1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý phổ thông 2017 Hiệu trưởng chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ trường THPT Nguyễn Du huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum năm học 2016 2017

25 1,7K 50

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 316,5 KB

Nội dung

Đó là chủ trương đúng đắn của Đảng nhằm khắc phục những hạn chế yếukém, giúp giáo dục nước nhà hoàn thành tốt hơn bổn phận và sứ mạng củangành.Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nh

Trang 1

2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KTNBỘ TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

2.1 Khái quát đặc điểm trường THPT Nguyễn Du 62.2 Thực trạng về công tác KTNB của trường THPT Nguyễn Du 10

2.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để tổ chức thực hiện côngtác KTNB tại trường THPT Nguyễn Du 12

2.4 Kinh nghiệm về công tác KTNB tại trường THPT Nguyễn Du 16

3 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC KTNB TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU NĂM HỌC 2016-2017

4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận 184.2 Kiến nghị 19

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

tế Đó là chủ trương đúng đắn của Đảng nhằm khắc phục những hạn chế yếukém, giúp giáo dục nước nhà hoàn thành tốt hơn bổn phận và sứ mạng củangành.

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực GDĐT,Quốc hội, Chính phủ, Bộ GDĐT đã ban hành Luật và các văn QPPL như: LuậtGiáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dụcngày 25/11/2009; Thông tư 12/2011/TT BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GDĐTBan hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trườngphổ thông có nhiều cấp học; Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011của Bộ GDĐT ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinhTHPT; Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ GDĐThướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học Hiệu trưởng muốn quản lý, chỉđạo, điều hành các bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, yêu cầu hiệutrưởng phải nắm bắt, nghiên cứu các nội dung được quy định tại các văn bản quyphạm pháp luật nêu trên

Tại Khoản 2 Điều 2 của Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáodục của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ GDĐT, có ghi: "Thực hiện công khai của các

cơ sở giáo dục nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính

tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong quản lý nguồn lực vàđảm bảo chất lượng giáo dục" Công khai trong giáo dục là cần thiết để phát huysức mạnh, trí tuệ tập thể, sớm phát hiện và ngăn ngừa những sai phạm, giúp Hiệutrưởng thực thi tốt hơn các quy định của pháp luật

Trang 3

Công tác kiểm tra nội bộ (KTNB) trường học được luôn được các cấp cácngành nhất là cơ quan chủ quản quan tâm chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiệntheo thẩm quyền quy định Tại Công văn số 1080/SGDĐT-TTr, ngày 07/9/2016của Sở GD ĐT Kon Tum về việc hướng dẫn công tác KTNB trường học nămhọc 2016-2017 Trong đó Sở GDĐT quán triệt và nhấn mạnh đến mục đích củacông tác KTNB trường học: "Nhà trường tiếp tục đổi mới công tác KTNBtrường học nhằm đạt được mục đích là kiểm tra để đánh giá, tư vấn, thúc đẩy cáchoạt động giáo dục, các điều kiện dạy học trong phạm vi nội bộ nhà trường; đánhgiá việc thực hiện nhiệm vụ và chấp hành pháp luật của cá nhân, bộ phận trongnhà trường Qua đó, kiến nghị các biện pháp phát huy ưu điểm, động viên,khuyến khích và nhân rộng cái tốt đồng thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm và kịpthời khắc phục những khuyết điểm (nếu có) nhằm mục đích hoàn thiện và pháttriển nhà trường, giáo viên và học sinh của trường".

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác KTNB trường học dựatrên nhiều yếu tố là người kiểm tra có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, cóphẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, có kinh nghiệm giáo dục Tuy nhiên cũng cầnphải hiểu biết về pháp luật đặc biệt nắm bắt những vấn đề cốt lõi của hệ thốngcác văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ được giao vừa đảmbảo tính nhân văn vừa đảm bảo tính pháp lý

1.2 Lý do lý luận

Cuộc sống luôn tồn tại các mặt đối lập và các mối quan hệ ràng buộc,tương trợ lẫn nhau Có cá nhân ắt phải có tập thể; một tập thể được hình thànhnên từ quyết định của cơ quan có thẩm quyền buộc phải có người đứng đầu đểlãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao theo đúng quyđịnh của pháp luật Người đứng đầu nắm bắt tốt mọi chủ trương, đường lối, cácvăn bản chỉ đạo cũng như luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm và biết linh hoạttrong công việc, kết quả các công việc được giao sẽ trở nên tốt đẹp, tích cực hơn

