1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Trường nghĩa trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

55 310 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 887,5 KB

Nội dung

Lịch sử vấn đề Lí thuyết về trường nghĩa đã được các nhà ngôn ngữ thế giới quan tâm từ rất sớm, có thể kể đến các tên tuổi như: M.Pokrovxkij, J.Trier, L.Weisgerbe,… Ở Việt Nam, tác giả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

ĐINH VŨ HẢI ANH

TRƯỜNG NGHĨA TRONG TRUYỆN

NGUYỄN NHẬT ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Hà Nội - 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

ĐINH VŨ HẢI ANH

TRƯỜNG NGHĨA TRONG TRUYỆN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô, những người đã tận tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ, nhận xét và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện khóa luận

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền, người

đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khóa luận này Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ, khuyến khích, động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này

Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của quý Thầy Cô và các bạn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền Các luận cứ nêu trong khóa luận là xác thực Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Đinh Vũ Hải Anh

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của khóa luận 5

7 Cấu trúc khóa luận 5

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 6

1.1 Trường nghĩa 6

1.1.1 Khái niệm trường nghĩa 6

1.1.2 Phân loại trường nghĩa 7

1.2 Mối quan hệ giữa trường nghĩa với ngôn ngữ văn chương 10

1.2.1 Trường biểu vật và ngôn ngữ văn chương 10

1.2.2 Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương 12

1.2.3 Trường nghĩa tuyến tính và ngôn ngữ văn chương 13

1.2.4 Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương 13

1.3 Đặc điểm ngôn ngữ của truyện Nguyễn Nhật Ánh 14

Tiểu kết chương 1 15

CHƯƠNG 2 16

MỘT SỐ TRƯỜNG NGHĨA TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 16

2.1 Kết quả khảo sát, thống kê 16

2.2 Phân loại trường nghĩa trong truyện Nguyễn Nhật Ánh 25

2.2.1 Trường nghĩa con người 25

2.2.2 Trường nghĩa loài vật 39

2.2.3 Trường nghĩa đồ vật 41

2.2.4 Trường nghĩa “trò chơi trẻ thơ” 44

Trang 6

Tiểu kết chương 2 47 PHẦN KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 7

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Những năm gần đây, tiếp cận văn chương từ góc độ ngôn ngữ là vấn đề

thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Trong đó, từ và sự vận động của từ trong trường nghĩa đang là điểm trọng được chú ý nhiều Khi tiếp cận một tác phẩm văn chương, trước hết là tiếp cận về mặt câu chữ bởi lẽ ngôn ngữ văn chương bao giờ cũng là ngôn ngữ nghệ thuật, là sự sáng tạo có mục đích của tác giả Ngôn ngữ văn chương không chỉ chú trọng đến cảm xúc, đến tình cảm mà còn chú ý đến tính hệ thống và tính chính xác Từ ngữ được sử dụng trong văn chương một cách có chủ ý và thống nhất sẽ làm tăng thêm vẻ tinh tế đó Việc xác lập nghiên cứu các trường nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ nói chung và của từ nói riêng, đồng thời cũng giúp ích rất nhiều trong việc lựa chọn, kết hợp từ để tạo lời, phục vụ mục đích giao tiếp

1.2 Nguyễn Nhật Ánh từ lâu đã được những độc giả nhỏ tuổi nhắc đến với

bao tình cảm trìu mến Cây bút tài năng xứ Quảng sinh năm 1955 này đã trở thành một hiện tượng văn học đặc biệt, bởi không chỉ trẻ em tìm thấy tuổi thơ sinh động, hồn nhiên, chân thật của chính mình mà ngay cả người lớn khi đọc tác phẩm của ông còn nhận được những “tấm vé” về lại tuổi thơ Truyện Nguyễn Nhật Ánh còn hấp dẫn người đọc bởi các trường nghĩa mang đậm chất trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng Bằng ngòi bút đầy say mê của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã đóng góp không nhỏ cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam sau 1975

Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn có khối lượng sáng tác khá lớn và có sức

