Trong sáng táccủa Nguyễn Nhật Ánh ta thấy có sự dung hợp hài hòa giữa tính nghệ thuật vàtính đại chúng; vừa tạo nên sức hấp dẫn vừa đem lại giá trị nghệ thuật.Với những lí do trên, chúng
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4 Phương pháp nghiên cứu 11
5 Đóng góp của luận văn 12
6 Cấu trúc luận văn 12
NỘI DUNG 13
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC ĐẶC TUYỂN, VĂN HỌC ĐẠI CHÚNG VÀ TRUYỆN NHẬT ÁNH 13
1.1 Vài nét về văn học đặc tuyển và văn học đại chúng 13
1.1.1 Giới thuyết khái niệm 13
1.1.2 Tính đặc tuyển và tính đại chúng trong đời sống văn học hiện nay 19
1.2 Nguyễn Nhật Ánh và hành trình sáng tác 22
1.2.1 Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh 22
1.2.2 Hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh 28
CHƯƠNG 2: TÍNH ĐẶC TUYỂN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 34
2.1 Những tình huống giáo dục hấp dẫn và những triết lí nhân sinh, thế sự sâu sắc 35
2.1.1 Xây dựng những tình huống giáo dục hấp dẫn 35
2.1.2 Những triết lí nhân sinh, thế sự sâu sắc 38
2.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật và tạo dựng cốt tuyện li kì, bất ngờ 42
2.2.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật 42
2.2.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện li kì, bất ngờ 52
Trang 22.3 Nghệ thuật trần thuật và sự đan cài, giao thoa thể loại 61
2.3.1 Nghệ thuật trần thuật 61
2.3.1.1 Điểm nhìn trần thuật 61
2.3.1.2 Không gian, thời gian nghệ thuật 64
2.3.1.3 Ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ 67
2.3.1.4 Đan xen nhiều giọng điệu 70
2.3.2 Sự đan xen, giao thoa thể loại 74
CHƯƠNG 3: TÍNH ĐẠI CHÚNG TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 81
3.1 Khai thác những đề tài hấp dẫn trẻ nhỏ 81
3.1.1 Những cuộc phiêu lưu kì thú 81
3.1.2 Những trò chơi con trẻ hấp dẫn 87
3.1.3 Những tình cảm trong trẻo, hồn nhiên của trẻ em 89
3.2 Xây dựng hình ảnh trẻ thơ hồn nhiên, vô tư của cuộc sống đời thường 93
3.2.1 Hồn nhiên trong suy nghĩ 93
3.2.2 Hồn nhiên trong lời nói 95
3.2.3 Hồn nhiên trong hành động 98
3.3 Cách kể chuyện hài hước, dí dỏm, linh hoạt 101
3.3.1 Cách kể hài hước, dí hỏm, đậm chất khẩu ngữ 101
3.3.2 Cách kể chuyện vừa “thông tấn tốc kí” vừa ung dung, chậm dãi 105
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn học thiếu nhi Việt Nam là một bộ phận của nền văn học dân tộc
Dù được hình thành và phát triển sau các bộ phận văn học khác nhưng có thểnói, văn học thiếu nhi đã có nhiều đóng góp quan trọng vào đời sống văn học
cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật Tuy nhiên, đây vẫn còn là “mảnh đấtrộng mà thưa người” Hơn nữa, hiện nay với sự phát triển vượt bậc của côngnghệ thông tin và chủ trương “toàn cầu hóa”, có sự giao lưu văn hóa giữa cácnước trên thế giới, văn học thiếu nhi Việt Nam không tránh khỏi được sự cạnhtranh gay gắt với văn học ngoại nhập Các bộ truyện tranh, truyện chữ đượcdịch và các tác phẩm điện ảnh dành cho thiếu nhi từ nước ngoài như Mĩ, Anh,Nhật,… đang tràn lan trong đời sống người dân Việt, tạo sức hút rất lớn từphía độc giả, khán giả nhỏ tuổi Điều đó đã tạo nên “sức ép” đối với nhữngnhà văn tâm huyết, hết lòng với thiếu nhi; phải làm sao để các em không mải
mê theo các tác phẩm dịch mà lãng quên văn học nước nhà Có nhiều cây bút
nỗ lực tìm tòi, đổi mới trong sáng tác dành cho thiếu nhi như Nguyễn NgọcThuần, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Cao Xuân Sơn, Nguyễn Thị Mai, Lê CảnhNhạc, Trần Thiên Hương,… Trong đó, Nguyễn Nhật Ánh được xem là mộtcây bút “ăn khách” và là “hiện tượng” độc đáo vào bậc nhất của văn học thiếunhi sau Đổi mới đến nay Ông được coi là một “chàng hiệp sĩ” của thế giớituổi thơ với sức sáng tạo mạnh mẽ, dồi dào Nguyễn Nhật Ánh đã đạt đượcnhiều kỉ lục về số trang, số quyển, số lần xuất bản, tái bản,…và nhiều giảithưởng văn học lớn- nhỏ trong nước cũng như quốc tế Các tác phẩm của ôngchinh phục được đông đảo độc giả từ thiếu nhi cho đến người lớn Mỗi truyệnnhư một “tấm vé” cho bạn đọc được trở về với tuổi thơ, với sân ga tuổi nhỏ đểmột lần nữa như được sống lại với tuổi thơ của chính mình Các em thiếu nhiđọc truyện Nguyễn Nhật Ánh như thấy được hình bóng mình trên từng trang
Trang 4sách Vì thế mà ông là một trong số ít tác giả được bạn đọc mong đợi và hếtsức yêu quý Như có duyên nợ với thiếu nhi, duyên nợ với nghề viết và tráchnhiệm cao với ngòi bút của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã không ngừng tìm tòi,đổi mới trên từng trang viết Ông có đóng góp không nhỏ góp phần đổi mớivăn học thiếu nhi hiện nay.
Tháng 9/2015, Trung tâm Ngôn ngữ và văn học - nghệ thuật trẻ emthuộc Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học về Nguyễn NhậtÁnh mang tên: “Nguyễn Nhật Ánh - Hành trình chinh phục tuổi thơ” Ở đó có
sự gặp gỡ, chia sẻ, thấu hiểu giữa “nhà văn và giới nghiên cứu, giữa nhữngngười làm xuất bản với bạn đọc, giữa những người làm công tác giáo dục với
những người làm công việc văn chương” Tháng 10/2015, bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” được chuyển thể từ truyện cùng tên của Nguyễn
Nhật Ánh được đồng loạt công chiếu ở các rạp trên cả nước Bộ phim đượcđông đảo khác giả đón nhận nồng nhiệt Chỉ hơn 1 tháng sau đó, tháng12/2015, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức buổi giaolưu, gặp gỡ với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Điều đó cho thấy tên tuổi NguyễnNhật Ánh đã tạo được “tiếng vang” trong văn chương nghệ thuật, là đối tượng
“nặng kí” của giới nghiên cứu, lí luận, phê bình hiện thời
Việc nghiên cứu văn học thiếu nhi đòi hỏi phải có sự công phu, chínhxác, khách quan, khoa học trên cơ sở tiếp nhận đa chiều về tác giả, tác phẩm,dựa vào bối cảnh lịch sử cũng như tâm lí lứa tuổi Cho nên dù đã có nhiềucông trình nghiên cứu về mảng văn học thiếu nhi nhưng hiện nay vẫn là
“mảnh đất rộng” cho cả người nghiên cứu và sáng tác
Văn học Việt Nam sau Đổi mới đặc biệt là trong những năm đầu thế kỉXXI này phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại và đã từng bước chuyênnghiệp Ở đó, tính đặc tuyển và tính đại chúng của văn học trở nên hài hòahơn; giúp tác phẩm vừa đáp ứng được yêu cầu thẩm mĩ cao của bộ phận độc
Trang 5giả đặc tuyển, vừa giúp văn học gần gũi với đại chúng độc giả Trong sáng táccủa Nguyễn Nhật Ánh ta thấy có sự dung hợp hài hòa giữa tính nghệ thuật vàtính đại chúng; vừa tạo nên sức hấp dẫn vừa đem lại giá trị nghệ thuật.
Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn Nguyễn Nhật Ánh làm đối
tượng nghiên cứu cho luận văn này với đề tài: Tính đặc tuyển và tính đại chúng trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.
Luận văn “Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú: sự dung hợp giữa văn học đặc tuyển và văn học đại chúng” của Tiết Tuấn Anh đã bước đầu tìm hiểu
những biểu hiện cụ thể của văn học đặc tuyển và văn học đại chúng ở tác giả
cụ thể: Nguyễn Đình Tú Qua nghiên cứu một hiện tượng cụ thể, tác giả luậnvăn đi đến kết luận: Nguyễn Đình Tú đổi mới trên nền tự sự truyền thống đãtìm thấy giải pháp ở sự dung hợp giữa văn học đặc tuyển và văn học đạichúng Giải pháp này khiến cho văn học đặc tuyển bớt đi tính cao siêu, xa vời,gắn bó với đời sống thế tục nhiều hơn, nới rộng phạm vi đề tài, đa dạng hóatiểu thuyết đương đại Với sự dung hợp này, Nguyễn Đình Tú đã tạo ra nhữngsản phẩm văn chương không hề rẻ tiền mà có tính thẩm mĩ, nhân văn cao,mang đến lợi ích thiết thực trong đời sống tinh thần của độc giả đương đại Ởluận văn này, tác giả luận văn đi vào khảo sát sâu những biểu hiện của vănhọc đặc tuyển, văn học đại chúng Biểu hiện của tính đặc tuyển được tác giảluận văn chỉ ra đó là trong tiểu thuyết, Nguyễn Đình Tú có sự tìm tòi, thể
Trang 6nghiệm ở các phương diện nghệ thuật như: kết cấu tiểu thuyết được làm mớibằng cách phối trộn nhiều dạng thức văn bản, thiết tạo cốt truyện đa tuyến, đadạng hóa mô thức trần thuật,…; nghệ thuật xây dựng nhân vật chú ý chiếmlĩnh chiều sâu nội tâm bằng kĩ thuật dòng ý thức và qua lăng kính phân tâmhọc Bên cạnh đó sự gia tăng chất triết luận trong tiểu thuyết cũng là một biểuhiện của tính đặc tuyển về biểu hiện của tính chất đại chúng, tác giả chỉ ra haiphương diện cụ thể Một là, khai thác đề tài thu hút sự quan tâm của độc giảđại chúng như đề tài hình sự, tính dục, phiêu lưu trinh thám, diễm tình, cáchiện tượng kinh dị trong đời sống Hai là, sử dụng các phương thức nghệthuật tương thích với tầm tri nhận và kinh nghiệm thẩm mĩ của độc giả đạichúng như sử dụng chất liệu văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống thông tục,
… Luận văn là gợi ý quan trọng cho chúng tôi khi thực hiện đề tài về NguyễnNhật Ánh
2.2 Những nghiên cứu về truyện Nguyễn Nhật Ánh
Là một cây bút viết cho thiếu nhi xuất hiện sau thời kì Đổi mới nhưngNguyễn Nhật Ánh đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn học đángchú ý Ông được biết với sự nghiệp sáng tác đan dệt bởi nhiều kỉ lục khiếnchúng ta không thể không ngưỡng mộ Là một nhà văn, nhà báo và đồng thờicũng là một nhà giáo nên ông hiểu tâm lí trẻ thơ hơn bao giờ hết.Và cũng xuấtphát từ chính “đứa trẻ con” được lưu giữ trong mình mà Nguyễn Nhật Ánh đãtạo nên thế giới trẻ thơ tự nhiên, sống động trên từng trang viết Đã có nhiềubài viết bình luận, đánh giá của bạn đọc và của những nhà nghiên cứu vềtruyện Nguyễn Nhật Ánh đăng tải trên các báo, tạp chí, mạng xã hội,… Têntuổi Nguyễn Nhật Ánh cũng trở thành đề tài cho các công trình nghiên cứukhoa học tuy nhiên các công trình chuyên biệt nghiên cứu về tác giả này vẫncòn khiêm tốn Hầu hết các bài viết, bài nghiên cứu đều đánh giá những khíacạnh khác nhau trong đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh và những đóng góp
Trang 7của ông cho văn học thiếu nhi hiện nay Do hạn chế về thời gian cũng nhưkhuôn khổ của luận văn, chúng tôi không có điều kiện đi vào từng bài viếtliên quan đến Nguyễn Nhật Ánh mà chỉ bao quát ở cấp độ nhóm những bàiviết, những công trình nghiên cứu cùng một chủ đề và chỉ đi vào một số bàiviết tiêu biểu.
