1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA BỘ Y TẾ ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC (NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI)

104 360 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

NGUYỄN LÊ VIỆTQUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA BỘ Y TẾ ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên nga

Trang 1

NGUYỄN LÊ VIỆT

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA BỘ Y TẾ ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG LẬP TRỰC THUỘC (NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ

NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Hà Nội, tháng 11 năm 2016

Trang 2

NGUYỄN LÊ VIỆT

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA BỘ Y TẾ ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG LẬP TRỰC THUỘC (NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VŨ THỊ MINH LUẬN

Hà Nội, tháng 11 năm 2016

Trang 3

Học viên cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các kếtquả nghiên cứu trong luận văn là xác thực và chưa từng được công bố trongbất kỳ công trình nào khác trước đó.

Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Việt

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU 4

1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập có thu 4

1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập có thu 4

1.1.2 Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập có thu 6

1.1.3 Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu 7

1.2 Lý luận cơ bản về vốn đầu tư xây dựng cơ bản 10

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản 10

1.2.2 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản 12

1.2.3 Nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản 12

1.3 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu 13

1.3.1 Khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu 13

1.3.2 Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu 14

1.3.3 Quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu 15

1.3.4 Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản .17

1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu 20

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Trang 5

TƯ LÀ BỘ Y TẾ 25

2.1 Giới thiệu khái quát về Bộ Y tế và quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc 25

2.1.1 Giới thiệu khái quát chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế 25

2.1.2 Quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Y tế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc 28

2.2 Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Y Hà Nội 41

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Y Hà Nội 41

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Y Hà Nội 42

2.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Trường Đại học Y Hà Nội 44

2.2.4 Một số nét khái quát về hoạt động của Trường Đại học Y Hà Nội 45

2.3 Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với Trường Đại học Y Hà Nội 47

2.3.1 Cơ cấu tổ chức các đơn vị liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Trường Đại học Y Hà Nội 47

2.3.2 Quy trình quản lý và phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với Trường Đại học Y Hà Nội 54

2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với Trường Đại học Y Hà Nội 60

2.4 Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Y tế đối với Trường Đại học Y Hà Nội 61

2.4.1 Kết quả 62

2.4.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 67

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 69

Trang 6

Y Hà Nội 69

3.1.1 Định hướng phát triển của Trường Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2015-2020 69

3.1.2 Các dự án phục vụ mục tiêu phát triển của Trường Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030 70

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với Trường Đại học Y Hà Nội 73

3.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Trường Đại học Y Hà Nội 73

3.2.2 Hoàn thiện công tác thực hiện dự toán đầu tư xây dựng cơ bản của Trường Đại học Y Hà Nội 75

3.2.3 Hoàn thiện công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Trường Đại học Y Hà Nội 79

3.2.4 Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác đầu tư xây dựng của Trường Đại học Y Hà Nội 80

3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản 81

3.2.6 Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 82

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 7

AFD Cơ quan phát triển Pháp

CNĐDLT Cử nhân điều dưỡng liên thông

Trang 8

Bảng 2.1 Kế hoạch 5 năm 2011-2015 đã được giao 38 Bảng 2.2 Số lượng học viên sau đại học (tháng 5/2016) 46 Bảng 2.3 Tỉ trọng vốn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 2011-2015 62 Bảng 2.4 Chi tiết nguồn vốn chi chi cho đầu tư xây dựng cơ bản từ năm

2011-2015 63

Bảng 2.5 Thống kê diện tích các công trình xây dựng cơ bản đã thực hiện từ

năm 2011-2015 64

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế……… ………….27

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Y Hà Nội 44

Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý chuyên trách 51

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Quy mô đào tạo đại học qua các năm 46

Trang 9

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập năm 1902, là một trường đạihọc lớn và có bề dầy lịch sử lâu đời nhất trong các trường đại học hiện có ởViệt Nam Trong hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, Nhà trường đãđóng góp một vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực cho ngành y tế,

có nhiều thành tích trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phục vụ xãhội và phát triển đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng

Trường Đại học Y Hà Nội có hai cấp đào tạo chính: đại học và sau đạihọc, với nhiều chuyên ngành khác nhau Đào tạo tập trung đang là hình thứcchủ yếu, bên cạnh việc đan xen một số ít đối tượng đào tạo theo hình thức tạichức Gần đây, hình thức đào tạo liên thông đã được thực hiện ở bậc đại học

Đào tạo đại học bao gồm 2 hệ: hệ đào tạo Bác sỹ và hệ đào tạo Cửnhân Quy mô đào tạo đại học có chiều hướng tăng lên, với số lượng sinh viênđang được đào tạo mỗi năm đạt trung bình từ 2.000 đến 2.500 trong nhữngnăm gần đây Việc tăng quy mô đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực chongành y tế làm cho cơ sở hạ tầng hiện tại của Trường Đại học Y Hà Nộikhông thể đáp ứng và nhu cầu đầu tư xây dựng cải tạo sửa chữa của Nhàtrường trở nên rất cấp bách

Trang 10

Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, công tác quản lý vốn đầu tư XDCBcủa Trường Đại học Y Hà Nội chưa thực sự hiệu quả, các nguyên nhân chủyếu làm cho công tác quản lý vốn đầu tư XDCB chưa hiệu quả là: Bố trí kếhoạch vốn đầu tư XDCB phân tán, dàn trải, kéo dài; bộ máy quản lý vốn đầu

tư XDCB có năng lực chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc; cácchính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước cho công việc này thường xuyênthay đổi; thêm vào đó do đặc thù của công tác đầu tư XDCB đòi hỏi mộtlượng vốn lớn, ngân sách Nhà nước hạn hẹp nên thường xuyên xảy ra tìnhtrạng thiếu nguồn vốn để đáp ứng công tác xây dựng và phát triển

