MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa đặc sắc tạo dấu ấn riêng cho quốc gia dân tộc đó. Ở Nhật Bản, văn hóa với bản sắc riêng rất đậm nét có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển, điều đó được biểu hiện rất rõ qua ẩm thực, trang phục, kiến trúc… Trong số đó yếu tố trang phục truyền thống luôn có ý nghĩa quan trọng khi nó trở thành một niềm tự hào, trở thành một biểu tượng không thể thiếu của đất nước mặt trời mọc. Cùng với thăng trầm của lịch sử thì trang phục truyền thống của người Nhật – Kimono đã đứng vững cùng thời gian để trở thành quốc phục của Nhật Bản, thể hiện văn hóa của cả một quốc gia. Kimono mang ý nghĩa khá đặc biệt bởi nó là đối tượng tạo tính thống nhất về văn hóa Nhật Bản, nó là nhịp cầu duy hợp các sắc thái trong văn hóa vì Kimono không theo kích cỡ cụ thể vậy nên nó xóa bỏ mọi khác biệt về hình thể, về đẳng cấp..để hướng tới sự bình đẳng, ngoài ra nó còn thể hiện cách sống đặc trưng của người Nhật – tỉ mỉ, thể hiện năng khiếu thẩm mỹ… Kimono không đơn thuần chỉ là trang phục truyền thống mà còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật. Qua quá trình lịch sử giao lưu tiếp biến bạn bè thế giới biết đến Kimono – nét dặc trưng riêng của đất nước Nhật Bản. Trong quá trình đó yếu tố truyền thống của nó luôn được lưu giữ, phát triển, song không phải bất biến bởi đó là quy luật khách quan. Điều kiện kinh tế, chính trịxã hội, giao lưu văn hóa, phát triển khoa họckỹ thuật và nhận thức của con người đã dẫn đến những biến đổi theo dòng lịch sử. Vì vậy từ xuất phát ban đầu chỉ mang nghĩa là quần áo qua thời gian người Nhật bắt đầu quan tâm đến việc cải biến, phối hợp những bộ Kimono và họ đã phát triển một độ nhạy cao hơn cho màu sắc. Điển hình, sự kết hợp màu sắc thể hiện màu theo mùa, từng dịp mặc thheo loại Kimono nào hoặc địa vị chính trị của người mặc. Với sự quan tâm tìm hiểu nhiều nền văn hóa đặc sắc khác nhau trên Thế giới đặc biệt là nền văn hóa Nhật Bản với đại diện là Kimono – nét đẹp trong trang phục truyền thống của xứ sở Phù Tang và các nhu cầu thực tiễn trên đề tài này đã được chọn làm bài tiểu luận kết thúc môn học văn hóa phương Đông của người viết. Tuy nhiên, với sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu xót. Kính mong sự nhận xét, giúp đỡ, bổ sung của quý thầy cô và bạn đọc.
Trang 1MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa đặc sắc tạo dấu ấn riêng cho quốc gia dân tộc đó Ở Nhật Bản, văn hóa với bản sắc riêng rất đậm nét có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển, điều đó được biểu hiện rất rõ qua ẩm thực, trang phục, kiến trúc… Trong số đó yếu tố trang phục truyền thống luôn có ý nghĩa quan trọng khi nó trở thành một niềm tự hào, trở thành một biểu tượng không thể thiếu của đất nước mặt trời mọc Cùng với thăng trầm của lịch sử thì trang phục truyền thống của người Nhật – Kimono đã đứng vững cùng thời gian để trở thành quốc phục của Nhật Bản, thể hiện văn hóa của cả một quốc gia.
Kimono mang ý nghĩa khá đặc biệt bởi nó là đối tượng tạo tính thống nhất về văn hóa Nhật Bản, nó là nhịp cầu duy hợp các sắc thái trong văn hóa vì Kimono không theo kích cỡ cụ thể vậy nên nó xóa bỏ mọi khác biệt về hình thể, về đẳng cấp để hướng tới sự bình đẳng, ngoài ra nó còn thể hiện cách sống đặc trưng của người Nhật – tỉ mỉ, thể hiện năng khiếu thẩm mỹ… Kimono không đơn thuần chỉ là trang phục truyền thống mà còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật.
