Chính nó đã mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại và đã làm xuất hiện một loạt các nhà thơ mới với cá tính sáng tạo độc đáo như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGÔ THỊ OANH
DẤU ẤN CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG
TRONG TẬP TINH HUYẾT
CỦA BÍCH KHÊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học:
TS MAI THỊ HỒNG TUYẾT
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà nội 2, đặc biệt là TS.Mai Thị Hồng Tuyết đã trực tiếp tạo mọi điều kiện, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành khóa luận này
Do còn hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp
ý từ các thầy cô và các bạn sinh viên
Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Tác giả khóa luận
Ngô Thị Oanh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
-Khóa luận này là sự nghiên cứu của cá nhân dưới sự hướng dẫn của TS Mai
Thị Hồng Tuyết
-Những số liệu và tài liệu được trích dẫn trong đây là trung thực;
-Kết quả nghiên cứu này không trùng lặp với bất cứ công trình nào được công
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
2.2 Giai đoạn từ 1945 đến 1975 3
2.3 Giai đoạn sau 1975 cho đến ngày nay 5
3 Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 7
3.1 Mục đích của khóa luận 7
3.2 Nhiệm vụ của khóa luận 7
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Cấu trúc khóa luận 8
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHONG TRÀO THƠ MỚI GIAI ĐOẠN CUỐI 9
1.1 Khái quát về chủ nghĩa tượng trưng 9
1.1.1 Khái niệm tượng trưng 9
1.1.2 Sự hình thành của chủ nghĩa tượng trưng 10
1.1.3 Tuyên ngôn và đặc trưng thẩm mĩ của chủ nghĩa tượng trưng 12
1.2 Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đến phong trào Thơ mới giai đoạn cuối 16
1.2.1 Khái quát về phong trào Thơ mới giai đoạn cuối 16
1.2.2 Dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong phong trào Thơ mới giai đoạn cuối 18
Chương 2: DẤU ẤN CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG TRONG TẬP TINH HUYẾT CỦA BÍCH KHÊ 22
2.1 Trực giác và vô thức trong Tinh huyết 23
Trang 52.1.1 Khái niệm trực giác và vô thức 23
2.1.2 Biểu hiện của trực giác và vô thức trong Tinh huyết 26
2.2 Biểu tượng trong Tinh huyết của Bích Khê 35
2.2.1 Khái niệm biểu tượng 35
2.2.2 Biểu tượng nghệ thuật trong Tinh huyết của Bích Khê 38
2.3 Cấu trúc hình ảnh như là sự tương giao giữa các giác quan 48
2.4 Nhạc tính trong Tinh huyết 51
2.4.1 Nhạc tính được tạo nên từ “thanh” và “ vần” 52
2.4.2 Nhạc tính được tạo nên từ những cấu trúc đặc biệt 56
KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Vào những năm đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc trên tất cả các phương diện đời sống, trong đó có văn học Một trong những thay đổi lớn của nền văn học là sự xuất hiện của phong trào Thơ mới (1932 - 1945) Dù ra đời và phát triển trong khoảng thời gian không dài nhưng Thơ mới đã có đóng góp hết sức to lớn cho văn học nước nhà Chính
nó đã mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại và đã làm xuất hiện một loạt các nhà thơ mới với cá tính sáng tạo độc đáo như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương Trong số
đó, Bích Khê là một trường hợp khá đặc biệt Tác giả này bước vào làng thơ rất sớm, khi còn tuổi thiếu niên và đã có nhiều bài thơ đạt đến trình độ già dặn, được nhiều bậc túc nho tán thưởng Nhưng đến năm 1936, ông không sáng tác theo lối thơ cũ mà lại đi theo lối sáng tác của thơ mới Vừa xuất hiện trên thi đàn Thơ mới, ông đã làm kinh ngạc biết bao người, bởi cách cảm thụ thế giới bằng cả cảm giác và trực giác, tưởng tượng lẫn trí tuệ; bởi cách xây dựng các lớp hình tượng mới mẻ bằng một thứ ngôn ngữ “quái đản”, biến hoá, bất ngờ, táo bạo; và bởi lối diễn đạt mới lạ, giăng mắc, mê hoặc và đầy
ám ảnh Tuy nhiên, cho đến nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, thơ Bích Khê vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá và nghiên cứu một cách đúng mức, thoả đáng
Trong số các tác phẩm của Bích Khê, tập thơ Tinh huyết hiển nhiên là
tác phẩm được biết đến rộng rãi hơn cả, giản dị là vì đây có lẽ là tác phẩm duy nhất của nhà thơ này được in thành sách ngay sinh thời tác giả, trong khi những tác phẩm còn lại phải chịu khoảng thời gian nằm trong im lặng khá lâu (tính bằng hàng mấy chục năm) mới đến được công chúng, và đến công chúng chỉ với tư cách là những di cảo Ðiều này cũng có nghĩa là, nếu muốn
Trang 7luận bàn về ảnh hưởng của thơ Bích Khê đến phong trào Thơ Mới đương thời, hiển nhiên phải tập trung chú ý vào tập thơ này
Tinh huyết của Bích Khê chịu ảnh hưởng sâu sắc từ chủ nghĩa tượng
trưng, do đó nó được viết theo một lối thơ hoàn toàn mới Chính cái mới ấy
đã tạo ra rào cản đối với quá trình tiếp nhận văn học theo cách truyền thống của bạn đọc Nhưng hơn hết, những cái mới ấy đã tạo nên được nét độc đáo
và đóng góp rất nhiều trong việc tạo nên tên tuổi của nhà thơ
2 Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay, trong các công trình nghiên cứu về Bích Khê, vấn đề dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong thơ ông ít nhiều đã được đề cập đến Sau đây, trên cơ sở điểm qua quá trình nghiên cứu về thơ ông, chúng tôi sẽ điểm lại những bài viết, những công trình đề cập hoặc có liên quan đến tập thơ này
Nhìn trên tổng thể, lịch sử nghiên cứu thơ Bích Khê có thể chia làm ba giai đoạn: trước năm 1945, từ năm 1945 đến năm 1975 và từ năm 1975 đến nay
2.1 Giai đoạn trước 1945
Đương thời ông chỉ mới kịp in tập Tinh huyết do Trọng Miên xuất bản
tại Hà Nội (1939) Tập thơ gồm 4 phần với tổng số 34 mục bài Do đó, thời
kỳ này người ta bàn về thơ ông chưa nhiều Có thể kể đến mấy bài viết của các tác giả như Hàn Mặc Tử, Trọng Miên, Hoài Thanh, Hoài Chân
Hàn Mặc Tử trong bài tựa Bích Khê - thi sĩ thần linh đã thực sự rung động, đồng cảm, nhập thân và nhiệt thành đánh giá cao Bích Khê “Bích Khê
là người có tài, có sẵn cái tài đã lâu, chỉ gặp cơ hội là phát triển, là bao nhiêu anh hoa đều tiết lộ ra ngoài” [7,10] và không hết lời ca ngợi tài năng của ông “bắt cái vô hình trở nên hữu hình, khiến cái chết trở nên sống, cho sự vật câm không còn là câm nữa”
