1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân đô thị

28 586 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 175,55 KB

Nội dung

Quá trình đô thị hóa đã và đang xảy ra với tốc độ đáng kể ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Vào thời điểm hiện tại thì có số lượng người dân đang sống tại các khu vực đô thị đã vượt quá số lượng những người dân sống ở các khu vực nông thôn 1. Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thể giới (WHO), xét trên phạm vi toàn cầu, gần như tất cả sự tăng trưởng dân số trong 30 năm tới sẽ nằm trong khu vực đô thị, sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất sẽ xảy ra ở các quốc gia châu Á và và Châu Phi 1. Việt Nam cũng đã và đang có trải qua quá trình đô thị hóa với tốc độ đáng kể. Số lượng các khu vực đô thị ở Việt Nam đã tăng từ 500 khu vực năm 1990 lên thành 753 khu vực trong năm 2009. Tỷ lệ dân số đô thị đã tăng từ 23,7% vào năm 1999 lên 29,6% vào năm 2009 (25,4 triệu dân cư ở đô thị trong số 85,8 triệu người trong dân số cả nước) 2. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu so sánh tình hình sức khỏe của người dân sống ở khu vực đô thị và của người dân sống ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, cũng có một số báo cáo, nghiên cứu nói đến thực trạng di cư và tình trạng sức khỏe của nhóm người di cư này. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn thiếu những nghiên cứu sâu về tình trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở người dân thuộc một số khu vực đô thị.Bài tổng quan được thực hiện với các mục tiêu sau:1.Mô tả khái quát về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.2.Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân đô thị trên thế giới.Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân đô thị tại Việt Nam

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

30 năm tới sẽ nằm trong khu vực đô thị, sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất sẽ xảy ra ởcác quốc gia châu Á và và Châu Phi [1] Việt Nam cũng đã và đang có trải qua quátrình đô thị hóa với tốc độ đáng kể Số lượng các khu vực đô thị ở Việt Nam đãtăng từ 500 khu vực năm 1990 lên thành 753 khu vực trong năm 2009 Tỷ lệ dân

số đô thị đã tăng từ 23,7% vào năm 1999 lên 29,6% vào năm 2009 (25,4 triệu dân

cư ở đô thị trong số 85,8 triệu người trong dân số cả nước) [2]

Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu so sánh tình hình sức khỏe của ngườidân sống ở khu vực đô thị và của người dân sống ở khu vực nông thôn Bên cạnh

đó, cũng có một số báo cáo, nghiên cứu nói đến thực trạng di cư và tình trạng sứckhỏe của nhóm người di cư này Tuy nhiên, ở Việt Nam còn thiếu những nghiêncứu sâu về tình trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở người dân thuộc một sốkhu vực đô thị

Bài tổng quan được thực hiện với các mục tiêu sau:

1 Mô tả khái quát về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

2 Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân đô thịtrên thế giới

3 Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân đô thịtại Việt Nam

Trang 5

NỘI DUNG

1 Một số khái niệm liên quan

1.1 Khái niệm về sức khỏe

Khái niệm về sức khỏe: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thểchất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hoặc thươngtật, là một quyền cơ bản của con người, con người có quyền tiếp cận đến mức caonhất có thể; sức khỏe là một mục tiêu xã hội rất quan trọng liên quan đến toàn bộthế giới và đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành kinh tế - xã hội, bên cạnh các lĩnhvực y tế [3]

1.2 Khái niệm về dịch vụ y tế

Dịch vụ y tế (DVYT) là dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khỏe(CSSK) cho cộng đồng, cho con người mà kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hóakhông tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể, nhằm thỏa mãn kịp thời thuậntiện và có hiệu quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và con người vềCSSK [4], [5], [6]

DVYT là một trong bốn dịch vụ xã hội cơ bản - hệ thống cung cấp dịch vụnhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận.DVYT là một dịch vụ khá đặc biệt, bao gồm các hoạt động được thực hiện bởinhân viên y tế (NVYT) như: khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và gia đình,trong đó người bệnh trực tiếp cũng chính là người tham gia sản xuất cũng như tiêuthụ DVYT là một loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể

tự mình lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cungứng (cơ sở y tế) - trực tiếp ở đây là trạm y tế (TYT) xã[6]

1.3 Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nhu cầu của người dân nhằm bảo vệ vànâng cao sức khỏe của họ Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể cho mục

Trang 6

Nhóm yếu tố khả năng

Lòng tin vào y tế

Nguồn lực của gia đình

Tình trạng sức khỏe bản thân

Cấu trúc xã hội

Sử dụng DVYT Nhu cầu KCB

Yếu tố đặc trưng

của gia đình

Nguồn lực Cộng đồng

Tình trạng sức khỏe do người cung cấp DVYT đánh giá

Nhóm nhân tố cơ

bản

đích phòng bệnh hoặc điều trị bệnh Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể chỉ

là việc tự điều trị, mua thuốc tại các hiệu thuốc, khám, điều trị hoặc sử dụng cácdịch vụ y tế khác tại các cơ sở y tế công hoặc tư tại các tuyến cơ sở y tế [7]

Sử dụng DVYT có thể được phân chia theo loại dịch vụ, vị trí, mục đích sửdụng và thời gian sử dụng

- Cơ sở DVYT được sử dụng: TYT, bệnh viện, hiệu thuốc, thầy thuốc tưnhân

- Vị trí: địa điểm sử dụng dịch vụ (trong bệnh viện, ngoài bệnh viện, nhà thầythuốc, nhà bệnh nhân…)

- Mục đích sử dụng: điều trị, dự phòng, hoặc dưỡng sinh

- Thời gian sử dụng: được hiển thị bằng các chỉ số có sử dụng hay không, sốlần sử dụng một DVYT cụ thể trong một khoảng thời gian xác định

Năm 1968, Anderson và Rosentock đã đưa ra mô hình sử dụng DVYT ở Mỹ

và các yếu tố ảnh hưởng như các nhân tố cơ bản, nhóm yếu tố về khả năng và nhucầu khám chữa bệnh (KCB) đến đến lựa chọn DVYT [8],[9]

Hình 1 - Mô hình sử dụng DVYT ở Mỹ năm 1968.

Trang 7

Ngoài ra, Andersen and Newman cũng đưa ra khung sử dụng DVYT trongmối liên quan với môi trường, đặc điểm dân số, hành vi sức khỏe và kết quả sửdụng DVYT [10]:

Hình2- Khung sử dụng DVYT

Năm 1981, Fiedler đã sửa lại mô hình sử dụng DVYT của Anderson và Rosentock.Tuy vậy, cho đến nay thì mô hình này vẫn thường được sử dụng để thiết kế nghiêncứu về sử dụng DVYT[11], [12]

1.4.Các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Trang 8

2 Đô thị và đô thị hóa

2.1 Khái niệm về đô thị

- Định nghĩa chung về đô thị: Đô thị hay khu đô thị là một khu vực có mật độ

dân số cao và mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng sovới các khu vực xung quanh nó Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, trung tâm dân

cư đông đúc nhưng thuật từ này thông thường không mở rộng đến các khu định

cư nông thôn như làng, xã, ấp [4]

- Định nghĩa đô thị ở Việt Nam: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có

mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, làtrung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai tròthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, mộtđịa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị củathị xã; thị trấn [13]

- Các loại hình đô thị ở Việt Nam: Tại Việt Nam, một đơn vị hành chính được

phân loại là đô thị phải có các tiêu chuẩn cơ bản sau [14]:

o Có chức năng đô thị

o Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4.000 người trở lên

o Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đôthị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị, riêng đối với thị trấn thìcăn cứ theo các khu phố xây dựng tập trung

o Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nộithị, khu vực xây dựng tập trung) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số laođộng

o Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xãhội và hạ tầng kỹ thuật)

o Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị

Trang 9

Hiện nay, tại Việt Nam có 6 loại hình đô thị chính: loại đặc biệt, loại I, II, III,

IV và V, bao gồm:

o Đô thị loại đặc biệt (2 thành phố): Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

o Đô thị loại I (11 thành phố): Hải Phòng; Đà Nẵng; Cần Thơ; Huế; Vinh; Đà

Lạt; Nha Trang; Quy Nhơn; Buôn Mê Thuột; Thái Nguyên; Nam Định

o Đô thị loại II (12 thành phố): Hạ Long; Biên Hòa; Vũng Tàu; Việt Trì; Hải

Dương; Thanh Hóa; Mỹ Tho; Long Xuyên; Pleiku; Phan Thiết; Cà Mau; VịThanh

o Đô thị loại III (47 thành phố, thị xã): Các TP còn lại, các thị xã: Sơn Tây

Cẩm Phả; Thủ Dầu Một; Châu Đốc; Bà Rịa; Sa Đéc; Cửa Lò ; Sông Công

o Đô thị loại IV: 42 thị xã còn lại và một vài thị trấn lớn

o Đô thị loại V: 640 thị trấn

2.2.Đô thị hóa

2.2.1. Khái niệm đô thị hóa [15]

Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, đô thị hóa được hiểu là sự di cư

từ nông thôn tới đô thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong nhữngvùng lãnh thổ đô thị Mức độ đô thị hóa của một quốc gia được đo lường bằng tỷ lệdân cư đô thị trong tổng số dân

Về mặt xã hội, đô thị hóa được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường cưtrú của con người đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư và những yếu

tố vật chất, mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống kinh tế-xã hội,phổ biến lối sống đô thị tới các vùng nông thôn, và toàn bộ xã hội Như vậy, quátrình đô thị hóa không chỉ diễn ra về mặt số lượng như tăng trưởng dân số, mởrộng lãnh thổ, tăng trưởng về sản xuất, mà còn thể hiện cả về mặt chất lượng, nângcao mức sống, làm phong phú hơn các khuôn mẫu và nhu cầu văn hóa Cho đến thế

Trang 10

kỷ 20, quá trình đô thị hóa thế giới chủ yếu diễn ra theo bề rộng, ở đó các dấu hiệu

về sự tăng trưởng số dân đô thị, số lượng các thành phố, sự mở rộng lãnh thổ các

đô thị-chiếm ưu thế Nửa sau của thế kỷ được đánh dấu bởi quá trình đô thị hóatheo chiều sâu, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển sự gia tăng của các dấuhiệu định lượng chững lại, thậm chí sút giảm (do phi tập trung hóa đô thị, quá trình

đô thị hóa ) Thay vào đó, các dấu hiệu định tính được chú ý đề cao: chất lượng,tiêu chuẩn sống đô thị được nâng cao, sự đa dạng và phong phú các kiểu mẫu vănhóa và nhu cầu Tuy nhiên, đối với các nước thuộc thế giới thứ ba, quá trình đô thịhóa vẫn còn nằm trong khuôn khổ của quá trình đô thị hóa theo bề rộng

2.2.2 Thực trạng đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam

Cuối thế kỷ 18, sau cuộc cách mạng công nghiệp, dân số đô thị tăng lênnhanh chóng, đô thị hóa diễn ra trong suốt thế kỷ 19, thông qua di cư từ nông thôn

và mở rộng về nhân khẩu học Ở Anh , dân số đô thị tăng từ 17% năm 1801 lên72% vào năm 1891 (đối với Pháp, Đức, Mỹ, con số này lần lượt là 37%, 41% và28%)[16] Đô thị hóa nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, đặc biệt ở phương Tây,

từ những năm 1950, nó đã bắt đầu diễn ra tại các nước đang phát triển Vào đầu thế

kỷ 20, chỉ 15% dân số thế giới sống ở các thành phố [17], năm 2007 chứng kiếnbước ngoặt lớn lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại khi tỷ lệ dân số thế giới sống tạicác thành phố là hơn 50% [16] Ngày càng có nhiều người rởi bỏ làng quê và cácnông trại tới sống ở thành phố, kết quả là quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ Sựphát triển nhanh chóng của các thành phố như Chicago trong những năm cuối thế

kỷ 19, Tokyo và Delhi trong thế kỷ 20 phần lớn do di cư từ nông thôn ra thànhthị.Theo báo cáo Triển vọng đô thị hóa thế giới của Liên Hợp Quốc bản sửa đổinăm 2005, tỷ lệ dân số đô thị trên thế giới đã tăng đáng kể từ 13% (220 triệu USD)trong năm 1900, tới 29% (732 triệu USD) trong năm 1950, lên 49% (3,2 tỷ USD)trong năm 2005 Các báo cáo dự đoán rằng con số này có thể sẽ tăng lên 60% (4,9

tỷ USD) vào năm 2030[18] Trong báo cáo Dân số thế giới năm 2007 của LiênHợp Quốc, xu hướng trong tương lai, ước tính 93% đô thị hóa sẽ xảy ra tại cácquốc gia đang phát triển, với 80% xảy ra ở châu Á và châu Phi [19, 20]

