Ngay từ lúc nhận lớp, qaun sát lớp, tôi đã có cái nhìn đặc biệt với em, một chàng trai với thân hình cao to, nhưng lại có kiểu ngây ngô, khờ dại thế nào đó, chỉ cần chú ý một chút xíu là
Trang 1Đối với một Sinh viên, muốn hoàn thiện bản thân cũng như hoàn thành khóa học một cách tốt nhất, thì trong quá trình học tập phải có sự kết hợp giữa lí thuyết
và thực hành Hiểu được nhu cầu thiết thực của Sinh viên, các Thầy Cô khoa Tâm
Lý Giáo Dục - Trường Đại học Sư Phạm đã tổ chức nhiều đợt thực hành, thực tế giúp Sinh viên cọ sát thực tiễn, tăng năng lực cho bản thân
Sau khi hoàn thành khóa học lý thuyết môn Công tác xã hội với nhóm tại trường, chúng tôi được Thầy Cô liên hệ cho đi thực hành môn Công tác xã hội với nhóm tại Trường Tiểu học Hồng Quang, Thành phố Đà Nẵng Đợt thực hành này
sẽ giúp Sinh viên có điều kiện áp dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm thực tế, tăng cường tính chủ động và sáng tạo trong việc tiếp cận thân chủ, tìm hiểu thông tin, xác định nhu cầu, đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch trợ giúp và
hỗ trợ thân chủ Lớp mà chúng tôi được phân công thực hành là lớp 2 Công việc của chúng tôi ở cơ sở là tìm và thiết lập mối quan hệ với một nhóm thân chủ từ
6-10 người, cùng nhau thảo luận ra mục tiêu của nhóm và lập kế hoạch giúp đỡ Trong suốt quá trình thực hành tại đây, nhóm chúng tôi đề ra các kế hoạch và thực hiện nhằm mục đích giúp các nhóm viên giải trí sau những giờ học căng thẳng Nhưng bên cạnh đó, bản thân tôi có chú ý đến một thành viên không phải là thành viên của nhóm mình Ngay từ lúc nhận lớp, qaun sát lớp, tôi đã có cái nhìn đặc biệt với em, một chàng trai với thân hình cao to, nhưng lại có kiểu ngây ngô, khờ dại thế nào đó, chỉ cần chú ý một chút xíu là đã có thể nhận ra em chậm hơn sơ với các bạn trong lớp Tôi bắt chuyện với em, lúc đầu em nhút nhát, rụt rè lắm phải mất hơn một buổi em mới chịu mở lòng với tôi Qua thông tin từ bạn lớp trưởng thì tôi biết được em lớn tuổi hơn các bạn và vấn đề của em, nói như bạn bên cạnh em nói thì em bị “ chậm phát triển” Không hiểu sao, từ lúc gặp em tôi cứ hay trăn trở, suy nghĩ về vấn đề của em, tôi thấy thương vì em phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng lại vui vì em đã bỏ qua mặc cảm để đến trường hòa nhập với các bạn Tôi tự cảm thấy mình cần phải làm gì đó để có thể giúp em theo kịp các bạn trong lớp Và tôi đã chủ động liên lạc với cô chủ nhiệm lớp và nhờ cô giúp tôi gặp bố mẹ của và em để biết thêm thông tin về những vấn đề của em Cô đã giúp tôi rất tận tình, nhưng tôi lại gặp khó khăn khi gặp bố mẹ em Tất nhiên, lúc đầu họ không tin khi tôi ngỏ ý muốn giúp em cải thiện vấn đề , bằng những kiến thức đã học và hiểu biết của mình, tôi đã cố hết sức để cô chú hiểu và tin, cộng với sự tác động của cô giáo bố
mẹ em đã đồng ý cho tôi được gặp em 2 đến 3 lần một tuần sau giờ học của em để
Trang 2tôi được trò chuyện và giúp đỡ em Còn về phần em, vì tôi đang thực hành ở lớp của em, nên em gọi tôi bằng “Cô”, và tỏ ra vui vẻ khi biết tôi sẽ hay ghé nhà chơi,
vì như em khoe với ba mẹ “ mấy bạn lớp con rủ miết mà Cô Hiếu đâu có vô nhà mấy bạn đó đâu”
Mô tả trường hợp
Thông tin về trường hợp
Trần Anh Tài là một cậu bé 11 tuổi , bị thiểu năng trí tuệ, đang học lớp 2 tại
Trường Tiểu học Hồng Quang
+ Thông tin từ gia đình : Từ khi sinh ra cho đến giờ, Tài sống với bố mẹ trong