Hiện nay, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và ngànhgiáo dục đang ra sức thực hiện các nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo Hơn bao giờ hết XH lại đặc biệt quan tâm người thầy bởiđây chính là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu giáodục mà Đảng và Nhà nước đã giao phó Tân Bộ trưởng Bộ GDĐT- Phùng XuânNhạ trong một lần trả lời phỏng vấn cơ quan thông tấn báo chí cũng đã nhấnmạnh đến yếu tố con người, vai trò và trách nhiệm người thầy nhất là vai trò củangười quản lý trong hoạt động đổi mới giáo dục Quan tâm, bồi dưỡng đội ngũngười quản lý trong nhà trường phổ thông đang được triển khai mạnh mẽ, đồng

bộ và quyết liệt đó là điều kiện giúp giáo dục nước nhà phát triển

Điều 2, Luật Thanh tra (2010), ghi: "Mục đích của hoạt động thanh tranhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghịvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát

Trang 4

hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thựchiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng caohiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân" (trang 7, Hệ thống vănbản QPPL về công tác thanh tra trong lĩnh vực giáo dục) Hoạt động thanh tra,kiểm tra là để tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao; khôngthông qua hoạt động này để thực hiện mưu đồ cá nhân như tư thù, vụ lợi hoặclàm phương hại đến danh dự, uy tín và đạo đức của nhà giáo.

Sự nghiệp giáo dục của nước nhà muốn thành công phải huy động công

sức, trí tuệ của các bậc nhân sĩ, trí thức và toàn xã hội; mọi hoạt động giáo dụcphải được thực hiện một cách nhịp nhàng, đồng bộ Trong quản lý giáo dục, nhất

là quản lý tại cơ sở, để đánh giá chính xác kết quả của hoạt động giáo dục khôngthể bỏ qua công tác tự kiểm tra, tự đánh giá chất lượng của cơ sở giáo dục Do

đó công tác KTNB là việc quan trọng yêu cầu mỗi một hiệu trưởng của bất kỳloại hình giáo dục công hay tư đều phải tổ chức thực hiện trên tinh thần tự đánhgiá một cách trung thực, khách quan Người Hiệu trưởng có năng lực quản lý làngười biết cách tiến hành kiểm tra và biến quá trình kiểm tra thành quá trình tựkiểm tra của tất cả các bộ phận trong nhà trường

Vậy KTNB được hiểu như thế nào? Là hoạt động nghiệp vụ quản lý của

hiệu trưởng Đây là xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, các điều kiệndạy-học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sựnghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên vàhọc sinh nói riêng (trang 341, tài liệu Bồi dưỡng CBQL trường phổ thông tập 1tp.HCM 2013)

KTNB trường học, về thực chất gồm hai hoạt động: Hiệu trưởng trườngTHPT tiến hành kiểm tra hoạt động chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viêntheo hướng dẫn của Bộ và Sở GDĐT; kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động,việc sử dụng phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường Tựkiểm tra các hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong trường; kiểm tra tự đánhgiá chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý trường học

Công tác KTNB vừa là tiền đề vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện cácmục tiêu giáo dục Thực tiễn giáo dục nhận thấy, nếu kiểm tra đánh giá chínhxác, chân thực, trung thực, khách quan sẽ giúp hiệu trưởng có thông tin chínhxác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu

tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốnnắn có hiệu quả Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡcác đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn (trang 341, tài liệu Bồidưỡng CBQL trường phổ thông tập 1 tp.HCM 2013)

1.3 Lý do thực tiễn

Công tác quản lý nói chung, giáo dục nói riêng đang ngày một có nhữngthay đổi để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội Công tác thanh tra, kiểm tra

Trang 5

đã có sự chuyển đổi từ thanh tra toàn diện nhà trường theo thông tư số43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ GDĐT hướng dẫn thanh tra toàndiện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáosang thanh tra chuyên ngành, thanh tra hành chính trong đó có trách nhiệm củangười của người quản lý

