Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác đời sống nội tâm sâu kín của nhân vật với những tình cảm, những rung động đầu đời rất thánh thiện mang tên gọi “tình yêu học trò” trong hơn hai mươi truyện v
Trang 1BïI THÞ THU THñY
NH¢N VËT TUæI MíI LíN TRONG TRUYÖN
NGUYÔN NHËT ¸NH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
HÀ NỘI, 2015
Trang 2BïI THÞ THU THñY
NH¢N VËT TUæI MíI LíN TRONG TRUYÖN
NGUYÔN NHËT ¸NH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số : 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
HÀ NỘI, 2015
Trang 3Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn với tinh thần khoa học, nghiêm túc
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học, Phòng sau đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Xin cảm ơn thầy cô, bạn bè và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên
Bùi Thị Thu Thủy
Trang 4Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng nội dung tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên
Bùi Thị Thu Thủy
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 8
7 Đóng góp mới của luận văn 8
8 Cấu trúc luận văn 8
Chương 1 VĂN HỌC TUỔI MỚI LỚN THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 9
1.1 Khái quát về văn học tuổi mới lớn thời kì đổi mới 9
1.1.1 Quan niệm về tuổi mới lớn và đặc điểm tâm lý lứa tuổi 9
1.1.1.1.Quan niệm về tuổi mới lớn 9
1.1.1.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 12
1.1.2 Quan niệm về văn học tuổi mới lớn 14
1.1.3 Sự phát triển của văn học tuổi mới lớn thời kỳ đổi mới 18
1.2 Sự xuất hiện của Nguyễn Nhật Ánh 23
1.2.1 Con người và sự nghiệp 23
1.2.1.1.Trái tim giàu nhiệt huyết 23
1.2.1.2 Sức sáng tạo dồi dào 27
1.2.2 Quan điểm sáng tác cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh 32
Chương 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÂN VẬT TUỔI MỚI LỚN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 39
2.1 Khái quát về nhân vật văn học 39
Trang 62.1.3 Vai trò, chức năng của nhân vật tuổi mới lớn trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh 43
2.2 Đặc điểm cơ bản của nhân vật tuổi mới lớn 45
2.2.1 Những phức hợp cảm xúc đầu đời 45
2.2.1.1 Cảm mến 45
2.2.1.2 Thương nhớ, tỏ tình 50
2.2.1.3 Hờn giận, hi vọng và thất vọng 56
2.2.2 Tinh nghịch, hồn nhiên 68
2.2.2.1 Không gian học đường 69
2.2.2.2 Không gian phòng trọ 71
2.2.2.3 Không gian miền quê 73
2.2.3 Giàu tình yêu thương 79
2.2.3.1 Yêu thương gia đình 79
2.2.3.2 Yêu thương bà con, hàng xóm 81
2.2.3.3 Yêu thương bạn bè 82
2.2.3.4 Yêu thương loài vật 86
Chương 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TUỔI MỚI LỚN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 89
3.1 Tình huống truyện 89
3.1.1 Mang màu sắc trinh thám, kết thúc bất ngờ 90
3.1.2 Éo le và trắc trở 94
3.2 Giọng điệu 97
3.2.1 Giọng điệu hài hước, dí dỏm 98
3.2.2 Giọng điệu trữ tình 100
3.2.3 Giọng điệu triết lý 102
Trang 73.3.2 Ngôn ngữ tuổi teen 105
3.3.3 Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ 108
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Có thể nói, ở Việt Nam, trong giới cầm bút viết cho tuổi mới lớn vài chục năm qua, Nguyễn Nhật Ánh là tên tuổi nổi bật, khó ai sánh kịp Mỗi cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh đều tạo nên những cơn sốt trong lứa tuổi hoa
niên trên khắp cả nước Bên cạnh hai bộ truyện Kính vạn hoa (45 tập) và bộ Chuyện xứ Lang Biang (28 tập) viết cho trẻ em là 23 tập truyện viết cho tuổi mới lớn với những cái tên quen thuộc: Mắt biếc, Cô gái đến từ hôm qua, Hoa hồng xứ khác, Bồ câu không đưa thư đã tạo nên “hiện tượng Nguyễn Nhật
Ánh” trong lòng độc giả tuổi mới lớn Yếu tố quyết định thành công của một nhà văn viết cho tuổi mới lớn nằm ở chỗ tác giả có chạm vào tâm hồn của các
em hay không? Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác đời sống nội tâm sâu kín của nhân vật với những tình cảm, những rung động đầu đời rất thánh thiện mang tên gọi “tình yêu học trò” trong hơn hai mươi truyện viết cho tuổi mới lớn, khiến cho những sáng tác của nhà văn đã có được những thành công vang dội, làm say mê bao thế hệ độc giả không chỉ tuổi mới lớn mà còn cả đối tượng người lớn, trẻ em Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu kiểu nhân vật tuổi mới lớn trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh vừa là để nhận ra những đóng góp của tác giả đồng thời còn khẳng định quan niệm và tư tưởng thẩm mĩ của văn học dành cho tuổi mới lớn nói riêng, văn học Việt Nam nói chung thời kì đổi mới và hội nhập
1.2 Mặc dù, đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh và sáng tác của ông, song phần lớn chỉ tiếp cận tác giả như một nhà
văn thiếu nhi và tìm hiểu các nhân vật trẻ em trong hai bộ truyện Kính vạn hoa và Chuyện xứ Lang Biang mà chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
ông như nhà văn chuyên viết về tuổi mới lớn Có chăng, chỉ là những bài viết
Trang 9mang tính chất giới thiệu, những nội dung khái quát sơ bộ hoặc ở những khía cạnh còn tản mạn, lẻ tẻ hay tiếp cận tác phẩm như một ví dụ để minh họa cho một luận điểm nào đó Vì thế, có thể khẳng định nghiên cứu, tìm hiểu nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh vẫn là một cánh cửa còn nhiều bỏ ngỏ
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh” là đề tài nghiên cứu của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Những công trình đánh giá chung về Nguyễn Nhật Ánh
Là nhà văn thân quý của thế giới tuổi thơ, hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt Với hơn 20 năm cầm bút, những sáng tác của Nguyễn Nhất Ánh đã góp phần không nhỏ làm cho đời sống văn học viết cho thiếu nhi, thanh thiếu niên thêm sôi nổi, phong phú Trong nhiều năm qua đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu chuyên biệt về tác giả và tác phẩm của ông
Công trình “Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong
bộ chuyện Kính vạn hoa” của tác giả Phạm Thị Bền (Luận văn thạc sỹ khoa
học Ngữ văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, 2005, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu về một tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh Ở luận văn này, tác giả đi vào khai thác bộ truyện Kính vạn hoa trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật dưới góc nhìn thế
giới trẻ thơ Tuy mới chỉ khảo sát trên một bộ truyện nhưng công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Bền thực sự là gợi ý quý báu cho chúng tôi về cách thức triển khai và tổ chức vấn đề nghiên cứu
Mở rộng hơn đối tượng nghiên cứu, Tác giả Vũ Thị Hương có đề tài
“Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh” (Luận luận văn thạc sỹ khoa
học Ngữ văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, 2009, Trường Đại học Sư
Trang 10phạm Hà Nội) Ở đề tài này, tác giả mở rộng nghiêm cứu thêm hai tác phẩm
là Chuyện xứ Lang Biang và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Với công trình
nghiên cứu của mình tác giả đã phần nào làm nổi bật được đặc điểm tính cách của trẻ thơ qua cuộc sống và tâm hồn các em Đồng thời chỉ ra được các phương diện nghệ thuật nổi bật về cốt truyện, ngôn ngữ và không gian, thời gian trong ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Tiếp nối mạch nghiên cứu về truyện Nguyễn Nhật Ánh, tác giả Hoàng
Hương Giang có đề tài “Cảm hứng hướng về tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh” (Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành Văn học Việt
Nam, 2011, Trường Đại học Vinh) Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các tác giả trước, ở đề tài này tác giải cũng đã cố gắng chỉ ra những nội dung của cảm hứng hướng về tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh Ở một góc
độ nào đó, đề tài cũng đã đề cập đến các thành công về nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh như: Cốt truyện, tình huống, kết cấu; xây dựng nhân vật; giọng điệu và ngôn ngữ Đây cũng là một trong những phương diện về nghệ thuật mà chúng tôi tập trung nghiên cứu Do vậy, đề tài đã bổ sung kiến thức rất hữu ích cho chúng tôi khi phát triển vấn đề nghiên cứu của mình
Không dừng lại ở đây, một năm sau đó, tác giả Nguyễn Thị Liên có
công trình: “Thế giới nhân vật trong bộ truyện chuyện xứ Lang Biang của Nguyễn Nhật Ánh” (Luận văn thạc sỹ khoa học ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam,
chuyên ngành lí luận văn học, 2012, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) Đề tài chỉ đi sâu khai thác bộ truyện Xứ Lang Biang trên phương diện thế giới nhân vật Song đây là công trình thiết thực cung cấp thêm cho chúng tôi những kiến thức lí luận về nhân vật văn học
