1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

VỀ MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI CỦA KHU VỰC MỸ LATINH HIỆN NAY GIÁ TRỊ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

241 860 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 241
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

Bởi lẽ, trong bối cảnh chính trị phức tạp của thế giới hiện nay, khi mà cơn khủng hoảng của CNXH hiện thực khởi đầu bằng sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên xô và Đông Âu vẫn còn dư chấn; khi

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO

TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2010

MÃ SỐ: B.10-11

VỀ MÔ HÌNH “CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI”

CỦA KHU VỰC MỸ LATINH HIỆN NAY -

GIÁ TRỊ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Đơn vị chủ trì : Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Nguyễn An Ninh

Thư ký đề tài : ThS Vũ Thị Xuân Mai

8263

HÀ NỘI – 2010

CÁC CỘNG TÁC VIÊN

1 PGS, TS Nguyễn Hoàng Giáp

2 ThS Nguyễn Thị Thu Huyền

3 TS Thái Văn Long

Trang 2

MỤC LỤC

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 13

2.1 Các thành tựu nghiên cứu có liên quan tới đề tài này 13

2.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ về mô hình

"Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI"

24

I BỐI CẢNH MỸ LATINH THẬP NIÊN GẦN ĐÂY VÀ

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH “CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI”

30

1.1 Về khái niệm mô hình "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI" 30

1.2 Bối cảnh Mỹ Latinh - “mảnh đất hiện thực” của mô hình

2.1 Những giá trị, đóng góp với chủ nghĩa xã hội từ mô hình

"Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI" của khu vực Mỹ Latinh hiện nay

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong thập niên gần đây, kể từ năm 1998, khi chính phủ cánh tả đầu tiên

của Mỹ Latinh - chính quyền của Hugo Chavez, lên nắm quyền lực ở

Vênêxuêla, sự kiện này đã mở đầu cho “một làn sóng cánh tả” ở khu vực Hiện

tượng các đảng cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh, bằng con đường bầu cử dân chủ

đã giành được chính quyền và thực hiện nhiều cải cách tích cực mang khuynh

hướng XHCN trong thập niên gần đây là rất đáng quan tâm Bởi lẽ, trong bối

cảnh chính trị phức tạp của thế giới hiện nay, khi mà cơn khủng hoảng của

CNXH hiện thực khởi đầu bằng sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên xô và Đông

Âu vẫn còn dư chấn; khi mà công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước theo định

hướng XHCN tuy đã đạt nhiều thành tựu ở tầm lịch sử song vẫn còn không ít

khó khăn trong quá trình xây dựng CNXH thời kỳ đổi mới, khi mà các thế lực

thù địch với CNXH vẫn đang tiếp tục công kích, phản bác… thì trong bối cảnh

ấy, hiện tượng cánh tả Mỹ Latinh và mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI” của họ là

dấu hiệu cho thấy đời sống chính trị thế giới vẫn đang có những chuyển động

theo chiều hướng tích cực

Khu vực Mỹ Latinh đang khẳng định, bằng cách của mình, những cơ sở

thực tế cho niềm tin vào sức sống mãnh liệt của cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc

lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội của thế giới hiện đại Hiện tượng Mỹ

Latinh thập niên gần đây cũng góp phần chứng minh đặc điểm quan trọng nhất

của thời đại ngày nay: thời đại quá độ đi lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới

Chúng ta chú ý tới hiện tượng trên ở 3 điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất, nhiều cải cách của chính phủ cánh tả đã tích cực hoá đời sống

chính trị ở khu vực Mỹ Latinh vậy, khả năng phát triển sẽ ra sao?

Tính từ năm 1998 cho đến nay, đã có 12 nước tại khu vực này có các đảng

cánh tả nắm được chính quyền và tiến hành nhiều cải cách mang khuynh hướng

tích cực Đó là các nước: Vênêxuêla (1998); Chilê (2000); Braxin (2000);

Achentina (2003); Panama (2004); Urugoay (2004); Bôlivia (2005); Êcuađo

(2006) Nicaragoa và Goatemala (2007) Paragoay (2008) và gần nhất là En Xanvađo (3/2009)

Lực lượng cánh tả đã nắm quyền ở 12 nước với số dân chiếm hơn 70% trong tổng số 500 triệu dân, 80% tổng diện tích Mỹ Latinh và khu vực Caribe và đang là lực lượng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống chính trị - xã hội của nhiều nước trong khu vực này

Kể từ khi nắm chính quyền, đa số các chính phủ cánh tả Mỹ Latinh đã tiến hành cải cách kinh tế - xã hội theo hướng tích cực Họ đã chuyển từ mô hình “chủ nghĩa tự do mới” sang thực hiện mô hình kinh tế thị trường kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội: tích cực chống tham nhũng; thực hiện các chương trình xã hội như cải cách ruộng đất; giảm nghèo, cải thiện dịch vụ y tế, văn hóa cộng đồng; điều chỉnh một số luật theo hướng coi trọng lợi ích quốc gia và có lợi cho người lao động, quan tâm đến công ăn việc làm của người dân, cung cấp vốn tín dụng để phát triển khu vực kinh tế hợp tác Các chính phủ cánh tả cũng sử dụng hàng chục tỉ USD lợi nhuận thu được từ ngành công nghiệp dầu khí để tập trung vào việc tiến hành nhiều cải cách xã hội, như xóa nạn mù chữ, xóa đói, giảm nghèo, cải tạo nhà ở cho người nghèo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, xây dựng thêm nhiều trường học, cải thiện dịch vụ y tế…

Những cải cách của các chính phủ cánh tả Mỹ Latinh đã thu được kết quả

bước đầu tích cực: kinh tế phục hồi và có bước tăng trưởng khá, chính trị đi

vào ổn định, đời sống nhân dân nhất là nhóm lao động nghèo đã được cải thiện Đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các nước này đã có những thay đổi rõ rệt theo hướng xóa bỏ nghèo đói, bất công, và xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ Vấn đề đặt ra là tính bền vững của mô hình này khi theo con đường dân chủ để giành chính quyền và thực thi cải cách xã hội? Triển vọng của cải cách

sẽ ra sao, khi thành quả đôi khi lại phụ thuộc vào uy tín chính trị nguyên thủ

và sự ủng hộ của người dân thường tỷ lệ thuận với những thành quả cụ thể của cải cách?

Nói cách khác: khi cánh tả còn tại vị, khi cải cách tương đối thuận lợi và tiếp tục tìm thêm được những sức mạnh mới từ nội sinh và liên kết khu vực, khi

Trang 4

mà chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ chưa tìm ra được cách đối phó, khống

chế… thì khuynh hướng tích cực này còn tiếp tục vận động, phát triển

Vậy nó sẽ ra sao trong tương lai? Câu hỏi này đã được đặt ra từ sớm trong

giới nghiên cứu nhưng chưa ngã ngũ vì thực tế còn đang vận động

Các phương án nêu ra là: Hoặc cải cách chỉ dừng lại ở khuôn khổ của chủ

nghĩa xã hội dân chủ cánh tả, hoặc sẽ xuất hiện khuynh hướng tiệm tiến tới một

trình độ cao hơn (một số quốc gia khu vực này đã gọi tên cuộc cải cách của

mình là cách mạng, chẳng hạn, cách mạng Bolivar); hoặc cũng có thể sẽ lại tái

hiện trường hợp Chilê năm 1973 với số phận chính phủ cánh tả của Salvader

Allende và phái cực hữu lại tái hồi, cực đoan hơn với hiện tượng độc tài phát xít

Pinôchê…

Đâu sẽ là phương án hợp lí và tối ưu?

Thứ hai, về mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI”: nên đánh giá những đóng góp,

giá trị cần tham chiếu, vấn đề và triển vọng của nó như thế nào?

Một ấn tượng khá rõ nét là các thuật ngữ “chống chủ nghĩa tư bản, chống

chủ nghĩa tự do mới”, “chủ nghĩa xã hội”, xây dựng mô hình “CNXH ở thế kỷ

XXI”… xuất hiện rất nhiều trong các tuyên bố của các nguyên thủ, các văn bản

chính trị chính thống; thậm chí, có lúc ở mức dày đặc khi H.Chavez vận động

tranh cử

Thêm vào đó, thực tế của quá trình cải cách theo khuynh hướng XHCN của

nhiều nước Mỹ Latinh, những hành động thiện chí với các nước XHCN, thái độ

ủng hộ tích cực của nhân dân trong nước với quá trình cải cách này… cũng đặt

vấn đề cho những người nghiên cứu về CNXH khoa học phải quan tâm hiện

tượng các đảng cánh tả cầm quyền ở MỹLatinh và khuynh hướng XHCN của họ

Với những gì đã diễn ra, chúng ta có thể có được những nhận định ban đầu

sau đây về khuynh hướng tích cực này:

Khuynh hướng XHCN ở khu vực Mỹ Latinh được thể hiện ra rất đa dạng

Nó gồm những tuyên bố - cam kết mạnh mẽ của một số nguyên thủ các

đảng xã hội dân chủ (XHDC) cánh tả cầm quyền; nó đã thể hiện ra trong chương

trình hành động của cải cách, thậm chí cũng có quốc gia (như Vênêxuêla) cũng

pháp định bằng văn bản cao nhất là Hiến pháp (hoặc dự thảo Hiến pháp) và tập

“CNXH ở thế kỷ XXI” đã được thực hiện đầu tiên ở nhóm các nước gồm Vênêxuêla, Bôlivia, Êcuađo… mà Vênêxuêla mang vai trò dẫn đầu Theo quan niệm của những người đang xây dựng, nó sẽ không giống với mô hình CNXH ở Liên Xô trước đây Nó vẫn coi chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng, nhưng kết hợp với tư tưởng Simon Bolivar (anh hùng giải phóng dân tộc Vênêxuêla) và lấy các

tư tưởng tiến bộ khác ở Mỹ Latinh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động H.Chavez từng nhấn mạnh: “CNXH ở thế kỷ XXI” ở Mỹ Latinh phải xuất phát từ thực tế của Mỹ Latinh, nó khác so với CNXH của Liên xô, Đông Âu trước đây

Khuynh hướng XHCN ở mỗi nước khu vực này cũng có những mức độ khác nhau Sự phân biệt được xác định chủ yếu trên hai phương diện là mức độ

cải cách dân chủ và mức độ thoát li khỏi những ảnh hưởng của các nước đế quốc

mà trước hết là Mỹ Về mức độ cải cách dân chủ ở các nước Mỹ Latinh, nhận xét từ những thành tựu đạt được và xu hướng vận động, có người đã phân thành hai loại “màu đỏ” (những cải cách mang tính chất XHCN) và “màu hồng” (những cải cách theo hướng tiến bộ song ít nhiều còn mang dấu ấn của dân chủ Phương Tây) Nhóm các nước cải cách “màu đỏ” gồm Vênêxuêla, Bôlivia, Êcuađo, Nicaragoa… mà Vênêxuêla là điển hình

Nét chung đều là sự từ chối mô hình “chủ nghĩa tự do mới”- biểu hiện cơ

bản và điển hình của CNTB hiện đại trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay; là những nỗ lực của các nước trong khu vực để tạo ra các liên kết kinh tế hoặc đa chiều, hoặc song phương trên cơ sở mới ít nhiều mang tính phi thị trường; là quá trình quốc hữu hoá hoặc cổ phần hoá với ưu thế thuộc quốc gia sở tại với các doanh nghiệp tư bản đang chiếm đoạt tài nguyên quốc gia; là quá trình cải cách ruộng đất với mục tiêu trao đất đai cho nông dân; là quá trình xác lập sở hữu công cộng và thừa nhận vai trò to lớn của nó trong nền kinh tế; đó còn là những

Trang 5

tuyên bố đi lên CNXH theo kiểu của Mỹ Latinh mà một trong những cơ sở lý

luận của quá trình ấy là chủ nghĩa Mác-Lênin…

Hiện tượng rất đáng chú ý là những quan hệ khá mật thiết và, cao hơn nữa

là sự hợp tác giữa các đảng cánh tả và các đảng cộng sản tại các quốc gia này

Quá trình xích lại gần nhau về tổ chức và cương lĩnh đang diễn ra giữa các đảng

xã hội dân chủ cánh tả cầm quyền với các đảng cộng sản tại một số nước như

mô hình PSUV (Partido Socialista Unido de Venezuela - Đảng Xã hội chủ nghĩa

thống nhất Vênêxuêla); Sức mạnh quyền lực thì thuộc về các đảng cánh tả,

nhưng lí tưởng XHCN, tác động của công bằng - dân chủ trên cơ sở mới và sự

ủng hộ, liên minh giữa các đảng dân chủ xã hội với đảng cộng sản, đang tạo nên

sắc thái rất riêng của bầu không khí chính trị các quốc gia này Sự liên minh này

gồm “Phong trào Nền cộng hòa thứ 5” - tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất do H

Chavez lãnh đạo, Đảng “Chúng ta có thể” (Podemos), Đảng “Tổ quốc cho tất

cả”, Đảng Cộng sản Vênêxuêla, Liên minh Nhân dân Vênêxuêla

Dấu ấn XHCN khá rõ trong nguyên tắc lý luận khi hình thành đảng và xây

dựng dự thảo Cương lĩnh PSUV Đại hội thành lập của PSUV và thảo luận dự

thảo Cương lĩnh đã xác nhận: “nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động

của PSUV là tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lênin, Simôn Bolivar ”1

Một đại biểu công nhân phát biểu tại Đại hội thành lập Đảng rằng, “sự ra đời của

PSUV đã làm hồi sinh hy vọng về chủ nghĩa xã hội trong khu vực Mỹ Latinh

chất chứa đầy tiềm năng cách mạng và đấu tranh chống đế quốc”

Tuy ở mức độ còn chưa đồng đều ở từng nước, nhưng các đảng cộng sản

và công nhân Mỹ La-tinh đã thể hiện ngày càng rõ nét vai trò hạt nhân trong

phong trào đấu tranh của quần chúng lao động, bước đầu tập hợp được những

lực lượng tiến bộ… Tại khu vực Mỹ Latinh, các Đảng Cộng sản và công nhân

và cánh tả từ đầu thập niên 90 đến nay đã có sáng kiến định kỳ hằng năm tổ

chức gặp gỡ trong khuôn khổ Diễn đàn Sao Paolô (Braxin) nhằm đánh giá sự

vận động, phát triển của phong trào cộng sản, cánh tả quốc tế nói chung và ở

khu vực nói riêng, từ đó tìm kiếm các biện pháp phối hợp hành động chung

do mới phải gắn với thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, từng bước quá độ lên CNXH Động thái ấy chứng minh cho sự bắt đầu hồi phục và có bước phát triển mới của phong trào cộng sản và cánh tả ở đây

Khuynh hướng XHCN còn thể hiện ở việc thừa nhận vai trò ngọn cờ đầu trong khu vực Mỹ Latinh của Cuba và sự tăng cường mối quan hệ nhiều chiều với quốc gia XHCN này Cuba là tác nhân khách quan tích cực cho những

chuyển biến tích cực của cải cách ở Mỹ Latinh hiện nay1 Chủ nghĩa quốc tế XHCN của Cuba, tinh thần Cheghevara xả thân vì nghiã vụ quốc tế, thái độ vừa nhiệt thành vừa tôn trọng bè bạn, uy tín của Fidel Castro, lòng tin và lối sống XHCN của nhân dân Cuba… là những chứng minh vừa gần gũi vừa hùng hồn cho sức hấp dẫn của CNXH hiện thực ngay trong khu vực

Các nhà lãnh đạo của 3 nước Mỹ Latinh là Bôlivia, Cuba và Vênêxuêla đã

ký Hiệp định thương mại ba bên, lập nên Khối ALBA để trao đổi thương mại và

hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển Đây là một mô hình mới của sự hợp tác kinh tế trong khu vực và là đối trọng của khu vực Mậu dịch tự do châu Mỹ (FATT) Hiệp định này không chỉ đơn giản chỉ có tính thương mại Nó là một trong những động thái xác nhận việc thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước để đấu tranh cho một thế giới đa cực, dân chủ Chất lượng mới của kiểu hợp tác này là nó lấy liên kết thay thế cho cạnh tranh, lấy hội nhập bình đẳng thay cho kiểu bóc lột thâm hiểm và tàn bạo của

“chủ nghĩa tự do mới”; lấy tương trợ bổ sung cho nguyên tắc ngang giá chung của kinh tế thị trường… Nhiều liên kết khác cũng được thiết lập trong khu vực

và có vai trò như những đối trọng với các nước lớn Theo Tổng thống Chavez, Achentina, Braxin và Vênêxuêla cần tạo thành "hạt nhân thúc đẩy khối liên kết

1 Nguyễn An Ninh, Chủ nghĩa xã hội ở Cuba, một chế độ thực sự của dân, do dân, vì dân Thông tin Chủ nghĩa

xã hội khoa học - Lý luận và thực tiễn, Viện CNXH khoa học - Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh, số 3/2009

Trang 6

Nam Mỹ, biến khu vực này trở thành một trung tâm hùng mạnh có thể đương

đầu với mối đe dọa đến từ khu vực khác”

Đó còn là quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội và nhiều cải cách hướng

về nhân dân lao động cùng hình thức “dân chủ cùng tham dự” rộng rãi Đây là

một đặc sắc của nền chính trị khu vực Mỹ Latinh mà Cuba là nước dẫn đầu;

Veneduela có chương trình “Alô Tổng thống” - một kênh đối thoại trên truyền

hình thu hút rất nhiều sự quan tâm của công dân Chương trình này do H.Chavez

chủ trì, truyền hình trực tiếp mỗi sáng chủ nhật và rất “ăn khách” Ông đối thoại

với nhân dân mình về các ý tưởng chính trị, công bố các chính sách, chia sẻ

những dự định tương lai, phỏng vấn khách mời Dân chủ cùng tham dự là như

vậy V.I.Lênin từng nói: “Quần chúng có hàng triệu, mà chính trị bắt đầu ở nơi

nào có hàng triệu người… mà ở đâu có hàng triệu người thì ở đó mới có chính

trị nghiêm túc”1 Những sáng kiến dân chủ ấy ở khu vực Mỹ Latinh rất đáng

quan tâm

Các vấn đề lớn mà giới nghiên cứu đặt ra là:

Trước đây, CNXH khoa học và CNXH dân chủ tuy là hai nhánh song từ

cùng một gốc của phong trào công nhân thế kỷ XIX, và ít nhiều đều gắn bó với

lý luận của Mác và Ăng ghen về CNXH, giai cấp công nhân, nhà nước của giai

cấp công nhân… Song do biến thiên của lịch sử chính trị hiện đại, hai dòng tư

tưởng này đã dần xa nhau về lập trường, quan điểm Điều này đặc biệt rõ trong

thời kỳ chiến tranh lạnh và thập niên đầu tiên thời kỳ “hậu Liên xô sụp đổ”

Hiện tượng xa nhau một thời gần giống như “tính tương cận, tập tương viễn”

(tính chất thì gần nhau, nhưng tập quán, cách làm lại khiến cho người ta xa nhau)

Gần đây, trong quá trình đổi mới tư duy và giải phóng tư tưởng, nhiều đảng

cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cái nhìn khách quan hơn

và chủ trương: “Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản công

nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên

thế giới Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền”2 Quan điểm mang

tính đổi mới này sẽ giúp chúng ta có thể tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách

cởi mở và thấu thị hơn

1 V.I Lênin Toàn tập, Nxb Tiến bộ Maxcơva, 1977, Tập 36, tr 20

2 Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr 113

8

Vậy cần nhìn nhận những đóng góp, những giá trị cần tham chiếu từ mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" này ra sao?

Tình huống nghiên cứu xuất hiện khá nhiều từ hiện tượng cải cách màu đỏ

của Mỹ Latinh: những dấu hiệu tích cực của cải cách là khá rõ Những lời tuyên

bố, những văn bản pháp lí của nhà nước và cả những hành động trên thực tế… cho phép ta xác nhận về một hiện tượng có tính chất XHCN đang diễn ra ở khu vực này Song cách đánh giá về mức độ của nó còn rất khác nhau: người gọi đó

là trào lưu XHCN, có người gọi đó là khuynh hướng XHCN, có người còn gọi là định hướng XHCN

Đánh giá về hiện tượng này, theo đó cũng rất khác nhau Cũng có những

điểm thống nhất: chẳng hạn coi đó là dấu hiệu tích cực của đời sống chính trị thế giới thập niên gần đây, hoặc khẳng định vai trò của ngọn cờ đầu của CNXH Cuba, sức hấp dẫn lớn của mô hình XHCN với các nước đang phát triển… Song cũng có khá nhiều nhận định rất khác nhau về tính chất XHCN của các quan niệm và cách làm từ mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" Tính đặc thù của chủ thể quan niệm trên có lẽ là điểm nổi cộm đầu tiên - người xây dựng CNXH lại chưa phải là, chưa hoàn toàn là cộng sản mặc dù có thiện chí với CNXH, CNCS Tính đặc thù còn là ở quy trình đến với CNXH, hầu hết các nước đều từ lập trường cánh tả để sang lập trường mới gần gũi hơn với CNXH

Về triển vọng của "CNXH ở thế kỷ XXI" cũng có nhiều đánh giá khác nhau: có quan niệm cho rằng nó sẽ phát triển - điều chỉnh và có tương lai tốt đẹp

và sẽ có một mô hình mới về CNXH; có quan niệm cho rằng nó sẽ chỉ dừng lại

ở cải cách dân chủ chứ chưa thể là một cuộc cách mạng XHCN và sớm muộn,

do vị trí địa lí đặc thù là “cái sân sau của Mỹ” cho nên sẽ bị Mỹ kiềm chế trong quỹ đạo cải cách dân chủ, những bột phát hoặc vượt quỹ đạo sẽ bị níu kéo bởi cánh hữu và “diễn biến hoà bình”; lại cũng có quan niệm cho rằng sự kết hợp (cả về tổ chức, chính trị và tư tưởng) giữa cánh tả và các đảng cộng sản tại các nước trong khu vực, vai trò của Cuba, sự ủng hộ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế sẽ cho phép tin ở tương lai XHCN của nhiều nước khu vực này… Theo đó, giá trị và ảnh hưởng tích cực của Mỹ Latinh sẽ không chỉ là tầm

Trang 7

mức khu vực Nó cũng có thể đóng góp cho lý luận CNXH thời kỳ cải cách đổi

mới một điều gì đó, rất riêng và tích cực…

Có thể mô hình này có nhiều điều mang tính mới so với những nguyên lý

của CNXH khoa học, song những biểu hiện trên thực tế ở khu vực này, đặc biệt

là những nước mà phương Tây gọi là “cải cách màu đỏ” lại là những tín hiệu lạc

quan, tích cực và cho phép chúng ta tin vào một khuynh hướng XHCN đang

định hình ở nhiều nước Mỹ Latinh Nó hoàn toàn phân biệt với những cải cách

theo khuôn khổ dân chủ tư sản ở một số nước “đang chuyển đổi” thông qua

“cách mạng màu sắc” ở Đông Âu hay các nước thuộc Liên Xô trước đây

Vậy thì, những cải cách mang màu sắc XHCN của khu vực Mỹ Latinh hiện

nay có điểm gì gần gũi với lý luận macxit và thực tiễn xây dựng CNXH của các

nước đang phát triển theo định hướng XHCN? Tính chất XHCN của những

khuynh hướng, quan niệm này, khả năng tìm tòi và hiện thực hoá mô hình “Chủ

nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” qua sự kết hợp các yếu tố trên ra sao?

Thứ ba, “Chủ nghĩa tự do mới”, bị phê phán, từ chối ngay tại “sân sau”

của Hoa Kỳ, vậy mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI” sẽ có triển vọng như thế nào tại

vùng địa chính trị này?