ảnh hưởng Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

có thể nói là hai tác phẩm tiêu biểu cho truyện viết về thiếu nhi của ông và đã được độc giả trong và ngoài nưới đón nhận một cách nồng nhiệt Với giọng

Trang 8

2

văn dí dỏm, Nguyễn Nhật Ánh đã làm cho độc giả như được hóa thân vào nhân vật truyện, đắm mình trong kí ức tuổi thơ

Xuất phát từ những lí do trên cùng với niềm yêu thích truyện Nguyễn

Nhật Ánh, chúng tôi chọn đề tài Trường nghĩa trong truyện Nguyễn Nhật

Ánh Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn góp phần làm rõ một số

trường nghĩa trong ngôn ngữ nói chung và truyện Nguyễn Nhật Ánh nói riêng

2 Lịch sử vấn đề

Lí thuyết về trường nghĩa đã được các nhà ngôn ngữ thế giới quan tâm từ rất sớm, có thể kể đến các tên tuổi như: M.Pokrovxkij, J.Trier, L.Weisgerbe,… Ở Việt Nam, tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Tồn, Bùi Minh Toán… là những người sớm nghiên cứu và có nhiều đóng góp về lí thuyết trường nghĩa

Năm 1973, Đỗ Hữu Châu có công trình Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa Trong công trình này, Đỗ Hữu Châu nêu các hiện

tượng đồng nghĩa, trái nghĩa của từ thông qua việc phân tích các trường từ vựng

Trên tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1974, Đỗ Hữu Châu có bài viết Trường

từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật

Năm 1975, Đỗ Hữu Châu tiếp tục trình bày cụ thể về trường và việc nghiên cứu từ vựng

Các nhà nghiên cứu đã áp dụng lí thuyêt trường nghĩa để nghiên cứu tiếng Việt Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:

Luận án PTS Trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể người của Nguyễn

Đức Tồn năm 1988 đã nêu khái niệm trường tự vựng- ngữ nghĩa khá hoàn thiện

Trang 9

3

Luận án PTS Đặc điểm trường từ vựng- ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên

tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga) của Nguyễn Thúy Khanh năm

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của khóa luận là làm rõ hơn bản chất của trường nghĩa nói chung và trường nghĩa trong tác phẩm văn chương nói riêng, cụ thể ở đây là các trường nghĩa trong truyện Nguyễn Nhật Ánh Qua đó, khóa luận cũng góp thêm sự lí giải về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Nguyễn Nhật Ánh từ góc nhìn ngôn ngữ học

Trang 10

4

Việc nghiên cứu một số trường nghĩa của khóa luận còn nhằm phục vụ cho thực tế học tập và giảng dạy tác phẩm văn chương nghệ thuật trong nhà trường

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, khóa luận đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Xác định cơ sở lí luận của đề tài

- Khảo sát, thống kê và phân loại ngữ liệu

- Phân tích và miêu tả một số trường nghĩa trong truyện Nguyễn Nhật

Ánh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài này là một số trường nghĩa trong truyện Nguyễn

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp

và thủ pháp sau:

- Phương pháp miêu tả để miêu tả đặc điểm của các từ thuộc một số trường nghĩa trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

- Phương pháp phân tích để làm rõ giá trị biểu hiện của các từ thuộc một

số trường nghĩa trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Trang 11

6 Đóng góp của khóa luận

Về mặt lí luận, khóa luận làm rõ lí thuyết về trường nghĩa ứng dụng trong tác phẩm văn chương, làm rõ vai trò của việc sử dụng từ ngữ thuộc một

số trường nghĩa mang đậm chất trẻ thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh Từ

đó, khóa luận hướng tới khẳng định những đóng góp của nhà văn về ngôn ngữ

nghệ thuật

Về mặt thực tiễn, khóa luận giúp cho người đọc có một cái nhìn cụ thể hơn, đa chiều hơn về truyện của Nguyễn Nhật Ánh, cụ thể ở đây là cái nhìn từ góc độ ngôn ngữ học

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc làm 2 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí luận

- Chương 2: Một số trường nghĩa trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Trang 12