Trước sự thay đổi theo quy định của Luật thanh tra 2010, Bộ GDĐT banhành các công văn hướng dẫn về công tác thanh tra trong các cơ sở giáo dục theonăm học; Sở GDĐT hướng dẫn công tác thanh tra, KTNB trường học để các đơn

vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định Sự đổi mới về công tác thanhtra trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt ra vai trò và trách nhiệm lớn lao đốivới người hiệu trưởng Tự kiểm tra, đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọngtâm trong công tác của người quản lý Đánh giá trung thực, khách quan, giúp chongười quản lý đề ra các giải pháp trong chỉ đạo, điều hành các bộ phận có liênquan để nâng chất lượng giáo dục nhà trường Chặt chẽ trong công tác chỉ đạo,quản lý, điều hành là yếu tố quan trọng góp phần làm hạn chế những khiếmkhuyết, sai sót, yếu kém có thể xảy ra

Căn cứ các văn bản pháp lý của cấp trên, hiệu trưởng xây dựng kế hoạchKTNB trường học để thực hiện các nhiệm vụ đúng chức trách, nhiệm vụ và thẩmquyền theo quy định của pháp luật Tuy nhiên trong quá trình triển khai kế hoạchvẫn còn có những vướng mắc, hiệu quả công tác KTNB trường học vẫn cònnhững hạn chế nhất định Xuất phát từ tính chất, vai trò quan trọng trong công

tác quản lý cũng như từ thực tiễn tại đơn vị công tác, tôi chọn đề tài "Hiệu

trưởng chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ trường THPT Nguyễn Du, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, năm học 2016-2017 " để làm đề tài viết tiểu luận cuối

khóa học lớp CBQLGDPT năm 2016

Mục đích của việc nghiên cứu tiểu luận giúp bản thân có thời gian tìmhiểu sâu hơn các văn bản pháp lý về công tác thanh tra, kiểm tra đồng thời cóđiều kiện để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ được giao phó

2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KTNB TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

2.1 Khái quát đặc điểm trường THPT Nguyễn Du

2.1.1 Giới thiệu chung

Trường THPT Nguyễn Du được thành lập theo Quyết định số

331/QĐ-CT, ngày 28/5/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Trường đóng chân trênđịa bàn thôn 11- xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum Có tuyến đường

Hồ Chí Minh đi qua, là nơi tiếp giáp với cửa khẩu quốc tế Bờ Y để kết nối sựphát triển của các vùng kinh tế và thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân.Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Đăk Ui là căn cứ hoạt động, là nơinuôi dưỡng nhiều cán bộ chiến sĩ anh hùng cách mạng; trong thời bình nhân dânhuyện nhà đoàn kết một lòng theo Đảng, phấn đấu xây dựng cuộc sống mới ấm

no, hạnh phúc Với những thành công đạt được trong công cuộc xây dựng và

Trang 6

phát triển kinh tế, huyện Đăk Hà được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao độngtrong thời kỳ đổi mới

Trường THPT Nguyễn Du tuyển sinh trên địa bàn các xã Đăk Ui, ĐăkMar, Đăk Hring, ĐăkPxi, Đăk Long, Đăk Ngọc và thôn 5 xã Diên Bình thuộchuyện Đăk Tô Đây là nơi sinh sống của nhiều thành phần dân tộc như Kinh,Ban na, Xê đăng, Thái, Mường là nơi gặp gỡ, kết tinh văn hóa của các dân tộcanh em Nét đặc sắc về mặt văn hóa của người bản địa là có nhà rông văn hóa, lễhội mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, lễ hội Giọt nước, lễ hội Cồng Chiêng ; hiệnvẫn còn có nhiều nghệ nhân kể chuyện bằng sử thi, tạo nên nét đẹp trong đờisống tinh thần của người dân; đội cồng chiêng làng Kon Gung, Đăk Mút xã ĐăkMar đã nhiều lần tham gia các lễ hội văn hóa cấp quốc gia càng tôn vinh giá trị

và nét đặc sắc của không gian văn hóa Cồng Chiêng từ bao đời người TâyNguyên tạo dựng mới có được Tuy vậy so với mặt bằng chung của cả huyệnĐăk Hà, các xã nêu trên có điều kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn; trình độdân trí thấp nên có nhiều tác động không nhỏ đến việc chuyên cần, duy trì sĩ số