Trang 8Cùng với Hàn Mặc Tử, Trọng Miên trong Lời bạt Tinh huyết, cũng đã
có những cảm nhận, khái quát ngắn gọn và đánh giá cao Bích Khê cả về
nguồn cảm xúc và thi tứ đạt đến tột đỉnh mọi sắc độ: “Tinh huyết vang dội một nỗi đau khổ tuyệt vọng phủ qua màu sắc truỵ lạc ồ ạt như muốn chảy tràn vào đường gân, mạch máu của tôi Nhạc và lệ, đẹp và dâm, cuồng và ánh sáng, Bích Khê hoà hợp thành một dòng Tinh huyết tân kỳ” [dẫn theo Nguyễn
Hữu Sơn, 113, tập1, 134]
Tiếp đến, Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam (1942) thì lại tỏ ra ngập ngừng, e dè khi làm quen thơ Bích Khê Ông viết: “Tôi đã đọc không biết đọc mấy chục lần bài Duy tân, tôi thấy trong đó có nhiều câu thật đẹp Nhưng tôi không dám chắc bài thơ đã nói hết cùng tôi những nỗi niềm riêng của nó hình như vẫn còn gì nữa còn các bài khác hoặc chưa xem hoặc mới đọc có đôi ba lần Mà thơ Bích Khê, đọc đôi ba lần thì cũng như chưa đọc” [4, 279]
Dù thế nào thì đây cũng là những lời đánh giá thật sự thành thực của Hoài Thanh về thơ Bích Khê Lí giải cho cách đánh giá của Hoài Thanh về thơ Bích Khê có lẽ là do Hoài Thanh đánh giá Thơ mới từ nhãn quan của chủ nghĩa lãng mạn nhưng thơ Bích Khê lại được viết theo chủ nghĩa tượng trưng Chính vì vậy mà những đánh giá của Hoài Thanh là hoàn toàn dễ hiểu
Như vậy, trong khoảng thời gian này, mặc dù người ta bàn về ông chưa nhiều nhưng nhìn chung, những người đương thời đã sớm nhận ra và đánh giá cao tài năng của Bích Khê
2.2 Giai đoạn từ 1945 đến 1975
Ở thời điểm mà đất nước bị chia cắt thành hai miền Bắc-Nam, thơ Bích Khê ở miền Bắc không được đón nhận, bởi lẽ ông bị vướng vào một nghi án chính trị Nhưng ở miền Nam lại hoàn toàn khác, Bích Khê được biết đến như một thiên tài thơ ca có những đóng góp lớn vào nền thi ca hiện đại Việt Nam
Người mở đầu cho giai đoạn nghiên cứu này là Đinh Cường với bài viết Cuộc
Trang 9đời và thi nghiệp Bích Khê đăng trên tạp chí Văn hoá Á Châu số 22 tháng 1 năm 1960 Năm 1963, Đinh Cường có tiếp bài Nhạc và hoạ trong thơ Bích Khê, tác giả chỉ ra:“Bích Khê đã phát ra một rung động mới mẻ và thường dùng những biểu tượng để diễn tả những hình ảnh và những ý tưởng khác lạ
có đủ ma lực để gợi ra hay làm sáng tỏ đối tượng” [17, 164] Và đến năm
1966, trên báo Văn, một tập san Văn học nghệ thuật có uy tín được xuất bản ở
đô thị miền Nam trước năm 1975, đã cho ra một số báo đặc biệt để tưởng niệm Bích Khê: số 64 ra ngày 15/8/1966 Trên tập san này đã giới thiệu 8 bài viết đặc sắc của các tác giả là nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học như:
Đôi nét về cuộc đời Bích Khê của Quách Tấn; Bích Khê có khuynh hướng chính trị không; Nhân nhớ Bích Khê và thơ bích Khê bàn về thơ tượng trưng của Tam Ích; Người em Bích Khê của Lê Thị Ngọc Sương
Năm 1974, trên tạp chí Văn học số chuyên đề về Bích Khê ra ngày
20-11 có bài viết Bích Khê: Dòng thơ, khoảng thơ và thời gian của Phạm Hoài Việt; Thế giới thơ tượng trưng Bích Khê của Phạm Kim Thịnh và Tinh huyết của Bích Khê của Lê Huy Oanh Trong bài viết này, tác giả Lê Huy Oanh đã
phát hiện thấy ở ông một tài năng xây dựng biểu tượng rất độc đáo, ám gợi
Ngoài các số báo chuyên đề, Bích Khê còn xuất hiện trong các tuyển
thơ như của Nguyễn Tấn Long, Thi ca Việt Nam hiện đại của Trần Tuấn Kiệt (1965), Thi nhân tiền chiến (quyển hạ 1969), Đời Bích Khê của Quách Tấn
(1971) Nhìn chung trong các bài viết này, các tác giả đều tập trung nghiên cứu đời và thơ Bích Khê, đặc biệt là thơ Tuy các ý kiến của các bài viết nhiều
khi chưa thống nhất nhưng nhìn chung, họ đều khẳng định Bích Khê là “nhà thơ của sáng tạo và cách tân, là người gieo hạt giống thơ cho mùa sau” (Trần
Hoài Anh)
Trang 102.3 Giai đoạn sau 1975 cho đến ngày nay
Sau khi nước nhà độc lập, đặc biệt sau 1986, cũng như Thơ mới nói chung, Bích Khê và thơ Bích Khê được nhìn nhận lại một cách khách quan và công bằng hơn Hàng loạt những bài viết với những kiến giải, phân tích khá sâu sắc và thấu đáo nối tiếp nhau xuất hiện Năm 1988, tập Thơ Bích Khê do
Sở văn hoá thông tin Nghĩa Bình phát hành, di sản thơ ca của thi nhân đã có dịp đến với người đọc tương đối đầy đủ Ngoài ra, còn có một số công trình
khác có giá trị như: Bích Khê, khuôn mặt độc đáo trong phong trào Thơ mới (Lê Hồng Khánh, 1990), Bích Khê, con chim yến của thời gian (Võ Tấn Cường, 1995), Bích Khê - sự nhận thức ngôn từ (Đỗ Lai Thuý, 1997)
Tiếp đến năm 2005, Nhà xuất bản Văn học đã cho ra đời cuốn 70 năm đọc thơ Bích Khê sưu tầm 59 bài thơ và 16 bài viết của nhiều tác giả đọc thơ Bích Khê hơn 70 năm qua, nhằm mục đích để trân trọng và bảo tồn “một loại
di sản văn hoá có giá trị”
Đến tháng 2 năm 2006, một Hội thảo về thơ Bích Khê được tổ chức tại Quảng Ngãi để kỉ niệm 60 năm ngày mất của thi nhân Đây là cuộc hội thảo đầu tiên về thơ Bích Khê được tổ chức khá quy mô, với trên 40 tham luận của các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu có tên tuổi trong cả nước Các tham
luận: Đặc sắc thơ Bích Khê của nhà thơ Vũ Quần Phương, Tập thơ Tinh Huyết của Bích Khê và giai đoạn phát triển thứ hai của thơ mới của nhà phê bình Lại Nguyên Ân; Bích Khê với ca trù của nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha; Những đóng góp của Bích Khê vào nền thơ ca hiện đại Việt Nam của giáo sư
Lê Hoài Nam đều nói lên cái hay, cái đẹp trong thơ Bích Khê, cũng như cuộc đời và sự nghiệp của ông đã cống hiến hết mình vì thi ca; đồng thời các tham luận cũng lên tiếng minh oan cho nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh này
Trong số đó, có nhiều bài viết đề cập và phân tích những dạng thức
khác nhau của biểu tượng trong thơ Bích Khê như Ảnh hưởng của Baudelaire
Trang 11trong thơ Bích Khê của Nguyễn Thị Đỗ Quyên Ở bài viết này tác giả đã chỉ
ra những điểm tương đồng giữa Bích Khê và Ch.Baudelaire trong quan niệm thẩm mỹ: “cái đẹp hiện diện ngay trong những cái hỗn độn xô bồ của cuộc sống” Đặc biệt là Bích Khê đã ảnh hưởng và học tập Baudelaire “tính biểu trưng”, tức là đều chủ trương phản ánh thế giới bằng biểu tượng Đó cũng là lí