6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Trường nghĩa

1.1.1 Khái niệm trường nghĩa

Ngôn ngữ là một hệ thống điển hình bao gồm tổng thể các yếu tố và các yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo nhiều kiểu dạng khác nhau Nằm trong hệ thống ngôn ngữ ấy, các đơn vị từ vựng cũng không tồn tại biệt lập, tách rời mà luôn có những mối quan hệ nhất định cả về hình thức lẫn ngữ nghĩa Quan hệ về ý nghĩa giữa các đơn vị từ vựng là một trong những mối quan hệ được các nhà khoa học ngôn ngữ quan tâm làm rõ Các từ đồng nhất về nghĩa được tập trung thành các nhóm gọi là trường nghĩa (hay trường từ vựng hoặc trường từ vựng ngữ nghĩa)

Lí thuyết trường nghĩa được một số nhà ngôn ngữ học người Đức, Nga

và Thụy Sĩ đưa ra vào những thập kỉ 20 và 30 của thế kỉ XX với các tên tuổi như M.M Pokrovxki, F.de Sausure, G Ipsen, W Porzig, J.Trier Ở Việt Nam, lí thuyết về trường nghĩa mới được đề cập đến trong vài chục năm trở lại đây

Ở Việt Nam, trường nghĩa cũng là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Trọng Phiến,

Đỗ Việt Hùng… trong đó tiêu biểu nhất là nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu Từ những năm 80 của thế kỉ trước, Đỗ Hữu Châu là người đã giới thiệu trường trong một loạt các công trình trên những phương diện lịch sử vấn đề, hệ thống hóa các quan điểm phương pháp của các nhà ngôn ngữ học thế giới, đồng thời đưa ra các tiêu chí cũng như phương pháp xác lập trường

Qua thực tế nghiên cứu, Đỗ Hữu Châu đã khẳng định rằng: Những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ vào những hệ thống con thích hợp Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng

Trang 13

7

thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng [4,156]

Từ đó, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra định nghĩa: Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa Đó là những từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa [4, 157] Quan niệm này lấy tiêu chí ngữ nghĩa làm cơ sở cho việc

phân lập trường nghĩa Đây là quan niệm có tính chất định hướng cho các quan niệm về trường nghĩa của các nhà Việt ngữ khác sau ông

Khóa luận của chúng tôi lấy quan niệm về trường nghĩa của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở lí thuyết để nghiên cứu

1.1.2 Phân loại trường nghĩa

F De Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra hai dạng: quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình) Dựa vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ, Đỗ Hữu Châu chia trường nghĩa tiếng Việt thành các loại khác nhau: trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm (hai trường nghĩa dựa vào quan hệ dọc); trường nghĩa tuyến tính (dựa vào quan hệ ngang) và trường nghĩa liên tưởng (dựa vào sự kết hợp giữa quan hệ dọc và quan hệ ngang)

1.1.2.1 Trường nghĩa biểu vật

Trường nghĩa biểu vật là “một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu

vật” [5, 170] Chẳng hạn, trường nghĩa biểu vật về tay: cổ tay, bàn tay, ngón tay, bắp tay, cầm, bám, bưng… Đây là các đơn vị từ cùng phạm vi biểu vật tay

Các trường nghĩa biểu vật lớn có thể chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ Đến lượt mình, các trường nghĩa biểu vật nhỏ này cũng có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ hơn nữa

Chẳng hạn, trường nghĩa biểu vật về tay:

Trang 14

Nếu tạm gọi một trường nhỏ (hay một nhóm nhỏ trong một trường nhỏ)

là một “miền” của trường, thì thấy, các miền thuộc các ngôn ngữ rất khác nhau Có những miền trống – tức không có từ ngữ - ở ngôn ngữ này nhưng không trống ở ngôn ngữ kia, có miền có mật độ cao trong ngôn ngữ này nhưng lại thấp trong ngôn ngữ kia

