hướng sự pháttriển của tổ chức theo mục tiêu đã xác định
Ở các trường đại học trong quân đội, cán bộ QLGD là một bộ phận cơbản trong đội ngũ cán bộ của nhà trường, là chủ thể trong hệ thống QLGD, lànhững người lấy công tác QLGD làm hoạt động chủ yếu Quá trình hìnhthành phát triển đội ngũ này gắn bó hữu cơ với quá trình hình thành, pháttriển của các trường đại học trong quân đội Điều lệ Công tác nhà trườngQuân đội dân nhân Việt Nam xác định rõ: “Cán bộ quản lý giáo dục phải đạt
Trang 38những tiêu chuẩn cán bộ quân đội có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lýtrường theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng” [12, tr.23].
Vì vậy, cán bộ QLGD ở các trường đại học trong quân đội được hiểu lànhững cán bộ thực hiện chức năng quản lý trực tiếp hay gián tiếp hoạt độnggiáo dục, đào tạo theo từng cương vị, chức trách được giao trong các cơ quan,đơn vị nhà trường
Đội ngũ cán bộ QLGD ở các trường đại học trong quân đội bao gồmlãnh đạo, chỉ huy ở ban giám đốc (giám hiệu); lãnh đạo, chỉ huy cục, phòng,ban cơ quan đào tạo, cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD, ĐT, các cơquan chức năng khác liên quan trực tiếp đến GD, ĐT; lãnh đạo, chỉ huy cáckhoa giáo viên; lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị quản lý học viên (Hệ, lớp; tiểuđoàn, đại đội, trung đội)
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân loại cán bộ QLGD: Theo vị trí có: Cán bộ chỉ huy, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ; theo cấp bậc quản lý có: Cán bộ quản lý cấp cao là ban giám đốc (giám hiệu); cán
bộ quản lý trung gian (cán bộ cục, phòng, ban chức năng); cán bộ quản lý cơ
sở (cán bộ khoa, cán bộ hệ - lớp, cán bộ tiểu đoàn - đại đội - trung đội); theo lĩnh vực quản lý có: Cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý học viên, cán bộ
quản lý cơ sở vật chất,…
Theo luận giải trên, cán bộ QLĐT thuộc các cơ quan quản lý GD, ĐT
là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ QLGD của các nhà trườngđại học trong quân đội, bên cạnh những đặc điểm, nhiệm vụ chung còn cónhững nhiệm vụ, chức năng riêng biệt Vì vậy, có thể quan niệm:
Cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học quân đội là những cán bộ
thuộc các cơ quan đào tạo đại học, sau đại học, khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo; thực hiện chức năng tham mưu cho chủ thể quản lý nhà trường trong thiết kế, xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo;
tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra công tác huấn luyện; hướng dẫn các cơ
Trang 39quan, đơn vị, khoa giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo theo chức trách nhiệm vụ được phân công.
Đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội gồm: Cán bộ
cục, phòng, ban, các trợ lý cơ quan đào tạo đại học, sau đại học, khảo thí vàđảm bảo chất lượng GD, ĐT Họ là những cán bộ được tuyển chọn chặt chẽ,được điều động, bổ nhiệm vào những vị trí nhất định, thực hiện nhiệm vụ theochức trách được phân công Do vậy, cán bộ cơ quan quản lý đào tạo là nhữngngười có đầy đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra
Vị trí, vai trò của cán bộ QLĐT: Cán bộ QLĐT có vai trò quan trọng,
là người tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp về công tác quản lý GD,
ĐT, giữ vai trò quản lý trung gian giữa người lãnh đạo, chỉ huy cấp trên vớicấp cơ sở; có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra mọi hoạtđộng của các lực lượng sư phạm trong nhà trường
Chức năng chủ yếu của cán bộ QLĐT là: tham mưu cho đảng ủy, ban
giám đốc (giám hiệu) các trường đại học về lĩnh vực GD, ĐT; trực tiếp xâydựng kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo và tổ chức điều hành huấnluyện cho các đối tượng; quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ, tổng kếtcác hoạt động GD, ĐT của nhà trường
Nhiệm vụ, chức trách của cán bộ QLĐT:
Căn cứ vào điều 14 và điều 17, Điều lệ Công tác nhà trường Quân
đội nhân dân Việt Nam [12] về quy định chức năng, nhiệm vụ cơ quan đàotạo, cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD, ĐT; nhiệm vụ, chức tráchcủa cán bộ QLĐT được xác định như sau:
Đối với cán bộ là thủ trưởng cơ quan quản lý đào tạo: Chịu trách nhiệm
trước đảng ủy, thủ trưởng nhà trường về tổ chức, quản lý, điều hành nâng caochất lượng GD, ĐT; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cấp ủy trong sạch vữngmạnh, có sức chiến đấu cao; chỉ huy, quản lý xây dựng cơ quan vững mạnhtoàn diện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao Tham mưu, đề xuất các chủ
Trang 40trương, biện pháp, lập và triển khai kế hoạch công tác từng tuần, tháng, quý
và cả năm; trực tiếp điều hành quá trình huấn luyện theo kế hoạch đã đượcphê duyệt Quan hệ, phối hợp, hiệp đồng với các khoa giáo viên, các đơn vịquản lý học viên và cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện các đốitượng đảm bảo đúng nguyên tắc, quy chế, quy định Sẵn sàng tham gia cùngcác khoa giáo viên biên soạn tài liệu, giáo trình, đổi mới phương pháp dạyhọc, phát triển cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại Thựchiện thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy và học, kết quả học tập và rèn luyệncủa học viên; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có biện pháp giải quyết kịpthời những vướng mắc nảy sinh Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng caophẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ,nhân viên cơ quan; đồng thời chăm lo tốt chế độ, chính sách cũng như đờisống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan mình phụ trách
Đối với cán bộ là trợ lý thuộc cơ quan quản lý đào tạo: Chịu trách
nhiệm trước thủ trưởng cục, phòng, ban về việc thực hiện các mặt, các lĩnhvực công tác được phân công Thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc các điềutrong Luật Giáo dục; Điều lệ Trường đại học; Điều lệ Công tác nhà trườngQuân đội nhân dân Việt Nam; các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên
về công tác GD, ĐT; các quy chế, quy định và nhiệm vụ GD, ĐT của nhàtrường; nhiệm vụ chức trách được phân công theo từng hướng đảm nhiệm.Tiến hành xây dựng kế hoạch huấn luyện toàn khóa, biểu đồ, tiến trình huấnluyện, lịch huấn luyện trình thủ trưởng cục, phòng, ban đề nghị cấp trên phêchuẩn Tổ chức điều hành huấn luyện cho các đối tượng theo đúng kế hoạchđào tạo và lịch huấn luyện; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các cơ quan, đơn vịnhà trường trong quá trình thực hiện, kịp thời giải quyết những vấn đề nảysinh trong thực tiễn Tham mưu, xây dựng và triển khai các văn bản hướngdẫn hoạt động GD, ĐT theo lĩnh vực được phân công phụ trách; giúp thủtrưởng cục, phòng, ban kiểm tra, theo dõi, tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện