Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú, tạo tâm thế hưng phấn, tích cực cho họcsinh dạy học theo hướng lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, học trò là người chủ động khám
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI HƯỚNG ĐỔI MỚI GIỜ HỌC NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 11 BẬC THPT
Người thực hiện: Lê Xuân Toàn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoàng Hóa 4
SKKN thuộc lĩnh vực môn Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC
TRANG BÌA 1
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 2,3,4
1 Lý do chọn đề tài
Trang 22 Mục đích nghiên cứu
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
4 Đối tượng nghiên cứu
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6,7,8.
1 Cơ sở lý luận chung 6
2 Các khái niệm cơ bản 7
3 Các góc độ tác động của đổi mới 7
2 Linh hoạt, đa dạng trong phương pháp 17
3 Ứng dụng công nghệ thông tin 17
4 Lồng ghép các trò chơi trong dạy học Ngữ văn 18
Trang 3Đổi mới căn bản, toàn diện là yêu cầu của giáo dục hiện nay Việc xây dựng, ápdụng những phương pháp mới trong dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy vàhọc là yêu cầu phải được giải quyết Đặc biệt, với xu hướng học lệch, học theo ban,chọn ngành nghề theo khối hiện nay, các môn xã hội bị coi nhẹ Môn Ngữ văn cũngkhông nằm ngoài tình trạng ấy.
Thời gian qua, ngành giáo dục đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất
cả các môn học trong đó có môn Ngữ văn Tuy nhiên, điều khiến cho những giáoviên dạy văn băn khoăn, trăn trở hơn hết đó là học sinh thường lựa chọn các mônhọc tự nhiên với mục tiêu chọn trường, ngành, nghề sau này có nhiều cơ hội tìm việclàm hơn Nhiều học sinh cho rằng Ngữ văn là môn khoa học xã hội, tính ứng dụngkhông cao, không thiết thực với cuộc sống, công việc Từ đó, dẫn đến tình trạngchán học văn, hoặc học mang tính đối phó Học sinh thích học văn ngày càng ít đi
Vì vậy, đổi mới dạy học môn Ngữ văn, tạo hứng thú, nâng cao năng lực học tậpcho học sinh, giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, biết cảm thông, yêuthương chia sẻ với những số phận, cuộc đời thông qua mỗi trang sách, thông qua
từng tác phẩm là điều rất cần thiết “Văn học là nhân học” học văn là để hình thành
nhân cách con người Và Ngữ văn là môn học quan trọng giúp học sinh có kỹ nănggiao tiếp ứng xử trong cuộc sống Từ đó tạo hứng thú trong học tập cho học sinh,khơi gợi, đánh thức niềm đam mê với văn học, tìm về với giá trị đời sống tâm hồncủa con người
Luận ngữ có câu: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học” Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực lớn thúc đẩy, nuôi
dưỡng tâm hồn học sinh Người thầy biết tổ chức, điều khiển, xây dựng hơngs tiếpcận mới đẻ phát huy tính tích cực sáng tạo, tạo hưng phấn, khơi gợi đam mê học tậpcủa học sinh
Ngày nay, với xu thế, tác động của cơ chế thị trường, nhiều giá trị nhân văn,nhiều yếu tố văn hóa đang trở nên bị coi nhẹ, bị lai tạp, giao thoa, mai một Từ thực
tế ấy, đòi hỏi giáo viên dạy Ngữ văn - những kỹ sư tâm hồn phải nhận thức rõ vai trò
và trách nhiệm của mình là vô cùng quan trọng và nhiều thử thách Thực tế ấy đòihỏi người giáo viên Ngữ văn ngoài chuyên môn vững vàng cần có tâm thế tốt, luônnhiệt huyết, yêu nghề, luôn trau dồi đổi mới phương pháp để tạo được hứng thú họctập
Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú, tạo tâm thế hưng phấn, tích cực cho họcsinh dạy học theo hướng lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, học trò
là người chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức, người thầy đóng vai trò là người tổchức, chỉ đạo Vì vậy, việc nghiên cứu tìm những hướng tiếp cận bài học linh hoạt,khoa học, hợp lí nhằm tạo hứng thú học tập của học sinh trong dạy học Ngữ văn làrất cần thiết
Trang 4Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, kết hợp kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn củabản thân, với mong muốn, trong từng bài dạy, trong từng giờ học văn, học sinh luônhứng thú, chủ động, yêu thích môn học, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và
học tôi chọn đề tài: “Hướng đổi mới giờ học ngữ văn cho học sinh lớp 11 bậc THPT ”.
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là đổi mới, tìm được những hướng
tiếp cận, phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo được hứng thú học tập môn Ngữvăn của học sinh Đồng thời, qua thực trạng, tìm hiểu được nguyên nhân, các yếu tốảnh hưởng tới việc học văn của học sinh, từ đó đề xuất một số biện pháp tạo hứngthú học tập môn Ngữ văn, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Văncho học sinh THPT
Hơn nữa, qua đề tài này tôi mong rằng có thể góp phần nào đó trong việc bồi dưỡng
tâm hồn người học, như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Học văn là làm cho tâm hồn mỗi con người phong phú thanh cao và yêu đời hơn”.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp dạy học, hướng tiếp cận bài học nhằm tạo
sự hứng thú học tập cho học sinh Đề xuất biện pháp đổi mới, hướng tiếp cận bài họctạo được hứng thú
4 Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu phương pháp, hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú trong việc dạy vàhọc môn Ngữ văn ở THPT
5 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi kiến thức: Chương trình Ngữ văn bậc THPT
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Học sinh các lớp được phân công giảng dạy tại nhàtrường đang công tác.Thời gian: Từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 05 năm 2017
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra (Phỏng vấn, phiếu) Phương pháp đối chứng.– Phương pháp
nghiên cứu tài liệu – Phương pháp kiểm tra
- “Các phương pháp dạy học hiệu quả”- NXB trẻ, 2001 [ 2 ].
- M Iacoplep “Phương pháp và kỹ thuật lên lớp ở trường phổ thông” NXB Giáo
dục, 1975 – 1978 [ 3 ] Tuy nhiên các tác giả chỉ chỉ đề cập ở mức độ khái quát, có
Trang 5tính chất lí luận, chứ chưa đi sâu tìm hiểu Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thúcho học sinh khi học môn Ngữ văn bậc THPT một cách cụ thể.
a Cơ sở lí luận chung
Đảng và Nhà nước ta đã luôn xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.Và như Jacques Delors đã nói : “Giáo dục là một trong những công cụ mạnh nhất mà chúng
ta có trong tay để đào tạo nên tương lai” [ 4 ] Chúng ta đang trên đà đổi mới, hội
nhập cùng xu thế chung của thời đại, đòi hỏi nền giáo dục nước ta có sự đổi mới, đổimới căn bản, toàn diện để bắt kịp thời đại
Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản
lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội” [ 5 ].
Luật Giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh” [ 6 ].
Như vậy, vai trò của giáo dục là cực kì quan trọng, liên quan đến sự phát triểnbền vững của một quốc gia Nhà nước ta luôn nhận thức rất rõ điều đó Trong xu thếmới, điều kiện phát triển mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giáodục càng được ưu tiên hàng đầu Để đáp ứng nhu đổi mới toàn diện giáo dục, trong
đó, việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là với môn Ngữ văn là điều rất cầnthiết Trong đó nhiệm vụ đầu tiên là làm cách nào để người học luôn sẵn tâm thế vàyêu thích môn học, từ đó say mê, chủ động tích cực coi học tập là nhiệm vụ hàngđầu Người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu, đổi mới tìm
ra cách tiếp cận môn học, làm sao để học sinh không còn chán môn học nữa
b Các khái niệm cơ bản
Với đề tài đã lựa chọn “ Hướng đổi mới giờ học ngữ văn lớp 11 bậc THPT” trước hết tôi muốn làm rõ một số vấn đề: Đổi mới là gì?
Trang 6+ Đổi mới nội dung là cách nêu ra một danh mục đề tài, chủ đề của một lĩnhvực/môn học nào đó Tức là tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốnhọc sinh cần biết cái gì? Cách tiếp cận này chủ yếu dựa vào yêu cầu nội dung họcvấn của một khoa học bộ môn nên thường mang tính “hàn lâm”, nặng về lý thuyết
và tính hệ thống, nhất là khi người thiết kế ít chú đến tiềm năng, các giai đoạn pháttriển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học
+ Thứ hai là đổi mới kết quả đầu ra, là nêu rõ kết quả những khả năng hoặc kĩ năng
mà học sinh mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ởmột môn học cụ thể Nói cách khác, cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi : chúng
ta muốn học sinh biết và có thể làm được những gì?
