1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

tieu luan chinh tri tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của NHÀ nước CỘNG HOÀ xã hội CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG và vấn đề đặt RA

13 521 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 70,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Nhà nước ta – nhà nước của dân, do dân, vì dân, mang bản chất giai cấp công nhân và do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong quá trình đổi mới hiện nay, nhà nước ta thực hiện chức năng chính trị của mình thông qua những nhiệm vụ chủ yếu như phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và phát triển kinh tế nhà nước làm chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã làm nền tảng của nền kinh tế; xây dựng nền dân chủ và nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng và củng cố nền tảng tinh thần của xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mac Lenin; tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại; xây dựng và thực hiện chiến lược an ninh; quốc phòng, bảo vệ tổ quốc và nhân dân, bảo vệ đảng, nhà nước và sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Nhà nước thực hiện chức năng xã hội thông qua việc hoạch định và thực thi các chính sách phát triển xã hội, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ và bảo vệ môi trường; xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu; thực hiện xoá đói, giảm nghèo... ở nước ta hiện nay, các chức năng của nhà nước quy định, ràng buộc lẫn nhau, đó là sự liên hệ giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống chức năng của nhà nước trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân về mọi mặt của đời sống xã hội.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Nhà nước ta – nhà nước của dân, do dân, vì dân, mang bản chất giai cấp công nhân và do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Trong quá trình đổi mới hiện nay, nhà nước ta thực hiện chức năng chính trị của mình thông qua những nhiệm vụ chủ yếu như phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và phát triển kinh tế nhà nước làm chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã làm nền tảng của nền kinh tế; xây dựng nền dân chủ và nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng và củng cố nền tảng tinh thần của xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mac Lenin; tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại; xây dựng và thực hiện chiến lược an ninh; quốc phòng, bảo vệ tổ quốc và nhân dân, bảo vệ đảng, nhà nước và sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng XHCN Nhà nước thực hiện chức năng xã hội thông qua việc hoạch định và thực thi các chính sách phát triển xã hội, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ và bảo vệ môi trường; xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu; thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở nước ta hiện nay, các chức năng của nhà nước quy định, ràng buộc lẫn nhau, đó là sự liên hệ giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống chức năng của nhà nước trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân về mọi mặt của đời sống xã hội

Trang 2

NỘI DUNG Chương 1 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ

ĐẶT RA.

1 Quốc hội

Quốc hội Việt Nam hiện nay là cơ sở của hệ thống cơ quan nhà nước khác Theo quy định của Hiến pháp, quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Mọi quyền lực nhà nước được thống nhất ở quốc hội Quốc hội làm việc theo nhiệm kỳ 5 năm, mỗi năm họp 2 kỳ Hiện nay, tổng số đại biểu quốc hội khoá XII (nhiệm kỳ 2007 – 2011) là 493 người, trong đó có 30% số đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách Quốc hội là cơ quan đưa ra quyết định thông qua các kỳ họp theo nguyên tắc tập thể Do đó, hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội là các

kỳ họp

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu như lập hiến và lập pháp, giám sát tối cao việc tuân thủ hiến pháp, pháp luật và các nghị quyết của quốc hội; quyết định những vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế –

xã hội của đất nước; quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch quốc hội và các Uỷ viên của Uỷ ban Thường

vụ quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về

bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm các thành viên Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định thành lập và bãi bỏ các Bộ, thành lập mới và điều chỉnh địa giới tỉnh; quyết định đại xá; quy định hàm cấp lực lượng vũ trang và ngoại giao; quy định huân, huy chương; quyết định các vấn đề chiến tranh và hoà bình; quyết định chính sách đối ngoại và trưng cầu dân ý

Trang 3

Uỷ ban Thường vụ quốc hội là cơ quan thường trực của quốc hội, gồm

có Chủ tịch quốc hội, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có quyền công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội; giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh; ra pháp lệnh về những vấn đề được quốc hội giao; giám sát việc thi hành hiến pháp, pháp luật, hoạt động của Chính phủ, các cơ quan tư pháp; giám sát, hướng dẫn hoạt động của hội đồng nhân dân; chỉ đạo, điều hoà phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội Uỷ ban Thường vụ quốc hội họp ít nhất mỗi tháng một lần

Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội và đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội khoá XII bao gồm 9 uỷ ban: Uỷ ban pháp lụât, Uỷ ban tư pháp, Uỷ ban kinh tế, Uỷ ban tài chính – ngân sách, Uỷ ban quốc phòng – an ninh, Uỷ ban văn hoá - giáo dục – thanh niên – thiếu niên và nhi đồng, Uỷ ban các vấn

đề xã hội, Uỷ ban khoa học – công nghệ và môi trường, Uỷ ban đối ngoại Các uỷ ban có nhiệm vụ nghiên cứu, thẩm tra các dư luật, kiến nghị luật, dự

án pháp lệnh và các dự án khác; giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định Mỗi uỷ ban có một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách

Với tư cách là cơ quan lập pháp, Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng một môi trường xã hội, đảm bảo thực hiện nguyên tắc về tính tối cao của pháp luật Vai trò của quốc hội thể hiện ở chỗ, quốc hội ban hành các đạo luật, tạo ra khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của công dân và thực hiện giám sát đối với hoạt động của công dân để đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng Quốc hội đảm bảo quyền con người bằng cách đặt ra các quy định ràng buộc, nhất là quy định cho phép các công dân khi tham gia vào các quan

hệ xã hội có thể tự kiểm soát và bảo vệ được mình, ngăn chặn những nguy cơ xâm phạm từ phía các chủ thể quyền lực khác

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp; giám sát đối với các văn bản pháp luật nói chung,

Trang 4

kể cả văn bản quy phạm lẫn văn bản áp dụng Hệ thống các văn bản pháp luật

mà quốc hội trực tiếp hay gián tiếp thực hiện quyền giám sát gồm: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chị thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các tổ chức chính trị – xã hội; nghị quyết của Hội đồng nhân dân; quyết định của uỷ ban nhân dân, v.v

Các văn bản thuộc quyền giám sát của Quốc hội là những văn bản được ban hành bởi Quốc hội hay các cơ quan có thẩm quyền khác khi quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước Nội dung giám sát của Quốc hội đối với các loại văn bản này bao gồm việc giám sát tính hợp hiến, hợp pháp, tính thứ bậc của các loại văn bản; giám sát những sơ hở, thiếu sót của văn bản trong quá trình áp dụng; giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tính hiệu quả của các văn bản, tính phù hợp của các pháp lệnh, nghị định độc lập

2 Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt đất nước về đối nội và đối ngoại Là một thành viên của Quốc hội và do Quốc hội bầu, Chủ tịch nước phải báo cáo công việc của mình trước Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội

Theo các quy định hiện nay Chủ tịch nước có quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; thống lĩnh các lực lượng vũ trang; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh

án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, căn

cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; công bố đặc xá,

Trang 5

bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó chánh án, thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định phong hàm cấp sỹ quan cấp cao trong lực lượng vũ trang, tặng thưởng các loại huân chương, danh hiệu, Chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban Thường

vụ Quốc hội, của Chính phủ

Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ quyền làm thay một số việc

3 Chính phủ

Trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Chính phủ được xây dựng theo hướng tập trung vào lĩnh vực hành chính nhà nước Vừa là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Chính phủ cũng được xác định là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc chấp hành Hiến pháp và pháp lụât; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Chính phủ bao gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và một số thành viên khác Ngoài Thủ tướng các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội Chính phủ nhiệm kỳ 2007- 2011 gồm 5 Phó Thủ tướng, 22 Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ

Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu như lãnh đạo công tác của các cơ bộ và các cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp lụât trong các cơ

Trang 6

quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang

và công dân Chính phủ có quyền trình dự luật, pháp lệnh và các dự án khác của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế, thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, thi hành các biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự xã hội; thống nhất quản lý công tác đối ngoại đàm phán, ký kết, các hiệp ước quốc tế nhân danh nhà nước

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu và chịu trách nhiệm trước Quốc hội Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ lãnh đạo công tác của chính phủ; các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; Chủ tọa các phiên họp của Chính phủ; đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ, trình Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức các thứ trưởng và các chức

vụ tương đương; phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ các chỉ thị, thông tư của các Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ,

Uỷ ban nhân dân tỉnh trái với Hiến pháp và pháp luật, v.v

Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản

lý nhà nước về lĩnh vực mà mình phụ trách trên phạm vi cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật

Là cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ phải bao quát toàn bộ các ngành, lĩnh vực quản lý Theo đó, khi quyết định một vấn đề quản lý nhà nước nào đó, Chính phủ phải thảo luận tập thể và ra quyết định theo đa số

4 Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân

Toà án nhân dân

Trang 7

Theo quy định của pháp luật, Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân các cấp, Toà án quân sự và các loại toà án khác là những cơ quan giữ quyền xét xử Nguyên tắc hoạt động của toà án là xét xử công khai, có sự tham gia của các hội thẩm nhân dân Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập với nhau và chỉ tuân theo pháp luật, quyết định theo đa số Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất Toà này có nhiệm vụ giám đốc thẩm việc xét

xử của các toà án địa phương, các toà án quân sự và các loại toà án đặc biệt khác Chánh án Toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước Chánh án toà án các địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân các cấp

Theo cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, tư pháp phải là một nhánh quyền lực độc lập để kiềm chế

và đối trọng hai nhánh lập pháp và hành pháp các tranh chấp giữa nhà nước

và công dân với công dân, giữa các cơ quan nhà nước với nhau; giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền của công dân trong quan hệ với các cơ quan nhà nước

Ở nước ta, do không áp dụng cơ chế phân quyền, Toà án không có chức năng kiềm chế và đối trọng với Quốc hội và Chính phủ Chức năng của Toà

án là xét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động, kinh tế và hành chính theo luật định

Viện Kiểm sát nhân dân:

Theo Hiến pháp năm 1992, Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền giám sát chung , giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các công dân đồng thời giữ quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Nhưng theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi và bổ sung năm 2001), chức năng giám sát chung của Viện Kiểm sát nhân dân không còn, cơ quan này chỉ tập trung vào chức năng công tố và

Trang 8

giám sát hoạt động tư pháp Viện Kiểm sát nhân dân các địa phương, các Viện Kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ quốc hội và Chủ tịch nước Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân các địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân

và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân (trừ những đơn vị tổ chức thí điểm không có Hội đồng nhân dân)

III ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN

NAY.

1 Đối với tổ chức và hoạt động của Quốc hội

- Chuyên nghiệp hoá hoạt động của đại biểu Quốc hội, tăng số lượng và chất lượng các đại biểu hoạt động chuyên trách Hậu quả của tình trạng kiêm nhiệm của đại biểu Quốc hội này là Quốc hội có thể thông qua những đạo lụât một cách vội vàng do thiếu thời gian và nhân lực để thảo luận, bàn bạc kỹ lưỡng, khiến cho nhiều đạo luật vừa mới thông qua đã phải sửa đổi Với tư cách là người đại diện của dân, địa vị pháp lý của các đại biểu Quốc hội là như nhau, không nên có một số đại biểu hoạt động chuyên trách, một số khác lại hoạt động nghiệp dư và không thực hiện đầy đủ sự uỷ quyền của người dân

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia tham mưu cho cac đại biểu Quốc hội

Để có một đội ngũ giúp việc mang tính chuyên nghiệp cao, Văn phòng Quốc hội cần tổ chức những kỳ thi tuyển công chức một cách thực sự công khai và khách quan để tuyển lựa các chuyên gia có tài năng thực sự Thay vì cơ chế

Trang 9

tuyển chọn kiểu suốt đời như hiện nay, cần nghiên cứu áp dụng cơ chế công chức chỉ làm việc theo hợp đồng trong một môi trường mang tính cạnh tranh cao Cách thức tuyển chọn như trên sẽ có thể quy tụ được những cán bộ giỏi

