Không phải thuyết minh cho đối tượng, đó là kiểu tiếp cận của Hoài Thanh Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam với lối tiếp cận ấn tượng chủ quan, các nhà nghiên cứu đã dựa vào ấn tượn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
DẤU ẤN CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG
TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học
Th.S MAI THỊ HỒNG TUYẾT
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn cô ThS Mai Thị Hồng Tuyết
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho em trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành các yêu cầu của bài khóa luận
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Ngữ văn đã giảng dạy, cung cấp những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập vừa qua
Xuân Hòa, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyết Mai
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là kết quả của bản thân em trong quá trình học tập và nghiên cứu Bên cạnh đó em được sự quan tâm của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn tận tình của cô ThS Mai Thị Hồng Tuyết
Trong khi nghiên cứu hoàn thành bài khóa luận này em đã tham khảo một số tài liệu trong phần tài liệu tham khảo
Em xin khẳng định kết quả của đề tài Dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Hàn Mặc Tử không trùng lặp với kết quả của đề tài khác Nếu sai
em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng phản biện
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyết Mai
Trang 4
CHƯƠNG 2
BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG
TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ 18
2.1 Trực giác và vô thức trong thơ Hàn Mặc Tử 18
2.1.1 Trực giác trong thơ Hàn Mặc Tử 18
2.1.2 Vô thức trong thơ Hàn Mặc Tử 23
2.2 Biểu tượng trong thơ Hàn Mặc Tử 37
2.2.1 Khái niệm biểu tượng 37
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1
1.Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Nhiệm vụ và ý nghĩa của khoá luận 4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Cấu trúc khóa luận 5
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHONG TRÀO THƠ MỚI GIAI ĐOẠN CUỐI 6
1.1 Khái quát chủ nghĩa tượng trưng 6
1.1.1 Khái niệm tương trưng 6
1.1.2 Sự hình thành của chủ nghĩa tượng trưng 7
1.1.3 Tuyên ngôn và đặc trưng thẩm mỹ của chủ nghĩa tượng trưng 9
1.2 Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đến phong trào Thơ mới giai đoạn cuối 12
1.2.1 Khái quát về Thơ mới giai đoạn cuối 12
1.2.2 Dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng trong phong trào Thơ mới giai đoạn cuối 14
Trang 52.2.2 Biểu tượng trong thơ Hàn Mặc Tử 38
2.3 Cấu trúc hình ảnh như một sự tương giao giữa các giác quan 49
2.4 Nhạc tính trong thơ Hàn Mặc Tử 51
2.4.1 Nhạc tính được tạo từ “thanh” và "vần” 52
2.4.2 Nhạc tính được tạo ra từ những cấu trúc đặc biệt 55
KẾT LUẬN 57
Trang 6đã làm cho thơ mới mở ra những chân trời khác lôi cuốn thế hệ trẻ làm về nó
Bài thơ Tình già của Phan Khôi công bố 1932, được coi là công trình đầu tiên
của công cuộc cách mạng thơ ấy
1.2 Hàn Mặc Tử chính thức gia nhập phong trào Thơ mới năm 1936 với
tập thơ Gái quê, ông được xem là nhà thơ lạ nhất trong phong trào Thơ mới
(1932-1945), người “cai trị Trường thơ Loạn của các nhà thơ Bình Định” Hàn Mặc Tử là cây bút để lại dấu ấn độc đáo Ông được coi là người vượt thời gian bằng những giấc mơ đậm hiện thực Thế giới thơ Hàn Mặc Tử là điểm gặp gỡ của Mơ Ước, Huyền Diệu, Sáng Láng và nhiều khi vượt ra khỏi
Hư Linh Ông đã đi qua bầu trời Thơ như “một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời” (Chế Lan Viên) và sẽ tỏa tới muôn đời sau Không còn nghi ngờ gì nữa, Hàn Mặc Tử chính là một hiện tượng văn học có sức sống mãnh liệt, đã, đang
và sẽ luôn đòi hỏi được khám phá, chiếm lĩnh, nghiên cứu
Hiếm có một nhà Thơ mới nào như Hàn Mặc Tử mà lại có sức hút ghê gớm đến thế, và cũng là nhà thơ khiến cho những nhà nghiên cứu lại tốn nhiều giấy mực nhiều đến thế Nhưng đến nay những công trình nghiên cứu
về Hàn Mặc Tử nhiều như thế nhưng mà người đời vẫn chưa khám phá hết những cái gì gọi là tinh túy nhất trong thơ ông
1.3 Do đó, thơ Hàn Mặc Tử đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục khám phá để ngày càng sáng tỏ hiện tượng rất đỗi phức tạp này Việc đi sâu khám phá chẳng những góp phần tháo gỡ, khai thông những khúc mắc còn tồn đọng trên
Trang 7con đường tiếp cận đối tượng, mà còn giúp vào việc làm chủ một di sản thi ca quý giá, cũng như góp phần khẳng định vị trí văn học xứng đáng của thi sĩ
này Và với việc chúng tôi chọn đề tài Dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Hàn Mặc Tử, với một cái nhìn chỉnh thể, và tổng quan chúng hy vọng sẽ
góp phần nhận diện thơ Hàn Mặc Tử sâu hơn, rộng hơn Với kết quả, và thông qua quá trình nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi sẽ nâng cao được trình độ học tập và giảng dạy sau này
2 Lịch sử vấn đề
Để trả lời cho câu hỏi “Hàn Mặc Tử anh là ai?” người ta đã huy động rất nhiều các lối tiếp cận mà khoa nghiên cứu văn chương để khám phá văn chương Trên thực tế ít có công trình nào chỉ dùng riêng một phương pháp, một phép đọc Phối hợp liên phương pháp có lẽ là ý muốn của tất cả những người nghiên cứu lẫn đối tượng tiếp cận Tuy nhiên, vẫn có thể thấy rằng trong khi phối hợp nhiều kiểu tiếp cận, thì từng công trình vẫn dành ưu thế cho một kiểu chủ đạo nổi trội nào đó Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập tới một số kiểu tiếp cận chủ đạo mà thôi
2.1 Kiểu tiếp cận ấn tượng chủ quan Không phải thuyết minh cho đối
tượng, đó là kiểu tiếp cận của Hoài Thanh Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam với lối tiếp cận ấn tượng chủ quan, các nhà nghiên cứu đã dựa vào
ấn tượng chủ quan của cá nhân mình “lấy hồn tôi để hiểu hồn người” các tác giả đã sắp xếp các tập thơ của Hàn Mặc Tử theo trật tự thời gian và ghi lại ấn tượng chủ quan của riêng mình trước từng tập kế tiếp ấy “Bây giờ đã ra khỏi cái thế giới kì dị ấy và đã trở về với cuộc đời tầm thường mà ý nhị, tôi thử sắp xếp những cảm tưởng hỗn độn của riêng tôi” [20, tr.203] vì lấy thước do là kinh nghiệm cá nhân mình để đối chiếu với kinh nghiệm của thi sĩ rồi lại quy
