Lịch sử tư tưởng nhân loại phát triển như một dòng chảy liên tục, mặc dù có những bước quanh co, nhưng về cơ bản là không ngừng tiến lên cùng với sự phát triển trình độ nhận thức của con người. Khi triết học Mác ra đời, đánh dấu một bước ngoặt cách mạng vĩ đại trong lịch sử tư tưởng, tạo ra một hệ thống triết học khác về chất so với tất cả các hệ thống triết học trong lịch sử, hệ thống triết học đó không chỉ giải thích mà còn cải tạo thế giới. Trong đó, những học thuyết khoa học và cách mạng: học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp, học thuyết giá trị thặng dư ... của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lê nin trở thành là một lý luận khoa học và hoàn bị
1 Lý luận về thời kỳ quá độ của Lênin trong tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” Ý nghĩa phương pháp luận đối với việc nhận thức chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 2 MỞ ĐẦU Lịch sử tư tưởng nhân loại phát triển như một dòng chảy liên tục, mặc dù có những bước quanh co, nhưng về cơ bản là không ngừng tiến lên cùng với sự phát triển trình độ nhận thức của con người Khi triết học Mác ra đời, đánh dấu một bước ngoặt cách mạng vĩ đại trong lịch sử tư tưởng, tạo ra một hệ thống triết học khác về chất so với tất cả các hệ thống triết học trong lịch sử, hệ thống triết học đó không chỉ giải thích mà còn cải tạo thế giới Trong đó, những học thuyết khoa học và cách mạng: học thuyết hình thái kinh tế xã hội, học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp, học thuyết giá trị thặng dư của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lê nin trở thành là một lý luận khoa học và hoàn bị Là lý luận khoa học và cách mạng, một “bóng ma ám ảnh” chủ nghĩa tư bản; chủ nghĩa Mác Lê nin nói chung, những nội dung về chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng ngay từ khi mới ra đời đã đứng trước sự chống phá ác liệt về tư tưởng của kẻ thự Sự chống phá này càng trở nên gấp gáp hơn, ồ ạt hơn sau sự sụp đổ của hệ thống các nước x· héi chñ nghÜa Đông Âu và Liên Xô, sự suy thoái của phong trào công nhân và cộng sản quốc tế “Cơ hội vàng” này đang được các học giả tư sản tận dụng triệt để nhằm tuyªn truyÒn, h¹ bÖ chñ nghÜa M¸c, theo kiểu “Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã hết vai trò lịch sử”, “Lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sai lầm lịch sử, đưa dân tộc vào chỗ chết” v.v Kẻ thù của chủ nghĩa xã hội thì tuyên bố kết thúc vĩnh viễn "những thí nghiệm cộng sản" và chủ nghĩa Mác Một bộ phận những người cộng sản dao động, đòi phải có cách tiếp cận mới thay thế cho quan điểm duy vật lịch sử, quan điểm về thời kỳ quá độ, quan điểm giai cấp, đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lê nin Vừa qua, ngày 25/1/2006, vẫn tiếp tục với giọng điệu tấn công vào chủ nghĩa cộng sản mà nền tảng của nó là học thuyết Mác xít, Đại hội đồng Nghị viện Châu Âu (PACE) đã thông qua cái gọi là nghị quyết số 1481, một nghị 3 quyết nhục nhã - nhục nhã với chính Châu Âu văn minh, nghị quyết lên án tội ác của chế độ cộng sản cực quyền Những nội dung của nghị quyết này là: tấn công vào sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, đánh đồng chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa phát xít, lên án cái gọi là vi phạm nhân quyền của chủ nghĩa cộng sản mà gốc rễ sâu sa của vấn đề là tấn công vào những nước xã hội chủ nghĩa còn lại, những tư tưởng xã hội chủ nghĩa trên thế giới, tấn công vào Hệ tư tưởng Mác xít mà một trong những nội dung đó là tấn công vào những tư tưởng của Mác, Ăngghen, Lê nin về thời kỳ quá độ, về học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp Điểm thứ ba của Nghị quyết đề cập đến những nội dung mà PACE cho rằng đó là tội ác của chủ nghĩa cộng sản: “ Những tội ỏc này đó được bào chữa dưới cỏi tờn là học thuyết đấu tranh giai cấp và nguyờn tắc của nền chuyờn chớnh vụ sản Sự lý giải của cả hai học thuyết này đã hợp pháp hoá “việc tiêu diệt” những người được xem là có hại đối với công cuộc xây dựng một xã hội mới, theo cách hiểu thông thêng thì đây là những kẻ thù của chế độ cộng sản chuyên chế Rất nhiều nạn nhân liên quan là người dân của chính các nước đó Đặc biệt là tại Liên Xô, các nạn nhân của Liên Xô đông hơn rất nhiều so với các nước khác”1 Trước tình hình đó, hàng triệu người cộng sản và nhân dân lao động vẫn kiên quyết bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, nghiêm túc tìm hiểu nguyên nhân thất bại của chủ nghĩa xã hội ở nơi này, nơi kia, tìm hiểu và nhận thức lại những kinh điển gốc của Chủ nghĩa Mác- Lê nin để vận dụng những tư tưởng kinh điển ấy vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các nhiệm vụ của thời kỳ quá độ Một trong những tác phẩm kinh điển được các nhà cộng sản trên thế giới đặc biệt quan tâm là tác phẩm của Lê nin: “Kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” NghÞ quyÕt 1481 cña Héi ®ång NghÞ viÖn Ch©u ¢u – Nguån dÞch: Phßng TT, KH, CN&MT Häc viÖn ChÝnh trÞ 1 4 NỘI DUNG 1 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” Đây là tác phẩm được viết dưới hình thức một bài báo được Lênin viết xong ngày 30 tháng 10 năm 1919 và được báo “Sự thật” đăng ngày 7 tháng 11 năm 1919 nhân kỷ niệm hai năm chính quyền Xô Viết ra đời Với nhan đề của tác phẩm thì có thể sẽ có nhiều người cho rằng: tác phẩm chỉ nói đến những vấn đề thuộc về lĩnh vực kinh tế và chính trị Nhưng không dừng lại ở nhan đề mà đi sâu tìm hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm dưới góc độ tiếp cận triết học, chúng ta sẽ thấy tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề thuộc chủ nghĩa duy vật lịch sử rất sâu sắc, đặc biệt là lý luận về thời kỳ quá độ Tác phẩm ra đời gắn với đặc điểm lịch sử của nước Nga trong hai năm đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đó là thời kỳ cách mạng khó khăn của chính quyền nhà nước Xô Viết còn non trẻ Vào năm 1919 nước Nga Xô Viết rơi vào tình trạng nội chiến và phải chống lại chiến tranh can thiệp của nước ngoài Mùa hè năm 1919 các nước Mỹ, Anh, Pháp và một số nước thuộc khối đồng minh đã tiến hành chiến tranh và thực hiện âm mưu lôi kéo tất cả các nhà nước tư sản nhỏ lân cận vào một cuộc chiến chống nước Nga Xô Viết Ở trong nước, bọn Bạch vệ và các lực lượng phản động, tay sai của chế độ Nga hoàng được sự hậu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc đã nổi dậy, âm mưu tiến hành nội chiến, lật đổ chính quyền Xô viết, xoá bỏ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa Ngược lại, chủ nghĩa đế quốc cũng trông chờ vào sự nổi dậy của quân đội Nga hoàng như: ở miền Nam, quân đội Nga hoàng do Đênikin (tên đầu sỏ bạch vệ) chỉ huy; ở vùng Uran, Xibêri, Viễn đông có sự nổi dậy của đội quân Côntsắc (đô đốc hạm đội Nga hoàng, một thủ lĩnh chủ yếu của bọn phản cách mạng Nga); ở mặt trận Tây Bắc có các lực lượng quân đội Nga hoàng do Inđêních (tướng của quân đội Nga hoàng tổng chỉ huy quân đội Tây Bắc của bọn bạch vệ) Bọn chúng dựa vào các lực lượng 5 phản cách mạng như: bọn dân chủ lập hiến, bọn Men-sê-vích, bọn dân tộc chủ nghĩa tư sản, dựa vào tất cả những kẻ chống chính quyền Xô viết Chúng tấn công mãnh liệt vào các lực lượng Hồng quân, vào các mục tiêu quan trọng của đất nước Chúng tiến sâu vào đất nước, chiếm được một phần lãnh thổ quan trọng, chia cắt đất nước, uy hiếp trực tiếp Mátxcơva và Pêtrôgrát Trong khi đó tình hình kinh tế ở nước Nga giai đoạn đó rất hoang tàn và kiệt quệ Nước Nga rơi vào tình trạng thiếu lương thực, thiếu nhiên liệu diễn ra triền miên trên khắp đất nước Đất nước bị chia cắt, giao thông rối loạn, dịch bệnh hoành hành khắp trong nước Đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn và hỗn loạn Bên cạnh đó, trong những năm đầu tiên thời kỳ quá độ, nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử còn non trẻ nên bị kẻ thù tiến hành bao vây kinh tế, không có sự giúp đỡ của bên ngoài mà chỉ dựa vào nội lực trong nước Đảng Cộng sản mới lãnh đạo chính quyền Xô Viết trong hai năm, ngoài việc phải giải quyết vấn đề nội chiến thì việc đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng là một vấn đề đặt ra cho lịch sử nước Nga lúc bấy giờ Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Lênin đã lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô Viết, lãnh đạo sự nghiệp phòng thủ đất nước, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chính quyền Xô Viết, phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội Bên cạnh đó, Lênin rất quan tâm đến việc tổng kết kịp thời những kinh nghiệm đầu tiên của đất nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Quá trình hoạt động cách mạng trong thời gian này, Lênin đã có nhiều bài nói và viết với mục đích nhằm vũ trang cho quần chúng hiểu được các nhiệm vụ đặt ra cho nước Nga, hiểu được đường lối chính sách của Đảng cộng sản và chính quyền Xô viết Thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Lênin đã tích cực đấu tranh chống lại sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác của bọn cơ hội, xét lại, đồng thời bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực 6 Tác phẩm: "Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản" được Lênin viết trong điều kiện hoàn cảnh đó nhằm mục đích để Đảng cộng sản ở các nước thảo luận, cho ý kiến Tư tưởng cơ bản của tác phẩm là: Tác phẩm đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn hai năm đầu của chính quyền Xô Viết, làm nổi bật thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của chuyên chính vô sản; tác phẩm góp phần làm rõ bản chất của thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế - giai cấp của thời kỳ quá độ; phân tích những nội dung mới, hình thức mới của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ, những chính sách cụ thể của nhà nước chuyên chính vô sản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội 2 Nội dung lý luận về thời kỳ quá độ của Lênin trong tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” Qua nghiên cứu tác phẩm về những nội dung: tính tất yếu, đặc trưng, những mâu thuẫn và bản chất của thời kỳ quá độ; cơ sở kinh tế – xã hội, giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ và những vấn đề về chuyên chính vô sản, chúng ta có thể thấy về thực chất những nội dung này đều đề cập đến lý luận về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Một là, tính tất yếu, đặc trưng, những mâu thuẫn và bản chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Mác là người đầu tiên trình bày tư tưởng về thời kỳ quá độ, tiên đoán những nét bản chất nhất của thời kỳ quá độ Trước khi viết “Phê phán Cương lĩnh Gôta”, Mác đã chứng minh sự cần thiết phải thiết lập chuyên chính vô sản, sự cần thiết phải đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản Trong “Phê phán Cương lĩnh Gôta”, Mác nêu vấn đề này bằng một phương thức khác Mác nói, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không thể không có một thời kỳ quá độ về chính trị Nhà nước của thời kỳ quá độ này là nền chuyên chính của giai cấp vô sản Mác khẳng định rằng: giữa xã hội tư bản và xã hội cộng sản có một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội trước đến xã hội sau Tương ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị trong đó nhà 7 nước không thể làm khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản Trong Phê phán Cương lĩnh Gôta, Mác phê phán chủ nghĩa Látxan không phải là vì nó đề ra yêu sách có tính chất dân chủ tư sản, mà vì nó chỉ thỏa mãn với yêu sách đó, không đưa ra một chút gì về yêu sách xã hội chủ nghĩa mà chỉ đem yêu sách có tính chất dân chủ tư sản thay cho yêu sách dân chủ xã hội chủ nghĩa Trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” Mác cho rằng: đây là thời kỳ phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh lâu dài, trải qua một loạt quá trình lịch sử là hoàn toàn biến đổi cả về hoàn cảnh và con người Đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Lênin đã trung thành với những tư tưởng của Mác về thời kỳ quá độ và phát triển những tư tưởng ấy trong giai đoạn mới của cách mạng, làm cho những vấn đề lý luận về thời kỳ quá độ không chỉ là quá độ về chính trị, mà còn là quá độ về kinh tế là chủ yếu Lênin đã nghiên cứu toàn diện thời kỳ quá độ với tính cách là một thời kỳ lịch sử mở đầu của hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa Những tư tưởng này đã được Lênin trình bày cụ thể trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” Trong tác phẩm này, Lênin nghiên cứu thời kỳ quá độ trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm hai năm đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Xô viết còn non trẻ Về tính tất yếu của thời kỳ quá độ, Lênin viết: “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ nhất định”2, đây chính là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực Lênin đã phê phán một cách sâu sắc các tư tưởng cơ hội, phản động, xét lại trong Quốc tế II: phủ nhận thời kỳ quá độ, mà bản chất là phủ nhận những cơ sở kinh tế và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ: “Tuy nhiên, tất cả những lập luận về bước chuyển sang chủ nghĩa xã hội mà chúng ta nghe thấy ở cửa miệng những đại biểu hiện đại của phái dân chủ tiểu tư sản (tất cả những đại biểu của Quốc tế II, kể cả những người như Mácđônan, Giănglôngghê, Cauxky và Phriđrich Átlơ mặc dầu mang cái nhãn hiệu giả 2 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 Nhµ xuÊt b¶n TiÕn bé M¸txc¬va 1977 Tr.309 8 danh xã hội chủ nghĩa nhưng cũng vẫn cứ là những đại biểu hiện đại của phái dân chủ tiểu tư sản), đều tỏ ra là đã hoàn toàn quên mất chân lý hết sức hiển nhiên đó”3 Lênin luận giải nguyên nhân sâu sa của sự từ bỏ lý luận về thời kỳ quá độ đó là do “bản chất vốn chán ghét đấu tranh giai cấp” của phái dân chủ tiểu tư sản, họ mơ tưởng rằng có thể không cần phải đấu tranh giai cấp “cố gắng tìm cách xoa dịu, dàn hoà, làm cho cuộc đấu tranh bớt gay gắt Cho nên những người dân chủ này, hoặc là họ từ chối dứt khoát không thừa nhận cả một giai đoạn lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, hoặc là họ cho rằng nhiệm vụ của họ là nghĩ ra những kế hoạch điều hoà hai lực lượng chiến đấu, chứ không phải là lãnh đạo cuộc đấu tranh của một trong hai lực lượng ấy”4 Như vậy, về mặt lý luận Lênin khẳng định “ Không thể nghi ngờ gì nữa”, về mặt khoa học “Tính tất yếu của một thời đại lịch sử mang những đặc điểm của một thời kỳ quá độ tự nó cũng đã là hiển nhiên rồi”5 Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, phù hợp với sự lựa chọn và quy luật phát triển của lịch sử xã hội Về đặc trưng của thời kỳ quá độ: Khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ, Lênin đã đưa ra đặc trưng bản chất nhất của thời kỳ quá độ bao gồm hai kết cấu kinh tế - xã hội: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội “Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của của cả hai kết cấu kinh tế - xã hội ấy” Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Lênin khẳng định: “Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giẫy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.310 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.310 5 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.310 3 4 9 diệt hẳn và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh những vẫn còn rất non yếu” 6 Cơ sở kinh tế xã hội của thời kỳ quá độ quy định bản chất của thời kỳ này là giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Hai là, Lênin đi từ cơ sở kinh tế của thời kỳ này để luận giải về bản chất của thời kỳ quá độ với tư tưởng thời kỳ quá độ bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau Tư tưởng về nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ là sự khái quát đặc điểm cơ bản và phổ biến của tất cả các nước đi lên chủ nghĩa xã hội Tư tưởng đó đã được Lênin bàn đến trong tác phẩm "Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản” Lênin đã phân tích và chỉ ra cơ sở kinh tế của thời kỳ quá độ bao gồm cả những mảnh của chủ nghĩa tư bản lẫn những mảnh của chủ nghĩa xã hội Đến tác phẩm này, Lênin lại tiếp tục khẳng định: thời kỳ quá độ, bao gồm hai kết cấu kinh tế cơ bản: “Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy”7, hai kết cấu kinh tế xã hội đó là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Từ cơ sở phân tích nền kinh tế nhiều thành phần trong điều kiện nước Nga, ở tác phẩm" Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản”, Lênin chỉ ra ở nước Nga có năm thành phần kinh tế: thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, thành phần kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, thành phần kinh tế nông dân gia trưởng Trong tác phẩm này, Lênin tiếp tục phân tích nền kinh tế của thời kỳ quá độ và nêu ra ba thành phần