1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích và xây dựng giải pháp ERP cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty SAMSUNG VINA

55 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ------ BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬERP ĐỀ TÀI: Phân tích và xây dựng giải pháp ERP cho hoạt độ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - -

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ(ERP)

ĐỀ TÀI: Phân tích và xây dựng giải pháp ERP cho hoạt động sản xuất

-kinh doanh của công ty SAMSUNG VINA

Giảng viên hướng dẫn: Phan Văn Viên

Hà Nội 12/2013

Trang 2

M c L c ụ ụ

LỜI NÓI ĐẦU

Môi trường kinh doanh càng mở rộng bao nhiêu sẽ càng có sự tham gia của nhiềuthành viên kinh tế bấy nhiêu Toàn cầu hoá nền kinh tế sẽ càng mở rộng bao nhiêu sẽcàng có sự tham gia của nhiều thành viên kinh tế bấy nhiêu Toàn cầu hoá nền kinh tế thếgiới sẽ làm cho các doanh nghiệp điện tử ở các quốc gia khác nhau vẫn có thể cạnh tranhtrực tiếp với nhau không chỉ ở sản phẩm đầu ra mà còn ở việc cung cấp các nguồn lựcđầu vào Nhiều đối thủ cạnh tranh ở nhiều nước và khu vực khác nhau, với trình độ nhậnthức khác nhau lại cùng cạnh tranh với nhau sẽ mang lại bức tranh cạnh tranh rất nhiềumàu sắc Chính bức tranh cạnh tranh đa màu này tất yếu dẫn đến tính bất ổn ngày càngcao của môi trường kinh doanh:”Nhìn ra phía trước chúng ta chỉ thấy một thế giới của sựhỗn loạn và bất định Một thế giới của sự thay đổi ngày càng nhanh Một thế giới mà ở đónền kinh tế sẽ không còn dựa vào đất đai, tiền bạc mà dựa vào vốn trí tuệ và thông tin.Một nơi mà cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và thị trường trở nên tàn nhẫn …Một nơi màkhách hàng sẽ tiếp cận vô hạn với sản phẩm, dịch vụ và thông tin Một nơi mà mạng lướithông tin sẽ còn quan trọng hơn cả quốc gia Và là một nơi mà bạn sẽ hoạt động kinhdoanh theo sát thời gian thực hoặc sẽ chết.” (Nguồn: Rowan Gibson- Tư duy lại tươnglai, NXB Trẻ Tp Hồ Chí Minh- 2002)

Ngành điện tử Việt Nam nói chung và SamSung ViNa nói riêng là một trongnhững ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trên thương trường quốc tế và nội địa Hộinhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có vị thế cạnh tranh Mà để

có điều đó thì doanh nghiệp cần phải có năng lực tổng thể đảm bảo hoạt động tốt nhấttrong nền kinh tế tri thức và thông tin bùng nổ hiện nay Do đó nhu cầu bức thiết có mộtgiải pháp công nghệ thông tin hoàn thiện ứng dụng quản lý tổng thể mọi nguồn lực doanhnghiệp để doanh nghiệp có thể sử dụng và phối hợp một cách tối ưu nhất các nguồn lựcphục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều giảipháp hoạch định nguồn lực ERP cho các doanh nghiệp đặc biệt là ngành điện tử Là mộthọc viên ngành hệ thống thông tin khoa công nghệ thông tin và viết phần mềm quản lýsản xuất kinh doanh đã ấp ủ mong có một giải pháp hoàn thiện cho hoạch định nguồn lựcCông ty Sam Sung VN Do đó nhóm 9 đã chọn đề tài giải pháp ERP cho doanh nghiệpSamSung Việt Nam với hi vọng đưa ra một giải pháp tốt cho các doanh nghiệp khi xâydựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực một cách đồng bộ, khoa học và tối ưu nhất

Trang 3

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP ERP

1.1 Sơ lược về ERP

ERP (viết tắt của Enterprise Resource Planning - Hoạch định tài nguyên doanhnghiệp ), nguyên thuỷ ám chỉ một hệ thống dùng để hoạch định tài nguyên trong một tổchức, một doanh nghiệp Một hệ thống ERP điển hình là nó bao hàm tất cả những chứcnăng cơ bản của một tổ chức Tổ chức đó có thể là doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận,

Trang 4

1.2 Sơ đồ tổng thể hoạch định tài nguyên doanh nghiệp.

Nhân sự Công việc

Kế hoạch sản xuấtcho đơn hàngGiao hàng?