tụ vào những câu đặc sắc nhất, nên lối tiếp cận này đã giúp hai nhà phê bình lấy ra được những câu thơ hay “đọc lên như bước vào hồn người những sáng
Trang 8lạng” [20, tr.205] bởi ở đó chứa đựng “những cảm giác mà ta có thể có” [20, tr.205]
2.2 Tiếp cận theo phương pháp tiểu sử phân tâm học Đó là lối tiếp cận và những thao tác phổ biến trong các công trình của Nguyễn Mộng Giác
(Hàn Mặc Tử và sự sáng tạo cuồng nộ), Đào Trường Phúc (Hàn Mặc Tử, trăng và thơ)… Song người đầu tiên vận dụng lối tiếp cận này phải kể đến Trần Thanh Mại Trong công trình Hàn Mặc Tử thân thế và thi văn Nhà
nghiên cứu đã gắn những tác phẩm của nhà thơ với những quãng đời của Hàn Mặc Tử Nhờ đó mà Trần Thanh Mại là người đầu tiên phát hiện ra ảnh hưởng của chiêm bao trong thơ Hàn Mặc Tử “Một phần nửa trong thi ca Hàn Mặc Tử là chịu ảnh hưởng của chiêm bao” [10, tr.64] và Trần Thanh Mại cũng là người đầu tiên phát hiện ra biểu tượng Trăng, Hồn đó là những biểu tượng có sức ảnh hưởng lớn với Hàn Mặc Tử
2.3 Kiểu tiếp cận xã hội học Mác xít Đáng kể nhất là những chuyên
luận của tác giả Phan Cự Đệ Trong cuốn Phong trào Thơ mới 1932 - 1945,
Phan Cự Đệ không nghiên cứu riêng về Hàn Mặc Tử, mà đã xem nhà thơ trong trào lưu phong trào Thơ mới Nhà nghiên cứu cũng muốn tìm ra một trục tư tưởng xuyên suốt sự nghiệp thơ ca của thi sĩ Nhưng tiếc rằng, do bị chi phối bởi quan điểm chính trị mà Phan Cự Đệ xem Hàn Mặc Tử như một hiện tượng suy đồi “Cuối thời kì thứ nhất đã thấy những dấu hiệu của suy đồi
của thời kì thứ 2: 1937 Đau thương (Hàn Mặc Tử), Xác Thu (Hoàng Diệp) 1939: Tinh Huyết (Bích Khê), Xuân như ý (Hàn Mặc Tử)”, “ Hàn Mặc Tử là
dấu nối giữa thời kì thứ nhất và thời kì thứ 2) [3, tr.51] Điều đáng nói, sau thời kì đổi mới, Phan Cự Đệ vẫn trung thành với lối tiếp cận Mác xít, nhưng nhà nghiên cứu đã có nhìn nhận mới về thơ Hàn Mặc Tử Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng thơ Hàn Mặc Tử “nghệ thuật vị nghệ thuật”
Trang 92.4 Lối tiếp cận triết học Điển hình nhất là của Nguyễn Xuân Hoàng
với tiểu luận Nỗi khắc khoải siêu hình trong thơ Hàn Mặc Tử và Huỳnh Phan Anh với công trình Văn chương và kinh nghiệm hư vô Cả hai công trình các
nhà nghiên cứu đã vận dụng triết học hiện đại, nhất là tư tưởng của Heideger
và nguồn gốc nghệ thuật và lý thuyết tiếp nhận để nghiên cứu Hàn Mặc Tử Ở đây Huỳnh Phan Anh đã nhìn sâu vào biểu tượng nổi bật trong thơ Hàn Mặc
Tử là Trăng và nhận định “Thi sĩ nói nhiều tới Trăng, nhắc nhiều tới Trăng Trăng lấp đầy thi hứng Trăng biểu hiện niềm cô đơn tuyệt đối” [1, tr.125] Tiếp tục theo hướng này, một vài tác giả đã cụ thể hóa hơn Chẳng hạn, Đặng Tiến “Ở đây ta bắt gặp ba hình tượng Trăng, Hồn, Máu dồn dập lại trong tương quan rất chặt chẽ: nhà thơ khạc hồn ta khỏi miệng, hay điên cuồng mửa máu ra, hay ngậm cả miệng trăng là trăng, cả ba hình ảnh điều thấy rõ từ thân xác Đau thương” [20, tr.23]
Ngoài các lối tiếp cận này, để trả lời cho câu hỏi “Hàn Mặc Tử anh là ai?” còn có những lối tiếp cận khác mà chúng tôi chưa kịp bao quát Đó là những tiền đề quan trọng giúp chúng tôi có cơ sở để triển khai một cách sâu
rộng, cụ thể hơn khi nghiên cứu đề tài Chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Hàn Mặc Tử trong công trình tương đối dài hơi và đầy đủ này
3 Nhiệm vụ và ý nghĩa của khoá luận
- Nhiệm vụ của khoá luận
Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Hàn Mặc Tử, trong tương quan của chủ nghĩa tượng trưng tiếp nhận và ảnh hưởng của nó tới thơ Hàn Mặc Tử Để
từ đó thấy được giá trị độc đáo trong Hàn Mặc Tử, vị trí xứng đáng của ông trong phong trào Thơ mới
- Ý nghĩa của khoá luận
Trang 10Thực hiện đề tài: Dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Hàn Mặc
Tử, chúng tôi hi vọng đóng góp: Khái quát chủ nghĩa tượng trưng trong quá
trình hình thành và phát triển, và ảnh hưởng của nó trong phong trào Thơ mới một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn Đặc biệt, với những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tượng trưng được in dấu trong thơ Hàn Mặc Tử thông qua những luận điểm nhất định
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tập trung tìm hiểu Dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong thơ hàn Mặc Tử
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khoá luận này chúng tôi tập trung đi sâu vào việc tìm hiểu dấu
ấn chủ nghĩa tượng trưng thơ Hàn Mặc Tử qua tập thơ Gái quê, Đau Thương
5 Phương pháp nghiên cứu
Để viết được đề tài Dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Hàn Mặc
Tử khóa luận này kết hợp, vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung được chúng tôi triển khai thành hai chương:
Chương 1 Khái quát về chủ nghĩa tượng trưng và ảnh hưởng của nó
đến phong trào Thơ mới giai đoạn cuối
Chương 2 Biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Hàn Mặc Tử
Trang 11NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHONG TRÀO THƠ MỚI GIAI ĐOẠN CUỐI
1.1 Khái quát chủ nghĩa tượng trưng
1.1.1 Khái niệm tượng trưng
Về khái niệm tượng trưng Heghen trong cuốn Mỹ học có nêu: “Tượng
trưng là một sự vật bên ngoài, một dẫn liệu trực tiếp và nối thẳng với trực giác của chúng ta: tuy vậy sự việc này không phải được lựa chọn và chấp nhận như
nó tồn tại trong thực tế và bản thân nó, trái lại nó được chấp nhận với một ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều và khái quát hơn nhiều” [7, tr.7]
Các tác giả cuốn Từ điển tiếng Việt đã nêu nên ba nghĩa của từ tượng
trưng Nghĩa thứ nhất “tượng trưng là cho liên tưởng đến một cái trừu tượng nào đó bằng một sự vật cụ thể: chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình” [14, tr.1743] Nghĩa thứ hai “tượng trưng là dùng một vật cụ thể để tượng trưng cho cái trừu tượng nào đó: xiềng xích tượng trưng cho sự nô lệ” [14,tr.1743] Nghĩa thứ ba “mang tính chất tượng trưng” [14, tr.1743]
Tác giả Luc Benoist trong cuốn Dấu hiệu, biểu trưng và thần thoại, lý
giải nguồn gốc của từ tượng trưng “Biểu trưng (symbole) bắt nguồn từ từ Hy Lạp sumballein có nghĩa là nối lại với nhau, từ symbole dùng để chỉ dấu hiệu
để nhận biết, một vật được cắt làm đôi và khi ghép lại có thể giúp cho những người mang hai nửa đó nhận ra họ là anh em, mặc dù trước đó họ chưa gặp nhau” [10, tr.3-4]
Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã làm rõ hơn về thuật ngữ