Tốc độ đô thị hóa khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới Theo Giáo sư

Lu Dadao,Chủ tịch của Hiệp hội địa lý của Trung Quốc (GSC), Trung Quốc mất

Trang 11

22 năm để tăng tỉ lệ đô thị hóa từ 17,9% lên 39,1% trong khi Anh mất 120 năm,

Mỹ cần 80 năm, và Nhật Bản tốn hơn 30 năm để thực hiện điều này[21]

Ở Việt Nam, Sau khi đạt được tỷ lệ 10% dân số đô thị vào khoảng năm

1950, mức độ đô thị hóa tăng lên nhanh hơn cho đến năm 1975 đạt được tỷ lệ21,5% Nhưng trong thời kỳ đó có sự khác biệt rõ rệt giữa hai miền Bắc và Nam

Tỷ lệ dân cư đô thị giảm chút ít ở miền Bắc, trong khi tăng đáng kể ở miền Nam.sau khi thống nhất đất nước, tỷ lệ dân cư đô thị của toàn bộ đất nước giảm tươngđối cho đến năm 1982, khi giảm tới 18,4% mức độ đô thị hóa tăng dần, Theo kếtquả của tổng điều tra dân số năm 1999 thì mức độ đô thị hóa là 23,7%[22], và với

số liệu mới nhất của năm 2009 thì mức độ đô thị hóa của Việt Nam mới đạt29,6%[23], chưa bằng mức độ trung bình của khu vực đông Nam Á 10 nămtrước[15]

Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã trải qua thời kỳ đô thị hóa nhanhchóng và hệ thống đô thị quốc gia đã có nhiều biến đổi về số lượng Vào năm

1990 mới chỉ có 500 khu đô thị trên khắp cả nước nhưng con số này đã là 649 vàonăm 2000 và tăng lên đến 656 vào năm 2003 Hệ thống đô thị hiện nay bao gồm

753 khu đô thị, trong đó có hai thành phố loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố HồChí Minh, 9 khu đô thị loại I, 12 khu đô thị loại II, 45 khu đô thị loại III, 41 khu đôthị loại IV và 643 khu đô thị loại V Tăng trưởng dân số ở Việt Nam tập trung ởcác khu vực đô thị Nguyên nhân chính là do dòng di cư Dân cư đô thị về cơ bản

có mức sống cao hơn dân cư nông thôn vì họ dễ dàng tiếp cận tới các loại dịch vụcần thiết Điều này góp phần làm tăng sức hấp dẫn của các thành phố lớn và thúcđẩy tăng trưởng dân số tại các khu đô thị[23]

Mặc dù số lượng các khu vực đô thị đang tăng lên trong vòng ba thập kỷ quanhưng mức độ đô thị hóa của Việt Nam tương đối thấp do một số yếu tố Ví dụ,nhiều thành phố được hình thành và phát triển như là các trung tâm hành chínhthay vì là trung tâm kinh tế, vì vậy sự thu hút dân lao động nhập cư tới các thànhphố này không cao nếu so với các thành phố ở các nước khác trên thế giới Sự pháttriển của các thành phố ở Việt Nam gặp khó khăn do thiếu các cơ hội nghề nghiệpcũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội yếu kém - bao gồm nhà ở,điện, nước sạch, giao thông, bệnh viện và trường học không đáp ứng được nhu cầucủa cư dân[23]

Trang 12

Số liệu củaTổng điều tra dân số cho thấy, các tỉnh phía Bắc Việt Nam có tỷ

lệ dân số đô thị thấp hơn nhiều so với các tỉnh phía Nam Ở vùng Đông Nam Bộ, tỷ

lệ dân số đô thị chiếm gần 60%, cao hơn nhiều so với các vùng khác Ngoài ra,dân số đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng một phần ba tổngdân số đô thị toàn quốc Với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng ở vùngĐông Nam Bộ hiện nay, đồng thời nếu tính đến tác động của biến đổi khí hậu trongtương lai tới khu vực ven biển, các vùng trũng thuộc khu vực đồng bằng sông CửuLong, rất có thể sẽ dẫn tới việc tập trung một số lượng lớn dân cư ở khu vực ĐôngNam Bộ và điều đó có thể tạo nên những thách thức cho sự phát triển của khu vựcnày trong tương lai[23]