Cuốn sách Nguyễn Nhật Ánh- hiệp sĩ của tuổi thơ là kết của của Hội thảo khoa học Nguyễn Nhật Ánh- Hành trình chinh phục tuổi thơ “Tập
sách là kết quả nghiên cứu bước đầu của một số tiếng nói trong giới nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học; của một số nhà văn chung niềm đam mê sáng tác cho thiếu nhi- những người “đồng bệnh” với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh” [48;10] Trong bài viết “Nguyễn Nhật Ánh - người giữ lửa cho văn học thiếu nhi”, PGS.TS Lã Thị Bắc Lí đã đánh giá cao vị trí, vai trò của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng chảy văn học thiếu nhi dân tộc “Nguyễn Nhật Ánh thuộc số người có bút lực dồi dào bậc nhất ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ
XX, đầu thế kỉ XXI” [48;20] Tác giả cũng nhận định truyện của Nguyễn Nhật Ánh vừa giàu chất thơ, chất trữ tình, vừa hóm hỉnh “Nguyễn Nhật Ánh khai thác những kỉ niệm tuổi học sinh của mình để viết lên những trang văn trữ tình đầy chất thơ mà cũng rất hóm hỉnh Anh hiểu thấu những chuyển biến tâm lí tinh tế của cái tuổi đang ngấp nghé làm người lớn với những rung động đôi khi đến bất ngờ khó hiểu…” [48;23] Về nội dung truyện Nguyễn
Nhật Ánh, các bài viết trong cuốn kỉ yếu của Hội thảo chủ yếu đề cập tới thếgiới trẻ thơ cũng như những triết lí nhẹ nhàng, sâu lắng mà tác giả gửi gắm
qua tác phẩm.Trong bài viết “Tôi là Bêtô - cuốn sách của trẻ em và câu chuyện cho người lớn”, tác giả Phạm Thị Hường đã khẳng định: “Tôi là
Bêtô… hết sức sâu lắng trong nội dung tư tưởng Nguyễn Nhật Ánh đã cùng một lúc kể với chúng ta nhiều câu chuyện:chuyện của chú cún Bêtô, truyện của trẻ em và cả trải nghiệm của thế giới những người đã trưởng
Trang 8thành”[48;245] Ngoài ra còn có một số bài viết khác như “Tuổi thơ và những rung động đầu đời qua ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh trong Bảy bước tới mùa hè” - Nguyễn Văn Long; “Thế giới học đường trong Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh” - Trần Thị Minh, “Tâm hồn trẻ thơ trên những trang sách của Nguyễn Nhật Ánh” - Nguyễn Thị Thúy Hằng,…
Bên cạnh đánh giá về nội dung, nhiều bài viết có những nhận xét xácđáng với những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh về mặt nghệ thuật Tác giả
Lã Thị Bắc Lí nhận xét về sự mở rộng biên độ thể loại trong truyện: “Nguyễn Nhật Ánh đã đem thơ vào những trang văn xuôi hay nói cách khác những trang văn xuôi của anh đậm chất thơ, chính là sự nối dài của thi ca,
…”[48;23] Bên cạnh đó, GS.TS Lê Huy Bắc trong bài viết “Nguyễn Nhật Ánh và truyện thiếu nhi” đã chỉ rõ cách thức mà nhà văn lựa chọn để viết cho các em: “Ông (Nguyễn Nhật Ánh) chủ yếu đi theo con đường hài hước hoặc khác hơn là hài hước-buồn (mà chưa đến mức bi hay bi thảm)” [48;40] Tác
giả cũng đã khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh trong việc vậndụng linh hoạt, sáng tạo bút pháp, motip của các nhà văn trước đó trong
những trang viết cho thiếu nhi “Chỉ riêng việc trộn lẫn tùng phèo theo cách vừa trang nghiêm, vừa hai hước phong cách của các bậc thầy thế giới thì cũng thể hiện rõ biệt tài của cây bút”[48;42] Và nhận xét về cách kể chuyện
trong Chúc một ngày tốt lành, tác giả cho rằng: “không chỉ vay mượn motip
nhân vật từ truyện kể dân gian, nhà văn còn sử dụng lối kể khách quan xen bình luận chủ quan từ cái nhìn của một đứa trẻ khiến cho khung thẩm mĩ truyền thống thay đổi đột ngột, đưa người đọc đi từ một cảm giác thiêng liêng của một nghi thức hợp lẽ xuống sự bát nháo của cánh hạ lưu, phường tuồng,
hạ đẳng, tầm thường” [48;43] Các phương diện khác về nghệ thuật như xây
dựng không gian, nghệ thuật tự sự, đặc điểm người kể chuyện, giọng điệu,nghệ thuật xây dựng nhân vật,… được các tác giả bước đầu phân tích trong
Trang 9một số tác phẩm cụ thể Tác giả Lã Thị Bắc Lí - Phùng Thị Hân đặc biệt chú
ý đến không gian giả tưởng trong truyện Chúc một ngày tốt lành Các tác giả
khẳng định qua việc xây dựng không gian giả tưởng với hệ thống ngôn ngữnhất quán, Nguyễn Nhật Ánh đã cho thấy một sự đảo lộn không chỉ trong thếgiới loài vật mà trong cả thế giới của người lớn Từ đó phản ánh một hiệnthực xã hội: xã hội thực dụng, thiếu tình yêu thương đồng thời cũng gửi gắmnhững thông điệp của nhà văn Cùng với tạo dựng không gian giả tưởng,truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng sử dụng những yếu tố kì ảo như một phương
tiện nghệ thuật giàu giá trị Tác giả Hồ Hữu Nhật trong bài viết: “Yếu tố kì ảo trong “Chuyện xứ Lang Biang” của Nguyễn Nhật Ánh” đã chỉ ra những
biểu hiện cụ thể của yếu tố kì ảo như nhân vật kì ảo, không gian, thời gian kì
ảo Nhờ đó, tác phẩm đã tạo nên sức hút đối với độc giả nhỏ tuổi và là
phương tiện ý nghĩa để giáo dục tuổi thơ Trong Luận văn “Yếu tố huyền thoại trong truyện Nguyễn Nhật Ánh”, Lê Thị Diệu Phương khẳng định:
“Yếu tố huyền thoại đưa các em trở về với thế giới cổ tích hoang đường…yếu
tố huyền thoại luôn song hành với cốt truyện hoặc tham gia vào quá trình diễn biến của truyện và cũng là thành phần không thể thiếu làm nên sự li kì, hấp dẫn của truyện Nguyễn Nhật Ánh”.
Vũ Thị Hương với luận văn “Thế giới nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh” đã khảo sát thêm ở hai tác phẩm “Chuyện xứ Lang Biang” và “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” Tác giả chỉ ra đóng góp cụ thể
của Nguyễn Nhật Ánh trong xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tổchức cốt truyện, không gian, thời gian,…
Luận văn “Nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh viết cho
trẻ”-Phạm Thị Vân đã chỉ ra hai kiểu loại nhân vật chính trong truyện NguyễnNhật Ánh là nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật Tác giả đã bước đầu chỉ ra
những đặc điểm của từng kiểu loại này Hai bài viết “Thế giới loài vật trong
Trang 10truyện Nguyễn Nhật Ánh”-nhóm tác giả và “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong “Chúc một ngày tốt lành” của Nguyễn Nhật Ánh” - Võ Thị Tuyết
Nhung đã chú ý quan tâm đến kiểu nhân vật là loài vật nhưng chưa bao quáthết được trong toàn bộ sáng tác của nhà văn này
Tác giả Lã Thị Bắc Lí trong “Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975” đã
nhận xét về truyện Nguyễn Nhật Ánh: “Thế giới trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là những sinh linh rất đông, rất nhạy” Nhà thơ Đỗ Trung Quân nhận xét: “kì lạ là truyện của Nguyễn Nhật Ánh có sức hút riêng, anh luôn tạo được những chi tiết dí dỏm, bất ngờ” Tác giả Vân Hồng cũng có nhận xét xác đáng về truyện của ông: “Với cách kết hợp truyền thống và hiện đại, tinh hoa và bản sắc Việt Nam, vốn văn hóa-thẩm mĩ rộng và tay nghề cao nhắm tới một đối tượng nhất định Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một hiện tượng độc đáo trong văn học thiếu nhi” Các ý kiến trên đều chỉ ra đặc điểm nổi bật
trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là tạo ra một thế giới trẻ thơ sống động theocách riêng của mình Và các tác giả cũng đã khẳng định truyện của “hoảng tửbé” ấy có một sức hấp dẫn lạ kì với đông đảo bạn đọc
Luận văn “Đặc điểm nhân vật người kể chuyện trong “Tôi là Bêtô” của Nguyễn Nhật Ánh” - Vũ Thị Hương Giang đánh giá người kể chuyện
xưng “tôi” trong tác phẩm được đặt trong nhiều điểm nhìn khác nhau với vai
kể, ngôn ngữ, giọng điệu khác nhau Từ đó cho thấy câu chuyện hiện lên từcái nhìn cận cảnh, chân thực trong những cảm nhận về cuộc sống, con ngườicủa người kể chuyện Ngôn ngữ của người kể chuyện có sự đan xem ba loạilời (kể, tả, bình luận) đã mang đến một thế giới sinh động, giàu sức sống.Nhân vật người kể chuyện còn được tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương đi sâu
vào khảo sát trong một tác phẩm khác: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Luận văn “Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (qua một số tác phẩm tiêu biểu)” của Phạm Thị Thùy Liên đi vào khai thác các
Trang 11phương thức kể chuyện khác nhau của Nguyễn Nhật Ánh từ đó khẳng định sựthay đổi các phương thức kể chuyện cũng là một trong những yếu tố tạo nênsức hấp dẫn trong truyện của nhà văn này Ngoài ra, TS Nguyễn Thị Hải
Phương trong bài “Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh” chỉ ra những phương diện của nghệ
thuật tự sự như: nghệ thuật xây dựng nhân vẩ người kể chuyện, nghệ thuật sử
dụng ngôn ngữ, giọng điệu “Với nghệ thuật tự sự hấp dẫn, với tài năng quan sát tinh tế, với một trái tim đồng cảm với trẻ thơ, truyện Nguyễn Nhật Ánh đã làm lạ hóa cái thế giới hằng ngày quen thuộc, làm cho nó trở nên lung linh, lộng lẫy, diệu kì” [48;324].