Lập phiếu xuất kho

Trang 5

Biểu đồ thị phần các doanh nghiệp cung cấp giải pháp ERP tại thị trường Việt Nam

1.3.1 Giải pháp đặt hàng.

Mục đích của giải pháp là: đặt được hàng

Mục tiêu của giải pháp:

- Đúng mặt hàng: Đây là yêu cầu cơ bản của việc mua sắm hoá, vật tư vì nó sẽ đáp ứngđúng yêu cầu của bộ phận sản xuất, hoặc của bộ phận bán hàng

- Đúng số lượng: Đúng số lượng đồng nghĩa với việc không mua thừa và giảm lượng tồnkho chậm luân chuyển không đáng có vì nó gây ra đọng vốn, tốn chi phí lưu kho hoặc cókhi không cần sử dụng Ngoài ra, đúng số lượng cũng có nghĩa là không mua thiếu vì nếuthiếu sẽ không đủ đáp ứng được nhu cầu, tiến độ sản xuất, bán hàng…

- Giá cả hợp lý: Để có được thông tin này, nhất thiết phải đánh giá các nhà cung cấp khácnhau để dự tính được giá mua, khối lượng, thời gian giao hàng, chất lượng, các điềukhoản về tài chính

- Đúng thời gian: Đây là một tiêu chí đặc biệt quan trọng Việc nhập hàng hóa, vật tư vềđúng thời điểm (không quá sớm, không quá muộn) sẽ giảm được ngày tồn kho, kịp đápứng được tiến độ sản xuất, giao hàng…

Trang 6

- Thông tin chính xác: Giảm việc nhập các thông tin được nhập liệu nhiều lần như cùng

thông tin mua sắm nhưng phòng mua sắm nhập, khi nhận hàng thì kho nhập, khi kế toánnhận hóa đơn thì cũng nhập lại thông tin đó

Sơ đồ hoạch định tài nguyên cho giải pháp đặt hàng:

Nhân sự Công việc

Mua hàng?

Lập kế hoạch mua hàng

Tạo hóa đơn mua hàng Tạo đơn đặt hàng

Tạo phiếu nhập kho

Trang 7

1.3.2 Giải pháp sản xuất.

Giải pháp sản xuất cho phép lập kế hoạch và theo dõi quá trình sản xuất Căn cứ vàocác số liệu sản xuất theo kế hoạch hoặc theo đơn hàng Hệ thống bắt đầu từ việc xây dựngcấu trúc sản phẩm, tính toán nhu cầu nguyên vật liệu, máy và nhân công từ các định mứcsản xuất do đơn vị thiết lập

Dựa trên các yếu tố về thời gian giao hàng, nguồn lực về người, máy móc để thiếtlập kế hoạch chính, kế hoạch đặt hàng Tất cả các số liệu theo thời gian thực cho phépphân tích điều chỉnh sản xuất kịp thời Hệ thống cũng tính tới các công đoạn làm việcđồng thời, Các gián đoạn kế hoạch do các yếu tố khách quan phát sinh trong quá trình sảnxuất để tiến hành điều chỉnh, điều độ sản xuất đúng với kế hoạch và yêu cầu đặt ra

Nhập tên sản phẩm đầu

ra cuối cùng, tỉ lệ quy

đổi

Phiên bảnquy trình

Định nghĩa vật tư / bán thành phẩm đầu vào

cho sản xuất Các thao tác trong

quy trìnhĐịnh nghĩa bán thành phẩm / thành

phẩm đầu ra cho sản xuất

Có nhiều thao

tác?

Phân bổ nhân lực, máy móc, chiphí gián tiếp (điện, nước)

Trang 8

- Lập kế hoạch sản xuất theo đơn hàng, theo kế hoạch bán hàng;

- Lập dự trù nguyên vật liệu cần cho sản xuất

- Tạo yêu cầu mua vật tư chuyển cho bộ phận cung ứng thực hiện quy trình mua vật tư;

- Tạo lệnh sản xuất và thẻ giao việc chi tiết cho từng tổ đội;

- Cập nhật kết quả sản xuất hàng ngày;

- Cập nhật sản phẩm dở dang;

- Tính toán giá thành sản xuất với khả năng bổ sung các chi phí gián tiếp;

- Thống kê hàng hỏng vỡ, thất thoát;

- Kiểu công cụ dụng cụ và quản lý từng công cụ dụng cụ;