tượng trưng Theo nghĩa rộng, “tượng trưng là hình tượng được biểu hiện ở bình diện kí hiệu, là kí hiệu chứa tính đa nghĩa của hình tượng” [5, tr.390] Có
Trang 12nghĩa là, mọi tượng trưng đều là hình tượng, nhưng phạm trù tượng trưng nhằm chỉ cái phần mà hình tượng vượt khỏi chính nó, chỉ sự thể hiện của một nghĩa nào đó vừa hòa hợp với hình tượng, vừa không đồng nhất hoàn toàn với hình tượng
Theo nghĩa hẹp “tượng trưng là một dạng chuyển nghĩa Khi kết hợp hai bình diện: nội dung “vật thể” và nghĩa bóng của nó sẽ tạo thành một đối sánh tượng trưng” [5, tr.391]
Như vậy, tượng trưng là phạm trù phổ quát của mỹ học, được xác lập thông qua đối chiếu với hai phạm trù kế cận: một phía là kí hiệu, một phía là hình tượng nghệ thuật
1.1.2 Sự hình thành của chủ nghĩa tượng trưng
Chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu nghệ thuật và một quan điểm triết học - mỹ học ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nó nảy sinh như một khuynh hướng văn học ở Pháp những năm 60 - 70
Với hoàn cảnh xã hội, chủ nghĩa tượng trưng ra đời trong bối cảnh tình trạng khủng hoảng của chế độ tư bản bước sang chế độ chủ nghĩa đế quốc độc tài Nửa cuối thế kỉ XIX, Napoleon đệ tam đã mở những cuộc chinh chiến qua tận châu Phi và châu Á Những cuộc chinh chiến đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến bầu không khí xã hội Chiến tranh Pháp - Đức vào năm 1870 - 1871, tai họa Sedan năm 1871, cuộc khởi nghĩa Công xã Pari năm 1871, đã làm cho nước Pháp có nhiều biến động Trong một xã hội, rối ren và khủng hoảng ấy, con người trở nên bi quan, mất niềm tin vào tương lai Con người không còn tin vào sự tiến bộ của lịch sử, thậm chí con người còn không tin vào khả năng
lý trí của chính họ, hoài nghi chính bản thân mình
Cơ sở lý thuyết của chủ nghĩa tượng trưng bắt nguồn từ triết học duy tâm của Schopenhauer và Hecmann với tư tưởng chính là quan niệm thần bí của thuyết nhị nguyên Các nhà văn, nhà thơ thời kì này đã bộc lộ những tư tưởng mới mẻ trong quan niệm của mình về thi ca Nhà văn Huygo cho rằng:
Trang 13Thi ca, đó là những gì sâu kín trong tất cả và theo ông, dưới thế giới thực tại
có một thế giới lý tưởng đẹp đẽ Trong khi đó, Nerval nêu nên sự thể nghiệm
về cái siêu thực và sự tràn ngập những giấc mơ trong đời sống con người Và nếu như Baudelaire nêu nên sự tương ứng kì bí giữa các giác quan, tình cảm thì Verlaine cho rằng thơ ca là thứ âm nhạc gợi cảm, qua sắc thái và những biểu tượng tế nhị dẫn đến những tình cảm bán ý thức Chính những quan niệm mới mẻ đó đã dần đưa các nhà thơ đến với thế giới của riêng mình, thế giới của thơ tượng trưng
Không chỉ vậy, chủ nghĩa tượng trưng ra đời còn là do cuộc tổng khủng
hoảng của văn hóa nhân văn tư sản dẫn đến sự chống lại các nguyên tắc Thực chứng luận của nhóm Thi sơn và chủ nghĩa tự nhiên Chủ nghĩa tự nhiên tồn tại
vào khoảng những năm 1860 - 1880 với những đại diện tiêu biểu như hai anh em: Edmond, Goncourt, Zola… Họ yêu cầu mô tả cuộc sống bằng phương pháp khoa học tự nhiên, sử dụng các dữ liệu mới do khoa học tự nhiêm đem lại
để đưa vào văn học Do đó, trong sáng tác văn học, các nhà tự nhiên chủ nghĩa coi trọng việc quan sát, sưu tầm tư liệu hơn là sử dụng trí tượng tượng Còn nhóm Thi sơn là nhóm các nhà thơ trẻ xuất hiện vào những năm 60 của thế kỉ
XIX với tuyển tập Thi sơn đương đại xuất bản lần đầu năm 1866 Họ rất chú
trọng đến dáng vẻ, đường nét, âm thanh của thế giới bên ngoài
Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỉ XIX, các nhà thơ tượng trưng vẫn tránh
né danh xưng “chủ nghĩa tượng trưng” Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận các sáng tác của nhiều nhà thơ lớn của chủ nghĩa tượng trưng như: P.Verlaine (1844 - 1869), A Rimbaud (1854 - 1891), Lautréamont (1846 - 1870) vừa là những người sáng lập vừa là những đại biểu xuất sắc của trường phái này Những tác phẩm của những nhà thơ không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có giá trị nhân văn rộng lớn, nói về nỗi đau khổ về tinh thần; sự chán ghét những hình thức tư hữu của xã hội đang tàn phá tâm hồn con người, niềm tin vào những giá trị văn hóa lâu đời
Trang 141.1.3 Tuyên ngôn và đặc trưng thẩm mĩ của chủ nghĩa tượng trưng
Khi một trường phái ra đời thường có những tuyên ngôn và đặc trưng riêng của nó Chủ nghĩa tượng trưng cũng vậy Nó cũng có tuyên ngôn riêng Tuyên ngôn của chủ nghĩa tượng trưng được đánh dấu và thể hiện rõ nét nhất
trong bài thơ Tương ứng của Baudelaire được in trong cuốn Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài), Quỳnh Như Nhiên dịch và Đông Hoài hiệu
Mênh mông như đêm tối và như ánh sáng
Hương thơm, mầu sắc và âm thanh tương ứng
Có những hương thơm tươi mát như da thịt trẻ thơ
Ngọt ngào như kèn bấm, xanh tươi như đồng cỏ,
- Và những loại khác: đồi bại, phong phú và ưu thẳng Hãy khuếch trương những sự vật vô tận,
Như hồ phách, xạ hương, an tức hương và trần hương Chúng hát ca những nhiệt hứng của tâm hồn và giác quan”
[4, tr.445 – 446]
Chủ nghĩa tượng trưng thể hiện thế giới mơ hồ huyền bí Chủ nghĩa tượng trưng cho rằng, bản thân thế giới là “không rõ ràng”, người nghệ sĩ phải biết tìm thấy trong cuộc phiêu lưu của thơ ca cách thức khám phá ra cái điều chưa được biết tới Người nghệ sĩ không chỉ cảm thấu thế giới bên ngoài, mà
Trang 15còn nhận biết thế giới bên trong; không chỉ nắm bắt cái hiện hữu, mà còn nghe thấy, cảm thấy cái vô hình, cái bí ẩn, mơ hồ nằm trong một màn sương dày đặc Để tìm ra một sợi dây liên hệ giữa thế giới vô thức và thế giới hữu thức, người nghệ sĩ phải có một cái nhìn “thấu thị” xuyên suốt các sự vật để
có thể “chọc thủng” màn sương bí ẩn, mơ hồ đó, nhằm tìm ra chân lý đích thực của nghệ thuật Nói như nhà thơ tượng trưng Bỉ: “Tượng trưng là sự thăng hoa của tri giác và cảm giác, nó không chứng minh gì, mà làm nảy sinh một trạng thái ý thức, nó phá vỡ mọi ngẫu nhiên, nó là biểu hiện cao nhất tinh thần mà nghệ thuật có thể được” Các nhà tượng trưng cho rằng, tính chất cảm xúc, trữ tình của chủ nghĩa lãng mạn không thể giúp họ hoàn thành thiên chức của người nghệ sĩ, họ phải cần đến “sự tổng hòa các giác quan” Phát huy tối
đa sự cộng hưởng giữa các giác quan ấy, nó có thể mang lại cho chúng ta một bản nhạc huyền diệu trong sự giao thoa giữa các âm thanh, màu sắc, ánh sáng
và hương thơm
Đây là một đặc điểm vượt xa thi pháp lãng mạn, tiến đến một phương pháp mới trong nhận thức thực tại: không giãi bày tình cảm một cách trực tiếp, không miêu tả, giải thích sự vật một cách lồ lộ, rõ nghĩa Ở đây, “ý nghĩa được gợi nên bởi sự tượng trưng hoàn toàn không tồn tại trong chính ý tưởng đó; nó được nảy sinh từ sự xích lại gần nhau của những cảm giác và những thực tế cụ thể thường là tách biệt với nhau”
Sự tương hợp giữa các giác quan là một đặc điểm nữa của chủ nghĩa tượng trưng Baudelaire quan niệm vũ trụ và con người có mối quan hệ bí mật mà giác quan bình thường không thể nhìn thấy được Baudelaire cho
rằng: vì vũ trụ có những tương quan bí ẩn nên các hương thơm, màu sắc và
âm thanh tương hợp với nhau Mà muốn tìm hiểu được thì chúng ta phải tìm
hiểu biểu tượng Mỗi biểu tượng, người ta có thể ngửi thấy một màu sắc, nghe thấy một hương thơm Đây là sự nhất quán của các giác quan Quan
Trang 16niệm này đã trở thành một nguyên tắc thẩm mỹ trong sáng tạo thơ ca của chủ nghĩa tượng trưng Valery đưa ra một định nghĩa về thơ gắn với nguyên tắc tương hợp: “Thơ là sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa” Rimbaud lại cho rằng, người nghệ sĩ phải đến với thơ ca bằng con đường thấu thị của một kẻ
có thiên nhãn
Trong bài Tương ứng, Baudelaire đã tìm thấy mối liên hệ siêu việt, vô
hình giữa vũ trụ, con người và tạo vật:
“Thiên nhiên là một ngôi đền trong đó những cột sinh linh Thỉnh thoảng phát ra những ngôn ngữ mơ hồ:
Con người đi trong Thiên Nhiên qua những rừng biểu tượng Chúng quan sát con người với những cái nhìn thân quen
Như những phán hướng dài hỗn độn từ xa Trong một thể thống nhất tối tăm và sâu thẳm
Mênh mông như đêm tối và như ánh sáng
Hương thơm, mầu sắc và âm thanh tương ứng
(Tương ứng) Quả thật, bằng “cảm quan về cuộc sống sâu xa của tinh thần” Baudelaire đã đánh thức vùng vô thức ngủ yên trong con người trở nên linh động, tỏa sáng soi rọi vào cái đẹp huyền diệu, tiềm ẩn đằng sau sự vật, hiện tượng Nhà thơ tượng trưng không chỉ miêu tả hiện thực khách quan, không diễn giải, phơi bày tình cảm mà khám phá, nắm bắt lòng người, tạo vật thông qua biểu tượng bằng phép loại suy Đây là một nguyên tắc mĩ học của thơ tượng trưng vượt qua thi pháp lãng mạn, làm nảy sinh ra một lối tư duy mới trong nhận thức thế giới
Để mở cánh cửa của một cõi vô tận đó, Baudelaire đã phát huy tối đa phương thức kết hợp tượng trưng: Ông táo bạo kết hợp những hình ảnh cụ thể hay những cảm giác, chăm chút những phép tỉnh lược và tạo ra những câu có
Trang 17chất nhạc và ngữ nghĩa mới Từ đó nảy sinh một quan hệ mới với thế giới mà trong đó có cảm giác lẫn lộn với nhau và những mâu thuẫn đớn đau biến mất Tâm hồn có thể uống ừng ực hương thơm, âm thanh và mầu sắc
Yếu tố âm nhạc là một đặc điểm quan trọng của thơ tượng trưng, các nhà thơ tượng trưng cho rằng, để thể hiện thế giới tiên nghiệm cần phải đem tinh thần âm nhạc vào thế giới thơ ca Câu thơ phải có nhạc điệu và âm hưởng
để đi vào trực giác của con người Verlaine quan niệm: Nhạc điệu là trước hết Thơ phải “gợi cảm” chứ không kể lể miêu tả Để đạt được hiệu quả “gợi cảm” thì thơ phải có nhạc điệu Schopenhauer chỉ ra rằng âm nhạc có khả năng đi sâu vào bản chất thuần túy của sự vật và thể hiện nó bằng những giai điệu huyền bí nhất Khi nghe nhạc người ta cảm nhận và rung động được trước khi hiểu bằng
lý trí Có người ví âm nhạc như tiếng nói của thánh thần, có khả năng đi vào tiềm thức của tâm hồn, bất chấp rào cản lý trí Âm nhạc đã thoát ra khỏi sự nô lệ trong việc bắt chước cái vỏ vật chất của sự vật cần thể hiện Âm nhạc có “ngôn ngữ” riêng của nó, có sức mạnh sở trường trong việc thể hiện những gì mơ hồ huyền bí nhất Cũng như âm nhạc, thơ tượng trưng đã mang âm điệu quyến rũ tâm hồn, có giá trị như một câu “thần chú” say đắm, mê hoặc con người
Như vậy, với sự tiếp thu những tinh hoa của văn học nước ngoài thì thơ tượng trưng đã mang lại một nhãn quan mới cho các thi sĩ thuộc phong trào Thơ mới giai đoạn cuối, góp phần vào việc đa đạng hóa các thể loại thơ
ca Việt Nam
1.2 Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đến phong trào Thơ mới giai đoạn cuối
1.2.1 Khái quát về Thơ mới giai đoạn cuối
Chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào Việt Nam sau thế chiến thứ nhất, cùng với việc người Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã đẩy nhanh làn gió văn hóa của phương Tây vào Việt Nam nhanh hơn Giới trí thức nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp và dần nhận ra những vần luật, niêm luật của đạo
Trang 18Nho đã quá gò bó trong việc thể hiện tiếng thơ của mình Thơ mới được thai nghén từ trước 1932 và thi sĩ Tản Đà chính là người dạo bản nhạc đầu tiên trong bản hòa tấu của phong trào Thơ mới phát triển Và đến ngày 10-3-1932
khi Phan Khôi đăng bài thơ Tình già trên Phụ nữ tân văn số 22 cùng với lời tự
giới thiệu “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” thì phát súng lệnh của phong trào Thơ mới chính thức được bắt đầu
Vào cuối giai đoạn của phong trào Thơ mới xuất hiện sự phân hóa và hình thành một số khuynh hướng sáng tác khác nhau Sau năm 1940 trở đi xuất hiện nhiều khuynh hướng, tiêu biểu là nhóm Dạ Đài gồm: Vũ Hoàng Chương, Trần Dần, Đinh Hùng…, nhóm Xuân Thu Nhã Tập gồm: Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đỗ Cung …, nhóm Trường thơ Loạn gồm: Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê,…
Có thể nói các khuynh hướng thoát ly ở giai đoạn này đã chi phối sâu sắc cảm hứng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật trong sáng tác của các nhà Thơ mới Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, họ sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới Bên cạnh đó, một số bộ phận các nhà Thơ mới như Huy Cận, Chế Lan Viên… mất phương hướng, rơi vào bế tắc, không lối thoát
Do một thời gian rất dài, do có những quan điểm dung tục, độc giả chỉ thấy đó là phong trào thơ ca tư sản, tiểu tư sản tiêu cực, đồi trụy, có hại cho cách mạng vô sản, cần phải thay thế bằng một nền thơ ca bắt nguồn từ công
nông binh Năm 1951, trong công trình Nói chuyện thơ kháng chiến, Hoài
Thanh đã chì chiết những tàn dư của Thơ mới trong thơ ca kháng chiến với những từ “một dớt”, “đạo dớt”… đầy ý vị khinh miệt và mỉa mai Khi giải