Luận văn “Thế giới trẻ thơ trong cái nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện “Kính vạn hoa” của Phạm Thị Bền có đóng góp trong việc
nghiên cứu chuyên biệt tác giả Nguyễn Nhật Ánh Ở công trình này, tác giả đisâu khai thác bộ truyện trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật dướigóc nhìn thế giới trẻ thơ Tác giả có cách nhìn khoa học khi đặt sáng tác củaNguyễn Nhật Ánh trong dòng chảy văn học thiếu nhi và có sự khu biệt về thờigian: thời kì Đổi mới
2.3 Những nghiên cứu về tính đặc tuyển và tính đại chúng trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
Bài viết Nguyễn Nhật Ánh - người đổi mới văn học trẻ hôm nay của
Trần Thị Trâm đã có nhắc đến tính đại chúng và tính đặc tuyển trong truyệnNguyễn Nhật Ánh Tác giả nhấn mạnh đến tính chất giải trí và tính chất nghệ
thuật của truyện Nguyễn Nhật Ánh Tác giả cho rằng truyện của ông là “sự hợp lưu rất nhuần nhụy giữa hai dòng chảy văn hóa dân gian và bác học với tính giải trí cao….Với một giọng điệu riêng, một diện mạo riêng, Nguyễn Nhật Ánh không chỉ tạo ra mà còn biết cách làm mới sân chơi văn hóa trẻ, vui vẻ và hấp dẫn của mình… Nhờ thế mà văn anh giàu tính nhân văn, giản
Trang 12dị mà trí tuệ, nhẹ nhàng mà sâu lắng, lãng mạn mà thực tế, trong sáng mà hài hước, vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính giáo dục, phù hợp với thị hiếu giới trẻ” [48;162] Tác giả bài viết cũng khẳng định đó là thứ văn chương
mang tính giải trí cao Văn Nguyễn Nhật Ánh là văn chương giải trí lànhmạnh vừa bồi dưỡng mĩ cảm, vừa bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng sống.Nhưng truyện Nguyễn Nhật Ánh vẫn thể hiện rõ đặc điểm của văn học thời kìđổi mới: khuynh hướng dân chủ hóa trên tinh thần nhân bản và ý thức cá nhân
với một diện mạo hết sức phong phú, đa dạng “Dưới ánh sáng của mĩ học ấu nhi, anh đã đưa trẻ thơ trở về với thế giới đích thực của trẻ thơ Các nhân vật của anh không phải những anh hùng tuổi nhỏ chí lớn mà là những đứa trẻ hồn nhiên của cuộc sống đời thường”[48;163] Truyện của Nguyễn Nhật Ánh
hấp dẫn là bởi chúng thực sự là tác phẩm nghệ thuật đáp ứng được hai tiêuchí: hay và chứa đựng những triết lí nhân sinh sâu sắc Tuy nhiên do giới hạncủa bài viết, tác giả chưa đi sâu vào phân tích được nhiều trong tác phẩm củaNguyễn Nhật Ánh và đây cũng mới chỉ dừng lại ở mức nhận diện ban đầu vềtính đặc tuyển, tính đại chúng
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào nghiêncứu một cách đầy đủ và hệ thống những biểu hiện của tính đặc tuyển và tínhđại chúng trong truyện Nguyễn Nhật Ánh Nhưng những nhận xét trên đây là
những gợi ý quan trọng cho chúng tôi triển khai luận văn “Tính đặc tuyển và tính đại chúng trong truyện Nguyễn Nhật Ánh”.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Trong luận văn này, chúng tôi đi vào nghiên cứu những biểu hiện cụthể của tính đặc tuyển và tính đại chúng trong truyện của Nguyễn Nhật Ánhtrên cả hai phương diện là nội dung và hình thức nghệ thuật Từ hai đặc tính
Trang 13đó, chúng tôi lí giải được phần nào sức hấp dẫn cũng như giá trị của truyệnNguyễn Nhật Ánh.
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp:
Chúng tôi phân tích những chi tiết là biểu hiện cụ thể của tính đạichúng và tính đặc tuyển trong các tác phẩm từ đó khái quát, tổng hợp thànhcác luận điểm rồi đưa ra kết luận
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
So sánh đối chiếu các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh với các tác phẩmcủa một số nhà văn khác cùng thuộc văn học thiếu nhi để từ đó thấy được nétriêng trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh với biểu hiện cụ thể của tính đặctuyển và tính đại chúng Từ đó khẳng định giá trị nghệ thuật và sức hấp dẫncủa truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng như đóng góp của tác giả cho văn họcthiếu nhi nói riêng và sự vận động của nền văn học nói chung sau Đổi mới
- Phương pháp thống kê:
Thống kê những chi tiết biểu hiện của tính đại chúng và tính đặc tuyểntrong các tác phẩm khảo sát để rút ra những kết luận cần thiết
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Đối tượng miêu tả trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là tuổi thơ và tuổimới lớn- những đối tượng phức tạp trong văn chương và ngoài đời thực Vì
Trang 14vậy khi thực hiện đề tài này, chúng tôi kết họp với phương pháp của cácngành khoa học khác như văn hóa, giáo dục học đặc biệt là tâm lí học.
5 Đóng góp của luận văn
- Nhận diện những đổi mới của văn học Việt Nam nói chung và vănhọc thiếu nhi sau 1975 nói riêng thông qua việc tìm hiểu tính đặc tuyển vàtính đại chúng và xu hướng chuyển dịch về tính đại chúng trong văn học
- Khảo sát một cách có hệ thống trên phương diện nội dung và nghệthuật những khía cạnh của tính đặc tuyển và tính đại chúng trong truyện củaNguyễn Nhật Ánh
- Góp phần khẳng định phong cách của Nguyễn Nhật Ánh và đóng góp củaông cho văn học thiếu nhi cũng như sức hấp dẫn trong truyện của nhà văn này
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, chúng tôi triển khai
đề tài này thành 3 chương như sau:
Chương 1: Vài nét về văn học đặc tuyển, văn học đại chúng và truyện Nguyễn Nhật Ánh
Chương 2: Tính đặc tuyển trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
Chương 3: Tính đại chúng trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
Trang 15NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC ĐẶC TUYỂN, VĂN HỌC ĐẠI
CHÚNG VÀ TRUYỆN NHẬT ÁNH 1.1 Vài nét về văn học đặc tuyển và văn học đại chúng
1.1.1 Giới thuyết khái niệm
Về khái niệm văn học đặc tuyển, trước hết, “đặc tuyển” theo chiết tựnghĩa là tuyển chọn đặc biệt Những đối tượng đặc tuyển phải đáp ứng đượcnhững yêu cầu nhất định nào đó nhằm tạo nên một bộ phận tinh túy, nổi trội,
để phân biệt nó với những đối tượng đại trà Văn học đặc tuyển gồm nhữngtác phẩm phải thực sự có phẩm chất văn học, mang tính văn chương đíchthực Văn học đặc tuyển chú trọng vào những yếu tố nghệ thuật với sự cáchtân, sáng tạo mới mẻ, làm mới mình trên phương diện nghệ thuật Từ đó làmnên phẩm tính văn chương của văn học đặc tuyển: phẩm chất thẩm mĩ củanghệ thuật ngôn từ Phẩm chất ấy được biểu hiện trên các phương diện nhưtạo lập mô hình văn bản, xây dựng kết cấu, nghệ thuật tổ chức trần thuật,nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ,… Mụcđích của văn học đặc tuyển là tạo ra cái mới có tính thẩm mĩ bằng chất liệu
ngôn từ Văn chương, như Nam Cao đã chỉ ra, “không cần đến những thợ khéo tay, chỉ làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa) Đó là yêu cầu của văn học nói chung và
của văn chương thuần túy nói riêng Văn học đặc biệt là văn học đặc tuyển chỉsống được khi có sự sáng tạo, ở đây là sáng tạo trong cách sử dụng chất liệungôn từ và không bao giờ chấp nhận một sự lặp lại, một “lối mòn” đã có trước
đó Văn học đặc tuyển bao giờ cũng yêu cầu phải đảm bảo đáp ứng được trên
cả hai phương diện là tính nghệ thuật và tính tư tưởng Điều đó có nghĩa làmột tác phẩm văn học đặc tuyển vừa phải có sự sáng tạo, cách tân về phương
Trang 16diện nghệ thuật, đảm bảo tính nghệ thuật, vừa phải có giá trị về mặt nội dung
tư tưởng Nếu như chỉ có nghệ thuật thì đó chỉ có được vỏ bọc bề ngoài mới
lạ mà thôi Và ngược lại, một tư tưởng có giá trị cần phải có một hình thứcnghệ thuật phù hợp
Văn học đặc tuyển với sự chú trọng vào tính nghệ thuật, coi đó là sứchấp dẫn hàng đầu của văn học, đã không ngừng đổi mới, cách tân trên cảphương diện nội dung và hình thức nghệ thuật Do đó, văn học đặc tuyểncũng yêu cầu phải có một đối tượng độc giả đặc tuyển Họ là những nghiêncứu, nhà phê bình văn học, những người hoạt động chuyên môn trong lĩnhvực văn chương, Ở những đối tượng tiếp nhận này, họ có vốn tri thức uyênthâm về văn học, do đó mới có thể thẩm thấu một cách sâu sắc và đầy đủ giátrị của các tác phẩm văn học thuần túy; có khả năng đào sâu vào những tầng ýnghĩa bên trong của tầng ngôn từ, tầng hình tượng văn học
Có thể nói văn học đặc tuyển với tất cả nỗ lực khám phả, tìm tòi, đổimới sáng tạo nghệ thuật của mình đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn
bộ nền văn học Văn học đặc tuyển có thể coi là phần tinh hoa, tinh túy của cảnền văn học, làm nên giá trị của nền văn học ấy Soi chiếu vào văn học ViệtNam đặc biệt trong giai đoạn 1900-1945, các cây bút luôn đổi mới, tìm tòisáng tạo không ngừng đã làm nên một giai đoạn có thể nói là sôi động nhấtcủa nền văn học nước nhà Đặc biệt giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn có rấtnhiều những “trái thơm, quả ngọt” như các tác giả của phong trào Thơ mới,những cây bút của Tự lực văn đoàn hay những cây bút hiện thực xuất sắc nhưNam Cao, Vũ Trọng Phụng,
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm tính đặc tuyển trongvăn học với ý nghĩa là những phẩm tính văn chương nghệ thuật, những phẩmchất thẩm mĩ của nghệ thuật ngôn từ nhằm thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi cao củalớp công chúng đặc tuyển Đó là những phẩm tính của văn học đích thực,
Trang 17thuần túy, sáng tạo vì sự phát triển của nghệ thuật, ít chú trọng thị hiếu củađám đông, có vai trò dẫn đường cho sự phát triển của văn học Văn học thiếunhi mang tính đặc tuyển nghĩa là nó đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ của cảthiếu nhi và người lớn với đòi hỏi cao về giá trị nghệ thuật, về tính nghệ thuật
và tác phẩm đó phải hướng tới tính vĩnh cửu
Văn học đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong xã hội đặc biệt là
trong xã hội Việt Nam giai đoạn Cách mạng 1945-1975 Theo Từ điển thuật ngữ văn học, văn học đại chúng “còn được gọi là văn học thông tục Bộ phận văn học giải trí và giáo huấn được in với số lượng lớn phổ biến từ thế kỉ XIX
và nhất là thế kỉ XX… Các phương tiện thông tin đại chúng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ văn học đại chúng… Cơ sở tư tưởng của văn học đại chúng là chủ nghĩa thực dụng Cơ sở xã hội của văn học đại chúng là chính sách nhượng bộ đối với lớp thị dân tầm thường: dùng phương tiện sản xuất hàng loạt để nuôi dưỡng tâm lí tiêu dùng, làm nguội lạnh tính tích cực của quần chúng Văn học đại chúng không có quan hệ trực tiếp với lịch sử văn học (như là nghệ thuật ngôn từ), nhưng nó là một trong những thành tố của quá trình văn học thế kỉ XIX-XX Điểm mấu chốt của văn học đại chúng là làm cho người ta được can dự vào văn hóa hiện đại dưới dạng lược gọn, nó đưa ra một thế phẩm cho sự thỏa thuận thẩm mĩ Thi pháp của
nó là rập khuôn (nhất là ở cách tả chân dung và tâm lí nhân vật, ở vần thơ và cốt truyện)…” [19;407-408] Theo đó, văn học đại chúng hướng đến phục vụ
nhu cầu tinh thần của đông đảo quần chúng, một bộ phận chiếm số lượng lớntrong xã hội Mục đích cơ bản của bộ phận văn học này là giải trí và giáohuấn Trong giai đoạn văn học 1945-1975, theo tác giả Nguyễn Đăng Mạnh,
“văn học viết cho đại chúng tất nhiên phải dễ hiểu và được quần chúng đông đảo ưa thích… Tiểu thuyết chỉ viết về hiện thực dưới hình thức của bản thân hiện thực Truyện người thật việc thật chép theo lời tự thuật của các anh
Trang 18hùng chiến sĩ thi đua, có một thời rất được khuyến khích và đánh giá cao….