- Theo dõi tình hình sản xuất theo đơn hàng, theo lệnh sản xuất;

- Quản lý chất lượng sản phẩm;

- Các kiểu bảo trì dự phòng

Trang 9

Sơ đồ hoạch định:

1.3.3 Giải pháp kho.

Mục đích: nắm được số lượng và chất lượng của các trang thiết bị trong kho

Mục tiêu: - Phân nhóm hàng hóa nhiều chiều: hạn dùng, giá trị vật tư hàng hóa

- Lưu trữ nhiều thông tin hàng hóa

Công việc của kho: - Nhập, xuất hàng

- Kiểm kê, bảo trì, duy trì hệ thống kho

- Tổng hợp báo cáo

Trang 10

Có hai loại kho: - Kho vật lý: chứa hàng hóa cụ thể.

- Kho logic: không có kích thước chiếm chỗ trong không gian.Quản lý kho hàng cho phép thiết lập nhiều loại kho, trong đó có thể chia nhỏ khothành từng khu vực nhỏ, lô cũng như các hình thức vận chuyển hàng trong kho, kiểm kê

và cập nhật số liệu kiểm kê bất kỳ thời gian nào do đó mà xác định tồn kho chính xác vàkịp thời

Quản lý danh mục hàng hóa vật tư và các thông tin liên quan, bao gồm:

- Đơn vị đo và tỉ lệ chuyển đổi giữa các đơn vị đo (nếu có)

- Danh mục các sản phẩm/vật tư thay thế

Mô tả một hệ thống kho theo nhiều thông số, nhiều cấp độ: cho phép mô tả hệ thốngkho của doanh nghiệp theo nhiều cấp độ, mỗi kho có thể phân chia không giới hạn thànhcác đơn vị lưu trữ có cấp nhỏ hơn như ngăn, dãy, ô,…tùy thuộc nhu cầu quản lý kho củadoanh nghiệp

Các đơn vị lưu trữ khi được thiết lập, ngoài thông tin chung (tên và mã) còn có cácthông số mô tả khác như sau: thông tin về vị trí, thông tin về thể tích lưu trữ, thông tin chitiết về tải trọng và đặc điểm mô tả, quy định mức lưu trữ tối thiểu và tối đa cho từng loạihàng hóa, thông số kỹ thuật kho để đảm bảo yêu cầu bảo quản hàng hóa

Hoạt động xuất nhập kho được tổ chức theo 3 hình thức:

- Xuất nhập kho thông thường: phát sinh phiếu xuất nhập kho khi có nhu cầu lưu trữ và

sử dụng hàng hóa

Trang 11

- Xuất nhập kho theo kế hoạch: thực hiện xuất nhập kho theo kế hoạch do bộ phận quản

lý kho thiết lập trước

- Xuất nhập kho theo yêu cầu: xuất nhập kho theo yêu cầu từ các bộ phận khác như: sảnxuất, cung ứng,…

Quy trình luân chuyển hàng hóa trong kho:

Nhân sự Nhập hàng Hàng hóa trong kho Xuất hàng

Phòng vật

Trang 12

1.3.4 Giải pháp nhân sự tiền lương.

Mục đích: tuyển được đúng người, đúng năng lực, đúng chỗ và đưa ra phương thứctrả lương phù hợp với người lao động, cung cấp cho doanh nghiệp một lực lượng laođộng có hiệu quả

Mục tiêu:

- Quản lý thông tin nhân viên

- Tuyển dụng có chất lượng

- Bố trí sắp xếp

- Xác định rõ nhiệm vụ của từng đơn vị trong doanh nghiệp

- Đưa ra quyết sách tính lương

Việc điều chỉnh cơ cấu nhân sự được thực hiện tự động qua hệ thống các quyết định:

Nhập khovật tư

Nhập kho

nội bộ

Tồn khovật lý

Xuất khovật tư

Xuất khothành phẩm

Sản xuất

Bán hàng

Trang 13

• Quyết định bổ nhiệm vị trí công tác.