- Trong những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, việc thực hiện triệt để “chủ

nghĩa tự do mới” tuy có đạt được một số kết quả “tức thời”, nhưng sau một thời

gian, nhiều nước như Achentina, Braxin, Uruguay, Êcuađo, Paraguay… đã lâm

vào khủng hoảng Các cuộc khủng hoảng đa diện và sâu sắc từng khuynh đảo

Mỹ Latinh kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước, đều trực tiếp hoặc gián tiếp có

nguyên nhân từ tác động tiêu cực của “chủ nghĩa tự do mới” Và cũng từ đó,

thúc đẩy tư tưởng cánh tả phát triển Các vấn đề chính trị - xã hội bức xúc như

đói nghèo, thất nghiệp, bất bình đẳng, tham nhũng, nợ nước ngoài và khủng

hoảng xã hội diễn ra triền miên

Cũng cần nói thêm rằng, sự phân hóa xã hội theo hai cực giàu nghèo ở Mỹ

Latinh không chỉ trong quan hệ đối kháng giai cấp, mà còn có gắn với vấn đề

chủng tộc Tại Mỹ Latinh, 32% dân số là người da trắng, 44% dân số là người

lai, 11% là người thổ dân Trong nhóm da trắng, đầu tiên là gốc Tây Ban Nha

(Bồ Đào Nha ở Braxin), sau đó là gốc châu Âu, gốc Mỹ… Sự giàu nghèo có liên

quan đến vấn đề chủng tộc này kéo dài theo thời gian và với nhiều biểu hiện: sự chiếm dụng tài nguyên, ruộng đất, nắm giữ các đầu mối tài chính, công nghệ

và hầu như mọi sự ưu đãi đều thuộc về người da trắng Bần cùng nhất là người gốc thổ dân

Từ sự phân hóa đó, đầu thế kỷ XIX nổi lên cuộc cách mạng mang tên Simon Bolivar - nhà cách mạng giải phóng dân tộc và đấu tranh cho bình đẳng

xã hội Ảnh hưởng của ông đến nay vẫn rất sâu sắc Nước Bôlivia là quốc gia

đã mang tên ông; Venezuela, năm 2006 đổi tên là Republicca Bolivariana de Venezuela (Cộng hòa Bolivar ở Vênêxuêla) Cuộc cải cách hiện nay ở Vênêxuêla từng được mang tên là “cách mạng Bolivar” rồi hiện nay là “Sự lựa chọn Bolivar” và đây cũng là một hành động chung của nhiều quốc gia khu vực này (ALBA – Khối “Sự lựa chọn Bolivar của Mỹ Latinh”)…

Nếu như mục tiêu ban đầu của nhiều cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khu vực Mỹ Latinh là nhằm thoát khỏi ảnh hưởng chính trị của “mẫu quốc”, giành độc lập, đã được giải quyết ở từng mức độ, thì những cuộc cách mạng ấy lại không giải quyết được vấn đề phân hóa giàu nghèo do phân biệt chủng tộc Nhà nghiên cứu chính trị - Noam Chomsky viết như sau về vấn đề này: “Lịch sử thực dân ở châu Mỹ Latinh để lại tại mỗi nước một sự phân hóa nội bộ nặng nề giữa một thiểu số tinh hoa giàu sụ và một đại đa số người nghèo Sự liên hệ với nhóm chủng là rất gần gũi Giới tinh hoa giàu có chủ yếu là da trắng, gốc Âu và phương Tây Mối liên hệ chặt chẽ đó còn tiếp tục đến tận bây giờ”1

Phân biệt chủng tộc cùng những hậu quả nặng nề của sự áp đặt mô hình chủ nghĩa tự do mới đã làm gia tăng sự lệ thuộc của các nước Mỹ Latinh vào tư bản độc quyền nước ngoài, nhất là tư bản Mỹ; lợi ích quốc gia và nền độc lập dân tộc bị phương hại

Do đó, ở Mỹ Latinh, đồng thời với sự thức tỉnh ý thức tự chủ, tự tôn dân tộc của các tầng lớp xã hội, đã dấy lên phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì mục tiêu dân sinh, dân chủ, tiến bộ

và nhất là công bằng xã hội Họ đến với cánh tả như một niềm hi vọng vào sự thay đổi Đây là điều kiện thuận lợi để các lực lượng cánh tả đẩy mạnh hoạt

1 Nguyễn Văn Huỳnh: Sơ lược lịch sử Braxin, tạp chí Nghiên cứu châu Mỹ ngày nay, 2/2007

Trang 8

động và trở thành lực lượng đi đầu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tự do mới,

chống sự lệ thuộc vào Mỹ, bảo vệ độc lập chủ quyền, bình đẳng trong quan hệ

quốc tế và công bằng xã hội trong phát triển

- “Diễn biến hoà bình” của CNĐQ cũng đã từng coi nhiều nước khu vực

Mỹ Latinh là đối tượng Với cái quan niệm cho rằng, những nước nào “cứng

đầu”, không tuân phục Mỹ, chống lại lợi ích của Mỹ, có xu hướng “thân cộng”,

thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ và các nước đế quốc… đều là đối tượng tấn công

của chiến lược này, mấy chục năm gần đây Mỹ đã sử dụng “diễn biến hoà bình”

với phương thức chủ đạo là khuynh đảo chính trường, khống chế sự lệ thuộc về

kinh tế, đưa các thế lực cực hữu, thân Mỹ lên nắm quyền lực ở nhiều nước Nó

đã nhiều lần coi Cuba là đối tượng song thất bại; nhưng nó đã thành công ở

Chilê vào năm 1972-1973, khi lật đổ được chính phủ cánh tả của Tổng thống

Xanvato Agienđê; nó đã góp phần dựng lên hàng loạt chính phủ cực hữu thân

Mỹ và phản động ở khu vực này 2 thập niên trước… Quả thật, “diễn biến hoà

bình” là kẻ thù dấu mặt song trực tiếp là vật cản ngăn trở những tiến bộ xã hội

của khu vực này1

Vài chục năm gần đây, CNXH hiện thực cũng đã chứng kiến sự thâm hiểm

và tác hại của chiến lược “diễn biến hoà bình” của CNĐQ đối với hệ thống

XHCN và các nước đã từng có chế độ XHCN nhưng nay đang trong “giai

đoạn chuyển đổi” Nhiều cuộc “cách mạng sắc màu” ở Đông Âu và các nước

thuộc Liên Xô cũ trong thập niên gần đây đã vạch trần tính nguy hiểm của

chiến lược này

Song điều thú vị là ngay tại cái mà Mỹ cho là “sân sau” của mình, cũng đã

và đang diễn ra một hướng “diễn biến hoà bình” khác, một quá trình mà qua

đó các đảng dân chủ xã hội cánh tả lật đổ quyền lực của các chính phủ cánh

hữu thân Hoa Kỳ và tạo tiền đề chính trị cho một quá trình “cải cách màu đỏ,

màu hồng” ở nhiều quốc gia Mỹ Latinh

Tiến trình cải cách và dân chủ hóa tại các nước này được phát động bằng

các cuộc bầu cử dân chủ Điểm đặc trưng của thắng lợi các đảng cánh tả là đều

thông qua bầu cử hợp hiến, được quốc tế công nhận và có được số phiếu tín

(Braxin) Nhiều đại biểu đã dành thắng lợi “vang dội” với số phiếu áp đảo vượt trội đối thủ Chẳng hạn, thắng lợi của Tổng thống H.Chavez (với 62% số phiếu ủng hộ) tại cuộc bầu cử vào tháng 12- 2006, đã khiến cho đối thủ Manuel Rosales (được 38% số phiếu) nhanh chóng thừa nhận và không hề thắc mắc về một sự gian lận nào Thành công của H.Chavez và sự thừa nhận của đối thủ đã khiến cho một vài nước có ý định “can thiệp vì dân chủ” đã phải chùn tay vì không có nguyên cớ

Các lực lượng cánh tả ở các quốc gia này này đã tìm kiếm được hình thức đấu tranh thích hợp trong tình hình mới - họ chuyển từ truyền thống hoạt động

vũ trang chuyển sang vận động quần chúng nhân dân, liên kết với các phong trào dân chủ và tiến bộ khác trong nước và khu vực, đấu tranh trên nghị trường với các chính sách, mục tiêu được lòng dân, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, bình đẳng xã hội… Nhiều đảng phái lực lượng vốn có truyền thống đấu tranh vũ trang nay như Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc Pharabunđô Macti (FMLN) ở En Xanvađo, các lực lượng kháng chiến ở Pêru, Côlômbia, Urugoay, Bôlivia cũng đã từng bước chuyển từ phương thức đấu tranh vũ trang sang đấu tranh nghị trường công khai hợp pháp

Vốn bị coi là “sân sau” của Mỹ, các nước Mỹ Latinh thời gian gần đây đang có cơ hội thuận lợi để có được một vị thế độc lập hơn Sa lầy tại Trung Đông, lo lắng về sự suy giảm vai trò tại châu Âu, dè chừng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc Mỹ dường như đã khá bận rộn và mệt mỏi với tham vọng và buộc phải bộc lộ ra những “khâu yếu” của mình Khu vực Mỹ Latinh chính là một khâu như vậy

“Con bài dân chủ” mà Mỹ thường sử dụng đã “gậy ông đập lưng ông” Chính việc thông qua bầu cử đa đảng, hợp hiến, nhân dân đã lựa chọn và đưa cánh tả lên ngôi - điều mà Mỹ không hề muốn đối với nhiều quốc gia ở khu vực

Trang 9

này Có lẽ đây là điều thú vị và bất ngờ nhất trong chính trường thế giới những

năm qua Ở Đông Âu “diễn biến hòa bình” có thể làm nên những cuộc cách

mạng sắc màu và dựng nên một số chính phủ thân Phương Tây, nhưng ở khu

vực Mỹ Latinh thì ngược lại, nó lại lật đổ các chính phủ cực hữu, thân Mỹ và tạo

nên các chính phủ cánh tả Trạng thái “ngoài vòng kiểm soát” đang xuất hiện và

Mỹ, với “con bài dân chủ”, không khác gì gã “phù thủy non tay không trị nổi

những âm binh mà y đã triệu lên”

Tựu chung, tình hình tích cực của khu vực Mỹ Latinh thập niên gần đây

như một phản chứng về “chủ nghĩa tự do mới”, về “diễn biến hoà bình” Nói

cách khác, các nước Mỹ Latinh đã cho thấy bộ mặt thật của “chủ nghĩa tự do

mới” trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới hiện nay và chỉ ra giới hạn và

điểm yếu của “diễn biến hoà bình” mà đế quốc Mỹ là kẻ khởi xướng

Vấn đề đặt ra là, trước triển vọng tích cực của khu vực Mỹ Latinh và mô

hình "CNXH ở thế kỷ XXI" liệu “chủ nghĩa tự do mới”, “diễn biễn hoà bình” và

đế quốc Mỹ sẽ còn thủ đoạn đối phó nào khác? Theo đó mô hình mới này sẽ cần

những điều chỉnh nào để tiếp tục phát triển thành quả của “cải cách màu đỏ”?

Ba khái quát trên cũng là tiêu biểu cho tình huống nghiên cứu và sức hấp

dẫn của đề tài: Về mô hình “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” của khu vực

Mỹ latinh hiện nay - giá trị và vấn đề đặt ra với chủ nghĩa xã hội

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.1 Các thành tựu nghiên cứu có liên quan tới đề tài này

Có ba nhóm thành tựu nghiên cứu quan trọng phản ánh hoặc liên quan tới

khuynh hướng XHCN và mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" của Mỹ Latinh

2.1.1 Nhóm thành tựu thứ nhất là những nghiên cứu, tài liệu, thông tin

đa diện, đa cấp có liên quan tới Mỹ Latinh và các nước của khu vực này trong

quá trình cải cách thập niên gần đây

Tiêu biểu cho nhóm thành tựu này là các công trình sau đây:

1 Bộ Hồ sơ dữ liệu các đảng ta có quan hệ (2000 - 2008) - Tài liệu

phục vụ nghiên cứu của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là

những tổng hợp thông tin, tài liệu về các đảng mà Đảng ta có quan hệ, đáng chú

ý là tài liệu về những đảng hiện đang cầm quyền tại khu vực Mỹ Latinh cùng

một số đánh giá từ góc độ nghiên cứu về vấn đề này Đây là bộ tài liệu tốt cho nghiên cứu song nó còn ít các phân tích, đánh giá về mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI"

2 Góp phần nhận thức thế giới đương đại, GS.TS Nguyễn Đức Bình,

GS.TS Lê Hữu Nghĩa, GS.TS Trần Hữu Tiến; Nxb CTQG, HN 2003, là một tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu, vừa mang tính phương pháp luận vừa phân tích về hiện trạng, vấn đề và xu hướng của thế giới đương đại Các tác giả đều khẳng định xu thế thời đại đi lên CNXH vẫn là xu thế chủ đạo của chính trị đương đại; nó hấp dẫn nhiều quốc gia - dân tộc vào dòng chảy của cuôc đấu tranh vì độc lập dân tộc, chủ quyền kinh tế quốc gia, công bằng trong phát triển

về CNTB hiện đại, những biến đổi, những đặc điểm và tác động của nó với thế giới Khu vực châu Mỹ và Mỹ Latinh cũng được đề cập song đề tài chưa hướng quan tâm vào khu vực này cùng những động thái đời sống chính trị - xã hội của nó

4 Nỗi cô đơn của Mỹ Latinh - Diễn từ Nobel của G.G Macket năm

1982 như là một tổng kết lịch sử - văn hoá - triết học của nhà văn Colombia nổi tiếng, về số phận của các quốc gia Mỹ Latinh trong thế giới cận đại và hiện đại Chúng ta chú ý tới một đoạn: “Bạo lực và nỗi đau vô hạn của lịch sử chúng tôi là kết quả của những sự bất công từ rất lâu đời và nỗi đắng cay chưa hề được kể, chứ không phải một âm mưu được bày ra cách quê hương chúng tôi ba ngàn hải

lý Nhưng nhiều nhà lãnh đạo và nhà tư tưởng châu Âu đã từng nghĩ như vậy, với

sự ngây thơ của những người cổ lỗ đã quên mất sự quá đà đầy thành quả của tuổi trẻ mình như thể [người ta] không thể nào tìm được một số phận nào khác hơn là phải sống dưới quyền sinh sát của hai ông chủ lớn của thế giới”

5 Thế giới thứ ba trong thiên niên kỷ thứ ba, A.Elianop, Thông tin lý

luận số 9/2000 là một nghiên cứu về sự trỗi dậy và tự chọn đường phát triển của

Trang 10

thế giới thứ ba, đặc biệt là “số phận của Mỹ Latinh” trong những thập niên gần

đây dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do mới Nghiên cứu này như một cắt nghĩa

vì sao khu vực này đã tìm một sự lựa chọn mới trong quá trình phát triển của

mình, song tác giả chưa đi sâu vào những lựa chọn của khu vực này

6 Cục diện chính trị thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI,

Hoàng Thụy Giang chủ nhiệm, đề tài KX 08-04, H 2005 Công trình cho ta một

cái nhìn toàn cảnh về vị thế và sự phân bổ cùng các xu hướng, trào lưu và dự báo

về cục diện của đời sống chính trị thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI Tuy

vậy, tác giả cũng chưa đi sâu vào xu hướng XHCN của khu vực Mỹ Latinh

7 Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu

hoá, TS Thái Văn Long, NXB chính trị quốc gia, 2006 Tác giả khẳng định vai

trò to lớn của các nước Mỹ Latinh trong bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc và

đoàn kết hợp tác Nam – Nam Tác giả phản ánh quan niệm về nội dung cơ bản

của đấu tranh vì độc lập dân tộc trong bối cảnh chính trị hiện đại, gồm: “Xác lập

và giữ vững ổn định chính trị ; phát triển kinh tế quốc gia bảo vệ chủ quyền kinh

tế; cải cách chính sách xã hội, phát triển nhân lực và, đoàn kết quốc tế, đẩy

mạnh hợp tác Nam – Nam vì một trật tự quốc tế mới” Mô hình "CNXH ở thế kỷ

XXI" chính là sự phản ánh những nội dung cơ bản này

8 Về triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ

XXI, TS Nguyễn An Ninh (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2006 Tác

giả đã đưa ra quan niệm về triển vọng của CNXH, các nhân tố tác động và có

những đánh giá riêng về xu hướng đi lên CNXH ở từng khu vực, những thách

thức và vấn đề đặt ra với các khu vực, trong đó có Mỹ Latinh Đáng chú ý là

những nhận định về thế giới thứ ba và vai trò của nó, đặc thù chính trị - xã hội

cùng những nét riêng quy định sắc thái CNXH ở khu vực này

9 Quan hệ quốc tế đương đại - những vấn đề lý luận và thực tiễn-

PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp chủ biên, NXB chính trị quốc gia, Hà nội, 2008, có

những bài viết đề cập tới hiện tượng cánh tả Mỹ Latinh chẳng hạn: “Bước phát

triển của trào lưu cánh tả Mỹ Latinh hiện nay” gồm những thông tin và nhận định

về thực trạng và triển vọng của trào lưu này

16

10 Chủ nghĩa tư bản những bất ổn tiềm tàng, Harry Shutt; Nxb Chính

trị quốc gia, Hà nội, 2002 Chúng ta chú ý tới quan niệm về một trật tự bền vững của thế giới gồm: chủ nghĩa tập thể mới, một nền dân chủ mới và chủ nghĩa toàn cầu mới Tuy không trực tiếp mô tả về Mỹ Latinh nhưng tác giả lại cắt nghĩa đúng nguyên nhân căn bản nhất đã thúc đẩy cho “sự lựa chọn Bolivar”của khu vực này Chẳng hạn một nhận định về chủ nghĩa tự do mới: “CNTB kẻ đi tìm lợi nhuận tối đa, trong một phần ba cuối của thế kỷ XX đã không còn là một công cụ mang lại tiến bộ cho con người nữa… Một thảm hoạ như vậy có thể xoá sạch những thành quả to lớn mà nền văn minh phương Tây vất vả lắm mới giành được trong 5 thế kỷ qua, kể từ thời Phục hưng, và theo đó mở ra một kỷ nguyên hắc

ám mà Uynstơn Sơcsin đã tiên đoán từ năm 1940…” (tr 370-371)

11 Phản phát triển cái giá phải trả cho chủ nghĩa tự do; Richard

Bergerron, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, là một công trình nghiên cứu vạch rõ hậu quả tầm vóc thế giới của CNTB hiện đại, rằng cách mà CNTB đang làm đã để lại nhiều hậu hoạ, nguy cơ với quá trình phát triển công bằng, bền vững và nhân bản Nó đã để lại cả một châu lục - châu Mỹ và khu vực Mỹ Latinh lút đầu trong nợ nần và sự phụ thuộc nhiều mặt vào các nước đế quốc Tình thế

ấy là một cách cắt nghĩa vì sao Mỹ Latinh hướng tới những sự phủ định con đường của “chủ nghĩa tự do mới”

12 Lời thú tội của một sát thủ kinh tế, Jonh Perking, Nxb Trẻ, TP Hồ

Chí Minh, 2006, là một bản cáo trạng về “chủ nghĩa tự do mới”- kẻ đã dùng tiền bạc dưới chiêu bài đầu tư và các mưu mô chính trị để khống chế, kìm hãm sự phát triển của các quốc gia đang phát triển nhằm khai thác những nguồn tài nguyên và biến nhiều quốc gia trở thành những con nợ khổng lồ của IMB, WB - những tổ chức bị Mỹ và các tập đoàn xuyên quốc gia thao túng Mỹ Latinh cũng

là một trong những trường hợp điển hình được mô tả trong cuốn sách này

13 Phong trào cánh tả lan rộng ở Mỹ Latinh; www.http:

che-vietnam.com, ngày 26/2/2009; là một bài nghiên cứu có tính tổng quan về tình hình cánh tả Mỹ Latinh cùng những thành quả của họ trong tiến trình cải cách gần đây Đáng chú ý là nhận định về uy tín chính trị của các nguyên thủ cánh tả vẫn tiếp tục giữ vững và tăng lên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế của thế giới

Trang 11

hiện nay Cải cách nơi đây đang tiếp tục vượt qua thử thách của khủng hoảng

kinh tế và đang đi tới theo mô hình của mình Tuy vậy, bài viết cũng chỉ dừng lại

ở thông tin, bình luận chứ chưa đưa ra các nhận định sâu hơn về các chủ trương

mới của chính phủ cánh tả nơi đây

Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu và thông tin khác có liên quan

tới khu vực Mỹ Latinh và tiến trình cải cách gần đây

2.1.2 Nhóm thành tựu thứ hai, những nghiên cứu, bình luận, đánh giá có

đề cập tới mô hình và con đường hiện thực hoá "CNXH ở thế kỷ XXI" của khu

vực Mỹ Latinh

Tiêu biểu cho nhóm thành tựu này là các công trình sau đây:

1 Phong trào cánh tả Mỹ Latinh: thực trạng và triển vọng, Tổng

quan và Kỷ yếu đề tài cấp Bộ năm 2008 của Viện Quan hệ quốc tế Học viện

CTHC quốc gia Hồ Chí Minh do TS Nguyễn Thế Lực chủ nhiệm Đây có thể coi

là công trình nghiên cứu khá công phu và gần nhất của giới lý luận Việt Nam về

vấn đề mà đề tài này quan tâm Đáng chú ý là những phản ánh về thực trạng,

đánh giá và tổng thuật về phong trào cánh tả Mỹ Latinh hiện nay, những quan

điểm của Đảng ta về phong trào này Chiến lược xã hội chủ nghĩa ở Mỹ Latinh

được nhìn nhận là mềm dẻo, linh hoạt và kiên trì với mục tiêu CNXH song vẫn

còn nhiều khó khăn đang chờ phía trước Thậm chí có nhiều ý kiến khác nhau về

một vấn đề ngay trong nhóm tham gia nghiên cứu đề tài này (chẳng hạn quan

niệm về triển vọng), điều này cho thấy tính cần thiết nghiên cứu của vấn đề ta

đang bàn Thêm vào đó, cũng cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn về mô

hình "CNXH ở thế kỷ XXI"

2 “Quan điểm cơ bản về chủ nghĩa xã hội của các đảng cánh tả ở

khu vực Mỹ Latinh - những giá trị cần tham khảo”, TS Nguyễn An Ninh, 2008,

là một chuyên đề cho đề tài: “Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - những

quan điểm lý luận cơ bản” do PGS, TS Trần Thành (Viện Triết học, Học viện

CTHC quốc gia Hồ Chí Minh) chủ nhiệm (2008-2010) Tác giả đã phân tích

những đặc điểm về bối cảnh, chủ thể, đặc thù khu vực và những quan niệm cơ

bản cùng một số đánh giá về giá trị, đóng góp của nó đối với lý luận về CNXH

hiện đại Hiển nhiên, với tư cách là một chuyên đề, tác giả chưa có dịp để bàn sâu hơn về mô hình này

3 Nhận diện chủ nghĩa tự do mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2005 của tác giả Nguyễn Văn Thanh là một góc nhìn riêng vừa phản ánh về đặc sắc của toàn cầu hoá hiện đại vừa là một trong những cắt nghĩa khá xác đáng cho câu hỏi vì sao hàng loạt các nước Mỹ Latinh hiện nay lựa chọn mô hình

"CNXH ở thế kỷ XXI"

4 Xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước Mỹ Latinh, Nguyễn

Văn Quang, Tạp chí Cộng sản số 127-7/2007 Đáng chú ý là nhận định: “nhiều đảng cầm quyền ở Mỹ Latinh có đường lối và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội” và những phân tích khá sâu về các loại cánh tả đang cầm quyền tại khu vực này Tuy vậy tác giả cũng chưa đánh giá về mức độ XHCN của những cải cách trên thực tiễn

5 Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu của cánh tả Mỹ Latinh,

Nguyễn Khắc Sứ, Tạp chí Cộng sản, 11/2007 Bài viết này là một tổng quan về tình hình cải cách của Mỹ Latinh gần đây Đáng lưu ý là hai nhận định: 1/Coi hiện tượng này là một “khuynh hướng XHCN bước đầu”- đây có thể coi là một nhận định có tính đóng góp cho việc nghiên cứu hiện tượng Mỹ Latinh 2/ Tác giả, với tư cách là người đã từng hoạt động thực tiễn tại khu vực này (nguyên là đại sứ Việt Nam tại Cuba) đã cung cấp nhiều thông tin, tư liệu và cả một phác thảo về mô hình "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI" của Mỹ Latinh Tuy vậy, với phạm vi của một bài nghiên cứu, tác giả chưa có điều kiện để phân tích sâu hơn

về giá trị, đóng góp cũng như hạn chế của mô hình này

6 Trào lưu cánh tả Mỹ Latinh và "CNXH ở thế kỷ XXI" của Vêneduela, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Bản tin của Hội đồng lý luận Trung ương,

8/6/2008, là một nghiên cứu sâu về mô hình CNXH ở Vênêxuêla với những thông tin về quá trình phát triển và đặc trưng của mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" Tuy vậy, tác giả cũng chưa cắt nghĩa vì sao có mô hình này

7 Cuba quan niệm về chủ nghĩa xã hội và những thành quả đạt được,

Nguyễn Khắc Sứ, bài tham gia Hội thảo tại học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh nhân dịp kỉ niệm 50 năm cách mạng Cuba (1959-2009) Tác giả đã trình

Trang 12

bày quan niệm của Cu ba về mô hình CNXH và chắc chắn nó sẽ có ảnh hưởng

sâu đậm, ít nhất là trên phương diện thực tiễn, đến mô hình "CNXH ở thế kỷ

XXI"

8 Bước tiến mới của phong trào cánh tả Mỹ Latinh những năm đầu

thế kỷ XXI, PGS, TS Nguyễn Hoàng Giáp, TS Nguyễn Thị Quế, Tạp chí Cộng

sản số 3/2007, là một nghiên cứu về phong trào cánh tả Mỹ Latinh hiện nay

Nhóm tác giả đã bước đầu lí giải vì sao cánh tả thắng lợi vang dội và dự báo về

triển vọng của phong trào này

9 Đánh giá ảnh hưởng của Ernesto Cheguevara là một bài nghiên

cứu khá công phu của James Petras - được đăng tải trên trang website Chê - Việt

Nam, đáng chú ý là những nhận định của tác giả về 4 chu kỳ cách mạng của khu

vực Mỹ Latinh trong khoảng nửa thế kỷ gần đây, những tác nhân, bối cảnh đã

hình thành các chu kỳ này Tác giả có nhận định: “Cả Che lẫn phong trào cách

mạng mới đều không xây dựng một bộ khung lý thuyết chi tiết và tỉ mỉ, họ cũng

không chỉ đơn giản là những người biết tùy cơ ứng biến trong hành động (hành

động trước, lý thuyết sau) Đúng hơn, họ bắt đầu với những khái niệm cơ bản

của phân tích giai cấp và sau đó áp dụng chúng để khẳng định thực tiễn quốc gia

trong khi tiến hành các hoạt động xã hội Chủ nghĩa Mác “ứng dụng” vì thế có

nội dung kinh nghiệm sâu sắc (không phải là cách nhìn không tưởng hay trừu

tượng) được xây dựng trên bản chất vững chắc của các giai tầng xã hội (thổ dân,

nộng dân…) mà các phong trào này có mối quan hệ mật thiết”

10 Về những động thái tích cực của khu vực Mỹ Latinh thời gian gần

đây, TS Nguyễn An Ninh, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 4/2007,

nghiên cứu về những thành tựu của cánh tả trên chính trường Mỹ Latinh thập

niên gần đây Tác giả đặt vấn đề, như một gợi mở về nghiên cứu triển vọng của

CNXH: “Điều đáng quý là, thông qua hiện thực Mỹ Latinh, chúng ta lại thấy sự

phát triển mạnh mẽ của xu thế XHCN ở Tây bán cầu sau hơn 40 năm hạt giống

đầu tiên nảy nở trên mảnh đất Cuba Lý luận CNXH có nên coi đây là tín hiệu

chấm dứt thời kỳ khủng hoảng của CNXH hiện thực thời sau Liên xô Đông Âu?”