Có lẽ, sức hấp dẫn của truyện Nguyễn Nhật Ánh không chỉ tác động đến bạn đọc là lứa tuổi thanh thiếu niên mà còn tạo sức thu hút mạnh mẽ với các tác giả nghiên cứu Năm 2013, có thể xem như là một năm nở rộ các công trình
Trang 11nghiên cứu chuyên biệt về Nguyễn Nhật Ánh Có thể kể ra đây những luận văn
và khóa luận sau: Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh (Phạm Thị Vân); Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (Nguyễn Thị Đài Trang); Nhân vật dị biệt trong văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần (Phạm Thị Hằng); Nhóm nhân vật bất toàn về nhân dạng trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh (Phạm Thị Tuyết) Một điều dễ dàng nhận thấy, các công trình trên đều
tập trung nhiều vào việc tìm hiểu nhân vật trong sáng tác Nguyễn Nhật Ánh ở các phương diện khác nhau Và chúng tôi đã bắt gặp ở những đề tài này những phân tích về nghệ thuật miêu tả trạng thái tâm lí nhân vật, trong đó bước đầu đã nhắc đến những biểu hiện tâm lí của tuổi mới lớn hay những phẩm chất của các nhân vật mới lớn nhưng bất toàn về nhân dạng
Trong quá trình khảo sát chúng tôi đặc biệt chú ý tới luận văn thạc
sỹ:“Xu hướng văn học tuổi mới lớn từ sau thời kỳ đổi mới” của tác giả
Nguyễn Thị Hà Mặc dù đây không phải là một công trình chuyên biệt nghiên cứu về tác giả và tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh nhưng ở đề tài, Nguyễn Thị Hà
đã bước đầu xây dựng những cơ sở lý luận cơ bản về văn học tuổi mới lớn ở Việt Nam Đồng thời, luận văn cũng đã đề cập đến Nguyễn Nhật Ánh và nhiều sáng tác cho tuổi mới lớn của ông như những minh chứng sát thực cho nhiệm vụ đề tài đặt ra Công trình nghiên cứu thực sự có ý nghĩa khi cho chúng tôi có một cái nhìn toàn diện về xu hướng văn học tuổi mới lớn từ sau thời kỳ đổi mới để phân tích nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh được sáng rõ, sâu sắc hơn
Từ các công trình nghiên cứu trên, đã cho thấy sự quan tâm của người đọc, người nghiên cứu với sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh Song qua khảo sát, thì hầu hết các đề tài đều đi sâu vào cảm hứng tuổi thơ hoặc nhân vật trẻ em
mà chưa có một công trình chuyên biệt nào đi khai thác nhân vật tuổi mới lớn – loại nhân vật xuất hiện nhiều trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh Tuy
Trang 12nhiên, những đề tài trên cũng góp phần không nhỏ cho chúng tôi trong quá trình triển khai, tổ chức vấn đề của đề tài
2.2 Những công trình đánh giá sáng tác Nguyễn Nhật Ánh về tuổi mới lớn
Nguyễn Nhật Ánh được xem như là nhà văn đi đầu và viết nhiều nhất cho tuổi mới lớn Với hơn hai mươi bộ truyện viết cho lứa tuổi này, nhà văn đã trở thành người bạn thân quý của các em Đã có rất nhiều những bài báo, tạp chí đề cập đến Nguyễn Nhật Ánh với vai trò là nhà văn của tuổi mới lớn
Đánh giá cao thành công của Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho tuổi mới
lớn, tác giả Thu Thủy đã đưa ra nhận xét trong bài viết Chặng đường 10 năm của Tủ sách văn học dành cho tuổi mới lớn như sau: “Thời gian đầu, chỉ có những nhà văn lớn tuổi tham gia viết sách cho lứa tuổi này như: Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Quang Sáng Về sau, các cây viết trẻ tham gia sôi nổi, từ những nhà văn đã có tên tuổi ở dòng văn học người lớn đến những cây bút học trò Viết thành công nhất những tác phẩm văn học dành cho tuổi mới lớn
là Nguyễn Nhật Ánh”( ) “Những trang viết của ông đã hoàn toàn chinh phục được những độc giả đang ở độ tuổi “dở dở, ương ương” Bởi lẽ, đọc tác phẩm nào của Nguyễn Nhật Ánh, độc giả cũng như thấy phản chiếu chính bản thân mình trong đó”[59]
Tác giả Lê Phương Liên với bài viết “Văn học cho “Tuổi mới lớn” hiện nay” đã đưa ra nhận định “Có lẽ một tác giả đầu tiên đã vượt lên cách viết cho thiếu nhi thông thường để đi vào đề tài “tuổi mới lớn”, đó là Nguyễn Nhật Ánh” [32]
Như vậy, trong hầu hết các bài viết đều đánh giá cao vai trò Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn viết cho tuổi mới lớn trên hai phương diện: Nhà văn viết đầu tiên và thành công nhất về đề tài tuổi mới lớn
Trong nhiều bài viết khác, các tác giả đã đề cập đến những quan điểm của Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho tuổi mới lớn Tác giả Khánh Linh có đặt
Trang 13tựa đề bài viết: “Nguyễn Nhật Ánh: Trong tôi luôn sống mãi tuổi 15” Ở đó,
tác giả đặc biệt chú ý đến động cơ đến với đề tài tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh Bài viết đã cho bạn đọc hiểu thêm về Nguyễn Nhật Ánh một nhà văn chân chính khi cầm bút viết cho tuổi mới lớn nhằm mục đích mỗi câu
chuyện là một bài học giáo dục nhẹ nhàng “Mình để một vùng trắng về hưởng thụ văn hóa, các em không có sách phù hợp lứa tuổi nên phải đọc mấy cái bậy bạ thôi Các nhà văn phải viết loại sách để đáp ứng được nguyện vọng của các em, đẩy lùi văn hóa độc hại ra khỏi nhà trường” [30] Còn Vũ Ân Thy trong bài “Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: Tôi viết như cậu học trò ” thì
đi sâu vào khẳng định tính chân thực, đồng điệu của tâm hồn Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho tuổi mới lớn Mặc dù đã rời xa “sân ga tuổi thơ” nhưng mỗi khi viết về lứa tuổi này thì ký ức một thời mộng mơ lại trở về trên trang viết nhà văn
Có thể nói, nếu ai quan tâm đến Nguyễn Nhật Ánh sẽ không bỏ qua
cuốn sách “Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ” do Lê
Minh Quốc biên soạn – NXB Kim đồng giới thiệu năm 2012 Cuốn sách là tập hợp khá đầy đủ thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh Đồng thời tập sách còn đưa đến nhiều bài viết dưới các góc nhìn khác nhau của đồng nghiệp, báo chí trong và ngoài nước về Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm của ông, đặc biệt là những sáng tác cho tuổi mới lớn
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ngày 16/9/2015, Trung tâm ngôn ngữ và Văn học – Nghệ thuật trẻ em (Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội) đã tổ chức hội thảo “Nguyễn Nhật Ánh – Hành trình chinh phục tuổi thơ” Với hơn 40 tham luận của các nhà nghiên cứu – phê
bình văn học, nhà văn, nhà giáo và các học sinh trên toàn quốc đã khẳng định Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn xuất sắc của Văn học thiếu nhi Việt Nam cuối thế kỉ XX và đầu thế kỷ XXI Cũng tại hội thảo này PGS.TS Văn Giá đã
Trang 14khẳng định “Nói Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn thiếu nhi e chừng cái danh xứng ấy trở nên chật chội với nhà văn này” Như vậy, Nguyễn Nhật Ánh
không chỉ thành công khi viết cho thiếu nhi mà còn là nhà văn chuyên viết nhiều, viết hay về tuổi mới lớn
Nhìn chung, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, nhiều bài viết của các tác giả đã khẳng định rất rõ đóng góp to lớn cũng như những thành công không thể phủ nhận của Nguyễn Nhật Ánh khi viết về đề tài tuổi mới lớn Nhưng hầu hết chưa có một bài viết nào đi sâu, làm rõ những đặc điểm nổi bật về nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
Do đó, trên cơ sở thành tựu và kinh nghiệm của những người đi trước,
sẽ là bài học quý báu để đề tài chúng tôi tập trung làm rõ nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh nhìn từ góc nhìn lí luận văn học
3 Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài “Nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh”
chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nào đó vào việc tìm hiểu, khám phá thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Đồng thời, qua đây thấy được tư tưởng, quan điểm, tài năng cũng như những đóng góp độc đáo của Nguyễn Nhật Ánh đối với nền văn học Việt Nam đương đại
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản về nhân vật
- Vận dụng những kiến thức lý luận trên vào việc tìm hiểu nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đi vào khảo sát những tập truyện dài
viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh như: Mắt biếc, Trại hoa vàng, Cô
Trang 15gái đến từ hôm qua, Hoa hồng xứ khác, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Đi qua hoa cúc, Những chàng trai xấu tính, Bồ câu không đưa thư, Hạ đỏ
Ngoài ra, chúng tôi khảo sát thêm những sáng tác về tuổi mới lớn của các tác giả khác nhằm làm nổi bật rõ hơn những đặc sắc của Nguyễn Nhật Ánh khi
viết về lứa tuổi này
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tác phẩm
- Phương pháp liên ngành
7 Đóng góp mới của luận văn
- Đặt vấn đề nghiên cứu nhân vật tuổi mới lớn, luận văn muốn nghiên cứu một phương diện chưa được chú ý nhiều trong văn học Việt Nam
- Qua đó đánh giá được những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh với văn học Việt Nam hiện đại
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi được triển khai thành ba chương
Chương 1: Văn học tuổi mới lớn thời kì đổi mới và sự xuất hiện của