Vì từ có nhiều nghĩa biểu vật, cho nên, từ có thể nằm trong nhiều

trường biểu vật khác nhau, hệ quả là các trường nghĩa biểu vật có thể “giao thoa”, “thẩm thấu” Xét trường biểu vật về người và trường biểu vật về động vật, ta sẽ thấy rất rõ điều này Trường nghĩa người sẽ bao gồm các từ: đầu, tóc, mắt, cổ , bụng, tay, chân, mũi, miệng, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, thịt, lông, ăn, uống, chạy, nhảy, khóc, cười, hát, ngủ, nằm… Trường nghĩa động vật sẽ gồm các từ: đầu, đuôi, sừng, cổ, mắt, chân, mũi, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, máu, chạy, nhảy, hót, hí, hú, ngủ, nằm… Hầu hết các từ nằm trong trường động vật đều nằm trong trường người, ví dụ các từ: đầu, cổ, mắt, chân, mũi, miệng, lưỡi, dạ dày, ăn, uống, chạy, nhảy, ngủ, nằm… Ta nói trường

người và trường động vật giao thoa, thẩm thấu vào nhau Mức độ giao thoa của các trường tỉ lệ thuận với số lượng từ chung giữa các trường với nhau

Trang 15

9

Quan hệ của các từ ngữ đối với một trường nghĩa biểu vật không giống nhau Có những từ điển hình cho trường được gọi là hướng tâm, có những từ không điển hình cho trường được gọi là từ hướng biên Từ hướng tâm gắn rất chặt với trường làm thành cái lõi trung tâm quy định những đặc trưng ngữ nghĩa của trường Từ hướng biên gắn bó lỏng lẻo hơn và mỗi lúc một đi xa khỏi lõi, liên hệ với trường mờ nhạt đi Ở ví dụ về trường người và trường động vật trên, các từ hướng tâm là các từ chỉ có ở trường này mà không có ở

trường kia, các từ hướng tâm của trường người như khóc, buồn, hát…, các từ hướng tâm của động vật là các từ hí, hót, hú, đuôi… Từ hướng biên của chúng là những từ xuất hiện ở cả hai trường như đầu, chân, mắt, mũi, ruột,

dạ dày, chạy, nằm, ăn, uống…

1.1.2.2 Trường nghĩa biểu niệm

Trường nghĩa biểu niệm là “một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm [5, 176] Chẳng hạn, trường nghĩa biểu niệm (vật thể nhân tạo) (thay thế hoặc tăng cường công tác lao động) (bằng tay): dao, cưa, búa, đọc, khoan, lưới, nơm, dao, kiếm…

Cũng như các trường nghĩa biểu vật, các trường biểu niệm có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu niệm nhỏ và cũng có những “miền” với những mật độ khác nhau

Từ có nhiều nghĩa biểu niệm, bởi vậy, một từ có thể đi vào nhiều trường nghĩa biểu niệm khác nhau Vì thế, cũng giống như trường nghĩa biểu vật, các trường nghĩa biểu niệm cũng có thể giao thoa, thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung tâm với các từ điển hình và những từ ở những lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi

1.1.2.3 Trường nghĩa tuyến tính

Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp từ có thể kết hợp với một từ gốc để tạo ra các chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ

Trang 16

Cùng với các trường nghĩa dọc (trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm), các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ

và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ

1.1.2.4 Trường nghĩa liên tưởng

Trường nghĩa liên tưởng là tập hợp từ có chung một nét nghĩa ấn tượng tâm lí được một từ gợi ra [5, 186] Chẳng hạn, trường nghĩa của từ đỏ gồm các đơn vị từ vựng: đỏ tươi, đỏ tía, lửa, máu, sức sống, may mắn,…

Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, cố định bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm

Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm và các trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm Song, trong trường liên tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới

do sự xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại Điều này khiến cho các trường liên tưởng

có tính dân tộc, tính thời đại và tính cá nhân

1.2 Mối quan hệ giữa trường nghĩa với ngôn ngữ văn chương

1.2.1 Trường biểu vật và ngôn ngữ văn chương

Tác giả Đỗ Hữu Châu đã nhận xét như : các từ trong một trường biểu vật thường lôi kéo nhau chuyển nghĩa theo một hướng nhất định

Trang 17

11

Nếu các từ chuyển theo ẩn dụ thì thường xảy ra sự chuyển trường biểu vật, có nghĩa là các từ thuộc trường biểu vật này kéo theo nhau chuyển sang trường biểu vật khác tạo nên hiện tượng được gọi là cộng hưởng ngữ nghĩa