3 Đo lường sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân

Việc đo lường tình trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ khía cạnh củangười dân, hay của bệnh nhân chủ yếu dựa vào sự tự khai báo của bản thân họ[24], bằng cách hỏi tần suất sử dụng dịch vụ y tế của họ trong một khoảng thờigian nhất định Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến các sai sót [25] do nhiều yếu tốbên trong và bên ngoài, do đó các biện pháp sau được đề xuất để tăng độ tin cậycủa số liệu được thu thập bao gồm: độ tuổi và khả năng nhận thức, thời gian sửdụng, tần suất và loại dịch vụ được hỏi, thiết kế bộ câu hỏi, cách thức thu thập sốliệu và các biện pháp thăm dò và hỗ trợ trí nhớ

Thời gian nhớ lại,

có thể hỏi trong thời gian dài

Thiết kế bộ công cụ Không có chuẩn vàng

Nên điều tra thử (pre-test)

Trang 13

Vị trí của phần hỏi về sử dụng dịch vụ y tế trong bộ câu hỏicũng nên được xem xét sao cho phù hợp với người trả lời

Phương pháp thu

thập

Thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốĐối với một căn bệnh bị kì thị, độ chính xác có thể bị ảnh hưởng rất nhiều (HIV, Lao, STDs)

Khảo sát nhiều lần có thể làm giảm sự thiếu chính xác trong việc khai báo

Phương pháp đo lường 2 lần có thể được áp dụng: yêu cầu nhà điều tra cần thu thập trong thời gian dài (có thể 6 tháng), nhưng thời gian để hỏi đối tượng sẽ ngắn hơn (vd: chỉ cần hỏi trong 2 tháng trở lại đây, không cần hỏi trong

12 tháng trở lại đây)

Ngoài ra, sử dụng dịch vụ y tế có thể được đánh giá bằng các chỉ số như sốbệnh nhân nội trú hàng năm hoặc số lần khám ngoại trú, mức sử dụng giường bệnhnội trú, phạm vi tiêm chủng, phạm vi sử dụng các biện pháp tránh thai, số khámtrước sinh trung bình cho một sản phụ, tỉ lệ sinh ở các cơ sở có sự giám sát của cácnhân viên y tế chuyên khoa Một phương pháp đơn giản thường được dùng chođánh giá tổng quát là số lần đến các cơ sở y tế trung bình hàng năm trên đầu người.Hiển nhiên là con số này phụ thuộc vào sự phân bố về tuổi và giới cũng như gánhnặng bệnh tật nói chung Số lần tới cơ sở y tế là từ 3-4 lần được coi là đủ cho côngtác CSSK cơ bản [26]

4 Tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân đô thị và các nghiên cứu liên quan trên thế giới

4.1 Bất bình đẳng/bất công bằng trong sử dụng dịch vụ y tế

4.1.1 Bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị

Trang 14

Sibley và Weiner(2011) khi so sánh việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏecủa người dân thành thị và nông thôn Canada đã phát hiện, ở những thành phố nhỏkhông liền kề các trung tâm lớn, người dân có tỉ lệ cao nhất trong khai thác cácdịch vụ tiêm vacxin phòng cúm, bác sĩ gia đình, khám chuyên khoa định kì và thỏamãn những nhu cầu cần thiết Ở nông thôn, những tỉ lệ này thấp hơn, và người dânkhó có khả năng dược đáp ứng các nhu cầu cần thiết[27].