do khiến Bích Khê chọn biểu tượng làm phương tiện biểu hiện đắc lực trong thơ mình Tác giả còn cho rằng biểu tượng trong thơ Bích Khê đều là những
“mã hoá” đang cần những chìa khoá giải mã
Như vậy, với việc điểm qua những công trình, bài viết liên quan đến thơ Bích Khê, chúng tôi thấy rằng, viết về ông tuy ít nhưng hầu như thời nào cũng có Có ý kiến thì đề cao khẳng định thơ ông và những cách tân về thơ;
có ý kiến thì vẫn còn dè dặt, phân vân Mặc dù còn có nhiều cách tiếp cận không giống nhau như thế là do khác nhau về tâm lí, về thời đại song nhìn chung, các tác giả đều khẳng định vẻ đẹp cuộc đời và thơ Bích Khê với những
giá trị mới lạ, nó như là một “viên ngọc quý một loại di sản văn hoá có giá trị cần được trân trọng và bảo tồn” [8]
Còn với những công trình có đề cập đến Dấu hiệu của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Bích Khê thì còn hạn chế Chính vì thế, khiến cho người đọc
trong quá trình tìm hiểu và cảm nhận về thơ Bích Khê chưa có một cái nhìn bao quát và toàn diện về những đóng góp của ông Trong điều kiện như vậy, chúng tôi cố gắng đưa ra một cách nghiên cứu tương đối có tính hệ thống về
Dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Bích Khê, trên cơ sở tiếp thu có lựa
chọn của những công trình trước
Do đó, trong công trình này, chúng tôi triển khai vấn đề này để người đọc có thêm một góc nhìn, một cơ sở đánh giá những thành tựu mà Bích Khê
đã đạt được
Trang 123 Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận
3.1 Mục đích của khóa luận
Thực hiện đề tài: Dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong tập Tinh huyết
của Bích Khê, chúng tôi hy vọng đem đến một cách nhìn đầy đủ về ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đến Bích Khê cũng như những sáng tạo riêng của nhà thơ
3.2 Nhiệm vụ của khóa luận
Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận này chúng tôi đi sâu tìm hiểu về
“Dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong tập Tinh huyết của Bích Khê”, trong
tương quan của chủ nghĩa tượng trưng tiếp nhận và ảnh hưởng của nó đến thơ Bích Khê mà cụ thể hơn là tập thơ Tinh huyết Để từ đó thấy được những giá trị độc đáo trong thơ ca của Bích Khê cũng như vai trò của ông trong phong trào Thơ mới giai đoạn cuối
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi là tập trung đi tìm hiểu: Dấu ấn chủ nghĩa tượng tương trong
tập Tinh huyết của Bích Khê
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về tài liệu: Chúng tôi có sử dụng những bài nghiên văn học cứu xoay
quanh các vấn đề: chủ nghĩa tượng trưng, thơ Bích Khê, tập Tinh huyết
- Về phạm vi vấn đề: Chúng tôi tập trung vào mấy vấn đề chính sau: + Vị trí và vai trò của Bích Khê trong Thơ mới giai đoạn cuối
+ Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đến phong trào Thơ mới giai đoạn cuối
+ Dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Bích Khê nói chúng hay tập
Tinh huyết nói riêng
Trang 13Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này chúng tôi tập trung đi
nghiên cứu về tập thơ Tinh huyết với những dấu hiệu của chủ nghĩa tượng
trưng
5 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu thành công đề tài khóa luận Dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong tập Tinh huyết của Bích Khê chúng tôi có sử dụng kết hơp
nhiều phương pháp khác nhau:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
6 Cấu trúc khóa luận
Bên cạnh các phần như mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận của chúng tôi triển khai thành hai chương:
Chương 1 Khái quát về chủ nghĩa tượng trưng và ảnh hưởng của nó
đến phong trào Thơ mới giai đoạn cuối
Chương 2 Dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng trong Tinh huyết của Bích
Khê
Trang 14Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHONG TRÀO THƠ MỚI GIAI ĐOẠN CUỐI
1.1 Khái quát về chủ nghĩa tượng trưng
1.1.1 Khái niệm tượng trưng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về “tượng trưng”, ở mỗi quan điểm thì lại có những sự đúng đắn nhất định Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thống nhất được một cách toàn vẹn nhất về khái niệm “tượng trưng” Chúng tôi xin được đưa ra một vài định nghĩa khác nhau về “tượng trưng”
Trong cuốn Mĩ học, Heghen có nêu: “Tượng trưng là một sự vật bên ngoài, một dẫn liệu trực tiếp và nối thẳng với trực giác của chúng ta: tuy vậy
sự việc này không phải được lựa chọn và chấp nhận như nó tồn tại trong thực
tế và bản thân nó, trái lại nó được chấp nhận với một ý nghĩa rộng lớn hơn và khái quát hơn nhiều” [9, 7]
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt đã nêu ra ba nghĩa của từ tượng trưng Ở nghĩa thứ nhất, “tượng trưng là cho liên tưởng đến một cái trìu tượng nào đó bằng một sự vật cụ thể: chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình” Nghĩa thứ hai “tượng trưng là dùng một vật cụ thể để tượng trưng cho cái trừu tượng nào đó: xiềng xích tượng trưng cho sự nô lệ” Nghĩa thứ ba “mang tính chất tượng trưng” [11, 1743]
Tác giả Luc Benoist trong cuốn Dấu hiệu, biểu trưng và thần thoại, lý
giải nguồn gốc của từ tượng trưng “Biểu trưng (symbole) bắt nguồn từ Hy Lạp sumballein có nghĩa là nối lại với nhau từ symbole dùng để chỉ dấu hiệu
để nhận biết, một vật được cắt làm đôi và khi ghép lại có thể giúp cho những người mang hai nửa đó nhận ra họ là anh em, mặc dù trước đó họ chưa gặp nhau.”[1, 3-4]
Trang 15Trong cuốn Từ điển Thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên: “Theo
nghĩa rộng, tượng trưng là hình tượng được hiểu ở bình diện kí hiệu, là kí hiệu chứa tính đa nghĩa của hình tượng Mọi tượng trưng đều là hình tượng, nhưng phạm trù tượng trưng nhằm chỉ cái phần mà hình tượng vượt ra khỏi chính nó, chỉ là sự hiện diện của một lớp nghĩa nào đó vừa hòa hợp với hình tượng vừa không đồng nhất với hình tượng” Theo nghĩa hẹp “tượng trưng là một dạng chuyển nghĩa Khi kết hợp hai bình diện: nội dung “vật thể” và nghĩa bóng của nó sẽ tạo thành một đối sánh tượng trưng [4, 390] Có nghĩa
là, mọi tượng trưng đều là hình tượng, nhưng phạm trù của tượng trưng nhằm chỉ cái phần mà hình tượng vượt ra khỏi chính nó, chỉ sự thể hiện một nghĩa nào đó vừa hòa hợp với hình tượng vừa không đồng nhất với hình tượng