kinh tế cơ bản, nhất thiết phải có đối với tất cả các nước: “Những hình thức cơ bản của nền kinh tế xã hội là chủ nghĩa tư bản, tiểu sản xuất hàng hoá, chủ nghĩa cộng sản”8 Từ sự phân tích các thành phần kinh tế cơ bản, Lênin khẳng định cuộc đấu tranh kinh tế trong thời kỳ quá độ chính là cuộc đấu tranh của kinh tế xã hội chủ nghĩa với kinh tế phi xã hội chủ nghĩa: “Nền kinh tế của Nga, ở thời đại chuyên chính vô sản, chỉ là cuộc đấu tranh Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.309 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.309 8 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.310 6 7 10 của những bước đầu của lao động liên hợp theo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa - trong phạm vi một quốc gia rộng lớn - chống lại nền tiểu sản xuất hàng hoá và chống lại chủ nghĩa tư bản đang còn được duy trì cũng như đang được phục hồi trên cơ sở nền tiểu sản xuất”9 Ba là, Lênin đã phân tích kết cấu xã hội - giai cấp của thời kỳ quá độ và luận giải tính tất yếu, nhiệm vụ của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ Về kết cấu giai cấp: Những hình thức cơ bản của nền kinh tế quy định những giai cấp của xã hội Nga Tương ứng với các thành phần kinh tế là ba lực lượng cơ bản: giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản (nhất là nông dân), giai cấp vô sản Các giai cấp tồn tại trong thời kỳ quá độ là một tất yếu lịch sử, nhưng quan hệ của các giai cấp đã thay đổi, Lênin viết: “Trong thời đại chuyên chính vô sản, các giai cấp vẫn tồn tại, nhưng bộ mặt của mỗi một giai cấp đều thay đổi, quan hệ qua lại giữa các giai cấp cũng biến đổi”10 Giai cấp tư sản là “Giai cấp của bọn bóc lột, tức là giai cấp của bọn địa chủ và tư bản đã không biến mất và không thể nào biến mất ngay lập tức dưới thời chuyên chính vô sản Bọn bóc lột đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt”11 Nguyên nhân làm cho giai cấp của bọn bóc lột, tức là địa chủ, tư bản không biến mất “Chúng vẫn còn có một cơ sở quốc tế, tức là bọn tư bản quốc tế, mà chúng là một chi nhánh, chúng vẫn còn có một phần tư liệu sản xuất, vẫn còn có tiền, vẫn còn có những mối liên hệ hết sức rộng rãi”12 Giai cấp vô sản từ địa vị nô lệ bước lên vũ đài chính trị nắm chính quyền “Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản là một giai cấp bị áp bức, một giai cấp bị tước đoạt mất một quyền sở hữu tư liệu sản xuất, là giai cấp duy nhất trực tiếp và hoàn toàn đối lập với giai cấp tư sản và do đó, là giai cấp duy nhất có khả năng làm cách mạng đến cùng Sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.311 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.318 11 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.319 12 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.319 9 10 13 Bốn là, đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản, chuyên chính vô sản là tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn mới Chuyên chính vô sản sẽ trở nên vô ích khi không còn các giai cấp, chuyên chính vô sản là đặc thù trong thời kỳ quá độ Trong tác phẩm “Bàn về chuyên chính vô sản”, Lênin đã đề cập một số vấn đề liên quan đến chuyên chính vô sản Lênin khẳng định “Chuyên chính vô sản là sự tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản dưới những hình thức mới Đó là điểm then chốt, mà người ta đã không hiểu được”, “Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những hình thức đấu tranh của giai cấp vô sản không thể giống như trước được Năm nhiệm vụ mới (chủ yếu nhất) và respective 5 hình thức mới”24: trấn áp sự kháng cự của bọn bóc lột, nội chiến, “trung lập hoá” giai cấp tiểu tư sản sử dụng giai cấp tư sản, bồi dưỡng tinh thần kỷ luật mới Trong tác phẩm này, Lênin tiếp tục đề cập đến một số nội dung của chuyên chính vô sản Về nhiệm vụ của chuyên chính vô sản, Lênin khẳng định: Muốn xoá bỏ giai cấp, trước hết cần phải đánh đổ bọn địa chủ và bọn tư bản Phần nhiệm vụ đó, chúng ta đã hoàn thành rồi, nhưng đấy mới chỉ là một phần, và hơn nữa cũng không phải là phần khó khăn nhất; tiếp theo phải xoá bỏ sự khác nhau giữa công nhân và nông dân Những nhiệm vụ đó chỉ có thể hoàn thành thông qua việc cải tạo toàn bộ kinh tế xã hội, chuyển từ nền kinh tế hàng hoá nhỏ, cá nhân, riêng lẻ sang nền kinh tế tập thể rộng lớn Vì vậy, cần phải thực hiện chuyên chính vô sản để làm tốt các chức năng chủ yếu Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng: đánh đổ tư bản không có nghĩa là chúng ta phủ định sạch trơn chủ nghĩa tư bản, mà cần phải kế thừa những thành tựu của xã hội đó, phải sử dụng những chuyên gia tư sản: “Chuyên gia” Không những phải trấn áp sự kháng cự của họ, không những phải “trung lập hoá” họ mà còn phải thu nạp họ làm việc, bắt họ phải phục vụ cho giai cấp vô sản”25 Theo tư tưởng của Lênin thì: không có sự chỉ đạo của các chuyên gia 24 25 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.298 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.300 14 am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm thì chúng ta không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội, vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được Đề cập đến cơ sở khách quan quy định tính lịch sử của chuyên chính vô sản cần phải xuất phát từ sự tồn tại các giai cấp: “Vì các giai cấp vẫn tồn tại và sẽ tồn tại trong suốt thời đại chuyên chính vô sản Chuyên chính sẽ trở nên vô ích, khi các giai cấp không còn nữa Các giai cấp sẽ không biến mất, nếu không có chuyên chính vô sản”26 Chuyên chính vô sản là sự xóa bỏ nền dân chủ tư sản và thiết lập nền dân chủ vô sản