Như vậy, có thể hiểu "đổi mới" là phương pháp, cách thức, góc độ tìm hiểu làm rõ
một vấn đề, nội dung nào đó và hướng đến đạt được mục đích đề ra Ở đây chúng ta
có thể hiểu đó là hướng tiếp cận bài học, hướng tìm hiểu nội dung nhằm tạo hứngthú, say mê kích thích khả năng học tập của học sinh
Khi có được sự say mê, thích thú con người sẽ làm việc có hiệu quả hơn, dễthành công và thành công nhanh hơn, bởi lẽ hứng thú còn chính là động lực thúc đẩyhoạt động của con người đi sâu vào bản chất của đối tượng nhận thức mà khôngdừng lại ở bề ngoài của hiện tượng, nó đòi hỏi con người phải hoạt động tích cực,chịu khó tìm tòi hoặc sáng tạo Hứng thú có nhiều tác dụng trong cuộc sống nóichung và trong dạy học nói riêng
c Các góc độ tác động của sự đổi mới tạo hứng thú
* Tác động của sự đổi mới tạo hứng thú trong cuộc sống
Hứng thú có tác dụng duy trì trạng thái tỉnh táo ở con người Hứng thú địnhhướng tính tích cực của con người, làm con người chịu khó tìm tòi và sáng tạo.Hứng thú đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển và hình thành nhân cách conngười, nó tạo nên khả năng cho hoạt động trí tuệ, thẩm mỹ và các dạng hoạt độngkhác Hứng thú làm cho con người xích lại gần nhau hơn
* Tác động của sự đổi mới tạo hứng thú trong giờ học
Dạy học là một nghệ thuật, người dạy – giáo viên là những “kỹ sư tâm hồn”, sảnphẩm tạo ra của quá trình dạy học là sản phẩm đặc biệt – con người (nhân cách) Nókhông hề giống với bất kỳ một ngành nghề nào Điều đó đặt ra những yêu cầu khắt
khe đối với giáo viên Theo William A Ward thì:“ Người thầy trung bình chỉ biết nói Người thầy giỏi biết giải thích Người thầy xuất chúng biết minh họa Người
thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” [ 7 ].
Từ đó ta thấy việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh, người
học là điều cực kì quan trọng và cần thiết Bởi lẽ: “Chúng ta không thể dạy ai làm bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ khám phá điều đó” (Theo Galileo
Galilei) [ 8 ].
Trang 7Cho nên, nếu khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho học sinh thì sẽ tạo ra động cơhọc tập tích cực, giúp các em hăng say, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại đểđạt kết quả học tập tốt nhất, và từ đó người học sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủđộng và tự giác, không bị ép buộc.
Khi hứng thú học tập, người học sẽ: Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổsung câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra.Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa hiểu rõ ràng Chủđộng vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú ývào vấn đề đang học Kiên trì hoàn thành bài tập, không nản chí trước những tìnhhuống khó khăn…Hứng thú còn giúp học sinh tích cực học tập qua những cấp độ từthấp đến cao: Bắt chước: gắng sức làm theo các mẫu hành động của thầy, của bạn…Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau
về một vấn đề…Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu
Tóm lại, khi học sinh hứng thú với bài học, với môn học sẽ tạo không khí thi đuahọc tập sôi nổi, tích cực, say mê học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu… đây chính là mộttrong những tiền đề dẫn đến sáng tạo và tài năng Và tôi tin rằng quá trình dạy học
nhất định sẽ đạt được kết quả cao “Hứng thú, ham mê học tập là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất của việc học tập có kết quả cao, là con đường dẫn đến sáng
tạo và tài năng.”(Viện KHGD – “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.) [ 9 ]
2 Cơ sở thực tiễn đề tài
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ, yêu cầu bắt buộc đối với giáodục nước ta hiện nay, đặc biệt đối với hệ thống giáo dục phổ thông, trong đó có việcdạy và học môn Ngữ văn Những năm gần đây, việc tích cực đổi mới, đổi mới cănbản, toàn diện trong giáo dục của chúng ta đã đem lại nhiều kết quả khả quan Tuynhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn, bất cập và cần tích cực đổi mới hơn nữa Dạy vàhọc môn Ngữ văn ở các trường THPT chưa đạt được yêu cầu chất lượng và hiệu quảnhư mong muốn Đặc biệt, sự mến mộ yếu thích của người học đối với môn họckhông còn nhiều mặn mà
* Khảo sát số liệu
Khảo sát số liệu học sinh yêu thích hứng thú với môn học đầu năm học 2016 –
2017lớp 11 A4 Tổng số 40 học sinh, lớp 11A4, với 26 nữ, 14 nam
- Mức độ hứng thú:
Thích: 7 hs = 17.5% BT: 23hs = 57.5% Không thích: 10hs = 25%
- Chất lượng đầu năm:
Giỏi: 0 Khá: 4 = 10% TB: 16 = 40% Yếu 17 = 42.5% Kém 3 = 7.5%
- Chất lượng cuối năm: Nhìn chung không thay đổi là mấy
Nhận thấy, tỷ lệ học sinh yêu thích và hứng thú với môn học là không cao, chỉchiếm 17.5% Kết quả khảo sát qua bài kiểm tra đánh giá kiến thức môn học của
Trang 8học sinh cũng cho thấy số lượng học sinh có điểm môn học yếu, kém cao chiếm50%.
