1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hành trình thỉnh kinh của thầy trò đường tăng trong tây du ký của ngô thừa ân và ý nghĩa của nó

42 821 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 66,15 KB

Nội dung

Hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường TăngTây du ký là một tiểu thuyết chương hồi, trong đó tác phẩm tập trung kể lại hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, cuộc hành trì

Trang 1

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

MÔN: VĂN HỌC TRUNG QUỐC

ĐỀ TÀI:

HÀNH TRÌNH THỈNH KINH CỦA THẦY TRÒ ĐƯỜNG TĂNG

TRONG TÂY DU KÝ CỦA NGÔ THỪA ÂN

VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ

Giảng viên hướng dẫn:

TS Trần Lê Hoa Tranh

Trang 2

2 Hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng

2.1 Phân chia các kiếp nạn

2.2 Phân tích một số kiếp nạn tiêu biểu

3 Ý nghĩa hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng

3.1 Hành trình tu sửa bản thân để hoàn thiện nhân cách, đạt thành chánh quả3.2 Hành trình tìm kiếm chân lý, phổ độ chúng sanh

3.3 Hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng nhìn từ trang sách đến hiệnthực xã hội Trung Quốc

4 Mở rộng vấn đề về Tây du ký của Ngô Thừa Ân

5 Kết luận

PHỤ LỤC

Trang 3

1 Tác giả và tác phẩm

1.1 Về tác giả Ngô Thừa Ân

Ngô Thừa Ân (1500 hoặc 1506 - 1581), tự Nhữ Trung, hiệu Xạ Dương SơnNhân, là một tác giả văn học Trung Quốc, sống vào đời Minh.Ông sinh tại Hoài

An, tỉnh Giang Tô Gia đình ông làm nghề buôn bán nhỏ, chuyên bán chỉ và đồthêu, nhưng lại có thú tàng trữ sách Cả ông nội và cha Ngô Thừa Ân đều xuấtthân là quan lại qua con đường khoa cử

Ông học tại Nam Kinh Thái học (Đại học Nam Kinh cổ) trong hơn 10 năm.Theo tương truyền, Ngô Thừa Ân từ nhỏ đã say mê những truyện thần tiên yêuquái Khi bị cha cấm, ông từng trốn cha mang những cuốn sách thể loại đó ra chợngồi đọc.Lớn lên, ông tỏ ra là người có tính tình khảng khái, những câu nói củaông lúc bấy giờ thể hiện tính cách của ông: “không để người đời thương hại”,

“trong lòng mài mãi dao trừ tà, muốn dẹp sạch đi, buồn không đủ sức” Ngô Thừa

Ân nổi tiếng văn hay chữ tốt và rất thích hài kịch Ông từng viết nhiều tạp kĩ, lừngdanh một thời

Tuy là người đa tài nhưng Ngô Thừa Ân lại lận đận trên đường thi cử NgôThừa Ân thi nhiều lần, nhưng không đỗ Mãi tới năm khoảng 43 tuổi, ông mới đỗTuế cống sinh Sau đó, ông còn đi thi hai lần nữa nhưng đều hỏng Năm 51 tuổi, vìcảnh nhà quẫn bách, ông đến Nam Kinh tìm việc nhưng cô thế không có nơinương tựa nên việc cũng chẳng thành Mãi đến năm 67 tuổi, ông đến Bắc Kinh đểđược tuyển dụng làm quan, ông nhận một chức quan nhỏ (huyện thừa) tại huyệnTrường Hưng Chẳng bao lâu sau, vì không chịu được cảnh luồn cúi, ông từ chức

ra về

Ngô Thừa Ân còn được tiến cử vào giữ chức kỉ thiện trong Kinh Vươngphủ, chuyên coi việc lễ nhạc và văn thơ, nhưng được 3 năm thì bất đắc chí từ quan

Trang 4

về nhà Lúc đó Ngô Thừa Ân đã 70 tuổi Từ đây, Ngô Thừa Ân sống bằng nghềviết văn, thơ, được hơn 10 năm thì mất.

Sáng tác của ông khá phong phú, nhưng đã bị mất mát gần hết, do chỉ cómột con gái và gia cảnh bần hàn, nên hiện chỉ còn lại một số thơ văn được tập hợplại thành bộ Xạ Dương tiên sinh tồn cảo gồm 4 quyển

Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Tây du ký viết lúc đã ngoài 70

tuổi Cuốn tiểu thuyết này được nhiều thế hệ người Trung Quốc yêu thích và làmột trong những cuốn tiểu thuyết cổ điển phổ biến nhất ở Trung Quốc và nhiều

quốc gia khác.Đương thời, khi ông còn sống, Tây du ký chưa được người đời biết

đến, mãi tới sau khi ông mất nhiều năm, một người cháu ngoại họ Dương mớimang ra công bố tiểu thuyết này

1.2 Về tác phẩm Tây du ký

Tây du ký là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung

Hoa Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằngchứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thườngđược cho là của học giả Ngô Thừa Ân

Tác phẩm tổng cộng có một trăm hồi, ra đời vào năm Vạn Lịch thứ 29

(1601), triều Minh Sau khi Tây du ký xuất hiện, trong giai đoạn này, nhiều tác

phẩm tiếp tục đề tài của Tây du ký, nhưng cốt truyện và nhân vật có thay đổi như

Hậu tây du ký, Tục tây du ký và Tây du bổ Trong đó, đáng chú ý và có giá trị nhất

là Hậu tây du ký, không rõ tác giả.

