Với những hạn chế của một quốc gia đang phát triển trong khi nhu cầu vốn để phục vụ phát triểnkinh tế, xã hội rất lớn, Việt Nam không chỉ tiến hành kêu gọi vốn từ các doanh nghiệp, cá nh
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Trang 2Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luậnvăn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõnguồn gốc
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Hồng Nhung
ii
Trang 3BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
iii
Trang 4Biểu đồ 2.3: So sánh tổng vốn FDI đăng ký ở 3 vùng kinh tế trọng điểm của
Việt Nam giai đoạn 2006-2012
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư phân theo số dự án ở vùng
kinh tế Bắc Bộ giai đoạn 2006-2013
50
Biểu đồ 2.8: Sáu quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI đăng ký trên 2 tỷ USD ở
vùng kinh tế Bắc Bộ giai đoạn 2006-2013
Biểu đồ 2.12: Vốn đầu tư của khu vực FDI và tổng vốn đầu tư xã hội ở vùng
kinh tế Bắc Bộ giai đoạn 2006-2013
55
Biểu đồ 2.13: Thu ngân sách từ khu vực FDI và tổng thu ngân sách vùng kinh
tế Bắc Bộ giai đoạn 2006-2013
56
Biểu đồ 2.14: So sánh tốc độ và tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực FDI với tổng
thu ngân sách vùng kinh tế Bắc Bộ giai đoạn 2006-2013
57
Biểu đồ 2.15: Giá trị xuất khẩu so với vốn thực hiện của khu vực FDI tại một
số tỉnh, thành phố vùng kinh tế Bắc Bộ giai đoạn 2006-2013
58
iv
Trang 5Biểu đồ 2.16: Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI so với Giá trị sản xuất
và Giá trị sản xuất công nghiệp vùng kinh tế Bắc Bộ giai đoạn 2006-2013
59
Biểu đồ 2.17: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI so với
giá trị sản xuất và giá trị sản xuất công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ giai đoạn 2006-2013
60
Biểu đồ 2.18: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần ở Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2006-2013
61
Biểu đồ 2.19: Cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần ở Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ giai đoạn 2006-2013
61
Biểu đồ 2.20: Số lao động và lao động công nghiệp của khu vực FDI ở Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2006-2013
62
Biểu đồ 2.21: Tốc độ tăng số lao động và lao động công nghiệp của khu vực
FDI ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2006-2013
63
Biểu đồ 2.22: Tỷ lệ lao động công nghiệp so với số lao động đang làm việc
trong khu vực FDI ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2006-2013
65
v
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT FDI VÀO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 5
1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
1.1.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 14
1.2.Lý luận chung về vùng kinh tế trọng điểm 18
1.2.1 Khái niệm vùng kinh tế trọng điểm 18
1.2.2 Đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm 20
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm 21 1.4 Kinh nghiệm quốc tế về thu hút FDI vào các vùng kinh tế trọng điểm 28
1.4.1 Kinh nghiệm của Indonesia 28
1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 30
1.4.3 Bài học kinh nghiệm thu hút FDI cho các vùng kinh tế nói chung, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng 33
Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI VÀO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 35
2.1 Khái quát vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 35
2.2 Thực trạng thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 38
2.2.1 Tình hình thu hút FDI của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 38
2.3 Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ .53
2.3.1 Những thành tựu đạt được 53
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 65
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ BẮC BỘ 72
vi
Trang 73.1 Quan điểm phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 72
3.2 Cơ hội trong thu hút FDI của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 75
3.3 Thách thức trong thu hút FDI của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 76
3.4 Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các vùng kinh tế của Việt Nam 79
3.5 Các giải pháp thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 81
3.5.1 Nhóm giải pháp từ phía cơ quan quản lý cấp Nhà nước 81
3.5.2 Nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phương 89
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
vii
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động đầu tư luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển của mỗi quốc gia Vốn đầu tư là động lực cho nền sản xuất, là yếu tố tạo nên sự vận động cho nền kinh tế Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, vốn đầu tư đóng vai trò ngày càng quan trọng Với những hạn chế của một quốc gia đang phát triển trong khi nhu cầu vốn để phục vụ phát triểnkinh tế, xã hội rất lớn, Việt Nam không chỉ tiến hành kêu gọi vốn từ các doanh nghiệp, cá nhân trong nước mà từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay luôn không ngừng tìm kiếm và tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài Với quy
mô vốn lớn, kinh nghiệm quản lý và trình độ khoa học công nghệ cao, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) luôn được chào đón ở hầu hết các quốc gia Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu
tư, văn kiện Đại hội Đảng XI khi đề cập đến đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững đã tái khẳng định “tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cho phát triển”
Việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoàicần ưu tiên phát triển các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế của khu vực cũng như thế mạnh của vốn FDI Trong số 4 vùng kinh tế trọng điểm hiện nay của cả nước, vùng kinh tế Bắc Bộ đóng vai trò quan trọng, đầu tàu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước Việc thu hút và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trở thành hoạt động mang tính tất yếu trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh việc tạo ra những ưu đãi chung để thu hút các nhà đầu tư vào Việt Nam, Chính phủ và các cơ quan quản lý hoạt động đầu tư cũng xây dựng những chính sách nhằm thu hút FDI vào các khu vực trọng điểm Với những thuận lợi sẵn có
về tự nhiên, kinh tế, xã hội, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có nhiều cơ hội để phát huy lợi thế của vùng, đồng thời khẳng định vai trò trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Việc thu hút vốn FDI vào các tỉnh thành phố thuộc khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã diễn ra và đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động thu hút vốn FDI ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chưa thực sự là
Trang 9một kênh hiệu quả cho vùng phát triển xứng tầm, còn cần rất nhiều nỗ lực của
cấp Nhà nước cũng như cấp địa phương Đề tài luận văn thạc sĩ “Thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở vùng kinh tế Bắc Bộ Việt Nam” sẽ góp
phần đưa ra bức tranh đối với hoạt động thu hút, sử dụng vốn FDI của vùng, qua
đó nhiều vấn đề sẽ được nghiên cứu, đánh giá
2 Tình hình nghiên cứu của luận văn
- Đề tài luận văn này chưa được nghiên cứu cụ thể đối với cơ quan quản lý chuyên ngành về FDI như Bộ KHĐT, các đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đặt ra vấn đề phát triển đối với các vùng kinh tế mà không đi sâu vào đối với từng vùng kinh tế trọng điểm như Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long… trong việc thuhút FDI
- Các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng chỉ nêu lên các vấn đề nhỏ đối với địa phương mình, mà không có những nghiên cứu tổng thể đối với toàn vùng
- Các đề tài nghiên cứu khoa học như luận văn, luận án, khóa luận: Đánh giá thu hút FDI đối với các địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, chưa có
đề tài nào khác đề cập đến thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
3 Mục đích, mục tiêu của nghiên
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu vấn đề trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời
gian tới là thực sự cần thiết Đề tài: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI ở vùng kinh tế Bắc Bộ Việt Nam” nhằm mục đích là góp một tiếng nói có
căn cứ khoa học với các cơ quan QLNN có trách nhiệm đối với vấn đề thu hútFDI vào Việt Nam nói chung, vào Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Namnói riêng với mong muốn làm cho hoạt động FDI có hiệu lực và hiệu quả hơn
3.2.Mục tiêu nghiên cứu
Với mục đích lớn nói trên, bản luận văn này nhằm các mục tiêu cụ thể, khảthi sau đây:
- Xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút FDI vào vùngkinh tế trọng điểm trong một quốc gia
Trang 10- Có được bản đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn về sự phát triển vàđóng góp của khu vực FDI trong từng giai đoạn phát triển thời gian qua củavùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đánh giá việc hoạch định và triển khai các mụctiêu, chính sách thu hút FDI trong bối cảnh cụ thể của từng thời kỳ để xác địnhnhững mặt được, những mặt chưa được và nguyên nhân, rút ra các bài học kinhnghiệm trong việc hoạch định chính sách cũng như tổ chức thực thi chính sách
- Phân tích khả năng thu hút và nhu cầu sử dụng vốn FDI trong bối cảnh pháttriển mới để từ đó đề xuất các giải pháp để thu hút và quản lý FDI trong thời giantới đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
4 Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các chính sách thu hút vốn FDI do Chính phủ vàcác cơ quan có thẩm quyền ban hành và thực hiện
Giới hạn về không gian: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnhthành phố Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương vàQuảng Ninh, Thông báo số 108/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 30tháng 7 năm 2003 và Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về việc bổsung và điều chỉnh địa giới hành chính các tỉnh thành phố trong khu vực kinh tếBắc Bộ
Giới hạn về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu tình hình thu hút vốnFDI của khu vực kinh tế Bắc Bộ từ 2003 (sau khi có bổ sung 3 tỉnh vào khu vựckinh tế trọng điểm Bắc Bộ và có quy mô như hiện nay) cho đến nay
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của Luận văn:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Do hạn chế về thời gian và điều kiện, đồng thời do các số liệu và thông tin liên quan đến đề tài tương đối phổ biến, có thể tìm thấy trên internet và sách báo nên tác giả đã sử dụng cách tiếp cận này;Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phân tích tình hình thu hút FDI vào khu vực trọng điểm Bắc Bộ trong tương quan với cả nước;
Trang 11- Phương pháp phân tích số liệu chuỗi thời gian số liệu được xử lý từ
2003 đến nay nên tác giả phân tích sự biến động của chuỗi số liệu trong dòng thờigian để thấy được sự thay đổi, tác động của vốn FDI tới các yếu tố liên quan;
- Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như
phân tích SWOT, tổng hợp, thống kê
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn về thu hút FDI vào vùng kinh tế
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT FDI
VÀO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trang 121.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sau chiến tranh thế giới thứ II, đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign DirectInvestment – FDI) đã không ngừng tăng lên Sự gia tăng dòng vốn FDI đã trở thànhmột đặc điểm quan trọng của nền kinh tế hiện đại Cho đến nay, đã có rất nhiềuđịnh nghĩa khác nhau về FDI, tùy theo mục đích nghiên cứu cũng như góc độnghiên cứu của chủ thể
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI được định nghĩa là:
“Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong mộtnền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặttại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnhhưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó”
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cũng đưa ra định nghĩa về FDI như sau:
“Một đầu tư được coi là đầu tư trực tiếp khi phần sở hữu của nhà đầu tư đủ để cho phép kiểm soát công ty, còn trong khi đầu tư chỉ cho nhà đầu tư được hưởng khoản thu nhập nhưng không cho quyền kiểm soát đối với công ty, nói chung được coi là đầu tư gián tiếp”
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như sau:
“FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản
ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớntrường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sởkinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công
ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty”
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm:
“Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách phápnhân hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trựctiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”
Trang 13Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia nào cũng đều sử dụng mức 10%làm mốc xác định FDI Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sảntrong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điềuhành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu
tư gián tiếp
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào ViệtNam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được Chính phủ Việt Namchấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liêndoanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”
Luật Đầu tư sửa đổi năm 2005 không đưa ra định nghĩa cụ thể về đầu tư trựctiếp nước ngoài Thay vào đó, Luật chỉ đề cập đến khái niệm Đầu tư nước ngoài.Theo đó, khái niệm Đầu tư nước ngoài được hiểu như sau:
“Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốnbằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” và “Đầu tưtrực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạtđộng đầu tư”
Mặc dù còn có nhiều cách diễn đạt khác nhau về định nghĩa FDI, song có thểthấy, hầu hết các tổ chức, các nhà kinh tế đều thừa nhận và thống nhất về khái niệm
FDI ở hai điểm: quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh và quyền sở hữu khống chế
của các nhà đầu tư nước ngoài Quyền kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh
doanh chính là lợi thế mà các nhà đầu tư trực tiếp có được so với các nhà đầu tưgián tiếp nước ngoài Tuy nhiên, quyền kiểm soát kinh doanh lại chịu ảnh hưởngnhất định bởi tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểu hay quyền sở hữu khống chế của cácnhà đầu tư nước ngoài Tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểu của các nhà đầu tư trực tiếpnước ngoài là yếu tố quyết định đến tính chất trực tiếp của các nhà đầu tư nướcngoài trong việc đưa ra các quyết định đầu tư và quản trị doanh nghiệp, được quiđịnh bởi luật pháp của từng nước Đối với nhiều nước trong khu vực, nhà đầu tưnước ngoài chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một sốlĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần của bên
Trang 14nước ngoài nhỏ hơn 49%; 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ Trongkhi đó, Luật đầu tư của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100%vốn nước ngoài và qui định bên nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp địnhcủa dự án
Từ những khái niệm và phân tích trên đây, tác giả thống nhất với khái
niệm về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước
ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào nước tiếp nhận đầu tư để
có được quyền sở hữu và quản lý một thực thể kinh tế hoạt động lâu dài ở nước
đó với mục tiêu thu lợi nhuận
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Như vậy, qua định nghĩa trên cho thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nướcngoài là đầu tư, là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận bằng con đường kinh doanh củachủ đầu tư nước ngoài Bởi thế, đầu tư trực tiếp nước ngoài mang đầy đủ những đặctrưng của đầu tư nói chung Ngoài ra, nó còn có thêm một số đặc điểm quan trọngkhác so với các hình thức đầu tư khác như sau:
Thứ nhất, FDI là loại hình chu chuyển vốn quốc tế trong đó chủ sở hữu vốn
đầu tư là người nước ngoài, tiến hành hoạt động đầu tư ở nước ngoài, có nghĩa làdoanh nghiệp tiếp nhận vốn FDI không thuộc quốc gia của chủ đầu tư Đặc điểmnày có liên quan đến các khía cạnh về quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ, phong tục tậpquán, là các yếu tố làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư của các nhà đầu tưnước ngoài
Thứ hai, FDI gắn liền với việc di chuyển các yếu tố đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia Các yếu tố đầu tư có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình
công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị …), tài sản vôhình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tàichính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…) Ngoài ra, hoạt động FDI cònbao gồm cả hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, cơ chế bảo hộquyền sở hữu của nhà đầu tư Do đó, đối với từng loại tài sản khác nhau đòi hỏinước tiếp nhận đầu tư phải có những cơ chế, chính sách bảo hộ quyền của chủ đầu
tư sao cho phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại
Trang 15Thứ ba, FDI được thực hiện thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp mới ở nước ngoài, mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp.
Điều này cho thấy tính đa dạng của các hình thức và phương thức đầu tư FDI
Thứ tư, quyền quản lý doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu tư vào vốn pháp định Tỷ lệ sở hữu vốn khống chế này do pháp luật của
từng nước qui định và là yếu tố quyết định tính chất trực tiếp trong việc đưa ra cácquyết định đầu tư và quản trị doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài Theo đó,FDI sẽ là người chủ sở hữu hoàn toàn hoặc đồng chủ sở hữu với một tỷ lệ góp vốnnhất định, đủ mức khống chế và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của doanhnghiệp Trong trường hợp góp 100% vốn pháp định, nhà đầu tư nước ngoài có toànquyền quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc đảm bảo
tỷ lệ sở hữu ở mức khống chế còn là cơ sở để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài trở thành những chi nhánh của các công ty ở nước đầu tư Đây là yếu tố làmtăng tính chất toàn cầu của mạng lưới các công ty đi đầu và tạo cơ sở để các công ty
đó thực hiện hoạt động chu chuyển vốn, hàng hoá trong nội bộ công ty, tránh đượchàng rào thuế quan, tiết kiệm chi phí giao dịch
Thứ năm, FDI chủ yếu là hoạt động đầu tư của tư nhân với mục tiêu cơ bản
là lợi nhuận Vì thế, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI phần
lớn là những lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận cao
Thứ sáu, FDI gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) Đây là những tập đoàn có hệ thống các chi nhánh sản xuất ở
nước ngoài, có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, nhãn hiệu sản phẩm có uy tín vàdanh tiếng trên toàn cầu; đội ngũ các nhà quản lý có trình độ cao, có khả năngđiều hành các hoạt động sản xuất và phân phối trên toàn cầu, có năng lực cạnhtranh cao Các nước đang phát triển có thể tiếp cận với các công ty xuyên quốc giathông qua hoạt động FDI để thu hút nguồn vốn lớn, công nghệ nguồn, công nghệhiện đại, trình độ quản lý, cải thiện năng lực cạnh tranh,…
Thứ bảy, FDI là loại hình đầu tư trực tiếp và dài hạn Do đó, vốn FDI là
nguồn vốn tương đối ổn định, bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước ở cácnước đang phát triển FDI không phải là vốn vay nên nước tiếp nhận vốn không
Trang 16phải lo trả nợ và FDI cũng ít chịu sự chi phối, ràng buộc bởi mối quan hệ chính trịgiữa nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư như vốn ODA.