Ví dụ: từ “lửa” chuyển sang trường tình cảm, trạng thái tâm lý thì kéo

theo các từ hừng hực, rực, bốc, nhen nhóm, đốt, tàn… cùng chuyển sang trường đó (nhen nhóm một tình yêu)

Trong văn chương, các từ ngữ trong một câu văn, một đoạn văn thường kéo theo nhau theo cùng một trường để tạo ra sự phù hợp về trường nghĩa biểu vật Có thể nói tới hình ảnh chủ đạo (tức ẩn dụ, hoán dụ) của đoạn văn, câu văn (hay của một tác phẩm), hình ảnh chủ đạo thuộc trường biểu vật nào thì kéo theo các từ khác cùng trường với nó:

Không đâu, gió nén từ tám hướng đang bung ra Một cơn bão đang đến Lao vào Nam Lào, con thuyền Việt Nam hóa chiến tranh của Nich Xơn đã lao vào trung tâm một cơn bão lớn Bão nổi ở Cha Kia, La Tương… Bão quật sang đỉnh cao 500 xoáy vụn tiểu đoàn 39… Bão dập xuống đồi 456 xẻ nát tiểu đoàn 3 và cuốn sạch chỉ huy lữ đoàn 4… Bão xoáy lốc trên ngọn 550 vùi luôn tất cả những khẩu pháo hạng nặng cùng với lữ đoàn số 147… Bão dồn gió thép về bản Đông (Báo Quân Đội nhân dân, ngày 9-4-1971)

Hình ảnh chủ đạo là bão táp kéo theo các từ gió, nén, hướng trung tâm, nổi, quật, dồn, cuốn, lốc…

Hình ảnh chủ đạo có khi được nói rõ ra, có khi được hiểu ngầm qua các

từ cùng trường trong đoạn văn

Mặt khác, với văn chương, sáng tạo trong hình ảnh ngôn ngữ thường là sáng tạo cục bộ, bắt nguồn từ nguyên mẫu đã có từ trước, nguyên mẫu được chứa trong các ẩn dụ, hoán dụ truyền thống Điều này giải thích tính truyền thống và tính sáng tạo trong các hình ảnh văn chương Bên cạnh đó, tác động của trường biểu vật còn thể hiện ở cái gọi là các lực hướng tâm và li tâm của

Trang 18

Thí dụ: Trước đây 28 năm, phạm vi tư tưởng trung tâm của nước ta là chiến đấu, chúng ta thấy những từ ngữ thuộc trường quân sự, lấn sang các

trường khác: Mặt trận văn hóa, kinh tế, chiến dịch trừ sâu; vũ khí tư tưởng… lấn sang cả tình yêu: tấn công, bao vây…

1.2.2 Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương

Khi phản ánh một hiện tượng nào đó vào tác phẩm, người viết “khắc họa” nó bằng ngôn ngữ của mình Đối với một đoạn thơ thường chứa đựng một cái gì đồng nhất về nghĩa xuất phát từ các phương diện của hiện thực, tạo thành sự vật được nhận thức của tác phẩm Để làm nổi bật cái đồng nhất đó,

từ ngữ diễn đạt cũng phải chứa cái gì đó chung, phù hợp với nhau tạo nên hiện tượng được gọi là sự cộng hưởng ngữ nghĩa giữa các từ Sự cộng hưởng ngữ nghĩa này dựa trên nét nghĩa đồng nhất vốn có trong các từ, nói khác đi, dựa trên nét nghĩa chung cho một trường (hay một nhóm từ ngữ trong một trường) biểu niệm

Trở lại với đoạn văn viết về chiến thắng Nam Lào 1971 đã dẫn ở trên, ngoài sự thống nhất về trường biểu vật gió bão, các từ còn thống nhất về nét

nghĩa “cường độ mạnh”: bão, nén, nổi, lao, quật,… cả đến đối tượng tức nạn

nhân của cơn bão và của các vận động mạnh mẽ, cũng là những sự vật to

khỏe: tiểu đoàn, lữ đoàn,… những khẩu pháo hạng nặng… Việc sử dụng

những tập hợp từ ngữ như trên đã tạo ra hình ảnh về quân sự với những “sức mạnh” của một “cơn bão lớn”