Tố Hữu chú ý phát huy các thể điệu dân ca và các thủ pháp nghệ thuật của ca dao truyền thống… Xuân Diệu ra sức học tập ca dao, dân ca, đề cao thơ của bần cố nông phát hiện trong cải cách ruộng đất, thơ “báng súng” của binh nhất, binh nhì…”[35] Có thể thấy văn học đại chúng trong giai đoạn này
hướng đến các tầng lớp công-nông- binh bởi họ vừa là công chúng, vừa là lựclượng sáng tác chủ yếu của văn học Đại chúng trong thế kỉ XXI gắn với thờiđại vi tính, với cơ chế thị trường Văn học đại chúng trong thế kỉ XXI hướngtới đáp ứng nhu cầu của công chúng phổ thông, quan tâm tới thị hiếu độc giả,
là bộ phận văn học giải trí hay giáo huấn, được in với số lượng lớn Văn họcđại chúng viết về những gì độc giả thích, độc giả quan tâm, cái thịnh thời,những vấn đề “hot” Vì thế nó chỉ quan tâm đến tính tiêu dùng, tính nhất thời,nhằm thỏa mãn nhu cầu của đám đông Tác giả Kiều Thanh Quế cũng bàn vềvăn học đại chúng nhưng chú trọng vào tiểu thuyết đại chúng Tác giả cho
rằng: “Tiểu thuyết của đại chúng không thiên về lối phô diễn cầu kì Tính chất, giá trị của nó là giản dị, đẹp và thật: dùng rất ít lời văn mà tả nên bức tranh linh hoạt đầy thi vị Đó là yếu tố của đại chúng văn học… Tiểu thuyết đại chúng không vị nghệ thuật mà vị nhân sinh Vị nghệ thuật chú trọng lời văn, vị nhân sinh chú trọng hứng thú Đại chúng là hạng người lao khổ… Họ không cần gì hơn tìm trong ấy một vài hứng thú để qua những giờ nhàn rỗi,
vô vị” [dẫn theo Phan Mạnh Hùng; 22] Còn Nguyễn Nam Trân trong Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, chương Văn học đại chúng Nhật Bản hiện đại cho biết: “Từ điển Kôjien của Nhật định nghĩa văn học đại chúng như một hình thức đối lập với văn học thuần túy và nhắm quần chúng độc giả bình dân” Tác giả Phan Mạnh Hùng trong bài viết Những vấn đề của văn học đại chúng: So sánh tiểu thuyết Feuilleton ở Nam Bộ trước 1945 và tiểu thuyết
Trang 19chương hồi đã đưa ra ba phương diện về lí luận và thực tiễn để nhận diện văn
học đại chúng như sau:
“Thứ nhất, văn học đại chúng ra đời và phát triển gắn liền với các loại phương tiện truyền thông đại chúng, phục vụ những cá nhân ở đô thị Ở phương Đông, văn học đại chúng phát triển từ cội nguồn văn học dân gian, cùng với sự lớn mạnh của các đô thị và thể loại quan trọng là tiểu thuyết thông tục, trong đó tiểu thuyết chương hồi có một vị trí hết sức quan trọng.
Thứ hai, văn học đại chúng có các đặc điểm đáng chú ý là viết về cuộc sống đời thường, trình bày đơn giản, hướng đến người đọc rộng lớn và có tính chất giải trí.
Thứ ba, văn học đại chúng là một thành tố của quá trình văn học và khó có thể phân định rạch ròi ranh giới giữa văn học thuần túy và văn học đại chúng Vấn đề xác định những tác phẩm nào thuộc về văn học đại chúng, loại nào thuộc văn học thuần túy và loại nào có tính chất trung gian là cần thiết trong nghiên cứu đánh giá nhưng không mấy dễ dàng Môi trường văn học đại chúng có ưu thế lan tỏa, dễ tạo nên sự nổi tiếng đã khuyến khích nhiều tác giả thuộc dòng văn chương thuần túy ghé qua Cũng có tác giả viết văn chương đại chúng nhưng nhờ tài năng nghệ sĩ, tác phẩm lại trở thành văn chương thuần túy và theo thời gian trở thành cổ điển Do vậy, công việc viết văn học sử không chỉ đề cập đến những tác phẩm thuộc dòng văn chương thuần túy mà cần chú ý đền dòng văn chương đại chúng” [22] Có thể nói,
nếu mục đích sáng tạo của văn học đặc tuyển là vì nghệ thuật thì mục đíchsáng tạo của văn học đại chúng là vì công chúng, thuận theo, chiều theo thịhiếu của công chúng
Đối tượng tiếp nhận của văn học đại chúng chủ yếu là những người dânthuộc giai tầng thấp Nhưng nhiều khi, những người dân thuộc giai tầng cao,những độc giả của văn học đặc tuyển cũng tìm đến văn học đại chúng để giải
Trang 20trí Văn học đại chúng gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, thi ca bình dân, truyệntranh, kịch bản truyền hình,… Riêng tiểu thuyết đại chúng gồm một số tiểuloại như: tiểu thuyết diễm tình, phiêu lưu, kiếm hiệp, trinh thám, khoa họcviễn tưởng,… Trong một chừng mực nhất định, các tác phẩm văn học đạichúng có thể thể hiện chức năng nhận thức, giáo dục thẩm mĩ đối với ngườiđọc bên cạnh chức năng giải trí.
Nếu như văn chương đặc tuyển hướng đến đào sâu những vấn đề lớn laocủa hiện thực đời sống, có giá trị to lớn, lâu bền thậm chí mang tầm nhân loại thìvăn học đại chúng lại hướng đến những giá trị có ý nghĩa xã hội tức thời
Với văn học thiếu nhi, đối tượng được phản ánh là thế giới của tuổi thơ.Công chúng, độc giả của bộ phận văn học này cũng là các em Cho nên, tínhđại chúng trong văn học thiếu nhi được hiểu là tính giải trí, hấp dẫn, lôi cuốnđối với độc giả nhỏ tuổi Một tác phẩm thiếu nhi có tính đại chúng nghĩa làtác phẩm ấy phải hướng đến đáp ứng nhu cầu của đông đảo trẻ em, chạm đếnnhững vấn đề các em quan tâm và được các em nhiệt tình đón nhận Đọcnhững câu chuyện ấy mà các em như thấy được chính mình trong đó, phù hợpvới tâm lí, lứa tuổi của mình Tính đại chúng của văn học thiếu nhi không chỉdừng lại ở tính giải trí mà còn có mang tính giáo dục Các câu chuyện khôngchỉ đem lại sự thư giãn, mà qua đó các em còn rút ra được những bài họcdành cho mình để thêm hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn Tính đạichúng ở tác phẩm thiếu nhi còn thể hiện ở việc mở rộng công chúng Đặcđiểm này chúng ta có thể thấy rõ trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh Độcgiả của ông không chỉ là thiếu nhi, thiếu niên, lứa tuổi mới lớn mà còn thu hút
cả người lớn Điều đó xuất phát từ chính quan niệm của nhà văn: không chỉviết cho trẻ em mà còn viết cho những ai “từng là trẻ em”
Tuy nhiên, sự phân định văn học đặc tuyển và văn học đại chúng mangtính chất tương đối Một tác phẩm ban đầu có thể là văn học đặc tuyển nhưng
Trang 21theo thời gian, khi tầm tri nhận của độc giả được nâng cao thì sẽ được đạichúng hóa trở thành văn học đại chúng Có những tác phẩm ban đầu chỉ làvăn học đại chúng nhưng qua sự sàng lọc của thời gian, được thẩm định quanhiều thế hệ độc giả lại trở thành kinh điển, ưu tú của một nền văn học Tácphẩm văn học thiếu nhi có tính đại chúng nghĩa là đáp ứng được nhu cầu, thịhiếu nhất thời của các em Nhưng nếu chỉ có tính đại chúng thì tác phẩm ấy sẽkhiến “người ta quên ngay sau khi đọc” (Nam Cao) Ở những nhà văn có tâmhuyết, trách nhiệm với nghề, bên cạnh họ đáp ứng nhu cầu tức thời của độcgiả, nhà văn còn chú trọng đến gia công, tìm tòi, sáng tạo về nghệ thuật đểđem đến giá trị bền vững cho tác phẩm như: nghệ thuật xây dựng nhân vật,nghệ thuật dựng truyện và những tầng ý nghĩa, tư tưởng, Do đó, tác phẩmthiếu nhi có chiều sâu hơn, không chỉ là những câu chuyện trẻ con đơn giản,hời hợt.