1.1.1.3 Các hình thức đầu tư FDI
Hiện nay, luồng vốn FDI của các quốc gia và vùng lãnh thổ vào Việt Namkhông ngừng tăng lên Luồng vốn này được Việt Nam tiếp cận theo nhiều hìnhthức khác nhau
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên(các bên hợp doanh) quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh đểtiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam mà không thành lập pháp nhân Các hợpđồng thương mại và hợp đồng kinh tế có tính chất trao đổi hàng hóa như giaonguyên liệu lấy sản phẩm Mua thiết bị trả chậm bằng sản phẩm không thuộchình thức đầu tư này
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hoặc nhiều bên hợp tácthành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kếtgiữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nướcngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tácvới doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhàđầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh
Khác với hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh làm hìnhthành một pháp nhân mới Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hìnhthức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoàioanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là
doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hìnhthức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam
BOT/ BTO/ BT
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT)
Trang 17BOT là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩmquyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong mộtthời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn côngtrình đó cho Nhà nước Việt Nam.
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO)
BTO là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩmquyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựngxong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủdành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất
định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)
BT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền vànhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhàđầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điềukiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuậnhoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT
Công ty cổ phần có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Công ty cổ phần có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công tydo nhà đầu
tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là công
ty Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại
Công ty mẹ - con
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn mở rộng sảnxuất kinh doanh có thể thành lập công ty con, đầu tư vốn, tài sản vào công ty con
để mở rộng và phát triển thị trường theo ngành, chiến lược mà mình đã lựa chọn
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc mộttrong các trường hợp sau đây (Khoản 15, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005):
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành củacông ty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
Trang 18- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Mua lại và sáp nhập (M&A)
M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanhnghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó
Hiện nay, hoạt động M&A ngày càng trở nên phổ biến và nó đã trở thànhmột xu thế mới ngày càng phát triển mạnh mẽ và hình thành rõ ràng tại ViệtNam Hình thức đầu tư thông qua M&A của các doanh nghiệp Nhật Bản hướngđến thị trường Việt Nam là một xu thế tất yếu.Tổng nguồn vốn đầu tư vào cácthương vụ M&A tại Việt Nam ngày càng nhiều về số lượng, chất lượng và quy
mô Ở một mặt nào đó, hoạt động này đang được xem như là một động lực vàhình thức mới mẻ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
Ở Việt Nam, M&A là một hình thức đầu tư trực tiếp và được quy định tạiĐiều 21, Khoản 6 Luật Đầu tư năm 2005: “Đầu tư thực hiện việc sáp nhập vàmua lại doanh nghiệp”
1.1.1.4 Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷnhưng đã nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế FDItrở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọinước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệpmới hay những nước trong khối các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và nhữngnước phát triển cao
Về bản chất, FDI là sự thiết lập về quyền sở hữu về tư bản của công tymột nước ở một nước khác; có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lí cácnguồn vốn đã được đầu tư; có kèm theo quyền chuyển giao công nghệ và kỹnăng quản lí; có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốcgia; gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mạiquốc tế
Trang 19Với ý nghĩa đó, FDI đóng vai trò quan trọng đối với cả nước đầu tư vànước tiếp nhận đầu tư Hoạt động này có tính hai mặt, có cả tác động tiêu cực vàtác động tích cực đối với nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư.
Trước hết đối với nước đi đầu tư (nước chủ đầu tư) FDI có những tác
động chủ yếu sau:
Tác động tích cực
Trong trường hợp thị trường vốn trong nước đã bão hòa hoặc tỷ suất sinhlợi của đồng vốn trong nước ở mức thấp, đầu tư ra nước ngoài là một phương ántốt, được các nhà đầu tư yêu thích lựa chọn nhằm tối đa hóa khả năng sinh lờicủa đồng vốn
Một phần lợi nhuận khai thác được ở nước ngoài sẽ được chuyển về nướccủa chủ đầu tư, góp phần tăng GNP, tăng tổng tài sản của quốc gia đó
Đầu tư nước ngoài mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nguyênliệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực mà họ đầu tư cũng như trên thế giới
Do khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ, thị trườngtiêu thụ rộng lớn nên có thể mở rộng quy mô, khai thác được lợi thế kinh tế củaquy mô từ đó có thể nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm
Tránh được các hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếpnhận đầu tư bằng cách thông qua FDI chủ đầu tư hay doanh nghiệp nước ngoàixây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong lòng nước thi hành chínhsách bảo hộ
Tác động tiêu cực
Khi các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước
sẽ mất đi khoản vốn đầu tư, khó khăn hơn trong việc tìm nguồn vốn phát triểncũng như giải quyết việc làm Do đó trong nước có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái,
vì thế mà một số nước chủ nhà không đưa ra chính sách khuyến khích cho việcđầu tư ra nước ngoài
Đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi rohơn trong môi trường mới về chính trị, sự xung đột vũ trang của các tổ chức
Trang 20trong các quốc gia hay những tranh chấp nội bộ của quốc gia hay đơn thuần chỉ
là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia tiếp nhận… Tất cảnhững điều đó đều khiến cho các doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất tàisản cơ sở hạ tầng Do vậy mà họ thường phải đầu tư vào các nước ổn định vềchính trị cũng như trong chính sách và môi trường kinh tế
Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì hoạt động FDI cũng có cả những tác
động tích cực và tác động tiêu cực:
Tác động tích cực
Nhờ nguồn vốn FDI mà có thể khai thác tốt nhất các lợi thế về tài nguyênthiên nhiên, vị trí địa lí Bởi các nước tiếp nhận thì thường là nước đang pháttriển có tài nguyên song không biết cách khai thác hoặc khai thác và sử dụngkhông hợp lý
Do nhà đầu tư nước ngoài là người trực tiếp điều hành và quản lí vốn nên
họ có trách nhiệm cao, thường đưa ra những quyết định có lợi cho họ Vì thế họ
có đảm bảo hiệu quả của vốn FDI
Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ bên ngoài do không quyđịnh mức vốn góp tối đa mà chỉ quyết định mức vốn góp tối thiểu cho nhà đầu
tư Do đó, trong một số hình thức đầu tư như liên doanh liên kết, vốn FDI có thểđược xem như một nhân tố thúc đẩy nguồn vốn trong nước vận động, tạo độnglực tăng trưởng kinh tế đối với nước tiếp nhận
Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài hay cạnh tranh vớidoanh nghiệp nước ngoài và tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại, thậm chí
có cơ hội tiếp thu được kinh nghiệm quản lí kinh doanh của họ
Tạo điều kiện để tạo việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏvốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng caođời sống nhân dân
Khuyến khích doanh nghiệp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiếncông nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng, giảm giá thành sản phẩm do phảicạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, mặt khác thông qua hợp tác với nước
Trang 21ngoài có thể mở rộng thị trường thông qua tiếp cận với bạn hàng của đối tác đầu tư.
Môi trường chính trị trong nước có thể bị ảnh hưởng, các chính sách trongnước có thể bị thay đổi do khi đầu tư vào thì các nhà đầu tư thường có các biệnpháp vận động quan chức địa phương theo hướng có lợi cho mình
Hiệu quả của đầu tư phụ thuộc vào nước tiếp nhận: có thể phải tiếp nhận từcác nước đi đầu tư những công nghệ, thiết bị lạc hậu không phù hợp với nền kinh
tế, gây ô nhiễm môi trường
Các lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu tưnước ngoài mà không theo ý muốn của nước tiếp nhận Do vậy việc bố trí cơ cấuđầu tư sẽ gặp khó khăn, tạo ra sự phát triển mất cân đối giữa các vùng
Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước do quá trình cạnh tranh nên nhiềudoanh nghiệp trong nước bị phá sản
Ảnh hưởng tới cán cân thanh toán quốc tế do sự di chuyển của các luồngvốn cũng như luồng hàng hoá ra vào trong nước
Ngày nay hầu hết việc đầu tư là của các công ty đa quốc gia vì thế cácnước tiếp nhận thường bị thua thiệt, thất thu thuế hay các liên doanh sẽ phảichuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do các vấn đề chuyển nhượnggiá nội bộ của các công ty này
1.1.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2.1 Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thuật ngữ “thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” được sử dụng ngày càngphổ biến và rộng rãi trong bối cảnh các dòng đầu tư quốc tế có sự lưu chuyểnliên tục và rộng khắp giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Tuy
Trang 22nhiên, chưa có một định nghĩa hay một khái niệm chính thức nào được thốngnhất khi đề cập đến “thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”.