Như vậy, điều chúng tôi muốn khẳng định: tượng trưng là một phạm trù phổ quát của mỹ hoc, được xác lập thông qua đối chiếu với hai phạm trù
kế cận: một phía là kí hiệu, một phía là hình tượng nghệ thuật
1.1.2 Sự hình thành của chủ nghĩa tượng trưng
Chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu nghệ thuật cuối thế kỉ XIX tại Pháp và dần lan rộng sang các nước lân cận châu Âu, Nga và Mỹ Trào lưu này xem trí tượng tượng là nguồn sáng tạo Trào lưu này được bắt nguồn từ thơ ca: thơ phải dùng những ngôn từ khó hiểu để kích thích cảm quan, tạo ra
sự huyễn hoặc mê ly, tạo ra những liên tưởng từ sự huyễn hoặc mê ly Nên người ta gọi đó là tượng trưng
Cơ sở lí thuyết của chủ nghĩa tượng trưng bắt nguồn từ triết học duy tâm của Schopenhauer và Hecmann với tư tưởng chính là quan niệm thần bí của thuyết nhị nguyên Các nhà văn nhà thơ thời kì này đã bộc lộ những tư tưởng mới mẻ của mình trong quan niệm về thi ca Nhà văn Huygo cho rằng:
“Thi ca, đó là những gì sâu kín trong tất cả và theo ông, dưới thế giới thực tại
có một số thế giới lí tưởng đẹp đẽ” Trong khi đó, Nerval nêu ra sự thể
Trang 16nghiệm về cái siêu thực và sự tràn ngập những giấc mơ trong đời sống con người Và nếu như Baudeline nêu lên sự tương ứng kì bí giữa các giác quan, tình cảm thì Varlaine cho rằng thơ ca là thứ âm nhạc gợi cảm, qua sắc thái và biểu tượng tinh tế dẫn đếnnhững tình cảm bán ý thức Chính những quan niệm mới mẻ đó đã dần đưa các nhà thơ đến với thế giới của riêng mình, thế giới của tượng trưng
Không chỉ vậy, chủ nghĩa tượng trưng ra đời còn là do cuộc tổng khủng
hoảng của văn hóa nhân văn tư sản dẫn đến sự chống lại các nguyên tắc Thực chứng luận của nhóm Thi sơn và chủ nghiã tự nhiên Chủ nghĩa tự nhiên tồn
tại vào khoảng những năm 1860-1880 với những đại diện tiêu biểu như: Edmond, Goncourt, Zola… Họ yêu cầu mô tả cuộc sống bằng phương pháp khoa học tự nhiên, sử dụng những dữ liệu mới do khoa học tự nhiên đem lại
để đưa vào sáng tác văn học Chính vì vậy mà trong các sáng tác văn học các nhà tự nhiên chủ nghĩa coi trọng việc quan sát, sưu tầm tư liệu hơn là sử dụng trí tưởng tượng Còn nhóm Thi sơn là nhóm các nhà thơ trẻ xuất hiện vào
những năm 60 của thế kỉ XIX với tuyển tập Thi sơn đương đại xuất bản lần
đầu năm 1866 Đặc trưng của nhóm này là rất chú trọng đến dáng vẻ, đường nét, âm thanh của thế giới bên ngoài
Tuy nhiên cho đến cuối thế kỉ XIX các nhà thơ tượng trưng vẫn còn tránh né danh xưng “chủ nghĩa tượng trưng” Mặc dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận các sáng tác của nhiều nhà thơ lớn của chủ nghĩa tượng trưng như: P.Verlaine (1844-1869), A.Rimbaud (1854-1891)… vừa là những người sáng lập vừa là những đại biểu xuất sắc của trường phái này Những tác phẩm của
họ không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có giá trị nhân văn rộng lớn, nói về nỗi đau khổ tinh thần, sự chán ghét những hình thức tư hữu của xã hội đang tàn phá tâm hồn con người, niềm tin vào những giá trị văn hóa lâu đời
Trang 171.1.3 Tuyên ngôn và đặc trưng thẩm mĩ của chủ nghĩa tượng trưng
Bất cứ một trường phái nào ra đời cũng đều có những tuyên ngôn và đặc trưng riêng của nó Chủ nghĩa tượng trưng cũng không nằm ngoài điều
đó, nó cũng có tuyên ngôn riêng Tuyên ngôn của chủ nghĩa tượng trưng được
đánh dấu và thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Tương ứng của Baudelaire được
in trong cuốn Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài), Quỳnh Như
Nhiên dịch và Đồng Hoài hiệu đính:
Thiên nhiên là một ngôi đền trong đó những cột sinh linh Thỉnh thoảng phát ra những ngôn ngữ mơ hồ:
Con người đi trong Thiên Nhiên qua những rừng biểu tượng Chúng quan sát con người với những cái nhìn rất thân quen
Như những phán hướng dài hỗn độn từ xa Trong một thể thống nhất tối tăm và xâu thẳm
Mênh mông như đêm tối và như ánh sáng
Hương thơm, màu sắc và âm thanh tương ứng
Có những hương thơm tươi mát như da thịt trẻ thơ
Ngọt ngào như kèn bấm, xanh tươi như đồng cỏ,
Hãy khuếch trương những sự vật vô tận, Như hồ phách, xạ hương, an tức hương và trần hương Chúng hát ca những nhiệt ứng tâm hồn và giác quan”
Trang 18thơ ca cách thức khám phá ra những điều người khác chưa được biết đến Người nghệ sĩ không chỉ cảm thấu thế giới bên ngoài, mà còn nhận biết thế giới bên trong, không chỉ nắm bắt cái hiện hữu mà còn nghe thấy, cảm thấy cái vô hình, cái bí ẩn mơ hồ nằm trong một màn sương dày đặc Để tìm ra một sợi dây liên hệ giữa thế giới vô thức và thế giới hữu thức, người nghệ sĩ phải
có một cái nhìn “thấu thị” xuyên suốt các sự vật để có thể “chọc thủng” màn
sương bí ẩn, mơ hồ đó, nhằm tìm ra chân lý đích thực của nghệ thuật Nói như
nhà thơ tượng trưng Bỉ Vacharen [trích trong Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng trong Thơ mới của Kiêm Thêm]: “Tượng trưng là sự thăng hoa của tri giác và cảm giác, nó không chứng minh gì, mà làm nảy sinh một trạng trái ý thức, nó phá vỡ mọi ngẫu nhiên, nó là biểu hiện cao nhất tinh thần mà nghệ thuật có thể được” Các nhà tượng trưng cho rằng, tính chất cảm xúc, trữ tình
của chủ nghĩa lãng mạn không thể giúp họ hoàn thành thiên chức của người
nghệ sĩ, họ phải cần đến “sự tổng hòa các giác quan” Phát huy tối đa sự
cộng hưởng giữa các giác quan ấy, nó có thể mang lại cho chúng ta một bản nhạc huyền diệu trong sự giao thoa giữa các âm nhạc, màu sắc, ánh sáng và hương thơm
Đây là một đặc điểm vượt xa thi pháp lãng mạn, tiến tới phương pháp mới trong nhận thức thực tại: không giãi bày tình cảm một cách trực tiếp,
không miêu tả, giải thích sự vật một cách lồ lộ, rõ nghĩa Ở đây “ý nghĩa được gợi lên bởi sự tượng trưng hoàn toàn không tồn tại trong chính ý tưởng đó, nó được nảy sinh từ sự xích lại gần nhau của những cảm giác và những thực tế cụ thể thường làm tách biệt với nhau”
Sự tương hợp giữa các giác quan là một đặc điểm nữa của chủ nghĩa tượng trưng Baudelare quan niệm vũ trụ và con người có mối quan hệ bí mật
mà giác quan bình thường không thể nhìn thấy được Baudelare cho rằng: vì
vũ trụ có những tương quan bí mật nên các hương thơm, màu sắc và âm thanh