một căn nhà nhỏ nhưng chất chứa nhiều niềm vui, đầy đủ sự yêu thương Tuy là một cuộc sống có phần khó khăn nhưng mỗi thành viên trong ngôi nhà nhỏ ấy vẫn đùm bọc, giúp đỡ nhau, động viên nhau mà sống Mới sinh ra, Tài vẫn là một đứa trẻ bình thường, vẫn vui chơi, vẫn bò, vẫn đòi mẹ bế, vẫn bi bô tập nói như bao đứa trẻ khác Khi vào mẫu giáo, Tài có dấu hiệu về trí tuệ, không phát triển như các bạn Ở độ tuổi mẫu giáo, hầu hết các trẻ đều nhanh nhẹn,tiếp thu mọi thứ rất nhanh Là lúc trí tuệ các em phát triển một cách linh hoạt nhưng Tài thì không Tài cũng được dạy bảo như các bạn nhưng tất cả dường như rất khó đối với em, em không hề nhớ những gì cô dạy ngày hôm trước thậm chí cách vài giờ đồng hồ Em tiếp thu bài khá lâu, mặc dầu nghe tốt nhưng Tài không hiểu
+ Hoàn cảnh gia đình :
Họ và tên cha: Trần Ngọc Thắng
Nghề nghiệp: thợ nề
Họ và tên mẹ: Hồ Thị Tuyết Sâm
Nghề nghiệp: nội trợ và lao công ở bệnh viện
Anh (chị) em ruột: Trần Anh Hiếu 9 tuổi
Học sinh trường: tiểu học Lý Tự Trọng
Tài là con trưởng trong gia đình có hai anh em Khi phát hiện em bị bệnh, gia đình đã đưa em đi chữa ở một số nơi nhưng kết quả không mấy khả quan Bác
Trang 3sĩ bảo rằng Tài mắc chứng thiểu năng trí tuệ bẩm sinh Nguyên nhân là do khi mang thai Tài thì mẹ bị ốm và uống một lượng thuốc khá lớn Và một phần là khi mới sinh ra Tài hay mắc bệnh như ho, sốt xuất huyết phải thường xuyên vào bệnh viện nên mới dẫn ra tình trạng như thế Trong thời kì, Tài từ 1- 2 tuổi, bố mẹ
thường xuyên đi làm, ít quan tâm, chăm sóc đến em nên có lẽ đó cũng là một nguyên nhân không nhỏ Trong thời gian đó, Tài thiếu đi sự chiều chuông của bố
mẹ, cả ngày chỉ gặp bố mẹ được vài giờ, em được gửi cho bà ngoại, có khi chơi với những bạn gần nhà
+ Điểm mạnh của Tài :
- Tài mang một vẻ bề ngoài cao to, mang dáng dấp của người quản lý, người có uy quyền
- Nhìn Tài nghiêm nghị lắm
- Tài học toán tốt hơn Tiếng Việt, có lẽ vì thế mà em thích học Toán
- Tài tính toán được
- Tài biết cách chọn màu, phân biệt được màu sắc
- Em vẽ được những họa tiết đơn giản như bông hoa, ngôi nhà, ông mặt trời
- Trong giờ học, em chăm chú nghe cô giáo giảng bài Em quan sát tỉ mỉ từng nét
vẽ của cô giáo rồi cẩn thận trong từng nét vẽ
- Tài nhận biết được các hình ảnh trong máy tính Biết cách điều khiển con trỏ theo
ý muốn của mình, làm được thao tát mở và tắt các thanh cửa sổ
- Tài lại nhớ rất rõ những ai đã từng tiếp xúc hay trò chuyện với em
- Em biết quan tâm đến cảm xúc và thái độ của người khác
- Biết cách cư xử với bạn bè
- Tài thương em trai nhiều lắm, biết che chở cho em, biết giúp đỡ Hiếu khi Hiếu khó khăn
- Lúc học thể dục , Tài cố gắng vận động và ghi nhớ những động tác mà thầy đã dạy
Trang 4-Kỹ năng sống : Tài biết tự tắm, đi vệ sinh trong nhà tắm, biết rửa mặt, đánh răng, cởi và mặc quần áo
+ Khó khăn của Tài :
-Em không hề nhớ những gì cô dạy ngày hôm trước thậm chí cách vài giờ đồng hồ
Em tiếp thu bài khá lâu, mặc dầu nghe tốt nhưng Tài không hiểu
- Em ít phát biểu xây dựng bài nhưng trong lớp lại phát ngôn lung tung
- Còn tiếng Việt, Tài chưa nhận diện được hết các âm trong bảng chữ cái Em chỉ mới nhận diện được một số âm cơ bản, chưa đánh vần được Viết chữ thì Tài viết được nhưng có khi không thẳng hàng, có chữ to chữ nhỏ, đôi khi lại thừa nét thiếu nét
- Tài không tập trung chú ý nghe cô giáo giảng bài