1.1.2 Tính đặc tuyển và tính đại chúng trong đời sống văn học hiện nay
Nếu như trước đây trong giai đoạn 1900-1945, văn học Việt Nam cóthể nói là mang đậm tính chất đặc tuyển với những bứt phá mạnh mẽ trongviệc đổi mới, cách tân nghệ thuật so với thơ văn truyền thống của văn họctrung đại Thì đến giai đoạn 1945-1975, văn học lại nghiêng về đại chúng.Thời kì này, do yêu cầu của lịch sử hướng đến đại chúng, văn học tìm về với
ca dao dân ca, các sáng tác gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của đại bộphận quần chúng nhân dân lao khổ Từ sau 1975 - nay, nền văn học lại trở lạivới những tìm tòi, sáng tạo, bứt phá trong cách tân nghệ thuật nghĩa là nềnvăn học đang đậm dần tính đặc tuyển, dần “tiệm cận” với văn học đặc tuyển
Có thể kể đến tên tuổi một số tác giả tiêu biểu của văn xuôi như Phạm ThịHoài, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương,… Về thơ, có sáng táccủa các tác giả như Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Vi Thùy Linh, Ly
Trang 22Hoàng Ly, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư,… Có thể nói các tác giảnày hướng đến sáng tạo văn chương thuần túy, đem đến nhiều cách tân, bứtphá nghệ thuật Điều đó tạo nên hứng thú tìm tòi nghiên cứu cho các nhànghiên cứu, phê bình văn học Tuy nhiên, song hành với nó còn là các sángtác mang đậm tính đại chúng như văn học mạng với các sáng tác của DươngThụy, Nguyễn Thu Trang, Trang Hạ,… hay văn học dịch của Trung Quốcnhư các tác phẩm của Tào Đình, Cố Mạn,…Các sáng tác này hướng tớinhững vấn đề xã hội tức thời nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí, thư giãn của độcgiả Hơn nữa, do đòi hỏi của cuộc sống hiện đại nhanh, gấp gáp và “thời đại
vi tính”, con người có thể truy cập thông tin dễ dàng và không có thời gian đềđọc những câu chuyện dài dòng Cho nên người ta cần một tác phẩm khôngquá dài và phải chứa đựng nhiều thông tin Ngoài ra, thế kỉ XXI này, người taluôn quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề có tính thời sự, những câu chuyện
có tình giải trí để giảm bớt áp lực của cuộc sống hiện đại, thỏa mãn thị hiếutức thời Thế nhưng, văn học đại chúng và văn học đặc tuyển không phải lúcnào cũng được phân định rạch ròi mà chúng được đan cài, xen kẽ với nhau.Thậm chí, hiện nay trong văn học có xu hướng dung hợp giữa văn học đặctuyển và văn học đại chúng Vì thế, trong sáng tác của một số nhà văn, ta cóthể vừa tìm thấy ở đó tính chất đặc tuyển lại vừa thấy được tính đại chúng màNguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Đình Tú, Di Li,… là những trường hợp tiêubiểu Đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh hay tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú
ta vừa thấy ở đó những vấn đề của cuộc sống thường nhật phù hợp với tâm lí,nhu cầu của đại chúng; vừa thấy được ở đó dấu ấn của sự đổi mới trong vậnđộng đổi mới chung của cả nền văn học giai đoạn sau 1986
Sở dĩ có sự dung hợp này là do bất kì nhà văn nào cũng cần có độc giả.Hơn nữa, do yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử xã hội hiện đại văn chương cũngcần có sự thay đổi đối cho phù hợp Cuộc sống hiện đại căng thẳng, ngột ngạt
Trang 23nên nhu cầu giải trí cao Độc giả tìm đến với trang sách để có được nhữngphút giây thư giãn sau những căng thẳng ấy Ngày nay, internet phát triểnmạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mảng văn học mạng phát triển Mà mộtnền văn học muốn phát triển thì phải có sự đóng góp đáng kể của văn học đặctuyển Do đó, sự dung hợp sẽ tạo ra một sản phẩm văn chương có chức năngmới: vừa có phẩm chất nghệ thuật ở một mức độ nhất định, vừa đáp ứng đượcnhu cầu thiết thực của đại chúng Sự chuyển dịch giữa văn học đặc tuyển vàvăn học đại chúng cũng là một xu hướng mới trong văn học thế giới hiện đại
với sự ra đời của các tác phẩm nổi tiếng như Hary Potter, Rừng Na-uy,…hay
các sáng tác trong văn học Trung Quốc, Nhật Bản,… Sự dung hợp này khiếncho văn học đặc tuyển bớt đi tính cao siêu, xa vời mà gắn bó với đời sống thếtục nhiều hơn Văn học cũng nới rộng phạm vi đề tài, đa dạng hóa các phươngthức sáng tác
Văn chương đặc tuyển bao giờ cũng cần thiết để dẫn đường cho cả nềnvăn học, những đổi mới, cách tân, sáng tạo vì mục đích nghệ thuật bao giờcũng đáng được tôn vinh Nhưng văn học đại chúng, do nhu cầu thẩm mĩ củacông chúng bình dân cũng không thể bị triệt tiêu mà luôn song hành cùng vănhọc đặc tuyển Hiện nay, xu hướng dịch chuyển giữa văn học đại chúng vàvăn học đặc tuyển là một hướng đi mới của văn học Đây cũng là vấn đề cótính quy luật Văn học không thể đứng im một chỗ với những giá trị định sẵn,
nó phải thay đổi cùng với nhịp sống của xã hội hiện đại Sự dung hợp giữatính đặc tuyển và tính đại chúng trong văn học chính là sự thích ứng, tôntrọng và vì con người Đây cũng chính là sự mở rộng chức năng của văn học.Người ta có thể tìm thấy trong cùng một tác phẩm hay trong sáng tác củacùng một tác giải vừa có tính đặc tuyển vừa có tính đại chúng Nguyễn NhậtÁnh - một cây bút chuyên viết cho thiêu nhi và lứa tuổi mới lớn, cũng khôngnằm ngoài sự vận động ấy Truyện của Nguyễn Nhật Ánh vừa tạo nên sức hấp
Trang 24dẫn đối với độc giả nhỏ tuổi, vừa đem đến những suy ngẫm cho người lớn.Truyện của ông cũng nằm trong sự vận động chung của văn học sau Đổi mới.
1.2 Nguyễn Nhật Ánh và hành trình sáng tác
1.2.1 Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh
1.2.1.1 Cuộc đời, con người
Nguyễn Nhật Ánh được biết đến là một “hoàng tử bé của thế giới tuổithơ” với sức viết, sức sáng tạo dồi dào Một trong những điều làm nên sựsung sức của cây bút lao động miệt mài không ngừng nghỉ ấy chính là miền kí
ức về tuổi thơ không bao giờ vơi cạn cùng với kinh nghiệm sống, vốn sốngcủa một con người từng trải Tuổi thơ êm đềm, phong phú gắn bó với quêhương, làng xóm là nguồn cảm hứng vô tận tạo nên những trang văn đầy hấpdẫn trẻ em của tác giả
Nguyễn Nhật Ánh sinh ra và lớn lên tại miền đất Quảng Nam đầy nắng
và gió Ngôi làng Đo Đo không chỉ là nơi cậu bé Ánh chập chững những bướcchân đầu đời mà còn là nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn, nơi lưu giữ miền kí ứctuổi thơ - hành trang theo nhà văn cho đến tận bây giờ Như Đỗ Trung Quân
đã viết: “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người” Ngôi làng bé nhỏ của mảnh
đất Thăng Bình - Quảng Nam, nằm ở chỗ “quán Gò đi lên” ấy đã đi vàonhững trang văn của Nguyễn Nhật Ánh hết sức tự nhiên với những cảnh vậtbình dị như rừng sim, đồi trâm, giếng đá đầy rêu, những quả thị, củ nén,… vànhững con người thân thương, nghĩa tình Nhớ về quê hương là nhớ về mộtvùng kí ức thời thơ ấu Hơn nữa, đối với người con xa quê thì nỗi nhớ ấy lại
càng da diết hơn bao giờ hết Vì thế mà có lần nhà văn đã tâm sự: “Tôi xa quê, xa gia đình từ rất sớm - do đó, nỗi nhớ xứ sở trong tôi bao giờ cũng nguyên vẹn và rực rỡ Như một người đánh mất tuổi thơ sớm nên khi cầm bút viết về tuổi thơ là bao kỉ niệm ùa về, cảm xúc cứ tràn vào trang viết,…” Và
Trang 25“mỗi lần về quê tôi lại bắt gặp trong mình sự rung động, nhất là những lúc đi trên con đường làng quen thuộc thời ấu thơ Lúc đó, bao kỉ niệm ùa về,…”.
Tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh êm đềm bao nhiêu thì khi trưởng thành, ônglại gặp nhiều vất vả, gian truân bấy nhiêu Những năm tháng sau ngày đấtnước được thống nhất (1975) là những năm tháng đầy thử thách đối với nhàvăn Nguyễn Nhật Ánh phải sống nương nhờ vào họ hàng, đạp xe xích lô để
có tiền ăn học những năm học đại học Có những lúc tưởng chừng như bế tắcnhưng bằng tinh thần vượt khó, nghị lực sống và niềm yêu đời, “niềm tin vàcái nhìn trong trẻo đối với cuộc sống” đã giúp nhà văn vượt qua tất cả Nói
như Lê Minh Quốc: “Anh đã hứng lấy những đổi thay xung quanh mình để làm nên một gia tài qúy báu” Tất cả những khó khăn thử thách đã trở thành
nguồn chất liệu sáng tác vô cùng phong phú của nhà văn Những thăng trầm,vất vả trong cuộc sống đời tư của Nguyễn Nhật Ánh có nét tương đồng vớinhà văn Nga Alexander Grin Dù có trải qua bao nhiêu gian truân, vất vảnhưng ông vẫn luôn giữ được tâm hồn trong trẻo, trí tưởng tượng phong phú
và niềm tin bất diệt vào hạnh phúc của con người Nhà văn vượt qua tất cảkhó khăn ấy để hướng tới cái đẹp với tất cả sự hồn nhiên, tươi trẻ của tâm
hồn, tôn vinh và ngợi ca sự sống mà câu chuyện tình giản dị Cánh buồm đỏ thắm là một ví dụ Ở những người như Nguyễn Nhật Ánh hay Grin chúng tôi muốn nhấn mạnh với ý chí, nghị lực vượt khó, họ đã “biến những khó khăn
về vật chất, tinh thần hay hoạn nạn thành những chất liệu cho sáng tác của mình” [48;15].
Nếu ai đã từng tiếp xúc với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có thể thấy đó làmột con người luôn vui tươi, hóm hỉnh, hài hước và lạc quan Gương mặt tươirói và nụ cười luôn nở trên môi luôn tạo cho người khác cảm giác gần gũi,
thân thiện Như nhà văn đã từng tâm sự: “Chú có tật hay cười Hồi nhỏ, chú thường bị người lớn cho ăn đòn vì tật hay phì cười trước những khung cảnh
Trang 26nghiêm trang Càng nghiêm trang chú càng thấy buồn cười Lớn lên, đi dạy học, chú hay đùa giỡn với học trò và cứ bị học trò làm cho phì cười” [17] Nụ
cười hóm hỉnh, đôn hậu mà cũng rất đỗi thành thật ấy có thể nói xuất phát từchính cái nhìn lạc quan, tin yêu đối với cuộc đời của nhà văn Nụ cười ấycũng đi vào các sáng tác cho trẻ em một cách rất tự nhiên Bởi nhà văn quan
niệm: “Tôi quan niệm cuộc đời và con người vốn có lắm nỗi éo le, chẳng việc
gì mình phải ‘bi kịch hóa’ nó thêm lần nữa Nhìn mọi sự bằng con mắt hài hước, tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy yêu đời hơn, vượt qua những nghịch cảnh cũng dễ dàng hơn” [17] Nếu như ở những nhà văn khác, có thể có sự khác
nhau giữa con người ngoài đời thực với con người trong sáng tác thì ởNguyễn Nhật Ánh, hai con người này là đồng nhất: hóm hỉnh, lạc quan, yêuđời Ở trong con người của nhà văn này dường như vẫn lưu giữ được một
“đứa trẻ con” Chính “đứa trẻ” ấy là nguồn nuôi dưỡng cảm hứng viết cho cây
bút đa tài này ““Đứa trẻ con” đó là quà tặng của số phận Tôi không nuôi
“nó” và cũng không biết cách nào nuôi “nó” Ngược lại hiện nay hình như
“nó” đang “nuôi” tôi Chẳng may một ngày nào đó “nó” cao hứng già đi, chắc tôi phải chuyển qua đề tài khác mất” [17].
