TRƯỜNG THPT NAM HÀ NĂM HỌC 2007-2008 Tiết 41-42 Văn (Nguyễn Tuân) A.Mục tiêu bài học Giúp HS: -Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tuợng nhân vật Huấn Cao,đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của NT qua nhân vật này. -Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện:tình huống truyện độc đáo,không khí cổ xưa,thủ pháp đối lập,ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình. B.Tiến trình lên lớp 1.Kiểm tra bài cũ a.Đọc thuộc những dẫn chứng tiêu biểu miêu tả thời gian và không gian của truyện ? b.Truyện ngắn hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam đã viết bằng một giọng văn như thế nào? Qua đó thể hiện tấm lòng và tư tưởng gì của nhà văn? 2.Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ 1:Tìm hiểu chung GV:Cho hs đọc phần tiểu dẫn.HS khác theo dõi. GV:Phần tiểu dẫn cho ta biết nội dung gì?Hãy tóm tắt nội dung ấy HS: -Phần tiểu dẫn trình bày những nét tiêu biểu về cuộc đời,sự nghiệp của nhà văn NT và giới thiệu sơ bộ tập vang bóng 1 thời và truyện ngắn chữ người tử tù rút ra từ tập ấy. -NT sinh 1910-1987 trong 1 gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.Quê ở làng Nhân Mục-Thanh Xuân-Hà Nội -Học hết bậc Thành chung,ông viết văn,làm báo và tìm đến vớiCM.Ông đem ngòi bút của mình phục vụ 2 cuộc KC chống P-M.Có biệt tài trong thể kí đặc biệt thể loại tùy bút. -Là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, có nhiều đóng góp cho nền văn học dân tộc -Năm 1996 được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật. -Tác phẩm tiêu biểu:Vang bóng 1 thời(1940),Chiếc lư đồng mắt cua(1941),sông Đà(1960)… -Tác phẩm chữ người tử tù được in trong tập vang bóng một thời.Tập truyện gồm 11 truyện ngắn .Nhân vật chính là những nhà Nho cuối mùa,bất bình với thời cuộc,không chạy đua theo danh lợi ,cố giữ vẻ đẹp thiên lương và trong sạch của tâm hồn.Họ cố ý lấy cái tôi tài hoa kiêu bạc để đối lập với cái xã hội lúc bấy giờ bằng phô diễn những lối sống đẹp,thanh cao. HĐ 2:Đọc –hiểu GV:Yêu cầu hs đọc văn bản I.Tiểu dẫn 1.tác giả(sgk) 2.Xuất xứ(sgk) II.Đọc- hiểu GIÁO VIÊN:NGUYỄN THỊ KIM OANH GIÁOÁNVĂN 11 TRƯỜNG THPT NAM HÀ NĂM HỌC 2007-2008 HS 1:Đọc từ đầu đến “xem sao rồi sẽ liệu” HS 2:Đọc tiếp theo ->Thì ân hận suốt đời mãi” HS 3:Đọc phần còn lại GV: Hướng dẫn hs đọc chậm rãi,đĩnh đạc,nhất là đoạn mở đầu và đoạn ông Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. GV: yêu cầu hs tóm tắt cốt truyện HS:Truyện kể về viên quản ngục hay tin Huấn Cao-người tử tù,có tài viết chữ rất đẹp-đến trại giam do ông quản lí.Viên quản ngục khát khao có được chữ của Huấn Cao treo trong nhà nên tìm cách khoản đãi ông dù cho Huấn Cao khinh miệt đến điều.Khi biết được ước mong cao đẹp của viên Quản ngục, Huấn Cao đã cho chữ và khuyên bảo hắn nên bỏ nghề đi vì nghề này khó giữ được thiên lương trong sáng.Viên quản ngục vô cùng xúc động. GV:Trong truyện có nói về nghệ thuật thư pháp và chơi chữ vậy Em biết gì về nghệ thuật thư pháp và nghệ thuật chơi chữ ? HS: -Trước đây thư pháp được viết bằng chữ Hán.Chữ Hán là thứ chữ khối vuông,được viết bằng bút lông nên có lắm nét:nét đậm,nét nhạt,nét mềm mại,nét gân guốc…Các nét ấy hòa hợpvói nhau bay lượn tung hoành trên bức giấy ,bức lụa hay bức gỗ như 1 nét họa tài tình,sinh động bộc lộ tâm hồn,tính cách của người viết. -Xưa nay các bậc tao nhân mặc khách thường treo các bức chữ ấy vào nơi trang trọng nhất trong nhà mình giống như treo những họa phẩm quí giá để thửơng thức và chiêm ngưỡng. GV:Tác phẩm chữ người tử tù độc đáo gây được ấn tượng cho người đọc trước hết là bởi tình huống truyện.Vậy em hiểu thế nào là tình huống truyện và tình huống truyện của tác phẩm chữ người tử tù là gì? HS: -Tình huống là cái