- Em tiếp thu bài khá lâu, mặc dầu nghe tốt nhưng Tài không hiểu
- Âm nhạc: dường như em không thích hát, không có hứng thú khi tập hát
- Trí nhớ của Tài kém nên các bài học ở lớp hầu như Tài rất hay nhanh quên
- Tài rất thụ động trong việc phát biểu ý kiến
- Chậm chạp, hay đánh bạn
Đặt mục tiêu :
Sau một thường gian tìm hiểu thông tin, tôi thấy được Tài sinh ra trong một gia đình khó khăn Ba mẹ phải mưu sinh,tìm kiếm việc làm ở nhiều chỗ Điều đó cũng một phần nào đó làm em tổn thương, gia đình mình không có điều kiện như các bạn, đôi mắt em lắm lúc buồn Khi còn nhỏ, Tài thiếu đi tình yêu thương của
bố mẹ, thiếu sự chăm sóc của bàn tay mẹ nên em có cảm giác như bị bỏ rơi Và đến bây giờ, thì em đã phần nào cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ vì ba mẹ đã quan tâm em nhiều hơn Trong sinh hoạt, em thành thạo với những việc làm mà ba
mẹ đã dạy cho, Tài tự phục vụ bản thân mình rất tốt,biết cách giữ gìn vệ sinh Trong học tập, Tài cũng rất nỗ lực Tính toán Tài làm rất tốt, nhanh nhưng tiếng việt thì lại chưa sâu Em chưa đánh vần được các vần, chưa nhận diện được các âm
Trang 5trong bảng chữ cái, em chỉ mới nhận diện được các âm cơ bản Và đó là vấn đề trọng tâm của Tài
- Từ những khó khăn của mình khi gặp thân chủ, dần dần tôi đã thiết lập mối quan hệ giữa tôi và thân chủ khá tốt Mỗi lần trò chuyện thì tôi nói to hơn, bản thân sắp xếp thời gian gặp gỡ giữa tôi và thân chủ nhiều hơn và đặc biệt trong những slần nói chuyện thì tôi tâm sự về bản thân mình nhiều hơn, kể cho em nghe những câu chuyện vui…Em đã tin tưởng và chia sẻ với tôi những khó khăn hiện em đang gặp phải Tôi đưa ra 3 mảng vấn đề để em lựa chọn xem là mình khó khăn về vấn
đề gì nhất: Hành vi cư xử, học tập hoặc truyền thông giao tiếp
- Em suy nghĩ một lúc rồi nói “em thấy mình chưa có khả năng đánh vần nên em muốn chị hỗ trợ, giúp đỡ em về học tập”
- Nghe những tâm sự của Tài mà tôi thấy tội nghiệp cho em, tuy vậy nhưng tôi phải kiềm chế không để bộc lộ cảm xúc của bản thân ngay trước mặt thân chủ
-Lúc đầu đang trong giai đoạn nhận diện vấn đề thì tôi nhận thấy em có 2 vấn đề lớn cần sự can thiệp, hỗ trợ đó là vấn đề về học tập và hành vi cư xử Tôi có ý định chọn vấn đề về hành vi cư xử để lập kế hoạch giúp đỡ em nhưng được sự hướng dẫn của mẹ thân chủ thì tôi nhận ra rằng thân chủ có những hành vi cư xử như vậy
là do em bị khuyết tật trí tuệ Một người bị khuyết tật bao giờ họ cũng tự tạo ra cho mình một cái “vỏ bọc” để họ không tủi thân…chính vì thế nếu can thiệp vào lĩnh vực này mà không khéo léo, tế nhị sẽ làm cho thân chủ mất thăng bằng gây sụp đổ niềm tin nơi em Hơn nữa hành vi cư xử là vấn đề rất khó khăn đòi hỏi phải có sự
nỗ lực can thiệp trong thời gian dài Do vậy tôi nhận thấy là mình chỉ nên khuyên nhủ, giảng giải và giải thích cho thân chủ hiểu nên cư xử như thế nào cho đúng mực để được gia đình, thầy cô và bạn bè yêu mến còn lĩnh vực mà tôi hỗ trợ, giúp
đỡ và tôi sẽ hướng đến can thiệp cho Tài là lĩnh vực học tập
Trang 6- Tất nhiên là trong bất cứ việc gì cũng vậy, trước khi bước tay vào thực hiện công việc, phải tự đặt cho mình những mục tiêu để có động lực, để nhìn vào đó mà cố gắng , phấn đấu hoàn thành tốt công việc Và bản thân tôi cũng không ngoại lệ ,những mục tiêu mà tôi muốn mình phải đạt được trong quá trình giúp đỡ em là :
Mục tiêu ngắn hạn