Theo tôi, Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, cả nguyên nhân chủ quan lẫnkhách quan
a Về phía giáo viên
Việc thiếu thốn về trang thiết bị dạy học như tranh ảnh minh họa, đồ dùng trựcquan, dụng cụ nghe nhìn cho giáo viên cũng như học sinh khiến cho việc áp dụngdạy học theo phương pháp mới gặp nhiều khó khăn
Chính vì thế, dẫn đến việc dạy – học chay tràn lan, đơn điệu, nặng về thuyếtgiảng một chiều, để trò ghi chép rồi học thuộc ý của thầy Cách học theo lối thụđộng đó sẽ không gây được sự hào hứng tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trongmỗi giờ học Tình trạng các bài văn mẫu trên mạng, xuất bản bày bán tràn ngập nhàsách, học sinh sinh ra tính ỷ lại, lệ thuộc Thi cử còn nặng kiến thức Do đó, nhữngkiến thức học sinh thu nhận được thiếu sâu sắc, không để lại những ấn tượng lâu dài
b Về phía học sinh:
Thực tế là đa số học sinh hiện nay không thích học môn Ngữ văn, không có hứngthú trong việc tiếp thu kiến thức văn chương Do tính đặc thù môn học, là một mônhọc mang tính cảm xúc, tư duy hình tượng, chịu chi phối rất nhiều bởi yếu tố vănhóa, tâm lí, cảm xúc, đòi hỏi người học phải có trí tưởng tượng phong phú Đâycũng là môn học mà nội dung không chỉ hiện ra trên dạng câu từ mà nó còn baohàm, ẩn chứa nhiều tầng nghĩa sâu xa (đặc biệt phần văn học), vì thế việc tiếp nhậnmôn học này đối với học sinh là rất khó khăn Mà học sinh nhiều em rất thiếu lòngquyết tâm học tập, cứ khó khăn là nản, bỏ…không học, dẫn đến yếu kém rồi chánmôn học đó
Như vậy, dạy học theo hướng đổi mới bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi
học môn Ngữ văn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và tạo hứng thú chohọc sinh trong quá trình học môn Ngữ văn ở bậc THPT Điều quan trọng đòi hỏiphải tổ chức hoạt động học tích cực,và sáng tạo làm cho học sinh say mê học tập.Dạy học theo hướng này có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập chohọc sinh, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tìnhhuống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức bài học một cách máy móc Qua nghiêncứu cơ sở thực tiễn, nghiên cứu đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở thiết bị dạy họcNgữ văn, cùng với yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Ngữ văn tôinhận thấy đề tài hoàn toàn có khả năng thực thi ở trường THPT
Trang 9tạo ra tâm lí sợ học, sợ học thuộc Điều này phần nào đã thủ tiêu khả năng sáng tạo,
tư duy của người học, biến người học thành những người quen suy nghĩ và diễn đạtbằng những ý thuộc lòng, bằng những lời có sẵn của thầy cô, sách vở Do đó, họcsinh luôn lệ thuộc vào sách vở, học sinh không hào hứng chủ động, thiếu sáng tạo vàthiếu tự tin
Làm sao học sinh của mình luôn yêu thích môn Ngữ văn; làm thế nào để chấtlượng học tập môn Ngữ văn được nâng cao và điều quan trọng là làm sao để ngườihọc luôn chủ động tích cực, say mê, tự tin trong học tập; biết vận dụng kiến thức vàothực tế; chủ động khám phá, phát hiện những cái hay, cái đẹp, các giá trị tác phẩmvăn chương; bồi dưỡng tình yêu đối với văn học, bồi dưỡng tâm hồn, giá trị nhânvăn… luôn là điều trăn trở đối với tôi và những đồng nghiệp
Xuất phát từ thực trạng ấy, từ thực tế giảng dạy của bản thân, qua trao đổi học hỏikinh nghiệm của đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, mong gópphần nào sẽ cải thiện được thực trạng dạy và học Ngữ văn hiện nay, cải thiện được ýthức học tâp của học sinh đối với môn Ngữ văn ở bậc THPT Dưới đây, tôi có sử