Liao và cộng sự (2011) đã đánh giá tác động của bảo hiểm y tế quốc gia ĐàiLoan vào sự bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người già ở thành thị vànông thôn Những người lớn tuổi ở nông thôn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sócsức khỏe có xu hướng phải đối đầu với nhiều thách thức hơn, về khoảng cáchkhông gian, giao thông, cô lập xã hội, nghèo đói và thiếu các nhà cung cấp chămsóc sức khỏe, đặc biệt là các chuyên gia y tế [28]

So sánh chênh lệch nông thôn và thành thị trong việc sử dụng dịch vụ y tế ởTrung Quốc, Liu M và cộng sự (2007) đã chỉ ra có khoảng một nửa số người đượchỏi không gặp bác sĩ khi họ bị bệnh Ở nông thôn, việc đi khám bác sĩ là phổ biếnhơn (52,0% so với 43,0%, P <0,001), tuy nhiên việc tới bệnh viện lại ít hơn so với

ở thành thị (7,6% so với 11,1%, P <0,001) Các yếu tố liên quan như tỉ lệ bác sĩ cưtrú ở vùng nông thôn (RR: 1,21, 95%CI), khoảng cách tới trung tâm y tế(RR:1,21;95%CI); sở hữu bảo hiểm y tế(RR: 1,38; 95%CI)…được xem xét Tỉ lệ nhập việnthấp hơn đáng kể đối với nam giới, người cao tuổi, hoặc người có trình độ giáo dụcthấp ở nông thôn so với thành thị[29]

Năm 2001, một cuộc khảo sát của Okullo và cộng sự được tiến hành trongmôi trường đô thị và nông thôn ở Uganda trên 1.146 học sinh trung học đã ghinhận ngẫu nhiên 372 trường hợp sâu răng Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độkhông hài lòng có xu hướng cao hơn trong nhóm học sinh có quan hệ xã hội yếu và

bố mẹ có trình độ học vấn cao Học sinh thành thị tự đánh giá tình trạng sức khỏe

Ngày đăng: 31/08/2017, 16:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chan, M., Remarks at press briefing, World Health Day 2010: Urban health matters . 2010. p. 10- 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remarks at press briefing, World Health Day 2010: Urban health matters
2. Office, G.S., Migration and urbanization in Vietnam: Patterns, Trends and Differentials. 2011, Vietnam General Statistics Office: Hanoi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Migration and urbanization in Vietnam: Patterns, Trends and Differentials
4. Nam, Q.H.V. Luật quy hoạch đô thị của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 5, 30/2009/QH12. 2009 [cited 2013 13-2]; Available from: http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=23498 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật quy hoạch đô thị của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 5, 30/2009/QH12
5. giới, B.Y.t.-T.c.y.t.t., ed. Quản lý y tế. 2001, Nhà xuất bản y học Nội: Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản y học Nội: Hà Nội
6. Lý, T.T.K., Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại xã Iakhươi, xã IaPhi, xã Hịa Phú, huyện Chưpah tỉnh Gia Lai, in Luận văn chuyên khoa cấp I. 2008, Đại học Y dược Huế: Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại xã"Iakhươi, xã IaPhi, xã Hịa Phú, huyện Chưpah tỉnh Gia Lai", in "Luận văn chuyên khoa cấp I
7. MF, D., et al., Methods for the Economic Evaluation of Health Care Programmes. 2005, Oxford:Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Methods for the Economic Evaluation of Health Care Programmes
8. Andrew, C., Health sector reform key issues in less developed countries of international development. 1995. p. 247 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Health sector reform key issues in less developed countries of international"development
9. Dicker, A.D., Patiennt-views of priority setting in health care interview survey in one practice.BMJ, 1995. 28: p. 1139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Patiennt-views of priority setting in health care interview survey in one practice
10. JF, A.R.a.N., Societal and Individual determinants of medical care utilization in the United States.Milbank Memorial Fund Quarterly-Health and Society, 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Societal and Individual determinants of medical care utilization in the United States
11. R.M, A., Behavior model of families use of health services the University of Chicago cetre of health Adminitration stadies, in Research 25. 1968, Chicago Sách, tạp chí
Tiêu đề: Behavior model of families use of health services the University of Chicago cetre of"health Adminitration stadies", in "Research 25
12. P.E, B., Polite, practical logic and primary health care in rural Haiti. Med-An thropological, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Polite, practical logic and primary health care in rural Haiti
13. Ngọc, N.H., Xã hội học đô thị 2007, Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học đô thị
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
14. dựng, B.X., Thông tư số 34 /2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009: Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị.2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 34 /2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009: Quy định chi tiết một số"nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị
15. kê, T.c.t., Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt. 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w