Trang 16Chương 1 VĂN HỌC TUỔI MỚI LỚN THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ SỰ XUẤT HIỆN
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
1.1 Khái quát về văn học tuổi mới lớn thời kì đổi mới
1.1.1 Quan niệm về tuổi mới lớn và đặc điểm tâm lý lứa tuổi
1.1.1.1.Quan niệm về tuổi mới lớn
Theo tâm lí học lứa tuổi: Tuổi mới lớn là giai đoạn phát triển chuyển tiếp từ lứa tuổi thơ ấu đến tuổi trưởng thành (người lớn) [15] Hay nói cách
khác, đó chính là lứa tuổi mà giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì (giới hạn thứ nhất) và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn (giới hạn thứ hai) Thuật ngữ tuổi mới lớn ám chỉ nhiều hơn đến các đặc điểm tâm – sinh lý, tâm
lý – xã hội và nhân cách của thanh thiếu niên, bao gồm cả nam và nữ Về mặt sinh lý, tuổi mới lớn là giai đoạn đang lớn, dậy thì có sự trưởng thành về mặt tính dục Về mặt tâm lý xã hội lứa tuổi, tuổi mới lớn có những biến đổi nội tâm phức tạp, muốn tự khẳng định mình
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: “Tuổi mới lớn nằm trong độ tuổi từ 10 – 19 tuổi” [4] Còn định nghĩa của một số nước khác là: “Từ 13 – 20 tuổi hoặc 15 – 24 tuổi” [4] Các nhà nghiên cứu tâm lí học lứa tuổi thì đồng
nhất phân chia lứa tuổi trên thành ba giai đoạn cụ thể: Giai đoạn thứ nhất, tương đương với tuổi thiếu niên, nam từ 12 – 14 tuổi, nữ từ 11 - 12 tuổi Giai đoạn này ngoài những biến đổi về sinh học còn có những biến đổi đặc trưng về tâm lý Giai đoạn thứ hai, tương đương với tuổi thiếu niên, nam từ 15 - 17 tuổi,
nữ từ 13 -16 tuổi Đây là giai đoạn đa số các em đang theo học trong các trường phổ thông trung học Giai đoạn thứ ba, tương đương với lứa tuổi đầu thanh niên, nam từ 18 - 19 tuổi, nữ từ 17 – 19 tuổi Có thể xem như là giai đoạn dậy thì, các em đã trở nên giống người lớn hơn về nhiều phương diện
Trang 17Theo tâm lí học Macxit thì cho rằng: “Cần nghiên cứu tuổi mới lớn một cách phức hợp Phải kết hợp quan điểm tâm lí học xã hội với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển” [15] Đó là một vấn đề phức tạp
và khó khăn, vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm, sinh lý cũng trùng hợp với các thời hạn trưởng thành về mặt xã hội
B.D.Annanhiev đã viết “Sự bắt đầu trưởng thành của con người như là một
cá thể (sự trưởng thành về thể chất), một nhân cách (sự trưởng thành công dân), một chủ thể nhận thức (sự trưởng thành trí tuệ) và một chủ thể lao động (năng lực lao động) là không trùng hợp nhau về thời gian” [15] Gia tốc phát
triển của trẻ ngày càng lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng sớm hơn So với hai,
ba thế hệ trước, tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn hai năm Các nhà sinh lí học phân chia quá trình này thành ba giai đoạn, trước dậy thì, dậy thì
và sau dậy thì Tâm lí lứa tuổi lại thường gắn tuổi thiếu niên với hai giai đoạn đầu, tuổi thanh niên bắt đầu cùng với giai đoạn thứ ba Cũng do gia tốc phát triển mà các giới hạn của tuổi thanh niên được hạ thấp Ngày nay tuổi thiếu niên được kết thúc ở 14 -15 tuổi Tương ứng như vậy tuổi thanh niên cũng được bắt đầu sớm hơn…Nhưng nội dung cụ thể của thời kỳ phát triển được quyết định không đơn giản chỉ bởi tuổi, mà trước hết là những điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội, khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
mà họ nắm được, một loạt các nhân tố khác phụ thuộc vào những điều kiện xã hội đó) Hiện nay, hoạt động lao động và hoạt động xã hội ngày càng phức tạp Do đó thời kỳ chuẩn bị đã được kéo dài thì sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm.Vì vậy mà có sự kéo dài của thời kỳ tuổi thanh niên và tính xác định của các giới hạn lứa tuổi Tuổi thanh niên trong khoảng
từ 14,15 đến 25 tuổi, được chia làm hai thời kỳ: từ 14,15 đến 17,18 gọi là giai đoạn đầu thanh niên (tuổi thanh niên mới lớn, tuổi thanh xuân, tuổi thanh niên học sinh) Từ 19 tuổi đến 25 tuổi là giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên
Trang 18Như vậy, có thể thấy mọi sự phân chia đều có tính tương đối Trong
bài viết “Văn học tuổi mới lớn có thể “chung chiếu” văn học thiếu nhi” tác
giả Hà Anh đã đưa ra quan điểm của mình về việc xác định lứa tuổi mới lớn
như sau: “Một số ý kiến cho rằng, tuổi mới lớn bắt đầu từ 11-17 tuổi, ý kiến khác lại thu hẹp hơn từ 13 -17 tuổi với lý do từ 18 tuổi đã là thanh niên và mỗi người phải chịu trách nhiệm bản thân trước cộng đồng và xã hội Một số tác phẩm nghệ thuật như phim ảnh, văn học… cũng có những khuyến cáo rõ ràng khi cấm người dưới 18 tuổi hoặc chỉ dành riêng cho người trên 18 tuổi Nhà văn Lê Phương Liên đưa ra quan điểm về lứa tuổi từ 13 - 19 tuổi, tức là cao hơn 2 tuổi so với ý kiến của số đông Trao đổi lại vấn đề này, nhà văn cho biết, đúng là chúng ta quy định tuổi thanh niên 18, nhưng mọi thứ về tâm sinh
lý vẫn chưa ổn định thực sự Việc cho rằng, tuổi mới lớn từ 13-19 không phải
là sự kéo dài của tuổi mới lớn Còn tùy thuộc vào môi trường sống của lứa tuổi này, giữa nông thôn, thành thị, các vùng miền phát triển và kém phát triển cũng khác nhau Giới hạn là 19 tuổi nhưng chúng ta không nên hiểu đó
là một giới hạn “cứng”, nó cũng chỉ mang tính tương đối Do đó, việc giới hạn tuổi bắt đầu từ 11,13 cho đến 17 hay 19 là sự co giãn cần thiết để phù hợp với thực tế của mỗi cá nhân và môi trường sống Chúng ta nên hiểu khung tuổi đó chỉ là một cách nói mang tính tương đối” [3] Vậy có thể thấy,
ở bất kỳ trường hợp nào bản thân tuổi tác cũng chỉ là một chỉ báo nghèo nàn
về sự chín muồi và sự trưởng thành dựa trên sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, xã hội, văn hóa và tâm lý Trong thực tế sự trưởng thành xảy ra với tốc
độ khác nhau, do có sự khác biệt rất lớn giữa các nền văn hóa và giữa bản thân các cá nhân Song qua các quá trình nghiên cứu những quan niệm về tuổi mới lớn nói trên, chúng tôi tán thành quan điểm và xác định lứa tuổi mới lớn là độ tuổi khoảng từ 13 – 18 Bởi chúng tôi xét thấy đây là ngưỡng lứa tuổi phù hợp với những đặc điểm của tuổi mới lớn Tuổi 13 là giới hạn kết
Trang 19thúc của lứa tuổi thiếu niên để bước sang tuổi thanh niên Lúc này các em chuẩn bị tuổi gia nhập vào Đoàn Thanh niên cộng sản vì các em đã có khả năng độc lập hơn, trách nhiệm hơn Còn sau 18 tuổi là ngưỡng quy định giai đoạn phát triển thứ hai của tuổi thanh niên Ở thời điểm này các em đã phải chịu trách nhiệm bản thân trước cộng đồng và xã hội, các em có quyền bầu
cử, có chứng minh thư, có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động và sau ngưỡng
18 tuổi có thể coi là một người trưởng thành Chính vì thế, khi giới hạn lứa tuổi mới lớn là các em khoảng từ 13 đến 18 tuổi, sẽ thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình định hình những tác phẩm văn học viết cho tuổi mới lớn được phù hợp hơn
1.1.1.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi
Có thể xác định tuổi mới lớn là các em học sinh ở các khối lớp 8 đến lớp 12 Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi đầu thanh niên Là lứa tuổi nằm giữa tuổi thơ và tuổi trưởng thành, vì vậy, mà sự phát triển tâm lý cũng mang bước chuyển tiếp giữa hai giai đoạn Trình độ phát triển tâm lý ở tuổi đã cao hơn ở giai đoạn tuổi thơ, nhưng chưa đủ độ chín để đảm bảo cho nhận thức và hành động như người trưởng thành Có những biến đổi đặc biệt rõ rệt diễn ra trong tâm lý của các em Đây là quãng đời diễn ra những biến cố rất “đặc biệt”, xuất hiện những “khủng hoảng”, xu hướng vươn lên làm người lớn Tâm lý của các em phong phú hơn và hợp với quy luật nhờ những ấn tượng mới và những cảm xúc mới Các em thường có tâm lý không ổn định, hay biến đổi và trái ngược nhau, dễ khiến các em mất cân bằng và có các biểu hiện cảm xúc buồn vui vô cớ, khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân chưa tốt Các em thường nhạy cảm quá mức, sự nhạy cảm quá mức này có thể đi đôi với sự lạnh lùng Tính rụt rè có thể tồn lại cùng với tính quá trớn, cố ý, hành vi có tính thách thức Ở các em thường bộc lộ tính hoài nghi và thái độ phê phán với mọi thứ
đã được thừa nhận, tỏ vẻ không chịu nổi với sự bảo hộ của cha mẹ Bởi lẽ các
Trang 20em ở tuổi này thường rất hăng hái, sôi nổi và khát khao được độc lập và muốn khẳng định bản thân Các em cảm nhận rất rõ mình không còn là trẻ con nữa, nguyện vọng được mọi người đối xử với mình như người lớn thực sự trở nên mạnh mẽ Một lời nói, hay hành động thể hiện sự không tôn trọng của người lớn sẽ khiến các em bị tổn thương, xúc phạm nặng nề Thực tế trong độ tuổi của mình, các em vẫn là những học sinh phụ thuộc vào cha mẹ: kỹ năng sống, cách ứng xử của các em vẫn mang nhiều dáng dấp trẻ con Vì thế, cha mẹ và những người thân trong gia đình vẫn đối xử với các em như những đứa trẻ Từ