có năng lực và làm việc tại các cơ quan tham mưu cho các đại biểu Quốc hội

- Đổi mới quy trình lập pháp để cho các dự luật trở nên khách quan hơn

và hạn chế tình trạng “cài cắm” lợi ích cục bộ của các cơ quan soạn thảo Minh bạch hoá quá trình này sẽ tạo điều kiện để công chúng có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nội dung các dự luật, phát hiện những hạn chế, thiếu sót và có thể tham gia đóng góp ý kiến vào các nội dung dự thảo Sự tương tác giữa người dân và các đại biểu Quốc hội sẽ tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tham gia một cách hữu hiệu hơn vào quá trình lập pháp hạn chế những khuyết điểm có thể có của dự thảo do những cách nhìn chưa thực sự khách quan của cơ quan soạn thảo Dưới góc độ này

có thể nói, việc minh bạch hoá hoạt động lập pháp chính là nội dung cơ bản nhất của yêu cầu xã hội hoá hoạt động lập pháp mà lâu nay chúng ta vẫn thường nói tới

- Đổi mới phương thức giám sát của Quốc hội theo hướng tăng cường hoạt động xem xét báo cáo chất vấn đối với các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ khác Việc xem xét báo cáo nên tập trung vào kiểm điểm hoạt động của Chính phủ, các bộ về việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của Quốc hội Hoạt động chất vấn của Quốc hội đối với các bộ, ngành cần tập trung vào việc vạch rõ những sai phạm do các cơ quan chịu sự chất vấn nêu ra; hạn chế tối đa những câu hỏi chất vấn theo kiểu hỏi thông tin; thực hiện hình thức bỏ phiếu bất tín nhiệm đột xuất hoặc thường kỳ đối với các chức danh cao cấp của Nhà nước do Quốc hội bầu Giải pháp ở đây là nên chăng mỗi kỳ họp chỉ chọn một số vấn đề đưa ra chất vấn, thảo luận và đi đến kết luận để có phương hướng giải quyết vấn đề một cách triệt để Tăng cường giám sát việc tuân thủ Hiến pháp Trong khi nước ta vẫn chưa thiết lập một cơ

Trang 10

chế bảo hiến (giống như Toà án Hiến pháp ở các nước khác), thì Quốc hội cần tăng cường công tác kiểm tra các văn bản dưới luật (các văn bản của Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác), và bãi bỏ chúng khi phát hiện các văn bản này có dấu hiệu trái luật, trái với các quy định của Hiến pháp

- Kéo dài hơn thời gian họp của Quốc hội Để có thời gian giải quyết công việc một cách hiệu quả và kịp thời, chắc chắn Quốc hội phải họp dài ngày hơn Mỗi đạo luật thay vì phải chịu áp lực thông qua trong vài ngày, thì nay có thể kéo dài hơn thời gian thảo luận tại Quốc hội; thay vì các đạo luật chủ yếu được thông qua theo quy trình một lần như hiện nay sẽ được chuyển sang quy trình hai lần, cho phép các đại biểu nhìn hết các chiều cạnh của vấn

đề, lường tính được các rủi ro có thể, phân tích, lựa chọn được các phương án tối ưu khi thông qua các dự luật Để làm được điều này, thời gian họp của Quốc hội phải chuyển sang cơ chế thường xuyên, trước mắt có thể 6 tháng/năm

- Đổi mới công tác bầu cử Quốc hội để tuyển lựa được những người có năng lực thực sự Hiện nay, Quốc hội nước ta vẫn mang nặng tính cơ cấu Do vậy, những người có thể đóng góp, đề xuất được những biện pháp để giải quyết các vấn đề quốc gia đại sự không nhiều Vấn đề đặt ra là phải đổi mới

cơ chế bầu cử để người dân có thể tuyển lựa được những người đại diện thực

sự có tài, có đức Cuộc bầu cử đó phải được tiến hành trên cơ sở tự do và cạnh tranh giữa các ứng cử viên Cho phép các ứng cử viên được vận động tranh cử

để người dân có thể hiểu về năng lực, tầm mức tư duy của họ, làm căn cứ giúp họ đưa ra quyết định trong ngày bầu cử

2 Đối với tổ chức và hoạt động của Chính phủ

- Xây dựng một Chính phủ theo hướng gọn nhẹ Điều này có nghĩa rằng, Chính phủ sẽ chỉ bao gồm rất ít những tiểu cấu trúc bên trong, giảm thiểu những khâu, những đầu mối của quy trình hành pháp Các cơ quan của

Ngày đăng: 13/08/2017, 09:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w