• Quyết định thuyên chuyển

• Quyết định nghỉ việc

• Quyết định thử việc

• Quyết định khác

Thực hiện chấm công và tính lương:

1 Thực hiện các hình thức chấm công theo ca làm việc, theo giờ, theo sản phẩm

2 Thiết lập và thực hiện tính lương theo các phương án: Tính lương theo sản phẩm, tínhlương theo giờ, tính lương theo hệ số chức vụ, tính lương khoán

3 Quản lý phụ cấp, tiền thưởng, các loại phí và lệ phí, theo dõi tạm ứng nhân viên

4 Quá trình chi trả lương cho nhân viên: số phải trả, số thực trả, số lần chi trả lương.Theo dõi hợp đồng lao động: Quản lý thông tin về hợp đồng lao động của từng nhânviên, theo dõi hợp đồng lao động: thông báo sắp hết hạn hợp đồng lao động, thực hiện giahạn và thông tin về gia hạn hợp đồng

Quy trình tuyển dụng nhân viên:

1.3.5 Giải pháp tài sản cố định.

Có hai loại tài sản là tài sản hữu hình và tài sản vô hình, tùy theo yêu cầu của cấp quản

lý mà quy ra quy ước để phân loại

Tài sản cố định là những loại tài sản có thời gian sử dụng lâu dài, được đầu tư để phục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 14

Có một cách phân loại tài sản khác là: tài sản cố định có thời gian sử dụng lớn hơn hoặcbằng 1 năm, vật rẻ mau hỏng có thời gian sử dụng dưới 1 năm.

Đặc điểm của tài sản cố định:

- Không thay đổi hình thái biểu hiện cho đến khi hư hỏng

- Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn và giá trị hao mòn của tài sản cốđịnh được chuyển dịch từng phần vào chi phí dưới hình thức khấu hao

- Thời gian sử dụng lâu dài ( >=1 năm)

Mục đích của giải pháp tài sản cố định: nắm được số lượng và chất lượng của tài sản cốđịnh theo thời gian thực

Khấu hao tài sản cố định: doanh nghiệp nhà nước khấu hao theo quy định của nhà nước.Các phương pháp tính khấu hao:

- Khấu hao theo đường thẳng

- Khấu hao theo số dư giảm dần

Giải pháp tài sản cố định quản lý hầu hết các giao dịch liên quan đến quản lý và kế toántài sản cố định bao gồm các chức năng sau:

- Nhập thông tin tài sản mới

- Nhập và chuyển đổi tài sản cố định xây dựng dở dang

- Hỗ trợ các giao dịch trong quản lý tài sản như: thuyên chuyển, điều chỉnh nguyên giá,đánh giá lại tài sản, thanh lý tài sản và phục hồi tài sản

- Hỗ trợ nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản

- Tự động tạo các bút toán kế toán phát sinh trong quá trình quản lý tài sản và chuyển búttoán từ sổ quản lý tài sản cố định sang sổ cái tổng hợp

- Hỗ trợ các báo cáo quản trị liên quan tới tài sản cố định

Quy trình quản lý tài sản cố định:

Trang 15

Mục tiêu: - Giúp cho hàng hóa được lưu chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

- Lưu thông tiền tệ trong guồng máy kinh tế

- Luân chuyển hàng hóa từ nơi dư thừa sang nơi có nhu cầu

- Mang lại lợi ích cho nhiều thành phần

Quản lý bán hàng cần:

Trang 16

- Quản lý được giá bán: giá bán là một vấn đề nhạy cảm của doanh nghiệp.Thông thường nó được quyết định bởi các cấp lãnh đạo trong công ty Khi đưa ra hệthống vào giá bán phải được định nghĩa trước dựa vào loại khách hàng, nơi giao hàng,mặt hàng, số lượng bán,…

- Quản lý chính sách khuyến mãi, chiết khấu: mở rộng thị phần là bài toán sốngcòn của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu như hiện nay Để đạt được điều

đó doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa các hình thức khuyến mãi, chiết khấu của mình:mua hàng tặng hàng, giảm giá, mua hàng được tích lũy điểm,…

- Kiểm tra hạn mức tín dụng chặt chẽ: việc khống chế số nợ tối đa của mỗikhách hàng là biện pháp giảm rủi ro về tài chính mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải

áp dụng Có một số nơi nhân viên kinh doanh bắt buộc phải gửi đơn bán hàng qua phòng

kế toán kiểm tra công nợ trước rồi mới được phép bán hàng

- Quản lý được tình hình thực hiện hợp đồng, đơn hàng: đây là quy trình chínhcủa phân hệ bán hàng, tuy nhiên nó chỉ có ý nghĩa đối với những đơn hàng dài hạn, nhiềuđợt, đơn hàng xuất khẩu