Trang 19

13

Sự cộng hưởng về ngữ nghĩa không chỉ xảy ra đối với các từ ngữ mà nó còn có thể chi phối cấu trúc cú pháp, cả ngữ âm, tiết tấu,… Do đó, người viết thường phối hợp tất cả các yếu tố, các phương tiện ngôn ngữ để tạo ra sự toàn bích về hình thức cho tác phẩm của mình

1.2.3 Trường nghĩa tuyến tính và ngôn ngữ văn chương

Trong ngôn ngữ văn chương, có những trường nghĩa tuyến tính vượt ngoài chuẩn mực Đây là những sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ trong cách dùng từ ngữ Những kết hợp bất thường này có thể được chấp nhận rộng rãi,

trở thành những kết hợp bình thường Suối, bờ,… trong ngôn ngữ thơ có thể kết hợp với tóc thành suối tóc với vai thành bờ vai Chúng chưa thành thành

tố của trường nghĩa tuyến tính của hai từ tóc và vai trong khi mây đã đi vào trường nghĩa tuyến tính bình thường của tóc: tóc mây

1.2.4 Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương

Trường liên tưởng có hiệu lực lớn, giải thích sự dùng từ, nhất là sự dùng

từ trong các tác phẩm văn học, giải thích những hiện tượng sáo ngữ, sự ưa thích lựa chọn những từ nào đấy để nói hay viết, sự né tránh hoặc kiêng kị những từ nhất định

Không nói đến những sự sai biệt về chủ đề, về tư tưởng, về các chi tiết thực tế, về hình tượng… Chỉ riêng diện mạo ngôn ngữ cũng đủ làm chúng ta không lẫn được một tác phẩm văn học của thời đại này với tác phẩm văn học của thời đại khác Một tác giả đã từng sáng tác có hiệu quả trong thời kỳ trước thường gặp khó khăn trong các sáng tác thời kỳ sau, đặc biệt là các thời kỳ đã xuất hiện những thay đổi rất căn bản trong xã hội Đó không chỉ vì người đó

đã mang quá nặng những “nghiệp chướng” của thời đại mình mà còn vì ngôn ngữ của mình đã bị ràng buộc quá sâu nặng với các trường liên tưởng cũ

Trang 20

14

Do đó, mỗi người nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc sống, với thời đại để không chỉ thường xuyên đổi mới tư tưởng, vốn sống, tình cảm mà còn để thường xuyên cải tạo, đổi mới ngôn ngữ của mình

1.3 Đặc điểm ngôn ngữ của truyện Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh trở thành một hiện tượng đặc biệt của văn học thiếu nhi sau 1975 bởi, đọc truyện của ông, không chỉ trẻ thơ mà ai cũng thấy chính mình trong đó, cái tên ấy còn trở thành bạn của trẻ em mọi miền đất nước Trẻ

em có một thế giới riêng mà người lớn không phải ai cũng biết và hiểu được Nhưng Nguyễn Nhật Ánh đã làm được điều đó

Truyện Nguyễn Nhật Ánh không có cấu trúc phúc tạp Do viết cho thiếu nhi nên nội dung kể được chú ý hơn cách kể Nhà văn đặc biệt thường lựa chọn cách kể từ ngôi thứ nhất (xưng tôi), khiến truyện của ông có tính chất hồi ức Nguyễn Nhật Ánh được coi là người kể truyện mang điểm nhìn trẻ thơ

và trở thành người kể chuyện của thiếu nhi chính bởi sự hóa thân, nhập vai khéo léo

Sức hút của truyện Nguyễn Nhật Ánh còn nằm ở ngôn ngữ, giọng điệu trẻ thơ Trong những tác phẩm, ngôn ngữ truyện kể là thứ ngôn ngữ trẻ con,

mà đối với người lớn thì ngôn ngữ trẻ con cũng giống như một thứ ngoại ngữ Nguyễn Nhật Ánh hiểu và kể truyện bằng thứ ngoại ngữ dành cho người lớn