đó, rất dễ nảy sinh những mâu thuẫn trong giao tiếp, ứng xử, cha mẹ luôn coi con mình là những đứa trẻ phải bao bọc che chở trong khi các con lại thấy mình cần phải độc lập, phải hành động theo ý của mình, cần được mọi người tôn trọng Sự mâu thuẫn trên đôi khi gây ra những đụng độ, xung đột trong gia đình Khi có mọi chuyện buồn vui, các em có xu hướng tìm đến tình bạn
và coi tình bạn là quan trọng nhất trong mối quan hệ của con người Các em
đã có một tình bạn bền vững và sâu sắc hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu “dốc bầu tâm sự” để chia sẻ những rung cảm mới xuất hiện ở bản thân Đặc biệt ở một
số em đã có thể bắt đầu xuất hiện những tình cảm thầm kín, niềm say mê lẫn nhau, có nhu cầu cao trong giao tiếp nam nữ Trong giao tiếp nam nữ, tình yêu đôi lứa có thể nảy nở, đấy là mối tình đầu Ở đó các em thực sự bị cuốn hút lẫn nhau và thường là do sự hấp dẫn của vẻ bề ngoài Đấy là kết quả sự phát triển tâm lý bình thường ở lứa tuổi này
Tuổi mới lớn là lứa tuổi có nhiều thay đổi dẫn đến những biến đổi sâu sắc về mặt tâm lý, nhân cách Có thể xem như là giai đoạn ẩn chứa nhiều vướng mắc về tâm lý, cũng như về nhận thức cuộc sống Chính vì vậy mà tuổi
mới lớn còn được gọi là tuổi tuổi choai choai, tuổi ẩm ương, tuổi chanh cốm, tuổi chíp hôi … Thế giới cảm xúc của các em rất phức tạp, luôn nhạy cảm và
rất dễ xao động Trước những đặc điểm tâm – sinh lý này đòi hỏi xã hội phải
Trang 21có thái độ khoa học trong các mối quan hệ với các em làm cho các biện pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao Để góp phần đưa lại nhận thức đúng đắn về lứa tuổi này, văn học nghệ thuật đã dành một góc riêng phản ánh đời sống, tâm tư tình cảm của các em Bộ phận văn học đó chính là văn học tuổi mới lớn, văn học tuổi teen
1.1.2 Quan niệm về văn học tuổi mới lớn
Thuật ngữ Văn học tuổi mới lớn được nhắc đến nhiều trong những năm
gần đây Song để tìm một định nghĩa chính xác về dòng văn học tuổi mới lớn thì qua khảo sát nghiên cứu chúng tôi cũng chưa tìm ra được một khái niệm
cụ thể nói về dòng sáng tác này Nhưng cũng giống như việc định hình lứa tuổi mới lớn chỉ mang tính tương đối, ước lượng thì văn học viết cho lứa tuổi mới lớn cũng đưa đến rất nhiều quan niệm và ý kiến khác nhau
Theo quan niệm trước đây, văn học tuổi mới lớn được xếp vào mảng văn học thiếu nhi, một bộ phận cấu thành của văn học thiếu nhi Tuy nhiên, khi nói về văn học thiếu nhi, đa số vẫn chỉ nhớ văn học dành cho thiếu niên,
nhi đồng mà quên mất văn học dành cho tuổi mới lớn.Trong giáo trình Văn học trẻ em của tác giả Lã Thị Bắc Lý thì những cảm xúc, rung động đầu đời
của tình yêu học trò xuất hiện trong các sáng tác của Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh… đều được coi là những sáng tác dành cho
thiếu nhi: “Viết cho lứa tuổi hoa học trò là mảng đề tài đặc biệt khởi sắc Thế giới nội tâm sâu kín cùng với những rung động đầu đời (tình yêu học trò) được các tác giả đề cập tới như là sự phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lí trẻ thơ Có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như Bây giờ bạn ở đâu và Cỏ may ngày xưa của Trần Thiên Hương; Hương sữa đầu mùa của Lê Cảnh Nhạc;
Có gì không mà tặng bông hồng của Hồ Việt Khuê và hàng loạt các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh Như: Còn chút gì để nhớ, Cô gái đến từ hôm qua, Thằng quỷ nhỏ, Phòng trọ ba người, Nữ sinh, Hoa hồng xứ khác, Hạ đỏ,
Trang 22Mắt biếc, Bàn có năm chỗ ngồi, Bong bóng lên trời (…) Có thể nói, văn học thiếu nhi Việt Nam mang rõ tính chuyên nghiệp hơn”[38]
Thế nhưng nếu xếp những sáng tác dành cho tuổi mới lớn vào văn học thiếu nhi thì thực sự chưa thỏa đáng Cây bút trẻ Văn Thành Lê từng có những sáng tác cho tuổi mới lớn đã thể hiện những băn khoăn của mình:
“Trước đây văn học thiếu nhi mặc định là những sáng tác dành cho thiếu niên, nhi đồng, rất rõ ràng, nghĩa là cho độ tuổi từ 14 trở xuống Văn học người lớn tất nhiên là dành cho đối tượng …người lớn Vậy nên trống ra một khoảng, những em tuổi mới lớn, hay nói vui là tuổi dậy thì (bây giờ các em dậy thì sớm hơn một chút), có độ tuổi từ 14 đến khi trưởng thành, không có mảng văn học cho lứa tuổi mình Các em ấy phải cố “cưa sừng làm nghé” thành thiếu nhi hoặc gắng gượng thành người lớn, theo cách của mỗi em, trong một khoảng thời gian dài, khi đến với văn học” [29] Quả thực, nếu xếp
văn học tuổi mới lớn vào văn học thiếu nhi thì gượng ép, thiếu nhi gì mà bối rối cảm xúc đầu đời, thư tình giấu trong cặp Nhưng xếp vào chiếu văn học cho người trưởng thành thì lại bị “quá sức” bởi những trang văn mong manh cảm xúc đầu đời trở thành kệch cỡm với người trưởng thành Trong một cuộc phỏng vấn, nhà thơ Cao Xuân Sơn, Trưởng ban biên tập Chi nhánh NXB Kim
Đồng phía Nam cho biết: “Ở nước ta, sách văn học tuổi mới lớn từ trước đến nay luôn trong trạng thái hụt hẫng Lứa tuổi 13 trở xuống đã có dày đặc sách thiếu nhi Từ 18 trở lên có sách cho người lớn Vậy độ tuổi từ 13 đến 17 đọc gì? Đây chính là độ tuổi cần sách nhất nhưng lại thiếu sách nhất, đặc biệt là sách văn học Tuổi này không còn phù hợp với bác gấu, bạn thỏ, chị chim nữa, nhưng cũng chưa quá già để nuốt trôi hết những tác phẩm dành cho người lớn” hay “Không hiểu vì lẽ gì mà chúng ta thường nghiêng về lứa tuổi mẫu giáo, nhi đồng và thiếu niên cỡ 13 trở xuống, còn bọn nhóc từ 14 đến 17 – những đứa trẻ vị thành niên, không muốn làm trẻ con nhưng cũng chưa
Trang 23được coi là người lớn – thì dường như luôn trong tình trạng bị “bỏ đói” phải
tự xào xáo lấy hoặc tự moi móc lấy những món ăn tinh thần từ khắp nơi một cách rất vô lý, rất khổ sở và rất mạo hiểm” [20]
Từ những quan niệm trên, đặt ra câu hỏi cho chúng ta Vậy thì việc để văn học tuổi mới lớn “chung chiếu” với văn học thiếu nhi có hợp lý không? bởi
lẽ, nhắc đến cụm từ “văn học thiếu nhi” là bạn đọc nghĩ ngay đến sự hồn nhiên, ngộ nghĩnh của những xứ sở thần tiên Trong khi đó văn học dành cho tuổi mới lớn ở một tầm mức cao hơn, phức tạp hơn đúng như tên gọi của nó Cần phải thấy rằng văn học tuổi mới lớn rất gần với văn học thiếu nhi nhưng chúng ta cũng cần phải định hình rõ lứa tuổi của từng mảng văn học này Văn học thiếu nhi là dành cho lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên Văn học tuổi mới lớn dành cho học sinh cấp hai, cấp ba … Đây là lứa tuổi chiếm gần phân nửa dân số nước ta Các em có đủ khao khát, nhu cầu thưởng ngoạn văn chương, đáp ứng những băn khoăn, suy tư, trăn trở của các em về gia đình, nhà trường và xã hội Tình bạn, tình yêu cùng với cả giới tính…Cả một thế giới đa dạng, phức tạp và phong phú, cần phải được đưa vào trang sách dưới dạng tác phẩm văn học Vậy, phải chăng nên xem văn học tuổi mới lớn như một mảng văn học riêng, đứng độc lập với mảng văn học thiếu nhi trong dòng văn học Việt Nam
Sở dĩ chúng ta nên nhìn nhận Văn học tuổi mới lớn là một mảng văn học độc lập với văn học thiếu nhi là bởi lẽ, văn học tuổi mới lớn có những đặc trưng rất riêng của nó
Thứ nhất, văn học tuổi mới lớn có đối tượng phản ánh khu biệt, đó là những tác phẩm văn học được sáng tác dành riêng cho tuổi mới lớn, lứa tuổi khoảng từ 13 đến 18 tuổi Vấn đề cần làm rõ ở đây là: văn học tuổi mới lớn có nội dung viết xoay quanh thế giới cuộc sống của lứa tuổi thanh thiếu niên chứ không phải tác phẩm giới hạn hoặc xác định đối tượng tiếp nhận chỉ ở một lứa tuổi nhất định nào đó Bởi sự tiếp nhận bạn đọc và tác phẩm là một quá trình
Trang 24hết sức tự nhiên và tự do Không có một quy định rõ ràng nào cho việc tác phẩm viết cho tuổi mới lớn thì trẻ em và người lớn không thể tìm đọc Nhưng một điều chúng ta phải thừa nhận văn học tuổi mới lớn có sức hấp dẫn hơn
với số đông bạn đọc ở lứa tuổi mới lớn Vì “Thời nào cũng vậy, người đọc luôn đi tìm bóng dáng chính mình trong văn học” (Cao Xuân Sơn) Và như đã
nói ở trên, mỗi một độ tuổi sẽ có một đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức khác nhau Với bạn đọc tuổi mới lớn đó là những khao khát được thỏa mãn việc đọc những trang viết đi sâu vào tâm tư tình cảm, khơi động những băn khoăn trăn trở của một lứa tuổi đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời Các em đã tìm thấy đời sống tâm hồn mình trong văn học tuổi mới lớn Chính sức hấp dẫn ấy đã tạo ra một lớp công chúng đông đảo đang ở độ tuổi
chanh cốm tìm đến các tác phẩm văn học này
Thứ hai, Văn học tuổi mới lớn có nội dung phản ánh riêng Xuất phát