phóng miền Nam được 6 năm, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong cuốn Phong trào Thơ mới 1932 -1945 còn tiếp tục chỉ trích về tác hại của Thơ mới Nhưng
Trang 19đến ngày nay thì các nhà nghiên cứu phê bình cũng đã có những cái nhìn, và đánh giá lại Thơ mới một cách công bằng hơn
Có thể nói, Thơ mới để lại cho nền văn học nước nhà nhiều đỉnh cao
mà cho đến ngày nay ta vẫn phải ngưỡng vọng Nếu không có sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng ở phương Tây vào Việt Nam thì có lẽ cho đến bây giờ, thi ca Việt Nam vẫn ngủ quên trong thung lũng khuất nẻo nào đó, và đương nhiên vẫn sinh sôi nảy nở trong cái ao hồ phẳng lặng suốt mấy ngàn năm của văn học phương Đông
1.2.2 Dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng trong phong trào Thơ mới giai đoạn cuối
Nằm trong dòng chảy của quá trình hiện đại hóa văn học trong nửa đầu thế kỉ XX, thơ ca Việt Nam không ngừng vận động và phát triển tạo nên những
cú nhảy ngoại mục, đem đến nhiều biến chuyển sâu sắc, rộng lớn cả về chất lượng đến số lượng Đặc biệt, phong trào Thơ mới đã làm nên cuộc cách mạng trong lịch sử thơ ca dân tộc Thơ mới quy tụ một lực lượng trí thức Tây học trẻ, táo bạo, có tâm huyết muốn cách tân đem lại những cấu trúc hiện đại phương Tây vào thi ca Việt Nam
Phong trào Thơ mới là gặp gỡ, kết tinh văn hóa Đông - Tây Các nhà Thơ mới thông qua trường học sách báo, dịch thuật đã tiếp xúc, làm quen với các trào lưu văn học hiện vốn đã phát triển hoàn chỉnh ở phương Tây Vì thế, trong lúc phôi thai cho đến khi những đứa con tinh thần của họ chào đời, mầm mống ấy được nuôi dưỡng bằng nhiều nguồn dưỡng chất Với chỉ hơn một
thập kỉ, Thơ mới đã đi trọn con đường hơn một trăm năm thơ Pháp
Đến với Việt Nam, thơ tượng trưng nhanh chóng được tầng lớp trí thức trẻ tiếp thu Hầu hết họ bị ám ảnh bởi tính chất hiện đại của thơ Baudelaire Xuân Diệu, Huy Cận, Đoàn Phú Tứ học được ở Baudelaire “nghệ thuật tinh vi”, các sáng tạo những bản nhạc huyền diệu bằng sự liên tưởng tinh tế, sự
Trang 20hòa hợp tương giao giữa âm thanh, màu sắc hương vị Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, cặp song sinh của trường thơ Loạn đã viết lên những vần thơ kì lạ, kinh
dị, ma quái từ cái siêu thăng của tâm hồn Lưu Trọng Lư, Bích Khê tìm thấy giai điệu dịu dàng, trong sáng, mênh mông, hư ảo, huyền hồ trong Verlane Đặc biệt là nhóm Xuân Thu nhã tập, đã nâng lên thành Đạo thiêng liêng, cao quý
Nhà thơ Xuân Diệu, một trong những nhà thơ sớm ảnh hưởng của thơ tượng trưng Baudelaire Trong bài diễn thuyết tại trường Sorbonne, ông nói:
“Với Baudelaire, tôi đi toàn vẹn vào tính chất hiện đại của thơ” Trong quan niệm sống và yêu Xuân Diệu hăng hái, say mê đi tìm ảo ảnh trong mộng đến
an ủi hồn mình, muốn điên và hoan lạc thân xác cho lịm đi những khắc khoải giữa đời thường:
“Trăng vú mộng muôn đời thi sĩ Giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy”
(Ca tụng)
Trong lời tựa tập Đau thương, Hàn Mặc Tử viết: “Tôi làm thơ? Nghĩa
là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật Và cũng có nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên” [23, tr.10] Trong Mùa thu đã tới, ông còn khẳng định: “Nhà nghệ
sĩ bao giờ cũng điên” và tự hoạ bức chân dung “người thơ” ấy:
“Tôi điên tôi nói như người dại Van lạy không gian xoá những ngày…”
(Lưu luyến) Nói đến dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng trong Thơ mới, chúng ta không thể bỏ qua quan niệm “tương ứng cảm quan” của Baudelaire Các nhà Thơ mới đã phối ứng lại thế giới tự nhiên theo những chiều kích thước khác nhau
Trang 21Trong đau thương, Hàn Mặc Tử chết lịm, mê man với hồn, với máu, với trăng Chúng bao bọc, vắt kiệt tinh lực của nhà thơ vì ở đâu cũng đầy trăng, đầy máu, đầy hồn nhưng chúng cũng là nguồn sáng tạo vô biên:
“Không gian dày đặc toàn trăng cả Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng”
(Huyền ảo) Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không đem lại cảm giác thanh bình, tĩnh lặng Đọc thơ Hàn Mặc Tử chúng ta bắt gặp một thế giới tràn ngập ánh sáng của trăng, một niềm ác mộng của hồn, một niềm đau thương, nhuộn màu của máu và ẩn sau đó là lòng yêu cuộc đời Lòng yêu ấy lại ẩn dấu trong những ý thơ lạ ngỡ như là điên rồ
Bích Khê cũng tìm đến với sọ người nhưng sọ người trong thơ Bích Khê không mang đến cảm giác ghê rợn, chết chóc điên cuồng như Chế Lan Viên Mà lúc này, nhà thơ không chỉ nhìn thế giới ở hữu thức mà cả vô thức Cho nên, hình ảnh sọ người trong thơ Bích Khê liên tục chuyển kênh tạo ra những hình ảnh kì ảo, lạ lẫm:
“Ôi khối mộng của hồn thơ chếch choáng!
Ôi buồn xuân hơ hớ cánh đào sương!
Ôi bình vàng! Ôi chén ngọc đầy hương!
Ôi thân tình! Người chứa một trời thương”
(Sọ người) Một đặc điểm nữa là Thơ mới in dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng “là để thể nghiệm thế giới tiên nghiệm, thế giới chiêm bao và tiềm thức” cần phải
“mang tinh thần âm nhạc” vào thơ ca Thơ mới đã nhấn mạnh thêm một bước trên con đường chinh phục âm nhạc hiện đại cho thơ Đó cũng là nguyên nhân dẫn dến sự bùng nổ và thắng thế của Thơ mới Nói như thế không có nghĩa là thơ cổ điển không chú ý đến nhạc điệu Trái lại, các nhà thơ xưa có hẳn một tiêu chí “thi trung hữu nhạc” nhưng tính nhạc của thơ được tạo ra bằng âm
Trang 22thanh những từ được lựa chọn, sắp đặt cốt sao không theo những thi điệu, nhịp điệu có sẵn (miễn là đúng niêm luật), thành ra trong thơ cũ, âm thanh và
ý nghĩa bị tách ra, mỗi thứ một đường
Âm nhạc đã mê hoặc, dẫn dắt thi sĩ bước đi như người mộng du vào thế giới thực hư, huyền ảo của miền quá khứ trong cảm xúc bồng bềnh, chơi vơi:
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”
(Nhị hồ) Nếu Xuân Diệu học tập thơ tượng trưng Pháp cách tạo nhạc cho thơ ở bước thể nghiệm thì đến Bích Khê, Xuân Thu nhã tập được triển khai trên bình diện rộng với những phá cách táo bạo… Bích Khê có hẳn một bản nhạc đàn
được phối kết từ nhiều thanh âm: Mộng cầm ca, Tỳ bà, Tiếng đàn mưa Với
nhạc thi sĩ thể hiện cách thẩm âm độc đáo, lạ lẫm, không bằng thính giác mà bằng cõi lòng, bằng tâm hồn siêu thăng trong trạng thái ngưng đặc biệt:
“Thơ bay! Thơ bay vô bàn tay ngà
Thơ ngà ngà say! Thơ ngà ngà say!
Nàng ơi! Đừng động… có nhạc trong giây!
Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mây Nhạc vô cung hường, nhạc vô đào động
Ôi nàng tiên nương! Hớp nhạc đầy sương…”
(Nhạc) Như vậy, Thơ mới có những cuộc bứt phá ngoạn mục, nhanh chóng bắt kịp nhịp độ phát triển và hòa vào dòng chảy của thi ca hiện đại thế giới Sự gặp gỡ thơ tượng trưng Pháp là tâm điểm thu hút các nhà thơ trẻ, giúp họ tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa thơ ca dân tộc Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu: Thơ mới Việt Nam chưa thể hình thành một chủ nghĩa tượng trưng như ở phương Tây Song không thể phủ nhận chủ nghĩa tượng trưng đã
in dấu ấn rõ nét và góp phần làm nên giá trị của Thơ mới
Trang 23CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG
TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ
Có những tai nạn bất ngờ hay những bất hạnh định đoạt cả chí hướng, công cuộc và sự nghiệp của một con người: Blaise Pascal suýt bị ô tô cán, Lord Byron với cái chân què, Marcel Proust với bệnh suyễn kinh niên, John Keats và A Camus với chứng lao… Chính hoàn cảnh đó, tài năng của họ được bộc lộ và đã để lại cho đời những kiệt tác kinh điển
Còn Hàn Mặc Tử?
Chúng tôi muốn làm sáng tỏ một nét trong tiểu sử của Hàn Mặc Tử đó
là thời điểm nhà thơ bị mắc bệnh phong Nhà nghiên cứu Võ Long Tê nhận xét: Một chứng bệnh nan y, một tuổi thanh xuân bị tước đoạt đến hết hy vọng tươi đẹp nhất, viễn tưởng một cái chết gần kề, đó là những yếu tố của một thực tại nghiệt ngã cấu thành một chất liệu dồi dào cho trí tưởng tượng sáng tạo của nhà thơ Do vậy, mà trong thơ Hàn Mặc Tử có hai thế giới luôn luôn tách biệt: thế giới bên trong (thế giới tâm hồn nhà thơ) và thế giới bên ngoài (cuộc sống hiện thực) Chính cuộc sống bệnh tật đã làm cho Hàn Mặc Tử trở thành một hiện tượng kì lạ, để cho các nhà nghiên cứu phải băn khoăn trăn trở giải mã hiện tượng thơ ca này
2.1 Trực giác và vô thức trong thơ Hàn Mặc Tử
2.1.1 Trực giác trong thơ Hàn Mặc Tử
Người nghệ sỹ khác với người bình thường ở khả năng quan sát, tái hiện và sáng tạo Mọi thăng hoa từ cảm xúc thẩm mỹ của họ tuy khó lý giải, nhưng nó không phải là cái gì thần bí, kín mít mà là một quá trình tích tụ, sản sinh đặc biệt Trong đó, sự cảm thụ, rung động, nắm bắt để đi đến sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ là một sự thai nghén, cất giấu âm thầm để đến
Trang 24một lúc nào đó bừng tỉnh Nhưng bên cạnh đó, nó cũng có thể đạt tới một nhận thức bất chợt mà không cần hoạt động nào của lý trí về đối tượng Đây chính là yếu tố trực giác
2.1.1.1 Khái niệm “trực giác”
Con người sống trong cuộc sống, mọi phán đoán và hành động một phần dựa vào lí trí nhưng phần nữa là dựa vào trực giác Có một thời kì, đặc biệt là thế kỉ XVII, XVIII ở phương Tây, người ta đã quá nhấn mạnh vào lí trí
“Tôi tư duy là tôi tồn tại” cho nên họ đã quên mất trực giác Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, vai trò của trực giác mới được khôi phục và khẳng định Nhưng trực giác là gì?
Nhà tâm lý học nổi tiếng của Hoa Kỳ I Brunơ thì lại cho rằng: “Trực giác là một loại hành vi, thông qua loại hành vi này, con người rõ ràng không còn phải dựa vào kĩ xảo phân tích cơ cấu, ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề hoặc tình huống Trực giác chính xác hay sai lầm không quyết định bởi bản thân trực giác, mà là ở phép chứng minh thông thường Tuy nhiên, hình thức trực giác có thể sinh ra rất nhanh những giả thiết; trước khi biết được giá trị của những quan niệm được tổ hợp, thì đã phát hiện sự cấu thành của những quan niệm ấy Cuối cùng, bản thân trực giác có thể sản sinh một cơ cấu mnag tính chất thí nghiệm của một loại thức, đồng thời có thể tạo ra một cảm giác, làm cho chúng ta cảm thấy những sự thực này được cấu thành như vậy mà không cần phải giảng giải dài dòng Nó giúp chúng ta chủ yếu ở chỗ nêu ra quá trình kiểm nghiệm thực tế” [8, tr.280 - 281]
Theo Henri Bergson trực giác là: “sự thông cảm nhờ đó ta đem chính mình vào trong lòng sự vật để đồng hóa ta với cái duy nhất nhưng không thể nói lên lời của sự vật đó” [24, tr.144]
Trong cuốn Lý luận văn học (tập 1) Văn học, nhà văn, bạn đọc
Phương Lựu có nêu: “Trực giác là thấy được nhận biết được một cách trực
Trang 25tiếp, không cần phải gián tiếp thông qua phân tích chứng minh của lý trí” [8,
tr 280]
Như vậy, theo chúng tôi hiểu trực giác: là sự trực tiếp tác động vào não của con người mà không cần thông qua bất kỳ một sự sàng lọc của lý trí nào Vậy về bản chất, chúng ta cảm thấy, hoặc đột nhiên nhận ra vấn đề nào đó,
nó đến từ bên trong, không phải là tư duy logic, nó là nguồn của mọi sáng tạo, cảm xúc: đó là trực giác, mà mức độ thấp nhất của trực giác là khả năng cảm nhận, linh cảm
2.1.1.2 Biểu hiện “trực giác” trong thơ Hàn Mặc Tử
Không ít nhà nghiên cứu cảm nhận thấy một điều là: Thơ Hàn Mặc Tử,
nhất là trong Đau thương có một liên kết kì cục cứ như là “đầu Ngô mình