Ngày nay, Tây du ký được xem là tác phẩm văn học đạt đến độ mẫu mực,

đứng trong 4 tác phẩm văn học cổ điển vĩ đại nhất của Trung Hoa, gọi là Tứ đại

danh tác (cùng với Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am và Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần)

Trang 5

Trong đó, tiểu thuyết kể về hành trình của Trần Huyền Trang đến Tây Trúc(Ấn Độ) để thỉnh kinh Theo ông là ba đệ tử: Tôn Ngộ Không một tên khỉ do đásinh ra; Trư Ngộ Năng – một yêu quái nửa người nửa lợn; Sa Ngộ Tĩnh –một thủyquái Họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội Bên cạnh đó, con ngựa màTrần Huyền Trang cưỡi cũng là một nhận vật do hoàng tử của Long Vương (BạchLong Mã) hóa thành Cụ thể, câu chuyện diễn ra như sau:

Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi rađời từ một hòn đá ở biển Hoa Đông , xưng vương ởHoa Quả Sơn, tầm sư học đạo,đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong núi Ngũ Hành 500năm Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đếnhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết

Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường TamTạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật Một sốyêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biếnthành đàn bà đẹp Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mìnhvới thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, nhưNgưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa

Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải đổi Bát vàng của Hoàng

đế Đường Thái Tông tặng để nhận được kinh thật.Đây cũng được tính là một khổnạn cho bốn thầy trò Khi qua sông Thông Thiên, Tam Tạng gặp lại Lão Rùa nămxưa chở ông qua ông Khi đang chở Tam Tạng qua giữa sông, Lão Rùa hỏi TamTạng rằng ông có hỏi Phật Tổ giúp lão rằng bao giờ lão tu đắc chính quả không, vìTam Tạng quên hỏi, nên bị Lão Rùa hất cả bốn thầy trò lẫn kinh văn xuống sông.Kinh văn bị ướt, sau khi phơi khô một số bị rách Vì vậy, kinh đến Trung thổkhông được toàn vẹn

Trang 6

2 Hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng

Tây du ký là một tiểu thuyết chương hồi, trong đó tác phẩm tập trung kể lại

hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, cuộc hành trình này là một chuỗiliên tiếp các kiếp nạn Tuy nhiên, với dung lượng khá dài, chúng tôi sẽ không thể

đi phân tích hết tất cả kiếp nạn, chỉ xin phân chia các kiếp nạn thành các mối nguyhiểm chính, đồng thời chọn ra các kiếp nạn tiêu biểu để phân tích, đó là một minhchứng nhằm giúp chúng tôi đi đến kết luận về các quá trình thỉnh kinh của thầy tròĐường Tăng

2.1 Phân loại các kiếp nạn

Các kiếp nạn tuy rất nhiều, nhưng chung quy lại chúng tôi phân ra làm 4 mối nguy hiểm chính:

2.1.1 Đối đầu với yêu tinh, ma quái

Cuộc hành trình của thầy trò Đường Tăng phải trải qua rất nhiều gian truân,khổ ải, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là những tai nạn do yêu gây ra để thửthách tâm nguyện, tấm lòng của người thỉnh kinh Có thể chia ra làm hai loạichính:

-Tinh linh trên trời: như Kim Giác & Ngân Giác - là 2 Đồng tử của Thái

Thượng Lão Quân, trộm Hồng Hồ Lô và Tịnh Bình xuống xưng vương tại núi

Bình Đỉnh, động Liên Hoa; Độc Giác Tỷ đại vương nguyên là con trâu của Thái Thượng Lão Quân; Thỏ ngọc là vật nuôi của Hằng Nga; Linh Cảm đại vương là

con cá chép trong hồ sen của Quan Âm Bồ tát…

-Sơn tinh thủy quái dưới trần: Bạch Cốt Tinh, Hồng Hà Nhi, Bò Cạp Tinh

ở động Tỳ Bà, Báo Tinh trong động Liên Hoàn, Bảy Yêu Nhền Nhện, con BéoGấm thành tinh tự xưng là Nam Sơn Đại Vương ở núi Ẩn Vụ…

Qua cách xây dựng hình tượng ma quái trên đường thỉnh kinh với bút phápnhân cách hóa có hình dáng, tính cách và tâm lý như con người cũng biết tức giận,

Trang 7

vui mừng, lo sợ… Ngô Thừa Ân đã cho chúng ta thấy yêu quái hầu hết đều lànhững kẻ có pháp lực, bảo bối… đã không ít lần đã thầy trò Đường Tăng vào cảnhnguy hiểm, phải cậy nhờ đến sự giúp sức của thần – Phật mới thoát nạn.

2.1.2 Đối mặt với cạm bẫy con người

Những kiếp nạn mà con người là nhân tố gây họa tiêu biểu có: nạn cháy ởQuan Âm các, nạn với bọn cướp đường, nạn vua giết sư sãi ở nước Diệt Pháp, nạn

ở nước Tỳ Khưu lấy tim trẻ con làm thuốc trường sinh, nạn ở Tây Lương NữQuốc Bên cạnh đó, thầy trò Đường Tăng còn tìm cách giải quyết các vấn nạn chocon người trong hình trình thỉnh kỉnh như: cứu vua ở nước Ô Kê, chữa bệnh chovua nước Chu Tử, cầu mưa cho quận Phượng Tiên, hoàn hồn cho Khấu ViênNgoại…

2.1.3 Vượt qua thử thách của cõi Trời (Phật, Tiên, Thần,…)

Những tai nạn do thần thánh gây ra chiếm số lượng không nhiều nhưng cóvai trò quan trọng trong việc khẳng định ý chí, nghị lực và sức mạnh tâm linhtrong hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng Có thể thấy rằng, mỗi nạnđều ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc về tâm thiền, về đạo pháp và đời sống nhânsinh.Hệ thống các vị thần được tác giả xây dựng rất chi tiết và kỹ lưỡng Nhữngkiếp nạn do thần thánh gây ra để thử thách thầy trò Đường Tăng có thể kể đếnnhư: Nạn bốn thánh hóa phép thử lòng thiền của bốn thầy trò, nạn cây nhân sâmcủa Trấn Nguyên đại tiên, nạn lấy kinh không chữ ở Lôi Âm tự… Những tai nạn

do thần thánh thường không gây nguy hiểm cho thầy trò Đường Tăng, bởi bảnchất đó là những thử thách về mặt tinh thần Đó không phải là cuộc chiến bằngbinh khí mà chủ yếu chính là cuộc chiến bằng nội tâm, phải vượt qua những cám

dỗ, dục vọng thấp hèn nơi bản thân để hoàn thiện nhân cách, đạt được tâm pháp đểđạt thành chánh quả