từ đối tượng phản ánh là lứa tuổi thanh thiếu niên khoảng từ 13 đến 18 tuổi Lứa tuổi nửa trẻ con, nửa người lớn với đầy những diễn biến tâm lý phức tạp, nhạy cảm, giai đoạn có nhiều bước ngoặt trong cuộc đời Tất cả những vấn đề phức tạp của lứa tuổi đã được văn học tuổi mới lớn phản ánh chân thực trong các sáng tác Chúng ta có thể bắt gặp ở đó những tình bạn đẹp và mong manh đến nao lòng Những câu chuyện hồn nhiên, dí dỏm mà cảm động Những tâm tình, khát vọng của lứa tuổi trăng tròn… Hay như tác giả Trần Đức Ngôn
và Dương Thu Hương từng nhận định “Những tác phẩm viết cho lứa tuổi mới lớn với những biểu hiện tâm lý phức tạp, đặt các em trong các mối tương quan với hoàn cảnh với cuộc sống buộc phải tự lựa chọn và giải quyết (…) Viết cho lứa tuổi học trò là mảng đề tài đặc biệt khởi sắc Thế giới nội tâm sâu kín cùng với những rung động đầu đời (tình yêu học trò) được tác giả đề cập tới như là sự phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lý trẻ thơ.(…) Đây là loại sách gây được nhiều hứng thú và tạo nhiều tranh cãi cho độc giả, và nó
Trang 25cũng đáp ứng phần nào việc miêu tả những khát vọng và niềm tự tin của lớp trẻ từ thời đại mới” [44] Như vậy, có thể nói tất cả những vấn đề phức tạp
của lứa tuổi này đều trở thành nguồn đề tài cho văn học tuổi mới lớn Và khi tác phẩm văn học dung nạp trong nó những nội dung như đã nêu, tác phẩm đó
có thể xếp vào văn học tuổi mới lớn
Dựa vào những kết luận trên về đặc trưng riêng của văn học tuổi mới lớn so với văn học thiếu nhi, chúng tôi đề xuất quan điểm nên coi văn học tuổi mới lớn là một mảng văn học độc lập đang trên đà phát triển và được chú trọng ở nước ta hiện nay
1.1.3 Sự phát triển của văn học tuổi mới lớn thời kỳ đổi mới
Năm 1986, với công cuộc đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực, trong đó văn học nghệ thuật đặc biệt được coi trọng Văn kiện Đại hội Đảng VI đã khẳng
định: “Đời sống văn học đang có những chuyển biến mới mang nhiều hứa hẹn và đồng thời cũng đang nảy lên những vấn đề mới”, “nhìn tổng quát đã
có những bước phát triển đáng mừng”, “sáng tác văn học trở nên năng động, hấp dẫn, tạo nên một bầu không khí sôi động thu hút được sự quan tâm rộng rãi của xã hội” Trong bối cảnh đó đã mở ra cơ hội cho những sáng tạo, cách
tân, thử nghiệm Chính trong bầu không khí tự do này, văn học tuổi mới lớn
đã phát triển thành một xu hướng văn học
Những năm 90, văn học tuổi mới lớn thật sự bùng nổ, lan nhanh và sâu rộng cả hai miền khi những tờ báo sáng tác dành cho tuổi mới lớn ra đời
Nhiều bút nhóm được thành lập như: Hương đầu mùa của báo Hoa học trò, Vòm me xanh của báo Mực tím, Gia đình áo trắng của tuyển tập thơ văn Áo
trắng Ngoài ra còn các bút nhóm ở nhiều tỉnh thành khác, các tuyển tập thơ
văn khác như Tuổi hồng, Nữ sinh… Lúc này, ngoài các nhà văn - những cây
bút thế hệ trước viết cho tuổi mới lớn, bắt đầu hình thành một lực lượng đáng
kể lứa tuổi mới lớn viết cho chính mình Từ đây xuất hiện hàng loạt những
Trang 26cây bút giờ đã trở thành nhà văn, nhà báo, nhà thơ tên tuổi như: Dương Bình Nguyên, Bình Nguyên Trang, Đàm Huy Đông, Đặng Thiều Quang, Phan Hồn Nhiên, Vũ Đình Giang, Trang Hạ, Dương Thụy, Nguyễn Vĩnh Tiến, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Danh Lam, Hoàng Anh Tú, Lê Thiếu Nhơn, Phong Điệp, Đinh Thu Hiền, Ngô Thị Giáng Uyên, Gia Bảo, Nguyễn Khắc Cường, Hải Miên, Nguyễn Thị Việt Nga, Nguyễn Lãm Thắng, Huỳnh Thúy Kiều… cùng rất nhiều tác giả khác mà bây giờ vì những lí do khác nhau, đã không đi theo con đường chữ nghĩa nữa
Nhưng sự phát triển của văn học tuổi mới lớn không kéo dài được lâu Ước chừng trên dưới một thập niên Những bút nhóm dần tan rã Những trang thơ giảm dần và mất Nhận thấy một lượng lớn độc giả lửng lơ giữa người lớn
và trẻ em chưa được quan tâm đúng mức Nhà thơ Cao Xuân Sơn đã nói lên
nỗi băn khoăn của mình: “Ở nước ta, sách văn học cho tuổi mới lớn luôn trong trạng thái hụt hẫng Đây chính là độ tuổi cần sách nhất nhưng lại thiếu sách nhất, đặc biệt là sách văn học” [33] Nỗi lòng của nhà thơ cũng chính là
thực trạng văn học tuổi mới lớn ở Việt Nam
Năm 2002, xuất phát từ mong muốn bù đắp phần nào sự thiếu hụt sách viết cho tuổi mới lớn Nhà xuất bản Kim Đồng đã thành lập Tủ sách văn học Tuổi mới lớn Ngay từ khi ra đời tủ sách Tuổi mới lớn đã phát triển ngày càng lớn mạnh, dần trở thành một thương hiệu, tạo nên một kênh văn học cho bạn trẻ trong nước Sự phát triển lớn mạnh đó đã được nhà thơ Cao Xuân Sơn, trưởng ban biên tập Chi nhánh Nhà xuất bản Kim Đồng, phía Nam chia sẻ
“Năm 2002, năm thử nghiệm đầu tiên, 2 tuần Nhà xuất bản mới phát hành một tập sách Đến năm 2003 tăng 1 tuần một tập Giữa 2004, 1 tuần 2 tập và lịch phát hành ổn định cho đến nay Trong vòng vài năm trở lại, đây là tủ sách văn học Việt Nam duy nhất phát hành định kỳ và in 100% những tác phẩm mới dành cho bạn đọc độ tuổi 13 -17 Hàng tuần, mối đầu sách được
Trang 27phát hành từ 1.500 đến 2.000 bản và đều bán hết” [66] Quả thực, với hàng
ngàn bản in so với khoảng 5 triệu độc giả tuổi mới lớn trong nước thì chỉ như muối bỏ biển Thế mới thấy hết được sức hấp dẫn và thu hút mạnh mẽ của văn học tuổi mới lớn với thế giới tinh thần của tuổi hoa niên.Và không thể phủ nhận được văn học dành cho tuổi mới lớn như mảnh đất màu mỡ đang rất cần được những bàn tay cày xới, khai phá
Khi thành lập tủ sách Tuổi mới lớn, nhà xuất bản Kim Đồng đã kêu gọi
sự cộng tác từ những tác giả đã thành danh, lớn tuổi như Nguyễn Quang Sáng
(Nó và tôi), Đoàn Thạch Biền (Mùa hè khắc nghiệt), Đinh Tiến Luyện (Sân cỏ ước mơ), Hồ Thi Ca (Xin lỗi người dưng),Từ Kế Tường (Ngày vắng mưa thưa)…Thời gian về sau, lực lượng cây viết trẻ hùng hậu đã vào cuộc sôi nổi
Từ những nhà văn đã có tên tuổi ở dòng văn học người lớn như: Vũ Đình Giang, Liêm Trinh, Nguyễn Thị Việt Nga, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Châu Giang, Trần Nhã Thụy… đến những gương mặt trẻ đang ở tuổi sinh
viên như Huỳnh Tài (Khi người ta lớn), Đoàn Phương Huyền (Khoảng biếc),
Đỗ Thanh Vân (Chuyện của chúng mình), Đinh Thùy Hương (Mùa hoa gạo
đi qua), Võ Thu Hương (Bóng thuyền xa)… Tuy là những cây bút không
chuyên, nhưng nhiều tác giả trẻ tuổi đã nhận được những giải thưởng văn học như Nguyễn Thúy Loan, sinh năm 1976, đạt giải 3 cuộc thi truyện ngắn của
tạp chí Văn nghệ Quân đội, giải tư cuộc thi truyện ngắn Sáng tác văn học vì trẻ thơ; Phạm Thị Hồng Vân – sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đạt giải khuyến khích cuộc thi Chân dung tuổi mới lớn của Báo
Mực Tím; Nguyễn Thị Thanh Bình, sinh năm 1976, đã hai lần đoạt giải cuộc
thi Văn học thiếu nhi vì tương lai đất nước, giải khuyến khích cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ II Ngô Thị Hạnh sinh viên ngữ văn đạt giải thưởng cuộc thi Bút hồng Gần đây, trong cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên, học
sinh, sinh viên do Nhà xuất bản Giáo Dục và Hội nhà văn Việt Nam tổ chức
Trang 28cũng thu hút 1.800 tác giả tham gia dự thi, trong đó học sinh, sinh viên chiếm
tỉ lệ lên trên 45% Điều đó, đã tạo ra một nguồn dự trữ bản thảo dồi dào cho văn học tuổi mới lớn từ sự tham gia đông đảo của những cây bút cũ và mới Nhưng có lẽ viết thành công nhất những tác phẩm văn học dành cho tuổi mới lớn là Nguyễn Nhật Ánh Ông đã có hàng loạt tác phẩm viết cho tuổi mới lớn
rất được yêu thích như: “Cô gái đến từ hôm qua”, “Nữ sinh”, “Thằng quỷ nhỏ”, “Hoa hồng xứ khác”, “Bồ câu không đưa thư”, “Trại hoa vàng”…
những trang viết của ông đã hoàn toàn chinh phục được những độc giả đang ở
độ tuổi “dở dở”, “ương ương” Bởi lẽ, đọc tác phẩm nào của Nguyễn Nhật Ánh, độc giả cũng như thấy phản chiếu chính bản thân mình trong đó
Tủ sách Văn học tuổi mới lớn ra đời đã đáp ứng được nhu cầu về việc thổ lộ tâm tư, tình cảm của tuổi mới lớn Các trang viết đã đi sâu vào nội tâm, thể hiện những băn khoăn trăn trở của tấm lòng trẻ, mà mỗi sáng tác đều giống như một bản đàn với những cung bậc cảm xúc khác nhau Tác giả Lê
Phương Liên đã từng nhận xét: “Các tác giả trẻ hiện nay có thể đã được giải phóng ra khỏi sự kìm nén trong việc thể hiện nội tâm, họ đã trải rộng tâm hồn trên trang giấy để miêu tả những nỗi lòng vân vi, những tình cảm e ấp, những khắc khoải đợi chờ, những rung động tinh tế được gửi vào nắng miền Tây, vào mưa Sài Gòn, vào mây Đà Lạt, vào gió Cao Nguyên, vào tiếng sóng biển dội vào bờ Mũi Né… Rồi tiếng dòng sông Vàm cỏ Đông, Vàm cỏ Tây nào đang động cựa làm chuyển cả giấc mơ đầu tiên của một đêm thiếu nữ” [32]
Có thể nói rằng nhiều tác phẩm của Tủ sách Tuổi mới lớn đã phản ánh được sinh động những vấn đề nổi bật của hiện thực nóng bỏng hiện nay như: đời sống của học sinh đô thị và cả du học sinh ở nước ngoài thể hiện trong các
sáng tác “Người mưa”; “Xúc cảm nguy hiểm” (Nguyên Hương); Tình cảm
băn khoăn của học trò miền núi dân tộc ít người trước làn sóng “văn hóa đô
thị” xô đẩy trong “Hạt cát nhỏ nhoi” (Nguyễn Thúy Loan) Song có thể nhận