Lênin vạch trần thực chất của dân chủ tư sản: dân chủ chung chung, hình thức, dân chủ cho giai cấp bóc lột; quan niệm có thể kinh qua con đường dân chủ nói chung để tiến tới chủ nghĩa xã hội - đó là những quan niệm "trừu tượng về dân chủ", lừa bịp che dấu bản chất giai cấp tư sản Lênin vạch trần bản chất giai cấp của dân chủ tư sản về: bình đẳng, tự do chính trị, quan điểm theo đa số, bằng cách biểu quyết (thực chất quyết định bằng tiền bạc, tư bản, tư hữu) - lừa bịp người lao động bằng cái bình đẳng hình thức trong khi vẫn giữ nguyên gông, ách, chế độ tư hữu, đó chính là thực chất dân chủ tư sản Để phân biệt các nền dân chủ, cần phải trả lời các câu hỏi: “tự do thoát khỏi sự áp bức của giai cấp nào? bình đẳng của giai cấp nào với giai cấp nào? dân chủ trên cơ sở quyền tư hữu hay trên cơ sở cuộc đấu tranh để thủ tiêu quyền tư hữu”27 Do đó, giai cấp vô sản muốn thực hiện dân chủ vô sản thì phải quyết định bằng đấu tranh giai cấp, phải xoá bỏ tư bản, xoá bỏ bóc lột và những điều kiện thực tế của dân chủ tư sản chung chung, hình thức Để thực hiện chuyên chính vô sản và đảm bảo thắng lợi cho cuộc đấu tranh giai cấp, cần phải liên minh công nông Liên minh công nông là động lực để thực hiện chuyên chính vô sản Trong cách mạng vô sản, cả hai giai 26 26 27 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.318 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.321 15 cấp vô sản và nông dân đã được giải phóng khỏi quan hệ tư hữu, giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột Đó là một bước tiến chưa từng có trong lịch sử Chuyên chính vô sản đã đem lại lợi ích cho giai cấp nông dân Họ được chia ruộng đất, được cải thiện về đời sống vật chất, được tự do thật sự Từ trước đến nay, họ đều có kẻ thù chung với giai cấp vô sản (bọn tư bản, địa chủ, con buôn, đầu cơ ) họ có cùng nguyện vọng chống áp bức bóc lột Liên minh công nông là tất yếu, đây là liên minh của hai giai cấp lao động có cùng lợi ích chung, có cùng kẻ thù chung Liên minh công nông là tiếp tục đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ Lênin khẳng định người nông dân lao động “một người có đủ tư cách là đồng chí của người công nhân xã hội chủ nghĩa, người bạn đồng minh chắc chắn nhất và người anh em ruột thịt của công nhân xã hội chủ nghĩa trong cuộc đấu tranh chống ách tư bản” 28, và “Hàng bao thế kỷ người nông dân lao động đã nuôi dưỡng cho mình chí căm thù và lòng oán ghét đối với những kẻ áp bức bóc lột đó, và “sự nuôi dưỡng” do đời sống thực tế đem lại ấy buộc nông dân phải tìm cách liên minh với công nhân chống lại bọn tư bản, bọn đầu cơ, bọn con buôn”29 Trong thực hiện liên minh công nông, giai cấp công nhân cần phải nhận thức đầy đủ tính chất hai mặt của giai cấp nông dân Cần phải chú ý phân biệt các tầng lớp của giai cấp nông dân “Giai cấp vô sản phải phân biệt và phân định rõ ranh giới giữa người nông dân lao động với người nông dân tư hữu, giữa người nông dân lao động với người nông dân con buôn, giữa người nông dân cần lao với người nông dân đầu cơ ”30 Cần phải phân định sự hai mặt của giai cấp nông dân, vì đối với giai cấp nông dân, trong cuộc đấu tranh giai Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.317 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.317 29 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.517 28 29 3030 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.320 16 cấp thì “trong số những người đó, có những kẻ nhảy từ bên này sang bên kia, những kẻ dao động, đổi chiều chuyển hướng, lưỡng lự ”31 3 Ý nghĩa phương pháp luận đối với việc nhận thức chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Ý nghĩa phương pháp luận đối với việc nhận thức chủ nghĩa xã hội Thứ nhất, nghiên cứu lý luận về thời kỳ quá độ của Lênin tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” là cơ sở giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, qua đó khẳng định niềm tin vào lý luận về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ sẽ vẫn là nền tảng tư tưởng cho Đảng cộng sản và giai cấp công nhân thế giới Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, bằng hệ thống lý luận của mình, mà “Kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” là một tác phẩm kinh điển có giá trị, Lênin đã lãnh đạo cách mạng Nga thành công trong điều kiện phải đối phó với thù trong giặc ngoài Trong khi chính quyền cách mạng còn non trẻ, Liên Xô - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã phát triển thành một cường quốc hùng mạnh Thắng lợi đó đã mở ra một thời đại mới: thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới Bằng phương pháp biện chứng duy vật, cần khẳng định: biện chứng lôgíc mà lịch sử cho thấy, không bao giờ có sự trùng khít giữa lý luận và hiện thực Lịch sử của chủ nghĩa xã hội hiện thực cả thành tựu và sai lầm, thắng lợi và khủng hoảng, đứng vững và sụp đổ đã chứng minh tính đúng đắn, giá trị bền vững của nội dung tác phẩm “Kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” Thực tiễn lịch sử gần 100 năm qua, kể từ khi tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” ra đời đã chỉ ra rằng: ở đâu, lúc nào các Đảng cộng sản, những người cộng sản nhận thức, vận dụng 31 17 sáng tạo, phù hợp lý luận về thời kỳ quá độ thì ở đó sẽ thu được những thắng lợi to lớn về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ, về giải quyết cơ sở kinh tế xã hội giai cấp, về đấu tranh giai cấp và về chuyên chính vô sản Trái lại, ở đâu những người cộng sản hiểu, vận dụng sai, hoặc chủ quan, nóng vội, giáo điều, xét lại thì cách mạng gặp khó khăn, trắc trở, chịu