Trang 8

2.1.4 Đối đầu với tai nạn thiên nhiên, linh thú, thú dữ

Đường đến Tây Trúc thỉnh kinh phải trải qua mười muôn tám nghìn dặm

Do vậy, trên đường thỉnh kinh thầy trò Đường Tăng phải đối mặt với những tainạn của thiên nhiên Tai nạn do thiên nhiên là một trong những loại nạn thườnggặp nhất trên đường thỉnh kinh Đó là những trắc trở gây ra bởi địa hình: núi cao,sông sâu, vực thẳm, thời tiết khắc nghiệt…Đôi khi, thầy trò Đường Tăng phải đốimặt với những sinh vật nguy hiểm như: hổ dữ, rắn độc…Thiên nhiên và thú dữ cóthể được xem là môi trường thử thách lòng kiên định để giúp thầy trò Đường Tăngtrưởng thành hơn về tâm đạo Những kiếp nạn có thể nói đến là: nạn gặp hổ dữtrước khi rời khỏi thành Trường An, nạn ngã xuống hố sâu, nạn hạn hán ở quậnPhượng Tiên, nạn ở Hỏa Diệm Sơn, nạn ở sông Mẫu Tử… Mặc dù chiếm số lượngtrong nhiều nhưng nó có vai trò quan trọng nhằm rèn luyện sự kiên trì, dũng cảm

và quyết tâm của con người trên chặn đường sang Tây thiên gian nan

2.2 Phân tích một số kiếp nạn tiêu biểu

Có thể nói, các kiếp nạn diễn ra trong Tây du ký đều là những kiếp nạn đặcsắc Đó là một sự sáng tạo vô cùng phong phú của tác giả Tuy nhiên, trong giớihạn bài nghiên cứu này, chúng tôi xin chọn phân tích một số kiếp nạn tiêu biểu

2.2.1 Nạn thứ 43: Bị nữ vương bắt

Bốn thầy trò Đường Tăng đến Tây Lương nữ quốc, đây là một thử tháchcủa Đường Tăng về nhục dục ái tình và sự cám dỗ của quyền lực Nữ vương củaTây Lương nữ quốc là một người "nhan sắc như tiên, má đào da tuyết" đã phảilòng Đường Tăng ngay từ lần đầu gặp mặt, tỏ lòng mong muốn được sánh duyên,lại còn muốn nhường ngôi cho Đường Tăng làm Vua và mình làm Hoàng Hậu Dovậy, Nữ vương còn cho phí lộ để ba huynh đệ Tôn Ngộ Không lên đường thỉnhkinh, khi quay về sẽ được trọng thưởng

Đường Tam Tạng vốn người xuất gia, không rung động sắc giới, lại chẳngmàng công danh có ý muốn từ chối, nhưng thiết nghĩ thân đang ở thế yếu nên dù

Trang 9

muốn từ chối cũng không biết phân xử sao cho đặng Tôn Ngộ Không bèn nghĩ racách bảo Đường Tăng cứ giả vờ ưng thuận để có được ấn thông quan, rồi NgộKhông dùng phép định thân để thầy trò thoát thân, lưỡng toàn vô hại

Đây là kiếp nạn của con người đối với thầy trò Đường Tăng Tuy nhiên,Tam Tạng đã vượt qua cám dỗ, không màng sắc dục, công danh để tiếp tục quátrình tu luyện, giữ vững bản ngã để hoàn thành hành trình thỉnh kinh Còn đối vớicác đệ tử của Đường Tăng, đó như một thử thách để nhắc họ cần phải giữ vữnglòng tin, có sự quyết tâm hướng đến con đường đã chọn Đây cũng có thể xem làmột kiếp nạn về “Mỹ nhân kế” giống với nhiều kiếp nạn khác trong hành trình củaĐường Tăng

2.2.2 Nạn thứ 27: Bị yêu giả hình

Trong kiếp nạn này, cuộc hành trình của phái đoàn Tây du đi qua vùng núiĐẩu Vân Tại đây, nữ yêu tinh Bạch Cốt ba lần quyết hại Ðường Tăng, ba lần hóahiện dân lành để đánh lừa lòng từ bi của Ðường Tăng, nhưng cả ba lần đều bị TônNgộ Không phát hiện đánh chết Sự kiện này khiến Ðường Tăng phẫn nộ Bát Giớilại xúc siểm với Ðường Tăng, bảo rằng Tôn NGộ Không đã ác ý giết chết bangười lương thiện mà lừa dối với Ðường Tăng là ba con yêu tinh Ðường Tăngquyết định đuổi Ngộ Không về Hoa Quả sơn Điều này đã làm cho Đường Tăngrơi vào nguy hiểm Như tác phẩm cho thấy, suốt cuộc hành trình, Đường Tăngdường như chỉ một chiều trang nghiêm giữ gìn giới tướng, một lòng giữ chặt điềunhân, chỉ tu giới và tu phước mà thiếu hẳn đôi mắt trí tuệ để phân biệt thật, giả,thiếu hẳn đôi mắt của Thánh hữu học để nhận ra các tướng ma quỷ trá hình Do vìthiếu tuệ nhãn mà Ðường Tăng không biết nghe theo Tôn Ngộ Không, lại nghetiếng nói đố kỵ, hiềm khích và thiểu trí của Trư Bát Giới, nên vướng ngay vào cácthảm họa của các ma nạn Ðây là chỗ diễn đạt tài tình của Ngô Thừa Ân: Nữ maBạch Cốt là biểu tượng của các vọng tâm sinh khởi từ tham, sân, si mà giáo lý cókhi chỉ nói vắn tắt là ái tâm Và Lần thứ ba, Tôn Ngộ Không đánh chết Bạch CốtTinh là biểu tượng cho việc tu tập đoạn trừ vọng tâm phải thực hiện nhiều

Trang 10

lần Ngô Thừa Ân muốn nói lên một sự thật giáo lý Phật giáo rằng: nếu hành giả tutập Giới và tu tập từ tâm mà thiếu trí tuệ giải thoát thì công phu tu tập giải thoátchỉ là các xác sống không hồn, ảm đạm, vô cùng ảm đạm: Không có trí tuệ Vô ngãthì sẽ không có giải thoát và không có đạo Phật như đã bàn, đi đôi với từ bi là cầnđược trí tuệ soi tỏ Từ bi mà tách rời khỏi trí tuệ thì không còn ý nghĩa từ bi Trítuệ là linh hồn; thiền định là sức mạnh; và từ bi là sắc thái đặc thù, là sứ mệnh độsinh Ðường Tăng thì thiếu mất sức mạnh của định lực và của trí tuệ Vô ngã Vìthế, thảm kịch trong công phu giải thoát xẩy ra Hễ ánh sáng đi thì bóng tối đến.Nếu vắng mặt Tôn Ngộ Không thì ma “Bạch cốt phu nhân” xuất hiện hãm hại Màbạch cốt là biểu tượng của cõi vô minh, âm u của tham, sân, si và quyến thuộc củatham, sân, si Có một vấn đề giáo dục hiện đại mà Ngô Thừa Ân đã đặt ra suốt tậptruyện, đặc biệt là trong các hồi từ 27 là giáo dục con người thể hiện sự hòa điệutrong tự thân mỗi người: thế nào để điều hòa giữa tim và óc giữa lý trí, tình cảm,dục vọng và ý chí của con người, như sự hòa điệu giữa các thành viên của pháiđoàn Tây du Khi nào có mặt sự hòa điệu thì cá nhân ổn định, sáng suốt, an lạc vàhạnh phúc Khi nào tâm thức bất hòa điệu thì tâm lý rối loạn, thiếu sáng suốt vàphiền não, khổ đau Cũng thế, cần có sự thể hiện hòa điệu giữa cá nhân mình vàcác cá nhân khác trong một tập thể Khi nào sự hòa điệu trong tập thể được thểhiện, thì tương giao của tập thể trở nên xấu đi, mất đoàn kết, và các cá thể trongtập thể cảm thấy bất an Ðây là điểm giáo dục tâm lý rất người và rất thiết thực