Nguyễn Nhật Ánh đến với nghề văn với một lòng yêu nghề tha thiết.ông như một “con ong cần mẫn” chăm chỉ, công phu thâm nhập sâu vào đờisống của trẻ em để thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của các em Nhà văn chorằng nghề văn cũng như bao nghề khác, điều quan trọng nhất đó là lòng yêu
nghề “Lòng yêu nghề là đức tính cơ bản, nó sẽ giúp giải quyết tất cả những thức khác Nếu một nhà văn cầm bút viết vì yêu nghề chứ không phải vì bất
cứ động cơ nào, nhà văn đó sẽ được người đời thể thất cho những nhược điểm khác” [17] Nguyễn Nhật Ánh cầm bút vì sự thôi thúc của bản thân, của lòng đam mê nhiệt huyết viết cho thiếu nhi, “Tôi viết vì yêu nghề, vì một ngày không viết tôi cảm thấy bồn chồn, bứt rứt chứ không vì lí do nào khác Nên
Trang 27tôi không bị bất cứ một áp lực nào ngoài sự thôi thúc sáng tạo của bản thân”
[39] Viết truyện cho thiếu nhi là một phần quan trọng trong cuộc sống củamột nhà văn hết lòng vì thế giới tuổi thơ này Với ông, viết văn cho trẻ em làmột cách để được sống lại với tuổi thơ của mình một lần nữa, là một cách đểkéo tuổi thơ của mình trở lại gần hơn đối với một con người khi đã ở quá xa
sân ga tuổi nhỏ Cho nên, “tiền bạc đối với một nhà văn nếu có chỉ là cái đến sau Nếu để kiếm tiền không ai chọn nghề viết văn Khi ngồi vào bàn, nhà văn chỉ tìm kiếm một thứ duy nhất: những ý tưởng Tôi rất thích một câu nói không biết của ai: "Lợi và danh đi trước sáng tác là một tai họa, đi song hành với sáng tác là một cản trở, còn đến sau sáng tác là hợp quy luật" [17] Và nghề nào cũng vậy chứ không phải chỉ riêng nghề văn, “muốn sống được với nghề thì phải lao động cật lực… Do vậy, ngoài chút tài năng trời cho, nhà văn muốn sống được phải hết lòng vì bạn đọc” [17] Nhà văn Nguyễn Nhật
Ánh đã lao động không ngừng nghỉ, “cháy hết mình” để làm sao mỗi năm cho
ra đời một cuốn sách làm thỏa niềm mong đợi của độc giả nhỏ tuổi
Không chỉ là một người yêu nghề mà ông còn là người luôn cần thận, tỉ
mỉ, chỉnh chu trong công việc, một người ham học, ưa thích cái mới Ngay từnhỏ, chú bé Ánh đã ham đọc sách Không chỉ thích đọc sách trong nước nhưcác tác phẩm của Thạch Lam, Thế Lữ, Lan Khai, Khái Hưng,… mà còn đọc
cả sách dịch của nước ngoài như Tâm hồn cao thượng, Những người khốn khổ, Không gia đình,… và ước mơ trở thành nhà văn cũng nảy mầm từ đó.
Đến nay, ông không chỉ là một nhà văn thực thụ mà còn là một nhà văn lớncủa thế giới tuổi thơ được độc giả trong và ngoài nước vô cùng mến mộ Ông
có cả một tiệm sách riêng mang tên Kính vạn hoa và đã có một số lượng tác
phẩm khá đồ sộ dành cho thiếu nhi Mỗi tác phẩm đều được viết với một sựchỉnh chu, công phu Ông tìm hiểu tâm lí của trẻ em qua nhiều kênh thông tinkhác nhau như lập một chuyên mục để Anh Bồ Câu “gỡ rối tơ lòng” cho các
Trang 28cô cậu học trò, sưu tầm sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 để nắm đượcchương trình học của các em, hay tâm sự với con gái để hiểu trẻ em nghĩ gì,
cần gì,… Đặc biệt khi viết Chuyện xứ Lang Biang, tác giả đã mất cả nửa năm
trời đọc tài liệu liên quan đến câu chuyện mình định viết để viết sao cho thậthay, thật hấp dẫn mà lại gần gũi với các em Chắc chắn một sự lao động nhưthế không thể có được ở một người cẩu thả, hời hợt
1.2.1.2 Quan niệm nghệ thuật.
Như đã trình bày ở trên, quan niệm của Nguyễn Nhật Ánh về nghề văn
và nhà văn xuất phát từ lòng yêu nghề tha thiết của một con người hết lòng vìtuổi nhỏ Trong phần này, chúng tôi chỉ chú trọng vào một số quan niệm củatác giả khi viết cho thiếu nhi
Nguyễn Nhật Ánh viết cho thiếu nhi rất tự nhiên như một cậu bé ngồi
kể lại câu chuyện của đời mình Tác giả chia sẻ: “Anh sáng tác từ 3 nguồn:
Ký ức, sự quan sát và óc tưởng tượng Là một nhà văn viết cho thiếu nhi, việc huy động ký ức được coi là chủ yếu Có lẽ hồi bé tôi là một cậu học trò nghịch ngợm nên ký ức tuổi thơ của tôi dồi dào đến mức viết hoài chưa hết [17] Và “một nhà văn viết cho thiếu nhi bao giờ cũng đồng thời là một nhà giáo dục Bởi vì cùng với bố mẹ và các thầy cô, nhà văn viết cho thiếu nhi là một trong những trụ đỡ tinh thần quan trọng của các em Nhưng dĩ nhiên để thành công, nhà văn phải làm sao cho tính giáo dục thấm nhuần vào từng trang văn mới mong tránh được sự gượng gạo và áp đặt” [17] Nguyễn Nhật
Ánh không trói buộc văn học vào quan niệm “văn dĩ tải đạo” như quan niệmtruyền thống mà ở đây có sự mở rộng hơn Để sự giáo dục không trở nêngượng gạo, áp đặt thì sự giáo dục ấy phải đến từ trái tim nghĩa là nhà vănphải để cho tính giáo dục từ tác phẩm truyền vào trái tim độc giả, để các em
tự cảm, tự thấu, tự rút ra bài học cho chính mình Có thể thấy Nguyễn NhậtÁnh cũng coi trọng chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi Nói như Võ
Trang 29Quảng “người viết cho thiếu nhi đồng thời là một nhà giáo muốn cho các em trở nên tốt đẹp Quan điểm sư phạm và văn học thiếu nhi là anh em sinh đôi” [32;331] Hữu Thỉnh cũng cho rằng “văn học thiếu nhi rất quan trọng và không thể thiếu Mỗi tác phẩm có giá trị được ví như những người thầy không những bồi dưỡng tâm hồn mà còn định hướng cho các em” Tác phẩm văn học viết cho trẻ em bao giờ cũng “quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người…một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy” [32;331] Với
Nguyễn Nhật Ánh, trước khi giáo dục cho các em qua từng trang sách thì làmsao để các em yêu sách, thích đọc sách Đó là điều mà nhà văn đầy tâm huyết
này đã từng trăn trở: “Trong tình hình các em chơi nhiều hơn học, đọc truyện tranh nhiều hơn truyện chữ, đọc truyện dịch nhiều hơn truyện trong nước, tôi nghĩ, nhà văn viết cho thiếu nhi phải cố viết làm sao để thu hút các em đến với sách, đến với truyện chữ, đến với văn học Việt Nam Tôi tin rằng đó là một cuộc chiến mang ý nghĩa xã hội, một cuộc chiến đấu không cân sức nhằm thử thách tinh thần trách nhiệm của nhà văn” [dẫn theo 48;19] Trong môi
trường hội nhập ngày nay, trách nhiệm của mỗi nhà văn là phải tạo lập môitrường lành mạnh để các em được yên tâm vui sống
Thiếu nhi như những mầm cây non nớt, tâm hồn các em cũng mỏng
manh như thế Cho nên viết cho các em “phải viết sao cho hay, cho hấp dẫn
mà vẫn đảm bảo tính logic, đặc biệt khi tình tiết quá nhiều, quá rắc rối Mặt khác, truyện phải vui vẻ, nhẹ nhàng, không nhiều yếu tố gây sốc và không đi chệch khỏi yêu cầu giáo dục” [dẫn theo 48;19] Điều đó xuất phát từ sự am
hiểu về tâm lí trẻ nhỏ của nhà văn Truyện của Nguyễn Nhật Ánh viết về các
em và viết cho các em cho nên phải phù hợp với nhu cầu, tâm lí của các emthì mới được các em nhiệt tình đón nhận và những bài học giáo dục mới có cơhội đến với các em Mỗi một đối tượng, tác giả lại chọn một cách viết phù
Trang 30hợp “Viết cho đối tượng thanh thiếu niên cần có một tâm hồn gần gũi với các
em Đó là cái cơ duyên của mỗi người cầm bút”….chính quan niệm như vậy, Nguyễn Nhật Ánh đã thu hút được đông đảo bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc nhỏ tuổi Tác phẩm của anh, kết thúc thường có hậu, hoặc nếu có buồn thì thường rất nhẹ nhàng, mơ hồ chứ không nặng nề Anh gọi đó là “một thứ kháng thể giúp độc giả nhỏ tuổi sống tốt và mạnh mẽ hơn” [48;20] Tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh đã chạm đến tâm hồn nhạy cảm của lứa tuổi mới lớn nhưcánh bướm mỏng manh rất dễ rung động Vì thế mà truyện Nguyễn Nhật Ánh
đã nói hộ lòng các em Với lứa tuổi mầm non và tiểu học, nhà văn lại đưa các
em đến với những câu chuyện có các yếu tố thần kì, thuật phù thủy hay huyềnthoại của cổ tích Có thể nói, Nguyễn Nhật Ánh đã tinh tế, nhanh nhạy, kịpthời nắm bắt tâm lí của các em và thấu hiểu nỗi lòng của tuổi thơ Với nhữngquan niệm trên, Nguyễn Nhật Ánh có thể nói đã lao động hết lòng và hết
mình vì thế giới tuổi thơ, là “người giữ lửa cho văn học thiếu nhi Việt Nam suốt thời kì Đổi mới và hội nhập” (Lã Thị Bắc Lí).