và kết quả học tập của học sinh

Trường được xây dựng theo dự án phát triển trường THPT của Bộ GDĐT,

có 01 dãy nhà 03 tầng với 18 phòng học và 01 dãy nhà 02 tầng, gồm thư viện(1000 đầu sách), máy chiếu projector và các phòng thực hành bộ môn Lý, Hóa,Sinh, Công nghệ Khuôn viên trường lớp rộng rãi thoáng mát (03 ha), có sânchơi, bãi tập thể thao, nhà để xe, máy vi tính kết nối Internet, máy chiếu đa vậtthể, cây xanh phát triển tươi tốt dần đáp ứng các tiêu chí xanh-sạch-đẹp Từ khithành lập đến nay, dẫu còn có nhiều khó khăn như cơ sở vật chất chưa đồng bộ,đội ngũ giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh chưanhiều Nhưng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh luôn ra sức phấnđấu thi đua dạy và học, thường xuyên tổ chức các hoạt động đổi mới phươngpháp dạy học, đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức trong nhà trường;chất lượng giáo dục luôn cải thiện, được UBND tỉnh và Bộ GDĐT tặng Bằngkhen; các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên nhà trường luôn xếp loại vữngmạnh, được cấp trên đánh giá cao Ngoài ra, nhà trường luôn tích cực tham giacác hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động VHVN-TDTT do các cấp tổ chức

1.2 Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

1.2.1 Về cơ cấu tổ chức và chất lượng đội ngũ

Trang 7

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cơ bản có trình độchuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có tinh thần cầu thị, biết lắng nghe, biết họchỏi và tự trau dồi, rèn luyện, phấn đấu học sau đại học để không ngừng nâng caotrình độ chuyên môn; luôn đoàn kết, tâm huyết và có trách nhiệm với nghề vàthực hiện có hiệu quả các công việc được giao.

Hiện nay, số lượng công chức, viên chức và người lao động toàn trường

43 người, gồm có: Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng, 34 giáo viên (01 giáo viênhợp đồng), 06 nhân viên; số giáo viên trên lớp là 2,24 giáo viên/lớp

- Về thâm niên công tác và chất lượng đội ngũ: 05 năm công tác có 11người; 10 năm có 21 người; trên 10 năm có 11 người Trình độ cán bộ, giáo viênđều đạt chuẩn và trên chuẩn: thạc sĩ 11/43, tỉ lệ 25.6%; giáo viên giỏi cấp tỉnh06/34, tỉ lệ 17%; giáo viên giỏi cấp trường 10/28, tỉ lệ 35.7%

- Về tổ chức bộ máy quản lý, đảng, đoàn thể: 01 chi bộ đảng (14 đảng viêntrong đó có 02 dự bị), Ban giám hiệu (03 người), 06 tổ chuyên môn, 01 tổ Vănphòng, Công đoàn cơ sở và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Bảng số liệu về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

1.2.2 Về số lượng và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh

Học sinh của nhà trường không có biến động nhiều qua từng năm học;thành phần gia đình của các em chủ yếu làm nghề nông (trồng cây cao su, caphê, cây sắn, lúa nước, lúa rẫy) Nhiều em nhà xa trường, giao thông đi lại chưathật sự thuận lợi; có em kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ không hòa thuận lànhững nguyên nhân dẫn đến sĩ số học sinh bị thuyên giảm

Các bảng số về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh qua các năm học

Trang 8

502 em, được biên chế thành 14 lớp (khối 10 có 06 lớp, khối 11 có 05 lớp, khối

Bảng số liệu về học sinh năm học 2016-2017

Trang 9

2.2 Thực trạng công tác KTNB của trường THPT Nguyễn Du

Nhà trường luôn chú trọng công tác KTNB để tuyên dương các cá nhân, bộphận thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đồng thời chấn chỉnh những trường hợpcòn hạn chế, khiếm khuyết, nhất là vi phạm về quy chế chuyên môn Mặc dù nhàtrường đã xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể nhưng có khi bị chồngchéo dẫn đến có nội dung không thực hiện được theo kế hoạch đề ra Đề cập đếnthực trạng công tác KTNB trường học, chúng tôi xin nêu những hạn chế, thiếusót của các cá nhân, bộ phận, TCM nhằm đánh giá đúng thực trạng nhà trường.Kết quả các nội dung kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáonhư sau:

- Kiểm tra chuyên đề về hồ sơ Tổ chuyên môn:

+ Tổ Toán - Tin: Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi chưa đảmbảo (thiếu thời gian cụ thể, người thực hiện và số tiết cho các chủ đề không hợplý); kế hoạch phụ đạo của các khối lớp chưa có tên bài cụ thể (ví dụ: tuần 10môn Toán lớp 11, ghi Luyện tập với số lượng 04 tiết/tuần mà không có tên bàn

cụ thể là bất hợp lý, thiếu khoa học); giáo án của các thành viên chưa được đánhgiá rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy, phần hướng dẫn về nhà còn sơ sài, giáo ánchưa thể hiện việc đổi mới dạy học theo phát triển năng lực; một số giáo viên có

số tiết dự giờ còn ít, ghi chép trong sổ dự giờ còn sơ sài

+ Tổ Vật lý - tiếng Anh: Phân phối chương trình chính khóa, kế hoạch dạyhọc phụ đạo- bồi dưỡng chưa được Ban giám hiệu nhà trường ký duyệt; kếhoạch phụ đạo- bồi dưỡng còn chung một chương trình

+ Tổ Hóa-Sinh: Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn chưa chú trọng đúng mứcviệc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triểnnăng lực người học; chưa đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chếtrong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ

+ Tổ Ngữ văn: Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn thể hiện nội dung đánh giácác hoạt động chuyên môn chưa sâu; chưa chú trọng đến việc đổi mới sinh hoạt

tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; chưa có các minh chứng kèmtheo hội thảo chuyên đề

+ Tổ Sử-Địa-GDCD: Kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyênchưa có sự phê duyệt của BGH nhà trường; thể thức xây dựng các biểu mẫu, vănbản, kế hoạch của TCM là chưa phù hợp TCM chưa triển khai tốt việc đổi mớisinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; việc tự làm và sử dụng đồdùng dạy học sẵn có còn nhiều hạn chế

+ Tổ CN-TD-GDQP: Các kế hoạch chưa được sắp xếp một cách khoa học(lẫn lộn giữa kế hoạch trường và kế hoạch tổ); kế hoạch môn GDQP không có sựthống nhất giữa số tiết theo PPCT và số tiết thực dạy trong HKI; chưa xây dựng

kế hoạch tập luyện TDTT tham gia Hội khỏe phù đổng năm học 2015-2016; cóhọc sinh đã nghỉ học nhưng vẫn có tên trong danh sách tập luyện TDTT Nhiều

Trang 10

tiết thao giảng- dạy tốt của giáo viên trong tổ, các thành viên TCM tham giakhông đầy đủ

- Kiểm tra chuyên đề về công tác tuyển sinh, cấp phát văn bằng chứng chỉ,thi nghề phổ thông, việc thực hiện quy định tự đánh giá: Tuyển sinh không đủchỉ tiêu do Sở GDĐT giao, hồ sơ lưu trữ chưa khoa học; việc thực hiện chươngtrình dạy nghề phổ thông không có sự trùng khớp giữa tiết phân phối chươngtrình, giáo án và sổ ghi đầu bài; sổ cấp phát văn bằng chứng chỉ bị tẩy xóa nhiều;chưa có kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác tự đánh giá

- Kiểm tra việc thực hiện 03 công khai: Thực hiện công tác công khaichưa đúng theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009của Bộ GDĐT ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục.Thực tế nhà trường công khai các nội dung thông qua các cuộc họp, ở bảngthông báo trong phòng hội đồng ; chưa niêm yết công khai ở bảng thông báongoài phòng chức năng, chưa công khai thông qua Website của nhà trường giúpmọi người nắm bắt thông tin được dễ dàng và thuận lợi