Để hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB của Trường Đại học Y HàNội, Nhà trường đã thành lập Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng cải tạo sửachữa và nâng cấp tài sản cố định nhằm chuyên nghiệp hóa công tác đầu tưXDCB và soạn thảo các quy trình thực hiện đầu tư tuân thủ đúng các quy địnhcủa Nhà nước hiện hành Tuy nhiên, khi đưa vào triển khai thực hiện thì vẫncòn nhiều hạn chế

Nhận thức được vấn đề này, cùng với mong muốn tìm hiểu và góp phầncung cấp thông tin lý luận và thực tiễn cho các nhà quản lý hoạt động đầu tư

xây dựng cơ bản của Trường Đại học Y Hà Nội, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý

vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Y tế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (Nghiên cứu thực tiễn tại trường Đại học Y Hà Nội)” mang ý

nghĩa thực tiễn quan trọng

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

- Khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tưXDCB nói chung, và quản lý vốn đầu tư XDCB của Trường Đại học Y HàNội nói riêng

Trang 11

- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối vớiTrường Đại học Y Hà Nội đặt trong mối quan hệ với cơ quan chủ quản đầu tư

là Bộ Y tế để rút ra những tồn tại và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoànthiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của Trường

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư XDCB củaTrường Đại học Y Hà Nội với các vấn đề: huy động nguồn vốn; lập dự toán;thực hiện dự toán; thanh quyết toán; thanh tra, giám sát việc quản lý vốn đầu

tư XDCB

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: thống kê, phân tích, hệthống hoá, so sánh

5 Những đóng góp của luận văn

-Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về vốn đầu tư XDCB và quản lývốn đầu tư XDCB

-Phân tích một cách hệ thống về thực trạng công tác quản lý vốn đầu tưXDCB của Trường Đại học Y Hà Nội đặt trong mối quan hệ với Bộ Y tế

-Kiến nghị giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB của TrườngĐại học Y Hà Nội

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn sẽ được chia thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư XDCB tại đơn vị sự

nghiệp công lập có thu

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với

Trường Đại học Y Hà Nội đặt trong mối quan hệ với cơ quan chủ quản đầu tư

là Bộ Y tế

Trang 12

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng

cơ bản của Trường Đại học Y Hà Nội

Chương 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU

1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập có thu

1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập có thu

1.1.1.1 Khái niệm

Theo nghị định 16/2015/NĐ-CP:

Đơn vị sự nghiệp công lập có thu (SNCLCT) do cơ quan có thẩmquyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách phápnhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước

Các đơn vị do nhà nước thành lập hoạt động trong các lĩnh vực: y tế,giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường, văn học nghệ thuật, thể dục thểthao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm … và được quy định trong chứcnăng nhiệm vụ khi thành lập

Để xác định đơn vị nào do nhà nước thành lập là đơn vị sự nghiệp cóthu cần dựa vào những tiêu chuẩn sau:

Trang 13

- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan cóthẩm quyền ở Trung ương hoặc địa phương.

- Được Nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động, thực hiện nhiệm

vụ chính trị, chuyên môn và thực hiện một số khoản thu do chế độ nhà nướcquy định

- Có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theochế độ Nhà nước quy định,được chủ động sử dụng biên chế được cấp có thẩmquyền giao

- Có mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để ký gửi các khoản thu chitài chính

1.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập có thu

Để quản lý tốt các hoạt động của các ĐVSN có thu cũng như quản lýđược quá trình phát triển của các loại hình dịch vụ này, phục vụ tốt cho hoạtđộng của nền kinh tế quốc dân, cần phải xác định các đơn vị sự nghiệp có thutuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động hay khả năng đảm bảo nguồn kinh phí chohoạt động thường xuyên của đơn vị

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, ĐVSN có thu bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Văn hoá nghệ thuật

- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục đào tạobao gồm các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống Giáo dục Quốc dân

- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Nghiên cứu khoa học

- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Thể dục thể thao

- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Y tế

- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Xã hội

- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Kinh tế

Ngoài các ĐVSN có thu ở các lĩnh vực nói trên còn có các ĐVSN cóthu trực thuộc các tổng công ty, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội

Trang 14

Việc phân loại các ĐVSN có thu theo lĩnh vực hoạt động tạo thuận lợicho việc phân tích đánh giá hoạt động đơn vị trong các lĩnh vực khác nhautácđộng đến nền kinh tế như thế nào, từ đó Nhà nước đưa ra các chế độ, chínhsách phù hợp với hoạt động của các đơn vị này.

Căn cứ vào khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí chi hoạt đông thườngxuyên, có hai loại ĐVSN có thu:

- ĐVSN có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên:

là đơn vị có nguồn thu sự nghịêp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên cho đơn vị

- Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí cho hoạt độngthường xuyên: là các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phíhoạt động thường xuyên, Ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí hoạtđộng thường xuyên cho đơn vị Bao gồm các đơn vị sau:

+ Đơn vị có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên tính theocông thức trên bằng hoặc lớn hơn công thức trên

+ ĐVSN tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu sựnghiệp, NSNN không cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị

+ ĐVSN tự đảm bảo kinh phí hoạt đông thường xuyên từ nguồn thu sựnghiệp và từ nguồn NSNN cho cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng

+ ĐVSN làm công tác kiểm dịch, kiểm nghiệm, giám định, kiểm trachất lượng… mà nguồn thu đã đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên từcác dịch vụ đó theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Thông qua việc phân loại theo khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phíhoạt động thường xuyên,các nhà quản lý thu thập chính xác về tình hình sửdụng kinh phí của đơn vị, tình hình quản lý biên chế, quỹ lương và tình hìnhtiết kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị một cách rõ nét