1.2.2 Hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện trên văn đàn vào những năm 80 của thế kỉ
XX khi cả nền văn học đang “chuyển mình” với những đổi mới cả về tư duynghệ thuật và phương thức biểu hiện Nguyễn Nhật Ánh khởi nghiệp bằng thơ
ca với năm tập thơ: Thành phố tháng Tư (in chung với Lê Thị Kim, 1984), Đầu xuân ra sông giặt áo (1986), Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh (1988), Lễ hội của đêm đen (1994) và Tứ tuyệt cho nàng (1994) Trong số đó, có nhiều bài thơ đã được phổ nhạc như Thành phố, tình yêu và nỗi nhớ; Đầu xuân ra sông giặt áo; Như là cổ tích,… Nhưng tài năng và tâm huyết của nhà văn lại dồn cả
vào sáng tác truyện cho lứa tuổi hoa niên Với tác giả, có lẽ tuổi thơ là lứatuổi có nhiều duyên nợ nhất Và cái tên Nguyễn Nhật Ánh được biết đến trênvăn đàn cũng là nhà văn của thiếu nhi Cũng giống như nhiều nhà văn khác
Trang 31viết cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh đứng trước nhiều khó khăn và tháchthức trong công cuộc đổi mới văn học Hơn nữa, trong thời buổi hội nhập, khi
mà trẻ em có nhiều nguồn vui khác hơn là truyện chữ cho thiếu nhi, thì tháchthức đặt ra cho nhà văn lại càng nặng nề hơn nữa Nhưng với lòng yêu nghề
và sự nỗ lực tìm tòi, đổi mới, tinh thần làm việc hăng say, miệt mài, nghiêmtúc, những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học thiếu nhi những nămqua là điều không thể phủ nhận
Truyện dài đầu tiên được Nguyễn Nhật Ánh ra mắt là Trước vòng chung kết (NXB Măng Non, 1985) được độc giả hăng hái đón nhận Liên tiếp sau đó, những truyện Cú phạt đền (1985), Truyện cổ tích dành cho người lớn (1987), Bàn có năm chỗ ngồi (1987), Còn chút gì để nhớ (1988), Cô gái đến
từ hôm qua (1989), Chú bé rắc rối (1989), Nữ sinh (1989),… lần lượt được
trình làng Dần dần từ đó, nhà văn gắn bó với thiếu nhi và tuổi mới lớn bằngmột sự đồng cảm, thấu hiểu và lòng nhiệt tình không hề thay đổi Mỗi năm,Nguyễn Nhật Ánh lại cho xuất bản ít nhất một tác phẩm như là mòn quá dànhtặng cho các em Kết quả của sự miệt mài lao động chính là ở số lượng tácphẩm đồ sộ của nhà văn Cho đến nay, ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm
trong đó phải kể đến hai bộ truyện đồ sộ nhất là Kính vạn hoa và Chuyện xứ Lang Biang.
Kính vạn hoa là một bộ truyện dài gồm 54 tập mang tính hài hước kể
về những chuyện vui buồn trong thế giới học trò, những trò nghịch ngợm,những trò chơi thú vị, những bài học cuộc sống sâu sắc và đầy ý nghĩa.Những nhân vật chính là Quý ròm, nhỏ Hạnh, Tiểu Long và các nhân vậtkhác Mỗi tập là một câu chuyện khác nhau xung quanh ba cô cậu học trò này
trong suốt thời gian từ cuối năm lớp 7 đến đầu năm lớp 10 Những tập Kính vạn hoa có thể coi là những cuốn sách tâm lí của tuổi học trò Thế giới trẻ thơ
Trang 32hồn nhiên, sống động, vui tươi được tác giả khắc họa chân thực, hấp dẫn trêntừng trang truyện.
Chuyện xứ Lang Biang là một bộ truyện dài gồm 4 phần chia thành 28
tập đươc xuất bản những tập đàu tiên vào năm 2004 và tập cuối cùng vào năm
2006 Truyện kể về chuyến phiêu lưu kì thú của hai nhân vật là Nguyên vàKăply bị lạc vào xứ phù thủy Lang Biang và tình cờ trở thành hai “chiến binhgiữu đền” có sứ mệnh chống lại phe Hắc Ám Tuy câu chuyện đươc kể trongmột không gian phù thủy đầy huyền bí nhưng tên các nhân vật lại được đặtmang đậm màu sắc Tây Nguyên Truyện được ra đời trong bố cảnh truyện
dịch đang tràn làn trong đời sống Việt và truyện Harry Potter đang “làm mưa làm gió” trên văn đàn Viết Chuyện xứ Lang Biang Nguyễn Nhật Ánh muốn
thiếu nhi Việt Nam được đọc những câu chuyện thần thoại do chính các nhà
văn Việt Nam viết chứ không phải là sự lặp lại của Harry Potter Khác với Harry Potter, cái ác và cái chết trong Chuyện xứ Lang Biang không được đẩy
đến tận cùng mà đôi khi nhà văn dùng giọng văn hài hước để làm nó nhẹnhàng hơn, phù hợp với thiếu nhi hơn Truyện còn mang tính nhân bản sâusắc ở việc đề cao những giá trị cao đẹp của tình bạn, được thể hiện qua nhữngkhó khăn và thử thách Nhà văn chủ trương không xây dựng hình tượng anhhùng cá nhân như hầu hết các truyện nước ngoài khác Đây cũng chính là mộttrong những điểm đặc trưng rõ nét của truyện Nguyễn Nhật Ánh Sự ra đời
của Chuyện xứ Lang Biang có thể coi là bước khởi đầu, là sự thử nghiệm cho
những tác phẩm mới với nội dung và cách thể hiện phong phú, đa dạng, hấpdẫn cho lứa tuổi thiếu nhi
Sau đó, một loạt các truyện dài và tạp văn lần lượt được ra mắt độc giả
Có thể kể đến các truyện dài như bút kí của một chú Cún: Tôi là Bêtô (2007); Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008); Đảo mộng mơ (2009), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010), Lá nằm trong lá (2011), Có hai con mèo ngồi bên
Trang 33cửa sổ (2012), Ngồi khóc trên cây (2013), Chúc một ngày tốt lành (2014), Bảy bước tới mùa hè (2015) Ngoài ra còn một số tạp văn như Sương khói quê nhà (2012), Người Quảng ăn mì Quảng (2012), Thương nhớ Trà Long
(2014) Cho đến nay, Nguyễn Nhật Ánh đã xuất bản 2 bộ truyện nhiều tập, 31truyện dài, 6 tập truyện ngắn, 3 tạp văn (tính đến hết năm 2015) Đó là kếtquả của sự lao động miệt mài, không ngừng nghỉ của tác giả
Từ khi xuất hiện trên văn đàn đến nay, Nguyễn Nhật Ánh không chỉ đạt
và giữ vững kỉ lục về khối lượng tác phẩm và số lượng bản in nhiều nhất màcòn là nhà văn viết cho thiếu nhi được nhiều giải thưởng nhất Đó là giải vănhọc Trẻ hạng A (1990) do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao cho
truyện dài Chú bé rắc rối, Giải thưởng văn học (2002) của Hội nhà văn Việt Nam cho bộ Kính vạn hoa, Huy chương Vì thế hệ trẻ (2003) của Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Giải cuốn sách hay nhất 2007 do bạn đọc Báo lao
động bình chọn và Giải thưởng Hội nhà văn Tp.Hồ Chí Minh cho cuốn Tôi là Bêtô, Gải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam (2009) và giải thưởng văn học ASEAN (2010) cho tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Giải thưởng
FAHASA (2012),… Năm 1995, Nguyễn Nhật Ánh được bầu chọn là nhà vănđược yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) và sau này là 30 năm (1995-2005) do Thành đoàn TP Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ tổ chức
Vừa là nhà văn, Nguyễn Nhật Ánh còn vừa là phóng viên, bình luậnviên thể thao, là người phụ trách trang thiếu nhi chuyên “gỡ rối tơ lòng” chocác em Những công việc ấy giúp nhà văn nắm bắt nhanh nhạy những vấn đềthời sự của cuộc sống cũng như tâm tư tình cảm của lứa tuổi hoa niên và biếnchúng thành chất liệu sáng tác Điều đó giúp cho từng trang viết của tác giảvừa mang tính thời sự, vừa gần gũi với các em Và với từng lứa tuổi, tác giảlại đem đến cho các em những niềm vui, khám phá khác nhau Viết cho lứa
tuổi mới lớn (Cô gái đến từ hôm qua, Nữ sinh, Phòng trọ ba người, Mắt biếc,
Trang 34Trại hoa vàng, Bảy bước tới mùa hè,…) nhà văn “thể hiện cái “duyên thầm” thông minh, hóm hỉnh” (Lã Thị Bắc Lí) trong việc khám phá những suy tư,
trăn trở và những rung động đầu đời của lứa tuổi mới lớn Nhưng không
giống như các tác giả khác cũng viết về những trăn trở của tuổi hoa niên Mái trường thân yêu - Lê Khắc Hoan, Những tia nắng đầu tiên- Lê Phương Liên,
…tình cảm được đặt trong môi trường cộng đồng, mang tính lí tưởng cao cả,Nguyễn Nhật Ánh đã để cho các nhân vật của mình bộc lộ những tình cảm đóhết sức tự nhiên trong cuộc sống thường nhật Nhà văn đã trả các em về vớichính mình, được sống là chính mình với những cảm xúc có khi là một chúttiếc nuối, một nỗi nhớ khắc khoải, hoặc một nỗi buồn man mác trong sự chia
lìa, cách xa,… “Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác những kỉ niệm tuổi học sinh của mình để viết lên những trang văn trữ tình đầy chất thơ mà cũng rất hóm hỉnh Anh hiểu thấu những chuyển biến tâm lí tinh tế của cái tuổi đang ngấp nghé làm người lớn với những rung động đôi khi bất ngờ đến khó hiểu”
[48;23] Còn đối với lứa tuổi học sinh cấp 2, Nguyễn Nhật Ánh lại đi vào khaithác những câu chuyện trường lớp, sách vở; các mối quan hệ với bạn bè, thầy
cô; những trò chơi tinh nghịch,… mà bộ Kính vạn hoa là một tác phẩm tiêu
biểu Viết cho lứa tuổi mầm non và tiểu học nhà văn lại có bộ truyện tranh
Bim và những chuyện thần kì, Chuyện xứ Lang Biang,… phù hợp với tâm lí
ưa khám phá, thích tìm hiểu của trẻ nhỏ Các yếu tố thần kì của truyện cổ tíchđược sử dụng khéo léo tạo nên sự cuốn hút đối với các em Đó cũng là mộttrong những khía cạnh của tính đại chúng trong sáng tác cho thiếu nhi củaNguyễn Nhật Ánh
Như đã nói ở trên, truyện của Nguyễn Nhật Ánh như là món quà dànhtặng cho các em thiếu nhi bởi đó là những châu chuyện viết cho các em vàviết về các em Cho nên, nó có sức hấp dẫn đối với đông đảo bạn đọc nhỏ tuổi
từ nhi đồng cho đến lứa tuổi mới lớn Tính đại chúng của truyện Nguyễn Nhật
Trang 35Ánh nằm ngay trong chính sự hấp dẫn, cuốn hút đối với những độc giả nhỏtuổi này Sự lôi cuốn nằm ngay trong cách kể chuyện hà hước, dí dỏm phùhợp với tâm lí trẻ thơ cho đến những cuộc chơi, cuộc khám phá đầy thú vị Vàquan trọng hơn nữa là ở sự hồn nhiên, ngây thơ mà rất chân thành ở chính các
em Thế nhưng truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ đơn thuần làviết cho trẻ con mà tác giả còn muốn viết cho “những ai từng là trẻ con” Từnhững câu chuyện của con trẻ ấy mà khiến cho người lớn cũng phải trăn trở,suy ngẫm Hơn nữa, với tinh thần lao động nghiêm túc và trách nhiệm, mỗitác phẩm là một nỗ lực, một sự đóng góp của tác giả cho quá trình vận độngđổi mới của văn học thiếu nhi Với tính đặc tuyển ấy, truyện viết cho thiếu nhicủa Nguyễn Nhật Ánh hẳn không phải chỉ đơn thuần là những câu chuyện đọc
để chơi hay đọc để rồi “người ta quên ngay sau khi đọc” mà đó là những đónggóp quan trọng cho văn học thiếu nhi Việt Nam
… Ở đây, tính đặc tuyển trong văn học thiếu nhi là phẩm tính nghệ thuậttrong các tác phẩm viết cho các em nhằm đem đến cho văn học thiếu nhi diệnmạo mới, góp phần vào sự vận động và đổi mới của toàn bộ nền văn học.Tínhđại chúng là tính chất bình dân, hướng đến số đông độc giả bình dân Nói đếntính đại chúng là nói đến tính chất giải trí và giáo huấn Tính đại chúng trongvăn học thiếu nhi nằm ở tính giải trí hấp dẫn với đối tượng trẻ em, phục vụnhu cầu tinh thần của đông đảo thiếu nhi Qua đó, đem đến cho các em nhữngbài học giáo dục bổ ích Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút tiêu biểu cho văn
Trang 36học thiếu nhi thời kì Đổi mới Với sự hăng say, miệt mài lao động, ông giữnhiều kỉ lục về số lượng tác phẩm cũng như các giải thưởng Với quan niệmnghệ thuật tiến bộ, truyện của Nguyễn Nhật Ánh vừa mang tính chất đặctuyển lại vừa có tính đại chúng Truyện của ông được viết ra không chỉ dànhcho trẻ con mà còn cho những ai từng là trẻ con Nghĩa là truyện của NguyễnNhật Ánh vừa làm thỏa mãn nhu cầu của đại chúng trong văn học thiếu nhi làtuổi thơ Đồng thời, những tác phẩm ấy cũng có giá trị nghệ thuật khiến chocông chúng đặc tuyển không thể bỏ qua một hiện tượng văn học - NguyễnNhật Ánh.