Lý trí và tình cảm, đạo đức và dục vọng thường hay chống trái nhau giáo dục làgiúp con người nhận thức sự thật chống trái ấy và thể hiện quân bình tâm thứctheo sự soi sáng của lý trí Cái nhìn và thái độ sống của Ðường Tăng thì khác vớicái nhìn và thái độ sống của Tôn Ngộ Không; cái nhìn và thái độ sống của BátGiới cũng khác như thế Nghệ thuật sống phải là nghệ thuật thể hiện hòa điệu tâm

lý Đây là nghĩa sống lớn và thực của con người

Nghĩa sống của tương giao cũng quan trọng Nghĩa sống ấy là tình ngườichân thật, sự hiểu biết nhau, sự thông cảm nhau, sự chấp nhận, tin tưởng nhau, vàsự tôn trọng nhau Nếu đầy đủ các yếu tố vừa kể thì đã không xẩy ra cảnh ngộ

Trang 11

nhận đầy bi kịch giữa Ðường Tăng và Tôn Ngộ Không, giữa Bát Giới và Tôn NgộKhông như ở hồi Tôn Ngộ Không đánh chết Bạch cốt tinh

Sức mạnh của tập thể là sự hợp quần Sức mạnh ấy được phát triển nếuđược hướng dẫn bởi tiếng nói trí tuệ Nếu thiếu sự hợp quần thì tập thể sẽ tan rã,

và nếu sự hợp quần không được thực hiện bởi trí tuệ thì tập thể cũng lâm nguy.Ðây là những gì Ngô Thừa Ân muốn nói ở hồi 27 Tiếng nói trí tuệ thiện xảo củatập thể cần được truyền đạt một cách thiện xảo thì mới có tác dụng sâu rộng trongquần chúng Nếu tiếng nói trí tuệ đó thiếu sự hỗ trợ của kỹ thuật truyền đạt thì tậpthể vẫn có thể rơi vào những khó khăn đáng kể làm suy yếu sức mạnh hợp quầnnhư thái độ nói năng và ngôn ngữ diễn đạt của Tôn Ngộ Không thiếu tế nhị, thiếukhế cơ đã gây ra những cú “sốc” tâm lý ở Ðường Tăng và Bát Giới dẫn đến hậuquả tai hại là Ðường Tăng cắt đứt nghĩa thầy trò với Tôn Ngộ Không Tôn NgộKhông cần tỉnh ngộ về hậu quả này mới có thể diễn xuất thiện xảo vai trò củamình

2.2.3 Nạn thứ 81 (nạn cuối cùng): Gặp nạn nơi Thông Thiên hà

Có thể nói, kiếp nạn cuối cùng có những chi tiết mang ẩn ý sâu xa, nếukhông am hiểu kĩ thì dễ gây hiểu nhầm Một kiếp nạn có bàn tay can thiệp của các

vị đức Phật Ví dụ, chi tiết A Nan và Ca Diếp đòi Đường Tăng phải dâng bát vàngmới truyền kinh thư Đọc lơ mơ, lắm người bảo rằng A Nan và Ca Diếp đòi ăn hối

lộ Thực ra, làm gì có chuyện vòi vĩnh của đút lót ở cửa Phật Cả hai vị này đềuđắc quả A-la-hán, dứt bỏ hết các lậu hoặc, không thể vướng lụy vì chút của cảivụn vặt của thế gian Chiếc bình bát bằng vàng nguyên là của vua Đường tặng choĐường Tăng Vì thế, trong tình huống này, nó còn tượng trưng cho của cải vàdanh vọng ở thế gian Để lãnh kinh báu của Phật, dâng nạp bình bát là ngụ ý:

“muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục Hành động của Đường Tăng ở đây là ẩn dụ, có tính cách biểu tượng”.

Trang 12

Cũng nên chú ý đến lời nói của A Nan và Ca Diếp: “Hai vị tôn giả cười nói: Hà Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất” Theo

truyền thống đạo học thì đạo pháp không thể truyền thụ dễ dàng (đạo pháp bấtkhinh truyền), cho nên kẻ học đạo, muốn thọ pháp, phải đánh đổi Dâng bát vàngchính là mang ý nghĩa đánh đổi Nếu dễ dàng truyền đạo pháp cho người khôngxứng đáng thì chẳng những kẻ ấy không thể hoằng dương được chánh pháp màcòn khiến cho dòng đạo pháp suy tàn, bế tắc Như thế, đời sau sẽ không còn hưởngđược pháp thực nữa, nghĩa là tâm linh con người sẽ “đói”

So với kiếp nạn đầu tiên thì đến kiếp nạn cuối cùng đã có thể thấy đó là mộtquá trình từ hiện thực đi đến một thế giới hư ảo cõi trời Từ những kiếp nạn đơngiản đến các kiếp nạn phức tạp, nguy hiểm, khó lường hơn Do vậy, t có thể thấycác kiếp nạn dù khác nhau nhưng có một mối liên hệ, một sự sắp xếp có ý đồ từtác giả

2.3 Đáng giá chung về hành trình

Từ những phân tích về các kiếp nạn tiêu biểu ở trên, chúng tôi xin được đưa

ra những nhận xét chung về hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng:

-Đó là một hành trình dài vượt qua những kiếp nạn đa dạng, liên tiếp nhau.-Đó là một hành trình có sự vận động, gắn chặt với quá trình đó là sự pháttriển của mối quan hệ thầy trò