Trong thực tế, các quốc gia, địa phương tiến hành thu hút đầu tư nướcngoài bằng cách đưa ra những cam kết, ưu đãi về thuế, cơ sở hạ tầng, nguồnnhân lực,… nhằm tạo ra những thuận lợi để hấp dẫn các doanh nghiệp nướcngoài bỏ vốn đầu tư vào quốc gia hay địa phương mình
Một cách chung nhất, có thể hiểu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài baogồm tất cả những chính sách, biện pháp, yếu tố thuộc về kinh tế, thương mại,đầu tư, tự nhiên được tạo ra hoặc chỉ ra cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm tạo
ra những thuận lợi để các nhà đầu tư quyết định bỏ vốn hoặc tiếp tục đầu tư thêmvốn vào quốc gia/ địa phương mình
Hiện nay, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện ở
cả cấp độ quản lý nhà nước và địa phương Ở cấp độ quản lý nhà nước, thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài thường được các cấp lãnh đạo nhà nước tiến hànhtrong các chuyến công du, gặp gỡ các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức cácchương trình xúc tiến đầu tư nhằm kêu gọi vốn đầu tư Ở trong nước, hoạt độngnày thường được giao cho một cơ quan chuyên trách trực thuộc bộ quản lý lĩnhvực đầu tư Hoạt động này cũng được phân cấp về các địa phương Theo đó, cácđịa phương tùy theo đặc điểm và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương mình
để tạo ra đặc trưng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hoặc đưa ra những danh mục
ưu đãi, cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
1.1.2.2 Cơ chế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để hấp dẫn, thu hút được thêm nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, cơ quanquản lý cấp trung ương và địa phương của nước tiếp nhận đầu tư thường nỗ lựcđưa ra ưu đãi, thuận lợi, những thay đổi trong chính sách để thuyết phục các nhàđầu tư quyết định đầu tư vào nước mình, địa phương mình
(1) Cải cách các thủ tục hành chính và các quy định pháp lý đối với hoạt động đầu tư
Môi trường pháp lý và chính sách cải cách thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Xây dựng và duy trì một thể
Trang 23chế chính trị ổn định, pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tư minh bạch, đồng thời đưa
ra những chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư chính là những yếu tố thuyết phục nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào một quốc gia.Bên cạnh đó, cần xây dựng môi trường kinh doanh theo hướng tích cực, hiện đại,tiếp cận với xu thế chung của thế giới, cho thấy mức độ hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới
(2) Thuế và ưu đãi đầu tư
Thuế và các khoản phí luôn là yếu tố mà các doanh nghiệp xem xét khi quyết định đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Trên thế giới, những “thiênđường thuế” như British Virgin Islands (BVI), Quần đảo Cayman,… luôn là địa chỉ yêu thích của các nhà đầu tư trong việc thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động thương mại, đầu tư…
Việc phân tích và đưa ra được mức thuế phù hợp (bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…) sẽ tạo ra sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Với mức thuế suất và các phụ phí được công khai và ở mức độ hợp lý, nhà đầu tư có cơ sở
để phân tích và lựa chọn cơ hội kinh doanh
(3) Chính sách về đất đai
Với mục tiêu bỏ vốn đầu tư lâu dài tại một quốc gia, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều xem xét đến chính sách đất đai quốc gia đó dành cho các nhà đầu tư Những yếu tố liên quan như các quy định về thời gian cho thuê, mức phí cho thuê, đền
bù và giải phóng mặt bằng… là cơ sở để các nhà đầu tư xem xét khi quyết định đầu tư hay mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Đưa ra những ưu đãi, cũng như tạo những thuận lợi cho các nhà đầu tư thuê mặt bằng và sử dụng mặt bằng
đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ là những yếu tố đáng kể thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của quốc gia, địa phương tiếp nhận đầu tư là một trong những yếu
tố đầu tiên các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến Do đó, đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng là một trong những ưu tiên đầu tư của chính phủ các nước cũng như cơ quan quản lý địa phương trong quá trình thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
Trang 24(5) Phân cấp quản lý đầu tư
Quản lý hoạt động đầu tư thuộc nhóm những yếu tố vĩ mô khiến các nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đầu tư Việc phân cấp, giao một phần quản lý hoạt động đầu tư cho địa phương góp phần làm cho các thủ tục liên quan đến hoạt động đầu
tư diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn Địa phương quản lý hoạt động đầu tư cũng sẽ sâu sát hơn, nhiều cơ hội tiếp cận nhà đầu tư, nắm bắt tình hình và giải quyết vấn đề nhanh hơn
(6) Cơ chế giải quyết xung đột lợi ích giữa nước tiếp nhận FDI và nhà đầu tư
Xung đột giữa nước tiếp nhận vốn đầu tư và nhà đầu tư là điều khó tránh khỏi trong kinh doanh Tuy nhiên, cách tiếp cận, cơ chế giải quyết xung đột lại là một trong những yếu tố tạo sức hấp dẫn cho nơi địa phương, quốc gia đó Giải quyết xung đột một cách hợp lý, theo cơ chế minh bạch, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư sẽ là những yếu tố thuyết phục để nhà đầu tư tiếp tục mở rộng hoạt động và những nhà đầu tư mới quyết định bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh tại đây
(7) Đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ được hiểu là những ngành sản xuất các yếu tố đầu vào bổ sung cho các ngành sản xuất chính trong nền kinh tế Trước đây, với việc sản xuất theo quy mô khép kín, mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có khả năng cung cấp một sản phẩm hoàn chỉnh, công nghiệp phụ trợ chỉ đóng vai trò nhỏ trong nền kinh tế Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế trên quy mô toàn cầu, quá trình chuyên môn hóa diễn ra một cách mạnh mẽ và sâu sắc giữa các nền kinh tế, mỗi một quốc gia, vùng lãnh thổ chỉ tập trung vào sản xuất một giai đoạn, bộ phận nhất định của sản phẩm, vai trò của công nghiệp phụ trợ ngày càng trở nên quan trọng Với sự hỗ trợ này, quá trình sản xuất của các nền kinh tế diễn ra một cách thuận lợi, khai thác triệt để lợi thế so sánh của vùng Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi các quốc gia và vùng lãnh thổ khi hình thành, xây dựng nền sản xuất theohướng chuyên môn hóa cũng cần lưu ý đến sự phát triển của hệ thống các ngành công nghiệp hỗ trợ Sự phát triển của hệ thống công nghiệp phụ trợ cũng dần trở thành yếu tố quan trọng trong thu hút đầu tư Chính phủ các quốc gia trong quá trình hình thành các khu kinh tế trọng điểm, đóng vai trò đầu tàu của nền sản xuất, cũng cần xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ Điều này không chỉ góp phần tạo thuận lợi cho sản xuất trong nước, tăng tính cạnh tranh
mà còn đóng vai trò là yếu tố quan trọng trong thu hút đầu tư cả trong và ngoài
Trang 25nước Sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ cũng cho thấy trình độ phát triển của nền sản xuất Với một nền sản xuất có tính chuyên môn hóa cao, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất trên quy mô toàn cầu, các ngành công nghiệp phụ trợ càng có nhiều cơ hội để phát triển Do đó đầu tư cho công nghiệp phụ trợ
là một trong những chính sách quan trọng để tăng cường thu hút đầu tư từ trong
và ngoài nước vào vùng kinh tế trọng điểm
1.2 Lý luận chung về vùng kinh tế trọng điểm
1.2.1 Khái niệm vùng kinh tế trọng điểm
Trước đây, khái niệm vùng kinh tế hay vùng kinh tế - xã hội được các nước
sử dụng phổ biến trong quá trình nghiên cứu hoạt động kinh tế theo phạm vi lãnhthổ quốc gia Nội dung của vùng kinh tế thường gắn với các điều kiện địa lý cụthể, có các hoạt động kinh tế - xã hội tương thích trong điều kiện kỹ thuật – côngnghệ nhất định Do đó, theo cách hiểu thông thường, vùng kinh tế trọng điểm làvùng tập trung lớn về công nghiệp và thương mại, dịch vụ nhằm thu hút nhiềunguồn đầu tư trong và ngoài nước, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt làngành công nghiệp
Nhiều nước trên thế giới phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng kinh
tế - xã hội để hoạch định chiến lược, xây dựng các kế hoạch phát triển, xây dựng
hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô để quản lý vùng nhằm đạt được mục tiêuchung phát triển của đất nước Ví dụ, những năm 1980, Nhật Bản chia lãnh thổquốc gia thành 5 vùng, Pháp chia thành 8 vùng Đầu những năm 1990, Canadacũng phân chia lãnh thổ quốc gia thành 4 vùng kinh tế để phát triển
Hiện tại ở Việt Nam định nghĩa vùng kinh tế của các học giả Liên Xôtrước đây vẫn được sử dụng, trong số đó có định nghĩa của Alaev như sau:
“Vùng kinh tế là một bộ phận lãnh thổ nguyên vẹn của nền kinh tế quốc dân, cónhững dấu hiệu sau: chuyên môn hoá những chức năng kinh tế quốc dân cơ bản;tính tổng hợp: được hiểu theo nghĩa rộng như là mối quan hệ qua lại giữa các bộphận cấu thành quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lãnh thổ củavùng…, coi vùng như là hệ thống toàn vẹn, một đơn vị có tổ chức trong bộ máy
Trang 26quản lý lãnh thổ nền kinh tế quốc dân” [theo Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn VănPhú (Đồng chủ biên) 2006: 20].