Qua quá trình lịch sử giao lưu tiếp biến bạn bè thế giới biết đến Kimono – nét dặc trưng riêng của đất nước Nhật Bản Trong quá trình đó yếu tố truyền thống của nó luôn được lưu giữ, phát triển, song không phải bất biến bởi đó là quy luật khách quan Điều kiện kinh tế, chính trị-xã hội, giao lưu văn hóa, phát triển khoa học-kỹ thuật và nhận thức của con người
đã dẫn đến những biến đổi theo dòng lịch sử Vì vậy từ xuất phát ban đầu chỉ mang nghĩa là quần áo qua thời gian người Nhật bắt đầu quan tâm đến việc cải biến, phối hợp những bộ Kimono và họ đã phát triển một độ nhạy cao
Trang 2hơn cho màu sắc Điển hình, sự kết hợp màu sắc thể hiện màu theo mùa, từng dịp mặc thheo loại Kimono nào hoặc địa vị chính trị của người mặc.
Với sự quan tâm tìm hiểu nhiều nền văn hóa đặc sắc khác nhau trên Thế giới đặc biệt là nền văn hóa Nhật Bản với đại diện là Kimono – nét đẹp trong trang phục truyền thống của xứ sở Phù Tang và các nhu cầu thực tiễn trên đề tài này đã được chọn làm bài tiểu luận kết thúc môn học văn hóa phương Đông của người viết Tuy nhiên, với sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu xót.
Kính mong sự nhận xét, giúp đỡ, bổ sung của quý thầy cô và bạn đọc.!
2 Tình hình nghiên cứu
Nhằm nâng cao sự giao lưu văn hóa cũng như quá trình tìm hiểu văn hóa được sâu rộng hơn từ đất nước Nhật Bản, đặc biệt là những yếu tố văn hóa truyền thống thì không ít các chuyên gia, những nhà nghiên cứu, nhiều dịch giả đã bàn luận về vấn đề này:
Những công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách như:
- Cuốn “Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản – Kiến thức văn hóa” của Nguyễn
Trường Tân (Nxb Văn hóa - thông tin)
- Cuốn “Đại cương văn hóa phương Đông” của Lương Duy Thứ (Nxb
Giáo dục)
- Cuốn “Phong tục Thế giới – tập phong tục, trang phục các quốc gia” do
Thanh Liêm biên soạn (Nxb Văn hóa - thông tin)
Bên cạnh những cuốn sách trên còn có những hội thảo khoa học, những bài phát biểu, những chính sách bảo tồn phát triển của các cơ quan liên quan đến vấn đề văn hóa trang phục truyền thống hay thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng khác như: truyền hình, báo chí, internet…
Ngoài ra cũng có không ít công trình nghiên cứu những luận văn, tiểu luận khác cũng bàn luận về vấn đề này.
3 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Trang 3Trang phục truyền thống Nhật Bản với lịch sử hình thành và phát triển của nó, sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa của họ.
3.2 Phạm vi
Phạm vi nghiên cứu là nét đặc trưng của trang phục truyền thống Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa.
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh …để giải quyết vấn đề của đề tài.
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì mọi quốc gia đều có những thời cơ nhất định nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những thách thức, một trong số đó là sự hòa tan, đồng hóa văn hóa Nó có thể làm biến đổi những giá trị truyền thống và những nếp sống văn hóa cũng diễn ra ngày một phức tạp Vì thế mà những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia có khả năng sẽ bị mai một, điển hình như trang phục truyền thống Vậy nên Nhật Bản khá quan tâm đến vấn đề nay.
Trong bối cảnh đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải có sự nhìn nhận đúng đắn, kịp thời để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy giá trị tốt đẹp của trang phục truyền thống, cũng như tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại, ở Nhật họ đưa ra những chích sách bảo tồn khá hay mà một số nước châu Á có thể học hỏi Đây cũng là mục đích mà đề tài nghiên cứu hướng đến trong quá trình thực hiện.
4.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên đề tài có nhiệm vụ:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về trang phục Kimono, chính sách bảo tồn phát triển trang phục truyền thống của Nhật này.