1.1.2 Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập có thu

Trang 15

Đơn vị SNCLCT là tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội,không vì mục đích kiếm lời là chính Nguồn thu của đơn vị SNCLCT chủ yếu

để đáp ứng một phần hoặc toàn bộ kinh phí hoạt động của mình Không nhưhoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận như các doanh nghiệp,Nhà nước đã tổ chức và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung ứng sảnphẩm, dịch vụ xã hội công cộng, hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tếhoạt động bình thường thúc đẩy phát triển con người, phát triển kinh tế

Sản phẩm của các đơn vị SNCLCT là các sản phẩm “hàng hoá côngcộng” mang lại lợi ích chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trìnhtạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần Sản phẩm, dịch vụ của đơn vịSNCLCT chủ yếu là giá trị về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạođức… có tính phục vụ không chỉ một ngành, một lĩnh vực nhất định mà cácsản phẩm đó thường có tác dụng lan toả, truyền tiếp, tác động đến toàn bộ nềnkinh tế quốc dân

Hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị SNCLCT luôn gắn liền và bị triphối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước Chính phủthực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội nên các hoạt độngnày có gắn liền với nhau

1.1.3 Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu

Luận văn này tập trung phân tích đơn vị SNCLCT tự chủ tài chính bảođảm chi thường xuyên và chi đầu tư

1.1.3.1 Nguồn tài chính của đơn vị

- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồnngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính

đủ chi phí;

Trang 16

- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quyđịnh (phần được để lại chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trangthiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí);

- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);

- Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thườngxuyên (nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ(đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí cácchương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đốiứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tưphát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo

dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ độtxuất được cơ quan có thẩm quyền giao;

- Nguồn đầu tư phát triển ngân sách nhà nước cấp;

- Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật

1.1.3.2 Sử dụng nguồn tài chính

- Chi đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay vàcác nguồn tài chính hợp pháp khác

+ Căn cứ nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối các nguồn tài chính, đơn

vị chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩmquyền phê duyệt Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư đã được phê duyệt, đơn

vị quyết định dự án đầu tư, bao gồm các nội dung về quy mô, phương án xâydựng, tổng mức vốn, nguồn vốn, phân kỳ thời gian triển khai theo quy địnhcủa pháp luật về đầu tư

+ Đơn vị sự nghiệp công được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nướchoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổchức tín dụng theo quy định

Trang 17

+ Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốncho các dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác theo quyết địnhcủa cấp có thẩm quyền.

- Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tàichính giao tự chủ như sau:

+ Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức

vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệpcông Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăngthêm từ nguồn thu của đơn vị (ngân sách nhà nước không cấp bổ sung)

+ Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý

Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quannhà nước có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được quyếtđịnh mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;

+ Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơquan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mứcchi cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải chịu trách nhiệm vềquyết định của mình

+ Trích khấu hao tài sản cố định theo quy định Tiền trích khấu hao tàisản hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngânsách được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

- Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định củaLuật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí

Trang 18

- Đơn vị sự nghiệp công phải thực hiện đúng các quy định của Nhànước về mức chi, tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức

về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhàriêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ tiếp kháchnước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam

1.1.3.3 Phân phối kết quả tài chính trong năm

Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và cáckhoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thulớn hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

+ Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lựchoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đàotạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị; gópvốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (đối vớiđơn vị được giao vốn theo quy định) để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác

+ Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho ngườilao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao độngnăm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm

+ Trích lập Quỹ khen thưởng: Để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể,

cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng gópvào hoạt động của đơn vị Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theoquy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

+ Trích lập Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúclợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị;trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu,nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế

Trang 19

+ Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;

1.2 Lý luận cơ bản về vốn đầu tư xây dựng cơ bản

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản

1.2.1.1 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Khái niệm về vốn đầu tư theo nghĩa rộng: là một trong các yếu tố đầuvào phục vụ cho quá trình sản xuất

Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, baogồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí

về thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phíkhác ghi trong tổng dự toán

Nguồn vốn đầu tư XDCB có thể tóm tắt bởi biểu thức sau:

S = STN + SNN = (S1 +S2) + (S3 + S4 + S5)

Trong đó:

S = Tổng lượng vốn có thể huy động

STN = Nguồn vốn trong nước

+S1 = Nguồn vốn đầu tư của Chính Phủ

+S2 = Nguồn vốn đầu tư của tư nhân

SNN = Nguồn vốn nước ngoài

+S3 = Viện trợ hoàn lại của Chính Phủ và phi Chính Phủ

+S4 = Nguồn vốn vay của tư nhân của quốc gia khác

+S5 = Nguồn vốn vay của tư nhân của quốc gia khác

1.2.1.2 Đặc điểm vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 20

Đặc trưng của XDCB là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt có nhữngđặc điểm riêng khác với những ngành sản xuất vật chất khác Sản phẩm xâydựng cũng có đặc điểm riêng, khác với sản phẩm hàng hoá của các ngành sảnxuất vật chất khác và vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng có những đặc trưngriêng khác với vốn kinh doanh của các ngành khác Các đặc điểm của vốn đầu

tư XDCB bao gồm:

- Tính riêng biệt, đặc thù: Đặc điểm của sản phẩm đầu tư XDCB là sảnphẩm mang tính chất đặc thù, không có sản phẩm đầu tư XDCB nào giốngnhau Vì vậy nguồn vốn đầu tư XDCB cũng mang tính chất đặc thù, riêng biệtcho từng sản phẩm XDCB