11 "CNXH ở thế kỷ XXI" - những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, PGS,

TS Nguyễn Viết Thảo, Tạp chí Cộng sản, số 3/2008 Tác giả đã chỉ ra đặc thù

20

của quá trình chuyển giao quyền lực ở Vênêxuêla là “bằng biện pháp hiến định

để tháo dỡ quyền lực tư sản” và ban hành đạo luật quy định quyền lực nhà nước phải được phi tập trung hóa, chuyển cho hệ thống quyền lực nhân dân chức năng

tổ chức và quản lý một số hoạt động dịch vụ Chỉ ra đặc trưng quản lý kinh tế của mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa là thực hiện kế hoạch hóa nền kinh tế quốc gia trên cơ sở phát huy sự tham gia trực tiếp của quần chúng Và “việc thành lập Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Vênêxuêla (PSUV) như đội tiền phong thống nhất và duy nhất trở thành yêu cầu sống còn của cách mạng Vênêxuêla”

12 Vênêxuêla và chủ nghĩa xã hội mới, Pol Koksort, chuyên đề của

Viện thông tin khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

số 5 và 6, 2/2008, là những nghiên cứu về đặc trưng của mô hình Vênêxuêla hiện nay Tác giả đã phân tích các dấu hiệu đặc trưng của kết quả cải cách và những vấn đề mà nó phải đối diện Có một cảnh báo về tốc độ và cách thức của cải cách đang diễn ra: “Những cải cách có thể thúc đẩy kinh tế đất nước tiến đến

mô hình XHCN Tuy nhiên, chúng có thể phá vỡ những bộ phận cấu thành quan trọng của CNTB và gây ra những hậu quả không mong muốn nếu như không áp dụng những cơ chế có tính chất lựa chọn”

13 Mỹ không “đơn phương ra lệnh” cho Mỹ Latinh được nữa – bài

báo của Thuỳ Vân trên bản tin VOV (Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam) cũng phản ánh một khía cạnh thay đổi chính sách của Mỹ với khu vực này Mỹ đã buộc phải thừa nhận thực tế rằng vai trò cùng các giá trị kiểu Mỹ đang suy giảm mạnh mẽ tại Mỹ Latinh Ngày 29/3/2009, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nói:

“Thời kỳ Mỹ đơn phương ra lệnh, thời kỳ chúng tôi chỉ nói mà không lắng nghe

đã chấm dứt Chuyến thăm của tôi đến đây chính là khởi đầu của sự đổi mới trong mối quan hệ đối tác với châu Mỹ" Thay đổi chính sách của Mỹ với Mỹ Latinh cũng báo hiệu rằng “sóng gió” chưa yên với tiến trình cải cách nơi đây

14 Cảm nhận Vênêxuêla, Đức Lượng, Báo Nhân dân, ngày 9 và

10/4/2009 là những thông tin về thành tựu và vấn đề của công cuộc cải cách ở nước này Thông qua cảm nhận của một nhà báo, chúng ta có được nhiều thông

Trang 13

tin bình luận và cả những vấn đề có tính lý luận mà mô hình "CNXH ở thế kỷ

XXI" nước này đang đặt ra

2.1.3 Nhóm thành tựu thứ ba, gồm những quan sát, đánh giá bình luận

nghiên cứu về các đảng dân chủ xã hội, “con đường thứ ba” và các đảng cánh

tả cầm quyền và liên minh giữa họ với các đảng cộng sản và công nhân trong

khu vực Mỹ Latinh trên con đường “cải cách màu đỏ” Đây chính là những chủ

thể có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tổ chức để hiện thực hoá mô

hình mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI"

Tiêu biểu cho nhóm thành tựu này là các công trình sau đây:

Một số công trình nghiên cứu về CNXH dân chủ - lý luận và thực tiễn

1 Con đường thứ ba - đường lối trung dung mới là tập tài liệu nghiên

cứu chuyên đề của Viện thông tin Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

2004 Tương lai của nền dân chủ xã hội, của Thomas Mayer và Nicole Breyer –

Nxb Lý luận chính trị, Hà nội 2007, cung cấp cho ta về các mô hình xã hội dân

chủ đương đại như những tư liệu để so sánh với mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI"

ở Mỹ Latinh Và “Chủ nghĩa xã hội dân chủ ý thức hệ của giai cấp công nhân

châu Âu” – một công trình nghiên cứu của Tào Á Phùng và Trương Phượng

Quyên được đăng trên “Những vấn đề chính trị - xã hội” của Viện thông tin khoa

học Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh số 1/2008, cũng tiếp

tục hướng nghiên cứu trên

Các nghiên cứu trên đã phân tích những giá trị và những hạn chế sai lầm và

xác định một thái độ đúng đắn với nó Những mặt cần được nhìn nhận của

CNXH dân chủ là: chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác, vẫn coi “việc diệt

vong của GCTS và thắng lợi của GCCN đều là tất yếu như nhau”; nó vẫn tiếp tục

đại diện cho lợi ích và nguyện vọng của tầng lớp dưới của xã hội; góp phần trực

tiếp nâng cao đời sống của giai cấp công nhân của nhân dân và mở rộng quyền

dân chủ; là một lực lượng có vai trò quan trọng trong duy trì và giữ hoà bình…

Nó cũng có những hạn chế sai lầm như: thiếu khoa học, tán dương tuyệt đối biện

pháp cải cách trong khuôn khổ tư sản, ảo tưởng vào sự tiệm tiến dân chủ tư sản

phủ nhận mục tiêu CNCS, cho rằng CNXH không có mục tiêu cuối cùng Những

nghiên cứu này giúp chúng ta một góc độ để tiếp cận cánh tả Mỹ Latinh và mô hình mà họ theo đuổi

2 Đảng Dân chủ xã hội Đức - lịch sử lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, TS Nguyễn Văn Sáu, TS Cao Thái (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia

Hà Nội, 2006 Đây là công trình nghiên cứu về một trường hợp tiêu biểu của đảng xã hội dân chủ cầm quyền ở một nước châu Âu, qua nghiên cứu này chúng

ta có được những thông tin tham chiếu về một đảng dân chủ xã hội cầm quyền

để từ đó có những so sánh với các đảng cánh tả cầm quyền ở Mỹ Latinh

3 Đảng xã hội dân chủ Thuỵ điển và con đường thứ ba - sự lựa chọn gian khổ Haron Swin và Tư Văn Tùng, bản dịch được đăng trên “Những vấn đề

chính trị xã hội” (đã dẫn), số 19 và 20 Bài nghiên cứu này nêu những vấn đề mà một đảng xã hội dân chủ được coi là khá thành công trên vị trí cầm quyền hơn nửa thế kỉ qua Hiện nay họ đang phải đối diện với những vấn đề chẳng hạn, CNXH dân chủ và thị trường, một nhà nước phúc lợi hiện đại với xu thế ngày càng tăng chất lượng dịch vụ xã hội; vấn đề của phân biệt chủng tộc trong xã hội… những vấn đề này sẽ tiếp tục đặt ra với mô hình mà Mỹ Latinh theo đuổi

4 Sự cáo chung của mô hình Thuỵ điển, Antoine Jacob, từ sách

“CNTB hiện đại những điều chỉnh mới”, Trung tâm KHXH & NVQG, Viện thông tin khoa học xã hội; H 2001, (tr 251- 259); là một góc nhìn về những giới hạn của một mô hình tiêu biểu của CNXH dân chủ mà một đảng cánh tả khá già dặn và nhiều kinh nghiệm cầm quyền ở châu Âu, theo đó, chúng ta có được những cơ sở để so sánh, phân tích các giới hạn của các đảng cánh tả Mỹ Latinh hiện nay

5 Cũng từ góc nhìn trên thông qua một nghiên cứu của Dương Khải

Tiên về Khảo sát đặc điểm mô hình kinh tế - xã hội Thuỵ điển, Lý luận chính trị

5- 2006 đã cung cấp thêm những thông tin về mô hình Thuỵ Điển và vai trò của đảng cánh tả nơi đây

6 Những hình thức phối hợp hoạt động của phong trào cộng sản quốc

tế từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay - Đề tài cấp Bộ, 2006 của Viện

Quan hệ quốc tế, Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh; Chủ nhiệm TS Nguyễn Hoàng Giáp Đáng quan tâm là những thông tin và bình luận về một

Trang 14

hình thức tập hợp của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế qua Diễn đàn Sao

Paulo và ảnh hưởng tích cực của nó với Mỹ Latinh và cả trên bình diện quốc tế

7 Liên kết khu vực Mỹ Latinh: văn hoá, chính trị, kinh tế - Luận án

tiến sĩ của Nguyễn Viết Thảo, Hà Nội 1998 Luận án đã đi sâu mô tả, phân tích

và nhận định quá trình hợp tác liên kết khu vực Mỹ Latinh như một tất yếu và

cũng là một quá trình chủ động tạo ra một đối trọng của khu vực trước làn sóng

toàn cầu hoá của CNTB Đáng chú ý là quan niệm về “chủ nghĩa Mỹ Latinh” -

một khái quát về sắc thái riêng của sự vận động chính trị của khu vực này

8 Mỹ Latinh hợp tác và liên kết cùng phát triển, Trịnh Minh Phương,

Báo Nhân dân, 25/10/2007; Chúng ta chú ý tới một thông tin về lời tuyên bố của

Tổng thống Êcuađo - R.Correa rằng “tiến trình hội nhập Nam Mỹ đang tiếp tục

vững bước và là xu thế không thể đảo ngược bởi nhiều chính phủ tiến bộ hiện

nay trong khu vực đang có chung lý tưởng, đồng thời khẳng định khu vực này sẽ

có một Tổ quốc lớn trong tương lai vì sự công bằng xã hội và ít đói nghèo”

9 Sự ra đời của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Vênêxuêla, PGS,

TS Nguyễn Viết Thảo, bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Cộng sản, số 7/2008

phản ánh quá trình hình thành, vấn đề và thách thức với bộ tham mưu - người sẽ

dẫn dắt cả dân tộc theo mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI"; đánh giá về vai trò này,

tác giả phản ánh một nhận định rằng: “PSUV đã làm hồi sinh hy vọng về chủ

nghĩa xã hội trong khu vực Mỹ Latinh chất chứa đầy tiềm năng cách mạng và

đấu tranh chống đế quốc”

10 Chủ nghĩa xã hội Cuba trên đất Vênêxuêla, bản dịch của Lệ Thuỷ

được đăng trên Bản tin Thông tin “Những vấn đề chính trị - xã hội”, số 6/2007

của Viện thông tin khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh, ngoài những nghiên cứu về ảnh hưởng sâu rộng của Cuba với đất nước

của mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" có một nhận định cần quan tâm “Bản thân

các nhà lãnh đạo cao nhất của chính quyền ở Vênêxuêla cũng chưa hiểu rõ ràng

về mô hình CNXH ở Vênêxuêla” (tr 17)

11 Quá trình cải cách của chính quyền tổng thống H Chavez ở

Veneduela thực trạng và triển vọng, Đề tài khoa học 9/2008 của Ban đối ngoại

Trung ương, Đảng Cọng sản Việt Nam (KHBD-16), Chủ nhiệm Dương Minh,

24

đã cung cấp nhiều tư liệu về Vênêxuêla, đáng chú ý là những nguyên tắc cơ bản của tư tưởng Bolivar, một số đánh giá về cấu trúc lý luận và hiệu quả thực tiễn của "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI"; những khó khăn bên trong (chưa thống nhất về tổ chức lãnh đạo, sự chống phá của các thế lực hữu…) và bên ngoài - chủ yếu là “Diễn biến hoà bình của Mỹ”, cùng triển vọng của mô hình này Ngoài ra còn nhiều công trình, bài báo khác có đề cập đến các vấn đề mà

đề tài này quan tâm

2.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ về mô hình "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI"

Nhìn tổng quát, do tính hấp dẫn và tính đặc biệt của hiện tượng "CNXH ở thế kỷ XXI" cho nên trong thập niên gần đây, có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Chưa khi nào “CNXH ở thế kỷ XXI” của khu vực Mỹ Latinh lại được người ta nói nhiều đến vậy Song khi đi sâu nghiên cứu - tổng thuật thì cũng dần rõ một điểm là: chưa có những công trình lý luận, những nghiên cứu khoa học “dày dặn” mang tính tổng kết về khuynh hướng XHCN và những đánh giá về mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" Đây đang là một khoảng trống lý luận cần được sớm bù đắp

Mặt khác, cũng có một thực tế là giới nghiên cứu cũng chưa có nhiều tài liệu, chưa có đủ thời gian đi sâu nghiên cứu lý luận - thực tiễn của vấn đề này Thời gian mới chỉ khoảng 10 năm cho việc xây dựng và triển khai một mô hình

xã hội, hiển nhiên là chưa thật sự đủ điều kiện vật chất để có tư liệu cho những khái quát toàn diện và chính xác

Bản thân các đảng cánh tả đi theo mô hình này cũng chưa thật rõ về

"CNXH ở thế kỷ XXI" của mình, quan niệm của họ về cơ bản là hợp thời đại nhưng cũng cần được chi tiết, cụ thể hơn Ông Alberto Muller, Chủ tịch Tiểu ban Tư tưởng - Ủy ban Thành lập Đảng XHCN thống nhất Vênêxuêla cho biết:

“Ý tưởng về CNXH của chúng tôi xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước

Đó là kinh tế còn khó khăn, phân hóa giàu nghèo dữ dội với 40% nghèo khổ, trình độ dân trí thấp Chúng tôi sẽ tập trung vào việc nâng cao cuộc sống của người dân, cải thiện chất lượng giáo dục, y tế Việc quốc hữu hóa các ngành dầu lửa và luyện kim sẽ cho phép chúng tôi làm được việc này Về kinh tế, khái

Trang 15

niệm của chúng tôi về xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế nhiều thành phần bao

gồm: Nhà nước, tư bản nước ngoài, hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ”1

Hơn nữa, rất nhiều vấn đề các đảng cánh tả mới bắt tay thực nghiệm trong muôn

vàn khó khăn, mâu thuẫn và phải đối phó hằng ngày với các mưu toan chống

phá bên trong và từ bên ngoài từ các thế lực hữu và chủ nghĩa đế quốc

Hiện tượng "CNXH ở thế kỷ XXI" cùng tính đặc thù của quan niệm và

cách thức hiện thực hoá của chính quyền cánh tả ở các nước Mỹ Latinh buộc

giới nghiên cứu càng phải quan tâm hơn cả về thực tiễn và cả về lý luận

Theo đó, có ba vấn đề lớn đặt ra và đang cần làm rõ từ thực tiễn của Mỹ

Latinh hiện nay xung quanh vấn đề mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI":

Thứ nhất, tính chất CNXH khoa học của mô hình này ở mức độ nào?

Những đột phá tư tưởng của nó cùng sự kết hợp khá đặc biệt về cơ sở lý luận (là

một hợp thể giữa Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng giải phóng dân tộc của

Bôlivar và chủ nghĩa nhân đạo Thiên chúa giáo) liệu có được thực tế chấp nhận?

Đâu là sự sáng tạo khoa học và đâu là dấu hiệu của không tưởng, cải lương? Và,

chính bản thân lý luận về CNXH khoa học có thể bổ sung hoàn thiện thêm

những gì từ hiện thực này?

Thứ hai, về phương diện lý luận, CNXH khoa học khẳng định chủ thể quan

trọng nhất của quá trình xây dựng CNXH là GCCN và đội tiền phong của nó là

Đảng Cộng sản; thực tiễn của Mỹ Latinh cũng có những nhân tố đó, song lại còn

là sự kết hợp với các đảng cánh tả - những lực lượng đang thực sự nắm quyền

lực và có thiện chí với các đảng cộng sản Họ đang tìm kiếm sự liên minh

Chẳng hạn tháng 3/2008 về tổ chức, Đảng PSUV của Vênêxuêla đã thành lập,

song Cương lĩnh chính trị vẫn đang phải tiếp tục thảo luận Sự chưa thống nhất

về chính trị tư tưởng và tổ chức đang là một thực tế và cũng là lực cản lớn trên

con đường thực hiện mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" Vậy liệu sự kết hợp kia có

chặt chẽ, bền vững và trở thành hạt nhân của quá trình xây dựng xã hội XHCN ở

Mỹ Latinh?

Hiện nay các đảng cánh tả ở đây chưa đề cập nhiều đến tính giai cấp của

lực lượng cách mạng Có thể đây là một cách để tập hợp lực lượng nhưng trong

1 Chủ nghĩa xã hội ở Mỹ Latinh - website Việt báo, ngày 4/11/2007

tương lai, khi đấu tranh giai cấp ngày một quyết liệt, thực tiễn chính trị hiện đại chắc chắn sẽ đặt ra những đòi hỏi cao hơn về lập trường giai cấp và mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc với cải cách

Thứ ba, "CNXH ở thế kỷ XXI" và quá trình cải cách màu đỏ, màu hồng ở

Mỹ Latinh xét về đại cục dù chủ thể là cánh tả nhưng dấu hiệu của một chế độ khác về chất so với các chính thể tư sản hiện hành đang xuất hiện ở một số nước Nó đang mang lại nhiều lợi ích, quyền cho nhân dân lao động trong đó có GCCN; nó chống chủ nghĩa đế quốc, phấn đấu vì độc lập tự do, vì tiến bộ dân chủ và công bằng xã hội, vì một trật tự mới của khu vực và trên thế giới vì những mục tiêu cao cả của thời đại

Hạt nhân của tư tưởng Bôlivar là giải phóng, độc lập và phát triển đến hôm nay nó đang tìm cách tiếp hợp với lí tưởng CNXH Liệu có nên coi đây cũng là một biểu hiện của chân lí “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”?

Và, mô hình và con đường đặc thù xây dựng "CNXH ở thế kỷ XXI" ở Mỹ Latinh hiện nay và trong tương lai có vai trò như thế nào và còn có những bất cập, hạn chế hoặc mặt nào cần điều chỉnh? Có điểm gì khác biệt giữa cánh tả của Mỹ Latinh với cánh tả của châu Âu? Và, các nước đang trong quá trình cải cách đổi mới để xây dựng CNXH trên thế giới có thể học hỏi được gì từ mô hình ấy? v.v

Những vấn đề trên đã khách quan đặt ra yêu cầu bức thiết cần có một công trình nghiên cứu đầy đủ hơn “Về mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" của khu vực

Mỹ Latinh - các giá trị cần tham chiếu và những vấn đề đặt ra đối với lý luận CNXH hiện đại”

Đề tài này chính là một cách tiếp cận riêng để góp phần lí giải vấn đề trên

3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục tiêu

Chỉ ra những giá trị, những vấn đề đặt ra với lý luận, thực tiễn của CNXH

và ý nghĩa, bài học từ mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI” của khu vực Mỹ Latinh

Nhiệm vụ

Chỉ ra bối cảnh - những đặc điểm của “mảnh đất hiện thực” Mỹ Latinh, nơi nảy sinh mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" hiện nay

Trang 16

Những nét cơ bản của mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" và con đường, cách

thức mà các đảng cánh tả của khu vực này đang làm để hiện thực hoá nó

Đánh giá những giá trị và những tình huống lý luận cần được tiếp tục

nghiên cứu thêm về mô hình này trong sự so sánh với lý luận CNXH khoa học

và quan niệm về CNXH thời kỳ cải cách, đổi mới

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm với CNXH thế giới và đổi mới ở Việt Nam

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu chung:

Đề tài quán triệt và tuân thủ phương pháp luận và các nguyên lí lý luận của

chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử và hệ thống lý luận -

phương pháp nghiên cứu của CNXH khoa học để nghiên cứu, đánh giá về mô

hình “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” của khu vực Mỹ Latinh

Đề tài cũng coi những quan điểm, chính sách, nhận định đánh giá của Đảng

cộng sản Việt Nam về nội dung và đặc điểm của thời đại ngày nay, các đánh giá

về tình hình, đặc điểm và xu thế cách mạng thế giới, đường lối quan hệ quốc tế

cùng những văn kiện ký kết giữa Đảng và Nhà nước ta với các đảng và chính

phủ của khu vực Mỹ Latinh trong thời gian gần đây… là định hướng cơ bản và

mang tính phương pháp luận cho quá trình nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biện chứng về lịch sử, đề tài chủ

yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản: tổng hợp - phân tích - so sánh -

khái quát để thu thập và xử lí tài liệu

Thao tác thu thập tích luỹ tư liệu sẽ hướng tới trước tiên là những nguyên lí

của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH khoa học, CNXH dân chủ, những nhận định

về phong trào cộng sản và công nhân khu vực Mỹ Latinh Đây được coi là bộ

khung lí thuyết cơ bản để đánh giá về mô hình "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI"

Các văn kiện, chủ trương chiến lược, chính sách… của Đảng và Nhà nước ta

trong phạm vi của vấn đề nghiên cứu; các văn kiện chính thống của các đảng

cánh tả và chính phủ cầm quyền của khu vực này, các tuyên bố của các lãnh tụ -

nguyên thủ quốc gia Mỹ Latinh… cũng là hướng quan trọng để thu thập tư liệu

28

Những công trình nghiên cứu, những thông tin trong nước và quốc tế có liên quan tới vấn đề nghiên cứu sẽ được đề tài này tiếp thu có xử lí và kế thừa Thao tác xử lí phân tích - khái quát thông tin sẽ được tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu cơ bản kết hợp với các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành cả về phương pháp và góc độ tiếp cận; chẳng hạn đề tài chú ý tiếp cận các vấn đề từ góc độ chính trị - xã hội của môn CNXH khoa học Hoặc phương pháp phỏng vấn chuyên gia là rất cần thiết và phù hợp với việc nghiên cứu đề tài này Thông tin có được từ các nhà hoạt động chính trị, các cán bộ ngoại giao, các chuyên gia nghiên cứu về Mỹ Latinh hoặc những người

đã từng công tác tại khu vực này… vừa là những tư liệu có ích lại vừa có thể là những phản biện độc lập giúp cho tăng tính chất khoa học của công trình này Theo đó, chúng tôi cho rằng, việc xây dựng một bộ khung lý thuyết nghiên cứu riêng cho đề tài này cũng sẽ là rất cần thiết và là một trong vấn đề phương pháp cần được quan tâm đầu tiên khi khai triển nghiên cứu Khung lí thuyết nghiên cứu này, về cơ bản phải thoả mãn được hai yêu cầu lớn nhất là: Một là, xác định được cơ sở và phương pháp để đánh giá tính chất XHCN của mô hình

"Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI"; Hai là, xác định được tính đặc thù và góc độ tiếp cận khoa học với hiện tượng đặc biệt này mà không khiên cưỡng trước thực

tế hoặc sa vào lệch lạc về lý luận

Nhìn chung, cũng như mọi công trình nghiên cứu khoa học khác, đề tài này

sẽ đầu tư kỹ lưỡng vào vấn đề phương pháp nghiên cứu Đó là yêu cầu tự thân

do đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài này quy định

5 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

5.1 Về ý nghĩa thực tiễn của đề tài này

Việc nghiên cứu phong trào cánh tả và mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" trước tiên là sự khai triển - trên bình diện thực tiễn nghiên cứu khoa học, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là “tăng cường tìm hiểu và hợp tác với các đảng cánh tả, các đảng cầm quyền trên thế giới” Những nghiên cứu của đề tài này góp phần nâng cao sự hiểu biết về một thực tiễn sống động, nhiều sức hấp dẫn, song còn khá mới mẻ với chúng ta ở khu vực Mỹ Latinh

Trang 17

Với thực tiễn xây dựng CNXH, những kết quả nghiên cứu của đề tài này

vừa góp phần củng cố lòng tin vào xu hướng tất yếu đi lên CNXH trên phạm vi

toàn thế giới, vừa góp phần nâng cao nhận thức về các biểu hiện đa dạng của các

phong trào tiến bộ trên thế giới hiện nay Từ những thành tựu và đóng góp của

mô hình "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI" chúng ta có thể rút ra những bài học

kinh nghiệm trên một số lĩnh vực mà thực tiễn đổi mới của nước ta hiện đang rất

quan tâm Chẳng hạn, cách thức mà một số quốc gia Mỹ Latinh quản lí hoặc

quốc hữu hoá thông qua hình thức cổ phần hoá những doanh nghiệp nước ngoài

để bảo vệ chủ quyền kinh tế Hoặc những biểu hiện mới của chủ nghĩa quốc tế

trong quan hệ kinh tế giữa các nước Mỹ Latinh được tiến hành trên những

nguyên tắc tương trợ và phi thị trường Hiện nay, phát triển dân chủ XHCN ở

nước ta cũng có thể học tập một số kinh nghiệm trong việc tích cực hoá đời sống

chính trị thông qua hình thức dân chủ trực tiếp của “chế độ dân chủ cùng tham

gia” đang khá phổ biến ở Mỹ Latinh hiện nay…

Thông qua quá trình nghiên cứu, đội ngũ những người tham gia đề tài cũng

có thêm được một lượng tri thức mới để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng

nghiên cứu và giảng dạy

5.2 Về ý nghĩa lý luận của đề tài này

Hai vấn đề lớn nhất của quá trình phát triển theo định hướng XHCN là mô

hình và con đường đi lên CNXH vẫn đang tiếp tục đặt ra trước các nhà nghiên

cứu CNXH Thông qua việc nghiên cứu một trường hợp cụ thể là vấn đề mô

hình "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI" của khu vực Mỹ Latinh, đề tài này mong

muốn được góp một phần nhỏ vào sự nghiệp chung

Với lý luận CNXH khoa học và nhiều chuyên ngành khác của chủ nghĩa

Mác - Lênin, đề tài này cũng đóng góp một phần làm rõ tính đúng của những

nguyên lí lý luận từ một thực tiễn có thể được coi là mới mẻ và khá nhiều tình

huống đặt ra cho giới nghiên cứu lý luận

Các nghiên cứu của đề tài này cũng góp phần vào nâng cao nhận thức và

bước đầu góp phần tổng kết lý luận về CNXH trong giai đoạn hiện nay từ một

địa bàn là khu vực Mỹ Latinh và thông qua mô hình "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ

XXI" của nó

PHẦN NỘI DUNG

I BỐI CẢNH MỸ LATINH THẬP NIÊN GẦN ĐÂY VÀ NỘI DUNG

CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH “CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI” 1.1 Về khái niệm mô hình "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI"

Về vấn đề mô hình CNXH trong thời kỳ cải cách đổi mới

Khái niệm mô hình chủ nghĩa xã hội của đề tài này liên quan đến thành quả

đổi mới tư duy lý luận về CNXH trong vài thập niên gần đây Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình tự giác tích cực, nhận thức được quy luật vận động của lịch sử, nhu cầu của thực tiễn để từ đó xác lập mô hình CNXH là một vấn đề

có tính quy luật trong cách mạng XHCN Theo đó, vấn đề mô hình liên quan tới nhận thức của chủ thể quá trình xây dựng CNXH

Về vai trò của nhận thức đối với hành động của con người, Mác có một hình ảnh so sánh giữa con ong và một người kĩ sư bình thường, rằng cái bản năng của loài động vật có thể hơn con người ở độ khéo léo, song nó thua xa con người ở chỗ đối với con người thì tư duy - nhận thức trước, sau đó mới là hành động Nhận thức của con người vạch ra mô hình, viễn cảnh rồi sau đó mới hiện thực hóa, theo đó mô hình logic có ảnh hưởng sâu sắc đến mô hình hiện thực và hiệu quả hoạt động thực tiễn Nó đóng vai trò là “bản vẽ thiết kế” xã hội, là sự hoạch định đường lối, chủ trương, biện pháp… để xây dựng CNXH hiện thực Tính đúng của nó, theo đó, trực tiếp ảnh hưởng nhiều mặt đến quá trình thực tiễn xây dựng CNXH

Cuộc khủng hoảng của một mô hình CNXH hiện thực đầu thập niên 90 đã thúc đẩy những người đang xây dựng chủ nghĩa xã hội đi tìm kiếm một mô hình mới phù hợp thực tiễn và khoa học hơn Theo đó, nhiều quan niệm mới về mô hình của CNXH trong cải cách đổi mới đã xuất hiện và ngày càng được hoàn

thiện Khái niệm mô hình CNXH dùng để chỉ những quan niệm về đặc trưng, đặc điểm, các yếu tố cấu thành nên xã hội XHCN Nó được coi là bản thiết kế của xã hội XHCN sẽ được xây dựng ở một quốc gia

Trang 18

Chúng ta lấy trường hợp Việt Nam để cụ thể hóa quan niệm về mô hình

CNXH Hiện nay, cách hiểu thuật ngữ “mô hình CNXH ở Việt Nam” có hai

quan niệm tiêu biểu:

Quan niệm thứ nhất, theo nghĩa hẹp, mô hình CNXH ở Việt Nam được hiểu

là quan niệm về đặc trưng của CNXH ở Việt Nam, là xã hội XHCN mà toàn

Đảng, toàn dân Việt Nam hướng tới xây dựng Quan niệm này phân biệt với

khái niệm “con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam” – thường được hiểu là các

biện pháp, lực lượng, cách thức, nguồn lực… để xây dựng CNXH Theo nghĩa

này, người ta phân biệt theo hai vấn đề lớn nhất vừa mang tính bản thể luận, vừa

mang tính phương pháp luận về CNXH, rằng: CNXH ở Việt Nam là gì? và làm

cách nào để xây dựng CNXH ở Việt Nam? Các quan điểm của Đảng Cộng sản

Việt Nam về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam được phản ánh

trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH” (năm 1991) và

trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được sử dụng theo nghĩa này

Quan niệm thứ hai, theo nghĩa rộng – cũng là một quan niệm khá thịnh

hành và được chấp nhận, đó là coi “mô hình CNXH ở Việt Nam” bao gồm cả 2

phương diện trên Nó vừa phản ánh quan niệm về CNXH và cả cách thức xây

dựng nó ở Việt Nam Tiêu biểu là quan niệm “Như vậy, xác định đúng phương

hướng cách mạng là rất cơ bản, nhưng vẫn chưa đủ để xây dựng được chủ nghĩa

xã hội Còn phải cụ thể hoá thành "mô hình" (bao gồm cơ cấu, cơ chế, hình

thức, bước đi ) và biết điều chỉnh, thay đổi mô hình khi điều kiện thực tế thay

đổi và đòi hỏi”1

Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm “mô hình” và khái niệm “con

đường đi lên CNXH” theo nghĩa hẹp - tức là hai khái niệm này có những điểm

phân biệt với nhau Nói khái quát là “mô hình CNXH” chỉ đặc điểm của CNXH;

nó trả lời câu hỏi CNXH là gì Khái niệm “con đường xây dựng CNXH” bao

hàm những biện pháp để xây dựng CNXH; nó trả lời cho câu hỏi làm thế nào để

xây dựng CNXH

Điều đáng lưu ý là quan niệm cởi mở hơn về vấn đề mô hình CNXH trong

xu thế đổi mới tư duy về CNXH và con đường xây dựng CNXH Đây là một nét

Xô và là sự rập khuôn, tái bản nó sang các quốc gia khác Có thể, trạng thái vượt qua “khuôn thước” cũ, đổi mới và đa dạng hóa các mô hình chính là một nguyên nhân thành công của CNXH trong cải cách, đổi mới Nó có tính chất khuyến khích sự sáng tạo những quan niệm mới mẻ về CNXH trên thế giới Và cũng có thể, từ đây, nhiều nguồn năng lượng sáng tạo, nhiều cảm hứng từ hiện thực đã truyền dẫn và kích thích cho sự nảy sinh mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI” ở khu vực Mỹ Latinh trong thập niên gần đây

Vài thập niên gần đây, tình hình thế giới đã có nhiều biến chuyển và đang tác động trực tiếp tới đổi mới tư duy về mô hình CNXH Nó đặt ra nhu cầu phải

có nhận thức mới về nhiều lĩnh vực Chủ nghĩa tư bản hiện đại nhờ tận dụng có hiệu quả những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ, của công nghệ thông tin, và do có sự điều chỉnh cần thiết, nên đã có thêm tiềm lực phát triển và trên thực tế còn có nhiều sức mạnh trong kinh tế, kỹ thuật, quốc phòng Các mâu thuẫn lớn của thời đại và cuộc đấu tranh tư tưởng diễn ra gay gắt cùng với tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, sự bùng nổ thông tin, sự xuất hiện kinh tế tri thức, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế…

Sự kiện đáng chú ý là sự khủng hoảng và sụp đổ của một mô hình XHCN ở Liên xô và Đông Âu vào những năm 80–90 của thế kỷ XX Nó như một báo hiệu về tính chất tới hạn và cần phải cải cách, đổi mới mô hình CNXH theo tư duy cũ vốn nhiều khiếm khuyết Đây cũng là một trong những tác nhân góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới quan niệm về mô hình CNXH

Có thể xác nhận những bất cập khiếm khuyết của mô hình ấy như sau:

Trang 19

Việc duy trì quá lâu quan niệm về một “CNXH trong sạch” (hàm nghĩa: chỉ

có thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, khước từ những biểu hiện đa dạng

và cần thiết của các thành phần kinh tế khác vốn tồn tại một cách khách quan

theo sự quy định của lực lượng sản xuất) đã làm cản trở sự phát triển tự nhiên

của sức sản xuất và làm xơ cứng nền kinh tế XHCN ở nhiều nước Việc không

thừa nhận sản xuất và trao đổi hàng hoá trên cơ sở giá trị và giá cả của thị

trường cũng làm triệt tiêu động lực của sản xuất và làm mù quáng nhãn quan

quản lí kinh tế - xã hội Nó đã ảnh hưởng khá đậm: “quản lí chỉ chú trọng hiện

vật”, hoặc những biểu hiện ngày càng đậm tính chất hình thức kiểu như: “đạt kế

hoạch”, “hoàn thành chỉ tiêu”, mà ít quan tâm tới giá trị lỗ lãi, “mua như cướp,

bán như cho” và đôi khi có thể rất nghịch lí1… Mô hình quản lí kinh tế xã hội

theo kiểu kế hoạch hoá, quan liêu - mệnh lệnh và bao cấp cũng đã chấm dứt vai

trò lịch sử Nó có thể thích hợp trong chiến tranh và một vài thời điểm khác,

song trong bối cảnh hiện tại, thực tế đã xác nhận là không còn phù hợp Sự rập

khuôn mô hình ấy từ Liên xô trở thành lực cản tư duy sáng tạo “trên mảnh đất

hiện thực” của nhiều nước trong hệ thống XHCN Trạng thái “bao cấp” về tư

duy ấy là có thật

Nhận thức về lợi ích và mối quan hệ giữa các lợi ích trong thời kì quá độ đi

lên CNXH xã hội cũng vừa sai lầm về thứ hạng vừa lệch lạc khi nhìn nhận vai

trò của từng loại lợi ích: Dường như lợi ích tập thể và lợi ích xã hội đã được ưu

tiên và được đặt vào vị trí cao rộng hơn nhiều so với vị thế đáng có của nó Lợi

ích chính đáng của cá nhân người lao động vừa bị nhận thức méo mó vừa bị trừu

tượng hoá trong các lợi ích trên Điều nghịch lí là nguyên tắc phân phối theo lao

động tuy vẫn được nêu cao nhưng lại chỉ được vận hành một cách hình thức bởi

chế độ quan liêu bao cấp Chủ nghĩa quan liêu trong hoạt động chính trị cũng

khiến cho nền dân chủ tồn tại trong những khoảng cách lớn với nhân dân Hiện

tượng đặc quyền đặc lợi, bệnh hình thức chủ nghĩa, cơ chế chính trị cồng kềnh

và thiếu dân chủ… đã làm cho dân ngày càng xa rời Nhà nước và Đảng Chủ

1 Nhiều câu chuyện kể về việc đề lấy cảm tình của cấp trên, một số cán bộ cơ sở có thể tổ chức những hoạt động

phi kinh tế như mượn lợn của dân để thả vào chuồng lợn tập thể cho đông đàn; trống dong cờ mở làm “thủy lợi”

cho dù biết không thể điều tiết nước…

nghĩa thờ ơ chính trị hoành hành trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự len lỏi của các mưu mô của chiến lược “diễn biến hoà bình”

Hệ giá trị xã hội cũng có vấn đề khi triển khai trong mô hình CNXH cũ Hệ giá trị của giai cấp công nhân tuy vẫn được nêu cao, song nó đang bị các hệ giá trị phi vô sản khác như tác phong và lối sống quan liêu, chủ nghĩa thực dụng tầm thường, chủ nghĩa hình thức, bệnh nói dối, báo cáo láo, thói xu nịnh cấp trên… dần lấn át Nguyên tắc phân phối theo lao động vẫn được duy trì nhưng bị bóp méo, lệch lạc khá nhiều bởi cơ chế bao cấp, chủ nghĩa bình quân, theo đó động lực chính đáng là lợi ích của người lao động đã bị suy giảm, thui chột Đã có một thời, con người do CNXH mô hình cũ sản sinh ra theo những “khuôn đúc” còn nhiều khuyết tật như vậy Đây là những bất cập lớn có thật trên thực tế Những khiếm khuyết trên đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của CNXH hiện thực nhiều nước và cũng đã ảnh hưởng với các mức độ khác nhau tới thực tiễn và tư duy xây dựng CNXH thời kì trước khi cải cách, đổi mới Theo

đó, sáng tạo để xây dựng CNXH hiệu quả và bền vững hơn thông qua việc tìm kiếm những mô hình CNXH là một nhu cầu tự nhiên và cấp thiết

Hai câu hỏi lớn nhất trong lý luận về chủ nghĩa xã hội là nhận thức rõ chủ nghĩa xã hội là gì? và xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào tiếp tục được đặt ra trong tư duy và hành động của những người xây dựng CNXH Những chủ thể của quá trình tư duy ấy là Đảng Cộng sản, các tổ chức chính trị xã hội tiến bộ và quần chúng nhân dân… Tính đa dạng của chủ thể tư duy về vấn đề này là rất quan trọng, như lời Lênin: “Chúng ta không kỳ vọng rằng Mác hay những người theo chủ nghĩa Mác đều hiểu biết mọi mặt cụ thể của con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội Như thế sẽ là phi lý Chúng ta chỉ biết phương hướng của con đường đó và những lực lượng giai cấp nào dẫn đến con đường đó, còn như về cụ thể và trên thực tế con đường đó ra sao, thì kinh nghiệm của hàng triệu con người sẽ chỉ rõ, khi họ bắt tay vào hành động”1 Chính từ nguồn sáng tạo rộng lớn này, nhiều gợi ý về mô hình CNXH hiện thực đã ra đời Mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI” của khu vực Mỹ Latinh là một trường hợp đáng quan tâm

1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ Maxcơva, 1978, tập 41, tr.19

Trang 20

Lý luận CNXH thời kỳ cải cách, đổi mới là một sự kết hợp giữa lý luận chủ

nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn xây dựng CNXH ở mỗi quốc gia Những thành

tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp này xác nhận tính đúng của nhiều

sự tìm tòi và là thước đo thực tiễn để tư duy lý luận chấp nhận và khuyến khích

các hướng đột phá Cũng từ thực tiễn ấy, thái độ của các đảng cộng sản và của

giới nghiên cứu cũng cởi mở hơn trước các hiện tượng như mô hình “CNXH ở

thế kỷ XXI”

Cũng xin nói thêm, khái niệm này, ở Việt Nam hiện nay do cách chuyển

ngữ khác nhau, cho nên có chỗ gọi là “CNXH ở thế kỷ XXI”, có chỗ là “CNXH

của thế kỷ XXI” hoặc đơn giản hơn “CNXH thế kỷ XXI”… nhìn chung dù có

khác nhau đôi chút về từ ngữ song đều nhằm chỉ đối tượng mà đề tài này đang

nghiên cứu

Mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI” là khái niệm dùng để chỉ một xu hướng tích

cực trong quá trình cải cách dân chủ thập niên gần đây của một số đảng cánh tả

ở khu vực Mỹ Latinh, phản ánh một quan niệm riêng với tư cách là mục tiêu,

đặc trưng kinh tế - chính trị - xã hội, các biện pháp, lực lượng…để tổ chức, xây

dựng một xã hội mới theo sự kết hợp các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin

với một số yếu tố đặc thù của khu vực như tư tưởng tiến bộ của Bolivar và tinh

thần nhân đạo của Thiên chúa giáo

Cải cách và đổi mới đã làm thay đổi quan niệm cũ về chủ nghĩa xã hội và

đòi hỏi phải đồng thời nghiên cứu tìm ra quan niệm mới phù hợp với thời đại và

thực tiễn của mỗi dân tộc Công việc ấy bắt đầu từ xác lập phương pháp luận

biện chứng duy vật về lịch sử để nhận thức thời đại và phát hiện những vấn đề

đặt ra cho dân tộc trong mỗi giai đoạn phát triển Lý luận của chủ nghĩa xã hội

khoa học và cải cách đổi mới hiện nay đều khẳng định thực tiễn là thước đo của

chân lý, mỗi mô hình CNXH đều được nảy sinh từ một điều kiện lịch sử cụ thể

và việc nghiên cứu nó một cách khoa học đòi hỏi phải được đặt trên “mảnh đất

hiện thực” ấy

Vậy “mảnh đất hiện thực” Mỹ Latinh thời gian gần đây ra sao chính là

điểm tiếp cận đầu tiên để nghiên cứu về mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI"

Các nước trong khu vực này hầu như cùng trải qua những chặng đường lịch

sử giống nhau và có bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội khá giống nhau: Đều là các quốc gia từng bị chủ nghĩa thực dân xâm chiếm, đô hộ và bóc lột; bị chế độ độc tài của các chính phủ cánh hữu thân Mỹ và phương Tây gây phân hóa giàu nghèo sâu sắc, bị kinh tế thị trường mà điển hình là “chủ nghĩa tự do mới” lũng đoạn nền kinh tế Hậu quả nổi bật có thể kể ra là:

Mỹ Latinh là miền đất của những tương phản và nghịch cảnh Với những nguồn lợi thiên nhiên vô cùng phong phú, theo tính toán của các chuyên gia kinh

tế, vùng đất này có thể bảo đảm cho một tỷ người hưởng thụ mức sống cao Nhưng hiện Mỹ Latinh mới có 560 triệu dân thì đã có đến 224 triệu rơi vào nghèo đói, 90 triệu dân sống dưới mức nghèo khổ với mức thu nhập dưới 2 USD/ngày; 50 triệu người mù chữ… Tại Vênêxuêla, trước khi cánh tả lên cầm quyền, một nghịch lý là đất nước có 30 triệu ha đất trồng trọt nhưng 70% lượng lương thực, thực phẩm lại phải nhập từ nước ngoài, 80% đất đai được canh tác lại nằm trong tay của 5% đại điền chủ Vênêxuêla có tiềm năng dầu mỏ thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 5 về sản lượng khai thác, nhưng lại có tới 80% dân sống ở mức nghèo khổ

Tình trạng nghèo đói đi liền với tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc khiến cho Mỹ Latinh bị coi là khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới Những người giàu nhất chỉ chiếm 10% dân số nhưng lại sở hữu 48% tổng thu nhập quốc dân (GDP), trong khi 10% người nghèo nhất chỉ có thu nhập bằng 1,6% GDP Hiện trạng này là hậu quả của chủ nghĩa thực dân - được diễn đạt dưới từ ngữ là “gốc gác chủng tộc” Mỹ Latinh có 32% dân số là người da trắng, 44% dân số là người lai, 11% dân số là người thổ dân nhưng tài sản, của cải đa số thuộc về người da trắng, chủ yếu là người châu Âu và Bắc Mỹ di cư

Trang 21

tới Bần cùng nhất là người gốc thổ dân Nhà chính trị học Mỹ - Noam Chomsky

viết: “Lịch sử thực dân ở Mỹ Latinh để lại tại mỗi nước sự phân hóa nội bộ nặng

nề giữa một thiểu số tinh hoa giàu sụ và đại đa số người nghèo Sự liên hệ với

nhóm chủng là rất gần gũi… Mối liên hệ chặt chẽ đó còn tiếp tục đến tận bây giờ”

Nợ nần chồng chất và khủng hoảng kinh tế lan tràn trên toàn khu vực Mỹ

Latinh gần hai chục năm qua Nếu trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tổng số nợ

nước ngoài của Mỹ Latinh là 300 tỷ USD thì đến đầu thế kỷ XXI con số này lên

tới 800 tỷ USD Chỉ tính từ năm 1992 đến năm 1999, cả khu vực mất 913 tỷ

USD để trả lãi và dịch vụ nợ 56% kim ngạch xuất khẩu của khu vực này hàng

năm phải dùng để thanh toán lãi và dịch vụ nước ngoài

Tình trạng nghèo đói tại các nước Mỹ Latinh đã bị cuộc khủng hoảng kinh

tế trong những năm 90 của thế kỷ XX làm cho ngày càng trở nên nguy kịch hơn

So với những năm 70 thì tỷ lệ hộ nghèo và hộ cực nghèo của khu vực này lần

lượt tăng lên là 6% và 3%1 Theo số liệu của các cơ quan chức năng của Liên

Hợp Quốc, năm 1980, người nghèo đói chiếm 39% dân số khu vực Mỹ Latinh

và đến năm 2002 thì con số này là 45%2 Từ năm 1990-2003, người nghèo từ

200 triệu đã tăng lên 225 triệu (chiếm 44% dân số khu vực) Tỷ lệ thất nghiệp

tăng từ 7,5% năm 1990 lên hơn 10% trong năm 2001

Các “vấn đề xã hội” đã đạt tới tình trạng nghiêm trọng cả về mức độ và

quy mô ở nhiều nước Mỹ Latinh Bạo lực lan tràn và tình hình tội phạm nghiêm

trọng song hành với hoạt động chống lại lực lượng vũ trang nhà nước, hoạt động

của các tổ chức buôn bán ma túy, buôn bán vũ khí bất hợp pháp, in và lưu hành

tiền giả… làm cho tình trạng bạo lực và các loại tội phạm khác ngày càng tăng

Mỗi năm các hành động bạo lực gây tổn thất cho các nước Mỹ Latinh 168 tỷ

USD, tương đương với 14,2% GDP của khu vực Mỗi năm Braxin phải chịu tổn

thất 84 tỷ USD, bằng 10,5% GDP Côlômbia cũng bị tổn thất kinh tế bằng

24,7% GDP Các vấn đề trên đã gây mất ổn định xã hội và đặt vấn đề phải thay

cả các phong trào đấu tranh vũ trang Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, các chính thể độc tài dần được thay thế bởi các chế độ dân chủ với việc thừa nhận rộng rãi hơn nền dân chủ lập hiến

Sự thất vọng với “chủ nghĩa tự do mới” và sự phẫn nộ của nhân dân với chính phủ “cánh hữu” thân Mỹ… là những tác nhân giúp cánh tả lên ngôi và

thúc đẩy họ tìm đến "CNXH ở thế kỷ XXI" ở khu vực Mỹ Latinh

Vài thập niên gần đây nhất, mô hình “chủ nghĩa tự do mới” lại được các nước đế quốc áp đặt - thử nghiệm ở khu vực Mỹ Latinh Tư tưởng chủ đạo của

“chủ nghĩa tự do mới” là nhà nước không can thiệp vào kinh tế, tài chính; thị trường dùng quy luật cung cầu để tự điều chỉnh, tư hữu hóa nền kinh tế, mở cửa

để thu hút vốn đầu tư của tư bản mại bản, không chú trọng sản xuất để thay thế nhập khẩu, khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế; xóa bỏ nhà nước phúc lợi, giảm đầu tư nhà nước cho phúc lợi xã hội và chi tiêu công cộng …

Trong những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, việc thực hiện triệt để “chủ nghĩa tự do mới” tuy có đạt được một số kết quả “tức thời”, nhưng sau một thời gian, nhiều nước ở khu vực Mỹ Latinh như Achentina, Braxin, Uruguay, Êcuađo, Paraguay,Vênêxuêla… đã lâm vào tình trạng khủng hoảng Những

“đơn thuốc” trên thực chất là thủ đoạn thâm hiểm để các nước đế quốc mà đứng đầu là Mỹ khống chế các nước Mỹ Latinh về chính trị, buộc phải lệ thuộc về kinh tế và tạo điều kiện để chiếm các nguồn tài nguyên lớn lao – đặc biệt là dầu lửa của các quốc gia này Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính sâu sắc với những khoản nợ nước ngoài chồng chất đã gây xáo động lớn về chính trị - xã hội ở nhiều nước Mỹ Latinh cuối thập niên 90 đặt các nước này trước bờ vực của sự sụp đổ kinh tế

Trang 22

“Chủ nghĩa tự do mới” là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng kinh

tế tài chính nghiêm trọng của nước này Nó làm trầm trọng thêm các vấn đề xã

hội vốn có từ lâu và đang rất bức xúc ở Mỹ Latinh như: nghèo đói, thất nghiệp,

bất bình đẳng xã hội, tham nhũng, nợ nước ngoài và thất thoát tài sản quốc gia

do tư hữu hóa tràn lan Sau hai thập kỷ sống dưới nền kinh tế theo mô hình “chủ

nghĩa tự do mới”, thậm chí người dân Mỹ Latinh còn lo sợ một ngày nào đó

“người ta sẽ tư nhân hóa cả nhà nước” và sợ “sau một đêm thức dậy thấy đất

nước đã thuộc về tập đoàn Coca Cola”1 Hệ quả của những phản ứng đầu tiên

với “chủ nghĩa tự do mới” là khủng hoảng chính trị xã hội triền miên ở nhiều

nước trong khu vực

“Chủ nghĩa tự do mới” là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng này

Nó làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội vốn có từ lâu và đang rất bức xúc ở