Trang 4- Phân tích những yếu tố tạo nên một bộ Kimono hoàn chỉnh, cùng với những đặc trưng của nó để từ đó có thể so sánh, giao lưu với trang phục ở Việt Nam.
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Tổng hợp những kiến thức lý luận cơ bản về văn hóa, về trang phục, về trang phục truyền thống, mối quan hệ giữa văn hóa và trang phục để góp phần nhấn mạnh sự hiểu biết về vấn đề.
Từ ý nghĩa đó nhằm đưa ra những chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống ở Nhật Bản, góp phần tạo nên cốt cách dân tộc, tinh hoa văn hóa tốt đẹp.
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, tiểu luận gồm có 3 chương:
- Chương I : Một số vấn đè lý luận về văn hóa trang phục truyền thống và lịch sử của Kimono.
- Chương II : Các yếu tố tạo nên một bộ Kimono hoàn chỉnh và những đặc trưng thú vị của Kimono.
- Chương III : Chính sách bảo tồn, phát triển trang phục truyền thống ở Nhật Bản, kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Trang 5CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
VÀ LỊCH SỬ CỦA KIMONO1.1Một số khái niệm về văn hóa truyền thống
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến hoạt động của con người, chính vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa Trên Thế giới có đến hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Thuật ngữ văn hóa xuất hiện trong ngôn ngữ nhân loại từ rất sớm Ngay từ thời La Mã cổ đại trong tiếng Latinh đã xuất hiện từ “văn hóa” (cultura) Từ “văn hóa” lúc đầu có nghĩa là vỡ đất, cày cấy, vun trồng trong nông nghiệp, sau chuyển nghĩa sang vun trồng trí tuệ, vun trồng tinh thần, giáo dục con người.
Theo định nghĩa của từ Hán – Việt “văn hóa” có nghĩa là “văn trị giáo hóa”, tức là phải giáo dục cảm hóa con người để có thể quản lý, điều hành xã hội bằng “văn” Thông qua nhân nghĩa, nhân văn, coi trọng giáo dục để bình ổn xã hội Văn hóa trong từ nguyên của cả phương Tây và phương Đông đều có chung một nghĩa là giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Trong từ điển triết học định nghĩa “văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội – lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội.” Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối bởi vì trong văn hóa vật chất vẫn có văn hóa tinh thần và ngược lại.
Chúng ta cũng có thể hiểu “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo phát triển (ở đó con người vừa là chủ thể vừa
Trang 6là khách thể của văn hóa) nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống và thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng đó trên nền tảng khoan dung văn hóa.
Có rất nhiều ý kiến và định nghĩa về văn hóa, trong đó đáng chú ý là ý kiến của tổ chức UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy hình thành hệ thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những đặc tính riêng của mỗi dân tộc.”
Như vậy, từ những phân tích trên chúng ta có thể nhất trí với khái niệm: “ Văn hóa là tổng thể hệ thống những giá trị, những chuẩn mực, những thói quen, những khả năng, những hoạt động có ý thức, mang tính chất xã hội và sáng tạo trong thực tiễn của con người Những giá trị đó được cộng đồng chấp nhận và vận hành trong đời sống xã hội, được xã hội giữ gìn và trao truyền cho thế hệ sau Nó thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng đó.”
1.1.2 Khái niệm văn hóa truyền thống
- Truyền thống:
Có rất nhiều cách nhìn nhận về truyền thống nhưng theo góc nhìn văn hóa học truyền thống (traditio) là sự lưu truyền, giao lại cái gì đó cho người khác Là sự lưu truyền những sự kiện lịch sử, những thuyết tôn giáo, những truyền thuyết từ thế hệ này sang thế hệ nọ bằng con đường truyền khẩu hay làm mẫu và không có bằng cớ chính thức thành văn.
- Văn hóa truyền thống:
Có nhiều định nghĩa về văn hóa truyền thống Theo giáo sư Trần Văn Giàu: “Gía trị truyền thống được hiểu là những cái tốt, bởi những cái tốt mới được gọi là giá trị Thậm chí không phải cái tốt nào cũng được coi là giá trị; mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định, đánh giá và dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa.”