- Các sản phẩm đầu tư XDCB thường có nhu cầu vốn là rất lớn, cần có

cơ chế để giải quyết nguồn huy động vốn Trong điều kiện nền kinh tế cònthiếu vốn đầu tư ngoài vốn đầu tư trong nước còn phải kết hợp huy động vốn

từ các nguồn vốn ngoài nước

- Tính phức tạp của vốn đầu tư XDCB: do sản phẩm xây dựng có tínhriêng biệt được hình thành từ việc tổng hợp các sản phẩm khác như nhâncông, nguyên vật liệu, máy thi công, chi phí tài chính, chi phí tư vấn và cácloại chi phí khác; nên vốn đầu tư XDCB có tính chất rất phức tạp, trước khiđầu tư XDCB đều phải tính toán chi tiết từ cơ cấu nguồn vốn, tính khả thi huyđộng vốn đến dự toán, thanh quyết toán

- Đối với cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB cần phải kiểm soát quátrình đầu tư XDCB bằng pháp luật Hoàn chỉnh các cơ chế về vay vốn đầu tư,

sử dụng vốn đầu tư, trả nợ và thu hồi vốn đầu tư Trong việc giao vốn và bảotoàn vốn đầu tư cần giải quyết việc bảo toàn và phát triển vốn dưới cả haihình thức giá trị lẫn hiện vật, phải gắn chế độ khấu hao nhanh để đẩy nhanh tố

độ đổi mới kỹ thuật và công nghệ

1.2.2 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 21

Trong bất kỳ xã hội nào cũng đều phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tươngứng, việc bảo đảm tính tương ứng này chính là nhiệm vụ của hoạt động đầu tưxây dựng cơ bản Đầu tư XDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sởvật chất, kỹ thuật cho xã hội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tếquốc dân mỗi nước, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đấtnước Như vậy muốn có nền kinh tế phát triển thì điều kiện trước tiên và cầnthiết là phải tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Để tiến hànhđược các hoạt động này thì cần phải có nguồn lực hay còn gọi là vốn đầu tưXDCB.

1.2.3 Nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản

1.2.3.1 Nguồn vốn đầu tư XDCB trong nước:

- Nguồn vốn Nhà nước bao gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước,nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn quỹ đầu tư pháttriển hoạt động sự nghiệp hoặc doanh nghiệp nhà nước Nguồn vốn Nhà nướcđược huy động từ thuế, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, công trái, doanh thu từdịch vụ, kinh doanh…

- Nguồn vốn tín dụng: là vốn do chủ đầu tư vay của các tổ chức tíndụng để thực hiện đầu tư XDCB

- Nguồn vốn đầu tư tư nhân: là nguồn vốn của các doanh nghiệp tưnhân sử dụng cho đầu tư XDCB phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệphoặc phối hợp với đơn vị công để thực hiện một dự án chung theo hình thứcđối tác công tư (PPP)

1.2.3.2 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngoài nước

Nguồn vốn này được hình thành thông qua quan hệ kinh tế với nướcngoài Dòng vốn đầu tư có nhiều hình thức, bao gồm:

Trang 22

- Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (còn gọi là ODA): đây là nguồnvốn phát triển do các tổ chức tín dụng quốc tế hoặc chính phủ nước ngoàicung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển Vốn ODA được ưutiên sử dụng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tăngtrưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, lĩnh vực giao thông vận tải, nănglượng, thủy lợi, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế Ngoài ra nguồnvốn này còn sử dụng để tăng cường năng lực thể chế thông qua các chươngtrình, dự án hỗ trợ xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực…

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là nguồn vốn do cácnhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư, mang theo toàn bộ tài nguyên kinhdoanh vào nước nhận vốn Nguồn vốn FDI có tác dụng lớn trong việc thúcđẩy phát triển ngành nghề mới cũng như nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật

1.3 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu

1.3.1 Khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với đơn vị

sự nghiệp công lập có thu

Việc quản lý vốn đầu tư XDCB đối với đơn vị SNCLCT tuân theo quyđịnh tại Luật đầu tư công; Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng vàcác quy định của Nhà nước có liên quan

1.3.2 Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với đơn vị

sự nghiệp công lập có thu

1.3.2.1 Theo quy định của Luật đầu tư công:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốnđầu tư công

Trang 23

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàquy hoạch phát triển ngành.

- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhànước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công

- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối vớitừng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm,hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí

- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theohình thức đối tác công tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cungcấp dịch vụ công

1.3.2.2 Theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệuquả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư và nguồn vốn sửdụng Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án,công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật,điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí vàkhu vực xây dựng công trình

- Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việcban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướngdẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Trang 24

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giaiđoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vàokhai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệtgồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh Chủ đầu tư được thuê tổchức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra,kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

- Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải đượcthực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mứcđầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xâydựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyếtđịnh đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quátrình hình thành chi phí

1.3.3 Quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với đơn vị

sự nghiệp công lập có thu

Quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB bao gồm:

1.3.3.1 Quản lý vốn đầu tư XDCB ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập dự toán đầu tư

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư cần tập trung quản lý tổngchi phí của công trình xây dựng thể hiện bằng chỉ tiêu tổng mức đầu tư Tổngmức đầu tư là tổng chi phí dự tính để thực hiện toàn bộ quá trình đầu tư vàxây dựng, và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyếtđịnh đầu tư

Các chỉ tiêu chính dùng để xác định tổng mức đầu tư:

- Chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Giá chuẩn của các công trình và hạng mục công trình xây dựngthông dụng

- Đơn giá dự toán tổng hợp

Trang 25

- Mặt bằng giá thiết bị của thị trường cung ứng máy móc thiết bị hoặcgiá thiết bị tương tự đã được đầu tư.

- Các chi phí khác tính theo tỷ lệ % quy định của Nhà nước (thuế, chiphí lập và thẩm định dự án đầu tư.v.v.)

1.3.3.2 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn thực hiện đầu tư.

-Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, quản lý vốn đầu tư XDCB tập trungvào việc quản lý giá xây dựng công trình được biểu thị bằng chỉ tiêu: Tổng dựtoán công trình, dự toán hạng mục công trình và các loại công tác xây lắpriêng biệt

Tổng dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tưxây dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹthuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công Tổng dự toán công trình bao gồm: chiphí xây lắp (GXL), chi phí thiết bị (GTB) (gồm thiết bị công nghệ, các loạithiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất gia công (nếu có) và các trang thiết bịkhác phục vụ cho sản xuất, làm việc, sinh hoạt), chi phí khác (GK) và chi phí

dự phòng (GDP) (bao gồm cả yếu tố trượt giá và chi phí tăng thêm do khốilượng phát sinh)

Tổng dự toán công trình = GXL + GTB + GK + GDP

Trong đó: GXL - Chi phí xây lắp công trình

GTB - Chi phí mua sắm thiết bị

Trang 26

1.3.3.3 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn kết thúc đưa

dự án vào khai thác sử dụng.

Nội dung công việc phải thực hiện khi kết thúc xây dựng bao gồm:

- Nghiệm thu, bàn giao công trình

- Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình

- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình

- Bảo hành công trình

- Quyết toán vốn đầu tư

- Phê duyệt quyết toán

Tất cả các dự án đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu,quyết toán đưa dự án vào khai thác sử dụng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệmquyết toán vốn đầu tư, hoàn tất các thủ tục thẩm tra trình cấp thẩm quyền phêduyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo Quy chế quản lý đầu tư vàxây dựng hiện hành của Nhà nước Kết quả phê duyệt quyết toán vốn đầu tưcông trình, dự án hoàn thành trong mọi hình thức: đấu thầu, hay chỉ định thầu,hoặc tự làm đều không được vượt tổng dự toán công trình và tổng mức đầu tư

đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt

1.3.4 Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý vốn đầu tư xây dựng

cơ bản

1.3.4.1 Nhóm chỉ tiêu sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích

Những chỉ tiêu đánh giá đầu tư đúng mục đích, cũng là những chỉ tiêuđánh giá đầu tư có kết quả và hiệu quả, phản ánh việc sử dụng và quản lý vốnđầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư ở mọi khâu, mọi nơi đều an toàn, sửdụng đúng nội dung, đúng địa chỉ Như vậy, quản lý vốn trong hoạt động đầu

tư Xây dụng cơ bản được đảm bảo Theo tiêu chí này, khi đánh giá việc sửdụng vốn đúng mục đích có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lượngsau đây:

Trang 27

-Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch: chỉ tiêu này là tỷ lệ % giữa lượngvốn đầu tư thực hiện so với mức vốn kế hoạch đã bố trí.

- Mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị: chỉ tiêu này là

tỷ lệ % so sánh giữa mức kế hoạch đạt được của từng mục tiêu so với mụctiêu kế hoạch

- Mức độ thực hiện mục tiêu (hiện vật và giá trị) theo nhiệm vụ chínhtrị, kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước Chỉ tiêu này căn cứ vào mục tiêuphấn đấu qui định trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ Cũngnhư hai chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ % giữa chỉ tiêuthực hiện so với chỉ tiêu quy định trong các nghị quyết

- Đánh giá hoạt động đầu tư theo định hướng Đây là chỉ tiêu định tínhphản ánh việc thực hiện chủ trương đầu tư, hoặc định hướng đầu tư của Đảng

và Nhà nước trong từng thời kỳ

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế lãnhthổ, cơ cấu quản lý ) Chỉ tiêu này được thể hiện bằng tỷ trọng % của từngthành phần riêng biệt trong tổng số các thành phần của toàn hệ thống của nềnkinh tế

1.3.4.2 Chỉ tiêu cơ cấu thành phần của vốn đầu tư

Tổng mức vốn đầu tư gồm có 3 thành phần: xây lắp, thiết bị, và chi phíkhác (vốn kiến thiết cơ bản khác) Chỉ tiêu cơ cấu thành phần vốn đầu tư là tỷtrọng (%) từng thành phần vốn đầu tư (vốn xây lắp, vốn thiết bị, chi phí khác)trong tổng mức vốn đầu tư

Trang 28

Sử dụng chỉ tiêu này để phân tích mức độ an toàn trong quản lý vốnđầu tư XDCB, xem xét tỷ trọng từng thành phần vốn đầu tư thực hiện (tỷtrọng xây lắp, tỷ trọng thiết bị, tỷ trọng chi phí khác) trong tổng vốn đầu tư.Qua đó phân tích xu hướng sử dụng vốn đầu tư của từng thành phần theohướng tích cực hay tiêu cực để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục Theo

xu hướng tích cực thì tỷ trọng thiết bị trong tổng vốn đầu tư ngày càng tăng,

tỷ trọng vốn xây lắp, chi phí khác ngày càng giảm Đó là xu thế có tính quyluật vì sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ Tuy nhiên, trongthực tế còn có sự đột biến của các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhànước cũng làm ảnh hưởng đến sự thay đổi về cơ cấu thành phần vốn đầu tưcần được xem xét khi phân tích, đánh giá

1.3.4.3 Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội

- Mức đóng góp cho ngân sách (các khoản nộp vào ngân sách như thuếdoanh thu, thuế đất…)

- Mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (Nâng cao mức sống củadân cư do thực hiện dự án)

- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Nó cho biết mức độ đóng góp vào cáncân thanh toán của đát nước nhờ có hoạt động đầu tư XDCB

- Tác động cải tạo môi trường

- Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ nghề nghiệp củangười lao động

- Những tác động về xã hội, chính trị, kinh tế, suất đầu tư, tổng lợinhuận, thời gian thu hồi vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận, điểm hoà vốn vànhiều chỉ tiêu bổ sung khác tuỳ theo mục tiêu, yêu cầu của sự đánh giá