tình thế xảy ra truyện -Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác,giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống qua đó nhân vật bộc lộ tâm trạng,tính cách hay thân phận ,góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm -Trong chữ người tử tù, NT xây dựng 1 tình huống truyện độc đáo .Hai nhân vật Huấn Cao và Quản ngục ,trên bình diện xã hội hoàn toàn đối lập nhau.Một người là đại nghịch ,cầm đầu cuộc nổi loạn bị bắt giam đang chờ ngày ra pháp trường ,còn 1 người là quản ngục đại diện cho trật tự của xã hội đương thời.Nhưng cả 2 nhân vật đều là những con người có tâm hồn nghệ sĩ.Trên bình diện nghệ thuật họ là tri âm tri kỉ vói nhau.NT đã tạo ra 1 tình huống độc đáo;mối quan hệ đặc biệt éole,đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri kỉ.Tác giả đặt những nhân vật này trong 1 tình thế đối địch ;tử tù và quản ngục.Chính tình huống truyện độc đáo này đã là nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao và tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục GV:Nhân vật chính trong tác phẩm là Huấn cao.Nguyên mẫu ngoài đời là Cao Bá Quát,tác giả của bài đoản sa Hành mà chúng ta đã từng học . Bay giờ chúng ta tìm hiểu hiểu vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật 1.Nhân vật Huấn Cao GIÁO VIÊN:NGUYỄN THỊ KIM OANH GIÁO ÁNVĂN 11 TRƯỜNG THPT NAM HÀ NĂM HỌC 2007-2008 Huấn Cao. Hãy cho biết vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao được thể hiện ở những phương diện nào? HS: -Tài hoa,nghệ sĩ(d/c) -Khí phách hiên ngang(d/c) -Nhân cách trong sáng(d/c) GV:Tìm và phân tích những chi tiết cho thấy vẻ đẹp tài hoa,nghệ sĩ ở nhân vật Huấn Cao? HS:Lời nói của viên quản ngục -Tôi nghe ngờ ngợ.Huấn Cao? Hay là cái người vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp --Chữ Huấn Cao đẹp lắm,vuông lắm…Có được chữ ông Huấn mà treo là có 1 báu vật trên đời Chất tài hoa của Huấn Cao càng được tô đậm hơn trước sự say mê những nét chữ đẹp mà viên quản ngục và người thơ lại-kẻ đại diện cho xã hội phong kiến lại bất chấp nguy hiểm bày tỏ lòng biệt nhỡn liên tài. GV: Tìm và phân tích những chi tiết cho thấy Khí phách hiên ngang ở nhân vật Huấn Cao? HS: -Hình ảnh Huấn Cao xuất hiện trước đề lao: “lạnh lùng,chúc mũi gông mạn,khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh 1 cái.Then ngang chiếc gông bị giật mạnh,đập vào cổ 5 người sau,làm họ nhăn mặt .Một trận mưa rệt đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen”->Hành động đó thể hiện sự khinh bỉ không thèm chấp của ông đối với những tên lính áp giải tù nhân .Ông không hề tỏ ra run sợ trước sự đe dọa của kẻ giữ tù. -Trước sự biệt đãi của viên quản ngục Huấn Cao vẫn “ thản nhiên nhận rượu thịt”.Ông chỉ coi đó là việc vẫn thường làm trong cái hứng sinh bình.-> Huấn Cao là người phú quí bất năng dâm.Tiền bạc vật chất không thể mua chuộc được. -Chi tiết Huấn Cao nói với viên quản ngục : “Ngươi hỏi ta muốn gì?Ta chỉ muốn có 1 điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.Lời lẽ đầy khinh bỉ rẻ rúng.Ông Huấn Cao chờ đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạ của tên quản ngục .->Dũng khí “uy vũ bất năng khuất” lại một lần nữa được tô đậm ở Huấn Cao GV:Tìm và phân tích những chi tiết cho thấy Nhân cách trong sáng ở nhân vật Huấn Cao? HS: -Huấn Cao có tài viết chữ đẹp nhưng “tính ông vốn khoảnh,trừ chỗ tri kỉ,ông ít chịu cho chữ”, “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” -Nhưng sau khi hiểu rõ tấm lòng chân thành cùa viên quản ngục,ông lại cảm động nói : “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người.Ta nào đâu biết người như thầy quản đây lại có những sở thích cao quí như vậy.Thiếu 1 chút nữa ta phụ 1 tấm lòng trong thiên hạ” -Tài hoa,nghệ sĩ -Khí phách hiên ngang -Nhân cách trong sáng GIÁO VIÊN:NGUYỄN THỊ KIM OANH GIÁO ÁNVĂN 11 TRƯỜNG THPT NAM HÀ NĂM HỌC 2007-2008 GV:Qua nhân vật Huấn Cao em có nhận xét gì về quan niệm của NT về cái đẹp ? HS:Qua hình tượng Huấn Cao ,NT đã bộc lộ quan niện về cái đẹp.Huấn Cao không chỉ là người có tài mà còn có tâm,không chỉ có khí phách hiên ngang mà cò có tấm lòng yêu cái thiện .