Mỹ Latinh Nó không đáp ứng những yêu cầu cao cả và mang tính thường trực

của Mỹ Latinh như độc lập, tự do và phát triển; nó cũng không giải quyết được

những vấn đề thường trực và gần gũi với từng người dân: việc làm, cơm áo và

quyền được phát triển… Hơn 40% dân số Mỹ Latinh phải sống dưới mức nghèo

khổ sau hơn 20 năm chung sống với “chủ nghĩa tự do mới” Chính hoàn cảnh

thực tế này đã làm nảy sinh hoặc thúc đẩy các phong trào xã hội của khu vực

đấu tranh vì độc lập chủ quyền, công bằng và bình đẳng trong toàn cầu hoá và

dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội… Điều nguy hiểm là nó dẫn tới khủng hoảng

chính trị xã hội triền miên ở nhiều nước trong khu vực Ở nhiều nước, các chỉ số

xã hội quan trọng đều bị đẩy đến giới hạn của nguy cơ bùng nổ

Rõ ràng, những mô hình của chủ nghĩa thực dân cũ và mới đã gây nên hậu

quả phản phát triển này

Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy sự hình thành các phong trào xã hội hướng tới

cải cách Cuối thập niên 90, các cuộc bầu cử lãnh đạo quốc gia đã rơi đúng vào

thời điểm mà lịch sử Mỹ Latinh đang cần sự thay đổi Nhân dân đã đi tìm một sự

lựa chọn mới sau sự phế bỏ các chính quyền cánh hữu thân Hoa Kỳ, họ đặt lại

niềm tin vào cánh tả và cương lĩnh tranh cử tích cực của các đảng này

1 Nguyễn Văn Thanh: Nhận diện chủ nghĩa tự do mới, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 200,5.tr 71

40

Cuba - ngọn cờ đầu của CNXH là nhân tố nội sinh và cũng là tác động

khách quan cổ vũ cho khuynh hướng XHCN ở Mỹ Latinh

CNXH hiện thực ở Cuba hơn 50 năm qua đã và đang là một mô hình tổ chức xã hội vừa là tấm gương tham chiếu vừa là nhân tố cổ vũ cho các nước Mỹ Latinh trong việc lựa chọn mô hình phát triển mới Ngay sau khi Cách mạng thành công, ngày 7/2/1959 Chính phủ lâm thời Cộng hoà Cuba đã ban hành bản Hiến chương cơ bản của nước cộng hoà và tuyên bố: “Cuba là một nước độc lập,

có chủ quyền, tổ chức theo chế độ Cộng hoà, thống nhất và dân chủ để mọi người được hưởng quyền tự do về chính trị, công bằng về xã hội, về tài sản cá nhân và tập thể và sự đoàn kết giữa người với người” Hiến pháp Cuba thừa nhận và đảm bảo các quyền của công dân: “Mọi công dân được quyền có việc làm, không bị bóc lột và thất nghiệp Mọi nông dân có quyền sử dụng ruộng đất, bãi bỏ chế độ cho vay nặng lãi, thuê mướn nhân công, bị đe doạ dồn nhà, cướp đất hoặc bị bóc lột Quyền của mọi công dân được học hành miễn phí và làm khoa học Quyền được chữa bệnh và dùng thuốc miễn phí Quyền được tham gia các hoạt động thể dục thể thao và giải trí Quyền của những người lao động được hưởng lương trong những ngày nghỉ chế độ Quyền được nhận sự bảo hộ của chế độ bảo hiểm xã hội khi tuổi già, ốm đau và tai nạn Quyền của nữ lao động được nghỉ việc có lương theo chế độ thai sản Quyền của phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong lao động, bình đẳng về dân sự, chính trị, xã hội và trong gia đình Quyền bình đẳng của mọi công dân không phân biệt màu da, giới tính, sắc tộc và trên tất cả các lĩnh vực Quyền được sống và phát triển trong nhân phẩm, không bị bất cứ sự chà đạp và phân biệt chủng tộc nào Quyền của mọi công dân được tham gia các tổ chức công đoàn, các tổ chức quần chúng xã hội khác Mọi công dân từ 16 tuổi trở lên, có quyền tham gia trực tiếp vào các hoạt động chính trị của đất nước, có quyền tự do bỏ phiếu bình đẳng và bí mật trong các cuộc tổng tuyển cử để lựa chọn người đại diện cho mình”

Một thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa và những thiết chế tương ứng đã được xác lập và ngày một hoàn thiện để thực hiện Hiến pháp ấy Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, do nhân dân trực tiếp bầu bằng phổ thông đầu phiếu Viện kiểm sát là cơ quan giám sát việc thực thi các thể chế xã hội chủ nghĩa

Trang 23

Dưới chính phủ trung ương là các tỉnh có chính quyền nhân dân cấp tỉnh và các

cơ quan tương ứng do chính phủ bổ nhiệm Dưới cấp tỉnh là các quận, huyện có

hội đồng nhân dân do nhân dân trong vùng trực tiếp bầu ra

Cuba đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thách thức phát sinh trong nền

kinh tế xã hội của đất nước bị Mỹ bao vây cấm vận mấy chục năm Nhưng, cùng

với những nỗ lực để vượt tình thế, bảo vệ chế độ XHCN, có hai động lực vĩ đại

chưa bao giờ bị lãng quên Đó là phát huy dân chủ XHCN và thực hiện tốt chính

sách xã hội cho mọi người dân Giác ngộ chính trị cao, tuyệt đối tin tưởng vào

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba, tài năng và uy tín chính trị của lãnh tụ

Fidel Castro, trung thành với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là những nhận thức

và là tình cảm làm nên văn hoá chính trị của công dân Cuba Người dân Cuba

luôn tự hào rằng mình là công dân của “Hòn đảo tự do” Bình đẳng và cùng

tham dự vào mọi hoạt động của đời sống chính trị của đất nước là quyền và thói

quen của mỗi người

Thực hiện chính sách xã hội công bằng và đảm bảo an sinh cho nhân dân

ngay cả khi đất nước còn gặp nhiều khó khăn cũng là sức hấp dẫn lớn của chế

độ XHCN trong thời kỳ cải cách, đổi mới ở Cuba Trong bối cảnh hiện nay, rất

nhiều nhân tố XHCN đã trở thành hiện thực và là niềm kiêu hãnh của người dân

Cuba về chế độ mà mình đang sống Cùng với quan điểm phát triển bền vững về

môi trường, xã hội, đổi mới quan niệm về sở hữu một trong những nét nổi bật

là Cuba đã và đang tạo ra được một xã hội lành mạnh, công bằng và bình đẳng

cho sự phát triển vì con người

Cuba tự hào có xã hội bình đẳng về mầu da, về giới (Các cấp lãnh đạo đều

có người da màu; người theo đạo cũng được kết nạp đảng; hiện có 42% lực

lượng lao động là nữ và 60% có trình độ trung cấp và đại học); Cuba là một xã

hội tương đối lành mạnh, hầu như không có tệ nạn ma tuý; nạn thất nghiệp ở

mức độ thấp (tỷ lệ thất nghiệp được công bố chỉ là 1,9%; tỷ lệ nhiễm HIV/AIDs

được phát hiện từ 1986 đến 2005 là 0,07%; mọi trường hợp mắc bệnh đều được

đưa vào các Trung tâm điều trị miễn phí);

Đó là một xã hội mà mọi người luôn quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ và gắn

bó lẫn nhau; một xã hội mà mọi đối tượng đều được quan tâm và nhận được sự

giúp đỡ của nhà nước trong điều kiện cho phép; Gần như toàn bộ người già, cô đơn được đưa vào các nhà dưỡng lão; trẻ em tàn tật, khuyết tật được đưa vào các trường đặc biệt; thanh niên trong độ tuổi học tập, lao động không có điều kiện đi học hay việc làm được nhà nước giúp kinh phí để đi học hay đào tạo tại các trường dạy nghề Các phương tiện thông tin đại chúng tập trung cho các chương trình tuyên truyền, giảng dạy, văn hoá, thể thao lành mạnh và không quảng cáo mang tính thương mại

Quan tâm đặc biệt tới công tác giáo dục, đào tạo nhân lực và dịch vụ y tế, đảm bảo sức khoẻ cho toàn dân: Trước khi Cách mạng thành công, ở Cuba có tới 30% người mù chữ và 60% thiếu kiến thức (chỉ học đến lớp 3 - 4); tuổi thọ trung bình của người dân là 59,6; tỷ lệ trẻ em chết yểu lên tới 118/1.000 Sau gần nửa thế kỷ, Cuba đã vươn lên trở thành một cường quốc về y tế; một đất nước dồi dào nguồn nhân lực chất lượng cao Trên lĩnh vực y tế, Cuba có đội ngũ 70.000 bác sĩ và 250.000 y tá và kỹ thuật viên; Số lượng bác sĩ trên 100.000 dân so với mức bình quân của Mỹ Latinh là 160 người thì chỉ số này ở Cuba là

590 người 90% dân số được hưởng chế độ bác sỹ đến khám và chữa bệnh tại nhà Tỷ lệ trẻ em chết yểu là 5,3 /1.000 và tuổi thọ bình quân đạt 77

Về giáo dục, Cuba đã thanh toán nạn mù chữ cách đây 45 năm và hiện có

50 trung tâm đào tạo đại học với 85 chuyên ngành khác nhau; đang tiến hành đưa đào tạo trình độ đại học tới cấp quận huyện, tạo điều kiện cho mọi người dân được nâng cao trình độ Xã hội Cuba đang có thêm một khái niệm, một giá trị mới Đó là việc đi học: Học tập không chỉ là quyền lợi, mà còn là một trách nhiệm, một việc làm được trả lương như các việc làm khác

Cuba đã dành 65% ngân sách cho giáo dục, y tế, an sinh, văn hoá, nhà ở, thể thao và khoa học; riêng giáo dục và y tế là 22,6% Nhà nước đang triển khai cuộc cách mạng giáo dục với các chương trình mở rộng giáo dục đại học đến quận, huyện UNESCO đã xếp học sinh Cuba vào vị trí thứ nhất khu vực về trình độ văn hóa tổng hợp Chất lượng cao của nguồn nhân lực đã tạo tiền đề cơ bản để Cuba hôm nay tiến những bước dài và vững chắc vào nền kinh tế tri thức Mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng thứ 2 của Cuba (sau Niken) là các phát minh

và chế phẩm ứng dụng công nghệ sinh học

Trang 24

Trong suốt quá trình xây dựng XHCN, Cuba còn luôn giương cao ngọn cờ

chủ nghĩa quốc tế vô sản, ủng hộ và sẵn sàng chia xẻ nhân lực, vật lực của mình

cho các nước bạn bè, cho phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh và trên thế

giới Sức toả sáng của Cuba chủ yếu được thông qua mẫu mực về chủ nghĩa

quốc tế XHCN mà cách mạng Cuba 50 năm qua chưa bao giờ từ bỏ Cuba

không giàu có nhưng hào hiệp, thuỷ chung với bạn bè quốc tế và trong khu vực

Cuba là nước đi đầu, xả thân vì lý tưởng độc lập tự do và CNXH Cuba là ngọn

cờ đầu mà không tỏ vẻ “đàn anh”, không áp đặt chính trị và rất tôn trọng, thuỷ

chung với bè bạn Các nước Mỹ Latinh coi Fidel Castro như một thần tượng và

CNXH hiện thực ở quốc gia này như một mẫu mực

Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba đã trải qua nhiều thử thách của nền chính

trị hiện đại đầy thăng trầm, nhưng chế độ ấy vẫn vững chắc và ngày càng hướng

tới sự hoàn thiện Mức sống của người dân có thể còn chưa cao nhưng lối sống

lành mạnh của cả xã hội trong dân chủ, tự do, bình đẳng lại có sức hấp dẫn lớn

với các nước Mỹ Latinh Điều đó, với người dân trong khu vực có sức thuyết

phục chẳng kém gì những nguyên lý của CNXH khoa học Và nó đã tác động

tích cực vào cương lĩnh tranh cử và sự lựa chọn mô hình phát triển của các chính

phủ cánh tả Mỹ Latinh

Sự khủng hoảng mô hình CNXH Liên Xô thúc đẩy cánh tả Mỹ Latinh

đi tìm mô hình mới Ở khu vực Mỹ latinh, sự sụp đổ của Liên Xô khiến cho

Cuba - nước có vai trò quan trọng đối với phong trào cộng sản và phong trào

cánh tả trong khu vực, mất đi chỗ dựa quan trọng về kinh tế và chính trị và cũng

lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về kinh tế và xã hội trong một thời gian

dài Điều này cũng khiến cho các lực lượng cánh tả tiến bộ trong khu vực gặp rất

nhiều khó khăn trong việc phát triển lý luận, phát triển lực lượng và tăng cường

ảnh hưởng

Song mặt khác, các nước XHCN như Trung quốc, Việt Nam, Lào trên cơ

sở nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và bài học từ những thành công và thất bại

của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, đã có những

tìm tòi, sáng tạo cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra con đường xây dựng chủ

nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước mình và bối cảnh thế

44

giới Tới nay, dù còn nhiều khó khăn, song công cuộc cải cách đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Thực tế này cũng có tính động viên, thúc đẩy cánh tả Mỹ Latinh mạnh dạn đi tìm một mô hình của mình Theo Tổng thống H.Chavez, “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” sẽ không giống với mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trước đây Ông đã từng đưa ra nhận xét, ở Liên Xô chưa từng có chủ nghĩa xã hội, vì ở đó đã làm sai lệch tư tưởng của Lênin, nhất là từ sau khi Stalin lên cầm quyền Ngoài ra, Hugo Chavez còn tuyên bố, “CNXH ở thế kỷ XXI” xuất phát từ thực tế của Mỹ Latinh Trong diễn văn kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5-2006 tại thủ đô Caracat, ông khẳng định: “Chúng ta không sao chép mô hình các nước khác, thời đại khác Chúng ta cần có năng lực và khả năng sáng tạo để đưa ra mô hình riêng của mình, một mô hình hợp với thực tế, điều kiện lịch sử và truyền thống

của mình…”

1.2.2 Mỹ Latinh – miền đất có nhiều đặc thù về văn hóa chính trị

Có lẽ đây là những sắc thái đặc thù và tạo nên dấu ấn riêng cho quá trình cải cách của khu vực này thời gian qua Khái quát lại có thể chỉ ra những nét lớn như sau:

Chủ nghĩa Mỹ Latinh là sự kết tinh của phong trào giải phóng dân tộc khu

vực Mỹ Latinh nhiều thế kỷ qua Đây là làn sóng xã hội lớn nhất ở Mỹ Latinh nhằm xác định quyền độc lập thực sự và chủ quyền quốc gia Phong trào này khá lâu bền về thời gian và sâu rộng về cơ sở xã hội Nó được kết tinh trong

“chủ nghĩa Mỹ Latinh” Thực chất, đó là một khuynh hướng hành động chung của khu vực, lấy độc lập, chủ quyền, công bằng, dân chủ trong phát triển làm hạt nhân; lấy tinh thần giải phóng dân tộc, đoàn kết khu vực của S Bolivar làm ngọn cờ tư tưởng, lấy tinh thần quốc tế của Cheguevara và ý chí kiên cường vì CNXH của Fidel Castro làm những động lực cơ bản để đoàn kết, phối hợp các nước Mỹ Latinh trong nhiều hành động chung

Một sắc thái quan trọng của “chủ nghĩa Mỹ Latinh” hiện nay là trào lưu chống chủ nghĩa đế quốc mà đứng đầu là Mỹ với chủ nghĩa can thiệp Không chấp nhận sự sắp đặt chính trị và khống chế kinh tế của Mỹ, chống những thế lực thân Mỹ trong các chính phủ cánh hữu là nét chung của nhiều phong trào

Trang 25

chính trị - xã hội của khu vực này Cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và quyền

được phát triển ở khu vực này đã tìm tới khuynh hướng XHCN - tuy phải trải

qua một con đường khá dài Cuộc lựa chọn này không hề dễ dàng: đã trên 50

năm kể từ cách mạng Cuba, đã trên 30 năm kể từ thời kỳ của tổng thống Chile -

Xanvato Agende… Chống chủ nghĩa can thiệp Mỹ, chống “chủ nghĩa tự do

mới”, nêu cao tinh thần Bolivar, không chấp nhận mô hình CNXH cũ kiểu Liên

Xô và tạo ra mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" của khu vực Mỹ Latinh… chính là

lịch sử của những bước phát triển tư tưởng chính trị của “chủ nghĩa Mỹ Latinh”

Chống sự áp đặt mô hình phát triển của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, đề cao

độc lập, chủ quyền trong sự lựa chọn con đường và mô hình phát triển là hạt

nhân của lịch sử chính trị khu vực này

Cánh tả Mỹ Latinh cũng có những nét riêng Hiện nay, họ là chủ thể của

mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI” và nhiều cải cách tiến bộ khác Họ có những nét

riêng, theo đó có ảnh hưởng khác nhau lên tiến trình cải cách ở khu vực

Nhìn khái quát, cánh tả Mỹ Latinh khác với với cánh tả ở Châu Âu mấy

điểm sau: Họ nêu cao tinh thần dân tộc chủ nghĩa chứ không chú trọng tới việc

thu hút cử tri nhờ việc nêu cao các mục tiêu xã hội và thu hút các “giai cấp xã

hội” như cánh tả Châu Âu Thủ lĩnh cánh tả của châu Âu thường là các nhà

chính trị, các nhà tư tưởng còn ở cánh tả Mỹ Latinh lại thường là các sỹ quan

quân đội, các thủ lĩnh đại diện cho phong trào lao động hoặc phong trào đòi độc

lập, chủ quyền cho quốc gia - dân tộc Mối liên kết giữa cánh tả Mỹ Latinh với

các đảng cộng sản trong khu vực là thường xuyên và khá bền chặt chứ không

“khi nóng, khi lạnh” như quan hệ này ở châu Âu Nét nổi bật nhất là hai xu

hướng trái chiều nhau: Châu Âu những năm gần đây, nhiều đảng cộng sản dần

chuyển sang dân chủ xã hội; còn ở Mỹ Latinh thì ngược lại, nhiều đảng cánh tả

lại có xu hướng cộng sản hoặc ủng hộ CNXH Ảnh hưởng các đảng cộng sản

với cánh tả Mỹ Latinh về quan điểm, nhân lực và tổ chức tùy theo từng quốc

gia có thể khác nhau, nhưng thường là mạnh mẽ, bền chặt hơn ở Châu Âu

Mối quan hệ khá bền chặt này giữa các đảng cánh tả cầm quyền với các

đảng cộng sản ở khu vực Mỹ Latinh trong nhiều trường hợp đã giúp cho cánh tả

thắng lợi trong bầu cử (Đảng Cộng sản Vênêxuêla đã dồn nửa triệu phiếu bầu

cho H.Chavez trong cuộc bầu cử 2006) và in dấu ấn CNXH lên Cương lĩnh và

mô hình xây dựng xã hội mới Họ có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng quan niệm và tổ chức xây dựng mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" Giới nghiên cứu thường phân cánh tả Mỹ Latinh thành hai xu hướng:

Cánh tả ôn hòa - gồm các đảng cánh tả thay đổi để thích nghi với bối cảnh

mới Họ chủ trương đi theo đường lối thực dụng, đề cao tự do dân chủ, tiếp tục duy trì thể chế dân chủ tư sản, ưu tiên phát triển kinh tế, giải quyết một số vấn

đề xã hội bức xúc, tiếp tục duy trì quan hệ khu vực, quan hệ với Mỹ và Châu

Âu Các đảng ở những quốc gia hiện theo đường lối này là Đảng Lao động Braxin; Liên minh thống nhất vì dân chủ Chilê; Đảng Công lý Achentina; Đảng cách mạng dân chủ Panama, Đảng liên minh nhân dân cách mạng châu Mỹ tại Pêru …

Cánh tả cấp tiến - gồm các đảng cánh tả ở các nước đang theo mô hình

"CNXH ở thế kỷ XXI” như Vênêxuêla, Bôlivia, Êcuađo Các đảng cánh tả thực hiện đường lối dựa vào sức mạnh của nhân dân lao động, thông qua lá phiếu cử tri tiến hành cuộc cách mạng dân chủ, bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền dân tộc, giành quyền làm chủ nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ trương phân chia của cải

xã hội công bằng hơn, xây dựng xã hội mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

có quan hệ đồng minh chiến lược với Cuba, công khai phản đối chính sách đơn phương cường quyền của Mỹ, sử dụng dầu lửa làm liên kết khu vực và vũ khí răn đe với Mỹ, lập những liên minh khu vực mới như ALBA (Sự lựa chọn Bolivar cho Châu Mỹ)…

“Cánh tả cấp tiến” ở Mỹ Latinh cũng là một thuật ngữ định danh nhiều hơn

là định tính Đầu tiên mới chỉ là một cách tập hợp lực lượng và chưa có được chủ thuyết chính trị rõ ràng Mục tiêu dân chủ hóa và nguyên tắc dân chủ trong

tổ chức vận hành của họ cũng nhiều sắc thái: dân chủ ôn hòa, dân chủ cực đoan, dân túy Tổ chức không chặt chẽ, thành phần đa dạng; hình thức liên kết chủ yếu là mặt trận hoặc các ủy ban phối hợp, các hình thức gặp gỡ diễn đàn Tổ chức lỏng lẻo như vậy nên nhiều chính phủ cánh tả đã phải trải qua sóng gió và chịu rủi ro ở mức cao Thêm vào đó, khủng hoảng của CNXH hiện thực, sự lũng đoạn của các thiết chế tài chính như IMF, WB đã thao túng luật chơi trong

Trang 26

toàn cầu hóa Cho nên, đảo chính - lật đổ thành chuyện thường thấy trong chính

trị Mỹ Latinh vài thập niên gần đây Cải cách của họ “đa nguyên” cả về bước đi,

cách đấu tranh, thậm chí thứ hạng ưu tiên trong mục tiêu đấu tranh cũng khác

nhau (từ dân chủ, dân sinh đến bình đẳng công bằng, tôn trọng sự khác biệt )

Họ đề cao xã hội dân sự - vốn là chỗ dựa trong thời kỳ đấu tranh chống độc tài

trước đây; Kết hợp vai trò quản lý của nhà nước với thị trường với nhiều liều

lượng khác nhau; Tiến hành các cải cách chủ yếu theo hệ thống pháp luật cũ xen

lẫn với cải cách một số yếu tố của pháp luật

Cải cách do các đảng này thực hiện vừa có xu hướng vượt thoát khuôn khổ

dân chủ tư sản, lại vừa mang màu sắc chủ nghĩa dân túy Họ là những nhà chính

trị tuyên bố đứng về phía nhân dân, bảo vệ quyền lợi của người nghèo bị áp bức,

chống lại các tầng lớp đặc quyền đặc lợi Họ muốn giải quyết bất công, đem lại

ruộng đất, nhà cửa, việc làm và công lý cho người dân, nhưng giải pháp kinh tế

thì chưa rõ ràng Một ý kiến về vấn đề này cho rằng: “Vì thiếu các chính sách

kinh tế cụ thể có ý nghĩa nên để thu hút mọi người theo mình, chủ nghĩa dân túy

phải viện vào đạo lý Theo đó, các nhà lãnh đạo dân túy phải có sức hấp dẫn và

tinh thần quả cảm, thậm chí cả khả năng chuyên chế Hầu hết các nhà lãnh đạo

như thế xuất thân từ quân đội… Thông điệp kinh tế của họ là một bài hùng biện

đơn giản, được gia giảm bằng các từ ngữ như “bóc lột”, “công lý” và “cải cách

ruộng đất” mà không phải bằng các từ ngữ như “GDP” hoặc “năng suất”1

Hai khuynh hướng ôn hòa và cấp tiến trên phát triển và bổ trợ cho nhau, tạo

nên tính thống nhất trong sự đa dạng của phong trào cánh tả Mỹ Latinh Về cơ

bản, ý thức dân tộc, tinh thần chống “chủ nghĩa tự do mới”, thực hiện các chính

sách kinh tế xã hội tiến bộ và quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ lợi ích dân

tộc, quyền lợi nhân dân… là những yếu tố tạo nên sức mạnh và tính thống nhất

đó

Khái quát lại, phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh gồm 3 yếu tố cấu thành: thứ

nhất, cánh tả và các phong trào xã hội mạnh mẽ với sự tham gia của các tầng lớp

“Thần học giải phóng” cũng là một phong trào xã hội có đóng góp cho sự

lựa chọn mới của Mỹ Latinh

Thần học giải phóng là một phong trào xã hội có màu sắc tôn giáo của Nam

Mỹ nhằm xóa bỏ nghèo nàn, bất công và có cả khuynh hướng muốn thoát ly khỏi Giáo hội Vatican Điểm xuất phát của nó là một thực tại có quy mô lớn và tàn khốc ở Nam Mỹ - sự nghèo đói và bất công Nó xuất hiện từ đầu thập niên

60 của thế kỷ XX, trong bối cảnh 85% dân Mỹ Latinh theo Công giáo và đa số

họ là người nghèo Phong trào này do nhà thần học Gustavo Gutierrez, người Peru khởi xướng và do Linh mục Camilo Torres người Côlômbia thực hành Các nhà thần học Nam Mỹ cũng tiếp tục truyền thống bác ái Cơ đốc giáo nhưng họ khác ở một điểm: Để đấu tranh hữu hiệu chống lại sự nghèo đói, phải hiểu rõ các nguyên nhân xã hội Nó đã chọn lựa chủ nghĩa Mác, vì đã đem đến một giải thích có hệ thống, chặt chẽ về các nguyên nhân của sự nghèo đói bất công và biện pháp xóa bỏ hiện trạng đó Một nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự nghiệp giải phóng những người lao động bị áp bức nghèo đói là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Chính tại đây đã xảy ra sự kết nối của Thần học giải phóng với nguyên lý trên Đối với các nhà thần học, người nghèo không chỉ là đối tượng của bác ái, từ thiện, mà là chủ thể cho cuộc giải phóng chính họ

Thần học giải phóng có thể được coi là điển hình của một phương pháp

“truyền giáo” mới Khởi điểm của nó không phải là những chân lý - đức tin tôn giáo, mà là từ tình trạng nghèo đói Nó vận dụng học thuyết macxit để tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng nói trên Sau cùng, nó hướng đến thực hiện sự giải