dụng tài liệu tham khảo " SGK lớp 11 - tập 1,2" [ 10 ]
1 Tạo tâm thế học tập
a Tác động bằng tình cảm
Để học sinh luôn chủ động, tích cực, tự giác đặc biệt có hứng thú với môn học,trước hết, giáo viên phải truyền dạy tri thức bằng tất cả trái tim và lòng tâm huyếtcủa mình, phải để người học cảm nhận được tâm hồn mình trong mỗi bài giảng.Thực sự quan tâm đến học trò, biết lắng nghe, chia sẻ với những suy nghĩ, tâm tưcủa học trò Sẵn sàng là người bạn chia sẻ Từ đó tạo được niềm tin, xóa bớt đượckhoảng cách giữa giáo viên với học sinh (tâm lí, tuổi tác…), tạo ra không khí họctập thân thiết, gần gũi… Theo quy luật lây lan tình cảm, từ chỗ yêu quí, trân trọngthầy cô đến thích học môn học đó là một khoảng cách rất ngắn Từ đó học sinh yêuthích, say mê học môn học mà mình dạy
b Xây dựng không khí lớp học
Học tập căng thẳng thường làm chúng ta mệt mỏi về tinh thần Chỉ có sự tận tình, tổchức giờ học một cách khoa học, sinh động mới kích thích sự hứng thú học tậptrong học sinh Tạo ra bầu không khí học thoải mái, tích cực, có tính thi đua giữa cáchọc sinh là rất cần thiết
Như vậy, không khí lớp học có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao chấtlượng dạy học, cảm xúc tích cực sẽ làm tăng hiệu suất của hoạt động nhận thức
trong học sinh Có nhà giáo dục đã từng nói “Một ông thầy mà không dạy được cho học trò ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi.” Cho nên, giáo
viên phải biết cách tạo không khí thoải mái khi vào lớp học Giáo viên có thể tạokhông khí lớp học bằng dẫn các chuyện vui, các câu thơ, câu văn hay, bằng cách đặt
Trang 10vấn đề bất ngờ, gợi được sự chú ý, bằng các tranh ảnh, sơ đồ… để gợi hứng thú, kích thích trí tò mò muốn khám phá bài học cho học sinh
Trong tiết dạy, chỉ cần một ví dụ thực tế gắn với bài giảng, một mẩu truyện về nhà văn… sẽ làm cho bầu không khí học tập thay đổi tích cực; học sinh sẽ bị cuốn hút vào những giai thoại, hay những liên hệ mà giáo viên kể Từ đó học sinh sẽ hứng thú và tiếp thu bài tốt hơn
Chính sự chú ý, hứng thú do không khí lớp mang lại sẽ kích thích các học sinh tích cực làm việc hơn, tư duy sẽ được thúc đẩy Học sinh sẽ chủ động đi sâu tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của vự việc, hiện tượng; kết quả là học sinh nhanh hiểu bài và nhớ bài lâu hơn
2 Linh hoạt, đa dạng trong phương pháp
a Linh hoạt trong phương pháp
Giáo viên luôn vận dụng nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, tạo nên sự phong phú đa dạng trong các hoạt động của quá trình dạy học sẽ làm cho học sinh cảm thấy thoải mái, không bị ức chế về mặt tâm lí bởi sự nhàm chán, mệt mỏi
vì sự đơn điệu tẻ nhạt
Ví dụ: Khi dạy phần Tiểu dẫn giáo viên cho học sinh điền thông tin vào phiếu, hoặc ghi sẵn trên bảng và để trống phần thông tin cần điền:
Giáo viên yêu cầu học sinh điền vào chỗ còn trống Học sinh thay nhau làm, có thể phân theo nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Lớp học sẽ sinh động và học viên hứng thú học tập hơn Từ đó, ta thấy rằng các học sinh sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn nếu trong giờ học có sự xen kẽ nhau giữa các hoạt động dạy học
Hồ Chí Minh
Năm sinh: Quê quán:
Tên cha Tên mẹ:
Tố Hữu: Năm sinh: Quê quán:
Xuân Diệu: Năm sinh Quê quán
Tên cha: Tên mẹ:
b Đưa ra các tình huống có vấn đề.