Đó là 2 mặt thống nhất trong 1 nhân cách lớn.Như vậy trong quan điểm của NT cái tài phải đi đôi với cái tâm,cáiđẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.Đó là quan điểm ngệ thuật tiến bộ -HĐ 3 Củng cố GV: như vậy là chúng ta đã tìm hiểu về hình tượng nhân vật Huấn Cao.Bây giờ các em viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong truyện chữ người tử tù HS:Làm việc cá nhân .gọi 1 số em trình bày -Giáo viên nhận xét ,kết thúc tiết 1 Tiết 2: HĐ 1:Tìm hiểu nhân vật viên quản ngục GV:Nhân vật Quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích cói là “1 tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “1 thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”? HS: -Không chỉ Huấn Cao,qua ngòi bút NT,viên quản ngục cũng là 1nhân vật độc đáo .Tuy không phải là người làm nghệ thuật nhưng ngục quan có 1 tâm hồn nghệ sĩ của 1 kẻ liên tài :say mê và quí trong cái tài cái đẹp và nhân cách cao thượng của Huấn Cao nên chân thành,cung kính biệt đãi ông.Mặc dù Huấn Cao tỏ thái độ thái độ cao ngạo,kinh mạn đối với viên Quản ngục,nhưng hàng ngày quản ngục vẫn sai người dâng rượu và thức nhắm,đồng thời nói năng với người tử tù rất mực cung kính.Trước Huấn Cao,quản ngục tự thấy mình chỉ là kẻ “tiểu lại giữ tù” thấp hèn.Chính vì say mê cái đẹp,cảm phục tài năng và nhân cách của Huấn Cao nên ngục quan đã bất chấp pháp luật,làm đảo lộn trật tự trong nhà tù,biến 1 kẻ tử tù thành 1 thần tượng để tôn thờ.Ở đây vẻ đẹp của quản ngục thể hiện ở thái độ sùng kính Huấn Cao- đại diện của cái đẹp,cái tài cái thiên lương CAO CẢ.Và việc biệt đãi tử tù của ông cần được xem là 1 hành vi dũng cảm.Vẻ đẹp của viên quản ngục còn thể hiện ở tư thế khúm núm,thái độ trân trọng đối với Huấn Cao qua hành động vái người tù 1 vái,chắp tay nghẹn ngào nói: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” ở cuối tác phẩm -Như vậy ,qua ngòi bút NT,ngục quan có những phẩm chất khiến ông Huấn Cao cảm kích coi là “1 tấm lòng trong thiên hạ”,và tác giả coi đó là “cái thuần khiết giữa 1 đống cặn bã”, “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” HĐ 2;Tìm hiểu cảnh cho chữ GV:Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao.Vì sao tác giả coi đây là:một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? HS: -Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật HC được bộc lô 1 cách chói sáng,rực rỡ -> Quan điểm của NT: cái tài phải đi đôi với cái tâm,cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau II.Nhân vật quản ngục -Có tâm hồn nghệ sĩ - Sùng kính cái đẹp,cái tài ,cái thiên lương CAO CẢ III.Cảnh cho chữ GIÁO VIÊN:NGUYỄN THỊ KIM OANH GIÁO ÁNVĂN 11 TRƯỜNG THPT NAM HÀ NĂM HỌC 2007-2008 nhất trong cái đêm ông cho chữ viên quản ngục.Cảm hứng mãnh liệt trước cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã khiến NT say sưa sáng tạo những ngôn từ vừa sắc sảo vừa góc cạnh,vừa trang trọng cổ kính,sống động như có hồn,có nhịp điệu riêng giàu sức truyền cảm.Bút pháp dựng người, dựng cảnh của nhà văn đạt tới mưc điêu luyện.Những nét vẽ của ông như chạm khắc giàu giá trị tạo hình .Chi tiết nào cũng sinh động,cũng gợi cảm ,đầy ám ảnh nghệ thuật .Thủ pháp tương phản được sủ dụng rộng rãi và có hiệu quả đã làm nổi bật hơn bao giờ hết vẻ đẹp trang trọng,uy nghi,rực rỡ hào quang bất tử của hình tượng nhân vật HC. -Cảnh tượng ông HC cho chữ là 1 “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”,bởi vì: +Việc cho chữ vốn là 1 việc thanh cao,1 sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hàm của nhà tù ( tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián ) . Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả tỏa sángở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. + Người nghệ sĩ tài hoa say mê tô từng nét chữ không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh đeo gông, chân vướng xiềng, và chỉ sớm tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh chịu án tử hình. Hình ảnh uy nghi của Huấn Cao đối lập với hình ảnh xo ro của thầy thơ lại “ run run bưng chậu mực” và hình ảnh viên quan ngục “ khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ”. + Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn : Tù nhân trở thành người ban phát đẹp, răn dạy ngục quan ; còn ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân. Như vậy, giữa chốn ngục tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà là người tử tù làm chủ. Qua cảnh tượng này, chủ đề của tác phẩm được thể hiện sâu sắc. Đó la sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn,của cái thiện đối với cái ác,… Đó là sự tôn vinh của cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con ngừời bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng. Câu 5 GV:Em có nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật,bút pháp miêu tả và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong chữ người tử tù Dựa vào những ý đã trình bày ở những câu hỏi trên, GV hướng dẫn cho HS nắm được nhũng nét đặc sắc về bút pháp xây dựng nhân vật ,bút pháp miêu tả cảnh vật (tạo không khí thiêng liêng cổ kính) và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của guyễn Tuân. HS: Về bút pháp xây dựng nhân vật :Huấn Cao là nhân vật đuợc xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa của cảm hứng lãng mạn.Cho nên Huấn Cao uy nghi như 1 thánh nhân .Ông đẹp nhẹ như 1 nhân vật huyền thoại.Tài năng khí phách và thiên lương của ông mang tầm vóc phi thừờng,tầm vóc vũ trụ -Cảnh tượng ông HC cho chữ là 1 “cảnh tượng xưa nay chưa từng có =>Qua cảnh tượng này, chủ đề của tác phẩm được thể hiện sâu sắc. Đó la sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn,của cái thiện đối với cái ác, … Đó là sự tôn vinh của cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con ngừời bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng. GIÁO VIÊN:NGUYỄN THỊ KIM OANH GIÁO ÁNVĂN 11 TRƯỜNG THPT NAM HÀ NĂM HỌC 2007-2008 +Để làm nổi bật chất tài hoa nghệ sĩ của HC,NT nói đến tài năng thư pháp của ông +Nhằm tôn vinh khí phách hiên ngang lẫm liệt của ông Huấn nhà văn đã lựa chọn những chi tiết đặc sắc nào là ông “rỗ gông đánh thuỳnh 1 cái”,nào là ông Huấn mắng ngục quan,nào là ông thản nhiên nhận rượu thịt giữa những ngày chuẩn bị ra pháp trường ,đặc biệt là chi tiết ông Huấn ung dung cho chữ viên quản ngục. +Và để nhấn mạnh thiên lương trong sáng của HC,NT đã để cho con người gang thép ấy ân hận khi nhận ra quản ngục là 1 tấm lòng trong thiên hạ. -Về bút pháp miêu tả cảnh vật:Cảnh trong tác phẩm chủ yếu được dựng lên bằng bút pháp tạo hình +Cảnh tượng thiên nhiên trong đêm ngục quan nghỉ ngơi +Cảnh ông Huấn cùng các bạn mang gông và rỗ ông và đuổi rệp +Cảnh HC cho chữ cuối thiên truyện GIÁO VIÊN:NGUYỄN THỊ KIM OANH GIÁO ÁNVĂN 11 . 2:Đọc –hiểu GV:Yêu cầu hs đọc văn bản I.Tiểu dẫn 1.tác giả(sgk) 2.Xuất xứ(sgk) II.Đọc- hiểu GIÁO VIÊN:NGUYỄN THỊ KIM OANH GIÁO ÁN VĂN 11 TRƯỜNG THPT NAM HÀ. -Tài hoa,nghệ sĩ -Khí phách hiên ngang -Nhân cách trong sáng GIÁO VIÊN:NGUYỄN THỊ KIM OANH GIÁO ÁN VĂN 11 TRƯỜNG THPT NAM HÀ NĂM HỌC 2007-2008 GV:Qua nhân