1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng phương đông chi nhánh tân thuận

21 803 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 153,79 KB

Nội dung

Mục lục PHẦN 1: SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH TÂN THUẬN1.1 Ý nghĩa của logo ngân hàng 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của OCB – chi nhánh Tân Thuận 1.3 Hệ thống

Trang 1

Mục lục PHẦN 1: SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH TÂN THUẬN

1.1 Ý nghĩa của logo ngân hàng

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của OCB – chi nhánh Tân Thuận

1.3 Hệ thống tổ chức của chi nhánh Tân Thuận

PHẦN 2: QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH TÂN THUẬN ( 9 bước)

PHẦN 3: NHỮNG THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUY TRÌNH CHO VAY ĐƯỢC HỌC TẬP ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

3.1 Mục đích sử dụng vốn vay, cho vay bù đắp

3.2 Xác nhận tình trạng hôn nhân

3.2.1 Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

3.2.2 Chứng tử của người hôn phối

3.3 Giấy giới thiệu

Trang 2

PHẨN 4: VÀI KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH TÂN THUẬN

PHẦN 1: SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNHTÂN THUẬN

1.1 Ý nghĩa của logo ngân hàng

Logo mới bao gồm 2 phần: biểu tượng hình và biểu tượng chữ.Phần biểu tượng hình lấy ý tưởng từ đồng tiền cổ và khái niệm Vuông - Tròn đầy ý nghĩa.Đồng tiền cổ hình tròn được hợp thành từ 4 mảnh ghép mang hình dáng của những consóng đang chuyển động không ngừng, vừa tượng trưng cho hình ảnh đồng tiền thườngđược sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng, sự viên mãn, thịnh vượng và niềm tin trọn vẹn

mà OCB mang đến cho khách hàng, vừa gợi liên tưởng đến sự hợp nhất 4 giá trị cốt lõicủa ngân hàng là "Chủ động sáng tạo - Tốc độ - Chuyên nghiệp - Gắn kết và thân thiện"

4 giá trị này cùng phối hợp và chuyển động nhịp nhàng quanh hình vuông ở vị trí trungtâm bên trong tượng trưng cho yếu tố khách hàng, thể hiện cam kết tất cả cùng nỗ lựchướng đến lợi ích của khách hàng, đúng như ý nghĩa giá trị cốt lõi quan trọng nhất củaOCB - "Khách hàng là trọng tâm"

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của OCB – chi nhánh Tân Thuận

Chi nhánh Tân Thuận được hình thành do Sở Kế hoạch và đầu tư - Phòng đăng

ký kinh doanh cấp phép đi vào hoạt động ngày 11/05/2005 Nằm ở vị trí thuận lợi, khuvực tập trung dân cư đông đúc tại địa chỉ 252 Nguyễn Thị Thập, P Tân Quy, Quận 7,

Tp Hồ Chí Minh Đặc biệt là gần Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng nên rất dễ dàng giaodịch

Trang 3

Chi nhánh có một PGD trực thuộc, PGD Phú Mỹ Hưng được thành lập vào07/2007 theo xác nhận đăng kí NHNN-Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh Khu đô thị mớiPhú Mỹ Hưng là khu dân cư đông đúc, thu nhập bình quân đầu người cao, và có rấtnhiều công trình lớn đang thi công sẽ góp phần làm tăng thị phần cho CN.

Đây là một trong những chi nhánh đi vào hoạt động có hiệu quả nhất của OCB.Hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh chủ yếu là nghiệp vụ cấp tín dụng như: cho vaytrả góp mua nhà/căn hộ, cho vay mua xe trả góp, cho vay an cư lạc nghiệp, cho vay sảnxuất kinh doanh, cho vay du học…

1.3 Hệ thống tổ chức của chi nhánh Tân Thuận

Hình 1 Cơ cấu tổ chức OCB-Tân Thuận

Hệ thống chi nhánh Tân Thuận gồm 1 chi nhánh chính và 1 phòng giao dịch

Số lượng nhân viên của CN Tân Thuận là 40 nhân viên phân bổ cho:

 Phòng khách hàng cá nhân là 16 nhân viên Trong đó, kế toán tổng hợp 2 nhânviên, dịch vụ tiền gửi và dịch vụ khách hàng 6 nhân viên, 5 nhân viên tín dụng cánhân, ngân quỹ 2 nhân viên, 1 giám đốc

 Phòng khách hàng doanh nghiệp là 4 nhân viên: 2 nhân viên khách hàng doanhnghiệp, 1 trưởng phòng và 1 giám đốc

 Phòng hành chính 6 người: 1 nhân viên hành chính tổng hợp, 1 tài xế và 4 bảo vệ

 PGD Phú Mỹ Hưng: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 2 kế toán giao dịch, 1 ngân quỹ,

Trang 4

2 nhân viên tín dụng: 1 cá nhân và 1 doanh nghiệp, 3 bảo vệ.

PHẦN 2: QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNGPHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH TÂN THUẬN

Quy trình cho vay của ngân hàng cơ bản bao gồm 9 bước như sau:

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến ngân hàng Phương Đông để đăng kí vayvốn

Giám đốc khách hàng cá nhân phân công và giao hồ sơ đăng kí vay vốn cho CBTD để đềnghị khách hàng cung cấp hồ sơ liên quan đến việc vay vốn và thẩm định TSTC củakhách hàng

CBTD tiến hành thẩm định các điều kiện cho vay gồm các nội dung như sau:

Thẩm định tình hình tài chính, khả năng trả nợ vay:

• Tính toán về năng lực tài chính, đánh giá nguồn trả nợ, khả năng trả nợ vay:

Trang 5

• Tính toán về năng lực tài chính, đánh giá nguồn trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàngđối với khoản vay tại OCB và các nghĩa vụ tài chánh khác trong quá trình vay vốn.

• Trưởng/phó phòng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ cho vay sau đó ghi ý kiếncủa mình vào tờ trình thẩm định:

• Đối với khoản vay không đủ điều kiện: Trưởng/phó phòng tín dụng có ý kiến từ chối vànêu rõ lý do, CBTD có trách nhiệm thông báo từ chối cho khách hàng bằng văn bản hoặcbằng điện thoại

• Đối với khoản vay đủ điều kiện: Trưởng/Phó phòng tín dụng cho ý kiến đồng ý cho vaykèm theo điều kiện bổ sung hồ sơ (nếu có)

CBTD trình hồ sơ cho lãnh đạo phòng xem xét có ý kiến và trình cấp có thẩmquyền phê duyệt Đối với các khoản vay vượt hạn mức phán quyết của chi nhánh, phònggiao dịch trực thuộc, chi nhánh sau khi đã kí chuyển cho phòng quản lý tín dụng tái thẩmđịnh các khoản vay trên và trình ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng phê duyệt theo mức

ủy quyền đã được HĐQT phân cấp

Hoàn chỉnh các thủ tục khác: CBTD căn cứ vào phê duyệt của Ban tín dụng/Hội đồng tín

dụng để tiến hành hoàn chỉnh các thủ tục như sau: Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ,thẩm định lại khoản vay (Trường hợp có yêu cầu)

Thời gian thẩm định tối đa kể từ lúc OCB nhận đủ hồ sơ, hợp lệ của khách hàng:

10 ngày làm việc riêng đối với các khoản vay trả góp mua nhà ở

Trang 6

Bước 3: Thông báo đồng ý cho vay chuyển cho khách hàng và đơn bị bán các giấy tờ sau:Công văn đồng ý (Theo mẫu OCB).

Hợp đồng bảo lãnh 3 bên (Theo mẫu OCB)

Bước 4: Đơn vị bán chuyển hồ sơ có liên quan đến khoản vay sang cho OCB, gồm:

• Hợp đồng mua bán giữa khách hàng và đơn vị bán

• Hợp đồng bảo lãnh ba bên giữa khách hàng, đơn vị bán và OCB

• Giấy tờ về tài sản hình thành từ vốn vay

Bước 5: Giải ngân, lưu trữ chuyển giao thông tin, chứng từ về khách hàng và khoản vay:Giải ngân: sau khi khách hàng đã dùng phần vốn tự có thanh toán tiền mua nhà ở theoquy định của OCB

• CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện các chứng từ, điều kiện giải ngân phù hợp vớiđiều kiện của hợp đồng tín dụng (giấy nhận nợ, ủy nhiệm chi, giấy lĩnh tiền…)

• CBTD tập hợp hồ sơ trình phụ trách phòng tín dụng kí kiểm soát trước khi trình cấp cóthẩm quyền duyệt

• Khi hồ sơ vay vốn đã được duyệt CBTD tiến hành nhập thông tin hợp đồng tín dụng theochương trình nhập hồ sơ trên máy tính

• CBTD chuyển chứng từ và hồ sơ vay vốn cho phòng kế toán để làm thủ tục giải ngân chokhách hàng

Chuyển giao thông tin, chứng từ về khách hàng và khoản vay: Sau khi đã nhậpthông tin khách hàng vào chương trình máy tính, CBTD chuyển các chứng từ cần thiếtcho các phòng, bộ phận liên quan để phối hợp và theo dõi, cụ thể như sau:

Phòng kế toán lưu giữ:

Trang 7

Bản chính: giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, hợp đồng mua nhà ở,

hợp đồng thế chấp tài sản, đơn đăng kí giao dịch bảo đảm, biên bản giao nhận tài sản(trường hợp thế chấp bất động sản khác), các tờ trình liên quan đến khoản vay và ý kiếntham gia của các phòng, bộ phận liên quan

Bản sao: hồ sơ pháp lý của khách hàng (CMND, hộ khẩu và các giấy tờ liên quan).

Phòng ngân quỹ:

Bản chính: các loại giấy tờ tài sản đảm bảo tiền vay (trường hợp thế chấp bất động sản

khác)

Phòng tín dụng lưu giữ toàn bộ hồ sơ vay vốn gồm: Bản sao: giấy tờ đề nghị vay vốn,

hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, hợp đồng mua nhà ở, hợp đồng thế chấp tài sản, đơnđăng kí giao dịch đảm bảo, biên bản giao nhận thế chấp tài sản (trường hợp thế chấp tàisản khác), hồ sơ pháp lý của khách hàng (CMND, hộ khẩu…), các tờ trình liên quan đếnkhoản vay và ý kiến tham gia của các phòng, bộ phận có liên quan

Bước 6: Theo dõi quá trình sử dụng vốn vay

Trong suốt quá trình cho vay, CBTD có trách nhiệm:

• Theo dõi, đánh giá tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng (Dư nợ, lãi treo, trả nợđúng hạn, nợ quá hạn, nợ khó đòi,…)

• Đôn đốc đơn bị bán thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng liên kết, bảo lãnh thực hiệnviệc giao giấy chủ quyền về nhà ở hình thành từ vốn vay đúng hạn cho OCB

• Trường hợp phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, tài sản đảm bảo không

đủ đảm bảo cho khoản vay thì CBTD cùng trưởng/phó phòng nghiệp vụ phải có đề xuất

cụ thể để xử lý như: yêu cầu bổ sung các biện pháp và tài sản đảm bảo, ngưng cho vay,thu hồi nợ trước hạn, phát mại tài sản thế chấp, yêu cầu đơn vị, cá nhân bảo lãnh trả nợthay hoặc khởi kiện

Trang 8

• Đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng.

Bước 7: Thu nợ

Cán bộ tín dụng có trách nhiệm nhắc nhở, thông báo nợ đến hạn cho khách hàng chậmnhất 5 ngày làm việc trước thời điểm nợ đến hạn

Phối hợp phòng kế toán, phòng kế toán thực hiện:

• Thu nợ và lãi theo HĐTD, các thỏa thuận bổ sung giữa khách hàng và Ngân hàng (Phụlục gia hạn hợp đồng tín dụng, văn bản thỏa thuận miễn giảm lãi vay…)

• Chuyển sang nợ quá hạn đối với trường hợp khách hàng không trả được nợ vay, khi tớihạn mà không có văn bản đồng ý gia hạn nợ, hoặc điều chỉnh kì hạn nợ của cấp có thẩmquyền