Trang 29thấy đa số những cuốn sách viết về Tuổi mới lớn là nghiêng về miêu tả tình cảm “mới lớn” với thoáng chút tình yêu học trò mơ màng có phần bàng bạc, thoáng qua Chính điều đó đã tạo ra sức thu hút, hấp dẫn của các sáng tác văn học tuổi mới lớn với độc giả tuổi hoa niên Đồng thời nó cũng tạo ra một hiệu ứng đọc sách dành cho lứa tuổi chính mình của các em Các tác phẩm của Tủ sách tuổi mới lớn thực sự trở nên có ý nghĩa khi góp phần duy trì được ngọn lửa văn học tuổi mới lớn không bị tàn lụi
Từ năm 2009, Tủ sách Tuổi mới lớn đổi thành Tủ sách Teen Sở dĩ, như vậy là bởi lẽ theo quan niệm chung thì “tuổi teen” – Thuật ngữ tiếng Anh này là để chỉ lứa tuổi mới lớn với nhiều những biến chuyển tâm sinh lý phức tạp Đó là lớp tuổi khoảng từ 13 đến 19 tuổi Song tiếng Việt lại không có từ
nào định danh, chuyên chỉ lớp tuổi này Có chăng là các tên gọi như “tuổi hồng”, “tuổi mực tím”, “tuổi học trò”, “tuổi hoa phượng” lại mang tính chất
chung chung, thiên về tính văn chương, lãng mạn Vì vậy, Nhà xuất bản Kim Đồng đổi tên Tuổi mới lớn đổi thành Tủ sách Teen là một cách gọi hợp lý nhằm giúp người nghe, người sử dụng ngầm tự hiểu rằng đó là tủ sách văn học dành cho bạn đọc thanh thiếu niên tuổi từ 13 đến 19 tuổi Và có thể thấy thuật ngữ này đã được độc giả chấp nhận rộng rãi và phổ biến bởi ý nghĩa khái quát, ngắn gọn, thuận tiện, hợp với giới trẻ thời cuộc mà nó mang lại Chính vì vậy, ngay khi đổi tên Tủ sách Teen đã cho phát hành cuốn đầu tiên
có tên “Ba trong một” của Bùi Chí Vinh Hiện Tủ sách Teen bao gồm Teen
văn học, Teen cẩm nang sống, Teen giải trí Văn học Teen đã ghi điểm được trong lòng bạn đọc trẻ, người viết trẻ và đã phần nào lấp chỗ trống cho sự thiếu hụt mảng sách dành cho tuổi mới lớn Góp phần khích lệ các em đọc nhiều hơn, đồng thời tạo ra một sân chơi cho các cây bút thỏa sức sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật
Trang 30Với sự phong phú về số lượng tác giả, tác phẩm, Văn học tuổi mới lớn thời kỳ đổi mới đang ngày phát triển mạnh mẽ, khẳng định được vị thế của mình, dần trở thành một mảng văn học độc lập với văn học thiếu nhi và được
cả xã hội quan tâm Xứng đáng là món ăn tinh thần không thể thiếu với độc giả tuổi mới lớn – thế hệ độc giả với đầy những biến chuyển tâm lí phức tạp của những người trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa tạm biệt tuổi thiếu nhi để dần trở thành người lớn Cái lứa tuổi rất cần đến những cuốn sách văn học vừa bổ ích, vừa lí thú, hấp dẫn để giáo dục các em biết yêu quý, trân trọng những gì tốt đẹp xung quanh mình và biết sống lành mạnh Điều đó chúng ta tin rằng văn học tuổi mới lớn đã và đang làm được đúng với vai trò và sự kì vọng của mọi người
1.2 Sự xuất hiện của Nguyễn Nhật Ánh
1.2.1 Con người và sự nghiệp
1.2.1.1 Trái tim giàu nhiệt huyết
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955, quê ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Quê hương đất Quảng là niềm tự hào của tác giả Miền quê dân dã này cứ liên tục được nhắc đi nhắc lại trong từng câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh Tuy sống ở Sài Gòn nhưng tuổi thơ gắn với gia đình, làng xóm quê hương đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn mà mỗi khi tưởng nhớ lại Nguyễn Nhật Ánh lại thấy bồi hồi, bồn chồn và trào lên nỗi nhớ khắc khoải, tha thiết Nguyễn Nhật Ánh đã từng bật mí về ba chất liệu để viết đó là: kí ức, sự quan sát xung quanh và tưởng tượng Trong đó kí ức về miền quê có bờ biển dài, cát trắng mênh mông chỉ có xương rồng và phi lao với thời tiết khắc nghiệt đã trở thành chất xúc tác, nguồn cảm hứng vô tận cho những sáng tác của nhà văn Ông cũng chia sẻ những sáng tác viết về tuổi mới lớn, tuổi hoa niên của ông hầu hết lấy bối cảnh từ chính miền quê Quảng Nam
yêu dấu của mình: “Tôi viết về Bình Quế trong Mắt biếc, Bình Tú trong Đi
Trang 31qua hoa cúc, Bình Trung trong Hạ Đỏ và… Tam Kỳ trong Hoa hồng xứ khác” Quả thực, miền quê yêu dấu này đã trở thành nỗi nhớ thường trực và
da diết trong lòng nhà văn, và chính ông đã tâm sự rằng “Tôi xa quê hương, gia đình từ rất sớm, do đó nỗi nhớ xứ sở trong tôi bao giờ cũng nguyên vẹn và rực rỡ Như một người đánh mất tuổi thơ sớm nên khi cầm bút viết về tuổi mới lớn là biết bao kỉ niệm ùa về, xúc cảm cứ tràn vào trang viết” Và đây nữa: “Tuổi thơ đối với tôi là cả một thế giới đầy ám ảnh Tôi luôn luôn bắt gặp mình thổn thức khi nhớ về những ngày thơ ấu Ấy là khi tôi nhận ra mình
đã ở quá xa sân ga tuổi nhỏ Và tôi viết những cuốn sách để kéo chúng lại gần” [47] Phải chăng vùng đất Quảng Nam đã trở thành miền kí ức của tình
yêu và nỗi nhớ trong lòng Nguyễn Nhật Ánh, để rồi nhà văn đã nâng niu, trân trọng những kỉ niệm đó trong những sáng tác của mình
Thời tiểu học, Nguyễn Nhật Ánh học ở trường Tiểu La, Trần Cao Văn
và Phan Chu Trinh Nhớ lại thuở nhỏ ông kể lại: “Lên lớp 5, khi đó sách rất hiếm hoi và tôi may mắn được đọc các tác phẩm kinh điển như Không gia đình – Sans Famille và Những người khốn khổ - Victor Hugo Lúc đó tôi nghĩ nhà văn để viết ra những câu chuyện đó họ không phải người thật, họ là thần thánh [48] Và ước mơ trở thành nhà văn nhen nhóm trong Nguyễn Nhật Ánh
khi được đọc tác phẩm của những cây bút đại thụ Chính trong thời gian này tài năng văn chương của nhà văn sớm bộc lộ
Từ năm 1973, Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm Năm 1976 Nguyễn Nhật Ánh tốt nghiệp ra trường nhưng không xin được việc vì lúc đó ba ông là một viên chức của chế độ cũ đang đi học cải tạo Nguyễn Nhật Ánh ra nhập lực lượng Thanh niên xung phong Đó
là những năm tháng vô cùng khốn khó, gian truân nhưng cũng chính những ngày tháng ấy đã rèn luyện cho Nguyễn Nhật Ánh tinh thần vượt khó, có nghị lực và luôn yêu đời Phải chăng chính sự yêu mến cuộc đời ấy đã lấp lánh, tỏa
Trang 32sáng trong mỗi trang viết của ông Các tập thơ và những tập truyện dài đã nói lên điều này Và có lẽ cũng chính vì vậy, bạn đọc yêu thích Nguyễn Nhật Ánh, yêu thích sự hồn nhiên, trong sáng của những nhân vật nhỏ tuổi không
hề gợn lên một chút thù hằn, cay độc nào
Sau khi rời khỏi lực lượng Thanh niên xung phong, Nguyễn Nhật Ánh
về làm chủ nhiệm Câu lạc bộ thiếu nhi Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, rồi chuyển sang dạy học ở trường Bình Tây, cũng thuộc Quận 6 Với nhà văn, hoàn cảnh nào, môi trường nào cũng là chất liệu quý báu tạo nên cảm hứng sáng tác Những ngày tháng dạy học đã là cơ hội để Nguyễn Nhật Ánh tiếp xúc với môi trường sư phạm và thế giới học trò Cũng vì thế, mà thấp thoáng trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh là bóng dáng của một thầy giáo dạy văn và hình ảnh của những cô, cậu học trò mới lớn vừa đa sầu, đa cảm lại vừa tinh nghịch hồn nhiên
Từ năm 1986, Nguyễn Nhật Ánh chính thức sống bằng nghề viết báo, ông là phóng viên của tờ nhật báo Sài Gòn Giải Phóng Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn viết với số lượng nhiều và thành công những tác phẩm về thế giới
học trò Trong rất nhiều thư viết cho nhà văn, bạn đọc tuổi hoa chia sẻ: “Sao chú là người lớn mà lại hiểu về thế giới của bọn cháu đến thế!”, “Cứ nghĩ chú Ánh là cây bút đang ở tuổi như bọn cháu”… Vậy, điều gì đã khiến cho
Nguyễn Nhật Ánh viết được nhiều và viết được hay đến thế? Phải chăng bên cạnh tài năng trời phú thì sự thành công ấy có được còn là vì Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn có trách nhiệm và chuyên tâm với công việc viết văn Để
có vốn hiểu biết phong phú về tuổi học trò, Nguyễn Nhật Ánh đã đến những lớp học ban đêm dành cho các thiếu niên cơ nhỡ thất học Từng đêm nhà văn lân la trong lớp, mon men trò chuyện, đùa nghịch để hiểu các em nhiều hơn sau đó tái hiện sinh động trong các chuyện của mình Nguyễn Nhật Ánh cũng không ngần ngại ôm vở đi học lớp anh văn ban đêm và chỉ thôi học khi bị cô
Trang 33giáo phát hiện ra học trò là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Điều này lí giải vì sao,
dù đã qua lứa tuổi học trò nhưng những trang văn của tác giả vẫn gần gũi, thu hút được độc giả tuổi mới lớn, tuổi mực tím đến vậy Không chỉ dừng ở đây Nguyễn Nhật Ánh còn dày công sưu tầm các loại sách giáo khoa từ lớp một đến lớp mười hai về đọc để nắm sát chương trình phổ thông hiện nay Chính
vì thế, đã khiến hình ảnh những nhân vật tuổi học trò trong sáng tác Nguyễn Nhật Ánh khi phải thể hiện kinh nghiệm và bí quyết học tập của mình đều khiến số đông bạn đọc tuổi mới lớn nhận thấy những kiến thức học tập đó rất gần gũi với kiến thức mình đang được học ở trường phổ thông.Và đấy cũng là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn, thu hút của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh với tuổi học trò Bên cạnh đó để nắm bắt tâm tư, tình cảm của tuổi mới lớn ông cũng thường tâm tình, trò chuyện với chính con gái cũng như các bạn của con gái mình Nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh khi đọc thấy thấp thoáng hình bóng của chính cô con gái yêu quý của ông