Trong quy hoạch tổng thể nền kinh tế của Chính phủ, khu kinh tế trọng
điểm được hiểu là khu vực bao gồm một số tỉnh/thành phố “có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao
và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước”.
Từ năm 1976 đến nay, tuỳ theo đặc điểm của từng thời kỳ, Việt Nam đãđưa ra các hệ thống vùng kinh tế khác nhau, chẳng hạn như hệ thống 7 vùngnông lâm nghiệp, sau đó là hệ thống 8 vùng giai đoạn 1976-1980; hệ thống 4vùng lớn và 7 tiểu vùng thời kỳ 1981-1985; hệ thống 8 vùng và 3 vùng kinh tếtrọng điểm từ năm 1986; và giai đoạn hiện nay (kể từ năm 2009) là hệ thống 6vùng kinh tế lớn và 4 vùng kinh tế trọng điểm
Sáu vùng kinh tế lớn bao gồm:
(1) Vùng Trung Du và Miền núi Bắc Bộ (Tây Bắc và Đông Bắc) gồm cáctỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, HàGiang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và HoàBình;
(2) Vùng Đồng Bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồmcác tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, NamĐịnh, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh
(3) Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ (còn gọi là Duyên hảimiền Trung) và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm các tỉnh: Thanh Hoá,Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, QuảngNam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận
(4) Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, ĐakNông và Lâm Đồng
(5) Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm cáctỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, BìnhDương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang
Trang 27(6) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ,Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang,Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
(3) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương là: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định;
(4) Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thànhphố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau
1.2.2.Đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm
Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận cấu thành của lãnh thổ quốc gia(bao gồm một số tỉnh, thành phố nhất định) hội tụ được các điều kiện, yếu tố vàtiềm năng (điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, ) thuận lợi để phát triểnvới tư cách là vùng động lực, là đầu tàu có khả năng lôi cuốn, tác động lan tỏatheo hướng tích cực đến các vùng và tiểu vùng khác, cũng như toàn bộ đất nước
Vùng kinh tế trọng điểm cũng có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
• Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố có đặc điểm khá tươngđồng nhau (về vị trí, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh ) Số lượng vàphạm vi lãnh thổ của mỗi vùng kinh tế có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộcvào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
• Hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi, tập trung tiềm lực kinh tế và có vịthế hấp dẫn các nhà đầu tư, thể hiện ở sự phát triển vượt trội về kết cấu hạ tầng(giao thông, mạng lưới điện, viễn thông); về chất lượng nguồn nhân lực, về trình
độ phát triển kinh tế;
Trang 28• Có tỷ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, có khả năng tạo ra tốc độphát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác;
• Có khả năng tạo tích lũy đầu tư để tái sản xuất mở rộng; đồng thời cóthể tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước Trên cơ sở đó, vùng kinh tế trọngđiểm không những tự đảm bảo nguồn tài chính cho mình, mà còn có khả năng hỗtrợ cho các vùng khác;
• Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ then chốt, để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nước
Từ đây, tạo ra những tác động lan tỏa tới các vùng và tiểu vùng xung quanh
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm
Đầu tư vào những khu vực có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũngnhư kinh tế xã hội thường mang lại hiệu quả cao cho các nhà đầu tư Do đó, cácnhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm đầu tư vàonhững khu vực kinh tế có nhiều thuận lợi, đặc biệt là những vùng kinh tế đượcxem là trọng điểm Đây là một thực tế khách quan bởi vùng kinh tế trọng điểmkhông chỉ có những thuận lợi về các yếu tố tự nhiên mà còn có ý nghĩa chính trị
xã hội đặc biệt quan trọng đối với quốc gia Đầu tư vào khu vực này thường cónhiều thuận lợi hơn, giảm thiểu được những rủi ro và khó khăn trong quá trìnhđầu tư
Đồng thời, để thu hút được thêm nhiều vốn đầu tư vào nước mình cácquốc gia tiếp nhận đầu tư thường đưa ra những ưu đãi đối với các nhà đầu tư.Với điều kiện thuận lợi sẵn có của các vùng kinh tế trọng điểm, các chính sách
ưu đãi, thu hút đầu tư được đưa ra thường được quan tâm hơn Các chính sáchnày cũng có tính khả thi cao, dễ thực hiện hơn so với chính sách ưu đãi đầu tư tạicác khu vực không có được đánh giá là vùng trọng điểm Nguồn vốn đầu tư vàovùng kinh tế trọng điểm cũng có tỷ lệ sinh lời cao hơn so với các khu vực khác,góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực nói riêng và toàn bộ nền kinh
tế quốc gia nói chung Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốcgia bởi đây chính là cơ sở, điều kiện để phát triển kinh tế, cải thiện, nâng cao
Trang 29mức sống của người dân, tăng vị thế của quốc gia trên trường quốc tế Ngược lại,khu vực kinh tế trọng điểm nếu tạo ra được nhiều giá trị cho các đồng vốn đầu tưtrực tiếp hiện có, sẽ có thêm nhiều khả năng và tính hấp dẫn với các nhà đầu tư,
từ đó thu hút thêm nhiều nguồn vốn bổ sung cho khu vực và quốc gia
Việc thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phụ thuộc vào nhữngnhân tố chủ yếu là: Các nhân tố thuộc các nước đi đầu tư, các nhân tố thuộc quốcgia, các nhân tố thuộc vùng, địa phương của nước nhận đầu tư Nắm được cácnhân tố này sẽ giúp chúng ta tư duy đúng là có thể tác động và kiểm soát nhữngyếu tố nào (yếu tố thuộc bên trong), còn không thể thay đổi được những yếu tốbên ngoài, và ta không thể kiểm soát
(1) Nhân tố thuộc về các nước đi đầu tư
- Chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường đầu tư
Trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài, các nhà đầu tư luôn
so sánh mức độ hấp dẫn và độ rủi ro cho đồng vốn của họ Họ chỉ quyết định đầu
tư ra nước ngoài nếu thấy việc đầu tư ở nước ngoài là có hiệu quả hơn, đem lạilợi nhuận cao hơn so với đầu tư trong nước Tuy nhiên, với mỗi một thị trườngđầu tư, nhà đầu tư nước ngoài lại có những chiến lược và định hướng đầu tưkhác nhau, căn cứ vào các điều kiện về môi trường đầu tư của nước sở tại Mụcđích đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài có thể được phân chia thành các loại nhưsau: FDI với mục tiêu tìm kiếm thị trường, FDI với mục tiêu khai thác tài nguyênthiên nhiên, FDI với mục tiêu khai thác hiệu quả Trong ba loại FDI trên đây,loại FDI với mục tiêu khai thác tài nguyên thiên nhiên thường được thực hiệnđối với các quốc gia đang phát triển, mà ở đó nhà đầu tư nước ngoài có thể tậndụng nguồn nguyên liệu thô, lao động phổ thông giá rẻ Với loại đầu tư này,nước tiếp nhận đầu tư rất dễ rơi vào tình trạng bị khai thác tài nguyên thiên nhiênmột cách thiếu khoa học, ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố đầu vào cho hoạt độngsản xuất trong dài hạn, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững
- Tiềm lực tài chính
Trang 30Tiềm lực tài chính của nước đầu tư không những có tác động mạnh đếnviệc thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, mà còn có ảnh hưởng tích cực đến sự pháttriển bền vững trong hoạt động thu hút FDI của nước tiếp nhận đầu tư.