-Đó là hành trình có mối tương tác với nội tại và thế giới bên ngoài, chịu sựtác động bởi nhiều phía

-Các kiếp nạn của hành trình có sự độc đáo, đa dạng, đó là những thử tháchđược tạo nên bởi nhiều thế lực khác nhau

-Đó là một hành trình nhiều ý nghĩa, đối với nhân vật và cả những ngườitiếp nhận nó, mà chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở phần tiếp theo

Trang 13

2.4 Nghệ thuật diễn tả hành trình

Có thể nói, yếu tố về nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc tác giả kểlại hành trình của thầy trò Đường Tăng Đặc biệt, với một tác phẩm có dung lượnglớn, với nhiều nhân vật Điều này càng quan trọng để tác phẩm không gây nên sựnhàm chán Từ quá trình làm việc với tác phẩm Tây du ký, chúng tôi xin đưa ranhững nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

Thứ nhất, tác phẩm cho thấy một sự tưởng tượng phong phú về thế giới, con người Đó là một hành trình nhiều khám phá, thử thách trước yêu quái, tiên,

Phật,… với sự hóa thân, hình dạng khác nhau nhằm giúp tác phẩm tạo nên tínhhuyền ảo, kì diệu, gây hứng thú cho người đọc Đồng thời, cho thấy tài năng sángtạo của tác giả

Thứ hai, tác phẩm cho thấy một lối miêu tả điêu luyện về cảnh quan và diện mạo, tính cách, tâm lý nhân vật Trong tác phẩm, cuộc hành trình xuất phát

từ nhiều điểm khác nhau, trải qua nghìn trùng núi sông, việc miêu tả khung cảnhcủa nó cũng là một thành công cho tác phẩm Bên cạnh đó, các nhân vật dù là yêu

ma, thánh thần, hiện lên không bị trùng lấp do cách miêu tả độc đáo về ngoại hình,nét riêng trong tính cách, đặc biệt là có suy nghĩ, tâm lý như con người như: yêu,ghét, tranh giành, tham lam,…

Thứ ba, tác phẩm sử dụng bút pháp châm biếm Đó là những hình tượng

thần Phật, thần tiên trong Tây du ký đều mang màu sắc con người trần thế NgọcHoàng Thượng đế trong bảy hồi đầu được miêu tả như một người u mê, không cóchủ kiến Cự Linh thần là một vị tướng thích phô trương thanh thế nhưng vừa xuấttrận đã thảm bại Thái Bạch Kim tinh thì phép thuật siêu phàm, có tài ứng đối,thường xuất hiện trong vai “người hòa giải” Thập Đại Minh vương lâu nay tác oaitác phúc, nhưng thấy Tôn Ngộ Không tướng mạo dữ tợn, đánh đến điện Sâm La,liền sắp hàng quần thần mà nói to: “Xin Thượng Tiên cho biết tên! Xin ThượngTiên cho biết tên!” Những nhân vật này đều có những nét nào đó của tầng lớp

Trang 14

thống trị phong kiến, đều bị tác giả châm biếm Từ hồi bảy trở đi, việc miêu tảThần Phật chỉ còn là thứ yếu, trừ Phật Tổ Như Lai và Quan Âm Bồ Tát vì hai vịnày khởi xướng và tổ chức việc đi lấy kinh Như Lai là một vị giáo chủ hết sứctrang nghiêm, pháp thuật thần thông quảng đại ; Quan Âm là một vị bồ tát rất nhiệttâm lo toan cho Phật pháp, hăng hái cứu thế độ nhân Nhưng Tôn Ngộ Khôngcũng bỡn cợt đối với họ, rủa Quan Âm: “Làm gái già suốt đời là đáng lắm”; vàmỉa mai Như Lai, bảo ông ta là cháu ngoại yêu tinh Cuối cùng, trong vùng đấtthánh Linh Sơn, còn có cảnh A Nan, Già Diệp đòi ăn lễ của Đường tăng Như Lailại bào chữa cho họ, nói là trước kia bán rẻ kinh, nên con cháu đời sau không cótiền tiêu Tất cả những điều đó chứng tỏ đối với Thần Phật, tác giả không lấy gìlàm kính trọng lắm.

Thứ tư, cuộc hành trình được viết lên bằng lời văn gần gũi, giàu cảm xúc Đồng thời, xuất hiện nhiều ngôn từ liên quan về Phật giáo, làm cho tác phẩm

có hơi thở triết lí sống, hướng đạo Đó cũng là một trong những đặc điểm giúp Tây

du ký đi sâu vào lòng người Hơn nữa, dù đây là một câu chuyện tưởng tượng,nhưng sự tưởng tượng đó không xa rời sự hiểu của số đông người đọc Ngược lại,bằng lời văn của mình, tác giản đưa các nhân vật của kình gần hơn với độc giả.Tiêu biểu như lời Ngộ Không nói với sư phụ Đường Tăng của mình: “Không aiphải cảm ơn ai cả, thầy trò ta giúp đỡ nhau thôi Con đây nhờ ơn giải thoát của sưphụ, theo chân Người tu luyện, may này thành chính quả sư phụ cũng nhờ có con

hộ tống, thỉnh được Phật pháp, thoát kiếp phàm tục”

3 Ý nghĩa hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng

3.1 Hành trình tu sửa bản thân để hoàn thiện nhân cách, đạt thành chánh quả

Đối với thầy trò Đường Tăng, hành trình thỉnh kinh là quá trình tự hoànthiện nhân cách của chính mình Trải qua những kiếp nạn trên đường, mỗi nhân

Trang 15

vật trong đoàn đều có những bước chuyển hóa tâm thức theo chiều hướng tích cực,tự biết trau dồi nhân cách, nhân sinh quan và tâm tánh.