Là một nhà văn ít ai biết rằng trước đó Nguyễn Nhật Ánh từng là cán
bộ đoàn năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động văn nghệ của các em thanh thiếu niên Gắn bó với phong trào thanh niên, với lực lượng trẻ trung đã giúp cho Nguyễn Nhật Ánh hiểu được tâm lý, đời sống tinh thần của thế hệ thanh niên, nuôi dưỡng cho tác giả một tâm hồn tươi trẻ, yêu đời Và đấy cũng là nét tính cách nổi bật của các nhân vật tuổi mới lớn trong các sáng tác của ông
Trong các bút danh của Nguyễn Nhật Ánh thì bạn đọc tuổi mới lớn có
lẽ nhớ và yêu quý bút danh Anh Bồ Câu của nhà văn nhất Nhờ cách nói chuyện có duyên, thông minh, hài hước và có lập luận sắc bén đầy sức thuyết phục mà vào năm 1990 báo Thanh niên đã mời Nguyễn Nhật Ánh phụ trách chuyên mục Vườn Hồng, dưới bút danh Anh Bồ Câu và nhà văn đã trở thành
“chuyên gia” gỡ rối tơ lòng cho bạn đọc ở độ tuổi “mắt biếc” Phải chăng cũng chính nhờ công việc trên mà nhà văn đã được trò chuyện và hiểu được
Trang 34những tâm tư nguyện vọng của tuổi mới lớn Để rồi từ đây những trang viết
về tuổi hoa niên trở nên sinh động và chân thực vô cùng
Có thể thấy, nhìn vào cuộc đời của Nguyễn Nhật Ánh thông qua các môi trường nghề nghiệp mà tác giả đã từng trải nghiệm như: là sinh viên, là Thanh niên xung phong, là nhà giáo, nhà văn, nhà báo, cán bộ đoàn, chuyên gia gỡ rối
tơ lòng… đã bồi đắp ở nhà văn một bản lĩnh sáng tạo được bạn đọc trẻ tuổi yêu
thích Tác giả cũng đã từng tâm sự “Trong tôi luôn có một đứa trẻ con” Vì thế
khi viết về thế giới học trò, về tuổi mới lớn là nhà văn đồng hành cùng nhân vật, chứ không phải đứng ngoài quan sát Chính sự “nhập cuộc” là một sự hóa thân tự nhiên và đẹp đẽ của nhà văn, để từ đó bạn đọc cảm nhận, đồng tình vì tác giả đã nói được suy nghĩ, đã gợi được cảm hứng thích thú nơi họ
Tóm lại, với tính cách, tâm hồn, trải nghiệm nghề nghiệp và nhiệt huyết của một nhà văn chân chính, chuyên tâm viết cho thiếu nhi, thiếu niên, Nguyễn Nhật Ánh xứng đáng là một tên tuổi để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc
1.2.1.2 Sức sáng tạo dồi dào
Với hơn 100 tác phẩm, trong đó một số tác phẩm được giải thưởng, được dịch sang tiếng nước ngoài, Nguyễn Nhật Ánh trở thành một nhà văn được nhiều thế hệ độc giả yêu thích Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu sự nghiệp của mình bằng thơ, năm 13 tuổi Nguyễn Nhật Ánh đã có bài thơ đầu tiên
Mặc dù khởi nghiệp bằng thơ nhưng Nguyễn Nhật Ánh được bạn đọc biết đến nhiều nhất là thông qua mảng văn xuôi viết về đề tài thanh thiếu niên Chính thể loại này đã tạo nên “thương hiệu” cho Nguyễn Nhật Ánh và ông đã trở thành người bạn tin cậy của thiếu nhi cả nước Cuốn truyện đầu tiên được
xuất bản là tập truyện ngắn Cú phạt đền ( NXB Kim Đồng, 1895), tập truyện dài Trước vòng chung kết ( NXB Măng Non, 1985) Năm 1987 lúc đó sách
văn học viết cho tuổi mới lớn đang là “vùng trắng” và đã xuất hiện, hiện
Trang 35tượng sách chép tay độc hại lưu hành trong nhà trường Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh – mà cơ quan trực tiếp là Nhà xuất bản Trẻ - có yêu cầu một số nhà văn tương đối còn trẻ lúc đó, độ tuổi chưa có khoảng cách nhiều với thế hệ mới lớn, viết về đề tài tuổi mới lớn để phục vụ cho đối tượng này nhằm đẩy lùi hiện tượng sách “đen” nói trên Hưởng ứng lời kêu gọi, Nguyễn
Nhật Ánh đã viết Còn chút gì để nhớ ( Báo Tuổi Hồng số 58 -1-1996) Cùng
thời điểm, nhiều nhà văn khác cũng đã thử sức nhưng học bỏ cuộc nửa chừng Nguyễn Nhật Ánh lại khác, nhà văn vẫn “một mình một ngựa” đến nay, vẫn rong ruổi trên hành trình đem lại cái Đẹp cho tuổi mới lớn
Nếu năm 1987, Nguyễn Nhật Ánh có ba đầu sách được in: hai tập
truyện ngắn Chuyện cổ tích dành cho người lớn, Trò chơi lãng mạn của tình yêu và truyện dài Bàn có năm chỗ ngồi thì đến năm 1989, cùng lúc tác giả có bốn đầu sách: Bí mật của một võ sĩ, các truyện dài Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối, Nữ sinh Với những liệt kê như vậy, bạn đọc có thể thấy được
khả năng sáng tạo phong phú của Nguyễn Nhật Ánh Một điều đáng chú ý là Tiến sĩ Maxim Syunnerberg - người biên soạn Từ điển Nga – Việt đề nghị
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho phép đưa tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua vào
giáo trình giảng dạy tiếng Việt tại đại học Moscow và tại tất cả các trường đại học khác ở Nga Cho đến nay cuốn sách giáo khoa này đã được xuất bản và lưu hành ở các trường đại học của Nga, phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên nước này
Cũng vào năm 1990, Nguyễn Nhật Ánh lại khiến mọi người sửng sốt
với một loạt truyện dài mới như: Thiên thần nhỏ của tôi, Phòng trọ ba người, Mắt biếc, Thằng quỷ nhỏ Trong đó phải kể đến tác phẩm Mắt biếc đã được
giáo sư Kato Sakae dịch sang tiếng Nhật, do NXB Terrainc phát hành năm
2004 Dịch giả này đã từng chia sẻ, bà tự tin khi cho rằng không chỉ lớp trẻ
mà cả độc giả trung niên Nhật cũng sẽ yêu thích tác phẩm này Vì Mắt biếc
Trang 36không chỉ tạo ra vấn đề xã hội mà không gian trong đó còn đậm đà một bản sắc dân tộc Hay nói cách khác thì đó là một không gian nông thôn ngàn đời nước Việt có thể “hớp hồn” bạn đọc nước ngoài Cũng bởi vậy mà nhà thơ
Nhật Bản Takatsuki Fumiko đã nói: “Giọng văn trong Mắt biếc rất hay và nhẹ nhàng Câu chuyện tình cảm trong sáng Sau khi đọc truyện này, tôi bỗng muốn đi Việt Nam”
Những năm sau đó, Nguyễn Nhật Ánh vẫn đều đặn cho ra mắt nhiều
tác phẩm khác như Hoa hồng xứ khác, Hạ đỏ, Bong bóng lên trời (1991); Bồ câu không đưa thư, Những chàng trai xấu tính (1993); Trại hoa vàng (1994);
Út Quyên và tôi, Đi qua hoa cúc, Buổi chiều Windows (1995)
Riêng trong bảy năm từ 1995 đến 2002, Nguyễn Nhật Ánh đã lập được
một “kỷ lục” đáng chú ý là hoàn thành bộ truyện liên hoàn 45 tập Kính vạn hoa (theo yêu cầu của bạn đọc, trong thời gian 2007 – 2010 nhà văn viết thêm
chín tập nữa để nâng số tập trong bộ truyện này lên con số 54) Đây có thể nói
là bộ truyện tạo được nhiều kỷ lục nhất: đó là bộ truyện có nhiều tập nhất (54 tập), có tổng số bản in nhiều nhất (hơn một triệu bản), tái bản nhanh nhất (chỉ chưa tới một năm sau), có nhiều nhân vật nhất (khoảng 200 nhân vật), được tác giả ký tặng nhiều nhất (trên 1.000 lần ký tặng tại chỗ)
Sau bộ truyện Kính vạn hoa, Nguyễn Nhật Ánh lại tiếp tục chinh phục
thế giới tuổi thơ ở những vấn đề mới mẻ, cuốn hút hơn Cùng một cảm hứng viết truyện cho thiếu nhi, nhà văn đã thử sức mình với một đề tài về thế giới phù thủy phong phú, hấp dẫn Đến năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh cho xuất
bản bộ truyện dài Chuyện xứ Lang Biang (4 tập) dày xấp xỉ 3.000 trang Phải
khẳng định rằng, bộ truyện đã hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc bởi nhà văn đã tạo ra trong bộ truyện hàng chuỗi bất ngờ, nhiều tuyến bất ngờ chồng chéo đan nhau làm cho người đọc thót tim, tạo cho độc giả cảm giác hồi hộp, căng thẳng nhưng vô cùng thích thú
Trang 37Tháng 4/2005, Nguyễn Nhật Ánh cho xuất bản cuốn tạp văn Người Quảng đi ăn mì Quảng Năm 2007, Tôi là Bêtô – bút kí của một chú cún của
Nguyễn Nhật Ánh đã được xuất bản Không dừng lại ở đây, năm 2008 tác
phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh một lần nữa lại
được độc giả báo Người Lao Động bình chọn là cuốn sách hay nhất năm, được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng giải thưởng văn học và được Hội xuất bản Việt Nam trao giải thưởng Sách hay và nhiều giải thường khác Sau
những giải thưởng lớn dành cho tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, năm
2010, tại Hội sách thành phố Hồ Chí Minh, truyện dài Đảo mộng mơ của
Nguyễn Nhật Ánh được ghi nhận là cuốn sách bán chạy nhất và trở thành cú hích quan trọng cho ngành xuất bản và phát hành sách – đặc biệt đối với các tác phẩm văn học trong nước
Sức sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh rất dồi dào Năm 2011, tác giả
công bố tác phẩm Lá nằm trong lá Câu chuyện kể về các bút nhóm học trò
nuôi giấc mộng văn chương, được lấy cảm hứng từ chính những câu chuyện thời học trò của Nguyễn Nhật Ánh và những bạn bè nhà văn Khi có người
hỏi “Đã lâu không tập trung vào mảng sáng tác dành cho tuổi mới lớn, liệu nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có thấy “gượng tay” khi viết “Lá nằm trong lá” ?” Nguyễn Nhật Ánh đã trả lời rằng: “Có lẽ trong tôi luôn luôn sống mãi tuổi
15 Mỗi lần tôi viết tác phẩm tuổi mới lớn cũng giống như một cậu bé học trò ngồi viết nhật ký đời mình vậy thôi, không có gì phải lên gân, gượng gạo cả.”