ấy nên hiển nhiên truyện Nguyễn Nhật Ánh là tiếng nói của thiếu nhi Cũng chỉ có Nguyễn Nhật Ánh mới bênh vực sự ngược đời, ngổ ngáo, trở chứng của trẻ (như: ăn cơm trong thau, uống nước bằng chai, gọi cái nón là cuốn tập…) và xem nó như là cuộc “cách tân táo bạo”, hay những “sáng tạo” gắn liền với tâm lí, óc tưởng tượng phong phú và nhu cầu làm cho cuộc sống của trẻ thú vị, mới mẻ hơn Có thể nói, truyện Nguyễn Nhật Ánh là những câu chuyện được kể với thứ ngôn ngữ kì lạ, dí dỏm, nhưng không hề xa lạ, khó

Trang 22

16

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ TRƯỜNG NGHĨA TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 2.1 Kết quả khảo sát, thống kê

Một từ có thể vừa thuộc trường nghĩa này vừa thuộc trường nghĩa khác

Vì vậy, để phân loại các trường nghĩa, chúng tôi dựa vào nét nghĩa chung nhất của các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa Tất nhiên sự phân loại của chúng tôi cũng chỉ mang tính chất tương đối Bởi giữa các trường nghĩa có thể xảy ra hiện tượng “giao thoa” – hiện tượng một số đơn vị từ vựng có thể thuộc trường nghĩa này, song cũng có thể thuộc trường nghĩa khác

Khảo sát trong hai tập truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi đã thống kê số

lượng các từ thuộc các trường nghĩa, số lần xuất hiện của các từ và tỉ lệ phần trăm số từ, tỉ lệ phần trăm xuất hiện trong toàn bộ hệ thống trường nghĩa

Trang 23

17

Bảng 1: Bảng thống kê trường nghĩa trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Số lượng

từ (lần)

Số lần xuất hiện (lần)

Tỉ lệ

số lượng

từ (%)

Tỉ lệ xuất hiện (%)

Hoạt động di chuyển thay đổi tư thế

Hoạt động của con người tác động đến đối tượng

Trang 24

Cu Mùi , Hải cò, Tí sún, Tủn, Thiều, Tường, Mận, con Xin, thằng Sơn, thằng Dưa, con Nhi, chú Nhiên chú Đàn, chị Vinh, ông

Tư Cang, ông Năm Ve, ông Ba Huấn, Tôi (105 lần), ba (12 lần),

mẹ (30 lần), bà (12 lần), vợ (8 lần), chồng (8 lần) người lớn (29 lần), trẻ con (31 lần), đứa trẻ (16 lần), hàng xóm (8 lần), người làng (2 lần), con nít (11 lần), thằng nhóc, con gái (6 lần), con trai (2 lần), cô giáo (16 lần), thầy giáo (5 lần), học sinh (5 lần), phụ huynh (4 lần), bạn bè, giáo viên chủ nhiệm (2 lần), chàng thư sinh (6 lần), công chúa (60 lần), nhà vua (18 lần), hoàng hậu (4 lần), phò

mã (18 lần), bác sĩ (2 lần), kĩ sư, nhà thiên văn, đại tướng (3 lần), triết gia (2 lần), nhà thần học, nhà báo, nhà toán học (2 lần), tù nhân, nhà khoa học (3 lần), nhà cách mạng, thầy hiệu trưởng (9 lần),

Trang 25

19

cảnh sát trưởng (3 lần), tiếp viên hàng không (3 lần), ông giám đốc (6 lần), bà hiệu trưởng (6 lần)…

Hoạt động

Hoạt động di chuyển, thay đổi tư thế

Rời (3 lần), qua (4 lần), đi (30 lần), chạy (61 lần), biến mất (2 lần), đến (3 lần), về (3 lần), leo, chui (3 lần), bắn lên, lao xuống, rượt (3 lần, vào (4 lần), vô (3 lần), đuổi (6 lần), nấp, bơi (6 lần), trèo (3 lần), ra (5 lần), lang thang, đứng (4 lần), ngồi (44 lần), nằm (7 lần) , bắt chước (4 lần), loanh quanh (2 lần), lên núi (2 lần)…