tổn thất, thậm chí thất bại Trong tác phẩm, Lênin đã cảnh báo những người cộng sản “Bước quá độ này tất nhiên là rất dài Dùng những biện pháp lập pháp hay hành chính hấp tấp và không thận trọng thì chỉ làm cho bước quá độ kéo dài thêm và chỉ thêm khó khăn cho nó mà thôi”32 Sự chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn của những người cộng sản trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX ở Đông Âu và Liên Xô chính là một trong những nguyên nhân làm cho chủ nghĩa xã hội hiện thực trên phạm vi toàn thế giới sụp đổ Tuy vậy, sự thất bại của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu đòi hỏi những người cộng sản phải quay trở về với chủ nghĩa duy vật lịch sử: trong lịch sử nhân loại không có một chế độ xã hội nào ra đời suôn sẻ, không trải qua thăng trầm, giành đi, giật lại giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng, giữa tiến bộ và lạc hậu Lịch sử phát triển không phải là con đường thẳng, tiến lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua một giai đoạn dài, đó chính là thời kỳ quá độ gay go, phức tạp Ngay chủ nghĩa tư bản xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến ngay từ thế kỉ XIV nhưng phải trải qua gần 300 năm sau nó mới đi tới thắng lợi triệt để, vững chắc, hoàn chỉnh Chủ nghĩa tư bản đã vậy, chủ nghĩa xã hội còn khó khăn, phức tạp hơn nhiều Vì chủ nghĩa xã hội khác về chất so với các xã hội trước đây, nó cao hơn chủ nghĩa tư bản về mọi phương diện Vì vậy, chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ không thể nhận thức một lần, không thể làm một lần là xong Lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, về thời kỳ quá độ nói riêng phải không ngừng được bổ xung hoàn chỉnh, tổng kết từ trong thành công và sai lầm thất bại 32 Lª nin Toµn tËp, tËp 39 S®d Tr.316 18 Bản chất lý luận Mác - Lênin nói chung và về thời kỳ quá độ nói riêng là cách mạng và sáng tạo Thực tiễn luôn vận động và biến đổi không ngừng, lý luận về thời kỳ quá độ được nuôi sống và cần phải được không ngừng phát triển, đi đến những khái quát mới, ngày càng phong phú hơn, có thể đi đến cả sự phủ định những kết luận cũ nếu những kết luận đó không còn phù hợp với thực tiễn mới Chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, nóng vội; lề thói kinh viện, sự sơ cứng trong tư duy lý luận là trái với bản chất cách mạng và sáng tạo của lý luận Mác - Lênin, làm cho nó cùn mòn và khô héo đi Thứ hai, nhận thức đúng thực chất khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội, nhận thức lại lý luận về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ là vũ khí tinh thần giúp chúng ta kiên quyết chống lại sự công kích của hệ thống lý luận khoa học giả hiệu, mưu toan bóp méo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh ác liệt giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu Biện chứng trong sự phát triển cho phép nhận thức vấn đề này một cách khoa học Những sai lầm từ sự dập khuôn, máy móc mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu vào việc xây dựng thời kỳ quá độ ở các nước xã hội chủ nghĩa đòi hỏi những người cộng sản phải nhìn nhận lại và vận dụng đúng hơn lý luận Mác xít về thời kỳ quá độ chứ không phải là từ bỏ nó để đi theo con đường phản khoa học mà các lý luận gia đang rêu rao thông qua hệ thống lý luận khoa học giả hiệu, để rồi vô tình hay cố ý, những người cộng sản lại cùng chung “chiến hào” với những kẻ cơ hội, thực dụng Bằng sự bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, bằng những quan điểm khoa học và cách mạng, trong hàng loạt tác phẩm mà “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” là một ví dụ, Lênin cùng với Đảng Bôn sê vích và nhân dân Nga đã đạt được những thành tựu to lớn, những thành tựu đó đã trở thành “kỳ tích” trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Những tư 19 tưởng của Lênin đã tạo ra những tầm nhìn mới cho Đảng Cộng sản và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới Và cũng chính nhận thức lại những quan điểm này, bằng sự nghiệp cải tổ, cải cách, đổi mới của mình, Trung Quốc và Việt Nam đã, đang đạt được những thành tựu hết sức quan trọng về việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội trong thời kỳ quá độ Những thành tựu này càng khẳng định: Giá trị bền vững của học thuyết Mác - Lênin nói chung, lý luận về thời kỳ quá độ nói riêng vẫn luôn luôn sống động trong thực tiễn Điều này bác bỏ hoàn toàn những quan điểm sai trái, giả hiệu của các trào lưu tư tưởng phản động hiện nay Với phương pháp kiên trì, khoa học, sáng tạo và cách mạng, Lênin đã nêu một tấm gương sáng về việc kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm, tư tưởng cơ hội, thực dụng, xét lại của Quốc tế II và các trào lưu phản động thời kỳ bấy giờ Ý nghĩa phương pháp luận đối với việc nhận thức về thời kỳ quá độ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Những nội dung lý luận về thời kỳ quá độ được Lênin trình bày trong tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” là cơ sở phương pháp luận để chúng ta nhận thức hệ thống các quan điểm, đường lối của Đảng ta trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Lênin viết tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” với “ môc ®Ých nho nhá lµ: nªu vÊn ®Ò vµ ®a ra nh÷ng nÐt chÝnh ®Ó cho c¸c ®ång chÝ céng s¶n ë c¸c níc th¶o luËn”33 Nhưng bài báo đó, mặc dù dung lượng số trang viết ít, nhưng nội dung lại đặc biệt có giá trị đối với Đảng ta trong sự nghiệp lãnh đạo dân tộc tiến hành xây dựng thời kỳ quá độ Giá trị của tác phẩm ngày càng quan trọng hơn trong bối cảnh, khi