Cuộc hành trình của phái đoàn Tây du thực ra là cuộc hành trình giải thoát

ở mỗi con người muốn thoát khỏi mọi nỗi khổ đau của sinh tử mà Tam tạng kinhđiển của nhà Phật đã vạch ra Đó là ba tạng kinh mà Đường Tăng đã thỉnh vềĐông Độ từ Tây Trúc Cuộc hành trình ấy phải vượt qua 81 nạn tai, tức là phảivượt qua 81 cảnh giới tâm để hiển thị chân tâm bất diệt gọi là Phật tâm hay còngọi là Tri kiến Phật

Toàn bộ phái đoàn Tây du gồm 5 thầy trò Đường Tăng (bao gồm TiểuLong Mã) đều thành Phật, an trú trong cảnh giới giải thoát Con đường giải thoát

là con đường chuyển hóa tâm thức, làm thăng hoa tâm thức nơi tự thân Ta có thểthấy rõ điều nay thông qua các nhân vật mà Ngô Thừa Ân xây dựng:

+ Nhân vật Đường Tăng: là tiếng nói của hạnh nguyện giải thoát, của bi

nguyện độ sinh và sau hết là tiếng nói của con tim trần thế Đồng thời, Ngài còn làtrưởng đoàn thỉnh kinh của phái đoàn Tây du Nhân vật Đường Tăng là linh hồncủa sự sống Đây không phải là tiếng nói của trí tuệ, của khối óc nên thường thiếukhả năng phân biệt chánh tà, hư thực, tính cách khá bảo thủ, giáo điều, hay đưa ranhững phán đoán sai lầm, thường bị mắc vào cạm bẫy của ma quái Tiếng nói contim ấy cần được soi sáng bởi tiếng nói trí tuệ, thiền định và giới đức Chính vì thế,Ngô Thừa Ân đã khéo xây dựng 3 môn đồ phò tá Đường Tăng Có thể nói, cácnhân vật đệ tử của Đường Tăng là biểu tượng các phần tố tâm thức của một tâmhồn trong Đường Tăng Tuy nhiên, càng về sau, ở nhân vật này đã có những sựchuyển biến tích cực do sự nỗ lực tu tập để thành tựu Phật quả với danh hiệuChiên Đàn Công Đức Phật

+ Nhân vật Tôn Ngộ Không: biểu trưng cho trí tuệ Trí tuệ ấy biết tự tìm

đường học đạo với ngài Tu Bồ Đề để đạt được trường sinh bất tử Nhân vật làngười quyết định sự thành bại trong cuộc hành trình thỉnh kinh, nên Tôn NgộKhông lúc nào cũng người dẫn đầu phái đoàn Điều này thể hiện rõ ở chỗ khi nào

Trang 16

Đường Tăng không nghe lời Ngộ Không thì thì phái đoàn Tây du mắc nạn lớn, khinào vắng bóng Ngộ Không thì ma quái hiện ra (cảnh quỷ Hoàng Bào hãm hạiĐường Tăng sau khi Ngộ Không bị đuổi về Hoa Quả sơn hồi 20)

Tôn Hành Giả có sự thay đổi rõ nét qua công cuộc thỉnh kinh Từ một nhânvật nóng tính, mang tính bộc phát và manh động ở giai đoạn đầu nhưng khi hànhtrình của phái đoàn càng đi xa, gần đến Lôi Âm Tự thì Ngộ Không đã giác ngộ sâusắc, thấm nhuần tư tưởng từ bi thông qua việc đối nhân xử thế, cách giải quyết cáckiếp nạn Ngộ Không đã giảm tập khí sân si nóng nảy, hành động biết suy tínhtrước sau, tâm thiện chế ngự được tâm ác nên dần có khuynh hướng thu phục maquái hơn là tiêu diệt Như vậy, thông qua hành trình thỉnh kinh, Ngộ Không đãđược cải hóa, thiện tâm tăng trưởng, biết hướng đến việc tu tập bi tâm độ sanh,vận dụng trí tuệ viên thông mới đạt đến giải thoát tối hậu Đặc biệt, nhân vật nàyluôn tiên phong trong việc diệt trừ yêu tinh, ma quái trên hành trình tu tập, đã luônlập công đầu qua các ma nạn để cuối cùng thành tựu đạo quả ở đỉnh cao của chiếnthắng ma nghiệp nên có danh hiệu là Đấu Chiến Thắng Phật

+ Nhân vật Trư Bát Giới: là người lười biếng, háo sắc, ham ăn, mê ngủ,

dễ nhụt chí, thường xuyên ca cẩm, hễ gặp khó khăn thì muốn trốn chạy… Tuynhiên, nhân vật này cũng có những biến chuyển nhất định Ở hồi 90, khi các hoàngtử nước Châu Ngọc Hoa mở yến tiệc, lấy vàng bạc ra báo đáp ơn dạy dỗ của bahuynh đệ Tôn Ngộ Không, Bát Giới đã nói: “Vàng bạc chúng tôi không dám nhận,

bộ quần áo của tôi bị con sư tử tinh đó kéo rách mất rồi, xin đổi y phục mới chochúng tôi là đủ rồi, xin cám ơn…” Có thể nói nhân vật này tượng trưng chonhững tánh xấu trong lòng con người Nhìn chung, Trư Bát Giới cũng lập đượcnhiều công trạng trên đường thỉnh kinh, dần dần loại bỏ những thói hư tật xấu đểtrở nên chững chạc hơn, có vai trò ngày càng rõ rệt trong đoàn thỉnh kinh Chính

vì thế, Trư Ngộ Năng trong suốt lộ trình thỉnh kinh phải đấu tranh với chính dụcvọng, tính lười biếng và tham ăn của mình, nên khi đến đích giải thoát trở thànhTịnh Đàn Sứ Giả Bồ tát (làm chủ vật thực, hoa quả)

Trang 17

+ Nhân vật Sa Ngộ Tịnh: hiền lành, trầm lặng, chuyên chú biết kham nhẫn

khó khăn Ông vốn là Quyển Liêm đại tướng ở nhà trời, do vì chếch choáng rượutrời nên sơ ý “lỡ tay đánh vỡ chiếc chén bằng ngọc lưu ly” nên bị đày xuống trầngian Khi đi theo Đường Tăng thì Ngộ Tịnh thiết lập chánh niệm tỉnh giác Trảiqua hành trình dài cùng với Đường Tăng, Sa Ngộ Tịnh đạt thành chánh quả vàđược phong làm Kim Thân La Hán

+ Nhân vật Tiểu Long Mã: đây là nhân vật ẩn kín của phái đoàn Tây du,

nếu thiếu sự chú tâm, chúng ta sẽ không phát hiện ra Tiểu Long Mã trong suốtcuộc chiến đấu với ma quân luôn luôn là phương tiện đưa đường cho Đường Tăng,luôn luôn phò trì hạnh nguyện độ sanh, nên khi thành chánh quả có tên là ThiênLong Bát Bộ tiếp tục cứu độ, giải khổ cho chúng sanh

Bên cạnh các nhân vật hoàn thiện nhân cách đạo đức thì việc khiến TônNgộ Không, Sa Ngộ Năng, Sa Ngộ Tịnh, Tiểu Long Mã quy phục Đường Tăng, tusửa bản thân đó chính là việc tu thành chánh quả Đây chính là mục đích quantrong của cuộc hành trình thỉnh kinh của phái đoàn Tây du Khi đến Linh Sơn,Đường Tăng đã cảm ơn các đồ đệ, Ngộ Không nói rằng: “Không ai phải cảm ơn ai

cả, thầy trò chúng ta giúp đỡ nhau thôi Con đây nhờ ơn giải thoát của sư phụ, theochân Người tu luyện, may thành chánh quả, sư phụ cũng nhờ có con hộ tống, thỉnhđược Phật pháp, thoát kiếp phàm tục” (hồi 98) Như vậy, chúng ta có thể thấy rằngnhờ có các đệ tử, đặc biệt là Tôn Ngộ Không đã mở đường giúp Đường Tăng vượtqua bao nhiêu gian nan hiểm trở, vượt qua nhiều kiếp nạn ma quỷ mới đến đượcTây Trúc thỉnh kỉnh Mặt khác, Đường Tăng là người khai ngộ tâm trí cho các đệtử thoát khỏi mọi sự giam cầm, trói buộc của thân tâm để hướng đến sự giải thoátviên mãn Sự có mặt của thầy trò Đường Tăng đã hỗ trợ lẫn nhau dọc suốt hànhtrình thỉnh kinh Đôi lúc, giữa thầy trò có quan hệ bất đồng Chẳng hạn, ĐườngTăng một lòng hướng thiện, quan niệm dùng đức cảm hóa yêu ma, thể hiện tâm từ

bi, có xu hướng cứu vớt hơn là loại trừ; Đường Tăng muốn lấy “cái thiện” để trừ

Trang 18

ác Ngược lại, Tôn Ngộ Không là người nóng tánh, thấy yêu ma là đánh, giết hại;Tôn Ngộ Không lại muốn lấy cái “không thiện để trừ ác”.

Tuy nhiên, càng về sau mối xung đột của Tôn Ngộ Không và Đường Tăngcàng được hóa giải tốt đẹp, thầy và trò càng ngày càng hiểu rõ nhau hơn Quá trìnhthỉnh kinh cũng chính là quá trình tu tập để chuyển hóa tâm thức từ phàm phu trởnên thánh thiện, từ mê mờ trở nên giác ngộ Do vậy, thầy trò đã đạt đến sự hài hòa,thống nhất, đạt đến tâm và tuệ giải thoát khi họ thỉnh được chân kinh Sau mỗi lầngặp nạn tai do không tin lời Ngộ Không mà mắc bẫy yêu quái, Đường Tăng lầnlần rút được kinh nghiệm và tín nhiệm Ngộ Không hơn Điều này thể hiện qua chitiết, khi Địa Dũng phu nhân trong Hắc Tùng Lâm biến thành mỹ nữ bị trói trongrừng định bắt sống, ăn thịt Đường Tăng Đường Tăng muốn cứu giúp nhưng bịNgộ Không phản đối, Đường Tăng đã nói với Bát Giới: “Thôi đi, thôi đi Sưhuynh con nhìn không lầm đâu Sư huynh đã nói vậy, thì không cần quan tâm đến

nữ thí chủ đó nữa, chúng ta lên đường thôi”

3.2 Hành trình tìm kiếm chân lý, phổ độ chúng sanh

Qua tác phẩm Tây Du Ký, Ngô Thừa Ân đã cho ta thấy rõ mục đích cuộchành trình sang Tây Trúc của thầy trò Đường Tăng là đi tìm chân lý để phổ độchúng sanh

Mỗi nhân vật trong đoàn Tây du tuy xuất thân ở mỗi hoàn cảnh khác nhau,nhưng họ đều có chung lý tưởng là đi tìm chân lý giải thoát khỏi những nỗi khổniềm đau cho chính mình Không những thế, thầy trò Đường Tăng còn đem ướcnguyện ấy cùng với tâm yêu thương của mình mà cùng chia sẻ, giải quyết các vấnnạn xảy ra trong đời sống hiện thực của con người: trên đường thỉnh kinh, TônNgộ Không đã trừ rất nhiều tà ma, quỉ mị để cứu đời Ở các hồi 44 – 46: tại nước

Xa Trì, Ngộ Không đấu phép hàng ba tên yêu quái lốt đạo sĩ; tại hồi 62, 63 pháiđoàn Tây Du giúp vua Tế Trại đi ra khỏi quyết định sai lầm, cứu chư Tăng chùaKim Quang khỏi hàm oan, trừ tà lấy lại quốc bảo cho nước Tế Trại Ngộ Không và

Trang 19

Ngộ Năng đã không quản lao nhọc hành Phật sự cứu độ, giúp dân ra khỏi khổ nạn.Hay trừ nạn hạn hán ở quận Phụng Tiên ở hồi 87.

Cuộc hành trình thỉnh kinh từ Đông Độ sang Tây Trúc với ngòi bút tài hoacủa mình, Ngô Thừa Ân, đã xây dựng thành công 81 nạn với nhiều yêu tinh, ma

mị mê hoặc ngăn cản cuộc hành trình của thầy trò Đường Tăng Họ không chỉ phảichiến thắng những yêu ma, những thế lực hung tàn trên đường thỉnh kinh, đi tìmchân lý mà năm thầy trò còn phải chiến thắng cả những yêu ma ẩn sâu bên trongcon người họ - đó là những thói hư tật xấu, là tham sân si, là trạng thái mê mờ của

tâm thức rất dễ chạy theo những pháp trần: Như ở hồi thứ 50, khi qua vùng núi

Kim Đầu, Ngộ Không biết là có yêu tà ngăn cản Đường Tăng đến một toà nhà lớnnghi do yêu quái biến hoá ra và đã vạch một vòng an toàn cho sư phụ, Ngộ Năng,Ngộ Tịnh Ngộ Không phải đi xa xin cơm cho Đường Tăng Lúc này đây, nămthầy trò phải vượt qua những tật xấu trong bản thân họ, nhất là Ngộ Năng NgộNăng lại khởi lên niệm đố kị Ngộ Không, giục Đường Tăng đến thẳng ngôi nhàquỷ mà khất thực Độc Giác Tỷ đại vương đã bắt giam Đường Tăng, Ngộ Năng,Ngộ Tịnh Hồi này, tác giả cho ta thấy vì lòng tật đố mà lý trí bị mê mờ thầy tròĐường Tăng không còn tin vào bản lĩnh của Ngộ Không nữa Chính khuyết điểmnày của tâm thức đã mở ra ma nạn ở động Kim Đầu