- Hình thức bán hàng đa dạng

- Quản lý dữ liệu tập trung: ngày nay các công ty hầu như có chi nhánh, mạnglưới phân bổ rộng khắp, việc quản lý số liệu tập trung có thể giúp lãnh đạo biết rõ tìnhhình kinh doanh từng nơi và điều quan trọng hơn có thể dễ dàng đưa ra các chính sáchkhuyến mại, giá bán mang tính đồng nhất và có thể kiểm soát trên toàn quốc, thậm chí làquyết định điều chuyển hàng qua lại giữa các nơi để tối ưu hóa tồn kho và kinh doanh

- Ứng dụng online

Quản lý đơn hàng theo loại giao dịch bán hàng do người sử dụng phân hệ bán hàngquy định Ví dụ đơn hàng bán lẻ, đơn hàng bán cho đại lý, hợp đồng sản xuất, hợp đồnggia công,…

Theo dõi quá trình của đơn hàng dựa trên các hoạt động nghiệp vụ:

Trang 17

4 Theo dõi quá trình giao hàng: lập phiếu giao hàng, ghi nhận số lượng hànggiao theo từng đợt giao hàng…

5 Xuất hóa đơn, ghi các khoản phải thu, ghi công nợ khách hàng theo điềukhoản thanh toán sau khi đã thực hiện giao hàng Một đơn hàng có thể thực hiện giaohàng nhiều lần và xuất nhiều hóa đơn trong một lần giao hàng (tự động tính thuế giá trịgia tăng khi các định thuế suất)

6 Theo dõi thông tin hoạt động xuất nhập khẩu: hạn ngạch xuất nhập khẩu, cácbiên bản liên quan

7 Tính toán và phân bổ các chi phí liên quan tới hoạt động bán hàng

8 Ghi nhận và xử lý hàng trả lại

Sơ đồ khái quát về phân hệ quản lý bán hàng trong việc triển khai ERP:

Sơ đồ hoạch định tài nguyên cho giải pháp bán hàng:

Nhân sự Công việc

Trang 18

Phòng kinhdoanh

đã giao

Báo cáo đơn hàng chưa lậphóa đơn

Báo cáo hóa đơn bán hàng

Báo cáo đơn hàng

Tạo hóa đơn từđơn hàng

Báo cáo giao hàng

Tạo phiếu xuất kho

Trang 19

Quy trình nghiệp vụ cập nhật bút toán và khóa sổ:

Trang 20

* Quản lý hệ thống tài khoản theo dạng ma trận / đa chiều:

Việc ghi sổ trong hệ thống tài khoản mới đòi hỏi bất cứ các hoạt động kinh tế phátsinh phải ghi chép thông qua các nhóm số của hệ thống tài khoản Cơ chế tập hợp nhưsau:

- Nhóm thứ nhất: Nhóm công ty, mỗi đơn vị có tổ chức kế toán phải có một mã số riêng

- Nhóm số thứ hai: Là nhóm trung tâm trách nhiệm, trung tâmchi phí, phòng ban

- Nhóm số thứ ba: Là nhóm tài khoản nhà nước, hạch toán theo qui định hiện hành củanhà nước

- Nhóm thứ tư: Nhóm mã ngân hàng/kênh phân phối

- Nhóm thứ năm: Nhóm sản phẩm

- Nhóm thứ sáu: Nhóm nội bộ

Cách phân nhóm này đảm bảo sẽ hạch toán được chi tiết các nghiệp vụ theo chuẩnmực kế toán của Việt Nam và phân lớp quản lý tới mức chi tiết nhất phù hợp với yêu cầuquản lý chi tiết theo nhiều đối tượng của doanh nghiệp hiện nay

Quy trình nghiệp vụ: Cập nhật hệ thống tài khoản:

Trang 21

Việc tích hợp các module cho phép kế thừa thông tin giữa các phòng, ban; đảm bảo đồngnhất thông tin, giảm việc cập nhật xử lý dữ liệu tại nhiều nơi; cho phép thiết lập các quytrình luân chuyển nghiệp vụ giữa các phòng ban.

1.3.9 Mô hình cơ bản mắt xích cung cấp.

Mô hình cơ bản mắt xích cung cấp không phải là chuỗi một chiều mà là một mạng lướinhiều chiều, gồm tất cả các khâu liên quan tới nhu cầu của nhà sản xuất và khách hàng

Trang 22

Mục đích: Nâng cao sự tin tưởng và hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung cấp, do đócải thiện khả năng hiển thị hàng tồn kho và vận tốc chuyển động của hàng tồn kho Mục tiêu: Tạo ra một chuỗi cung cấp tối ưu nhằm tối đa hoá giá trị tạo ra cho toàn bộ hệthống.