- Kiểm tra về công tác thư viện: Nhân viên thư viện không cập nhật các vănbản hướng dẫn của cấp trên về công tác thư viện; chưa thống kê về số lượngsách, báo, tạp chí; cho mượn sách không đúng đối tượng, có giáo viên mượnsách đã chuyển trường nhưng không trả sách; hồ sơ, sổ sách thiếu tính thẩm mĩ,bảo quản thiếu cẩn thận; chưa xây dựng kế hoạch công tác, không có kế hoạchphối hợp với các bộ phận có liên quan để hưởng ứng Ngày sách Việt Nam; ít cókiến nghị đề xuất với nhà trường về công tác thư viện

- Công tác thiết bị, thí nghiệm: Số lượng thiết bị được cấp đến nay đã hưhỏng tương đối nhiều (môn Vật lý: tay đỡ ống trụ có 04 cái bị gãy; môn Hóa học

có 04 ống nghiệm bị vỡ; môn Sinh học có 01 kính hiển vi bị hỏng, 03 cái Lamkính bị vỡ, 04 cái La men bị vỡ, 03 cái dao mổ bị gãy; môn Công nghệ có 01 cáibút điện bị cháy Qua kiểm tra, Công ty Thắng Lợi chuyên cung cấp các trangthiết bị đồ dùng dạy học cho Sở GDĐT Kon Tum, nhận bảo hành bộ thí nghiệmĐịnh luật Bôi lơ-Mariot đã 05 năm nhưng đến nay chưa trả lại Qua kết quả kiểmtra, trường đã báo cáo với đơn vị chủ quản và Công ty Thắng Lợi nhưng đến nayvẫn chưa có phản hồi

- Kết quả kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: Giáo viên được thanh trahoạt động sư phạm nhà giáo đều chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối, phẩmchất đạo đức tốt; thực hiện tốt quy chế chuyên môn Tuy nhiên, hạn chế phươngpháp dạy học chưa thật sự linh hoạt và phù hợp với đối tượng học sinh; bài tậpchưa thể hiện rõ sự phân hóa đối tượng; phần củng cố và giao bài tập về nhà thựchiện chưa đồng bộ Có giáo viên chưa chú trọng nhiều đến công tác tự bồi dưỡng

để nâng cao hơn nữa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Bảng số liệu về kết quả kiểm tra HĐSP nhà giáo năm học 2015-2016

Trang 11

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng nhà trường ngoàiviệc biết xây dựng tầm nhìn chiến lược, biết hoạch định tương lai thì yếu tố quantrọng là phải biết tự kiểm tra, đánh giá để biết được cơ sở giáo dục của mìnhđang ở đâu; chất lượng giáo dục có mang lại niềm tin của các cấp lãnh đạo vàCMHS hay không Công tác KTNB trường học là việc làm cần thiết giúp ngườihiệu trưởng nhận thấy những mặt mạnh cần duy trì, phát huy, những hạn chế,khiếm khuyết cần khắc phục, sửa chữa

Xác định được tầm quan trọng của công tác KTNB trường học, hiệutrưởng xây dựng kế hoạch và ban hành quyết định thành lập Ban KTNB năm học2016-2017 Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; chỉ đạo

bộ phận thư ký xây dựng các biểu mẫu biên bản; tổ chức thực hiện kế hoạch năm

Trang 12

học qua từng tháng cụ thể; tiến hành kiểm tra, đôn đốc về tiến độ, chất lượngcông việc được giao của từng thành viên

BGH nhà trường đều là những người có thâm niên công tác, trải qua nhiềucương vị khác nhau như thư ký Hội đồng giáo dục, Bí thư Đoàn trường, chuyênviên thanh tra Sở GDĐT Ban giám hiệu là những người nhiệt tình, tâm huyết,trách nhiệm, có uy tín và năng lực lãnh đạo; nhiều lần được triệu tập tham giacác đoàn thanh tra của Sở, đã tích lũy thêm kinh nghiệm để giải quyết các côngviệc trong thực tiễn của nhà trường Các thành viên Ban KTNB là những giáoviên giỏi cấp tỉnh, các tổ trưởng TCM có thâm niên công tác trên 10 năm, cónăng lực chuyên môn vững vàng, có uy tín, trách nhiệm và kinh nghiệm giảngdạy tốt