Sở” Vũ Quần Phương và Lê Quang Hưng gọi đó là kiểu “Cóc nhảy” Đó chính là “Mạch liên kết siêu logic của dòng tâm tư bất định” [17, tr.163] Nghĩa là, liên kết trong thơ Hàn Mặc Tử cứ muốn tuột ra khỏi tầm kiểm soát của lý trí, các mảng thơ dính với nhau không phải do áp lực của tính hợp lý thông thường Những sản phẩm thơ ca Hàn Mặc Tử ra đời trong các trạng thái tâm lý đặc biệt nên không thể tuân theo logic thông thường Có nghĩa là chúng chỉ là những dòng nội tâm bất định được tốc kí một cách trung thành Liên kết trong thơ Hàn Mặc Tử là một liên kết siêu logic Siêu logic ở thơ Hàn Mặc Tử có một màu sắc rất riêng Mỗi bài thơ của thi sĩ hiện ra như một dòng tâm tư bất định: tình điệu liên tục chuyển vần, hình tượng liên tục chuyển kênh Tất cả cứ như một thể lỏng trôi chảy vô định, như một mạch liên tưởng tuỳ tiện, đứt đoạn nhảy cóc Nếu có thể tách bạch, một cách giả định, một bài thơ chia làm hai văn bản: mạch hình tượng và mạch cảm xúc, thì mạch hình tượng ở bề mặt có vẻ hỗn loạn, trong khi đó văn bản cảm xúc lại nguyên phiến, liền khối dù nó trải qua nhiều cung bậc Như thế, về liên
kết, có thể ví Đau thương như một khối vuông ru bích: Các ô vuông màu thì
hỗn loạn trên bề mặt, nhưng tất cả lại châu tuần xung quanh các trục bí mật náu trong lòng ru bích Nhưng hình ảnh tán loạn như những mảnh vỡ văng rất
Trang 26xa nhau bởi một nỗi đau thương lớn lại châu tuần xung quanh chính nỗi đau thương kia Đó chính là bản chất siêu logic trong thơ Hàn Mặc Tử
Biểu hiện đó dễ thấy nhất có lẽ là ở kết hợp hết sức tự do bởi “những ô vuông màu” Những hình ảnh vốn rất xa nhau, khó có thể tìm được một sợi dây liên hệ nào theo cách cảm cách nghĩ quen thuộc, ấy thế mà nó bật lên
những ý nghĩa mới, những khía cạnh lý thú mới: “trăng tử tự”, “vũng trăng”,
“trăng tái mặt”, “trăng sờ sẫm”, “trăng quỳ”, “trăng nằm sõng soài”, “xác
cô thơm quá thơm như ngọc”, “ Đức tin thơm hơn ngọc”, “tình ái của ni cô”,
“anh cắn lời thơ”,… Nói riêng hai chữ ấy đã thấy cách kết hợp kì dị
Không chỉ vậy, các mối liên kết giữa các câu, các mảng trong một bài thơ của Hàn Mặc Tử chúng ta không thể dùng lý trí để giải thích Bước vào mỗi bài thơ của Hàn Mặc Tử, người đọc không khỏi có cảm giác phân tâm: trí dường như ngơ ngác không theo mạch vận động bất định của hình ảnh nhưng lập tức bị xâm chiếm, bị cuốn đi bởi cùng một cảm xúc đau thương với những sắc điệu cung bậc khác nhau, khi thì tràn trề khi thì ẩn kín đằng sau những hình ảnh ấy Dòng tâm tư ngầm ẩn dưới mỗi bài thơ cuốn theo lớp hình ảnh ken dày trên bề mặt của thi phẩm
Chúng tôi xin chọn trường hợp Đây thôn Vĩ Dạ để khảo sát sự liên kết
của nó:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc chen ngang mặt chữ điền Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa khách đường xa
Trang 27Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Cả Vũ Quần Phương, Lê Quang Hưng, Nguyễn Hữu Tuyển đều nhận ra mạch thơ nhảy cóc, “đầu Ngô mình Sở” với bề ngoài câu chữ tưởng chừng như rất lỏng lẻo chẳng ăn nhập gì với nhau Mạch liên kết toàn bài có vẻ như đã khước từ của vai trò của lý trí Có thể thấy rõ mạch liên tưởng bất định, đứt đoạn, nhảy cóc trong chuỗi hình ảnh của ba khổ: ngoại cảnh (phần đầu) với tâm cảnh (phần sau); tươi sáng (vườn thôn Vĩ) với âm u (cảnh sông trăng và sương khói); hy vọng (có chở trăng về kịp…) rồi lại thất vọng (Ai biết tình ai…) vv… Những mảng thơ tương phản trái ngược nhau lại đã liên kết vào nhau ngỡ như chẳng có cái lý gì! Vậy mà vẫn liền khối, liền mạch Hàn Mặc Tử có tự họa mình bằng hình ảnh nghịch lí “Mắt mờ lệ ở sau hàng chữ gấm” Hàng chữ gấm
là vẻ đẹp bề mặt, mắt mờ lệ là nỗi đau bề sâu Đó là cấu trúc nghịch lý của phần lớn trong thơ Hàn Mặc Tử Với một góc nhìn khác trong từng khổ thơ đã thấy những chuyển điệu gấp khúc riêng, nghĩa là có phần sáng và phần tối riêng Khổ đầu: một ước ao thầm kín ngấn ngầm bên trong lại cất lên như một lời mời mọc, nỗi hoài niệm âm u mang gương mặt sáng sủa của khát khao rực
rỡ Khổ hai: Một ước mong khẩn thiết dâng lên thoắt hoá thành một hoài vọng chới với nghẹn ngào Khổ ba: một niềm mong ngóng vừa ló rạng hướng ra thế giới bên ngoài đã vội biến thành mối hoài nghi hướng vào nơi dương gian mà thi sĩ đang tồn tại
Logic có được là do sự kiểm soát của lý trí, nhưng ở trong tác phẩm sự phi logic được thể hiện trong sự chuyển kênh quá ư bất ngờ, đột ngột mà vẫn
cứ tự nhiên như không của các miền không gian trong bài thơ Kể từ khi tập
Đau thương trở đi, trong thơ Hàn Mặc Tử bắt đầu có sự phân định nghiệt ngã
giữa hai dòng không gian: Ngoài kia và Trong này Nó là hai thế giới hoàn toàn tương phản Trong bài thơ này, có thể thấy tương quan không gian ấy ở hai địa
Trang 28danh “thôn Vĩ” (ngoài kia) và “ở đây” (trong này) Thi sĩ hiện ra như một người ở đây, ở trong này mà khắc khoải ngóng trông hoài vọng về thôn Vĩ, về Ngoài kia Vì thế trong bài thơ có một sự chuyển tiếp không gian tinh vi, kín mạch khó thấy Trong phần sâu của nội dung có thể thấy ba cảnh chính, ba đối tượng chính: Vườn xa, thuyền xa, khách đường xa, chúng kết hợp thành thế giới Ngoài kia, để đối lập với Ở đây Lối liên tưởng bất định tạo ra sự chuyển làm các cảnh sắc không gian đột ngột, gấp khúc đến phi lý, thì âm điệu tự nhiên nhuần nhuyễn cùng một lối thơ chia thành các khổ chỉnh tề vuông vức, tròn trịa lại lấp đầy, san bằng nhưng gấp nếp, vết ghép, khiến cho người đọc cứ mặc tiếp nhận bài thơ chỉ như là sự nới rộng cùng một không gian Vĩ Dạ, mà không thấy đó là sự ghép nối giữa các miền không gian rất xa nhau Cái trục bí mật của rubich - Thơ Hàn Mặc Tử chính là ở giọt lệ đau thương nằm sau những hàng chữ ngầm đó Vì thế vào cõi thơ Hàn Mặc Tử, không chỉ chú mục vào phần lộ thiên mà cần đào sâu vào hầm trầm tích nữa
2.1.2 Vô thức trong thơ Hàn Mặc Tử
Trong lời tựa tập Đau thương, Hàn Mặc Tử viết:
“Tôi làm thơ?
- Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng (…)
Tôi làm thơ?