Mô hình cơ bản mắt xích cung cấp điển hình như sau:

Một chuỗi cung ứng điển hình:

Nhà cungcấpnguyên vậtliệu

Nhà sảnxuất

Kháchhàng

Trang 24

1.3.10 ERP và SCM.

SCM (Supply Chain Management – Quản lý dây chuyền cung ứng) là sự phối kếthợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìmkiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sảnphẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng Điều quan trọng đối với bất kỳ giảipháp SCM nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu đượcsức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dâychuyền cung ứng sản xuất

Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanhnghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàncủa công ty Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp

mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác,giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụtới khách hàng SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trườngsản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng

và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin

Một dây chuyền cung ứng bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sảnxuất và khách hàng Trong đó:

- Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiếtcho quá trình sản xuất, kinh doanh

- Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trìnhsản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng

- Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất

Phần mềm thực thi dây chuyền cung ứng (Supply chain execution – SCE) có nhiệm vụ tựđộng hoá các bước tiếp theo của dây chuyền cung ứng, như việc lưu chuyển tự động cácđơn đặt hàng từ nhà máy sản xuất của bạn tới nhà cung cấp nguyên vật liệu, để có đượcnhững gì bạn cần cho hoạt động sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ

Trang 25

1.3.11 Giải pháp triển khai.

Giải pháp triển khai có thể xảy ra theo 2 trường hợp sau:

- Khi doanh nghiệp chưa có sản phẩm ERP thì triển khai để làm ra sản phẩm ERP

- Nếu doanh nghiệp có phần mềm ERP rồi thì tổ chức triển khai đưa vào thực tế

Phương pháp tư vấn hiện đại về triển khai hệ thống ERP bao gồm các bước sau:

1 Đưa ra các quy trình, giải pháp đã triển khai để khách hàng tham khảo

2 Liên hệ với các khách hàng đã triển khai ERP hoặc đưa lãnh đạo doanh nghiệp đang tưvấn đi thực tế các mô hình triển khai thành công

3 Đào tạo những người dử dụng chính, cán bô nghiệp vụ chủ chốt nắm vững quy trìnhchuẩn đã có của hệ thống phần mềm ERP

4 Từ đó bắt đầu khảo sát tìm hiểu các nghiệp vụ của khách hàng

5 Xây dựng giải pháp và tư vấn cho khách hàng dựa trên hệ thống quy trình của ERP màkhách hàng đã nắm vững

6 Phân tích, tư vấn cho khách hàng những điểm lợi, hại trong các yêu cầu thay đổi quytrình trong hệ thống ERP chuẩn

Các phần mềm ERP trong nước thường cần tới 1-2 tuần để triển khai, khoảng thời giannày không bao gồm thời gian chuẩn bị tài liệu hướng dẫn sử dụng theo nhu cầu riêng củatừng người

Các phần mềm ERP cấp trung của nước ngoài thương phức tạp hơn nên cần thời gian lâuhơn để triển khai Các đơn vị cung cấp dịch vụ / nhà phân phối thường thông báo cầnkhoảng 3-4 tháng để triển khai nhưng chính các nhà cung cấp phần mềm thì cho rằng chỉcần từ 2-8 tuần

Các phần mềm thiết kế theo đơn đặt hàng có thể cần nhiều tháng hoặc nhiều năm để viếthoàn chỉnh và thường dễ bị chậm trễ ngoài dự kiến và tăng chi phí viết phần mềm

Các bước triển khai dự án ERP:

- Thực hiện tiền định giá

- Định giá trọn gói

Trang 26

- Hậu triển khai.

1.3.12 Lập kế hoạch từ trên xuống.

Mục đích của lập kế hoạch: đưa ra văn bản chi tiết giúp tổ chức, thực hiện, triển khaicông việc một cách hiệu quả

Lập kế hoạch từ trên xuống là đi từ tổng quát tới chi tiết

Trang 27

Lập kế hoạch ERP có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển hệ thống ERP , nó có mốiquan hệ mật thiết và quyết định tới những chức năng của hệ thống ERP, mỗi một bộ phận

Khi lập kế hoạch thì ta cần xác định cần làm gì, làm ở đâu, ai làm, khi nào, làm như thếnào

Sơ đồ khái quát:

Ngày đăng: 28/08/2017, 21:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w