Dạy học theo tình huống là giáo viên không trình bày đơn thuần nội dung bài học
mà sắp xếp lại tài liệu sao cho toàn bộ bài giảng là vấn đề lớn được chia thành một
số vấn đề nhỏ có liên quan chặt chẽ với nhau, rồi kích thích hứng thú cho học sinh
và khéo léo đưa các học sinh vào những tình huống có vấn đề Từ đó mà bắt đầu những phần của bài giảng Và như thế, hứng thú sẽ được duy trì đến khi nào chưa tìm ra được câu trả lời
Ví dụ 1: Khi dạy tác phẩm “Chí Phèo” – sách Ngữ văn 11, tập I, giáo viên đặt ra
những tình huống có vấn đề: Tại sao đến lúc cuối cùng Chí Phèo lại xách dao đến thẳng nhà Bá Kiến? Tại sao Chí Phèo lại hay chửi và chửi nhiều đến thế mà hóa
Trang 11chẳng chửi đích danh ai? Tại sao Nam Cao lại để cho 3 con chó “lên tiếng” đáp lạitiếng chửi của Chí Phèo?
Tại sao Nam Cao lại xây dựng nhân vật thị Nở xấu ma chê, quỷ hờn như vậy ?
Ví dụ 2: Khi dạy bài Vội vàng của Xuân Diệu, giáo viên cũng đặt học sinh vào tình
huống có vấn đề:
- Thường khi nhắc đến sự vội vàng trong cuộc sống là muốn chỉ sự thiếu cẩn thận,hấp tấp, khó thành Nhưng tại sao Xuân Diệu lại muốn sống vội vàng, sự vội vàng
ấy có gì đặc biệt? Giáo viên, từng bước hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề,
từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó Từng bước chiếm lĩnh kiến thức, khôngnhững tạo nên sự hưng phấn mà động lực thúc đẩy khả năng tự học, hiểu và sángtạo, giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống
từ ngoài đời sống Nhiều kỹ năng, kiến thức các em học được sẽ được vận dụng vàorất nhiều tình huống của cuộc sống Vì vậy, gắn dạy học với thực tế cuộc sống khôngnhững có tính chất bắt buộc trong dạy học Ngữ văn mà còn rất cần thiết để gây hứngthú học tập cho học sinh
Ví dụ: – Khi dạy bài Bản tin – Ngữ văn 11 – tập 2; cần lưu ý cho học sinh đặc điểm,
yêu cầu của bản tin, viết được bản tin về vấn đề đời sống, xã hội quan tâm Viết cácbản tin về hoạt động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; văn hóa Tết củagia đình…
- Khi dạy bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” – sách Ngữ văn 11 – tập I, cho học
sinh chuẩn bị và viết một số bài phỏng vấn về vấn đề thường gặp trong đời sống :phỏng vấn và trả lời phỏng vấn khi xin việc, phỏng vấn về kinh nghiệm học tốt củabạn bè, phỏng vấn về các vấn đề xã hội đang quan tâm : giao thông, môi trường, bạolực học đường, tình yêu tuổi học trò… sẽ tạo cho học sinh sự tự tin, yêu thích mônhọc
d Ứng dụng công nghệ thông tin
Tích cực ứng dụng CNTT, phát huy khả năng hỗ trợ của CN vào các bài giảng:
lồng ghép những đoạn phim, những tranh ảnh, những khúc ngâm, bài thơ được phổnhạc… vào quá trình giảng dạy, không những tạo không khí hứng thú học tập, mà đó
là một kênh thông tin hữu hình, trực quan để học sinh nhận biết, hiểu bài sâu sắc.Với việc ứng dụng CNTT trong dạy học đòi hỏi mỗi giáo viên cần nắm vững cácquy trình về soạn bài giáo án điện tử Qua quá trình soạn giảng và giảng dạy, bản