mà chủ nghĩa xã hội hiện thực đang lâm vào khủng hoảng, phong trào cách mạng thế giới đứng trước những thử thách đầy cam go, những người hoang mang, dao động về lý Lªnin Toµn tËp S®d Tr.309 33 20 tưởng đã “khuyến cáo” Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, bởi theo họ, đến thành trì của chủ nghĩa xã hội hùng mạnh như Liên bang Xô Viết mà còn không đứng vững, thì một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam chúng ta làm sao có thể đi lên chủ nghĩa xã hội được Một số người thậm chí cho rằng sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã “sai ngay từ đầu”, rằng giá như vào nửa đầu thế kỷ XX, đi con đường khác thì biết đâu nước ta vẫn giành được độc lập, kinh tế, văn hóa vẫn phát triển, lại tránh được mấy cuộc kháng chiến gian khổ, hao tổn biết bao xương máu Đảng Cộng Sản Việt Nam được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nước ta đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng trong thời kỳ quá độ Tuy nhiên, lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng trải qua nhiều bước thắng trầm Sau thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, chúng ta đã mắc phải một số sai lầm, chủ quan, nóng vội trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, có thời kỳ chúng ta đã quan niệm là tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, chậm chuyển đổi nền kinh tế từ giai đoạn thời chiến sang giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội Những sai lầm chủ quan đó đã làm cho nước ta rơi vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện, trầm trọng trong những năm cuối 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX Nhận thức được những sai lầm đó, Đảng ta đã chủ trương đổi mới tư duy, cơ sở của sự đổi mới tư duy ấy là nhận thức lại triết học Mác – Lênin, trong đó có những nội dung chúng ta quay lại với những kinh điển gốc và Tư tưởng Hồ Chí Minh Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ cần phải được nhận thức bằng những quan điểm, hệ thống lý luận của Lênin trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô Và như vậy, những nội dung trong tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” càng có ý 21 nghĩa đặc biệt đối với Đảng ta trong việc hoạch định đường lối chiến lược, sách lược của Đảng trong lãnh đạo cách mạng ở thời kỳ quá độ Bắt đầu từ sự nghiệp đổi mới đất nước năm 1986, đến Đại hội IX, X và Đại hội XI, nhận thức của Đảng về thời kỳ quá độ ngày càng rõ dần và những vấn đề: tính tất yếu, bản chất của thời kỳ quá độ, về cơ sở kinh tế - xã hội, giai cấp, về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ được thể hiện ngày càng cụ thể hơn Về tính tất yếu, đặc trưng của thời kỳ quá độ: Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: hiện nay chúng ta đang ở trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Việc đề cập như vậy là sự đánh giá đúng thực trạng tình hình xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, đánh giá đúng trình độ phát triển lực lượng sản xuất của nước ta Để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, chúng ta phải tập trung sức phát triển lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh của tất cả các thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không nên lấy mục tiêu xa để áp đặt, bắt thực tiễn phải khuôn theo khi chưa có điều kiện Báo cáo chính trị Đại hội IX đã chỉ rõ “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là sự phát triển quá độ chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế dộ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”34 Đồng thời phải từng bước xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chống tư tưởng duy lực lượng sản xuất, chủ nghĩa kỹ trị §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam, V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø IX NXB CTQG Hµ Néi 2001 Tr.84 34 22 Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là một sự nghiệp khó khăn, phức tạp, có sự đan xen và đấu tranh quyết liệt giữa cái mới và cái cũ, giữa cái chủ nghĩa xã hội và cái không phải là chủ nghĩa xã hội, phải sử dụng một số hình thức trung gian, cho nên tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài, với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ Tại Đại hội XI của Đảng trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)” nêu rõ: “Nước ta quá độ lên CNXH”, “nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ (TKQĐ) lâu dài”, “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” và “đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội” Về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định nước ta có 3 chế độ sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân; thể hiện dưới 4 hình thức cơ bản: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp Tương ứng với 4 hình thức sở hữu cơ bản trên, nền kinh tế của nước ta có 4 thành phần kinh tế cơ bản là: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp Đến Đại hội XI Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế Kinh tế có vốn 23 đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa Phân định rõ quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình” Việc phân định các loại hình sở hữu và các thành phần kinh tế là rất cần thiết để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế nói chung, cho việc phát triển từng thành phần kinh tế nói riêng, khẳng định như vậy không phải là để phân biệt đối xử mà là để có chính sách đúng đắn, giải phóng mọi lực lượng sản xuất, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa Về đấu tranh giai cấp