[30] Cũng bởi vậy, mà đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh bạn đọc thiếu niên thì phục lăn vì nhà văn “đi guốc” vào bụng họ, còn độc giả người lớn thì mỉm cười nhớ lại một thời thơ dại của mình
Tiếp nối mạch cảm xúc của Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho tuổi mới lớn
là truyện Ngồi khóc trên cây được ra mắt vào tháng 6/2013 Câu chuyện nói
về những cảm xúc trong trẻo của tình yêu tuổi mới lớn với mối tình đầu trong sáng, đong đầy những cảm xúc nhớ thương, đợi chờ khắc khoải
Trang 38Gần đây nhất, là tác phẩm Bảy bước tới mùa hè của Nguyễn Nhật Ánh
được công bố vào ngày 1/3/2015 tại phố sách Đinh Lễ, Hà Nội Câu chuyện tiếp tục hấp dẫn bạn đọc bởi lối văn kể chuyện hóm hỉnh, nhẹ nhàng của Nguyễn Nhật Ánh khi viết về mùa hè ngọt ngào, những trò chơi nghịch ngợm
và bâng khuâng tình mới lớn của tuổi hoa niên Bên cạnh đó, là kỷ niệm về tình thầy trò, bạn bè, làng xóm được tác giả thể hiện trong cái nhìn đầy nhẹ nhàng, bao dung, rộng lượng
Có thể nói, sở hữu gần 100 ấn phẩm đã xuất bản, Nguyễn Nhật Ánh là một trong những nhà văn best seller (có sách bán chạy nhất) của Việt Nam Hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều được công chúng đón nhận nồng nhiệt Phải chăng, chính họ là người quyết định các giải thưởng dành cho ông Đánh giá cao vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học nước
nhà, nhà thơ Lê Minh Quốc có viết “Với dòng văn học dành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn, hiện nay anh đang giữ một vị trí đặc biệt Khó có người thay thế Khi liệt kê tên tuổi và tác phẩm của một thế hệ nhà văn, hội đồng làm văn học sử có thể nhớ đến người này và quên béng người kia Có thể chọn người này bỏ sót người kia Nhưng với Nguyễn Nhật Ánh, người ta không thể dù cố tình hay vô tâm” [47]
Đã vào tuổi ngũ tuần, sức sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại Với tài năng và tấm lòng tâm huyết với nghề có thể sáng tác của nhà văn sẽ còn xuất bản những năm tiếp theo Và bạn đọc sẽ mãi đón chờ những tác phẩm mới đó như một sự khám phá, trải nghiệm cuộc sống qua từng trang văn Chính bởi vậy mà Nguyễn Nhật Ánh từng được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975 – 1995) Và nếu khảo sát thêm 20 năm nữa (1995 -2015) thì có lẽ Nguyễn Nhật Ánh vẫn sẽ là nhà văn được bạn đọc yêu thích nhất
Trang 391.2.2 Quan điểm sáng tác cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh
Trong những năm gần đây, bạn đọc có thể bắt gặp rất nhiều bài viết với
những cái tên như: Văn học tuổi mới lớn: Đất màu mỡ nhưng ít người cày (Minh Hoa); Sách văn học tuổi mới lớn bị… già (Hiền Hòa); Sách cho tuổi mới lớn: cầu đa dạng – cung cầm chừng (Lam Điền – Quỳnh Nguyễn); Tìm tác phẩm hay cho tuổi mới lớn (Lam Điền); Các nhà văn hãy quan tâm tới tuổi mới lớn (Đỗ Hương); Khô hạn văn học Việt cho tuổi mới lớn (Tiểu
Quyên)… Như vậy, có thể thấy mảng văn học viết cho tuổi mới lớn hiện nay còn chưa được đông đảo mọi người quan tâm đúng mức Những nhà văn chuyên nghiệp và cả những cây bút trẻ đã đưa ra nguyên nhân về việc còn khoảng trống văn học dành cho tuổi mới lớn là do: tuổi mới lớn là đối tượng độc giả rất khó chinh phục nếu như các em không tìm thấy chính mình trong tác phẩm đó Người viết cần phải thực sự hiểu thấu đáo những suy nghĩ, nắm bắt đúng tâm lí tuổi teen và những tác phẩm phải thực sự đúng chất teen Đó không phải là công việc dễ dàng cho những người viết - nhất là những người viết đã qua tuổi teen hay đã có tuổi Trong khi đó độc giả tuổi mới lớn ở nước
ta lại chiếm một số lượng rất lớn Bạn đọc ở tuổi này rất cần những món ăn tinh thần, những tác phẩm văn học Nhưng tuổi mới lớn luôn trong tình trạng hụt hẫng Bởi lẽ đây là lứa tuổi cần sách nhất nhưng lại thiếu sách nhất Đó là
“mảnh đất màu mỡ nhưng ít người cày” (Minh Hoa) Dường như có một thực
tế không phủ nhận được là các nhà văn còn chưa quan tâm đúng mức tới văn học dành cho tuổi mới lớn Độc giả tuổi mới lớn phải tự tìm kiếm món ăn tinh thần cho mình Và có một thời gian xuất hiện hiện tượng sách chép tay độc hại lưu hành trong nhà trường hay còn gọi là hiện tượng “sách đen” Trước thực trạng đó đã đặt ra những thách thức và gánh nặng cho người sáng tác
Rất nhiều nhà văn đã chắp bút và viết những tác phẩm dành cho tuổi hoa niên – nhất là sự ra đời của Tủ sách tuổi mới lớn do Nhà xuất bản Kim
Trang 40Đồng thành lập đã tạo ra một “sân chơi” cho các nhà văn Và trên hành trình sáng tác có người bỏ cuộc giữa chừng, lại có những cây bút thành danh Nhưng viết cho tuổi mới lớn người ta không thể không nhắc tới Nguyễn Nhật Ánh Có thể nói Nguyễn Nhật Ánh là tác giả dành nhiều tâm huyết sáng tác cho tuổi mới lớn, nhà văn đã viết nhiều, viết hay và thành công về lứa tuổi này Với hai mươi ba bộ truyện viết cho tuổi hoa niên và sức sáng tạo dồi dào còn hứa hẹn nhiều sáng tác khác, Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn hàng đầu Việt Nam viết cho tuổi mới lớn Đánh giá cao vai trò và sự xuất hiện của Nguyễn
Nhật Ánh – nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết: “Những năm 80, một hiện tượng
“đen” đang đe dọa làm bẩn những tâm hồn trong trẻo của lứa tuổi học trò: sách khiêu dâm chép tay như nạn dịch lây lan vào môi trường học đường Chống lại nó chỉ có thể là những sáng tác đủ mạnh, đủ hay, đủ sức thu hút, có cái cho thế hệ trẻ tìm đọc Hàng loạt tác phẩm dành cho tuổi học trò ký tên Nguyễn Nhật Ánh ra đời: Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Trại hoa vàng, Mắt biếc… Nguyễn Nhật Ánh không chỉ trở thành lá chắn cho tâm hồn học trò, anh còn mang lại cho văn học thanh thiếu niên một sinh khí mới, lãng mạn, dí dỏm, nghịch ngợm và lành mạnh” [60]
Với sức lao động kỳ diệu, khối lượng tác phẩm đã in của nhà văn nếu xếp thành một chồng thì đến nay đã cao xấp xỉ chiều cao 1mét 60 của tác giả Trong số hơn 100 ấn phẩm, cùng nhiều thể loại thì ở mảng truyện Nguyễn Nhật Ánh dành nhiều tâm huyết cho mảng đề tài viết về thiếu nhi và thanh thiếu niên Nhân vật thiếu nhi và thanh thiếu niên trong sáng tác của nhà văn được đề cập ở ba ngưỡng lứa tuổi Thứ nhất là lứa tuổi nhi đồng, mặc dù số lượng tác phẩm không nhiều nhưng đó là những câu chuyện dí dỏm, hài hước, sinh động về những bài học giáo dục trẻ thơ về lòng nhân ái, bao dung Ngưỡng lứa tuổi tiếp theo nhà văn tập trung viết cho các em học sinh khoảng
từ cấp hai trở xuống Đó là thế giới học đường thu nhỏ với mái trường, thầy