Trang 19tương hợp với nhau Mà muốn tìm hiểu được thì chúng ta phải tìm hiểu biểu tượng mỗi biểu tượng, người ta có thể ngửi thấy một màu sắc, nghe thấy một hương thơm Đây là sự nhất quán của giác quan Quan niệm này trở thành một nguyên tắc thẩm mỹ trong sáng tạo thơ ca của chủ nghĩa tượng trưng
Valery đưa ra một định nghĩa về thơ gắn với nguyên tắc trường hợp: “thơ là
sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa” Rimbaud lại cho rằng, người nghệ sĩ
phải đến với thơ ca bằng con đường thấu thị của một kẻ có thiên nhãn
Trong bài Tương ứng, Baudelare đã tìm thấy mối liên hệ siêu việt, vô
hình giữa vũ trụ, con người và tạo vật:
Thiên nhiên là một ngôi đền trong đó những cột sinh linh Thỉnh thoảng phát ra những ngôn ngữ mơ hồ:
Con người đi trong Thiên Nhiên qua những rừng biểu tượng Chúng quan sát con người với những cái nhìn rất thân quen
Như những phán hướng dài hỗn độn từ xa Trong một thể thống nhất tối tăm và xâu thẳm
Mênh mông như đêm tối và như ánh sáng
Hương thơm, màu sắc và âm thanh tương ứng
(Tương ứng)
Quả thật, bằng “cảm quan về cuộc sống sâu sa của tinh thần” Badelare
đã đánh thức vùng vô thức ngủ yên trong con người trở nên linh động tỏa sáng soi rọi và cái đẹp huyền diệu, tiềm ẩn đằng sau sự vật, hiện tượng Nhà thơ tượng trưng không chỉ miêu tả hiện thực khách quan, không diễn giải, phơi bày tình cảm mà khám phá, nắm bắt lòng người, tạo vật thông qua biểu tượng bằng phép loại suy Đây là một nguyên tắc mỹ học của thơ tượng trưng vượt qua thi pháp lãng mạn làm nảy sinh ra một lối tư duy mới trong nhận thức thế giới
Trang 20Để mở cánh cửa của một cõi vô tận đó, Baudelare đã phát huy tối đa phương thức kết hợp tượng trưng: ông táo bạo kết hợp những hình ảnh cụ thể hay những cảm giác, chăm chút những phép tỉnh lược và tạo ra những câu có chất nhạc và ngữ nghĩa mới Từ đó nảy sinh một quan hệ mới với thế giới mà trong đó có cảm giác lẫn lộn với nhau và những mô thuẫn đớn đau biến mất Tâm hồn có thể uống ừng ực hương thơm, âm thanh và màu sắc
Yếu tố âm nhạc là một đặc điểm quan trọng của thơ tượng trưng Các
nhà thơ tượng trưng cho rằng, để thể hiện thế giới tiên nhiệm cần phải đem tinh thần âm nhạc vào thế giới thơ ca Câu thơ phải có nhạc điệu và âm hưởng
để đi vào trực giác của con người Verlaine quan niệm: Nhạc điệu là trước
hết Thơ phải “gợi cảm” chứ không kể lể miểu tả Để đạt được hiệu quả “gợi cảm” thì thơ phải có nhạc điệu Schoopenhauer chỉ ra rằng âm thanh có khả
năng đi sâu vào bản chất thuần túy của sự vật và thể hiện nó bằng những giai điệu huyền bí nhất Khi nghe nhạc người ta cảm nhận và rung động được trước khi hiểu bằng lí trí Có người ví âm nhạc như tiếng nói của thánh thần,
có khả năng đi vào tiềm thức của tâm hồn, bất chấp rào cản lí trí Âm nhạc đã thoát ra khỏi sự nô lệ trong việc bắt chước cái vỏ vật chất của sự vật cần thể
hiện Âm nhạc có “ngôn ngữ” riêng của nó, có sức mạnh sở trường trong việc
thể hiện những gì mơ hồ huyền bí nhất Cũng như âm nhạc, thơ tượng trưng
đã mang âm điệu quyến rũ tâm hồn, có giá trị như một câu ‘thần chú” say
đắm, mê hoặc con người
Như vậy, với sự tiếp thu những tinh hoa của văn học nước ngoài thì thơ tượng trưng đã mang lại một nhãn quan mới cho các thi sĩ thuộc phong trào Thơ mới giai đoạn cuối, góp phần vào việc đa dạng hóa các thể loại thơ ca Việt Nam
Trang 211.2 Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đến phong trào Thơ mới giai đoạn cuối
1.2.1 Khái quát về phong trào Thơ mới giai đoạn cuối
Một trào lưu văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những yêu cầu nhất định của lịch sử bởi nó là tiếng nói, là nhu cầu của một tầng lớp giai cấp trong
xã hội Thơ mới là tiếng nói của giai cấp tiểu tư sản và tư sản Sự xuất hiện của hai giai cấp này cùng với những tư tưởng tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng sự giao lưu văn hóa Đông Tây là nguyên nhân dẫn đến sự
ra đời của phong trào Thơ mới (1932-1945)
Thơ mới được “thai nghén” từ trước năm 1932 và Tản Đà chính là
“gạch nối của hai thế kỉ”, là người dạo bản hòa tấu đầu tiên trong bản hòa tấu phong trào Thơ mới Trong cuốn Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh-Hoài Chân
đã xếp Tản Đà lên đầu tiên như một sự tôn trọng đối với đóng góp cuả ông
Cho đến ngày 10/3/1932 khi Phan Khôi cho dăng bài thơ Tình già trên báo Phụ nữ tân văn số 22, cùng với bài tự giới thiệu “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” thì phát súng lệnh của Phong trào Thơ mới chính thức bắt đầu
Thơ mới phát triển qua ba giai đoạn: 1932-1936, 1936-1939,
1939-1945 ở mỗi giai đoạn phát triển lại gắn liền với những tên tuổi cùng đóng góp của họ cho phong trào Thơ mới giai đoạn 1939-1945 được gọi là phong trào Thơ mới giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối, phong trào Thơ mới xuất hiện sự phân hóa và hình thành một số khuynh hướng sáng tác khác nhau tiêu biểu đó là nhóm Dạ đài bao gồm: Vũ Hoàng Chương, Trần Dần, Đinh Hùng… nhóm Xuân Thu Nhã tập gồm có: Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đỗ Cung… và nhóm Trường thơ Loạn bao gồm: Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê
Có thể nói các khuynh hướng thoát ly ở giai đoạn này đã chi phối sâu sắc cảm hứng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật trong sáng tác của các nhà thơ mới Thân phận của họ chủ yếu là những người dân mất nước và bị xã hội
Trang 22thực dân chèn ép, bản thân họ lúc này như kẻ đứng giữa ngã ba đường, họ sẵn sàng đón nhận những luồng gió mới Bên cạnh đó thì vẫn còn một bộ phận các nhà thơ mới rơi vào trạng thái mất phương hướng, bế tắc không lối thoát như Chế Lan Viên, Huy Cận