1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu

1.3.5.1 Nhóm nhân tố bên ngoài

Trang 29

- Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng

Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng là các quy định của Nhà nước thôngqua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản

lý hoạt động đầu tư và xây dựng Nếu cơ chế quản lý đầu tư và xây dựngmang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu

tư xây dựng, tiết kiệm trong việc quản lý vốn đầu tư cho XDCB, ngược lạinếu chủ trương đầu tư thường xuyên bị thay đổi sẽ gây ra những lãng phí tolớn đối với nguồn vốn đầu tư cho XDCB

Mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nghiên cứusửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp hơn trong điều kiện nềnkinh tế thị trường song cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung, quản lýđầu tư và xây dựng nói riêng vẫn chưa theo kịp thực tế cuộc sống

- Chiến lược phát triển kinh tế và chính sách kinh tế trong từng thời kỳĐối với nước ta, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là hệ thống quanđiểm định hướng của Đảng, của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theongành, theo vùng kinh tế trong từng giai đoạn Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốtcủa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 là tập trungvào hai nội dung cơ bản: Tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và chuẩn bịcác điều kiện cần thiết để nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nước côngnghiệp, tiến sát với trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giớitrong một vài thập kỷ tới Cùng với chính sách kinh tế và pháp luật kinh tế,hoạt động đầu tư của Nhà nước nói chung và hoạt động đầu tư XDCB nóiriêng là biện pháp kinh tế nhằm tạo môi trường và hành lang cho doanhnghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động kinh tế của cácdoanh nghiệp đi theo qũy đạo của kế hoạch vĩ mô

- Thị trường và sự cạnh tranh

Trang 30

Trong nền kinh tế đa thành phần, các loại thị trường (thị trường vốn, thịtrường đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm ) là một căn cứ hết sức quantrọng để nhà đầu tư quyết định đầu tư Việc phân tích thị trường xác định mứccầu sản phẩm để quyết định đầu tư đòi hỏi phải được xem xét hết sức khoahọc và bằng cả sự nhạy cảm trong kinh doanh để đi đến quyết định đầu tư.Trong hoạt động đầu tư XDCB, khi xem xét yếu tố thị trường không thể bỏqua yếu tố cạnh tranh Yếu tố này đòi hỏi nhà chủ đầu tư cân nhắc đầu tư dựatrên tình hình hiện tại của mình, đặc biệt là tình hình cạnh tranh trên thịtrường đầu tư XDCB và dự đoán tình hình trong tương lai để quyết định cónên tiến hành đầu tư XDCB không, nếu có thì lựa chọn phương thức đầu tưnào để đầu tư có hiệu quả.

- Lãi suất vay

Đây là yếu tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư trực tiếp và chi phí cơ hộicủa một chủ đầu tư Thông thường, để thực hiện hoạt động đầu tư XDCB,ngoài vốn tự có, chủ đầu tư phải vay vốn và đương nhiên phải trả lãi chonhững khoản tiền vay Vì vậy, chủ đầu tư không thể không tính đến yếu tố lãisuất tiền vay trong quyết định tiến hành hoạt động đầu tư XDCB

- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ

Nó có thể là cơ hội và cũng có thể là nguy cơ đe dọa đối với một dự ánđầu tư Trong đầu tư, chủ đầu tư phải tính đến thành tựu của khoa học, côngnghệ để xác định quy mô, cách thức đầu tư về trang thiết bị, quy trình kỹthuật, công nghệ sản xuất sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đòi hỏinhà đầu tư dám chấp nhận sự mạo hiểm trong đầu tư nếu muốn đầu tư thànhcông Đặc biệt trong đầu tư XDCB, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làmtăng năng suất lao động, giúp cải tiến nhiều trong quá trình tổ chức thi công,rút ngắn thời gian hoàn thành công trình Bên cạnh đó quá trình quản lý hoạtđộng đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi phức tạp hơn

Trang 31

1.3.5.2 Nhóm nhân tố bên trong

- Khả năng tài chính của chủ đầu tư

Để đi đến quyết định đầu tư, chủ đầu tư không thể không tính đến khảnăng tài chính để thực hiện đầu tư Mỗi chủ đầu tư chỉ có nguồn tài chính đểđầu tư ở giới hạn nhất định, chủ đầu tư không thể quyết định đầu tư thực hiệncác dự án vượt xa khả năng tài chính của mình, đây là một yếu tố nội tại chiphối việc quyết định đầu tư Do vậy, khi đưa ra một chính sách cơ chế quản lýđầu tư và xây dựng không thể chú ý đến các giải pháp quản lý và huy độngvốn đầu tư cho dự án Trong điều kiện của nước ta ở giai đoạn hiện nay, ảnhhưởng này có tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của dự án

- Nhân tố con người

Nhân tố con người là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác quản

lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sáchđúng, môi trường đầu tư thuận lợi nhưng năng lực quản lý đầu tư xây dựngyếu kém, luôn có xu hướng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thìcông tác quản lý vốn sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn Các biểu hiệncủa những hạn chế trong nhân tố con người đối với quản lý vốn đầu tưXDCB:

+ Quyết định đầu tư vội vàng thiếu chính xác

+ Chất lượng công tác quy hoạch thấp, quy hoạch chưa thực sự đi trướcmột bước để làm căn cứ xác định địa điểm xây dựng cho dự án đầu tư, nênquyết định đầu tư thiếu chính xác Vì thế không ít dự án khi xây dựng chưa cóquy hoạch tổng thể nên các công trình phải dịch chuyển địa điểm gây tổn thất,lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp Hiện tượng khá phổ biến khác là nhiều cấp cóthẩm quyền khi ra các quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư như tổng

dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác nên đưa đến hiện tượng phổ biến làthường phải điều chỉnh bổ sung

Trang 32

+ Bố trí công trình hàng năm quá phân tán làm lu mờ mục tiêu chiếnlược: Bố trí kế hoạch quá phân tán, hàng năm số dự án, công trình đưa vào kếhoạch đầu tư quá lớn Do vậy thời gian thi công bị kéo dài, hiệu quả thấp Cáccông trình có khối lượng thực hiện quá lớn lại được bố trí kế hoạch năm sauthấp, nên kéo dài niên độ thực hiện kế hoạch của các dự án, công trình.