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những
Trang 7khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và được cố định hóa dưới dạng phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…”
Một khái niệm khác “Nền văn hóa được truyền lại gọi là văn hóa truyền thống Như vậy nó phản ánh được những thành tựu con người tích tập được trong quá trình tìm hiểu, thực hiện và truyền bá ý nghĩa sâu lắng nhất của cuộc sống Đó chính là truyền thống theo nghĩa hài hòa của nó như là một hiện thân của trí tuệ”
Như vậy có thể khái quát văn hóa truyền thống bằng những tính chất cơ
Trang phục (y phục) là những đồ để mặc như quần, áo, váy để đội như mũ, khăn để đi như giầy, dép, ủng Ngoài ra trang phục có thể thêm thắt lưng, găng tay, đồ trang sức…Chức năng của trang phục là để bảo vệ thân thể, khiếu thẩm mỹ, làm đẹp cho con người.
- Trang phục truyền thống:
Trang phục truyền thống là quần áo đặc trưng riêng của một quốc gia, một dân tộc, một địa phương hay có quan hệ gần gũi với các vùng địa lý
hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử nào đó.
1.2 Lịch sử hình thành của Kimono
Mọi người hầu hết đều biết Kimono là trang phục truyền thống của Nhật Bản, nhưng mấy ai biết rằng trang phục này bắt nguồn từ Trung Quốc từ những năm 300 Mãi đến khoảng những năm 794 trở đi trang phục này mới chính thức trở thành trang phục riêng của xứ sở hoa anh đào với tên gọi là Kimono Vậy gốc gác lịch sử của những bộ Kimono độc đáo, ấn tượng qua
Trang 8các thời kỳ lịch sử ra sao, trải qua nhiều biến cố lịch sử trang phục này đã thay đổi để tạo nên sự đa dạng, đọc đáo riêng của nó như thế nào?.
Ban đầu, Kimono chỉ là danh từ chung chỉ quần áo của người Nhật Cùng với thăng trầm của lịch sử, tên gọi Kimono đã trở thành cái tên quen thuộc và nổi tiếng toàn Thế giới khi nói về trang phục người Nhật.
Hãy cùng quay ngược lại dòng thời gian để tìm hiểu về trang phục đầy sức hút này.
- Thời kỳ ở triều đại Nara (710 – 794):
Người Nhật thường mặc một bộ gồm phần trên và phần dưới (quần hoặc váy) tách rời hoặc một bộ quần áo liền Nhưng vào triều đại Heian (794 – 1192) một công nghệ làm Kimono mới đã được phát triển Được biết đến như là phương pháp straight-line-cut (cắt đường thẳng), nó yêu cầu cắt các mảnh vải theo đường thẳng và khâu chúng lại với nhau Với công nghệ này, người làm Kimono không phải lo lắng về hình dáng của cơ thể người mặc Những bộ cắt may theo công nghệ này đem lại rất nhiều lợi thế: Rất dễ gấp và phù hợp với mọi thời thiết, chúng còn được mặc ở bên trong để tạo sự ấm áp trong mùa đông Kimono được làm từ những loại vải lanh mát rất thích hợp cho mùa hè Những lợi thế này giúp Kimono trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Nhật.
- Thời kỳ Kamakura (1192 – 1338):
Khi tầng lớp võ sĩ đạo lên nắm quyền ở Nhật thời kỳ này và Muromachi (1338-1573), họ đã đưa Kimono từ vị trí lễ phục trở thành trang phục thường ngày Cả nam lẫn nữ đều mặc đều mặc những bộ Kimono đầy màu sắc Các chiến binh mặc những màu sắc tượng trưng cho thủ lĩnh của họ và đôi khi chiến trường sặc sỡ như một buổi trình diễn thời trang.