Thơ mới giai đoạn cuối không giống như con đường mà nó đã đi trước kia, nó không còn là thơ lãng mạn nữa mà đã đi đến bến bờ của thơ tượng trưng siêu thực Yếu tố siêu thực đã xuất hiện từ trước nhưng phải đến thời kì này mới thực sự trở thành khuynh hướng Do cùng một lúc tiếp cận nhiều nguồn tư tưởng khác nhau nên siêu thực trong Thơ mới là một tạp chất, ở một vài tác giả tượng trưng và siêu thực đã hòa hợp với nhau đến mức không thể tách rời Chủ nghĩa siêu thực ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào Thơ mới giai đoạn cuối thông qua giấc mơ và những ám ảnh vô thức Nếu “mộng” trong thơ lãng mạn chủ yếu là cõi lí tưởng, đối lập với thực tại hàng ngày hoặc là phương cách thoát li thực tại thì “mộng” của các nhà thơ này là khác hẳn: nó là một thế giới thực tại của chiêm bao “Mộng” ở đây không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà là sản phẩm của hoạt động vô thức, là sự lên tiếng của những ẩn ức, ám ảnh bị đè nén bên trong Nó là một thế giới đa diện trùng phức chứ không phải là thế giới phẳng như trong thơ lãng mạn
Xuất phát từ những quan điểm sai lầm nên trong một thời gian dài độc giả chỉ nhìn nhận phong trào Thơ mới là phong trào thơ ca tư sản, tiểu tư sản tiêu cực, đồi trụy có hại cho cách mạng vô sản cần phải thay thế bằng một nền thơ dành cho giai cấp công nông Không chỉ độc giả thông thường mà các nhà nghiên cứu cũng đã có những cái nhìn đơn chiều về phong trào Thơ mới trong
đó có Hoài Thanh và Phan Cự Đệ…
Cho đến nay cách nhà nghiên cứu đã đem đến cho phong trào Thơ mới một tiếng nói công bằng, khách quan hơn Công nhận những đóng góp của phong trào này cho thơ ca Việt Nam
Trang 231.2.2 Dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong phong trào Thơ mới giai đoạn cuối
Nằm trong dòng chảy của quá trình hiện đại hóa văn học trong nửa đầu thế kỉ XX, thơ ca Việt Nam không ngừng vận động và phát triển tạo nên những cú nhảy ngoạn mục, đem đến nhiều biến chuyển sâu sắc, rộng lớn cả
về chất lượng đến số lượng Đặc biệt, phong trào Thơ mới đã làm nên cuộc cách mạng trong lịch sử thơ ca dân tộc Thơ mới quy tụ một lực lượng trí thức Tây học trẻ, táo bạo, có tâm huyết muốn cách tân đem lại những cấu trúc hiện đại phương Tây vào thi ca Việt Nam
Phong trào Thơ mới là sự gặp gỡ, kết tinh văn hóa Đông - Tây Các nhà Thơ mới thông qua trường học, sách báo, dịch thuật đã tiếp xúc, làm quen với các trào lưu văn học hiện vốn đã phát triển hoàn chỉnh ở phương Tây Vì thế, trong lúc phôi thai cho đến khi những đứa con tinh thần của họ trào đời, mầm mống ấy được nuôi dưỡng bằng nhiều nguồn dưỡng chất Với chỉ hơn một thập kỉ, Thơ mới đã đi trọn con đường hơn 100 năm thơ Pháp
Đến với Việt Nam, thơ tượng trưng nhanh chóng được tầng lớp trí thức trẻ tiếp thu Hầu hết họ bị ám ảnh bởi những tính chất hiện đại của thơ Baudelare Xuân Diệu, Huy Cận, Đoàn Phú Tứ học được ở Baudelare “nghệ thuật tinh vi”, các sáng tạo những bản nhạc huyền diệu bằng sự liên tưởng tinh tế, sự hòa hợp tương giao giữa âm thanh, màu sắc hương vị Hàn Mặc
Tử, Chế Lan Viên, cặp song sinh của trường thơ Loạn đã viết nên những vần thơ kì lạ, kinh dị, ma quái từ các siêu thăng của tâm hồn Lưu Trọng Lư tìm thấy giai điệu dịu dàng, trong sáng, mênh mông, hư ảo, huyền hồ trong Verlane Đặc biệt là nhóm Xuân Thu nhã tập, đã nâng lên thành Đạo thiêng liêng, cao quý
Nhà thơ Xuân Diệu, một trong những nhà thơ sớm ảnh hưởng của thơ tượng trưng Baudelare Trong bài diễn thuyết tại trường Sorbonne ông nói:
Trang 24“Với Baudelare, tôi đi toàn vẹn vào tính chất hiện đại của thơ” Trong quan niệm sống và yêu Xuân Diệu hăng hái, say mê đi tìm ảo ảnh trong mộng đến
an ủi hồn mình, muốn điên và hoan lạc, thân xác cho lịm đi những khắc khoải giữa đời thường:
“Trăng vú mộng muôn đời thi sĩ Giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy”
(Ca tụng)
Trong lời tựa tập “Đau thương”, Hàn Mặc Tử viết: “Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật Và cũng có nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên” [17, 10] Trong Mùa thu đã tới , ông còn khẳng định: “Nhà nghệ sĩ bao giờ cũng điên” và tự họa bức chân dung “người thơ” ấy:
“ Tôi điên tôi nói như người dại Van lạy không gian xóa những ngày…”
(Lưu luyến)
Nói đến dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng trong Thơ mới, chúng ta
không thể bỏ qua quan niệm “tương ứng cảm quan” của Baudelare Các nhà
Thơ mới đã phối ứng lại thế giới tự nhiên theo những chiều kích thước khác nhau Trong đau thương, Hàn Mặc Tử chết lịm, mê man với hồn, với máu, với trăng Chúng bao bọc, vắt kiệt tinh lực của nhà thơ vì ở đâu cũng đầy trăng, đầy máu, đầy hồn nhưng chúng cũng là nguồn sáng tạo vô biên:
“Không gian dày đặc toàn trăng cả Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng”
(Huyền ảo)
Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không đem lại cảm giác thanh bình, tĩnh lặng đọc thơ Hàn Mặc Tử chúng ta bắt gặp một thế giới tràn ngập ánh sáng của trăng, một niềm ác mộng của hồn, một niềm đau thương nhuộm màu của máu
Trang 25và ẩn sau đó là lòng yêu cuộc đời Lòng yêu ấy lại ẩn dấu trong những ý thơ lạ ngỡ như là điên rồ
Một đặc điểm nữa là Thơ mới in dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng “là để thể nghiệm thế giới tiên nhiệm, thế giới chiếm bao là tiềm thức” cần phải
“mang tinh thần âm nhạc” vào thơ ca Thơ mới đã nhấn mạnh thêm một bước trên con đường chinh phục âm nhạc hiện đại cho thơ Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và thắng thế của Thơ mới Nói như thế không có nghĩa là thơ cổ điển không chú ý đến nhạc điệu Trái lại, các nhà thơ xưa có hẳn một tiêu chí “thi trung hữu nhạc” nhưng tính nhạc của thơ được tạo ra bằng âm thanh những từ được lựa chọn, sắp đặt cốt sao không theo những thi điệu, nhịp điệu có sẵn (miễn là đúng liêm luật), thành ra trong thơ cũ, âm thanh và
ý nghĩa bị tách ra, mỗi thứ một đường
Âm nhạc đã mê hoặc, dẫn dắt thi sĩ bước đi như người mộng du vào thế giới thực hư, huyền ảo của miền quá khứ trong cảm xúc bồng bềnh, chơi vơi:
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”
(Nhị hồ)
Nếu Xuân Diệu học tập thơ tượng trưng Pháp cách tạo nhạc cho thơ ở bước thể nghiệm thì đến Xuân Thu nhã tập được triển khai trên bình diện rộng với những phá cách táo bạo… Bích Khê có hẳn một bản nhạc đàn được phối
kết từ nhiều thanh âm: Mộng cầm ca, Tỳ bà… Với nhạc thi sĩ thể hiện cách
thẩm âm độc đáo, lạ lẫm, không bằng thính giác mà bằng cõi lòng, bằng tâm hồn phiêu thăng trong trạng thái ngưng đặc biệt:
“Thơ bay! Thơ bay vô bàn tay ngà
Thơ ngà ngà say! Thơ ngà ngà say!
Nàng ơi! Đừng động…có nhạc trong dây!
Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mây
Trang 26Nhạc vô cung hường, nhạc vô đào động
Ôi nàng tiên nương! Hớp nhạc đầy đủ…”
(Nhạc)
Cũng giống như những nhà thơ trong phong trào Thơ mới giai đoạn cuối thì Bích Khê đã chịu ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa tượng trưng song chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Bích Khê lại được hiện lên một cách tập trung và độc đáo hơn hẳn Từ cách sử dụng hình ảnh, nhạc tính hay những cơn sóng cảm xúc trong những vần thơ của Bích Khê đã thể hiện rõ nhất cho ảnh hưởng của chủ nghã tượng trưng đến thơ ông
Như vậy, Thơ mới có những cuộc bứt phá ngoạn mục, nhanh chóng bắt kịp nhịp đọ phát triển và hòa vào dòng chảy của thi ca hiện đại thế giới Sự gặp gỡ thơ tượng trưng Pháp là tâm điểm thu hút được rất nhiều các nhà thơ trẻ giúp họ tiến nhanh hơn đến con đường hiện đại hóa thơ ca dân tộc Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu: Thơ mới Việt Nam chưa thể hình thành một chủ nghĩa tượng trưng như ở phương Tây Song không thể nào phủ nhận rằng chủ nghĩa tượng trưng đã in dấu ấn rõ nét và góp phần làm nên giá trị của Thơ mới
Trang 27và nghệ thuật ở hai chiều phân cực: hạnh phúc và đau khổ, sinh thành và huỷ diệt, thiên đường và địa ngục Bản thân nhà thơ cũng sống trong trạng thái đi
về giữa hi vọng và tuyệt vọng, khao khát và chán chường Để mong làm dịu bớt nỗi đau nhân thế, nỗi đau bệnh tật ấy, thi nhân đã tìm đến với thiên nhiên Ông có một khoảng thời gian dài sống giữa thiên nhiên, vui thú hải hồ, có những ngày tháng ngắm cảnh núi Ấn sông Trà, có lúc bồng bềnh trên mặt nước nay ghé Phú Thọ, mai Cổ Luỹ, Sa Kỳ hưởng thụ cảnh gió mát trăng thanh Thiên nhiên từ đây trở thành người bạn, niềm an ủi, cũng là nguồn thi
tứ dạt dào trong tâm hồn nhà thơ
Còn trong tình yêu, Bích Khê cũng có nhiều mối tình với Song Châu, Bích Thuỷ, Ngọc Kiều nhưng tất cả đều dang dở Điều đáng nói là nguyên
Trang 28nhân chủ yếu lại do Bích Khê Dường như nhà thơ muốn giữ mãi vẻ đẹp của những mối tình đầy mộng ảo để khao khát, để ngưỡng vọng hơn là tiến tới thực tế của một cuộc hôn nhân Những mối tình không thành nhưng bóng dáng của những người đàn bà đi qua đời thi nhân thì in dấu và trở thành mạch cảm hứng trong sáng tác của ông Niềm hạnh phúc trọn vẹn không thể tìm thấy trong thực tế lại được khúc xạ vào thơ thành những giấc mộng tình yêu
Những ngày vật lộn với bệnh lao, những ngày đớn đau vì tình yêu dang dở… chính những ngày đó đã làm nên những vần thơ Bích Khê xếp vào hàng
“hay nhất Việt Nam” như Hoài Thanh nói Chặng đường sáng tác của Bích
Khê được chia thành 3 giai đoạn, Tinh huyết là chặng đường thứ 2 trong hành trình sáng tác ấy, trong tập thơ này tác giả đã dành hẳn 1 chương “Châu” cho
mối tình đầu của mình Đó là Song Châu, học sinh trường Hồng Đức, đây là mối tình ngây thơ trong sáng của nhà thơ diễn ra trong khoảng 1 năm rồi kết thúc vì cả 2 còn quá trẻ, tuy nhiên đã để lại vết thương rất lớn rong lòng thi nhân:
Em đã là châu lệ cũng châu Mắt tôi đỡ khát biết bao sầu Biết bao ánh ngọc rung rinh nổi Giữa bể vàn mơ giữa cảnh mơ
(Châu) 2.1 Trực giác và vô thức trong Tinh huyết
2.1.1 Khái niệm trực giác và vô thức
2.1.1.1 Khái niệm trực giác
Trong cuốn Lí luận văn học (tập 1) Văn học, nhà văn, bạn đọc, Phương
Lựu có nêu lên khái niệm về trực giác cho rằng: “Trực giác là thấy được, nhận biết một cách trực tiếp không cần phải gián tiếp thông qua phân tích chứng minh của lí trí”
Trang 29Trực giác tồn tại song song cùng với lí trí trong cuộc sống của con người Ở mỗi thời điểm lịch sử khác nhau vai trò của chúng lại có sự thay đổi,
có thời kì người ta đặc biệt tôn sung lí trí mà coi nhẹ trực giác nhưng đến ngày nay trực giác đã nắm chắc được vị trí của mình
Trong thực tế cuộc sống có những sự vật, hiện tượng người ta không thể dùng tư duy logic để giải mã Nhà tâm lí học người Hoa Kì I Bruno cho rằng: “Trực giác là một loại hành vi, thông qua loại hành vi này, con người rõ ràng không phải dựa vào kĩ xảo phân tích cơ cấu, ý nghĩa tầm quan trọng của vấn đề hoặc tình huống Trực giác chính xác hay sai lầm không quyết định bởi bản thân trực giác mà ở phép chứng minh thông thường Tuy nhiên hình thức trực giác có thể sinh ra rất nhiều giả thiết; trước khi biết được giá trị của những quan niệm được tổ hợp, thì đã phát hiện sự cấu thành quan niệm ấy Cuối cùng thì bản thân trực giác có thể sản sinh một cơ cấu mang tính chất thí nghiệm của một loại thức, đồng thời có thể tạo ra một cảm giác, làm cho chúng ta thấy những sự vật này được tạo ra như vậy mà không cần phải giải thích dài dòng Nó giúp chúng ta chủ yếu ở chỗ nêu ra quá trình kiểm nghiệm thực tế” [9, 280-281]
Trực giác chính là một loại chỉ dẫn nội tại, nó có sức mạnh không hề nhỏ, nó có thể hiển hiện rõ ràng về điềm báo và tâm linh, giúp bạn không ngừng đạt được khả năng quan sát, phát hiện phương hướng mới và kỹ năng sáng tạo lẫn đột phá Tuy nhiên, thông tin mà trực giác truyền đạt cũng có thể khá mơ hồ, làm cho bạn hoàn toàn không biết bản thân đang tiếp thu những thông tin này Do đó, có thể bạn sẽ lơ là sự tồn tại của nó, cũng có thể đã tiếp nhận rồi và đưa nó vào trong sinh hoạt hằng ngày Đây thực sự chính là trực giác
Điều chúng tôi muốn nói đến ở đây đó là: trực giác tác động trưc tiếp vào con người mà không phải thông qua bất cứ một giai đoạn tư duy logic
Trang 30nào, điều này có nghĩa là chúng ta đột nhiên nhận ra vấn đề Điều này rất thích hợp để sáng tạo nghệ thuật
2.1.1.2 Khái niệm vô thức
Những nghiên cứu của trường phái Phân tâm học đã chỉ ra cấu trúc nhân cách của con người gồm có ba bộ phận tạo thành: Tiềm thức, vô thức và
ý thức trong đó vô thức là những sự kiện tâm linh của cá nhân, chìm trong góc tối của tâm hồn, không bao giờ biểu hiện, không thể dùng lí trí để điều khiển
Nó là động cơ tiềm ẩn, có khi trở nên mãnh liệt thôi thúc hành động đến mức không thể kiểm soát được, không hợp với lí trí Vô thức được ví như phần chìm bằng tâm linh, góp phần quyết đinh hình thành khuynh hướng của mỗi
cá nhân Trong vùng vô thức luôn luôn diễn ra cuộc tranh đấu giữa phần con