- Nghĩa là tôi yếu đuối quá Tôi bị cám dỗ Tôi phản lại tất cả những gì
mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật
Và cũng nghĩa là tôi mất trí, tôi phát điên Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú… Có ai ngăn cản được tiếng lòng tôi? Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn Tôi đã phát triển hết cảm giác của Tình yêu Tôi đã vui, giận, hờn đến gần đứt cả sự sống
(…)” [23, tr.9 - 10]
Trang 29Có thể thấy, trong quan niệm của Hàn Mặc Tử Thơ là một niềm tuyệt vọng cao đẹp Hay nói một cách khác, Thơ là tiếng kêu của một linh hồn đã sống đến gần đứt của sự sống Cả hai đều là dạng thức của “Tột cùng” [17, tr
38] Tinh thần ấy được toát ra từ hệ thống, và đòi hỏi phải được cắt nghĩa theo những mã riêng của nó
Có thể nói rằng, Hàn Mặc Tử là một trong những người đầu tiên trong lịch sử thơ ca Việt Nam khám phá những trạng thái phức tạp của con người Nói một cách khác, vô thức là một trong những đối tượng thơ ca của Hàn Mặc Tử
2.1.2.1 Âm vang sự sống và ám ảnh về cái chết trong thơ Hàn Mặc Tử
Phong trào Thơ mới với sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, của khát vọng được thành thực, được nói rõ những điều kín nhiệm u uất, được công khai xem cái tôi cá nhân như một khách thể nhìn đời hợp pháp, các nhà Thơ mới xem thơ ca là phương tiện biểu hiện sự sống của con người - một sự sống dồi dào, mãnh liệt nhất
Cũng quan niệm thơ biểu hiện sự sống của con người, nhưng Hàn Mặc
Tử lại thể hiện quan niệm đó một cách khác thường, khác thường như chính cuộc đời và hồn thơ ông vậy khi khẳng định:
“Người thơ phong vận như thơ ấy”
(Xuân đầu tiên) Nếu như với Xuân Diệu, thơ là sự biểu cho niềm khát sống mãnh liệt của ông, thì với Hàn Mặc Tử niềm “khát sống” đó cũng không kém phần mãnh liệt, thậm chí là khốc liệt, bởi sống đối với Hàn Mặc Tử là “một cuộc chạy đua bạt vía tuyệt vọng đối với tử thần” [12, tr.230] Thơ Hàn Mặc Tử vì thế như tiếng kêu rỏ máu của con chim đỗ quyên, là tiếng nói của những hụt hẫng tan hoang, là tiếng nói của một con người bị dồn đẩy đến miệng vực của cái chết; chới với bên miệng vực ấy mà ngoái nhìn đời, mà nuối đời, níu đời
Trang 30Sự đau thương về bệnh tật đã đày đọa nhà thơ lên đến tột đỉnh, tưởng như tất cả nỗi khổ của thế gian hội tụ đầy đủ để trút ngập lên một thi mệnh thiên tài mỏng manh yếu ớt và yểu mệnh, nhưng cũng để từ đó chói sáng những vần thơ quằn quại đớn đau để luôn khao khát ước mơ được sống của mình
Rồi bay lên tới một hành tinh”
(Hồn là ai)
“Sinh thể” ấy là một con người thực thụ với những cảm xúc rất thực
Và đó là một người bạn quen mà lạ, một người bạn tri âm, tri kỉ của Hàn Mặc
Tử, là một “vũ trụ” còn nhiều bí ẩn
Không bó hẹp trong quan niệm Hồn là cốt lõi sự sống của con người, với Hàn Mặc Tử, Hồn còn là sự sống của cỏ cây, vũ trụ, thời gian và thơ ca nghệ thuật:
“Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút Mỗi hồn thơ đều dính não cân ta”
(Rướm máu)
Trang 31Thơ là đời mà đời cũng chính là thơ, cho nên thơ cũng có linh hồn Đó
là cảm xúc riêng tư, là tâm thức của người viết Cũng như con người, một bài thơ không có hồn là bài thơ chết, chết trong lòng người đọc
“Đừng tưởng ngàn xưa còn phảng phất Nơi làn gió nhẹ lúc ban đêm
Hồn xưa từ ấy không về nữa
Ở cõi hư vô dấu đã chìm”
(Thời gian)
Ở trường hợp này, Hồn là thời gian, là sự trường tồn của thiên nhiên vũ trụ, là sự tồn tại của những kí ức xa vời đã chìm vào quá khứ mà con người không thể tìm lại được bản sao ở hiện tại Hồn trở thành hồn thiêng đất trời, sông núi ngàn xưa mênh mông ảo diệu Âm hưởng, hình ảnh thơ làm cho người đọc có cảm giác sống lại và đang đứng trên đất nước Chiêm Thành cổ kính với những tháp chàm rêu phong của thành Bồ Đàn xưa Một cảm giác vừa thực vừa mộng ảo diệu kì Ảnh hưởng từ cái nôi văn hóa Á Đông, Hàn Mặc Tử cũng quan niệm mọi vật cũng như con người, đều có linh hồn, có sự sống Chính vì vậy, Hồn trong thơ Hàn Mặc Tử còn là linh hồn, sự sống, sức sống của thơ ca nghệ thuật, của muôn loài trong vũ trụ
Sự sống ấy, linh hồn ấy vô hình vô ảnh và là phần thiêng liêng của con người Đây cũng là một đặc điểm của Hồn trong thơ Hàn Mặc Tử:
“Ôi hồn thiêng liêng không hề chết đặng Làm sao hồn chẳng hiểu nghĩa vô biên”
(Hồn lìa khỏi xác) Hồn thiêng liêng, trường tồn và bất tử Hồn không lệ thuộc vào thân xác, Hồn biết hết mọi suy tư ý niệm của thân xác nó Hồn cũng như chiếc camera vô hình ghi lại tất cả mọi hoạt động, mọi tâm lí trạng thái của thân xác
nó mặc lấy và những người xung quanh Sự thiêng liêng của linh hồn vốn đã
ăn sâu vào tâm thức của nhân loại nhưng khi bước vào thơ Hàn Mặc Tử nó lại
Trang 32biến hóa muôn hình vạn trạng và mang nhiều ý nghĩa có chiều kích riêng tư của thi nhân Cho nên, người ta còn thấy được màu sắc tôn giáo trong thế giới Hồn của thơ Hàn Mặc Tử
Bước vào thơ Hàn Mặc Tử như một sự ngẫu nhiên, nhưng chính hình ảnh Máu đã đem lại cho thơ ông một sức hút kì lạ Máu trong thơ Hàn Mặc
Tử là nguồn sinh lực dẫn truyền sự sống Đọc thơ ông, người ta cảm nhận được dòng máu tuôn trào đầy sinh lực:
“Anh đã ngâm và ngâm đã thuộc làu
Cả người rung động bởi thương đau Bởi vì mê mẩn vì khoan khoái
Anh cắn lời thơ để máu trào”
(Lưu luyến) Tác giả viết “cắn lời thơ để máu trào” nhưng có lẽ đó chỉ là một cách viết, một cách nói, một cách ngụy trang đầy nghệ thuật Bởi thơ là sản phẩm
do con người tạo nên thì làm sao có thể có máu Máu ở đây chính là nguồn sinh lực của con người, mà cụ thể là thi nhân “Máu trào” là hình ảnh biểu thị cho một nguồn sinh lực dồi dào Chính nguồn sinh lực ấy tạo nên những dòng thơ huyết lệ, hay khôn tả Cũng có khi đó là sức sống tươi nguyên của người con gái đang tuổi xuân thì:
“Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự Tôi đều nhận thấy trên môi em Làn môi mong mỏng tươi như máu
Đã khiến môi tôi mấp máy thèm”
(Gái quê)
Máu là thơ, là ngọn bút vẫy vùng trên trang giấy Thi nhân muốn Máu của mình quay cuồng theo lời thơ để ông cũng được chìm vào cảm giác “mê man chết điếng” Có lẽ thế nên Hàn Mặc Tử muốn được thấy Máu của mình chảy ra Bởi chính lúc Máu chảy ra nhiều là lúc thơ của thi nhân dào dạt Máu
ở đây cũng là những cảm hứng để cho những vần thơ tuôn chảy
Trang 33“Lời thơ ngậm cứng không rền rĩ
Mà máu tim anh chảy láng lai Thơ ở trong lòng reo chẳng ngớt Tiếng vang tha thiết dội khắp nơi”
(Lưu luyến)
Bài thơ có hai từ “máu” thì cả hai đều thể hiện một sự sống mãnh liệt:
“máu trào”, “máu láng lai” Thêm một lần nữa, Hàn Mặc Tử diễn tả sức dồi dào của thơ ca “Máu tim vọt láng lai” cũng chính là thơ ca đang tràn trề sức sống Nói đúng hơn là tâm tình, cảm xúc của tác giả đang dâng trào Cảm xúc
đó, tâm tình đó được tác giả xây đắp nên những lâu đài thơ kì diệu
Máu trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ là sự sống, nguồn sống, Máu trong thơ ông là biểu tượng của sự đam mê, nhiệt huyết, của sự khát khao mãnh liệt, cũng biểu hiện một phần nào đó của sự khát khao cống hiến của thi sĩ
“Hương cho thơm, ứ đầy hơi khoái lạc Máu cho cuồng run giận đến miên man”
(Ngoài vũ trụ) Người trai trẻ đang khao khát một sức sống mãnh liệt, đó là nhiệt huyết “Máu cho cuồng” hay đúng hơn là nhiệt huyết đang sôi sục trong trái tim của thi nhân Và cũng chỉ với hình ảnh “máu cuồng” xuất hiện duy nhất một lần trong bài thơ cũng đã nói lên điều đó Ngoài ra, hình ảnh trên còn là hình ảnh của niềm đam mê vươn lên cái đẹp
“Xin dâng này máu đang tươi Này đây nước mắt giọng cười theo nhau”
(Bến Hàn Giang)
Cả cuộc đời thi sĩ là những chuỗi ngày đau đớn bởi bệnh tật, một cuộc đời bất hạnh, không có một tuổi trẻ với những ước vọng cho tương lai Tâm