- Thời kỳ ở triều đại Edo (1603 – 1868):
Tộc chiến binh Tokugawa thống trị khắp Nhật Bản, đất nước bị chia cắt thành các vùng đất phong kiến được các lãnh chúa thống trị Các samurai của mỗi vùng đất được nhận biết nhờ màu sắc và kiểu mẫu của đồng phục Chúng
Trang 9gồm có 3 phần: kimono, bộ y phục không tay mặc ngoài kimono (kamishimo) và quần giống váy xẻ (hakama) Kamishimo làm bằng vải lanh, được hồ cứng để làm nổi bật phần vai Do làm nhiều y phục samurai nên tay nghề các nghệ nhân Kimono càng ngày càng cao và biến Kimono dần trở thành một hình thức nghệ thuật Kimono trở nên có giá trị hơn và các bậc cha mẹ truyền lại cho con cái họ như một vật gia truyền Một biến đổi đáng kể đối với Kimono thời kỳ này đó là ống tay áo được may gọn lại và sự ra đời của Obi (một khăn rộng thắt ngang bụng), nhằm làm cho trang phục phù hợp hơn với các hoạt động của phụ nữ Nhật.
- Thời kỳ triều đại Meiji (1868 – 1912):
Ở thời kỳ này Nhật Bản bị ảnh hưởng mạnh từ văn hóa nước ngoài Chính phủ khuyến khích người dân chấp nhận trang phục và tập quán phương Tây Nhân viên chính phủ và quân đội bị bắt buộc phải mặc trang phục phương Tây cho các sự kiện quan trọng của chính quyền (luật này không còn hiệu lực) Đối với công dân bình thường, khi mặc Kimono đến các sự kiện sang trọng, Kimono phải được gắn thêm huy hiệu gia tộc để nhận biết gia tộc người mặc Ở thời kỳ này phụ nữ Nhật cũng bắt đầu ra ngoài làm việc không đơn thuần chỉ ở nhà làm nội trợ nữa, vì thế trang phục của họ cũng nhẹ nhàng hơn để thuận tiện cho công việc.
- Thời kỳ Showa (1926 – 1989):
Từ thời kỳ này thiết kế của Kimono cũng trở nên ít phức tạp hơn Sau thế chiến thứ II khi nền kinh tế Nhật dần được khôi phục thì Kimono bắt đầu được ưa chuộng và được làm ra với số lượng lớn, và vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng ban đầu.
- Kimono thời nay:
Xã hội hiện nay, trang phục được đơn giản hóa đi rất nhiều Chính vì vậy Kimono không còn là trang phục thường ngày nữa mà đã trở thành bộ lễ phục truyền thống chỉ mặc trong những dịp quan trọng như đám cưới, tiệc trà, hay những sự kiện đặc biệt khác như lễ hội mùa hè Kimono ngày nay đã
Trang 10được đơn giản hóa đi rất nhiều nhưng không làm mất đi nét truyền thống vốn có của chúng.
Như vậy, có thể nói Kimono đã sống cùng với đất nước Nhật Bản trong suốt hơn 1000 năm qua Từ lúc hình thành sơ khai cho đến dần hoàn thiện và tồn tại cho tới ngày nay trở thành quốc phục của một quốc gia được người dân tự hào, được bạn bè thế giới biết đến và tìm hiểu.
Trang 11CHƯƠNG II:CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN MỘT BỘ KIMONO HOÀN CHỈNH VÀ NHỮNG
ĐẶC TRƯNG THÚ VỊ CỦA KIMONO2.1 Các yếu tố tạo nên một bộ Kimono hoàn chỉnh
2.1.1 Cách may và sản xuất
Chất liệu làm nên một bộ Kimono cũng tương đối phong phú và biến đổi dần theo thời gian Trước đây Kimono truyền thống được may chủ yếu bằng loại vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như bông, lụa, lanh…nhưng còn khá thô sơ, riêng Kimono mùa hè (yukata) được làm bằng vải cotton Kimono hiện đại vẫn dựa trên nền chất liệu cũ tuy nhiên được cách tân ở dáng điệu cho trẻ trung, màu sắc cho sinh động, tươi mới.