Đội ngũ nhà giáo đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,luôn chấp hành tốt quy chế chuyên môn, không có trường hợp nào là không hoànthành nhiệm vụ được giao Các thành viên Ban KTNB thực hiện các công việcđược giao theo đúng kế hoạch; chất lượng công việc được đánh giá là trung thực,khách quan; tư vấn, thúc đẩy tốt để đối tượng được kiểm tra tiến bộ Hiệu trưởngnhà trường xác định, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo là nhiệm vụ trọngtâm, được thực hiện ít nhất từ 30% trở lên Hiệu trưởng quán triệt các thành viênphải công tâm, nhiệt tình và trách nhiệm bởi chất lượng đội ngũ là yếu tố sốngcòn của nhà trường Các thành viên đều ghi chép biên bản kiểm tra đầy đủ cácthông tin, các nhận xét và đánh giá đều xác đáng, ngắn gọn, rõ ràng, trung thực

và khách quan; hồ sơ kiểm tra được sắp xếp khoa học theo từng nội dung kiểmtra, được cấp trên đánh giá khá tốt

2.3.2 Điểm yếu

Các tổ trưởng TCM chưa được tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra, việctrường việc nhà còn khá bận rộn nên có không ít các thành viên Ban KTNBcòn lúng túng, tư vấn chưa sâu về một số nội dung kiểm tra Việc dự giờ đánhgiá tiết dạy vẫn còn thiên về quan điểm cá nhân và kinh nghiệm mà chưa theokịp sự thay đổi về phương pháp dạy học mới Công tác đánh giá, xếp loại giờdạy giáo viên còn mang tính xuê xoa, cả nể Có trường hợp đi dự giờ, đánh giánhưng không nghiên cứu sâu trước bài dạy; việc đánh giá, góp ý đôi lúc chưa kịpthời, thiếu tính sâu sát hoặc bỏ quên các ý cần nhấn mạnh nên hiệu quả của côngtác tư vấn, thúc đẩy chưa phát huy hiệu quả

Nhiều gia đình nhà giáo còn khó khăn, con cái còn nhỏ làm ảnh hưởngđến công việc chung của nhà trường Chất lượng đội ngũ giáo viên không đồngđều và thiếu tỉnh ổn định; vẫn còn tình trạng thừa thiếu cục bộ ở các bộ môn, cómôn chỉ có duy nhất một giáo viên nên việc trao đổi chuyên chưa có chiều sâu

Có giáo viên trình độ tay nghề vững vàng lại xin chuyển trường làm ảnh hưởngđến chất lượng của công tác KTNB của nhà trường

Quy mô của trường chưa đủ lớn, số lớp không nhiều, đội ngũ giáo viên ít,hiệu trưởng phải ghép tổ bộ môn (Vật lý-Anh văn, Công nghệ-Thể dục-GDQP,

Ngày đăng: 17/08/2017, 16:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ GDĐT (Dự án phát triển giáo dục THPPT) "Chỉ đạo chuyên môn giáo dục" trường THPT", Công ty TNHH In Thanh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ đạo chuyên môn giáodục" trường THPT
[2] Bộ GDĐT (Thanh tra) "Hệ thống văn bản QPPL về công tác thanh tra trong lĩnh vực giáo dục", Hà Nội - 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống văn bản QPPL về công tác thanh tra tronglĩnh vực giáo dục
[3] Bộ GDĐT (Dự án phát triển giáo viên THPT) "Một số vấn đề Lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới", NXB Văn hóa -Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề Lý luận vàthực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới
Nhà XB: NXB Văn hóa-Thông tin
[4] PGS.TS.GVCC. Nguyễn Xuân Tế (Chủ biên), Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông", (Module1,2,3) Tp. Hồ Chí Minh-2013 Khác
[5] PGS.TS.GVCC. Nguyễn Xuân Tế (Chủ biên), Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông", (Module4,5) Tp. Hồ Chí Minh-2013 Khác
[6] Trần Thị Ngọc Lan (Tiểu luận cuối khóa), "Biện pháp chỉ đạo công tác thanh tra toàn diện giáo viên ở Trung tâm DH-GDTX&HN Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, năm học 2015-2016 Khác
[7] Dương Hòa Tâm (Tiểu luận cuối khóa), "Đổi mới công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo trường THCS Cam Thịnh Tây-Cam Ranh&#34 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w