Trang 37CHƯƠNG 2: TÍNH ĐẶC TUYỂN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH
Văn học thiếu nhi là một mảng quan trọng trong toàn bộ nền văn học.Cho nên, dù là văn học viết cho các em nhưng ở những tác phẩm có giá trịngoài phục vụ nhu cầu thẩm mĩ, thị hiếu của các em thì nó còn mang nhữnggiá trị nghệ thuật nhất định Qua quá trình tìm hiểu, khảo sát các sáng tác củaNguyễn Nhật Ánh, chúng tôi nhận thấy rằng các tác phẩm của ông không phảichỉ đơn thuần là những câu chuyện mua vui cho con trẻ mà vẫn có những giátrị nghệ thuật Đó là kết quả của sự nỗ lực tìm tòi, đổi mới của nhà văn cả vềnội dung và hình thức nghệ thuật Giá trị nghệ thuật mà các tác phẩm củaNguyễn Nhật Ánh mang lại góp phần không nhỏ trong tiến trình vận động,phát triển, đổi mới của văn học thiếu nhi Nghiên cứu tính đặc tuyển trongtruyện Nguyễn Nhật Ánh là chúng tôi đi vào nghiên cứu những phẩm tínhnghệ thuật trong các tác phẩm của ông Những phẩm tính ấy đáp ứng đượcnhu cầu, đỏi hỏi thẩm mĩ, hứng thú nghiên cứu của lớp công chúng đặc tuyển
- những nhà nghiên cứu tâm huyết với thiếu nhi,… và cũng là những người
“từng là trẻ em” Sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh có sự dung hợp hài hòa giữatính đặc tuyển và tính đại chúng Dưới đây, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứunhững khía cạnh cụ thể mà theo chúng tôi là tính đặc tuyển được biểu hiệnđậm đặc, rõ nét hơn cả
2.1 Những tình huống giáo dục hấp dẫn và những triết lí nhân sinh, thế sự sâu sắc
2.1.1 Xây dựng những tình huống giáo dục hấp dẫn
Ở Nguyễn Nhật Ánh có sự kết hợp “ba trong một”: ông vừa là một nhàvăn tâm huyết với văn học thiếu nhi, vừa là một nhà tâm lí học am hiểu tuổithơ, lại cũng là một nhà giáo dục học đầy trách nhiệm Nguyễn Nhật Ánh viết
Trang 38truyện cho trẻ em không chỉ đơn thuần tạo một “không gian” riêng để các emđược vui thích sống trong thế giới tuổi thơ của mình hay để cho người lớnđược sống lại một thời đã qua Mà kèm theo đó là những bài học giáo dục sâusắc và quý giá Nguyễn Nhật Ánh không phải giáo huấn bằng những bài giảngđạo lí khô khan, cũng không lên giọng cao đạo dạy dỗ Nhà văn xây dựngnhững tình huống giáo dục rất tự nhiên, hấp dẫn để các em vừa được vui chơivừa có được những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc Tình huống giáo dục ở đâyrất đa dạng Có khi bài học được bật ra trong những trò chơi, thói quen sinhhoạt; có khi lại được tìm thấy sau mỗi lần các cô cậu học trò mắc phải sai lầm,
… Đó không phải là những bài học áp đặt một chiều mà nhà văn chỉ đưa ranhững tình huống để các bạn nhỏ tự mình tìm ra cách giải quyết Những bàihọc về bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội trong học đường,…được nhà văn truyền tải khéo léo mà cụ thể trong các tác phẩm của mình Câu
chuyện Ngồi khóc trên cây có thể coi là một thông điệp về giữ gìn, bảo vệ môi
trường tự nhiên mà tác giả muốn gửi gắm đến các em Tác giả không ra sứckêu gọi các em hành động vì môi trường mà trái lại, thông qua những việclàm của cô bé Rùa, Nguyễn Nhật Ánh đã để cho các em tự nhận thấy đượcmình cần phải làm gì, nên làm gì Chắc chắn khi đọc truyện, bạn nhỏ nàocũng yêu quý cô bé Rùa bởi khả năng đặc biệt - trò chuyện với loài vật, vàhành động bảo vệ, ân cần chăm sóc các con thú nhỏ của em Hành động bảo
vệ bầy thú rừng khỏi phường thợ săn trong làng và sự chăm sóc cho con naiTập Tễnh của Rùa đã cho các em thấy các em nên có những hành động cụ thểnhư thế nào để bảo vệ cuộc sống tự nhiên hoang dã Hành trình Rùa dẫn Đôngvào khu rừng - nơi đang bảo vệ con Tập Tễnh, cũng là hành trình nhà văn dẫndắt các em đi tìm hiểu những vẻ đẹp của cuộc sống tự nhiên Nào là biết baoloài cây khác nhau, bao con vật đẹp một vẻ đẹp đầy quyến rũ: con sóc có cáiđuôi thật đẹp, con khỉ Miếng Vá tinh nghịch, con nai Tập Tễnh có bộ lông
Trang 39nhìn thật thích mắt Tác giả đã chỉ cho các em thấy môi trường tự nhiên đẹpnhư thế nào, từ đó khơi dậy trong các em tình yêu thiên nhiên Từ đó mới cóhành động cụ thể để bảo vệ môi trường đang ngày một bị tàn phá nghiêmtrọng Chắc chắn với tình huống giáo dục như thế sẽ giúp các em tự giác ýthức được trách nhiệm của mình hơn và có những hành động phù hợp Nhữngbài học vì thế mà nhẹ nhàng, dễ tiếp nhận mà không kém phần thấm thía, sâusắc Có thể nói, nếu như không có sự am hiểu của một nhà tâm lí, trách nhiệmcủa một nhà giáo dục và tâm huyết của một nhà văn, Nguyễn Nhật Ánh khó
có thể có được những trang văn như thế
Mỗi câu chuyện lại đem đến cho độc giả nhỏ tuổi những bài học khác
nhau Nếu Ngồi khóc trên cây là thông điệp về bảo vệ môi trường thì Đảo mộng mơ lại đem đến bài học nhận thức và hành động chống lại tệ nạn ma túy
học đường Trong cuộc chơi của Tin, Bảy và Thắm tại “hòn đảo mộng mơ”,các em đã phát hiện ra sự thật về cậu bé nhà hàng xóm đã lấy trộm đồ của giađình Lần theo dấu vết, các em phát hiện cậu bé đó bị bọn xấu rủ rê hít matúy Ba cô cậu ấy cùng với mẹ cậu bé bị nghiện đã phát hiện và ngăn chặn kịpthời Hành động dũng cảm đấu tranh chống lại tệ nạn ma túy ấy của Tin, Bảy,Thắm là tấm gương sáng cho các em noi theo Hay như trong giờ kiểm travăn, cả ba bạn nhỏ này đều kể về một hòn đảo hoang mà các em đã chinhphục, giống nhau đến từng chi tiết Cô đã nghi ngờ ba em chép bài của nhau.Bằng sự thẳng thắn, thành thực, các em đã chứng minh, thuyết phục được côrằng mình không chép bài bạn mà là kết quả của cuộc chơi trên hòn đảo tưởngtượng Bài văn là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của trẻ nhỏ Đó làbài học mà nhà văn gửi gắm không chỉ cho trẻ con mà còn là thông điệp chongười lớn: hãy tạo cho các em không gian riêng để được chơi, hãy để các emhọc mà chơi, chơi mà học
Trang 40Không chỉ bài học được rút ra trong các cuộc chơi mà còn được rút ra
ngay cả trong những lần các em mắc lỗi lầm Thiều trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một trường hợp như thế Thiều là một người anh nhưng có
phần ích kỉ, ranh mãnh đã không ít lần gây ra tai họa cho em Khi thì ném đãtrúng đầu em, lúc lại quậy phá để mình em chịu đòn Nặng nề nhất là lầnThiều đánh em đến mức tưởng chừng như không thể đứng dậy được Sau mỗilần lầm lỗi ấy, Thiều đã ăn năn, hối hận về hành động của mình và càngthương em hơn Đặt Thiều vào những lần mắc lỗi ấy, nhà văn chỉ ra cho các
em thấy những đức tính nào ta cần hướng đến, những điểm gì cần khắc phục
ở mỗi đứa trẻ Chắc hẳn không đứa trẻ nào là không mắc sai lầm nhưng quantrọng là các em phải tự nhận thấy lỗi lầm mình mắc phải và có ý thức sửachữa nó Quan trọng hơn là bài học về tình yêu thương không chỉ giữa nhữngngười trong gia đình (Thiều - Tường) mà còn là tình làng nghĩa xóm (gia đìnhThiều với gia đình Mận) Từ đó, nhà văn giúp các em biết sống chan hòa vàyêu thương mọi người hơn
Tình huống giáo dục còn được xây dựng đặt trong mối quan hệ giữanhân vật với những người xung quanh Từ cách ứng xử của các em với nhữngmối quan hệ khác nhau, nhà văn giúp các em có được những bài học trong
cách sống, cách ứng xử với mọi người Trong truyện Tôi là Bê-tô, tác giả đặt
nhân vật Bê-tô vào nhiều mối quan hệ khác nhau để suy ngẫm, ứng xử Cáinhìn của Bê-tô trong các mối quan hệ thực chất là cái nhìn của một người lớngiàu trải nghiệm nhưng vẫn không làm mất đi cái hồn nhiên của tuổi thơ Quacâu chuyện ta có thể thấy hiếm có nhà văn nào có khả năng sống mãi với tuổithơ như Nguyễn Nhật Ánh Cách ứng xử của Bê-tô với các bạn Lai-ca và Bi-
nô đem đến cho các em bài học về tình bạn Những người bạn tốt là nhữngngười bạn luôn ở bên động viên, an ủi, cùng nhau chơi đùa, chia sẻ nhữngniềm vui, nỗi buồn Tình yêu thương của gia đình chị Ni với Bê-tô và những