Cách may Kimono nữ khá đơn giản với một phương pháp duy nhất: - Một miếng vải dài 12-13cm và rộng 36-40cm được cắt làm 8 mảnh (5 mảnh đối với Kimono nam) Những mảnh này sau đó được khâu thủ công lại với nhau để tạo ra hình dáng cơ bản cho Kimono Mọi đường may đều dựa trên đường thẳng, tất cả các mảnh vải đều được dùng không có phần nào bị bỏ đi Vì vậy trước khi may họ cần xác định vị trí của đường chỉ may bằng các nếp gấp dài và góc cạnh Ngoài ra, người thợ rất chú ý đến việc thể hiện vẻ đẹp hài hòa của hoa văn trên từng mảnh vải khi phối hợp chúng lại Một chiếc áo Kimono hoàn chỉnh là cả một quá trình lao động thủ công của nhiều người Thông thường loại vải được dùng là lụa yukata (trang phục mùa hè) làm bằng vải cotton Công dụng của việc may bằng 8 mảnh vải làm cho việc tách Kimono để thay thế, sửa chữa nếu bị cũ, bạc màu, vải bị hỏng…dễ dàng
- Kimono có màu được dựa trên 2 cách:
Vải dệt từ các sợi chỉ có màu sắc khác nhau hoặc vải được nhuộm màu Điển hình là Oshima-tsumugi, nó được sản xuất trên đảo Amami-Oshima ở phía nam Kyushu, đây là loại vải khỏe và bóng Ngoài ra, còn phải
Trang 12kể đến Yuki-tsumugi sản xuất tại thành phố Yuki, quận Irabaki, nó bền đến mức có thể tồn tại 300 năm.
Việc nhuộm Kimono bắt đầu với vải dệt trắng mà sau đó được vẽ hoa hay thêu họa tiết lên đó, kỹ thuật này sản xuất những loại vải đầy màu sắc Điển hình như Kyo-yuzen được làm ra tại thủ phủ cũ Kyoto và được nhận biết dựa vào sự tỉ mỉ và màu sắc phóng khoáng Ví dụ khác nữa là Kaga-yuzen được sản xuất tại thành phố Kanazawa, nó được nhận biết bởi những hình
ảnh thiên nhiên thực tế Lợi thế của vải dệt bằng chỉ màu là nó có màu đều 2 mặt nên nếu mặt trước của vải bị bạc màu có thể lật sang mặt kia để dùng Còn khi dùng loại vải nhuộm nếu màu bị phai có thể dễ dàng nhuộm màu mới.
2.1.2 Các phụ kiện mặc kèm theo Kimono
Việc mặc Kimono rất mất thời gian và hầu như một người không thể tự mặc bởi trang phục này có khá nhiều phụ kiện kèm theo:
- Thắt lưng (Obi):
Một phụ kiện không thể thiếu để nhận diện Kimono, cũng là niềm tự
hào của nghệ nhân trong ngành mặc mặc trang phục truyền thống Nhật bản, nó được làm bằng lụa và rất đắt tiền, nó còn mang tính ngầm biểu
hiện thành phần xã hội Có hơn 300 kiểu Obi khác nhau nhưng có 2 kiểu phổ biến nhất: kiểu “Taiko” giống như hình trụ đai ngang của cái trống đây là kiểu truyền thống nhất thường sử dụng cho phụ nữ đã có gia đình, và kiểu “Fukura suzume” giống như hình con chim sẻ thường sử dụng cho các phụ nữ chưa kết hôn Một cái Obi dành cho kimono phụ nữ thường có chiều dài khoảng 4,2m và chiều rộng khoảng 30cm Obi được quấn 2 vòng quanh thắt lưng và thắt ở phía sau lưng, Obi có tới hơn 100 cách buộc khác nhau Các phị kiện kèm theo Obi:
+ Koshi-himo là vòng dây đầu tiên quấn quanh thắt lưng Nó được làm từ những sợi tơ nhuộm màu rồi bện lại như dây thừng.
Trang 13+ Date-jime là sợi dây thứ hai buộc quanh áo Kimono, phủ lên trên sợi dây koshihimo
+ Obijime là sợi dây thừng buộc phía trên bề mặt của Obi, nó có nhiều màu sắc khác nhau và màu được chọn thường làm nổi bật chiếc Obi.
+ Chocho: Nơ bướm Chocho là chiếc nơ được gắn ở đằng sau Obi, nhìn thì nó có cấu tạo phức tạp nhưng thực ra rất dễ mang Chocho gồm 2 phần bản rộng và phần nơ Phần bản rộng có chiều dài 5 feet, chiều rộng 6 inch, nó được quấn hai vòng quanh thắt lưng rồi được nhét vào phía trong Phần nơ có một cái móc gắn để gắn vào Obi
Kaku và Heko bi dành cho Kimono của nam Kaku là obi dành cho các bộ Kimono nam thông thường, được may bằng vải cotton cứng, có chiều dài 3,5 inch, rộng khoảng 9cm Heko là Obi làm từ các chất liệu mềm hơn và thường sử dụng vải lụa nhuộm Nó được dành cho các bộ Yutaka.