• Nếu khách hàng gặp khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ trả lãi, trả vốn vay, CBTD căn cứnguyên nhân khách quan, chủ quan, căn cứ vào quá trình sử dụng vốn vay và kết quảphân tích, đánh giá thực tế khách hàng, quy định của OCB, quy định của ngân hàng Nhànướcm CBTD lập tờ trình đề xuất hướng xử lý, trình phục trách Phòng tín dụng xem xét

• Phụ trách phòng tín dụng sau khi kiểm tra có ý kiến đề xuất xử lý trên tờ trình của CBTD,trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định

• Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, CBTD có trách nhiệm thông báo, hướngdẫn khách hàng thực hiện

Bước 8: Xử lý nợ khi khách hàng gặp khó khăn

Nếu khách hàng gặp khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ trả lãi, vốn vay do nguyênnhân khách quan, chủ quan, chi nhánh phải điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ, chuyển

nợ quá hạn, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, hoặc đối với tài sản là vật tư, hàng hóa hìnhthành từ vốn vay đã kết thúc quá trình luân chuyển nhưng khoản vay chưa đến hạn…CBTD phải có trách nhiệm:

Trang 9

• Kịp thời hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị ngân hàng xem xét.

• Căn cứ kết quả theo dõi quá trình sử dụng vốn vay và kết quả phân tích, đánh giá thực tếkhách hàng, quy định của OCB, quy định của ngân hàng Nhà nước, CBTD lập tờ trình đềxuất hướng xử lý, trình phụ trách phòng tín dụng xem xét

• Phụ trách phòng tín dụng sau khi kiểm tra có ý kiến đề xuất xử lý trên tờ trình của CBTD,chuyển cho giám đốc xem trước khi chuyển qua hội đồng tín dụng

• Sau khi có quyết định, CBTD hướng dẫn khách hàng thực hiện theo quy định

Bước 9: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng đươc thanh lý sau khi khách hàng đã trả hết nợ vay gồm nợ gốc, lãi vàcác khoản phải trả khác đã thỏa thuận theo HĐTD

Thủ tục thanh lý:

Sau khi thu hết nợ gốc và lãi vay, CBTD lập hồ sơ giải chấp cho khách hàng gồm:

• Công văn giải chấp gởi Phòng công chứng theo quy định;

• 3 đơn xóa đăng kí giao dịch đảm bảo (theo thông tư 5);

• Lập 4 liên phiếu xuất ngoại bảng trình phụ trách tín dụng, sau khi phục trách phòng tíndung ký duyệt ngoại bảng, CBTD chuyển phòng kế toán duyệt lại chứng từ trước khichuyển phòng ngân quỹ xuất hồ sơ thế chấp tài sản

Trang 10

PHẦN 3: NHỮNG THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN QUY TRÌNH CHO VAY ĐƯỢC HỌCTẬP ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

3.1 Mục đích sử dụng vốn vay, cho vay bù đắp

Nhiều lần đọc hồ sơ tín dụng, với cả hồ sơ anh Sáng – tổ trưởng phòng tín dụngKHCN – đang làm, thì thấy có rất nhiều hồ sơ có liên quan đến bù đắp, thế là đi hỏi anh

bù đắp là gì? Có những dạng nào? Sau khi giải thích thì có thể hiểu là như thế này:

Cho vay bù đắp là một khái niệm chung về tái cấp vốn cho khách hàng để bù đắp các chi phí hợp lý đã bỏ ra trong 1 khoảng thời gian nhất định, ở mỗi ngân hàng sẽ đưa

ra từng loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.

Ví dụ như trước đây khách hàng dồn quá nhiều vốn tự có để đầu tư vào một dự án kinhdoanh, nhưng do nhu cầu vốn kinh doanh hiện tại đang bị thiếu hụt nên khách hàng cóthể đề nghị ngân hàng tái cấp lại 1 phần vốn của dự án Việc thẩm định hồ sơ cũng giốngnhư khi thẩm định cho vay lần đầu nhưng sẽ cần thêm cái chứng từ liên quan đến dự án

và tiến trình thực hiện dự án của khách hàng

Cũng có một lần anh Hiếu – trưởng phòng tín dụng KHCN nhờ tôi sắp xếp tài liệugiùm, tôi cũng có đọc qua tài liệu bù đắp trong hồ sơ anh Hiếu làm, hồ sơ như sau:

Anh Nguyễn Văn Duy có một ngôi nhà ở số 156 đường Nguyễn Văn Linh, ngôinhà vừa mới mua cách đây 3 tháng, muốn thế chấp ngôi nhà để vay ngân hàng 2.5 tỷ trả

nợ cho ngưởi thân – đã cho anh Duy mượn 2.5 tỷ cách đây 3 tháng để anh Duy có thểmua ngôi nhà trên – có giấy nhận nợ thời hạn 3 tháng viết tay Tất cả các giấy tở cần thiếtnhư hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ mục đích, phương án vay vốn, hồ sơchứng minh tài chính, nguồn trả nợ đều đã được anh Hiếu thu thập và làm đầy đủ, sau khithẩm định giá nhà đất, đối chiếu với các giấy tờ quyền sử dụng đất,… xác định chủ nhà,chứng minh ngôi nhà vừa mới đổi tên chủ cho anh Linh cách đây 3 tháng là đúng AnhDuy hiện đang buôn bán quán nhậu, doanh thu ước tính khoảng 70 triệu/ tháng, sau khitrừ chi phí ước tính thu nhập khoảng 30 triệu/ tháng Nhưng cái khó khăn ở đây là mụcđích vay vốn của anh Duy, nếu anh Duy lên vay ngân hàng với mục đích là trả nợ cho

Trang 11

người thân thì không được, trong quy định của ngân hàng rất khó khăn trong khoản đivay để trả nợ cho người khác, còn nếu anh Duy vay ngân hàng cho mua nhà thì cũngkhông được vì không phát sinh khoản mua nhà trong thời gian cho vay, nghĩa là nhà đãđược anh Duy mua rồi; thế nên mới phát sinh loại hình cho vay bù đắp hiện nay cũng kháphổ biến được quy định ngầm trong ngân hàng.

Giải quyết trường hợp khách hàng là anh Duy, trưởng phòng tín dụng là anh Hiếu

sử dụng cho vay bù đắp mua nhà, với ngôi nhà số 156 Nguyễn Văn Linh là căn nhà chovay bù đắp và cũng là tài sản bảo đảm cho khoản vay Với tài sản bảo đảm tốt và tìnhhình kinh doanh của khách hàng có đủ khả năng trả nợ cho món vay, khoản vay của anhDuy được thông qua Khi giải ngân thì không giải ngân trực tiếp cho anh Duy mà chuyểnthẳng khoản tiền là 2.5 tỷ vào tài khoản người thân – người mà anh Duy phải trả khoản

nợ - thông qua việc đối chiếu với giấy nhận nợ

Ở trên là trường hợp thực tế của cán bộ tín dụng trong việc giải quyết mục đíchvay vốn một cách linh hoạt không những tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn một cách

dễ dàng mà còn không làm trái với các quy định của ngân hàng “Hầu hết các trường hợp

đi vay ngân hàng, khách hàng cá nhân thường sử dụng sai mục đích” đó là nhận định củaanh Sáng – tổ trưởng phòng tín dụng khách hàng cá nhân, bởi vì hầu hết sau khi kháchhàng nhận được các khoản vay thường rất khó biết khách hàng sẽ làm gì, bởi vì cácchứng từ cho việc chứng minh sử dụng mục đích vay vốn thường không đầy đủ, khôngthì cũng sẽ không đúng với 100% mục đích ban đầu, như thế nào mới là đúng mục đíchvay vốn? Việc đúng mục đích vay vốn rất khó xảy ra, và cũng thường cản trở trong việcvay vốn của khách hàng nên cần một sự linh hoạt trong mục đích vay vốn của kháchhàng, Một ví dụ thực tế khác mà anh Sáng kể cho tôi nghe:

Ông Nguyễn Thành Lộc có một căn nhà đồng sở hữu với người em, căn nhà do haianh em thừa kế của gia đình, người em đòi chia tài sản với người anh, người anh cần 1 sốtiền lớn khoảng 800 triệu để trả cho người em Người anh lên ngân hàng để vay số tiềntrên, cán bộ tín dụng không biết làm sao để cho ông Lộc vay trong trường hợp này, bởi vì

Ngày đăng: 28/08/2017, 21:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w