Hoạt động của con người tác động đến đối tượng

Rửa (2 lần), nâng, tóm, vẽ (11 lần), viết (6 lần), cầm (10 lần), nắm (4 lần), đóng, bá vai, chép bài (3 lần), gọt bút chì, gãi (2 lần), đấm nhau (9 lần), giật tóc, bóp cò, bẹo tai, ngoáy mũi, cắt móng tay, tắm (2 lần), phơi (9 lần), đánh (26 lần), cưa (3 lần), xoa đầu (3 lần), thộp lấy, cắt, cắp, chộp (2 lần),

ôm (3 lần), bắt nạt, phủi chân, chuyển thư, xé, vót que, hốt thuốc (2 lần), nện, xách (10 lần), gãi,

mò, véo môi (3 lần), vụt, quất, chùi, giã (3 lần), thổi cơm (4 lần),

Trang 26

20

lấy, bưng, tóm, khiêng (5 lần), đào (2 lần), cù, đánh răng, rửa mặt (2 lần), thu gom, làm bài tập, học bài (15 lần), gửi tin nhắn (5 lần)…

Hành động nói năng

Hỏi (43 lần), nói (84 lần), bảo (24 lần), giảng giải (2 lần), ra lệnh (2 lần), khoe (3 lần), đáp (13 lần), hét (5 lần), kể (30 lần), mắng (13 lần), năn nỉ (2 lần), gọi (7 lần), thét, tuyên bố, thuật lại (2 lần), giải thích (14 lần), phán, trả lời (5 lần), rú, kêu (16 lần), nghêu ngao, hát, la (5 lần), réo, nhẩm, chửi (5 lần), bàn chuyện, phán (2 lần), méc, an ủi (2 lần), quát tháo (7 lần), mách lẻo, thuật lại, dặn, reo, than thở, tán gẫu, ỉ ôi, khen (3 lần), tru tréo, làu bàu, nhắc nhở …

Bộ phận cơ thể người

Hoa tay (35 lần), răng, ngón chân, ngón tay (20 lần), bàn tay (20 lần), ngón cái (3 lần), ngón áp

út (2 lần), mặt (7 lần), tay phải (6 lần), tay trái, môi (2 lần), miệng (4 lần), cổ, mông, lưng (12 lần), cặp lông mi, tóc, gò má (2 lần), mắt (8 lần), vai, mũi, trán, chân , hàm răng…

Trang 27

21

Trạng thái tâm lí

Sung sướng (17 lần), sửng sốt (4 lần), thất vọng (2 lần), buồn (28 lần), ghen tị (3 lần), sợ (62 lần), thương (6 lần), yêu (6 lần), tự hào, hãnh diện, mừng rỡ (2 lần), phấn khích, khóc (24 lần), cười (6 lần), ngạc nhiên (15 lần), băn khoăn, thích (59 lần), tức giận (8 lần), điên tiết, bất ngờ (3 lần), hoảng hốt (3lần), giận (15 lần), hồi hộp (11 lần), buồn ( 28 lần), ghét (4 lần), lo lắng (21 lần), ấm ức (2lần), áy náy, bối rối (4 lần), vui (17 lần), chán (9 lần), xấu hổ (9 lần), bồn chồn, trằn trọc, ghen (2 lần), ấm ức (2 lần), khoái, phấn khởi, sầu muộn, thất vọng, đắn đo, nơm nớp, háo hức (4 lần), xao xuyến…

Cử chỉ điệu bộ

Ngơ ngác (7 lần), từ tốn, chăm chú, săm soi (7 lần), ngất xỉu, mò mẫm (4 lần), tái mặt, nhanh như cắt, gườm gườm, nhếch mép, héo hắt, lúng túng (5 lần), loay hoay (6 lần), rón rén (3 lần), ngập ngừng (3 lần), hầm hầm (4 lần), bẽn lẽn (3 lần), âp úng, thấp thỏm,

Ngày đăng: 07/09/2017, 14:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w