và động lực để phát triển đất nước: Mặc dù, trong những năm gần đây, chúng ta ít nói đến đấu tranh giai cấp, song xuyên suốt trong các quan điểm, tư tưởng, đường lối, chiến lược, sách lược, phương hướng cơ bản phát triển đất nước vẫn luôn bao hàm nội dung đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa Đảng ta thừa nhận hiện nay và cả trong thời kỳ quá độ của nước ta vẫn còn tồn tại một cách khách quan các giai cấp và đấu tranh giai cấp Không thể xoá nhoà ranh giới giữa các giai cấp, không thể phủ nhận đấu tranh giai cấp, cũng không nên hiểu đấu tranh giai cấp là điều hoà lợi ích giữa các giai cấp Cùng với những biến đổi của kinh tế xã hội, cơ cấu giai cấp, nội dung, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta cũng đã thay đổi nhiều, nó khác thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, hay những năm đầu chúng ta mới giành được chính quyền Ngày nay, mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp chủ yếu là mối quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác đấu 24 lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa gắn liền với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chống áp bức bất công, chống bóc lột, chống nghèo nàn lạc hậu, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển Đại hội IX của Đảng chỉ rõ “Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng, hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc”35 Về vấn đề xây dựng Nhà nước chuyên chính vô sản, xây dựng nền chuyên chính vô sản được biểu hiện tập trung nhất trong việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân Với những tư tưởng chỉ đạo của các Nghị quyết Đại hội và Nghị quyết Trung ương, trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, tuy còn có những mặt yếu kém, nhưng nền chuyên chính vô sản, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta tiếp tục được xây dựng và không ngừng hoàn thiện Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy và ngày càng được mở rộng Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bất cứ nhà nước nào cũng là nền chuyên chính của giai cấp thống trị, cũng thực hiện các chức năng của nhà nước Nhà nước ta cũng vậy, mang bản chất giai cấp công nhân nhưng đồng thời cũng gắn bó chặt chẽ với tính dân tộc, tính nhân dân; nhà nước thực hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân Từng bước đi trong thời kỳ quá độ, chúng ta không ngừng xây dựng và hoàn 35 §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam S®d Tr 86 25 thiện nền chuyên chính vô sản, nhà nước chuyên chính vô sản để ngày càng phát huy hơn nữa vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội Về vấn đề liên minh giai cấp, Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân và nông dân với trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội” 36 Hai mặt đó không mâu thuẫn nhau, trái lại, thống nhất biện chứng với nhau, rất tinh tế Đảng ta luôn coi việc giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân là truyền thống quý báu của dân tộc, là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng khẳng định: “Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc” Có thể khẳng định rằng, thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng thời kỳ quá độ ở nước ta tuy còn có những yếu kém, khuyết điểm, nhưng chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đặc biệt quan trọng, những thành tựu này gắn liền với lý luận của Mác, Ăngghen, Lênin và những tư tưởng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ Những thành tựu ấy là tài sản vô giá, như đồng chí Giôdécadanêva, trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng 36 §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam S®d Tr 86 26 sản Bồ Đào Nha tại diễn đàn Đại hội IX của Đảng ta đã phát biểu: “Những thành tựu trong việc cụ thể hoá một con đường thích hợp quá độ lên chủ nghĩa xã hội không chỉ là tài sản vô giá của những người cộng sản Việt Nam, mà còn là nguồn cảm hứng và tư tưởng đối với những người cộng sản và cách mạng trên toàn thế giới”37 Như vậy, có thể khẳng định lý luận về thời kỳ quá độ mà Lênin đề cập trong tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” không chỉ có ý nghĩa lịch sử to lớn trong thời đại Lênin mà còn là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng cộng sản và phong trào công nhân các nước xã hội chủ nghĩa còn lại hiện nay vận dụng tiến hành thành công công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ KẾT LUẬN Tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” của Lênin đã trang bị cho giai cấp vô sản, nhân dân thế giới nói chung, Đảng Bôn sê vích và nhân dân Nga Xô viết nói riêng phương pháp luận nhận thức tình Ban T tëng - V¨n ho¸ Trung ¬ng, Tµi liÖu tham kh¶o phôc vô NghÞ quyÕt §H§B toµn quèc lÇn thø IX cña §¶ng NXB CTQG Hµ Néi 2001 Tr 10,11 37 27 hình thực tiễn đấu tranh những năm đầu của thời kỳ quá độ, những vấn đề nóng hổi, cấp bách cần giải quyết Trên cơ sở đó để đề ra đường lối chính sách trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội Phát triển lý luận chủ nghĩa Mác về thời kỳ quá độ, giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ, đồng thời đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa cơ hội, xét lại Ngày nay, tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị đối với các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là các vấn đề lý luận và thực tiễn về tính tất yếu, đặc trưng, bản chất; về cơ cấu kinh tế - xã hội, giai cấp; đấu tranh giai cấp và xây dựng nền chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