- Taiko-musubi: Một dạng thắt lưng khác được phát minh từ thời Edo
cũng được sử dụng như Obi và rất được ưa chuộng.
- Dây cài lưng: Vào thời đại Meiji người Nhật chế tạo ra 1 vật gọi là dây
cài lưng (obi-jime và obi-age)
Việc sử dụng những dây cài này với nhiều loại kiểu dáng và màu sắc khác nhau đã trở thành một cách để chứng tỏ gu thời trang của người Nhật.
- Trâm cài đầu: Vật này dành riêng cho phụ nữ Thời xưa mỗi khi
mặc áo Kimono phụ nữ Nhật thường tô điểm cho mái tóc của mình bằng những chiếc trâm này Ngày nay bạn có thể thay thế chiếc trâm bằng nơ, dây buộc tóc…
- Guốc gỗ: Guốc gỗ được sử dụng rất phổ biến tại Nhật cách đây
một thế kỷ, guốc của đàn ông thường to, có góc cạnh và thấp, guốc của phụ nữ thì ngược lại, tức là nhỏ nhắn và tròn Thời xưa, người Nhật không đóng guốc mà họ “đẽo” guốc tức là họ sử dụng những khúc gỗ to để gọt đẽo thành guốc mộc.
Trang 14Những vật dụng cần thiết khác dùng với Kimono gồm Han’eri và Tabi (tất xỏ ngón đi với dép zori) Những vật dụng này có màu trắng hoàn toàn để
tôn lên màu sắc của Kimono Phụ nữ mặc kimono thường cầm theo cây dù trúc truyền thống.
2.1.3 Chi phí
Ngày nay dù Kimono không còn là trang phục mặc hàng ngày của người Nhật Nhưng có một điều chắc chắn là hầu hết ai đã là con dân quốc gia này thì họ đều có ít nhất một bộ Kimono cho riêng mình.
Một bộ Kimono của phụ nữ có thể dễ dàng vượt qua 10.000 USD Một bộ Kimono hoàn chỉnh bao gồm Kimono, áo lót, thắt lưng Obi, các loại dây cột, tất, guốc gỗ tabi và các phị kiện khác có thể vượt quá 20.000 USD, riêng giá của một chiếc Obi có thể lên tới vài ngàn USD Tuy nhiên hầu hết những bộ Kimono thuộc sở hữu của người có sở thích mặc Kimono hoặc những người hành nghề nghệ thuật truyền thống đều ít tốn kém hơn Một số người tự làm Kimono và áo lót theo tiêu chuẩn may nhất định có sẵn hoặc bằng cách tái sử dụng nững bộ Kimono cũ Các loại vải sợi rẻ hơn và vải bằng máy có thể thay thế cho loại lụa dệt và nhuộm thủ công truyền thống.
Loại hình kinh doanh hàng Kimono cũ cũng phát triển mạnh ở Nhật Những bộ này ít tốn kém hơn chỉ khoảng 6 USD, Tuy nhiên các loại Obi dành cho phụ nữ vẫn là thứ đắt đỏ nhất, tuy rằng những chiếc Obi với họa tiết đơn giản hoặc không có họa tiết chỉ tốn 18 USD, nhưng một chiếc Obi có hoa văn đã qua sử dụng cũng có thể lên đến hàng trăm USD vì để làm ra chúng cần những thợ thủ công giàu kinh nghiệm, bởi tạo ra chiếc Obi là một kỳ công và khi buộc nó trên Kimono cũng công phu không kém.
Obi dành cho nam giới ngay cả những chiếc làm từ lụa đều có xu hướng rẻ hơn, bởi vì chúng có chiều ngang hẹp hơn, ngắn hơn, và ít họa tiết hơn của phụ nữ.
Như vậy, có thể nói Kimono đã sống cùng với đất nước Nhật Bản trong suốt hơn 1000 năm qua Từ lúc hình thành sơ khai cho đến dần hoàn thiện và