- Đặc điểm sản phẩm xây dựng

Các sản phẩm xây dựng có những đặc điểm chủ yếu sau:

+ Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền vớinơi tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện, địa chất, thủy văn,khí hậu

+ Chất lượng và giá cả (chi phí xây dựng) sản phẩm chịu ảnh hưởng trựctiếp của các điều kiện tự nhiên Do vậy để giảm thiểu lãng phí, thất thoát donguyên nhân khách quan bởi các tác động trên đòi hỏi trước khi xây dựng phảilàm thật tốt công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị xây dựng, Đặc điểm này đòihỏi cần có giải pháp tài chính để kiểm tra việc sử dụng và quản lý vốn đầu tưXDCB ngay từ khâu đầu tiên là xác định chủ trương đầu tư, lựa chọn địa điểm,điều tra khảo sát, thăm dò để dự án đầu tư đảm bảo tính khả thi cao

+ Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp Sản phẩm xâydựng với tư cách là công trình xây dựng đã hoàn chỉnh mang tính chất là tàisản cố định , kết cấu của sản phẩm phức tạp, các bộ phận công trình có yêucầu kỹ thuật khác nhau,đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư , vật tư lao động, máythi công nhiều khác nhau Do vậy trong quản lý vốn trong hoạt động đầu tưXDCB phải nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư, lập địnhmức kinh tế kỹ thuật và quản lý theo định mức

+ Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài và chất lượng của nó

có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác

Trang 33

+ Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội,văn hoá nghệ thuật và quốc phòng Đặc điểm này dễ dẫn đến phát sinh cácmâu thuẫn, mất cân đối trong phối hợp đồng bộ giữa các khâu công tác trongquá trình chuẩn bị cũng như quá trình thi công.

+ Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, riêng lẻ Mỗi sản phẩmđều có thiết kế riêng theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế Mỗi công trình cóyêu cầu riêng về công nghệ, về tiện nghi, về mỹ quan, về an toàn Do đó khốilượng của mỗi công trình đều khác nhau, mặc dù về hình thức có thể giốngnhau khi xây dựng trên những địa điểm khác nhau

Trang 34

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐẶT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN CHỦ QUẢN

ĐẦU TƯ LÀ BỘ Y TẾ

2.1 Giới thiệu khái quát về Bộ Y tế và quy trình quản lý vốn đầu

tư XDCB đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc

2.1.1 Giới thiệu khái quát chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế đượcquy định tại Nghị định số 63/2012/NĐ-Chính phủ ngày 31/08/2012 cụ thểnhư sau:

2.1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhànước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh,phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổtruyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thựcphẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; quản lý nhà nước cácdịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Đồngthời Nghị định giao Bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy địnhtại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và 29 nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể

Trang 35

Trong đó có nhiệm vụ xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trìnhcấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy địnhchuyên môn, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực:Giám sát, phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lâynhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; kiểm dịch y tế biên giới…Đồng thời, tổ chức giám sát bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnhkhông rõ nguyên nhân, phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm gây dịch và tổchức thực hiện công bố dịch, hết dịch theo quy định của pháp luật; chủ trì,phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp chính xác và kịp thời thông tin

về bệnh truyền nhiễm

Bộ Y tế có nhiệm vụ xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trìnhcấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy địnhchuyên môn, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các định mức kinh tế-kỹ thuật

về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, an toàn truyền máu, điều dưỡng, phục hồichức năng, dinh dưỡng lâm sàng, phẫu thuật thẩm mỹ, giám định y khoa,giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần

Bộ Y tế cũng có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghềkhám bệnh, chữa bệnh và cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạtđộng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc, vật tư y tế, danh mụcdịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

và các quy định chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnhbảo hiểm y tế; xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các giải phápnhằm bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm y tế

Cơ cấu tổ chức

Trang 36

Bộ Y tế có 24 đơn vị trực thuộc, trong đó có 20 đơn vị hành chính giúp

Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 4 đơn vị sự nghiệp phục

vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ

Trang 37

Bà mẹ

- Trẻ em.

Vụ Trang thiết

bị và Công trình y tế.

Vụ Bảo hiểm

y tế.

Vụ

Kế hoạch

- Tài chính.

Vụ Hợp tác quốc tế.

Vụ Pháp chế.

Văn phòng Bộ.

Thanh tra Bộ.

Vụ Tổ chức cán bộ.

Khối các đơn vị chức năng Khối các đơn vị chức năng

Cục Phòng, chống–

HIV/

AIDS.

Cục An toàn thực phầm.

Cục Quản lý Môi trường

y tế.

Cục Khoa học công nghệ

và Đào Tạo.

Cục Quản

lý Y, Dược

cổ truyền.

Cục Quản lý Dược.

Cục Công nghệ thông tin.

Tổng cục Dân số -

Kế hoạch hóa gia đình.

Cục Quản lý khám, chữa bênh.

Cục

Y tế dự phòng.

Khối các đơn vị sự nghiệp

Viện Chiến lược

và Chính sách

y tế.

Báo sức khỏe và Đời sống.

Tạp chí Dược học.

Tạp chí Y học thực hành.