và phần người Bản ngã thường xuyên bị kìm kẹp, không cho vượt lên tầng ý thức Chính vì thế những xung lục này chỉ phần nào biểu hiện cho những giấc
mơ và phần lớn cho các chứng loạn thần kinh
Vô thức cá nhân lẩn phẩm nghiêm cứu của S.Freud, ông đã tiến hành phân tích các giấc mơ và nhận diện vùng này trong tâm lí của con người Đây
là một phát hiện rất vĩ đại Nội dung của vô thức cá nhân bao gồm: bản ngã tính dục, mặc cảm giấc mơ và bản ngã sống chết Quan hệ giữa vô thức và văn học được Freud rất quan tâm Ông cho rằng vô thức là sự hiện thực hóa giấc mơ trong đó có sự kết hợp của nguyện vọng, ức chế và ngụy trang Xét tâm lí thời thơ ấu là một nội dung của phân tâm học, lúc này vô thức chưa bị
lí trí che mờ, kiềm chế Cái tôi lúc này là cái tôi nguyên bản của con người Sau này, cái tôi ấy bị chèn ép, áp bức, ngụy trang, che đậy
Nếu Freud quan tâm đến vấn đề vô thức của cá nhân thì C Jung lại phát triển vấn đề vô thức tập thể Xoay quanh vấn đề về vô thức Jung có đề cập đến vô thức tập thể Đó là phần sâu nhất của tâm hồn quyết định số phận của cá nhân như của xã hội, nó là nơi lưu trữ kinh nghiệm của chúng ta với tư cách là một loài, là những tri thức mà khi sinh ra chúng ta đã có sẵn không
Trang 31phụ thuộc vào môi trường hay hoàn cảnh Nội dung nghiên cứu của Jung cho rằng, vô thức không chỉ có ở giấc mơ mà còn có ở những việc ta biết mà ta không chú ý Như vậy Jung đã mở rộng phạm vi nghiên cứu của vô thức Với Freud, vô thức chứa nội dung của những sư việc bị ức chế, còn đối với Jung thì vô thức là nội dung chứa lịch sử, với con người tất cả những gì có trước ý thức là vô thức
2.1.2 Biểu hiện của trực giác và vô thức trong Tinh huyết
2.1.2.1 Bản năng tính dục
Khái niệm “tính dục” đến nay còn là một khái niệm chưa thống nhất
được cách hiểu Theo Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm trong Từ điển tiếng Việt,
“tính dục” nghĩa là “thú vui xác thịt giữa nam và nữ” còn Nguyễn Như Ý
trong Đại từ điển tiếng Việt thì cho rằng “Tính dục là những đòi hỏi quan hệ
tính giao” [18, 1593]
Tính dục xét về mặt hoạt động thì là khái niệm chỉ hoạt động tính giao,
là thuộc tính của một sinh thể sống, một nhu cầu thiết yếu, phổ biến của con người, một hành vi có tính bản năng Nói cách khác, con người dưới góc nhìn khoa học vừa là một sinh vật tự nhiên vừa là một sinh vật xã hội, mà trong đó tính dục được hiểu như là mặt sinh vật tự nhiên của con người, là phần “con” trong con người
Nhìn ở phương diện văn hóa, tính dục là sự thăng hoa của cảm xúc thẩm mỹ, đầy nhân tính: tình yêu, khát vọng cội nguồn của sự sống, hoạt động duy trì nòi giống của muôn loài Trong văn học khái niệm này được dùng để phản ánh hoạt động luyến ái trong quan hệ nam nữ
Xem xét tính dục trong thơ Bích Khê không đồng nghĩa với việc công nhận thơ Bích Khê là thơ tục, thơ dâm mà thông qua đó tác giả muốn khẳng định vẻ đẹp tự nhiên của con người cũng như nhu cầu hướng đến cái đẹp của độc giả Bích Khê không phải nhà thơ đầu tiên và duy nhất đề cập đến tính
Trang 32dục trong thơ ca, trong nền văn học Việt Nam đã có rất nhiều tên tuổi như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương … nhưng tính dục trong thơ của Bích Khê vẫn đem đến cho người đọc được những rung cảm hết sức mới mẻ Nếu tính dục trong thơ Vũ Hoàng Chương là sự say sưa một cách hoan lạc, ở Đinh Hùng là
sự đeo đuổi toàn bích một cách dữ dội, ở Hoàng Cầm là nỗi ám ảnh tuyệt vọng, hay ở nhà thơ nữ những năm cuối thế kỷ 20 như Vy Thùy Linh là sự khao khát đam mê… thì trong thơ Bích Khê, nó đẹp thần thánh tựa bức tượng
nữ thần Venus ở Milo vậy
Những vú nõn: đồi cong thon nho nhỏ Với đôi dòng suối sữa trắng như tinh
Ôi rất thanh! Rất thanh là rất thanh!
Ngát thinh khí vì thơm tho như xạ
Và rùng rợn như một điểm quái lạ
Bản năng tính dục trong thơ Bích Khê được thể hiện một cách rất tinh
tế và tự nhiên Tính dục trong thơ Bích Khê là sự tinh khiết có lẽ do màu sắc yêu thích của ông là sắc trắng Đó là thứ màu sắc tinh khiết nhất Màu trắng trong thơ Bích Khê gợi lên nhiều ám ảnh trong nội tâm thi nhân Đó có thể là sắc trắng trong vẻ đẹp da thịt của mỹ nữ:
Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm Nàng là hương hay nhan sắc lên hương
(Tranh lõa thể)
Hay còn là sắc trắng của dòng sữa:
“Với đôi dòng sữa suối trắng như tinh”
Sắc trắng trong thơ Bích Khê luôn gợi ra trong bạn đọc điều gì đó thật quyến rũ Đỉnh cao vẻ đẹp của xác thịt là làn da trắng như tuyết điểm, làn da
Trang 33người tố nữ đó khơi gợi lên trong thi nhân biết bao cảm xúc Ở đó có khát khao được chiếm lĩnh cái đẹp, còn có cả sự tôn thờ vẻ đẹp ấy:
“Thơ lõa thể! Giai nhân tuần trăng mật
Nữ thần ơi! Ta nô lệ bên người”
Ta còn thấy được thái độ tôn thờ đối với cái đẹp của Bích Khê thông qua sự nâng niu, trân trọng của thi nhân khi được sở hữu “nữ thần” trong tay:
“Hai vú nàng! hai vú nàng! chao ôi!
Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng
Ôi lồ lộ một toà hoa nghiêm động!
Tôi run run hãm lại cánh hồn si
Ồ hai tay rơi chén ngọc lưu ly,
Ồ hai chân nở màu sen ẻo lả, Cho tôi nàng! cho tôi nàng! tất cả.”
Chỉ có đôi lần, khi chàng thi sĩ không chịu nổi vì không thể nắm bắt được nàng thơ, ao ước chiếm đoạt của đàn ông trỗi dậy và tuôn ra với những
sự bức xúc như một đứa trẻ con hay vòi vĩnh Và khi không có được thứ mình khao khát thì “đứa trẻ” đó sẽ sinh ra thái độ cáu kỉnh có chút đáng yêu Đó là biểu hiện của sự đói khát, thiếu hụt, trống vắng trong thế giới nội tâm của chàng thi sĩ, gợi ta nhớ tới phức cảm Pigmalion
Người ta không tìm thấy trong thơ Bích Khê một người con gái nào bằng xương bằng thịt, dù ông tả rất nhiều về xác thịt Ngay cả đến chùm bài
“Châu” ông viết về cô học trò có tên Song Châu thì vẫn được miêu tả bằng bức tượng hay bức ảnh “đẹp trong pho tượng xuất ra thần”, “Anh không rời nữa ảnh thơ ngây”, “Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố Nữ”… Người đọc có
khi cũng lấy làm nghi ngờ, không biết có phải cái tên “Châu” có nghĩa là ngọc ngà đã tạo cảm hứng cho ông, hay ông vì quá yêu cô gái mà yêu cả cái tên và tạc tượng cô trong thơ bằng khối ngọc quý