Thực tế cho thấy, những quốc gia có hoạt động đầu tư ra nước ngoàithường là những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh, có mức tích lũy nội bộ trongnước cao, có mức dự trữ ngoại tệ lớn Do đó, họ tìm cách đầu tư ra nước ngoàivới mục đích nhằm khai thác tối đa hiệu quả của nguồn vốn dư thừa này Nhàđầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng triển khai hoạtđộng đầu tư một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, tránh hiện tượng trì hoãn, rútvốn hoặc đi vay vốn để tiến hành đầu tư Ngoài ra, với tiềm lực tài chính mạnh,các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có điều kiện hơn để đầu tư, đổi mới trang thiết bị,công nghệ hiện đại cho dây chuyền sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất luợng
và mang tính cạnh tranh cao Đây chính là yếu tố đảm bảo tính bền vững tronghoạt động FDI
- Trình độ công nghệ của các dự án FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư gắn liền với việc dichuyển công nghệ sang nước tiếp nhận đầu tư Và, nước tiếp nhận đầu tư, thôngqua hoạt động FDI sẽ hấp thụ được công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nướcphát triển thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ như mua bán li - xăng, Một quốc gia có trình độ công nghệ cao thường làm chủ các công nghệ nguồn và
nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng suất, rút ngắn thờigian sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Không những thế, một dự án FDIvới tiềm năng công nghệ lớn sẽ làm hạn chế tác động tiêu cực đến môi trườngnước sở tại Do vậy, để hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đảm bảo tính bềnvững, nước tiếp nhận đầu tư nên có chính sách thu hút những dự án FDI với trình
độ công nghệ tiên tiến, hiện đại
(2) Các nhân tố thuộc nước tiếp nhận đầu tư
Đối với nước nhận vốn FDI, có những nhân tố sau sẽ ảnh hưởng đến việcthu hút
- Sự ổn định về chính trị, kinh tế
Trang 31Tình hình chính trị, kinh tế của một quốc gia chính là những yếu tố vĩ mô cơ bảnnhất tạo ra sự hấp dẫn cho môi trường đầu tư của quốc gia đó Sự ổn định về chính trị, kinh tế sẽ tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi Một chính quyền mạnh, thực thi hữu hiệu các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứngnhững yêu cầu chính đáng của người dân sẽ tạo ra lòng tin và sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, kinh tế phát triển, có mối quan hệ hòa bình, hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư Các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn khi bỏ vốn đầu tư lâu dài Ngược lại, nếu một quốc gia có chính trị không ổn định, thường có bất hòa với quốc gia khác, khi xảy ra xung đột, các quốc gia thường áp dụng chính sách cấm vận, trừng phạt kinh tế, chính trị… Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đế các nhà đầu tư
Do vậy, sự ổn định về chính trị, kinh tế là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro khi thực hiện hoạt động đầu tư ở nước sở tại, bởi đây là những nhân
tố nhạy cảm, tác động trực tiếp đến tâm lý và hành động thực tế của các nhà đầu
tư Các nhà đầu tư quyết định bổ sung vốn để mở rộng sản xuất hay thu hẹp, rút vốn cũng chủ yếu phụ thuộc vào sự ổn định chính trị và xã hội
Khi chính trị chung của một quốc gia càng ổn định thì các địa phương trong nước càng có nhiều khả năng thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức và các cá nhân trong nước và quốc tế
- Nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực tự nhiên hay tài nguyên thiên nhiên cũng là một trong những yếu tố tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nguồn tài nguyên phong phú, phù hợp với lĩnh vực đầu tư sẽ trở thành đầu vào sản xuất, góp phần giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đầu ra Trong giai đoạn trước đây, sự dồi dào về nguồn lực tự nhiên được các quốc gia đang phát triển xem là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư Tuy nhiên với sự suy giảm đáng kể của tài nguyên trong giai đoạn hiện nay do sự khai thác quá mức, các quốc gia trước đây vốn được xem là giàu có về tài nguyên thiên nhiên đang mất dần đi lợi thế này và đang có sự điều chỉnh về chính sách phát triển
Các yếu tố tự nhiên có thể khai thác để tạo ra sự hấp dẫn, thu hút đối với các nhàđầu tư nước ngoài, bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, rừng,
… các nước còn chú trọng khai thác một yếu tố nữa, đó là vị trí địa lý tự nhiên của quốc gia đó Mỗi một quốc gia đều được xác định ở một vị trí cụ thể trên bản
Trang 32đồ thế giới Một số quốc gia sẽ có được thế mạnh này khi có được những đặc điểm tự nhiên như có đường bờ biển phù hợp để phát triển hoạt động vận tải biểnquốc tế, nằm ở vị trí giao lưu thương mại quan trọng của khu vực và thế giới Với những thuận lợi về vị trí địa lý này, các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vàoquốc gia này cũng sẽ có cơ hội khai thác những yếu tố này, tận dụng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Bên cạnh hai yếu tố cơ bản trên, những yếu tố tự nhiên khác như diện tích, địa hình, đặc điểm khí hậu,… của một khu vực hay một quốc gia cũng là những nhân tố quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm, xem xét trong quá trình quyết định hoạt động đầu tư
- Môi trường pháp luật
Thu hút FDI là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động quản lý vĩ mô về đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việc thu hút FDI không chỉ gắn liền với hiệu quả kinh
tế - xã hội, mà còn gắn liền với sự phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của từng địa phương Đối với mỗi quốc gia, hệ thống luật pháp
và môi trường thể chế là thành phần quan trọng của môi trường đầu tư, bởi nó phản ánh chính sách mở cửa và chiến lược hội nhập của quốc gia với nền kinh tế thế giới
Thực tế cho thấy, sự thành công hay thất bại trong việc hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc nhiều vào hệ thống luật pháp cũng như môi trường thể chế Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng nước mà hệthống luật pháp của mỗi nước có sự hấp dẫn đầu tư khác nhau Nếu hệ thống pháp luật của một nước đồng bộ, rõ ràng, chặt chẽ, không có sự chồng chéo, phù hợp với hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế thì khả năng thu hút FDI của nước đó sẽ càng cao và ngược lại Các nhà đầu tư cho rằng, pháp luật quy định
và điều chỉnh tất cả các hoạt động để gắn quyền lợi với nghĩa vụ và trách nhiệm kinh tế - xã hội của họ trong sản xuất kinh doanh
- Cơ sở hạ tầng
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một quốc gia luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định vàtriển khai các dự án đầu tư đã cam kết
Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu, cảng, đường sá, kho bãi và các phương tiện vận
Trang 33tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe – nhìn hiện đại, có thể nốimạng thống nhất toàn quốc và liên thông với toàn cầu; hệ thống điện nước dồi dào và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống; và một hệ thống mạng lưới cung cấp các dịch vụ khác (như y tế, giáo dục, giải trí, dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo, kỹ thuật,…) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao.