Có thể nói, đối với Ngộ Không, việc đối phó với các thế lực ma quái bênngoài là không có gì đáng e ngại, thế nhưng chính sự bất hoà, không tin tưởng lẫnnhau, sự mê mờ của tâm thức đã dẫn đến những tai nạn bất ngờ gây nên nhiều khókhăn, ngăn cản bước đi đến đích của cuộc hành trình tìm kiếm chân lý, thỉnh chânkinh mà phổ độ chúng sanh Nhưng càng gần đến chùa Lôi Âm bên Thiên Trúc,các nhân vật trong phái đoàn Tây Du cũng dần dần khắc phục được những khuyếtđiểm của mình như ở hồi 62, 63 dục vọng khi được chuyển đổi thì thành dục vọnggiải thoát, sức mạnh tinh cần để tự độ và độ tha, Trư Ngộ Năng đã trở nên năng nổlàm việc thiện mà không cầu danh, cầu lợi

Trang 20

Trên con đường đi tìm chân lý, thầy trò Đường Tăng vừa dùng bản lĩnh, tàinăng, tâm lực của mình để cứu giúp hoạn nạn cho mọi người, vừa phải chiến đấuvới ma quân bên ngoài cùng với những tạp khí xấu ác của con người Dần dần họtự hoàn thiện mình hơn và cuối cùng đã tìm được chân lý với cái vô ngã của cácpháp Khi đến được Thiên Trúc, được Phật Tổ Như Lai truyền cho 35 bộ kinh,công đức viên mãn, thầy trò đắc thành chánh quả rồi cùng nhau quay về tiếp tục lýtưởng phổ độ chúng sinh sau chuyến du hành đi tìm chân lý.

3.3 Hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng nhìn từ trang sách đến hiện thực xã hội Trung Quốc

Tây du ký là một trong những tác phẩm kinh điển của nền văn học Trung

Quốc Truyện lấy bối cảnh của xã hội Trung Quốc đời Đường để tái hiện hiện thực

xã hội đương thời thông qua chuyến đi sang đất Phật để thỉnh kinh của thầy tròĐường Huyền Trang Đây là một thể loại tiểu thuyết chương hồi,viết về thần manhưng không hẳn vì thế mà mất đi giá trị đích thực của lịch sử

Vốn là người thông minh, có nhiều tài năng nhưng không đắc chí trongcuộc thi khoa cử, có thể nói là thi trượt liền Cho nên cảnh ngộ của ông không tốt,cuộc sống hết sức nghèo túng Sự từng trải như vậy khiến ông nhận thức sâu sắcsự hủ bại của quan trường phong kiến và nhân tình thế thái trong xã hội, tronglòng ông đầy tình cảm bất bình và chống đối Ngô Thừa Ân đã bày tỏ quan điểm

của mình trong tác phẩm Tây du ký Ông cho rằng cái xấu xa trong hiện thực xã

hội có nguồn gốc là kẻ thống trị dùng người không thích đáng, khiến người xấucầm quyền Ông rất mong thay đổi hiện thực đen tối, nhưng tuy có tài năng vàhoài bão mà không có cơ hội thực hiện, cho nên chỉ có thể thở dài Chính vì thế,Ngô Thừa Ân đã dốc hết sự phẫn uất và nguyện vọng tốt đẹp của mình vào tiểuthuyết Tây du ký

Thông qua truyện Tây du, ngoài ngòi bút tài hoa, giàu sức tưởng tượng, hàihước… Ngô Thừa Ân đã khéo dựng nên chuyện yêu ma quấy nhiễu dân lành, đa

Trang 21

phần chúng có lai lịch thân thế từ dòng dõi cao quý ở cõi trời, là con cháu, đệ tử,vật cưỡi… của thần tiên nên có nhiều phép thuật, tác oai tác quái ở trần gian màkhông một ai diệt trừ được Yêu quái ở đây chính là biểu tượng cho những thế lựcđộc ác, tàn bạo, bất công trong đời sống hiện thực, là nguyên nhân cốt yếu gây ranhững nỗi cực khổ, ai oán cho dân chúng Trong trường hợp này, hành động tiêudiệt yêu quái của Tôn Ngộ Không mang tính chất “tế thiên hành đạo”, nhằm lậplại trật tự và khôi phục sự yên bình cho cuộc sống Tôn Ngộ Không coi mọi điềugian ác như thù địch, trước “gậy Như Ý bịt vàng” mọi yêu ma quỷ quái hung tànđều mất đi uy phong trước kia, hoặc bị chết thẳng cẳng, hoặc bó tay chịu trói Các thứ như trên đều phản ánh nguyện vọng mạnh mẽ quét sạch mọi hiện tượngxấu xa và thế lực ác bá trong xã hội của Ngô Thừa Ân Như vậy, chúng ta có thể

thấy rằng,“Tây du ký đã phản ánh lý tưởng tự do bình đẳng, khắc phục mọi khó khăn để chiến thắng thiên tai địch họa”, thể hiện ước vọng của nhân dân thời bấy

Tác phẩm Tây du ký đã lấy nguồn cảm hứng từ một câu chuyện có thật vềchuyến đi thỉnh kinh của Đường Huyền Trang Trong chuyện xoáy sâu vào chuyến

đi huyền thoại của vị Pháp sư trẻ tuổi đời Đường này, để lại cho hậu thế nhiều bàihọc và giá trị để tìm tòi và suy ngẫm Chẳng hạn, truyện Tây Du mượn chuyện nhà

sư đi tìm lý tưởng giải thoát ở một xứ sở khác (Ấn Độ), phải chăng tác giả đã bấtmãn với cuộc sống hiện thực, muốn thoát ly vượt khỏi hiện thực xã hội đen tốithời Minh Việc Tôn Ngộ Không sau khi học được 72 phép thuật tinh thông tựxưng là Tề Thiên Đại Thánh đã lên thiên đình đại náo bắt Ngọc Hoàng nhường

Ngày đăng: 28/08/2017, 17:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w