Trang 38

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

(Nguồn: Bộ Y tế)

Trang 39

2.1.2 Quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Y tế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc

2.1.2.1 Quản lý quy trình tiếp nhận, sử dụng nguồn vốn ngân sách cho các chương trình, dự án

- Thứ nhất: Quản lý khâu lập và tổng hợp dự toán ngân sách

Đầu tháng 7 hàng năm, cùng với việc lập dự toán NSNN cho năm tiếptheo, các chương trình, dự án mới và đang hoạt động phải căn cứ vào hướngdẫn lập dự toán NSNN của Bộ chủ quản và của UBND tỉnh, văn kiện dự ánđược phê duyệt và các văn bản phê duyệt điều chỉnh dự án (nếu có) để lập dựtoán ngân sách Dự toán được gửi về Bộ chủ quản để tổng hợp chung dự toánngân sách của Bộ chủ quản gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trìnhThủ tướng Chính phủ và Quốc hội phê duyệt Riêng các chương trình, dự ánthuộc địa phương quản lý, dự toán gửi về Sở quản lý chuyên ngành để tổnghợp, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND, Hội đồng nhândân phê duyệt

Các chương trình, dự án mới được phê duyệt khi kế hoạch ngân sáchnăm đã được phân bổ, chương trình, dự án phải lập dự toán bổ sung theo trình

tự nêu trên gửi Bộ chủ quản và Sở chủ quản tỉnh tổng hợp trình cấp có thẩmquyền quyết định

- Thứ hai: Quản lý việc cấp phát NSNN cho các chương trình, dự án.Khi chương trình, dự án đầu tư XDCB được ký kết và phê duyệt, cơquan chủ chương trình, dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các điềukiện và thủ tục cần thiết cho việc tiếp nhận vốn như quyết định thành lập BQL

dự án, quyết định ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của BQL dự án, bổnhiệm nhân sự, tổ chức bộ máy kế toán, phân công nhiệm vụ kế toán các phầnhành cho các cán bộ kế toán, mở sổ sách kế toán để phản ánh các nghiệp vụphát sinh tại chương trình, dự án…

Trang 40

- Thứ ba: Quản lý quá trình sử dụng nguồn vốn NSNN.

Tất cả các hoạt động chi của chương trình, dự án phải có dự toán cụ thể

và căn cứ vào các khoản mục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt Các chương trình, dự án phải chi tiêu đúng đối tượng, đúng mục đích

và không được chi vượt dự toán, định mức Các đơn vị không được tự ý dùngnguồn vốn ngân sách để chi cho bất cứ một mục đích gì khác Giám đốc các

dự án hoặc cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp không được điều hòa nguồn vốnngân sách cho các đơn vị, trừ trường hợp được phép bằng văn bản của cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Việc mua sắm, trang thiết bị và các dịch vụ phải tuân thủ các quy địnhhiện hành của nhà nước về mua sắm hàng hoá, trang thiết bị Các chươngtrình, dự án đầu tư XDCB, sửa chữa trụ sở, công trình kiến trúc và các côngtrình kết cấu hạ tầng phải tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu theo quy định hiệnhành Luật đấu thầu

- Thứ tư: Quản lý tài sản trong các dự án đầu tư XDCB bằng vốnNSNN

Trong quá trình triển khai, các chương trình, dự án BQL sẽ phải muasắm các tài sản để thực hiện dự án Những tài sản này nằm tại các BQL dự ánTrung ương, các BQL dự án địa phương và tại các đơn vị thực hiện dự án

Trong quá trình thực hiện dự án, các chương trình, dự án, các đơn vịthực hiện dự án phải phản ánh kịp thời, đầy đủ vật tư, tài sản đã nhận (cả về

số lượng và giá trị) trên chứng từ và sổ sách kế toán theo đúng quy định củaLuật NSNN và chế độ hạch toán kế toán hiện hành Tài sản hư hỏng cầnthanh lý, chủ dự án có thể kiến nghị thanh lý các vật tư, tài sản viện trợ đã quáthời hạn sử dụng theo quy định hoặc đã hư hỏng không thể phục vụ dự án.Việc thanh lý phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan chủ quản dự án

Ngày đăng: 08/09/2017, 12:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
47. Trường ĐHYHN (2016), Báo cáo tổng kết công tác năm học 2015 – 2016 và phương hướng hoạt động năm học 2016 – 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác năm học 2015 – 2016 và
Tác giả: Trường ĐHYHN
Năm: 2016
1. Bộ Tài chính (2015), Công văn 10254/BTC-ĐT năm 2015 hướng dẫn mức tạm ứng đối với công việc của dự án được thực hiện theo hợp đồng Khác
2. Quốc Hội (2013), Luật Đất đai số: 45/2013/QH13 3. Quốc Hội (2013), Luật Đấu thầu số: 43/2013/QH13 4. Quốc Hội (2014), Luật đầu tư công Số: 49/2014/QH13 5. Quốc Hội (2014), Luật xây dựng: Số: 50/2014/QH13 Khác
20. Chính phủ (2015), Nghị định 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm Khác
21. Chính phủ (2015), Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư Khác
22. Chính phủ (2014), Nghị quyết 93/NQ-Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển Y tế Khác
23. Bộ Xây dựng ban hành (2015), Quyết định 1134/QĐ-BXD năm 2015 công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng Khác
24. Bộ Y tế (1996), Quyết định số 1966/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y Hà Nội Khác
25. Bộ Y tế (2009), Quyết định số 3680/QĐ-BYT về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Trường Đại học Y Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến 2030 Khác
26. Bộ Kế hoạch (2015), Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Khác
27. Bộ xây dựng (2015), Thông tư 01/2015/TT-BXD hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ xây dựng ban hành Khác
28. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Khác
29. Bộ Xây dựng (2010),Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành Khác
30. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Khác
31. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư 05/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Khác
32. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Khác
33. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 08/2016/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Khác
34. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn về hợp đồng tư vấn xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Khác
35. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 09/2016/TT-BTC Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Khác
36. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w