Để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình đầu tư Sức cạnh tranh củanhiều ngành dịch vụ như bưu chính – viễn thông, vận tải hàng không, điện, vận tải biển… ngày càng phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu ở tất
cả các quốc gia Trong đó, dịch vụ thông tin và tư vấn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng đối với cả những nước thu hút vốn nước ngoài và các chủ đầu tư Nộidung hoạt động dịch vụ này rất phong phú, đa dạng và ngày càng được mở rộng, bao gồm từ việc cung cấp thông tin cập nhật, tin cậy, có hệ thống về môi trường đầu tư, kinh doanh của nơi tiếp nhận đầu tư cũng như các chủ đầu tư Đây là những thông tin rất quan trọng đối với các nhà đầu tư khi muốn tìm hiểu về môi trường đầu tư tại địa phương Ngoài ra, môi trường đầu tư còn bị ảnh hưởng khá lớn của hệ thống hạ tầng xã hội như hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe, hệ thống giáo dục – đào tạo, phong tục tập quán, văn hóa, tôn giáo,…
- Công tác quy hoạch
Quy hoạch xây dựng là công việc quan trọng hàng đầu Để đảm bảo cho hoạt động xây dựng có hiệu quả và phát triển bền vững, chính quyền địa phương xây dựng các chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn nhất định, thường là 5 năm, và định hướng hàng năm cho các hoạt động đầu tư Tuy nhiên, chất lượng của công tác quy hoạch lại ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả đầu tư Nếu quy hoạch thiếu chiến lược, tầm nhìn hạn chế, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa kịp thay đổi với quá trình thay đổicủa các yếu tố khách quan thì sẽ khó có thể định hướng được cho các nhà đầu tư
Do vậy, quy hoạch phải mang tính khách quan, gắn với việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường và khả năng của doanh nghiệp
- Chính sách, công cụ và thủ tục hành chính của chính quyền địa phương về đầu tư
Trang 34Một trong những lực cản lớn làm nản lòng các nhà đầu tư chính là thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, gây tốn kém về thời gian, chi phí, làm mất cơ hội đầu
tư Do vậy, để doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, nhanh chóngtiến hành sản xuất kinh doanh thì thời gian phê duyệt, quy trình quyết định cấp giấy phép đầu tư, cũng như thời gian thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm định môi trường cho các dự án phải nhanh chóng
Bên cạnh những vấn đề liên quan đến các thủ tục hành chính thì hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương cũng rất quan trọng, đặc biệt trong phân cấp quản lý Bởi việc phân cấp trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt, thi công… hợp lý sẽ phát huy được quyền tự chủ của địa phương và doanh nghiệp Ngược lại, giao quyền tự chủ cho các địa phương nhưng không có các chế tài quản lý, kiểm tra, theo dõi… sẽ dẫn đến tình trạng thả nổi doanh nghiệp Sự lẫn lộn giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng dẫn đến cơ chế xin cho, tiêu cực… cũng sẽ dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư và làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh tại địa phương
Do vậy, muốn có một bộ máy hành chính gọn nhẹ, các thủ tục hành chính và những quy định pháp lý đơn giản, công khai và nhất quán đòi hỏi trình độ cán
bộ, công chức phải không ngừng được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, am hiểu luật pháp và ứng xử hợp lý, linh hoạt trong các tình huống Chính những điều này sẽ trở thành yếu tố tạo thuận lợi, tăng lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư của các địa phương
- Chất lượng nguồn nhân lực
Nhân lực là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất Do đó, chất lượng lao động và giá cả lao động cũng sẽ quyết định hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư là một vấn đề cấp bách, bởi doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không phụ thuộcrất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực Thực tế chứng minh rằng chất lượng nguồn nhân lực có tác động rất mạnh đến khả năng thu hút đầu tư và ngược lại, chất lượng nguồn thấp sẽ hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại Thông
thường, một địa phương có năng lực hấp thu vốn cao và nguồn nhân lực có chất lượng tốt thì dòng vốn đầu tư đổ vào địa phương đó càng nhiều Hơn nữa, một hệ thống doanh nghiệp trong nước phát triển, đủ sức tiếp thu công nghệ được chuyển giao và là đối tác ngày càng bình đẳng với các nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện
Trang 35cần thiết để nước và địa phương tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều hơn, hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
1.4 Kinh nghiệm quốc tế về thu hút FDI vào các vùng kinh tế trọng điểm
Kinh nghiệm của Indonesia
Indonesia là một trong những quốc gia Đông Nam Á thành công trong hoạt độngthu hút nguồn vốn FDI Năm 2008, Indonesia thu hút được 7,9 tỷ USD, dự kiến đến năm 2015, Indonesia có thể thu hút được 30-40 tỷ USD vốn FDI Để đạt được những thành công đó, Indonesia đã có những động thái tích cực để thu hút FDI vào các vùng kinh tế trọng điểm
Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, Indonesia đứng trước thách thức cần nguồn vốn để phục hồi nền kinh tế Do nợ công của Indonesia lúc đó đã ở mức cao khiến khả năng vay nước ngoài thấp và nguồn vốn trong nước cạn kiệt, giải phápkhả thi nhất là thu hút FDI để phục hồi nền kinh tế Đồng thời, Indonesia cũng đứng trước thách thức quản lý nguồn vốn FDI đổ vào nước này, trong đó nổi bật
là thách thức duy trì phát triển đồng đều giữa các vùng miền và phân cấp quản lýhiệu quả
Là một quốc gia với hơn 10 ngàn đảo, nhiều sắc tộc, bị chia cắt nhiều bởi biển vàrừng, do đó, việc tạo lập sự phát triển hài hòa theo vùng, miền là thách thức rất lớn đối với Indonesia
Liên quan đến phát triển vùng miền, việc phát triển dựa vào nguồn vốn FDI có thể làm tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và tăng nguy cơ gây bất ổn, xung đột Lý do là nguồn vốn FDI có xu hướng tập trung vào một số địa phương
có lợi thế về nguồn lực và tập trung đông dân Trong khi đó, các địa phương được phân quyền quản lý mạnh mẽ về thu chi ngân sách theo chương trình phân cấp hóa từ năm 1999 Như vậy, các địa phương nghèo sẽ không có ngân sách để thực hiện các dự phát triển kinh tế, xã hội
Để đảm bảo ổn định chính trị do sự đa dạng và cách biệt văn hóa của nhiều nhóm sắc tộc ở nước này thì việc đảm bảo phát triển đồng đều giữa các vùng là vấn đề hết sức quan trọng đối với Indonesia Vì vậy, một số biện pháp, chính sách để hài hòa việc thu hút FDI và phát triển vùng đã được triển khai, như:
Trang 36- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùng miền với nhau Với từng loại hình FDI, chính sách này có tác động, ảnh hưởng khác nhau Các
dự án FDI cần sử dụng nguồn lực giá rẻ có thể sẽ trải ra đều hơn trên các địa phương do tính kết nối về cơ sở hạ tầng gia tăng Còn các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa thì sẽ tập trung sản xuất tại một địa phương thay vì phân tán ra nhiều địa bàn Nhưng vì họ có thể vận chuyển hàng hóa một cách thuận tiện đến mọi miền do giao thông thuận lợi Do vậy, việc lựa chọn chính sách này cần tính đến đặc điểm của loại hình FDI
Phân cấp quản lý nguồn vốn FDI Sự phân quyền này góp phần tăng tính chủ động và hiệu quả điều hành, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nắm được nhu cầu
và chịu trách nhiệm của chính quyền cấp địa phương Tuy nhiên chính sách này cũng gặp một số rủi ro như chính sách thu hút và quy định về FDI sẽ có sự không thống nhất với nhau giữa các địa phương, giữa địa phương với trung ương, giữa cấp tỉnh và cấp quận tại địa phương Thực tế đã xảy ra khiếu kiện củamột số công ty như Caltex, PT Semen Gresik-Cemex và Kaltim Prima Coal do
sự thiếu thống nhất về chính sách giữa chính quyền trung ương và địa phương Theo đánh giá của USAID, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do thiếu
sự nhất quán và rõ ràng trong quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, và tính chịu trách nhiệm của các cấp Như vậy, bài học kinh nghiệm của Indonesia
là cùng với trao quyền quản lý, đưa ra các chính sách thu hút đầu tư cho các địa phương, cần sự thống nhất, đồng thuận và cẩn trọng trong việc xây dựng hoàn thiện các quy định pháp lý, cơ chế phối hợp và quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền rõ ràng giữa các cấp
1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng TháiLan đã sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn FDI và đã tận dụng nó
để phát triển đất nước Trong giai đoạn 1997 - 1998, nền kinh tế Thái Lan ảnhhưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á Sau đó, nền kinh tế TháiLan đi vào giai đoạn hồi phục
Nhằm xoá bỏ những nghi ngại về tình hình chính trị - kinh tế bất ổn trướccon mắt các nhà đầu tư nước ngoài và để cải thiện tính hấp dẫn của môi trườngđầu tư, Thái Lan đã tăng cường tính minh bạch hóa, phát triển cơ sở hạ tầng với
Trang 37những dự án khổng lồ, tìm nguồn tài chính từ lĩnh vực tư, cải thiện giáo dụcnhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào toàn cầu hóa Dưới đây là một số kinhnghiệm trong việc điều chỉnh chính sách thu hút FDI của Thái Lan vào các khuvực kinh tế:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tếluôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư Cũng như các nước Châu Ákhác, Thái Lan đã thấy được tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này.Chính vì vậy, họ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, đường giaothông, viễn thông, dịch vụ, nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ dàng cho cácnhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình
Thái Lan chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: hệ thống đường bộ, đường sắt,
hệ thống sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi chophát triển kinh tế và du lịch Nước này cũng xây dựng thành công hệ thống viễnthông, bưu điện, mạng internet thông suốt cả nước phục vụ cho hoạt động kinhdoanh quốc tế
- Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao
Một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là thịtrường lao động ở nước sở tại Thị trường lao động của Châu Á đặc biệt hấp dẫnbởi tỷ lệ lao động trẻ, giá thấp Tuy nhiên, phát triển nguồn lao động có trình độcao mới chính là bí quyết thu hút đầu tư của các nước châu Á thành công nhất.Thái Lan rất coi trọng đầu tư cho giáo dục, có tới 21% sinh viên tốt nghiệp đạihọc các ngành toán, máy tính
- Thái Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi
về thuế nhập khẩu đối với các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp
Các dự án FDI trong nông nghiệp tại Thái Lan được miễn giảm đến 50%thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơquan quản lý đầu tư công nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư
Trang 38Riêng đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩmxuất khẩu, được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm.