Trang 27

phóng trên ba lĩnh vực: 1- giải phóng con người khỏi những nghèo đói, bóc lột

do cơ chế kinh tế xã hội gây ra; 2 - giải phóng con người để họ “tự đảm nhận

vận mệnh của mình”; 3- “giải phóng con người khỏi tội lỗi để thông hiệp với

Đức Chúa” Mô thức bác ái, từ thiện truyền thống được thay bằng cách trợ giúp

giáo dục, y tế, nông nghiệp, chuyển giao công nghệ cho người nghèo

Họ cũng tìm cách cách tân một số nguyên lý của chủ nghĩa Mác dưới ảnh

hưởng của văn hóa tôn giáo và kinh nghiệm xã hội của họ Sự thay đổi này có

thể là mới lạ so với học thuyết của Giáo Hội Theo đó, nó đem lại cho những

biến tố mới, khá độc đáo Một vị hồng y người Braxin - Dom Helder Camara đã

nói: “Lâu nay tôi đi xin người ta giúp đỡ người nghèo, thì họ gọi tôi là một ông

thánh Nhưng khi tôi đặt câu hỏi: tại sao lại có quá nhiều sự nghèo đói như vậy,

thì người ta coi tôi là người macxit…”

Tuy nhiên, người ta nhận ra rằng Thần học giải phóng cũng đang đối diện

với nhiều vấn đề: Tuy cùng phát xuất từ những thực tại giống nhau, nhưng họ lại

chia ra nhiều khuynh hướng khác nhau trong chủ trương và biện pháp cải tạo xã

hội: một số công khai ủng hộ bạo lực, một số khác thì phân vân, nhưng đa số thì

chọn phi bạo lực Họ sử dụng những phân tích khoa học macxit để giải phóng xã

hội giống “như một công cụ phê bình hơn là như một qui tắc” Cơ sở xã hội của

họ là người nghèo chứ không phải giai cấp công nhân Đôi khi khác nhau cả về

mục tiêu giải phóng người nghèo Có người thì chỉ nhằm tranh thủ giáo dân,

nhưng có người thì muốn đi tới việc thiết lập xã hội xã hội chủ nghĩa qua giải

pháp cách mạng Vì vậy mà nhiều khi, chính họ cũng bất đồng với nhau

Dấu ấn tích cực và sâu sắc nhất mà Thần học giải phóng để lại chính là

chủ nghĩa nhân đạo, yếu tố bác ái và giải phóng người nghèo trong mô hình

“CNXH ở thế kỷ XXI"

“Chủ nghĩa thủ lĩnh” cũng là nét đặc sắc trong văn hóa chính trị Mỹ -

Latinh Sắc thái của “chủ nghĩa thủ lĩnh” cũng là một nhân tố góp phần tạo nên

cái riêng trong quan điểm về CNXH của khu vực Mỹ Latinh trước đây dường

như đã bị chủ nghĩa thực dân cũ chặn đứng quá trình đang phân rã của các xã

hội tiền phong kiến Chủ nghĩa thủ lĩnh cùng với chủ nghĩa dân tộc là những

truyền thống và những giá trị được tiếp tục mang vào thời cận đại và hiện đại

trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và phát triển Theo đó, mỗi thế kỷ gần đây, Mỹ Latinh đều có những con người vĩ đại cả về ý chí, nhiệt tình cách mạng

và tầm vóc tư tưởng Họ là ngọn cờ cho phong trào tiến bộ và cách mạng của nhiều nước Chính những nhân cách lớn ấy đã được lịch sử tạo ra và họ đã góp phần đẩy nhanh lịch sử Vì thế tên tuổi của các nguyên thủ luôn gắn liền với những cuộc cách mạng, cải cách ở mỗi quốc gia Những tên tuổi lớn như Simon Bolivar, Che Guevara, Fidel Castro… tiếp tục là sức mạnh và là niềm sáng tạo của các cuộc cách mạng Dấu ấn tư tưởng mà các thủ lĩnh này in trên các cuộc cách mạng chính là sự tiếp hợp những tư tưởng tích cực của chủ nghĩa dân tộc, tinh thần giải phóng dân tộc vì độc lập tự chủ, tình đoàn kết khu vực… với những giá trị lớn của nhân loại như công bằng, dân chủ và CNXH

Cùng với lý tưởng và lợi ích mà cách mạng mang lại cho xã hội, dấu ấn của tính cách của họ (mạnh mẽ, nhiệt tình, tài tổ chức và hùng biện …) cũng tạo nên sức hấp dẫn của người thủ lĩnh với quần chúng Việc Tổng thống H Chavez trực diện phê phán chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tự do mới; lòng tin của ông vào việc

có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn để đất nước ra khỏi tình trạng chậm phát triển và lạc hậu; quyết tâm phá bỏ mặc cảm “Trăm năm cô đơn” do chủ nghĩa thực dân áp đặt để bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích của nhân dân lao động… là những yếu tố khiến ông trở thành một nhân vật có sức lôi cuốn, được nhân dân ngưỡng mộ “Hiện tượng H.Chavez” - “vị thủ lĩnh áo đỏ” lớn tới mức các cường quốc cũng phải sử dụng ảnh hưởng của ông cho cuộc chơi địa chiến lược đang diễn ra trên thế giới Nhiều nước lớn đã mời ông tới thăm và qua đó phát triển các mối bang giao về chính trị - kinh tế… UNESCO đặc biệt biểu dương những thành quả xã hội đạt được tại Vênêxuêla và trao cho Hugo Chavez

“Giải thưởng quốc tế José Marti để khẳng định vai trò của ông trong sự nghiệp thống nhất các nước Mỹ Latinh và việc bảo vệ được bản sắc văn hóa truyền thống các nước trong khu vực

Tuy vậy, “chủ nghĩa thủ lĩnh” của Mỹ Latinh cũng có những hạn chế của

nó Trong thời kỳ cách mạng, tốc độ của tiến trình “một ngày bằng 20 năm” (Mác) quyết đoán và quyết sách tức thì của thủ lĩnh có tác dụng đẩy nhanh hoặc

là mầm mống của sai lầm, độc đoán đều là những điều có thể Ngay cả khi uy tín

Trang 28

của H.Chavez quá cao cũng làm nảy sinh tâm lý ít người dám nói ngược với ý

kiến Tổng thống Những ý kiến ngược chiều, có khi bị cho là vấn đề quan điểm;

vì vậy, một vài lãnh đạo và đảng trong liên minh cầm quyền đã trở thành đối lập

và kéo theo là những đảng viên của các đảng này Họ cũng không còn ủng hộ

Tổng thống như trước Bản lĩnh đảm nhận trọng trách trước quốc gia - dân tộc là

điều cần thiết với một chính trị gia nhưng nếu không chú ý đầy đủ đến việc nuôi

dưỡng đội ngũ lãnh đạo kế cận và phát huy tính tích cực chính trị của quần

chúng thì cách mạng sẽ gặp khó khăn, nếu thủ lĩnh chính trị bị mất vị thế quyền

lực hoặc bị ám sát…Vì thế, sự lo ngại của không ít người về việc khi Tổng

thống H Chavez bị đánh đổ hoặc rời bỏ vị trí của mình, thì liệu người kế nhiệm

ông có còn tiếp tục ngọn cờ thiên tả hay là ngả theo chiều hưóng khác không

phải là không có cơ sở Cuộc cách mạng Bolivar và “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ

XXI” liệu có thay đổi sắc màu và mục đích của mình nếu như người nắm giữ

quyền lực không còn là H.Chavez, đó là một câu hỏi lớn đặt ra đối với sự phát

triển của phong trào trong tương lai

Tựu chung lại, Mỹ Latinh chọn mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI” là một sự

khác biệt tích cực và phù hợp logic của lịch sử khu vực này

Ngoài những nguyên nhân lịch sử cụ thể kể trên, cần chú ý rằng sự lựa chọn

con đường phát triển của một quốc gia hay của một khu vực còn xuất phát từ

những logic của đời sống hiện thực Những tiền đề phát triển của chủ nghĩa xã

hội phát sinh trong mỗi quốc gia và mỗi giai đoạn phát triển kinh tế thị trường tư

bản chủ nghĩa không giống nhau Tiền đề vật chất khác thì nhu cầu, nội hàm của

quan niệm về CNXH cũng có nhiều nét khác biệt Những tiền đề ấy không

những bao gồm cơ sở vật chất, khoa học - kỹ thuật, mà còn bao gồm bối cảnh

lịch sử và nhận thức của xã hội tương ứng với từng giai đoạn Vì vậy, các hình

thức đấu tranh, các phương pháp xây dựng CNXH trong mỗi giai đoạn phát triển

cũng không giống nhau Và hiện nay ở Mỹ Latinh, điều tương tự đã diễn ra

Đôi khi chính quá trình phát triển của CNTB trong kinh tế thị trường hiện

đại đã khách quan làm xuất hiện những tác nhân thúc đẩy các nhân tố phủ định

nó Nền kinh tế thế giới hiện đang chuyển từ cơ sở kinh tế công nghiệp lên kinh

tế tri thức và đang vận động thay đổi định hướng phát triển từ hướng chạy theo

52

lợi nhuận tối đa của chủ đầu tư sang hướng phát triển đồng thời về kinh tế, xã hội, môi trường, tức là phát triển bền vững Chính nhu cầu ấy đã đặt vấn đề cho nhiều quốc gia – dân tộc tư duy lại mô hình và cách thức phát triển của mình Một thực tế có tính so sánh, đối chứng đang xuất hiện: tại sao một số nước ngày càng giàu có văn minh và tiến bộ còn một số đông của các nước đang phát triển như khu vực Mỹ Latinh lại ngày càng chìm sâu trong nghèo đói, lạc hậu và mất

ổn định Phải chăng đó là vấn đề mô hình phát triển? Ý kiến của một nhà khoa học trong một cuộc Hội thảo “Mỹ Latinh tiến lên chủ nghĩa xã hội như thế nào” gần đây ở Vênêxuêla: “Không có kinh tế thị trường, mà thực ra đó là sự thống trị của tư bản tài chính Khủng hoảng tài chính là kết quả của việc áp dụng chủ nghĩa tự do mới, để thị trường điều tiết nền kinh tế, hạn chế sự điều tiết của nhà nước Hiện nay, để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này, các chính phủ phải can thiệp, hỗ trợ, điều tiết tích cực, vì vậy đây là cơ hội để xoá bỏ chủ nghĩa tự do mới, để lật đổ chế độ tư bản tài chính, chuyển sang CNXH”1

Sự chuyển đổi mô hình phát triển theo chiều sâu thông qua tác động của lợi nhuận và của cách mạng khoa học và công nghệ và sức ép của phong trào tiến

bộ đấu tranh vì độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc, vì sự phát triển bền vững, công bằng và dân chủ là hai tác động chủ đạo khiến tư duy chính trị phải có những điều chỉnh và tìm kiếm mô hình phát triển mới

Những chuyển biến sâu sắc nói trên đang diễn ra ở Mỹ Latinh và hiện thực hoá nhận định của Lênin: “ Chủ nghĩa xã hội đang hiện ra trực tiếp, trên thực tiễn, trong mỗi biện pháp quan trọng tạo thành một bước tiến trên cơ sở chủ nghĩa tư bản hiện đại ấy”2

1.3 Về mô hình và thực tiễn xây dựng "Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI" ở Mỹ Latinh

1.3.1 Những nét lý luận cơ bản của mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI”

Nền tảng lý luận của “CNXH ở thế kỷ XXI”- triết lý phát triển riêng của khu vực Mỹ Latinh khá đặc thù, trước hết bởi sự kết hợp của các nhân tố làm nên cơ sở lý luận của mô hình này: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng S.Bolivar

1Mỹ Latinh tiến lên chủ nghĩa xã hội như thế nào, tạp chí Cộng sản, số tháng 11/ 2008

2 V.I Lê nin: Toàn tập, Sđd, tập 34, tr.258

Trang 29

và chủ nghĩa nhân đạo Thiên chúa giáo Đây cũng có thể xem là mô hình xã hội

mới chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ - trước hết cho một chặng phát triển mới của

Mỹ Latinh và sau đó, ít nhiều có thể xem là một đóng góp cho lý luận CNXH

hiện đại

Chúng ta sẽ xét cụ thể các yếu tố hợp thành lý luận của mô hình này trên các

phương diện: văn bản chính trị, tuyên bố của lãnh đạo và hiện thực của mô hình

Sở dĩ như vậy là vì nếu xét trên phương diện lý luận, mô hình này vẫn đang trên

quá trình xây dựng, cơ sở lý luận còn chưa hoàn thiện đầy đủ Thêm vào đó, cần

xét trên thực tiễn, vì theo như tư tưởng của Mác, “một bước tiến trên thực tiễn

quan trọng hơn một tá cương lĩnh”

a/ Chủ nghĩa Mác - Lênin trong mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI"

- Truyền thống macxit trong lịch sử cách mạng Mỹ Latinh ảnh hưởng sâu

rộng tới phong trào cánh tả ngày nay

Chủ nghĩa Mác thâm nhập vào Mỹ Latinh khá sớm và phát triển mạnh trong

thế kỷ XX Ngay từ thập kỷ 70 của thế kỷ XIX, tại Mỹ Latinh đã thành lập Chi

bộ của Quốc tế thứ nhất, năm 1878 đảng Xã hội Mêhicô được thành lập, năm

1892, ở Braxin xuất hiện Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Sau cách mạng

tháng Mười Nga 1917, tại nhiều nước Nam Mỹ, Đảng Cộng sản đã được thành

lập, nhiều đảng xã hội ở các nước trong khu vực đã đổi thành Đảng Cộng sản

Giai đoạn từ những năm 1950 - 1980 là một thời kỳ tư tưởng macxit và các

tổ chức cộng sản, cánh tả đã phát triển và có ảnh hưởng rộng khắp Cuba là

thành quả đầu tiên của CNXH hiện thực ở Mỹ Latinh và hiện nay vẫn là ngọn cờ

để tập hợp các lực lượng cách mạng và tiến bộ của khu vực Cánh tả cũng có vị

thế quan trọng trên chính trường hầu khắp các nước và có ý chí tham chính

mạnh mẽ Họ từng đấu tranh để giành chính quyền bằng nhiều biện pháp, cả đấu

tranh vũ trang và cả dành chính quyền bằng biện pháp hòa bình

Tư tưởng macxit ở Mỹ Latinh còn có được nhiều hình thức truyền bá - trao

đổi khá phong phú “Diễn èan Sao Paolô”, thành lập tháng 7/1990, theo sáng

kiến của Đảng Lao động Braxin, nhằm tập hợp các đảng, phong trào cánh tả Mỹ

Latinh và các khu vực khác trên thế giới cùng chung lập trường chống đế quốc,

chống chủ nghĩa tự do mới, đấu tranh vì một xã hội tốt đẹp hơn Hình thức Hội

thảo quốc tế: “Các đảng chính trị và một xã hội mới” được tổ chức thường niên tại Mêhicô Đây là diễn đàn của các đảng chính trị (không bao gồm các tổ chức

và phong trào) để trao đổi kinh nghiệm trong đấu tranh chính trị vì một xã hội mới, phát triển và công bằng Diễn đàn bắt đầu từ năm 1997 đến nay đã qua 14 lần hội thảo, thu hút hơn 70 đảng chính trị tham gia Ngoài ra còn có thể kể đến

“Diễn đàn xã hội thế giới” (từ 2001) là diễn đàn xã hội tập hợp các quan điểm chống “chủ nghĩa tự do mới”, chống toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa vì sự công bằng, hợp tác và phát triển Hình thức tập hợp này lúc đầu được tổ chức tại Mỹ Latinh và hiện nay nó còn được tổ chức luân phiên tại châu Á, châu Phi Thực tế ấy của lịch sử đã góp phần cắt nghĩa vì sao chủ nghĩa Mác - Lênin là một yếu tố lý luận của mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI”

- Chủ nghĩa Mác-Lênin trong mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI” là sự tìm tòi

và tiếp thu trên tinh thần phê phán và cải cách

Không phải ngay từ đầu của quá trình cải cách, các đảng cánh tả đã xác định được ngay yếu tố lý luận Mác-Lênin trong mô hình của mình Trái lại, đã có nhiều ý tưởng được đưa ra trong cải cách ở Vênêxuêla Tổng thống H.Chavez từng nói, “ở Vênêxuêla chúng tôi thực nghiệm không ngừng, vì không có công thức sẵn có” Từ những năm 1990, họ theo đuổi mục tiêu của cuộc “cách mạng Bolivar” là giành chính quyền để tiến tới “xây dựng nền dân chủ toàn diện”, rồi

“xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu mới”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội Simon Bolivar” và đến năm 2005 là “xây dựng CNXH thế kỷ 21”…

Khi mới lên cầm quyền, H.Chavez vẫn tin vào một chủ nghĩa tư bản nhân đạo và đã từng có ý định đưa Veneduela đi theo con đường thứ ba của trào lưu dân chủ xã hội quốc tế Ông từng nói: “Có thời kỳ tôi đã từng nghĩ đến con đường thứ ba Lúc đó tôi còn đang mò mẫm để hiểu thế giới; tôi bị lẫn lộn và có những phát biểu nhầm lẫn, thậm chí đã đề xuất tổ chức một hội nghị quốc tế về con đường thứ ba của Tony Blair ở Venezuela Tôi đã nói và viết rất nhiều về một "chủ nghĩa tư bản nhân đạo"1 Bước ngoặt trong tư tưởng của H.Chavez diễn

ra vào năm 2002, khi ông suýt bị lật đổ vì một cuộc đảo chính của cánh hữu thân

Mỹ Ông nói: “Chính cuộc đảo chính tháng 4 năm 2002, những cuộc đình công

1 Manuel Cabieses: Chavez sẽ đi đến đâu? Phỏng vấn tổng thống H.Chavez, Báo Tiền phong, 27 tháng 7 năm

2005

Trang 30

kéo dài do giới chủ doanh nghiệp tổ chức, những hành động phá hoại ngành dầu

khí; những phản ứng và tuyên truyền chống đối đã đưa tôi tới kết luận rằng con

đường duy nhất để thoát khỏi đói nghèo là đi lên chủ nghĩa xã hội”1

Từ đó, ông không còn ảo tưởng về “chủ nghĩa tư bản xã hội” hay “chủ nghĩa

tư bản có bộ mặt người” nữa Năm 2005, sau 6 năm cầm quyền chống lại cuộc

tiến công bằng mọi thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, H.Chavez đã đi tới kết luận:

“Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể đem lại công bằng xã hội và xoá được

nghèo đói” Trong một bài phát biểu trước công chúng tại Thủ đô Caracat, ngày

4/5/2005, Chavez khẳng định: “Chủ nghĩa tư bản không còn là một mô hình

thích hợp cho sự phát triển nữa Con đường của nhân loại là chủ nghĩa xã hội

nhưng không phải là thứ chủ nghĩa xã hội bất kỳ Đó là một thách thức và chúng

ta có sứ mệnh sáng tạo ra CNXH, chúng ta cần phải xây dựng nên một mô hình

CNXH mới cho thế kỷ XXI”

Song không phải mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI" kế thừa toàn bộ chủ nghĩa

Mác Thậm chí, nhận thức đầu tiên của cánh tả về chủ nghĩa Mác là từ “lập

trường phê phán” Năm 1996, cuốn “Chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI” được

xuất bản ở Vênêxuêla Tác giả là Haixơ Điơtrich Xtêphan - người sau này được

coi là cố vấn tư tưởng và chính trị của Tổng thống H.Chavez Cuốn sách này đã

phê phán tư tưởng của Mác là thiên về cải tạo xã hội và đấu tranh giai cấp,

chuyên chính vô sản Ông cho rằng “Mác chưa đưa ra được mô hình khả thi, bởi

đã tuyệt đối hóa vai trò nhà nước và lý tưởng hóa xã hội XHCN”

Quan niệm về chính trị của Haixơ là “thay vì chuyên chính vô sản, xây dựng

một nền dân chủ rộng rãi, mọi người dân được tổ chức trong cộng đồng dân cư

đều được tham gia vào cải tạo xã hội như tư tưởng của S.Bolivar” Từ luận điểm

này H.Chavez đã thành lập hàng vạn “Ủy ban Bolivar” trong cả nước để ủng hộ

và bảo vệ Cách mạng (Đây cũng có thể xem là một đối sách chính trị nhằm tạo

sự đối trọng quyền lực ở địa phương với tình trạng “đang tháo dỡ” của chính

quyền trung ương - nơi còn nhiều tàn dư của chính quyền cánh hữu cũ và có biểu

tư bản và cho phép xây dựng một nền dân chủ thực sự về kinh tế và xã hội, trong

đó lợi ích của các công ty lớn không còn khả năng lấn át lợi ích chung của xã hội, một điều mà bất cứ xã hội dân chủ nào cũng cần phải có”1 Vì vậy, Vênêxuêla vẫn có những hiện tượng bao cấp như một galong xăng (22 lít) giá 1

đô la … Một nhận định khác của Rafael Correa (Giáo sư, tiến sỹ khoa học kinh tế, Tổng thống Cộng hoà Êcuađo) cũng cho chúng ta biết được sự khác biệt trên một

số vấn đề lý luận giữa “CNXH ở thế kỷ XXI” với “Chủ nghĩa xã hội truyền thống”

Rafael Correa cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” dựa trên các nguyên tắc chứ không dựa trên các mô hình Những người ủng hộ và xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” từ bỏ các cách thức xa lạ và giáo điều, cho rằng, mọi ý định giải thích hiện tượng vô cùng phức tạp như sự phát triển của xã hội loài người bằng các quy luật cơ bản và đôi khi một cách hoàn toàn sơ lược, chắc chắn

sẽ bị thất bại

Về học thuyết về đấu tranh giai cấp và về cách mạng bạo lực, những người ủng hộ và xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” bác bỏ bạo lực và cho rằng, trong thế kỷ XXI, chỉ có ý nguyện của cử tri là vũ khí duy nhất xác đáng Chính các phiếu bầu của họ, sự ủng hộ của toàn thể nhân dân Êcuađo đã cho phép phái

tả giành được chiến thắng trong 7 tiến trình bầu cử liên tiếp”

Những người ủng hộ và xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” tin chắc rằng, ở thời đại ngày nay, không ai có thể khẳng định rằng, nhà nước hoá tư liệu sản xuất là cách thức tốt nhất để đạt được sự phồn thịnh cho xã hội Và đây chính

là sự khác biệt căn bản giữa “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” và chủ nghĩa xã hội

1 Những đoạn trích trên về cuốn sách của Haixơ.D.S "CNXH ở thế kỷ XXI" được dẫn từ công trình Tình hình mới ở Mỹ Latinh và triển vọng quan hệ với Việt Nam trong 5 – 10 năm tới; Bộ Ngoại giao, Vụ Châu Mỹ, Đề tài

cấp Bộ, Hà Nội, 12/2007, tr 36- 37

Trang 31

truyền thống Theo chủ nghĩa xã hội truyền thống, để xoá bỏ sự bóc lột lao động,

cần phải xoá bỏ sở hữu tư nhân Những người ủng hộ và xây dựng “Chủ nghĩa xã

hội thế kỷ XXI” không cho rằng cần phải nhà nước hoá hoàn toàn tư liệu sản

xuất, tất nhiên là ngoại trừ những ngành chiến lược, nhưng họ ủng hộ việc dân

chủ hoá tất cả các tư liệu sản xuất, hay nói cách khác là việc phân bổ chúng một

cách công bằng

Họ cho rằng có lẽ, sai lầm lớn nhất của chủ nghĩa xã hội truyền thống là ở

chỗ, nó không bao giờ cạnh tranh với chủ nghĩa tư bản trong việc nhận thức về

phát triển mà chỉ đơn giản đưa ra một cách thức hiện thực và công bằng hơn để

đạt được các mục tiêu: tiêu dùng rộng rãi, công nghiệp hoá, tích luỹ Ngược lại,

“Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” đưa ra quan niệm khác về phát triển: phát triển

có nghĩa là đời sống xứng đáng cho tất cả và cho mỗi người, là sự mở rộng tự do

và cơ hội cho con người hoà hợp với tự nhiên, là sự giữ gìn muôn đời nền văn

hóa nhân loại”1

Dù sao đây vẫn là những cuộc cải cách trong khuôn khổ dân chủ tư sản, chứ

chưa phải là cách mạng XHCN Chủ thể đầu tiên của mô hình này là những

người theo đường lối dân chủ cánh tả chứ không phải là cộng sản Sự tiếp thu

chủ nghĩa Mác, dù theo cách của họ, vẫn có thể tạo ra được khuynh hướng tích

cực cho cải cách

Mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI” đã kế thừa những gì ở chủ nghĩa Mác?

Chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này và bản thân lý luận về

“CNXH ở thế kỷ XXI” vẫn đang còn tiếp tục khai thác thêm nhiều tư tưởng ở

chủ nghĩa Mác Song các nhà nghiên cứu khá nhất trí khi cho rằng, “CNXH ở thế

kỷ XXI” vận dụng lý luận macxit ở các luận điểm tư tưởng chống chủ nghĩa

CNTB, chống đế quốc; chống áp bức về chính trị và bóc lột về kinh tế của giai

cấp tư sản, hướng tới một xã hội công bằng và dần đi tới xóa bỏ giai cấp…

Nguyên tắc sở hữu – lấy việc công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu làm cơ sở

kinh tế cho CNXH đã được ghi nhận và thể hiện trên thực tế

Nhìn chung, sự kế thừa các tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin của mô

hình này chủ yếu là thông qua việc học tập kinh nghiệm của các nước XHCN

Có một điểm khác so với Đông Âu, Liên Xô cũ là không có tình trạng sao chép, giáo điều đối với lý luận chủ nghĩa xã hội giữa các nước Mỹ Latinh Chung nhau quan niệm về mô hình xã hội nhưng mỗi nước lại có cách xây dựng khác nhau Cũng có đôi khi, việc tiếp thu chủ nghĩa Mác của họ khá “phóng khoáng” ở chỗ một số nguyên lý cơ bản của CNXH khoa học chưa thấy xuất hiện trong mô hình Sự “phóng khoáng” về tư tưởng này đôi khi cũng làm gợn lên lo ngại về tính trung thành với lý luận của CNXH khoa học Những điều này

sẽ được làm rõ hơn ở phần sau

b/ Tư tưởng Bolivar trong mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI"

Simon Bolivar (1783-1830) là nhà cách mạng nổi tiếng người Vênêxuêla, người lãnh đạo các phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ XIX Ông được mệnh danh là “Người giải phóng” và “George Washington của Nam Mỹ” Những cuộc đấu tranh do ông lãnh đạo đã lật đổ sự thống trị của Tây Ban Nha, giành độc lập cho sáu quốc gia ngày nay là: Vênêxuêla, Côlômbia, Panama, Êcuađo, Pêru, và Bôlivia Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc và liên kết Mỹ Latinh để phát triển trong tư tưởng Bolivar chiếm vị trí rất quan trọng trong quan niệm về “CNXH ở thế kỷ XXI”

Tư tưởng Bolivar gồm 7 nội dung chính, bao gồm: Độc lập dân tộc, quyền

tự chủ của nhân dân, công bằng xã hội, giáo dục cho toàn dân, chống tham nhũng, chống chủ nghĩa quân phiệt và liên kết Mỹ Latinh

Độc lập dân tộc Đấu tranh để Vênêxuêla thoát khỏi sự đô hộ của các thế

lực bên ngoài, trở thành một dân tộc tự do Việc tự quyết định vận mệnh của đất nước mình là một nguyên tắc không thương lượng

Quyền tự chủ của nhân dân Nguyên tắc này khẳng định quyền tự do của

nhân dân trước các chế độ độc tài trong nước Quyền tự chủ của nhân dân là quyền hợp pháp lớn nhất của các dân tộc

Trang 32

Công bằng xã hội Bolivar cho rằng, nền Cộng hòa và tự do không thể tồn

tại nếu không có công bằng xã hội Nếu tự nhiên làm cho chúng ta khác nhau thì

luật pháp có nhiệm vụ phải điều chỉnh những khác biệt này thông qua giáo dục,

phát triển công nghiệp, nghệ thuật và các dịch vụ cho phép mọi người được bình

đẳng cả về chính trị và xã hội Theo Bolivar, các bất bình đẳng xã hội đe dọa sự

tồn vong của nền cộng hòa.Vì vậy, ông tuyên bố sự bình đẳng phải được đặt lên

trên cả lợi ích giai cấp Chính vì vậy, ông đã soạn thảo và công bố các bộ luật

trao tự do cho nô lệ và công nhận những quyền rất cơ bản của các dân tộc thổ

dân như quyền tự do và quyền có ruộng đất

Giáo dục toàn dân Bolivar là người luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền được

hưởng nền giáo dục của nhân dân Ông cho rằng giáo dục toàn dân là trách

nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước; chính vì thế, Ông đã khẳng định: “Nhiệm vụ

đầu tiên của chính phủ là đưa giáo dục đến với nhân dân” Đối với ông, “một

dân tộc dốt nát là công cụ mù quáng hủy diệt chính họ”

Chống tham nhũng Đối với Bolivar, sự hưng thịnh của một quốc gia phụ

thuộc vào đạo đức của các công dân thông qua hệ thống giáo dục của quốc gia

đó Đạo đức công dân phải đi cùng các bộ luật nghiêm minh và các tòa án công

tâm có khả năng thực hiện công lý Nếu không làm được điều đó thì nền cộng

hòa sẽ chết

Chống chủ nghĩa quân phiệt Bolivar luôn chống lại sự thoái hóa của quân

đội; hay nói cách khác là ông phản đối việc các sỹ quan quân đội lạm dụng sức

mạnh của vũ khí để mưu cầu lợi ích riêng; Ông luôn chống lại các chế độ độc

tài Đối với Ông, một người lính hạnh phúc là người không đòi hỏi quyền lãnh

đạo đất nước Họ không được tự cho mình là trọng tài hay là người phán quyết

luật pháp của Chính phủ; họ phải là những người bảo vệ tự do Ông là người đưa

ra sáng kiến xây dựng các đơn vị quân - dân sự; các đơn vị này đã thể hiện tính

hiệu quả cao trong cả thời kỳ chiến tranh lẫn hòa bình Các đơn vị này phải công

nhận quyền hợp pháp của nhân dân thông qua luật pháp và thể chế Nhà nước

Liên kết Mỹ La tinh Đây là ý tưởng về sự liên kết Mỹ Latinh và toàn thế

giới trong một chính phủ, được Bolivar xây dựng từ năm 1826 Hòa bình trên cơ

sở một khối liên kết thống nhất các nước Mỹ Latinh và ông hy vọng rằng một

Từ năm 1983, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của S.Bolivar một tổ chức của các sỹ quan quân đội Vênêxuêla ra đời lấy tên là “Quân đội Bolivar 200” (Ejértio Bolivar 200) gọi tắt là EB-200 Tổ chức này có H.Chavez tham gia

và sau này thành thủ lĩnh Lúc đầu, ông xác định hệ tư tưởng của tổ chức là:

“Chúng tôi gọi đây là cuộc cách mạng Bolivar bởi vì mục tiêu mà chúng tôi theo đuổi là một cuộc cách mạng, thực hiện một cuộc cải cách chính trị, xã hội kinh tế

và văn hóa dựa trên nền tảng của Simon Bolivar Tư tưởng này là một cái cây có

ba rễ: rễ Bolivar với tư tưởng đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân Tây Ban Nha giành độc lập tự do, quyền bình đẳng và thống nhất các quốc gia Mỹ Latinh trong một đại liên bang; rễ Xamora với tư tưởng bảo vệ chủ quyền dân tộc đoàn kết quân đội với nhân dân; và rễ Robinson - người chủ trương đấu tranh mang lại hạnh phúc, tự do, bình đẳng cho mọi người dân Cái cây đó là hệ tư tưởng của chúng tôi”2 H.Chavez khẳng định: “Chúng tôi gọi đây là cuộc cách mạng Bolivar bởi vì mục tiêu mà chúng tôi theo đuổi là tiến hành làm một cuộc cách mạng, thực hiện một cuộc cải cách chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa… dựa trên nền tảng tư tưởng Bolivar”3

Ý tưởng xây dựng “một Tổ quốc châu Mỹ vĩ đại”, “một châu Mỹ không biên giới hiện hữu và mở cửa với thế giới” của Simon Bolivar được một số nhà lãnh đạo cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là Tổng thống H.Chavez rất quan tâm và tiếp nối để tạo nên “sự cân bằng theo quy luật của vũ trụ” trước các cường quốc

1 S Bolivar, Wikipedia

2 Những đoạn trích được dẫn theo Bộ Ngoại giao, Vụ Châu Mỹ, Tình hình mới ở Mỹ Latinh và triển vọng quan

hệ với Việt Nam trong 5 – 10 năm tới; Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 12/ 2007, tr 35

3 Bộ Ngoại giao, Vụ châu Mỹ, Tình hình mới ở Mỹ Latinh và triển vọng quan hệ với Việt Nam … đã dẫn tr

28-29

Trang 33

c/ Chủ nghĩa nhân đạo Thiên chúa giáo trong mô hình này chủ yếu là

những tư tưởng về giải phóng người nghèo, xây dựng xã hội bình đẳng, bác ái

Đây là mục tiêu mà suốt hơn 2000 năm qua đạo Cơ đốc vẫn chưa thực hiện

được

Trong lý luận về Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, các tư tưởng công bằng, bình

đẳng, bác ái, vị tha của đạo Thiên chúa, đặc biệt những tư tưởng về giải phóng

tầng lớp dân nghèo đã được H.Chavez và các nhà chính trị cánh tả kế thừa

Ngoài ra, H.Chavez cũng công khai thừa nhận rằng, một phần lý luận của ông về

Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI bắt nguồn từ Kinh thánh Khi giải thích nội hàm

khái niệm “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI”, H.Chavez cho biết có thể tham

khảo Kinh thánh và các trước tác nguyên bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa

Mác Tại cuộc gặp gỡ các giáo chủ thiên chúa giáo tại Caracat (1/2007), Tổng

thống H.Chavez nói: “Tôi khuyên các vị giám mục hãy đọc Mác, đọc Lênin và

tìm lại trong Kinh thánh để thấy rằng chủ nghĩa xã hội đã có trong các tác phẩm

đó rồi” Theo ông, Chúa Giêsu là “người theo chủ nghĩa xã hội vĩ đại nhất trong

lịch sử” Vì vậy, ông khuyến khích nhân dân Vênêxuêla chủ động quan tâm đến

người khác một cách tự do, tự nguyện, xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân H.Chavez

cũng không ngần ngại lấy các tác phẩm của chúa Giê su và kinh Phúc âm làm ví

dụ, nhấn mạnh việc xây dựng thiên đường ở dưới trần gian Ngày 8/1/2007, tại

lễ ra mắt nội các mới của Vênêxuêla, khi giải thích tư tưởng của đạo Cơ đốc,

Tổng thống Chavez nói “về tài sản công cộng, thì tư tưởng Cơ đốc giáo có sự

tương đồng với tư tưởng của Chủ nghĩa cộng sản hơn bất kỳ học thuyết xã hội

chủ nghĩa nào khác Chúa Giê su là người theo chủ nghĩa xã hội đích thực,

người chống chủ nghĩa đế quốc” Trong kế hoạch của Chính phủ Vênêxuêla

nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân có “Kế hoạch Cơ đốc” với

mục tiêu cụ thể xóa bỏ tình trạng nghèo đói trước năm 20111

Dưới góc độ tập hợp quần chúng, các tư tưởng nhân đạo, bác ái của Thiên

chúa giáo là một góc độ tiếp cận thuận lợi vì Mỹ Latinh là khu vực có tới 85%

dân theo đạo Cơ đốc Việc nó quan tâm tới người nghèo cũng mang sắc thái kế

1 Viện thông tin khoa học, Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh, Tài liệu đã dẫn, tr.13

thừa tinh thần của “Thần học giải phóng” và là điểm dễ tương dung giữa nguyện vọng của quần chúng và mục tiêu của cải cách

*

* * Điểm qua cấu trúc lý luận của mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI” chúng ta nhận

thấy tính chất tích hợp của nó là khá rõ nét Có thể xem “mảnh đất hiện thực”

Mỹ Latinh như là “cái sàng” để lựa chọn các nhân tố hợp lý của các lý thuyết về giải phóng và phát triển Thực tiễn và lý luận xây dựng CNXH đều chấp nhận việc vận dụng sáng tạo lý luận macxit để xây dựng CNXH Một nhà tư tưởng hiện đại của phương Đông từng nói: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của

nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích hợp với điều kiện của nước ta… Khổng Tử, Giêsu, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải

có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội Nếu hôm nay, họ còn sống trên đời này, nếu họ

ở một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất tốt đẹp như những người bạn thân thiết ”

Song tích hợp và trung dung, thậm chí mất nguyên tắc cũng là vấn đề đặt ra với mọi lý luận Liệu trường hợp này có xảy ra với “CNXH ở thế kỷ XXI”?

1.3.2 Quá trình hiện thực hoá “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI”

Nếu xét về lý luận thì mãi đến năm 2005, mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI” mới định hình và đến nay lý luận ấy vẫn đang tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện Song nếu tính từ khi H.Chavez lên nắm chính quyền tại Vênêxuêla (1999) và tiếp sau đó là nhiều đảng cánh tả khác ở Mỹ Latinh tiến hành “cải cách màu đỏ” (hiện nay, cùng với Vênêxuêla còn có Bôlivia, Êcuađo và Nicaragoa đi theo mô hình này) thì đến nay đã có thời gian khoảng 10 năm

Chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm rằng CNXH trước tiên “là một phong trào hiện thực”, “là những bước tiến trên hiện thực” Theo đó, việc quan sát quá trình hiện thực hóa mô hình này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá thực chất của nó

Trang 34

1.3.2.1 Về quá trình cải cách và xác lập cơ sở kinh tế của “Chủ nghĩa xã

hội ở thế kỷ XXI”

Như mọi cuộc cải cách hay cách mạng xã hội khác, tiến trình thực hiện mô

hình “CNXH ở thế kỷ XXI” tập trung vào các vấn đề kinh tế và các bước tiến

của cải cách cũng được “lượng hóa” từ lĩnh vực này

Cải cách kinh tế ở các nước Mỹ Latinh diễn ra với nhiều mức độ, quan

niệm, biện pháp và lộ trình khác nhau Song những nét chung là: 1- Đây là việc

không thể không làm, nếu muốn duy trì thành quả cải cách và sự tại vị của chính

quyền cánh tả 2 - Tất cả các chính phủ cánh tả Mỹ Latinh đều phải đương đầu

với rất nhiều vấn đề kinh tế tích tụ trong lịch sử chủ nghĩa thực dân cũ và “Chủ

nghĩa tự do mới” 3 - Có khá nhiều vấn đề kinh tế đặt ra với quá trình cải cách

với nhiều tầm mức, nguyên nhân khác nhau và buộc phải giải quyết vừa từng

bước, vừa liên tục (chẳng hạn vấn đề đói nghèo do nông dân không ruộng đất lại

liên quan tới công bằng và tiến bộ xã hội) Yêu cầu này khiến cho cải cách đôi

khi buộc phải vượt giới hạn và tiệm cận với cách mạng không ngừng

Các chính phủ hiện tại của Vênêxuêla, Êcuađo, Bôlivia, Nicaragua cũng

giống như chính quyền của cố Tổng thống Chilê Salvader Allende trong những

năm 70, mang đặc trưng của những chính phủ cánh tả trong một xã hội tư bản

Thông qua bầu cử dân chủ, các đảng cánh tả ở Mỹ Latinh đã lên cầm quyền,

nhưng họ không có (hoặc chưa có) quyền lực đầy đủ Một phép so sánh lịch sử:

khi tầng lớp tư sản giành được quyền lực qua cuộc Cách mạng tư sản Pháp -

1789, họ đã có trong tay thực lực kinh tế Trên thực tế, tư bản Pháp thế kỷ XVIII

trước khi có quyền lực chính trị, đã là chủ nợ của vua Pháp và có vị thế lớn

trong nền kinh tế Chính vì vậy, sau khi giành được quyền lực chính trị, họ đã có

đầy đủ quyền lực để vận hành xã hội Song “cải cách màu đỏ” của cánh tả Mỹ

Latinh lại chưa đủ điều kiện để làm như vậy

Cánh tả Mỹ Latinh phải đối diện hai vấn đề Thứ nhất, việc giành chính

quyền thông qua bầu cử đã không thể ngay lập tức thay đổi thể chế chính trị,

64

kinh tế cũng như cấu trúc của bộ máy nhà nước cũ Điều này cũng rất khác so với những cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trước đây, sau khi “đập tan bộ máy nhà nước tư sản” thì có thể dùng quyền lực chính trị để mở đường cho cải tạo và xây dựng kinh tế Thứ hai, trong cải cách dân chủ tư sản, quyền lực kinh tế của quốc gia thường nằm trong tay tư sản (các tập đoàn tài chính, công nghiệp, ngân hàng, phương tiện truyền thông, thương mại ) Giai cấp tư sản đã thâu tóm quyền lực kinh tế và thông qua đó kiểm soát nhà nước cánh hữu trước đây; nó là một thế lực kinh tế nay tuy đã bị thất thế về chính trị nhưng tiềm lực kinh tế hầu như còn nguyên vẹn, và quan trọng nhất là, chúng vẫn tiếp tục ủng hộ cánh hữu Nhưng cải cách kinh tế lại là một nhu cầu cấp bách và là mục tiêu cần phải đạt tới, nó hầu như lộ rõ trong các cương lĩnh tranh cử của cánh tả và là kỳ vọng của

đa số nghèo khổ Vì vậy, dường như ngay lập tức sau khi có được quyền lực, cánh tả cấp tiến đã phải bắt tay vào cải cách kinh tế

Trước tiên là tư duy về mô hình kinh tế mới Mô hình kinh tế mới của

Vênêxuêla được hoạch định trên cơ sở chú trọng phát triển một nền kinh tế đa dạng và bền vững, có hiệu quả, có khả năng đảm bảo việc tạo ra nguồn của cải vật chất cũng như việc phân phối công bằng cho toàn dân, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội Đây được gọi là “mô hình kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng XHCN thế kỷ XXI”, gồm thành phần kinh tế nhà nước (kinh tế công), kinh tế xã hội (trực tiếp và gián tiếp), kinh tế tập thể (hợp tác xã,

xí nghiệp sản xuất xã hội, đơn vị phát triển nội sinh, đơn vị sản xuất cộng đồng, hội đồng xã, phường…) kinh tế liên doanh (giữa nhà nước và tư nhân, giữa nhà nước

và nước ngoài), kinh tế tư bản tư nhân (trong nước và nước ngoài), trong đó kinh tế nhà nước ngày càng nắm vai trò chủ đạo Các thành phần kinh tế này dựa trên những hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau về bản chất kinh tế - xã hội

Sở hữu là vấn đề đầu tiên khi muốn tạo ra công bằng xã hội và giải quyết

nhu cầu dân sinh trong các cuộc cải cách ở Mỹ Latinh

Vênêxuêla xác định trong mô hình kinh tế của mình có các loại hình sở

hữu sau:

- Sở hữu nhà nước là sở hữu thuộc về bộ máy công quyền

Trang 35

- Sở hữu xã hội là sở hữu toàn dân và được kế thừa cho các thế hệ tương lai Sở

hữu xã hội được chia thành hai loại: sở hữu xã hội gián tiếp khi Nhà nước thay mặt

nhân dân quản lý tài sản và sở hữu xã hội trực tiếp là khi tài sản được trao cho một

hoặc nhiều cộng đồng quản lý (còn gọi là sở hữu cộng đồng)

- Sở hữu tập thể là sở hữu thuộc một nhóm xã hội hoặc một nhóm cá

nhân, liên kết với nhau vì một mục tiêu chung

- Sở hữu liên doanh, liên kết được hình thành trên cơ sở liên doanh, liên

kết giữa các thành phần kinh tế khác nhau như Nhà nước, xã hội, tập thể, tư

nhân, nước ngoài, theo nhiều hình thức khác nhau nhằm tận dụng tối đa tiềm

năng và lợi thế của từng khu vực, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền kinh tế - xã hội

của dân tộc

- Sở hữu tư nhân là sở hữu thuộc về các cá nhân hoặc pháp nhân; mọi tài

sản và công cụ sản xuất có nguồn gốc chính đáng của các cá nhân và pháp nhân

này được pháp luật thừa nhận và bảo vệ

Trong các thành phần kinh tế hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất,

kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và là công

cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Theo đó, quốc hữu hóa những ngành kinh tế quan trọng là nỗ lực nổi bật

ở các nước Khá nhiều biện pháp mềm dẻo nhằm giành lại chủ quyền quốc gia

về tài nguyên, mà trước hết là dầu lửa, đã được thực hiện Tại Vênêxuêla, Tổng

thống H Chavez đã đề xuất Quốc hội ban hành đạo luật mới quy định về vấn đề

quốc hữu hóa Ông coi đây là một trong năm động lực của “cách mạng Bolivar”:

“Phải có luật để quốc hữu hoá những gì đã tư nhân hoá” Nó đã được triển khai

đầu tiên trong lĩnh vực quản lý tài nguyên quốc gia Đạo luật Hydrocacbon được

ban hành năm 2001 có hiệu lực vào năm 2002 đã thay thế luật Hydrocacbon

1943 và luật Quốc hữu hóa 1975 Đạo luật mới này quy định rằng mọi hoạt động

sản xuất và phân phối đều thuộc về nhà nước, trừ các lĩnh vực kinh doanh trong

sản xuất dầu thô siêu nặng Dựa trên đạo luật mới này, chính phủ của tổng thống

đã chính thức quốc hữu hóa ngành khai thác dầu mỏ Nhà nước chiếm khoảng

2/3 sản lượng dầu khí và 1/3 còn lại là của các tập đoàn tư nhân lớn, nhưng hiện

tại nguồn tài nguyên này được khai thác trong khuôn khổ của các hợp đồng đã

được tái thương lượng, đem lại cho Vênêxuêla doanh thu lớn hơn nhiều so với trước đây “Tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ dầu mỏ” là tiêu chí của chính phủ H.Chavez Nhiều lĩnh vực khác cũng đã được quốc hữu hóa như sản xuất và phân phối điện năng, viễn thông, luyện kim, sản xuất xi măng và một số công ty sản xuất lương thực Tại Bôlivia, chính phủ đã quốc hữu hóa ngành dầu khí và khí đốt vào năm 2006, cho phép Chính phủ giành lại quyền kiểm soát nguồn tài nguyên này từ tay các công ty năng lượng nước ngoài Ngoài ra, Bôlivia cũng quốc hữu hóa nhiều ngành kinh tế quan trọng như: khai thác mỏ, ngành điện

Tăng cường, mở rộng sự kiểm soát của chính phủ cánh tả đối với lĩnh vực ngân hàng để xây dựng và phát triển hệ thống tài chính mới Quốc hội

Vênêxuêla ngày 15/12/2009 đã thông qua một đạo luật cải cách lĩnh vực ngân hàng, theo đó, tăng cường sự kiểm soát, không để ngân hàng thao túng theo quy luật của thị trường 1 Đây là bước đi cần thiết cho phép nhà nước cung cấp nguồn lực và đầu tư để đáp ứng nhu cầu chung

Thực hiện chính sách độc lập với các tổ chức tài chính thế giới do Mỹ thao túng Tháng 5/2007, Venezuela đã tuyên bố rút khỏi Ngân hàng thế giới (WB)

và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) sau khi đã trả xong nợ cho hai tổ chức này Do nắm

cổ phần lớn nhất nên Mỹ có vai trò khống chế trong WB và IMF Vào thập niên

1980 cũng như các nước Mỹ Latinh khác, Vênêxuêla rơi vào khủng hoảng nợ trầm trọng Mỹ, WB và IMF đã tiến hành thương lượng với nước này về vấn đề

họ sẽ giảm nợ, giãn nợ hoặc xóa nợ nếu chấp nhận “đồng thuận Washington” Nội dung chính của nó là yêu cầu các nước tham gia cải cách thể chế kinh tế, tự

do hóa thị trường, giảm rào cản đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài… Kết quả là đầu những năm 90, Vênêxuêla đã phải tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội dưới sự giám sát của WB và IMF Hàng năm, để vay được vốn

từ hai tổ chức này, chính phủ phải giải trình chương trình phát triển kinh tế của nước mình và phải chấp nhận ý kiến của WB, IMF2 Thông qua các tổ chức tài chính và các công ty đa quốc gia, Mỹ đã can thiệp vào việc ban hành và thực thi chính sách của nước này một cách khôn khéo, tinh vi Và hiển nhiên lợi ích trước hết thuộc về Mỹ, còn người dân, lợi ích có được không đáng kể Do đó

1 Quốc hội Venezuela chuẩn y luật cải cách ngân hàng, http://tintuc.xalo.vn/00827243118

2 Đỗ Minh Tuấn (2005), Vai trò của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11, tr 40-41

Trang 36

không phải vô lý khi Tổng thống H.Chavez gọi Ngân hàng Thế giới là “ngân

hàng vô nhân đạo” Và kết qủa sau gần thập niên phải theo chủ trương phát triển

kinh tế của Mỹ, WB, IMF, nền kinh tế Vênêxuêla phát triển yếu kém, cơ cấu

kinh tế lệch lạc nguy cơ dẫn đến suy thoái nền kinh tế Vì vậy chính phủ của

H.Chavez ngay sau khi hoàn trả xong nợ, đã dứt khoát thoát khỏi sự chi phối,

ràng buộc của hai tổ chức này Nhờ sự giúp đỡ của Vênêxuêla, nhiều chính phủ

cánh tả khác ở Mỹ Latinh như Bôlivia, Braxiln… cũng đã dần thoát khỏi sự chi

phối của IMF và WB Vênêxuêla cũng đang nỗ lực thay thế Mỹ bằng Trung

Quốc với tư cách là đối tác thương mại số 1 để hạn chế sự phụ thuộc vào kinh tế

Mỹ Ông còn dự kiến thanh toán bằng đồng EURO thay đồng USD Mỹ trong

giao dịch quốc tế

Thái độ với sở hữu tư nhân cũng khá khoa học và mềm dẻo: Hugo Chavez

khẳng định, mô hình “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” sẽ “không bác bỏ mà trái

lại sẽ cần đến khu vực (kinh tế) tư nhân, chừng nào nó còn phục vụ cho đất nước

và cho sự phát triển” Cần duy trì các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân hiện

nay nhưng Chính phủ sẽ hỗ trợ thiết lập các doanh nghiệp sản xuất xã hội

chuyên sản xuất các hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhân dân, không phân biệt đối

xử và không có đặc quyền theo đẳng cấp Các doanh nghiệp này sẽ là tài sản liên

doanh của Nhà nước và người lao động và sẽ dựa trên kế hoạch hóa có sự tham

gia ý kiến của tập thể doanh nghiệp Nhà nước cũng sẽ có các biện pháp khuyến

khích các doanh nghiệp tư nhân muốn trở thành doanh nghiệp xã hội theo hình

thức quản lý và phân chia lợi nhuận với người lao động, nhưng quá trình tập thể

hóa các doanh nghiệp tư nhân này là hoàn toàn tự nguyện

Vấn đề sở hữu ruộng đất cũng là một nội dung lớn của cải cách ở một số

nước Và có lẽ đây là một trong những vấn đề nan giải nhất của cải cách cho dù

là “màu đỏ” hay “màu hồng”

Những nỗ lực để cải cách ruộng đất và làm cho “người cày có ruộng” xuất

hiện ngay từ kinh nghiệm của các chính phủ tiền nhiệm Những năm 80 của thế

kỷ XX, dưới ảnh hưởng của “chủ nghĩa tự do mới”, chính sách nông nghiệp tại

các nước Mỹ Latinh đã hạ thấp tầm quan trọng của việc cải cách ruộng đất

Trước đây chính phủ Mêhicô đã từng coi cải cách ruộng đất là một chính sách

68

quan trọng, nhưng cuối những năm 90, họ đã ngừng công cuộc cải cách ruộng đất, giải tán hợp tác xã nông nghiệp, cho phép tư hữu hóa tất cả đất đai trong hợp tác xã, tự do mua bán ruộng đất Với những chính sách như vậy, nông dân

đã mất hết ruộng đất, hàng chục triệu người đổ ra thành phố tìm việc làm Vấn

đề ruộng đất đã làm xung đột xã hội diễn ra gay gắt Các cuộc biểu tình của nông dân mất đất tại Brasil, Mexico, các nước Trung Mỹ (Bôlivia, Êcuađo), rồi xung đột vũ trang trong thời gian dài ở Côlômbia… đều liên quan đến sự bất hợp lý trong chế độ chiếm hữu ruộng đất từ quá khứ

Cải cách của cánh tả cấp tiến đã có nhiều nỗ lực để giải quyết tình trạng trên Vênêxuuêla đã ban hành Luật Đất đai năm 20011 Bốn năm sau, vào năm

2005, Quốc hội tiếp tục sửa đổi 18 điều của bộ luật này để tăng cường quyền người cày có ruộng, phân phối ruộng đất công bằng hơn Điều 307 của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi vạch rõ: “Chế độ địa chủ mang bản chất chống lại lợi ích

xã hội nên nó phải bị loại trừ Mọi ruộng đất của địa chủ sẽ được chuyển thành

sở hữu của nhà nước, hoặc sở hữu tập thể”2 Tại Bôlivia, ngày 28/11/2006, Luật Cải cách ruộng đất được ban hành quy định việc tịch thu ruộng đất của các chủ đồn điền, chia lại cho nông dân Từ tháng 6 năm 2006, Chính phủ Bôlivia bắt đầu chia hơn 30.000 km2 đất canh tác cho các cộng đồng nông dân nghèo và tuyên bố sẽ thu hồi thêm diện tích đất tư không sản xuất nhằm đạt mục tiêu phân phối một phần diện tích đất cho người dân trong những năm tới

Song trên thực tế, chính sách cải cách ruộng đất của các nước Mỹ Latinh thiếu triệt để nên không đạt được kết quả như mong muốn Cuộc cải cách ruộng đất ở Vênêxuêla, Bôlivia, Nicaragoa được tiến hành cùng với cải cách xã hội nên tương đối cấp tiến Một số quốc gia tiến hành cải cách ruộng đất trong phạm

vi nhỏ Lại có một số nước chính sách cải cách chỉ nằm trên giấy tờ hay chỉ làm một cách chiếu lệ (ban bố kế hoạch cải cách ruộng đất, nhưng về căn bản không thực hiện) Thậm chí còn có những nước không thực hiện cải cách ruộng đất Họ coi “trưng thu và phân phối lại ruộng đất đã là chuyện của quá khứ” và về cơ bản vẫn duy trì chế độ chiếm hữu ruộng đất cũ

1 Làn sóng cánh tả Mỹ Latinh: Nguyên nhân và kết quả chủ yếu, tlđd, tr 38

2 Theo Nguyễn Viết Thảo, Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI ở Vênêxuêla những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách,

TCCS, 3/2008

Trang 37

Ngay cả những nước thuộc về nhóm cải cách ruộng đất cấp tiến như

Vênêduêla cũng gặp không ít khó khăn do thiếu nhất quán và tự mâu thuẫn Chế

độ đại địa chủ với 3% chủ đất chiếm 77% đất nông nghiệp vẫn tồn tại; 50%

nông dân nghèo chỉ có 1% đất, 22 % diện tích đất chưa khai thác Chính phủ đã

chia cho nông dân 2 triệu ha đất hoang hoá với mức hạn điền đã được nới rộng

(50 ha đất tốt đến 3000 ha đất hoang hoá) nhưng nhiều người không nhận Luật

ruộng đất ra đời năm 2001, nhưng không áp dụng được Nguyên nhân là do vừa

muốn cải cách ruộng đất lại vừa công nhận quyền sở hữu đất đai

Phương thức cải cách ruộng đất của các nước Mỹ Latinh không giống

nhau, có nước thì chia đất cho các hộ nông dân, có nước vẫn giữ nguyên các đồn

điền lớn và xây dựng thể chế hợp tác hay tập thể Nhưng hai phương thức này

gặp rất nhiều trở ngại Cách chia ruộng đất cho từng hộ nông dân, do người

nông dân sống dựa hoàn toàn vào nông nghiệp, khi không có sự hỗ trợ về vốn và

kỹ thuật của chính phủ, họ rất khó làm ăn trên ruộng đất ấy, nên cuối cùng ruộng

đất lại trở về chủ cũ hoặc rơi vào tay những địa chủ mới Còn mô hình hợp tác

xã hay tập thể thì đều gặp vấn đề về vốn và quản lý, làm ăn không thuận lợi

Mục đích của công cuộc cải cách ruộng đất tại các nước Mỹ Latinh là chia

đất cho nông dân, giải phóng họ khỏi tàn tích của chế độ phong kiến và tư bản

nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông thôn, nhưng kết quả lại chưa như mong

đợi Về căn bản cải cách vẫn chưa cải thiện được thực trạng kinh tế của người

nông dân, chưa có bước nhảy vọt trong nông nghiệp và nông thôn, cải cách

ruộng đất chưa mang lại sự ổn định và nâng cao điều kiện sống tại các vùng

nông thôn

Tình trạng trên của cải cách ruộng đất ở Mỹ Latinh như một ví dụ xác

nhận tư tưởng của Mác rằng, khi CNTB thò bàn tay của nó vào nông nghiệp thì

chỉ có CNXH mới có thể cứu người nông dân khỏi nanh vuốt của những tên chủ

cho vay nặng lãi Chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất là cái gốc của vấn đề cải

cách ở Mỹ Latinh

Sự can thiệp khá mạnh của nhà nước vào cơ chế kinh tế thị trường cũng

là biện pháp tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong kinh tế

Kể từ khi nắm chính quyền, đa số các chính phủ cánh tả đã tuyên bố hoặc

đã tiến hành cải cách kinh tế, chuyển từ mô hình “chủ nghĩa tự do mới” sang thực hiện mô hình kinh tế thị trường kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội Có khá nhiều biện pháp vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn được áp dụng trong cải cách kinh tế (chẳng hạn,Vênêxuêla buộc các công ty tư nhân phải bán ít nhất 51% cổ phần cho công ty dầu khí quốc gia của nhà nước) Chủ trương thực hiện kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước và hợp tác xã nắm vai trò chủ đạo; nhấn mạnh việc giành lại chủ quyền quốc gia - dân tộc đối với tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu mỏ, nguồn nước Bên cạnh việc chấp nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế tư nhân, chấp nhận sự hiện diện của các công ty xuyên quốc gia, cải cách cũng tiến hành quốc hữu hóa và thậm chí có cả biện pháp cưỡng chế, tước đoạt với một số công ty tư bản nước ngoài hoặc cổ phần hoá với sự ưu tiên cho sở hữu nhà nước

Thành lập các tổ chức, hợp tác xã và doanh nghiệp dịch vụ cộng đồng nhằm vừa tạo việc làm vừa tăng phúc lợi xã hội cho người dân Chính phủ Vênêxuêla khuyến khích nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trợ giá hàng hóa, giúp đỡ cho họ về vốn, công nghệ, quản lý Hiện nay (năm 2010) trong cả nước có 108.870 hợp tác xã trong đó các hợp tác xã quy mô nhỏ (dưới 10 người) chiếm 81% Sản phẩm của các hợp tác xã này trước hết là để thỏa mãn nhu cầu của các xã viên, phần còn lại được bán cho hệ thống phân phối Mercal (hệ thống phân phối hàng hóa, lương thực, thực phẩm có trợ giá của Chính phủ)

Chính phủ Vênêxuêla cũng chủ trương phát triển mô hình đồng quản lý giữa Nhà nước và người lao động Người lao động có thể xây dựng dự án phát triển sản xuất, dịch vụ và đệ trình Chính phủ xin cấp vốn Sau khi xem xét, nếu các dự án đó có tính khả thi, Nhà nước sẽ cấp vốn và kỹ thuật ban đầu để người lao động có thể triển khai dự án của mình Nhà nước cấp vốn và trợ giúp kỹ thuật; người lao động quản lý và tham gia sản xuất Đã có nhiều dự án được cấp vốn; một số dự án phát triển khá tốt, làm ăn có lãi, nhưng số này chưa nhiều; các

dự án còn lại làm ăn chưa hiệu quả do cơ chế sản xuất chưa khuyến khích người lao động, cơ chế giám sát từ phía Nhà nước chưa chặt chẽ, ý thức của người lao

Trang 38

động chưa cao; trình độ chuyên môn và quản lý hạn chế; công nghệ lạc hậu

Thậm chí, nhiều dự án có tính khả thi rất cao nhưng do chưa có cơ chế giám sát

và chế tài cụ thể nên sau khi nhận vốn, chủ dự án dùng tiền đó để chia nhau, dự

án phá sản, Nhà nước mất vốn…

Điều 112 dự thảo Hiến pháp sửa đổi, xác định: Nhà nước xúc tiến phát triển

mô hình kinh tế sản xuất trung gian, đa dạng dựa trên nền tảng của những giá trị

hợp tác và đặt các lợi ích chung lên trên các lợi ích riêng; sẽ hỗ trợ phát triển

nhiều hình thức doanh nghiệp và đơn vị kinh tế thuộc sở hữu xã hội; sẽ xúc tiến

thành lập các doanh nghiệp và đơn vị kinh tế thuộc sở hữu hỗn hợp giữa nhà

nước, khu vực tư nhân và tập thể; tạo điều kiện tiến tới quá trình hợp tác xây

dựng một nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa Nhà nước “Tham gia các quá trình kinh

tế, ủng hộ mọi biểu hiện của một nền kinh tế mang tính xã hội và sự phát triển

bền vững thông qua quá trình xây dựng các hợp tác xã, quỹ tín dụng, doanh

nghiệp thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu hỗn hợp hướng tới sự ra

đời của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa”1

Ở Nicaragoa Tổng thống Đ.Oóctêga cam kết tập trung ưu tiên hàng đầu cho

việc thúc đẩy các chính sách kinh tế và xã hội nhằm xóa bỏ nghèo đói, bất bình

đẳng xã hội, ủng hộ hiệp định tự do thương mại, đồng thời khẳng định chủ

trương hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân, bảo đảm đầu tư cho giới đầu tư

thuộc mọi thành phần kinh tế trên tinh thần hòa giải và đoàn kết dân tộc

Những nỗ lực can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế đã mang lại nhiều

hiệu quả to lớn và nó đã đến được với đa số trong xã hội Những nguồn lực mà

các Chính phủ nắm được đã giúp cho tiến trình cải cách theo mô hình "CNXH ở

thế kỷ XXI" diễn ra khá thuận lợi Độc lập, chủ quyền về kinh tế đã được xác

lập và bước đầu phát huy tính chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

của Mỹ Latinh Sự khôn ngoan mềm dẻo trong đối sách kinh tế với nước lớn

vừa tỏ rõ tinh thần cương quyết bảo vệ chủ quyền vừa tiếp tục duy trì được

những bạn hàng truyền thống

Quốc hữu hóa các ngành kinh tế then chốt, cải cách ruộng đất; lấy kinh tế

nhà nước và hợp tác xã làm chủ đạo trong nền kinh tế; tăng cường vai trò quản

1 Nguyễn Viết Thảo, Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI ở Vênêduêla những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, TCCS ,

3/2008

72

lý của nhà nước; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập; phát triển kinh

tế gắn với thực hiện công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống người lao động… là những vấn đề cơ bản phản ánh sắc thái của “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI”

Thành quả của cải cách kinh tế là khá lạc quan Theo báo cáo nghiên cứu kinh tế 2009-2010 của CEPAL (Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh) công bố ngày 21/7/2010 cho biết, kinh tế Mỹ Latinh sẽ đạt mức tăng trưởng 5,2% trong năm nay Báo cáo nhấn mạnh GDP bình quân đầu người của toàn khu vực sẽ tăng 3,7% trong năm 2010 Bà Alicia Barcena, Thư ký điều hành của CEPAL, khi công bố kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng, mức tăng trưởng GDP của toàn khu vực sẽ đạt cao hơn so với các dự báo trước đây Cụ thể là: Braxin 7,6%, tiếp đến là Urugoay 7%, Paragoay 7%, Achentina 6,8%, Pêru 6,7%, Cộng hòa Đôminica 6%, Panama 5%, Bôlivia 4,5%, Chilê 4,3%, Mêhicô 4,1%, Côlômbia 3,7%, Êcuađo và Hônđurát 2,5%, Nicaragoa và Goatêmala 2% Theo bảng xếp hạng 50 nền kinh tế vó năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới của WEF, có 3 nền kinh tế thuộc Mỹ Latinh lọt vào danh sách là: Chilê (thứ 30/50), Puectô Ricô (thứ 42/50) và Babađôt (44/50) Nhờ tăng trưởng kinh tế như vậy, tỷ lệ người nghèo ở Mỹ Latinh đã giảm từ hơn 40% vào những năm cuối thế kỷ XX xuống còn 39,8% năm 2006 Tính đến cuối quý II năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong khu vực đã giảm xuống 7,8%, thấp hơn so với 8,2% hồi cuối năm 2009 Tuy vậy, bên cạnh những khởi sắc đầy ấn tượng đó, kinh tế của một số đất nước vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề nan giải: ở Vênêxuêla khu vực kinh tế tư nhân

có biểu hiện tê liệt do cả khó khăn khách quan nhưng chủ yếu là do các thế lực thù địch cố ý chống phá; các ngân hàng thương mại do tư bản tài chính độc quyền nắm giữ không chịu cho vay đầu tư vào các dự án kinh tế và các chương trình xã hội; các loại hình thị trường chủ yếu đều bị đầu cơ, lũng đoạn Hậu quả bất lợi đã xảy ra đối với quá trình cải cách; đời sống, thu nhập của nhân dân lao động không được cải thiện như mong muốn; một số nội dung trong cương lĩnh tranh cử không được thực hiện đầy đủ làm suy giảm niềm tin của quần chúng Phức tạp và quyết liệt, cuộc đấu tranh “ai thắng ai” trên mặt trận kinh tế đang

Trang 39

diễn ra, buộc các chính phủ phải tính đến những bước đi chiến lược, triệt để và

cơ bản hơn nhằm thủ tiêu cơ sở kinh tế của chế độ cũ

Chưa phải là tất cả đều thành công, nhưng những gì đạt được trong khoảng

thời gian ngắn của cải cách kinh tế Mỹ Latinh đã xác nhận hai điều: thứ nhất, nỗ

lực cải cách theo hướng “CNXH ở thế kỷ XXI” đã bước đầu mang lại độc lập,

tự chủ cho nền kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân; thứ hai, tiến trình cải cách

kinh tế đã dần vượt khỏi quỹ đạo của “chủ nghĩa tự do mới” dù nó chưa hoàn

toàn là CNXH

1.3.2.2 Về quá trình cải cách chính trị xã hội của những nước theo mô

hình “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI”

Quá trình cải cách chính trị theo mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI” hiện diễn

ra ở 4 nước của khu vực Mỹ Latinh Nét chung của các quốc gia này là chính

quyền mới được chuyển giao quyền lực thông qua bầu cử dân chủ - “giành chính

quyền bằng biện pháp hoà bình” chứ không phải theo quy luật phổ biến “bạo lực

là bà đỡ cho sự ra đời của xã hội mới” Chính cơ chế dân chủ tư sản đã tạo ra cơ

hội để cánh tả ban đầu dành được quyền lực Không hề dễ dàng để đạt được vị

thế này, nhưng cũng không phải là quá khó để quyền lực lại bị chuyển giao cho

người khác Điều đó sẽ xảy ra, nếu cải cách vượt khỏi vòng kiểm soát, nếu cử tri

thất vọng với sự lựa chọn của mình thì lá phiếu sẽ lại đổi chiều Có một thực tế

là, trong khoảng 10 năm (1997-2007) nhiều chính phủ lên cầm quyền trong khu

vực tỏ ra bất lực và bị sụp đổ khá nhanh chóng, 12 tổng thống ở khu vực Mỹ

Latinh đã phải rời bỏ chức vụ trước khi kết thúc nhiệm kỳ Bôlivia trong 6 năm

thay 6 tổng thống, Achentina trong 5 năm thay 3 tổng thống, Êcuađo trong 3 năm

thay 4 tổng thống…

Chính vì vậy, cải cách muốn thành công thì thành tựu phải liên tục Đây là

một điều rất khó trong một vài nhiệm kỳ cầm quyền

Trong bối cảnh như vậy, việc tìm đến và phát huy được những xung lực

mới từ mô hình phát triển mới không chỉ là sự đáp ứng nhu cầu cần được thay

đổi của cử tri mà còn là một cách làm có thể được xem là khôn ngoan về chính

trị Việc đưa ra chủ trương xây dựng xã hội theo mô hình "CNXH ở thế kỷ XXI"

xét về logic là phù hợp với xu thế thời đại và xét về thao tác chính trị, đây là

việc rất hữu ích để duy trì và phát triển thành quả của cải cách Nhìn vào các chặng phát triển của cải cách ở Vênêxuêla, đặc biệt là từ năm 2005, chúng ta thấy thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội” càng về sau xuất hiện càng dày đặc hơn trong các diễn văn và văn bản chính trị H.Chavez đã tìm tới một xung lực mới cho cải cách, hay nói cách khác, ông đã thấy được nguyên nhân thực sự của những vấn

đề kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước cùng những khát vọng giải phóng và phát triển của nhân dân và tìm tới những biện pháp giải quyết vượt ngoài khuôn khổ của một cuộc cải cách dân chủ tư sản Có nhận thức vấn đề như vậy mới hiểu được vì sao tháng 8 năm 2005, H.Chavez khẳng định rằng: “Tôi tin rằng, chủ nghĩa xã hội mới là lối thoát khỏi chủ nghĩa tư bản… Tôi cho rằng, phải là chủ nghĩa xã hội mới, nó phù hợp với chủ trương của kỷ nguyên mới, vì vậy, tôi gọi đó là Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI”1 Rõ ràng đó là một lựa chọn chín chắn chứ không hề bồng bột, nó đã trải qua cả một chặng dài tư duy, thử nghiệm

tư bản chủ nghĩa Cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” sẽ tiếp tục diễn ra rất phức tạp trong lĩnh vực chính trị Trong thực tế, hệ thống hành chính hiện nay ở Vênêxuêla đang tồn tại nhiều vấn đề; do thắng cử bằng con đường tranh cử nên Tổng thống Chavez không thể dùng bạo lực để dỡ bỏ toàn bộ bộ máy hành chính trước đó Từ những vị trí lãnh đạo quan trọng, cao cấp, các vị trí

1Về chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI của Hugo Chavez, Thông tin những vấn đề lý luận, số 12/2009.

Trang 40

lãnh đạo khác trong bộ máy chính từ cấp trung ương đến địa phương vẫn do

những công chức của chính quyền tư sản trước đây nắm giữ nên nhiều chủ

trương, chính sách của Chính phủ đã không được cấp dưới thực hiện; thậm chí

còn bị thực hiện ngược lại

Biện pháp mà các nước theo mô hình “CNXH ở thế kỷ XXI” sử dụng là

tháo dỡ từng phần bộ máy nhà nước cũ bằng các biện pháp và thay thế hệ thống

quyền lực từ hai phía - từ trên xuống và từ dưới lên Chính từ đây, những dấu

hiệu mới so với tiến trình cải cách chính trị thông thường đã xuất hiện Nó đã

không “tiếp thu lâu đài nhà nước như một chiến lợi phẩm” (Mác) song cũng

chưa thể “đập tan nhà nước tư sản” và cũng không thể sử dụng toàn bộ những

thể chế ấy Tiến hành sửa đổi hiến pháp và thực hiện các biện pháp hiến định

phù hợp để cải tạo bộ máy nhà nước tư sản, nhằm tạo ra hàng loạt các chính

sách vĩ mô về quản lý và tổ chức lại cơ cấu bộ máy nhà nước là các biện pháp

của “cải cách màu đỏ”

Chúng ta có thể thông qua trường hợp Vênêxuêla để thấy được quá trình

này H.Chavez quan niệm rằng, cải cách có 5 động lực: “1 Phải có luật để quốc

hữu hoá những gì đã tư nhân hoá 2 Phải thay đổi Hiến pháp để nhân dân có thể

tiến lên chủ nghĩa xã hội 3 Phải giáo dục nhân dân về giá trị của chủ nghĩa xã

hội và tính tương trợ 4 Phải tạo quyền lực nhân dân để loại bỏ sự khác nhau

giữa các giai cấp và đặc quyền của giai cấp thống trị 5 Phải tạo sự bùng nổ của

quyền nhân dân, cách mạng, xã hội chủ nghĩa và dân chủ bằng việc xây dựng

các hội đồng cấp xã và liên đoàn các cộng đồng cấp xã”

Một trong những đặc điểm và cũng là một thách thức của sự nghiệp cải

cách là bộ máy nhà nước ở Vênêxuêla cho đến nay, về cơ bản vẫn là bộ máy nhà

nước tư sản, tuy nó không còn là công cụ để giai cấp tư sản áp đặt sự thống trị

nhưng cũng chưa trở thành công cụ để xác lập quyền lực thật sự của nhân dân

Thậm chí có nơi có lúc còn là không gian cho các thế lực quan liêu, đối lập phá

hoại sự nghiệp cải cách

Khi chưa cải tạo được bộ máy nhà nước, thì chính nó, do “quán tính” tư

sản, sẽ thành vật cản hoặc công cụ chống phá cải cách ở Vênêxuêla Điều này

đã được nhân dân và chính phủ của H.Chavez nhận thức rõ, nhưng cải tạo và

76

thay thế bộ máy nhà nước đó như thế nào, thì lịch sử cách mạng thế giới không

có tiền lệ để tham khảo

Để thực hiện mục tiêu “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” của mình, Chính quyền của Tổng thống Chavez phải dần thay thế hệ thống hành chính cũ trước đây Trong lúc chưa thể thay thế hết hệ thống đó, cần có một hệ thống chính quyền nhân dân song song để kiểm tra, giám sát hệ thống hành chính kia, thậm chí tham gia trực tiếp vào việc điều hành các hoạt động kinh tế xã hội Để “tháo

dỡ nhà nước cũ bằng các biện pháp Hiến định”, điều 136 của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi được đưa ra trưng cầu dân ý tháng 12/2007 xác định: “Nhân dân là chủ nhân của chủ quyền quốc gia và thực hiện chủ quyền đó một cách trực tiếp bằng chính quyền nhân dân Chính quyền này không sinh ra từ phổ thông đầu phiếu hoặc cơ chế bầu cử nào cả, mà sinh ra từ những nhóm xã hội cơ sở có tổ chức của toàn dân Chính quyền nhân dân thực thi quyền lực của mình bằng cách xây dựng những cộng đồng, công xã và cơ quan tự quản của các đô thị; thành lập các hội đồng công xã, hội đồng công nhân, hội đồng nông dân, hội đồng sinh viên và các thiết chế cần thiết khác” Một điều khoản là việc “bên cạnh hệ thống hành chính các bang hiện hành, thành lập các vùng lãnh thổ liên bang, tỉnh, thành phố và quận liên bang mà người đứng đầu do Chính quyền trung ương bổ nhiệm"1

Chính quyền Vênêxuêla chủ trương cải tổ hệ thống phân chia hành chính quốc gia theo hướng xác lập hệ thống các thành phố, đô thị toàn quốc, lấy đó làm trung tâm cho mỗi đơn vị hành chính mới Đây cũng là cơ sở để xây dựng

hệ thống quyền lực nhân dân các cấp Hệ thống quyền lực nhân dân được tổ chức như sau: trên hết là Đại hội công dân của Chính quyền nhân dân; Đại hội bầu ra (và có quyền bãi nhiệm) Chính quyền công xã; Chính quyền hoạt động ở các cấp công xã, cộng đồng và các không gian khác thuộc một thành phố Mỗi thành phố được xác định là một đơn vị chính trị cơ bản, bao gồm lãnh thổ của các quận (huyện) Trong thành phố, có các Công xã, được xác định là các tế bào địa - xã hội; mỗi công xã có các Cộng đồng Cộng đồng là cơ sở nhỏ nhất của nhà nước Vênêxuêla

1 Đề xuất cải cách Hiến pháp Vênêxuêla, Bản tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Vênêxuêla, tháng 12/2007

Ngày đăng: 15/10/2016, 21:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w