Đối với các dự án đầu tư và các lĩnh vực như trồng lúa, trồng trọt, làmvườn, chăn nuôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thácmuối… trong lãnh thổ Thái Lan thì có biện pháp hạn chế chặt chẽ, chỉ cho phépđầu tư đối với những dự án được hội đồng đầu tư cho phép, trong những dự ánnày cũng chỉ cho phép với hình thức liên doanh và các nhà đầu tư nước ngoàikhông được nắm phần sở hữu đa số
Thái Lan cũng hạn chế đầu tư nước ngoài trong những ngành nghề nhấtđịnh mà chưa thực sự sẵn sàng hợp tác với nước ngoài như: sản xuất bột mỳ,đánh bắt thủy sản, khai thác lâm sản,…
Là một quốc gia có nền nông nghiệp tương đồng với Việt Nam, thậm chí
có những điều kiện còn hạn chế hơn so với Việt Nam, tuy nhiên, Thái Lan đãvươn lên trở thành một nước đứng đầu về xuất khẩu nông sản và với giá trị nôngsản xuất khẩu cao hơn hẳn so với Việt Nam Nguyên nhân có được điều đó là doThái Lan đã biết định hướng FDI vào việc khai thác đặc sản của từng vùng thậmchí cả những vùng khó khăn nhất Chính sách này đã làm cho nền nông nghiệpThái Lan có được những lợi thế về chất lượng và giá cả trên thị trường nông sảnthế giới và hơn nữa, nông sản Thái Lan đã tạo được một thương hiệu tốt trên thịtrường, điều mà nông sản Việt Nam vẫn đang tìm kiếm
- Phát triển công nghiệp nhằm thu hút FDI
Công nghiệp vẫn luôn là lĩnh vực truyền thống thu hút nhiều FDI Mặc dùhiện nay có những thay đổi trong xu thế đầu tư FDI, đó là đầu tư vào lĩnh vực dịch
vụ đang tăng lên, nhưng tỷ trọng FDI vào lĩnh vực công nghiệp trong tổng FDI củatoàn thế giới vẫn rất lớn do đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp mang tính bền vữngcao Đặc biệt, ở các nước đang phát triển mà đa số đều đang ở giai đoạn đầu củaquá trình công nghiệp hoá thì lĩnh vực công nghiệp còn rất nhiều tiềm năng pháttriển, đồng thời luôn cần một lượng vốn đầu tư rất lớn Bên cạnh đó, xu thế FDI dầnchuyển sang các ngành công nghệ cao hiện nay cho thấy nếu không phát triển côngnghiệp, các nền kinh tế khó có thể thu hút FDI trong dài hạn Chính vì vậy, chính
Trang 39sách phát triển công nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là công cụ thu hút FDI của các nềnkinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển.
Tại Thái Lan, Chính phủ đã có sự kết hợp khéo léo giữa mục tiêu côngnghiệp hoá và thu hút đầu tư nước ngoài Chính sách thu hút FDI của Thái Lan rấtnăng động, liên tục được điều chỉnh để thích nghi với từng thời kỳ phát triển đấtnước Thái Lan luôn xác định nước thu hút đầu tư trọng điểm, từ đó, xây dựng các
bộ phận chuyên trách riêng biệt cho từng nguồn xuất xứ của nhà đầu tư Chính sựchuyên môn hóa và tổ chức này đã đáp ứng nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tưnước ngoài có quốc tịch khác nhau Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, chínhphủ Thái Lan đã có những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào như nhiênliệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lưu thônghàng hoá, nới lỏng chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài
Một đặc điểm nữa trong chính sách công nghiệp phục vụ thu hút FDI củaThái Lan đó là Chính phủ rất chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.Thái Lan đã thành lập Ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chứcchuyên môn lo phát triển, xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp
hỗ trợ trong nước Hiện nay, Thái Lan có tới 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở bacấp: Lắp ráp, cung cấp thiết bị - phụ tùng - linh kiện và dịch vụ Một ví dụ điểnhình về sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Thái Lan đó là tronglĩnh vực sản xuất ôtô Từ chỗ từng bước nội địa hóa phụ tùng, đến nay Thái Lan
đã xuất khẩu cả ôtô với linh kiện - phụ tùng được sản xuất tại chỗ Mặc dù chỉ có
15 nhà máy lắp ráp, nhưng Thái Lan có đến 1.800 nhà cung ứng Chính phủ TháiLan từ chỗ quyết định về tỷ lệ nội địa hóa (năm 1996): 40% đối với xe tải nhỏ,54% đối với xe tải khác, đã tiến đến yêu cầu động cơ diesel phải được sản xuấttrong nước
Hiện nay, khi năng lực của ngành công nghiệp phụ trợ đã phát triển đápứng yêu cầu, Thái Lan có chính sách buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã ổn địnhtrong sản xuất, kinh doanh phải thay đổi chiến lược, để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóanói trên Điều này không những đã kéo theo những dự án đầu tư mở rộng nhà
Trang 40xưởng sản xuất ngay tại chỗ, mà còn kéo theo các công ty, tập đoàn lớn từ chínhcác nước đầu tư sang mở thêm các cơ sở công nghiệp phụ trợ tại Thái Lan.
1.4.3 Bài học kinh nghiệm thu hút FDI cho các vùng kinh tế nói
chung, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng
Qua việc phân tích các thành công cũng như những điểm đáng lưu ý trongviệc thu hút FDI của Thái Lan và Indonesia, chúng ta có thể có những tham khảosau trong việc thu hút FDI đối với các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam:
Một là, đổi mới, hoàn thiện hệ thống luật pháp và kịp thời điều chỉnh chính sách về đầu tư sao cho phù hợp với mục tiêu, định hướng của đất nước trong từng thời kỳ.
Để tăng cường thu hút FDI, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quanđến hoạt động FDI phù hợp với thông lệ quốc tế và tiếp tục thực hiện các chínhsách ưu đãi đối với các nhà đầu tư
Hai là, làm tốt công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI của vùng kinh tế trọng điểm gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước
Công tác quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ cần phải được hình thành và xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng,lợi thế của vùng; căn cứ vào thực trạng FDI của vùng trong định hướng, mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; định hướng, mụctiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011-2020; Chiến lượcphát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và xu thế phát triển của FDIthế giới sau khủng hoảng kinh tế
Ba là, chủ động, tích cực và nâng cao hiệu quả trong việc phân cấp quản
lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Để đảm bảo hiệu quả của việc phân cấp cần có cần có sự phối hợp chặtchẽ và phân định trách nhiệm rõ ràng giữa cấp trung ương và địa phương trongphân cấp quản lý các hoạt động FDI Đồng thời, quá trình phân cấp cần đi kèmvới việc nâng cao khả năng của địa phương trong việc thẩm định và quản lý các
dự án FDI
Bốn là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm.