1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy học đọc hiểu đoạn trích “hồn trương ba, da hàng thịt” theo định hướng phát triển năng lực ngữ văn cho học sinh THPT (2016)

69 558 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Với xu hướng đó thì việc đọc hiểu một tác phẩm văn học theo định hướng phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh THPT cũng đang được tiến hành đổi mới nhằm phát huy tối đa các năng lực ch

Trang 1

` TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NĂNG LỰC NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

======

PHẠM THỊ HẰNG

ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH "HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT"

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

NĂNG LỰC NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học Th.S TRẦN HẠNH PHƯƠNG

Hà Nội, 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp

đỡ Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Thạc sĩ cô: Trần Hạnh Phương người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã dành cho tôi sự quan tâm khích lệ và chia sẻ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo

và các bạn

Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả

Phạm Thị Hằng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực

và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả

Phạm Thị Hằng

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu 5

4 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của khóa luận 5

7 Cấu trúc khóa luận 6

NỘI DUNG 6

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TỄN 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Lí thuyết Đọc hiểu 7

1.1.1.1 Khái niệm 7

1.1.1.2 Vấn đề đọc hiểu văn bản văn học trong trường THPT 8

1.1.2 Lí thuyết tiếp nhận 9

1.1.2.1 Khái niệm 9

1.1.2.2 Quá trình tiếp nhận văn bản văn học trong trường THPT 10

1.1.3 Năng lực Ngữ văn 11

1.1.3.1 Khái niệm 11

1.1.3.2 Cấu trúc 12

1.1.4 Những năng lực Ngữ văn của học sinh THPT 13

1.1.4.1 Năng lực đọc - hiểu 13

1.1.4.2 Năng lực cảm thụ thẩm mĩ 14

1.1.4.3 Năng lực tiếp nhận 14

1.1.4.4 Năng lực đánh giá 14

Trang 7

1.2 Cơ sở thực tiễn 15

Chương 2 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH “HỒN TRƯƠNG BA,DA HÀNG THỊT” (LƯU QUANG VŨ) 17

2.1 Nguyên tắc 17

2.1.1 Tính sáng tạo 17

2.1.2 Tính khoa học 17

2.1.3 Tính thực tiễn 17

2.2 Vận dụng dạy học đọc hiểu đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nhằm phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh THPT 18

2.2.1 Phát triển năng lực đọc - hiểu 18

2.2.1.1 Phương pháp đọc diễn cảm 18

2.2.1.2 Phương pháp đóng vai 20

2.2.2 Phát triển năng lực tiếp nhận 21

2.2.2.1 Sử dụng phương tiện dạy học trực quan 21

2.2.2.2 Phương pháp vấn đáp 22

2.2.3 Phát triển năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ 25

2.2.3.1 Phương pháp nêu vấn đề 25

2.2.3.2 Phương pháp giảng bình 27

2.2.3.3 Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học 30

2.2.3.4 Kĩ thuật “trình bày một phút” 32

2.2.4 Phát triển năng lực đánh giá 33

2.2.4.1 Phương pháp thảo luận trên lớp 34

2.2.4.2 Phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ 38

2.2.4.3 Các hình thức dạy học bằng trò chơi 39

Chương 3 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 42

Trang 8

3.1 Mục tiêu cần đạt 42

3.1.1 Kiến thức 42

3.1.2 Kĩ năng 42

3.1.3 Thái độ 42

3.2 Phương pháp, phương tiện dạy học 42

3.2.1 Phương pháp 42

3.2.2 Phương tiện thực hiện 43

3.3 Định hướng phát triển năng lực 43

3.4 Cách thức tiến hành 43

KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục phổ thông nước ta hiện nay đang chuyển mình từ giáo dục nội dung sang giáo dục giáo dục phát triển năng lực cho học sinh và trong các nhà trường phổ thông lối dạy học “truyền thụ một chiều” đang dần chuyển sang dạy học theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho các em Từ đó, nhà trường đào tạo những con người có kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết tình huống, vận dụng những điều mình học được vào thực tiễn, khả năng tự học để học tập suốt đời

Trong xu hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục, môn Ngữ văn cũng chuyển mình Việc dạy văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

đã được phần lớn giáo viên đồng tình và thực hiện Với xu hướng đó thì việc đọc hiểu một tác phẩm văn học theo định hướng phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh THPT cũng đang được tiến hành đổi mới nhằm phát huy tối đa các năng lực cho học sinh Giúp giáo viên chủ động trong giảng dạy có thể lựa chọn kiến thức truyền thụ phù hợp đối tượng học sinh.g Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và tự rèn luyện được nhiều kỹ năng Đổi mới từ cách dạy truyền thống thiên về đọc chép sang cách dạy đọc - hiểu Trước đây, chúng ta thường coi phân tích hay giảng văn, bình luận là một phương pháp đặc thù của dạy học văn thì hiện nay cách dạy đọc hiểu giúp học sinh biết cách đọc, cách tiếp cận, khám phá nội dung và nghệ thuật của văn bản theo các mức độ khác nhau từ đọc đúng sang đọc sáng tạo, khơi dậy ở học sinh khả năng liên tưởng, tưởng tượng, giúp học sinh thực sự được đắm mình trong thế giới văn chương

Từ đó, khơi dậy ở các em tình cảm mang tính thẩm mĩ, biết hướng tới giá trị chân - thiện - mĩ

Trang 10

Việc dạy đọc hiểu không chỉ rèn luyện cho học sinh năng lực đọc hiểu

mà còn rèn luyện năng lực tạo lập văn bản đặc biệt là năng lực viết sáng tạo Tức là học sinh có khả năng trình bày, thể hiện suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trước đối tượng, vấn đề đặt ra

Qua khảo sát thực trạng dạy học, có thể nhận thấy có một bộ phận giáo viên còn vướng mắc, lúng túng trong cách thức dạy đọc - hiểu Xuất phát từ

những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: Dạy học đọc - hiểu đoạn

trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” theo định hướng phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh THPT với mong muốn ít nhiều góp phần đáp ứng yêu

cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở THPT hiện nay

2 Lịch sử vấn đề vấn đề

Đọc - hiểu đã có từ rất lâu ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước

Âu - Mĩ với sự ra đời của nhiều chuyên luận quan trọng: “Dạy trẻ đọc” của J Richar Smith và D Dali Jonhson thuộc trường đại học tổng hợp Wisconsin (Mĩ), (xuất bản năm 1976), chuyên luận dạy “Dạy giao tiếp và các kĩ năng đọc trong các môn học” của G Dorothy Kenning ở trường đại học Henning xuất bản 1982

Ở nước ta lí thuyết về vấn đề đọc - hiểu chưa nhiều Việc giảng dạy của giáo viên trong nhà trường phổ thông chủ yếu mang tính chất kinh nghiệm Trong thời đại mới hiện nay đọc hiểu văn bản giữ vai trò quan trọng trong giờ học văn nên được nhiều nhà nghiên cứu, nhà phương pháp quan tâm

Bài viết của Nguyễn Thanh Hùng: “Dạy đọc hiểu là nền tảng văn hóa cho người đọc” tham gia hội thảo chương trình và SGK thí điểm THCS tháng 9/2009 Với kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu lâu năm, giáo sư chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề đọc hiểu góp phần củng cố, nắm vững sử dụng thành thạo Tiếng Việt Đồng thời giáo sư cũng chỉ ra đọc là năng lực văn hóa có ý nghĩa cơ bản đối với việc phát triển nhân cách học sinh

Trang 11

NNC Trần Đình Sử trong bài viết: “Môn văn và thực trạng và giải pháp” đăng trên báo văn nghệ số ra ngày 14 tháng 2 năm 1998 đã nhấn mạnh: Rèn luyện kĩ năng biết đọc hiểu các văn bản nhằm rèn cho học sinh một cách đọc

có văn hóa, có phương pháp không suy diễn tự tiện, dung tục Từ đó giúp học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Giáo sư cũng đưa ra giải pháp thực hiện: “SGK cần được chuẩn bị công phu, chú thích kĩ, chính xác bên cạnh hệ thống câu hỏi gợi ý cách đọc cần phải có câu hỏi kiểm tra xem học sinh có đọc và hiểu thực sự không”

Trong cuốn: “Phương pháp dạy học văn” nhà nghiên cứu Phan Trọng Luận cho rằng: Đọc là một trong ba phương pháp thường dùng khi tiếp cận

tác phẩm văn chương Ông cũng đã chỉ ra rằng: “Nhiều giáo viên thất bại

trong giờ giảng văn vì không biết phát huy nghệ thuật đọc diễn cảm: Giờ văn rời rạc, khô khan, thiếu xúc cảm, nặng nề diễn giải Người giáo viên đơn độc,

xa cách nhà văn không được nhà văn hỗ trợ Đọc diễn cảm gắn bó suốt trong quá trình giảng văn làm cho tiếng nói nhà văn luôn luôn gần gũi với học sinh Giờ giảng văn trở thành một công việc tâm tình, một cuộc giao tiếp thật sự cho cuộc sống không còn là một giờ bàn luận về chính trị, lí luận, nặng nề xã hội học” [12; 197]

NNC Nguyễn Trọng Hoàn trong bài viết: “Một số vấn đề đọc hiểu văn bản ngữ văn” đăng trên Tạp chí giáo dục số 56 tháng 4/ năm 2003, tr26 đã đưa

ra ba cách tiếp cận đọc - hiểu khác nhau: Đọc hiểu gắn liền với minh họa, đọc

- hiểu phù hợp với từng cá nhân, đọc hiểu huy động vốn kinh nghiệm

Kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của tác giả Lưu Quang

Vũ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 (chương trình chuẩn) là một tác phẩm mới được đưa vào chương trình, song đã có nhiều bài viết định hướng về phương pháp tiếp cận văn bản này

- Trong cuốn “Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12”, chương trình nâng cao, nhà xuất bản Giáo dục (2008), tác giả Lê Quang Hưng định hướng

Trang 12

phân tích kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có nói tới những

sáng tạo nghệ thuật của tác giả Lưu Quang Vũ nhưng chỉ đề cập đến những điểm sau:

+ Qua diễn biến của xung đột kịch, cho thấy Lưu Quang Vũ đã khéo dồn nén mâu thuẫn, đẩy tình huống kịch lên cao trào rồi giải quyết thật tự nhiên, hợp lí

+ Lưu Quang Vũ đã khéo mượn lời các nhân vật khác - những người thân trong gia đình Trương Ba để chỉ ra điều đó (nỗi đau khổ của hồn Trương Ba)

- Cuốn “Lưu Quang Vũ - Tài năng và lao động nghệ thuật” do tác giả

Lưu Khánh Thơ biên soạn, nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội (2000)

có các bài viết về vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Phan Ngọc, Cao

Minh, Lưu Khánh Thơ Các tác giả này đều nhấn mạnh đến sự sáng tạo nghệ thuật nổi bật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch này là khai thác các mô típ dân gian để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá nhân và phong cách riêng Ý nghĩa của vở kịch không chỉ đề cập đến chuyện của một thời mà còn đề cập đến chuyện của muôn đời

- Bài “Nhân đọc và xem Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, của tác giả Phan Trọng Thưởng nêu rõ: Vở kịch vừa mang ý nghĩa tự nó, vừa mang ý nghĩa cho

nó Nghĩa tự nó của “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là sự hòa hợp và ý thức đạo

lý về phần hồn và phần xác của con người Còn nghĩa cho nó là cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách con người Tác giả Phan Trọng Thưởng cũng nói đến sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch:

Khai thác triết lí nhân sinh trong truyện cổ tích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”… Từ triết lí nhân sinh trong truyện cổ tích, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo

nên một tác phẩm đa nghĩa

- Cuốn “Lưu Quang Vũ - về tác gia và tác phẩm” của Lý Hoài Thu -

Lưu Khánh Thơ, NXB Giáo dục (2007) có một số bài viết về những sáng tạo

Trang 13

nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng

thịt”

Tất cả những bài viết trên đều tập trung làm sáng tỏ và phong phú thêm vai trò của đọc - hiểu văn trong dạy và học tác phẩm văn chương trong nhà trường, cùng với các công trình nghiên cứu vể tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã đưa ra những phương hướng tiếp cận văn bản này Đã giúp người viết có một cách nhìn nhận về hướng đi về vấn đề đọc - hiểu, và đoạn trích

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” trong nhà trường để từ đó vận dụng vào đề tài của mình

3 Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này tôi tập trung nghiên cứu phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” theo định hướng phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh, làm rõ các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn phát triển cho học sinh cùng các phương pháp thực hiện để học sinh phát huy được các năng lực đó Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi cho các năm sau

Trang 14

Như đã trình bày ở phần lịch sử đề tài, thành công của khóa luận sẽ là một đóng góp thiết thực vào chỗ về lí luận về phương pháp dạy văn, đây là khâu hoàn thiện và là khâu đột phá cho hoạt động thiết kế và soạn giảng của giáo viên Mặt khác đưa ra các phương pháp dạy học tích cực cùng hệ thống câu hỏi cho giờ học tác phẩm của Lưu Quang Vũ nhằm phát triển các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn cho HS THPT

b Về mặt thực tiễn

Xây dựng các phương pháp, kĩ thuật cùng các câu hỏi cho giờ dạy học tác phẩm của Lưu Quang Vũ sẽ mở ra một hướng đi hiệu quả không những cho việc giảng dạy tác phẩm của ông nói riêng mà còn cho cả việc giảng dạy các tác phẩm có cùng thể loại Hạn chế được tình trạng mày mò, lúng túng của phần đông giáo viên khi triển khai cho học sinh khám phá tác phẩm, góp phần loại

bỏ những câu hỏi mang tích chất chiếu lệ, rườm rà, những câu hỏi chưa thực sự khơi dậy năng lực đọc - hiểu của các em

7 Cấu trúc khóa luận

Luận văn ngoài phần mở đầu ra gồm 3 phần:

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Phát triển năng lực ngữ văn cho học sinh THPT qua dạy học đọc hiểu đoạn trích “Hồn trương ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ)

Chương 3: Thiết kế giái án thực nghiệm

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

NỘI DUNG

Trang 15

- hiểu

Đọc - hiểu có nghĩa là vừa đọc vừa tìm hiểu Vì trong thực tế có người đọc mà không hiểu hoặc hiểu song không hết các lớp nghĩa tiềm ẩn trong văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật được ký mã khá công phu của người nghệ sỹ

“Đọc văn chương là đọc cái phần chủ quan của người viết bằng cách đồng hoá tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của nó vào trang sách Đọc là đón đầu những gì mà mình đọc qua từng chữ, từng câu, từng đoạn rồi quay về những gì đọc đã qua để chứng kiến và đi tìm hợp lực của tác giả, để tác phẩm được tái tạo trong tính cụ thể và giàu trưởng tượng” [8, tr.29] Hiểu tác phẩm văn

chương là phát hiện và đánh giá mối quan hệ hữu cơ giữa lớp nghĩa trong tính chỉnh thể và toàn vẹn của tác phẩm Để nhận biết được mối quan hệ giữa nội

Trang 16

dung và hình thức tiềm ẩn trong tác phẩm văn chương và cảm nhận được triết

lý nhân sinh mà tác giả muốn gửi gắm trong đó

Với sự kiến giải trên, giáo sư đã đưa ra khái niệm“Đọc - hiểu văn chương

là phân tích mối quan hệ biện chứng giữa ba tầng cấu trúc của tác phẩm tìm

ra sự quy chiếu và giá trị riêng của nó” Từ những vấn đề có tính chất lý luận

trên, giáo sư đưa ra những bài học sư phạm bổ ích “Dạy đọc - hiểu là dạy người

tiếp nhận cách thức đọc ra nội dung trong những mối quan hệ ngày càng bao quát văn bản” [8, tr.88]

Đọc - hiểu văn bản không chỉ là hoạt động chiếm lĩnh kiến thức của riêng phân môn Văn học mà còn là đầu mối cho việc vận dụng và liên thông kiến thức đối với phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn

Dạy học sinh theo phương thức đọc - hiểu là biểu hiện rõ nét nhất của việc “Đổi mới phương thức dạy và học, nhằm phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh”

1.1.1.2 Vấn đề đọc hiểu văn bản văn học trong trường THPT

Quá trình phân tích bản chất, cơ sở khoa học và nghệ thuật của hoạt động đọc - hiểu đã đồng thời cho ta thấy rõ nội dung đọc - hiểu trong nhà trường Đó

là quá trình kích hoạt học sinh tham gia vào việc vừa đọc vừa tìm hiểu văn bản

theo mục giáo dục đặt ra “Giảng nghĩa, bình văn cũng là đọc - hiểu, nhưng đó

là đọc - hiểu của người dạy, còn đọc - hiểu của người học sẽ là chiếm lĩnh văn học bằng đối thoại, lấy câu hỏi do thày thiết kế làm phương tiện” [3, tr.5]

Tiếp nhận là một hoạt động tạo nghĩa của người đọc vì vậy khi chưa có hoạt động đọc thì tác phẩm văn học chỉ tồn tại như một mô hình nghệ thuật

Tác phẩm văn học chỉ thực sự có sự sống và có ý nghĩa khi bạn đọc biến

nó thành sự kiện trong tâm hồn mình Nói một cách khác là dạy đọc - hiểu là quá trình hoá tâm lý và hoạt động nhận thức của người học để từ đó họ tìm thấy

sự liên thông, kết nối thế giới hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm và thế giới

Trang 17

quan của tác giả Từ đấy mô hình tiềm năng trong tác phẩm được hình dung thành bức tranh cuộc sống

Như vậy khái niệm đọc - hiểu mang tính định hướng dạy học cụ thể hơn, tích cực hơn so với khái niệm tìm hiểu, phân tích trong các giáo án truyền thống

1.1.2 Lí thuyết tiếp nhận

1.1.2.1 Khái niệm

NNC Nguyễn Thanh Hùng trong “Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương” lại cho rằng: Tác phẩm là quá trình đem lại cho người đọc sự hưởng thụ và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động để củng cố và phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần và năng lực của con người trước đời sống

Các tác giả trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” quan niệm: Tiếp

nhận văn học là: “Hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của các

tác phẩm văn học, bắt đầu về sự cảm nhận văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến tác phẩm văn học” [4, 325]

Tiếp nhận văn học là hoạt động đọc hoặc nghe để thưởng thức tác phẩm, chiếm lĩnh các giá trị văn học với mục đích giải trí, tìm hiểu nghiên cứu học tập hoặc bồi dưỡng năng lực sáng tác Thông qua ngôn từ người đọc dùng trí tưởng tượng của mình, bồi đắp những khoảng trống được mở để dựng lên một thế giới sinh động hoàn chỉnh, nhờ đó mà hiểu biết đối tượng được thể hiện, thưởng thức cái hay, cái đẹp và hiểu được tiếng nói của tác giả

Tiếp nhận văn học là hoạt động giao tiếp đặc biệt giữa tác phẩm với người đọc Gần đây nhất, kế thừa và phát triển những thành tựu của lí thuyết tiếp nhận, chuyên luận "Đọc và tiếp nhận văn chương” (NXB Giáo dục) đã trả đọc về đúng vị trí xứng đáng của nó trong quá trình khám phá chiều sâu của tác

phẩm văn chương Tác giả Nguyễn Thanh Hùng khẳng định "Tiếp nhận văn

Trang 18

học là một quá trình vì nó chỉ diễn ra theo một hoạt động duy nhất là đọc văn

- một thứ văn bản được kiến tạo bằng thời gian" Thông qua quá trình đọc văn

với những yêu cầu riêng của một hoạt động tinh thần dựa trên một đối tượng thẩm mĩ, mục đích tiếp nhận là để hiểu được tác phẩm văn chương Như vậy đọc là hoạt động bao trùm xuyên thấm mọi tầng nấc cảm thụ và hiểu biết về tác phẩm văn chương trong hệ thống các hoạt động tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa

và bình giá

1.1.2.2 Quá trình tiếp nhận văn bản văn học trong trường THPT

- Đọc tác phẩm

Tác phẩm văn học tồn tại dưới dạng văn bản là một hệ thống khách quan

là lớp vỏ ngôn từ được tổ chức theo một kiểu, loại nào đó phù hợp vào chức năng nó phải thực hiện theo dụng ý của nhà văn Cho nên, bước đầu tiên chiếm lĩnh tác phẩm văn học đó là phải đọc để giải mã hệ thống kí hiệu ngôn ngữ đó Nếu như với những môn khoa học thực nghiệm để khai thác thông tin người ta

có thể tiến hành thí nghiệm, trực quan… thì với tiếp nhận văn học, đọc là bước đầu tiên, không thể thay thế Với mỗi loại văn bản khác nhau sẽ có những cách đọc khác nhau

cụ thể sâu sắc về đối tượng Song cùng với việc chia tách đối tượng, người đọc còn phải ghép hợp chúng lại để có thể nhìn nhận chúng ở tầm bao quát Bởi nếu chỉ dừng lại ở thao tác phân tích, HS mới chỉ “thấy cây mà không thấy rừng” Bởi vậy, trên nền tảng những hiểu biết cụ thể về tác phẩm, HS phải tiến hành

Trang 19

thao tác tổng hợp, khái quát hóa để xác định chủ đề tư tưởng của tác phẩm,

cũng là thông điệp nghệ thuật mà nhà văn muốn chuyển đến người đọc

- Hoạt động cắt nghĩa tác phẩm

Đây là hoạt động cuối cùng của tiếp nhận văn học Đó là hoạt động mang tính chủ quan, thể hiện thái độ đánh giá của người đọc Người đọc có thể đồng tình hoặc phê phán, ngợi ca hay phản đối một cách hoàn toàn chủ quan Xu hướng quan trọng của bình giá là đi từ nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Những bình giá chủ quan không có nghĩa là xuyên tạc, thích nói gì thì nói Việc bình giá phải dựa trên cơ sở việc đọc, phân tích, cắt nghĩa tác phẩm một cách khoa học và có trách nghiệm

Trên đây là con đường chiếm lĩnh tác phẩm văn học Con đường này chưa bao giờ được coi là bằng phẳng, trơn tru mà nó luôn bị cản trở bởi sự

“chuyên chế về khoảng cách” Đó là khoảng cách về không gian, khoảng cách

về thời gian, khoảng cách về ngôn ngữ, tâm lí, văn hóa… Sự chuyên chế này không bao giờ mất đi mà nó chỉ có thể rút ngắn Bởi thế có nhiều biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm khắc phục các khó khăn do khoảng cách tiếp nhận gây ra Từ đó, tôi xác định sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp

dạy học theo hướng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào đọc hiểu văn bản để từ đó phát huy các năng lực Ngữ văn của HS THPT nhằm

khắc phục những hạn chế trong dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn và tạo cho các em cách học văn đạt hiệu quả hơn, hứng thú hơn đối với môn học

1.1.3 Năng lực Ngữ văn

1.1.3.1 Khái niệm

“Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng 1998) có

giải thích: Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để

thực hiện một hoạt động nào đó Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”

Trang 20

Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành

năm 2014 thì: “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và

có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có,

đó là các năng lực chung, cốt lõi” [1, tr 49]

Có rất nhiều cách để hiểu về năng lực Ngữ văn Căn cứ và mục tiêu, tính chất và nội dung chương trình môn học từ trước đến nay; từ cách hiểu chương trình về năng lực, có thể nói năng lực Ngữ văn là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng cơ bản về Văn học và Tiếng Việt để thực hành giao tiếp trong cuộc sống Năng lực Ngữ văn gồm hai năng lực bộ phận là: Năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản

Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là thông qua môn học, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định

1.1.3.2 Cấu trúc

Một năng lực là tổ hợp đo lường được các kiến thức, kĩ năng , thái độ mà một người cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong bối cảnh thực và có nhiều biến động Để thực hiện một nhiệm vụ, công việc có thể đòi hỏi những năng lực khác nhau Vì năng lực được thể hiện thông qua việc thực hiện nhiệm

Trang 21

vụ nên người đọc cần chuyển hóa những kiến thức, kĩ năng , thái độ có được vào giải quyết những tình huống mới và xảy ra trong môi trường mới

- Kiến thức

Kiến thức là cơ sở hình thành và rèn luyện năng lực là những kiến thức

mà người học phải năng động, tự kiến tạo, huy động được Việc hình thành và rèn luyện năng lực được điền theo hình xoáy trôn ốc, trong đó các năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới; và đến lượt mình, kiến thức lại đặt cơ sở để hình thành những năng lực mới

- Kĩ năng

Kĩ năng theo nghĩa hẹp là thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong môi trường quen thuộc Kĩ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm,… giúp cá nhân có thể thích ứng khi hoàn cảnh thay đổi

- Thái độ

Kiến thức, kĩ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực hoạt động nào đó Không thể có năng lực về toán nếu không có kiến thức được thực hành, luyện tập trong những dạng bài khác nhau Tuy nhiên, chỉ

có kiến thức, kĩ năng trong một lĩnh vực nào đó thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quả nguồn kiến thức, kĩ năng cùng với thái độ, giá trị, trách nghiệm bản thân để thực hiện thành công các nhiệm

vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiến khi điều kiện và bối cảnh thay đổi

1.1.4 Những năng lực Ngữ văn của học sinh THPT

Các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến là:

1.1.4.1 Năng lực đọc - hiểu

Đọc hiểu là một trong những năng lực tối thiểu cần thiết cho một học sinh chuẩn bị bước vào cuộc sống trưởng thành và cũng là những giá trị nền

Trang 22

tảng không thể thiếu trong quá trình học tập suốt đời Vì thế đọc và dạy học đọc

là một trọng tâm quan trọng trong chương chình dạy tiếng của các quốc gia nói

chung và việc dạy Tiếng Việt - Văn học Việt Nam nói riêng Yêu cầu “về đọc

của chương trình Ngữ văn Việt Nam có sự thay đổi qua từng giai đoạn không chỉ dừng lại ở yêu cầu đọc để thu thập và truyền đạt thông tin” Việc tiếp cận

năng lực cho người học trong đó có năng lực đọc hiểu đáp ứng yêu cầu giải quyết nhiệm vụ, tình huống phức tạp và đa dạng của cuộc sống thực là xu thế tất yếu của giáo dục thời đại Năng lực đọc hiểu được xem là năng lực nền tảng của việc tiếp cận tác phẩm văn chương

1.1.4.2 Năng lực cảm thụ thẩm mĩ

Năng lực cảm thụ thẩm mĩ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra được các giá trị thẩm mĩ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống, thông qua những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện Như vậy, năng lực cảm thụ (hay năng lực trí tuệ xúc cảm) thường dùng với hàm nghĩa nói về các chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân Chỉ số này mô tả khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc

1.1.4.3 Năng lực tiếp nhận

Năng lực tiếp nhận thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc đọc hoặc nghe để thưởng thức tác phẩm Năng lực tiếp nhận đòi hỏi học sinh thông qua ngôn từ người đọc dùng trí tưởng tượng của mình, bồi đắp những khoảng trống để dựng lên một thế giới sinh động hoàn chỉnh, nhờ đó mà hiểu biết đối tượng được thể hiện, thưởng thức cái hay, cái đẹp và hiểu được tiếng nói của tác giả

1.1.4.4 Năng lực đánh giá

Năng lực đánh giá tác phẩm là năng lực nhìn nhận, phát hiện giá trị của tác phẩm ở tầm khái quát, vĩ mô trong nhiều quan hệ giữa tác phẩm với tác giả,

Trang 23

với những tác phẩm khác của các tác giả khác, với đời sống xã hội phát sinh của tác phẩm, với đời sống xã hội ngày nay Năng lực đánh gía tác phẩm đòi hỏi HS phải có những hiểu biết tác phẩm, phải đặt tác phẩm trong nhiều quan hệ so sánh, đối chiếu với thời đại với các sáng tác và tác phẩm… để có thể đưa ra được những nhận định khách quan có giá trị về vai trò, về vị trí của tác phẩm trong lịch sử sáng tác của nhà văn cũng như ở tiến trình lịch sử văn học

Một số giáo viên cho rằng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một vở kịch

hay, vấn đề được phản ánh trong tác phẩm dễ hiểu hơn so với một số kịch bản khác Vì vậy học sinh dễ tiếp nhận giá trị nội dung, cả giáo viên và học sinh đều có hứng thú khi học tác phẩm

Đa số giáo viên được hỏi đều có chung một tâm tư là không thích dạy

đoạn trích kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và họ gặp nhiều khó khăn

trong quá trình dạy học, ví dụ như các ý kiến sau:

- Dạy kịch đã không thích rồi, dạy kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

càng không thích

Trang 24

- Không chỉ giáo viên mà học sinh cũng không có hứng thú học tác phẩm Vì học sinh không thích kịch, nội dung của vở kịch không phù hợp với lứa tuổi của các em

- Tôi cũng thấy vở kịch hay, song không biết dạy thế nào cho học sinh thấy hay, cho khác biệt với những tác phẩm thơ và văn xuôi Giáo viên khó khơi gợi hứng thú cho học sinh khi dạy đoạn trích

Qua thực tế dạy học trên, chúng tôi thấy, giáo viên còn lúng túng trong việc định hướng dạy học đoạn trích này, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học để phát huy tính tích cực học tập của học sinh Vậy làm thế nào để cả giáo viên và học sinh có hứng thú với tác phẩm? Làm thế nào để kết quả dạy học được như mong muốn? Đó là điều trăn trở của chúng tôi khi dạy học đoạn trích kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

Hiện nay trong các nhà trường THPT, đoạn trích kịch bản “Hồn Trương

Ba, da hàng thịt” đã được dạy theo phương pháp đổi mới theo định hướng phát

triển năng lực Các giáo viên đã đưa được một số phương pháp dạy học tích cực vào trong các giờ dạy như: Đóng vai, thảo luận nhóm, sử dụng hệ thống câu hỏi… Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực Ngữ văn cho HS vẫn còn hạn chế:

- Chưa phát huy hết được các năng lực của các em

- Chưa tạo được hứng thú học tập đối với bài học

Do đó để các em có thể phát huy được hết khả năng, năng lực của mình cũng như tạo hứng thú học tập cho các em đối với môn Ngữ văn nói chung và đoạn trích kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” cần phải sử dụng các PPDH theo đặc thù của môn học và các PPDH chung một cách phù hợp nhằm từng

bước nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn

Trang 25

Chương 2 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH “HỒN TRƯƠNG BA,

DA HÀNG THỊT” (LƯU QUANG VŨ) 2.1 Nguyên tắc

2.1.1 Tính sáng tạo

Mỗi mô hình lí luận dạy học, PPDH đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế nhất định Nhưng khi xem xét việc thực hiện một mục tiêu dạy học nhất định thì có một số PPDH có khả năng cao hơn các PPDH khác Chẳng hạn nếu đặt mục tiêu nhanh chóng truyền nội dung quy định thì PPDH thuyết trình có

vị trí quan trọng Nhưng nếu đặt mục tiêu phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh thì vấn đề sẽ khác đi Vì vậy mà PPDH cần phát huy được khả năng sáng tạo của HS

2.1.2 Tính khoa học

Giữa nội dung và PPDH có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp quy định lẫn nhau Ở bình diện kĩ thuật dạy học, PPDH cần tương thích với nội dung dạy học Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định

2.1.3 Tính thực tiễn

a Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các

PPDH

b Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán,

gây hứng thú cho học sinh Cần thay đổi PPDH sau 15, 20 phút

c Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà học sinh, giáo viên đã thành thạo

Ở đây đề cập đến PPDH diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật chất, đặc biệt là thiết bị dạy học Đương nhiên là cần phải lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện của nhà trường, của phòng thí nghiệm

Trang 26

2.2 Vận dụng dạy học đọc hiểu đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nhằm phát triển năng lực Ngữ văn cho HS THPT

Trong dạy học nói chung, không có phương pháp nào giữ vai trò đọc tôn Bởi mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, mhược điểm nhất định Vì vậy, việc sử dựng phối hợp linh hoạt các phương pháp để hỗ trợ cho nhau là một việc làm rất cần thiết đối với giáo viên

Để dạy Đọc - hiểu đoạn trích kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

theo định hướng phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh Giaó viên cần phải xác định các năng lực cần hướng tới của học sinh ở đây là gì? Sau đó đưa ra những phương pháp, kĩ thuật… khác nhau vào để giúp học sinh đạt được phát triển năng lực đó

2.2.1 Phát triển năng lực đọc - hiểu

Mục tiêu:

Năng lực đọc - hiểu không chỉ được rèn luyện từ học THPT mà đã được hình thành từ cấp tiểu học Nhưng đối với cấp tiểu học là đọc chữ cho thành thạo thì đối với THPT được nâng cao hơn nhằm phát triển các năng lực cho học sinh THPT Đọc không chỉ là đọc đúng mà còn là đọc hay, đặc biệt là HS có cách tiếp cận tác phẩm một cách nhanh nhất để từ đó hiểu tác phẩm (nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm, thông điệp… mà tác giả gửi gắm)

2.2.1.1 Phương pháp đọc diễn cảm

Nếu lời văn trong văn bản kịch chủ yếu là lời thoại trực tiếp của nhân vật tham gia vào các biến cố đời sống, thì phương pháp đọc diễn cảm sẽ đặt ra yêu cầu tái hiện lại giọng điệu, tính cách của nhân vật trong kịch bản.Phương pháp đọc diễn cảm là một hoạt động sáng tạo trong quá trình nhận thức của con người

Phương pháp đọc diễn cảm với rất nhiều ưu điểm nên các giáo viên thường tận dụng mọi khả năng để pháy huy sức mạnh của nghệ thuật đọc diễn

Trang 27

cảm Với đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một văn bản kịch nên việc đọc diễn cảm sẽ diễn ra theo hình thức đó là: Từng đoạn hội thoại tương ứng với các nhân vật hội thoại trong đoạn trích

Ví dụ trong phân đoạn 1: Hồn Trương Ba và xác hàng thịt

Trương Ba hiện lên của một con người đang ngồi “ôm đầu” đã cho người đọc thấy hình ảnh của một con người cô độc hiện lên trước màn ảnh đầy sự đau khổ xâm lấn lại kết hợp cùng lúc của ba phủ định từ liên tiếp

Trương Ba: “Không! Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi mãi! “Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi” đầy chán nản, ngán ngẩm hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ Lời thoại của hồn Trương Ba là các câu cảm thán ngắn, lời văn dồn dập, hối thúc thể hiện tâm trạng căng thẳng, bức bách đau khổ, dằn vặt, quẫn bách đến cùng cực

Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng nghe hồn tự độc thoại nói và đang tự dày vò mình xác lên tiếng ngay: “Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác…”

Nghe thấy hồn đánh giá mình thấp kém, xác hỏi lại đầy thách thức, giọng thay đổi linh hoạt đầy châm chọc “Có thật thế không?” Câu hỏi của xác khiến cho hồn chùn bước và đuối lí, buộc phải dần nhượng bộ, xác nhận sự ảnh hưởng của xác: “Nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng

có được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…”

Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu

Trang 28

2.2.1.2 Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo “một vai giả định” Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đúng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình

Đây là một tác phẩm kịch bản, có các lời thoại của các nhân vật Vì vậy phải có sự phân vai các nhân vật trong tác phẩm nhằm giúp người nghe có thể hấp thu tác phẩm một cách tốt nhất Bên cạnh đó sẽ giúp các em học sinh hiểu sâu sắc hơn về nhân vật Với mỗi nhân vật sẽ có tính cách và giọng đọc khác nhau nên các em học sinh cần lưu ý

GV hướng dẫn HS đọc phân vai toàn bộ phần văn bản kịch trong SGK,

GV đọc các phần lược trích HS cố gắng chuyển tải các chỉ dẫn sân khấu trong giọng đọc để thể hiện đúng hành động, thái độ, tình cảm, cảm xúc và tính cách của nhân vật:

Cách tiến hành có thể như sau:

Bước 1: Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm

và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai

Bước 2: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai

Các nhóm lên đóng vai

Bước 3: Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai

- Vì sao em lại ứng xử như vậy?

- Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ? Khi nhận được cách ứng xử (đúng hoặc sai)

Bước 4: Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao?

Bước 5: Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống Những điều cần lưu ý

Trang 29

* Ví dụ trong đoạn trich kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

Lời của xác anh hàng thịt (trong màn đối thoại giữa hồn và xác) có giọng điệu: Mỉa mai, chế diễu, tự đắc, vuốt ve, lấn lướt

Ngôn ngữ kịch ở nhân vật hồn Trương Ba thay đổi theo từng tình huống kịch, khi thì quyết liệt, khẳng định sự toàn vẹn, trong sạch thẳng thắn của bản thân Khi thì bế tắc tuyệt vọng, bần thần đành quay về thân xác anh hàng thịt Lúc thẫn thờ đau đớn vì biết mình khác dần đi trong mắt người khác Khi thì quyết liệt trong những tuyên ngôn về lẽ sống… Để cuối cùng lựa chọn một hướng giải thoát để mình được là mình, nhẹ nhành và thanh thản

Khi đến lời thoại của các nhân vật trong hồn Trương Ba cần chú ý dến tuổi tác, mối quan hệ với nhân vật chính để có cách giải quyết cho phù hợp:

Lời người vợ: Đau khổ và dằn dỗi

Lời chị dâu chia sẻ: Xót xa, thương cảm, lo lắng

Lời cháu gái: Bực bội, quyết liệt

Lời tiên Đế Thích: Dẫu là người cõi tiên nhưng cách nói năng và ngôn ngữ rất đời thường, đôi chỗ thoáng hiện nụ cười khi người đọc liên tưởng đến những vấn đề xã hội được nhắc đến bóng gió qua lời kể của nhân vật

2.2.2 Phát triển năng lực tiếp nhận

Mục tiêu:

Với năng lực tiếp nhận văn học sẽ giúp các em hiểu biết thêm những kiến thức mới một cách nhanh nhất Hơn thế nữa còn thúc đẩy quá trình sáng tạo của học sinh khi đến với tri thức mới

2.2.2.1 Sử dụng phương tiện dạy học trực quan

Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nhiệm, thực hành trong dạy học.Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học

Trang 30

Một điều mà giáo viên cần lưu ý là nếu nội dung bài học chỉ được truyền thụ tới học sinh dưới dạng văn bản thì học sinh có thể kém hứng thú, nếu chỉ truyền tin theo một chiều, không có sự hồi đáp thì thông tin thu được của người học chỉ phiến diện, không đầy đủ hoặc bị biến dạng, có khi dẫn đến việc hiểu sai nội dung Theo quan điểm công nghệ thông tin để đổi mới phương pháo dạy học, người giáo viên tìm ra những “Phương pháp là tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”

Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, trong quá trình tổ chức dạy học các văn bản kịch giáo viên có thể sử dụng các phương tiện dạy học:

Minh họa bằng máy chiếu trích đoạn vở kịch

Trong dạy học đoạn trích, việc trích dẫn tư liệu để dẫn vào bài, để giới thiệu tác giả, tác phẩm (bao gồm các trích đoạn sân khấu tương ứng với văn bản được học) không những làm tăng hứng thú và hiệu quả dạy học đọc - hiểu,

mà còn yêu cầu dạy học tích hợp văn học kịch với những thông tin về nhà soạn kịch và tác phẩm sân khấu

Ví dụ: Trong tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” giới thiệu bài qua

màn hình phát một đoạn kịch sân khấu trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, từ đó giới thiệu nét đặc sắc của nghệ thuật sân khấu kịch

2.2.2.2 Phương pháp vấn đáp

Phương pháp vấn đáp là quá trình tương tác giữa người dạy với người học được thực hiện thông qua hệ thống đặt câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được người dạy và người học đặt ra Kết quả là dưới sự dẫn dắt của người dạy, người học thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình: Khám phá và lĩnh hội được đối tượng học tập

Trong phương pháp vấn đáp, người dạy là người khởi xướng và điều khiển quá trình trao đổi giữa người dạy với người học, còn người học dựa trên câu hỏi những gợi mở để phát hiện vấn đề và tìm lới đáp cho câu hỏi của giáo

Trang 31

viên Yếu tố quyết định sự thành công của phương pháp này là hệ thống đặt câu hỏi, cách hỏi và thời điểm hỏi của giáo viên Đặc biệt chú ý đến các loại câu hỏi:

Khi đặt câu hỏi cần sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS - GV và HS - HS Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham

gia HS càng nhiều; HS sẽ học tập tốt hơn Vì thế mà ta cần sử dụng Kĩ thuật đặt câu hỏi: Trong dạy học theo phương pháp cùng tham gia, GV thường phải

sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin kiến thức,

kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để trao đổi, hỏi thêm GV và các học sinh khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ

Bước 4: GV nhận xét và rút ra kết luận cuối cùng

Muốn phát huy được vai trò chủ thể của HS trong học tập thì có rất nhiều cách, trong đó đặt câu hỏi trong giờ học là một biện pháp hữu hiệu Đọc câu hỏi đúng lúc chắc chắn sẽ khơi gợi được tư duy và mong muốn được trả lời bằng hiểu biết của mình Bởi thông qua các câu hỏi mà GV đặt ra, HS bắt buộc phải tự tư duy để tìm ra các câu trả lời GV chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, khơi gợi cho HS tự chiếm lĩnh kiến thức cũng như các phương pháp

để chiếm lĩnh các kiến thức đó

Ví dụ: Đối với phần đọc và tìm hiểu chú thích

Bước 1: GV đưa ra câu hỏi:

Trang 32

Câu 1: Cho biết vì sao hồn Trương Ba phải sống nhờ trong thân xác anh

hàng thịt? (Hướng dẫn HS dựa vào tích cũ toàn văn bản để trả lời)

DKTL: Các mâu thuẫn chủ yếu trong đoạn trích:

Mâu thuẫn quyền lực (mâu thuẫn của Ngọc Hoàng, Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu)

Mâu thuẫn giữa hồn Trương Ba và da hàng thịt

Mâu thuẫn trong hồn Trương Ba

Mâu thuẫn giữa những người trong gia đình với hồn Trương Ba

Mâu thuẫn giữa hồn Trương Ba với Đế Thích

Câu 3: Mâu thuấn quyền lực được thể hiện như thế nào?

DKTL: Các nhân vật Ngọc Hoàng, Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu trong nhóm mâu thuẫn này đều là những người có quyền lực Ngọc Hoàng có thể trị tội Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu lại có thể trị tội người hạ giới (bằng cách gạch tên) hay cho sống lại thì được sống lại Tưởng Ngọc Hoàng là to nhất nhưng quyền hành lại là bà “Tây Vương Mẫu” Người

hạ giới coi các vị tiên, vị thần trời đều tốt đẹp, đều thánh thiện nhưng không ngờ trên trời dưới đất đều thế cả Họ cũng thiếu bản lĩnh, sợ quyền uy (chẳng

ai cưỡng lại được lệnh bà Vương Mẫu), “Hai ông Nam Tào, Bắc Đẩu tắc trách gạch tên bừa” khiến người hạ giới phải chết oan (như Trương Ba, cu Tị) Rồi chính họ cũng có những bi kịch không được là chính mình như chính Đế Thích

Trang 33

“Tự bạch”: “Ở bên ngoài tôi đâu được sống theo những điều bên trong tôi nghĩ bên trong Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng”

Bước 2: Dành thời gian cho HS suy nghĩ trả lời

Bước 3: GV tóm tắt câu trả lời của HS, nhận xét kiến thức mà HS trả lời đúng và bổ sung kiến thức còn lại

Bước 4: Rút ra kết luận cuối cùng

2.2.3 Phát triển năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ

Mục tiêu:

Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn Ngữ văn, gắn với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học, năng lực cảm xúc được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong quá trình người học tiếp nhận tác phẩm văn chương, năng lực cảm xúc được thể hiện ở những phương diện:

- Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật

- Nhận ra giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn học: Cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,… từ đó cảm nhận được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm

- Cảm hiểu được những giá trị của bản thân qua việc tìm hiểu tác phẩm văn học

2.2.3.1 Phương pháp nêu vấn đề

Nêu vấn đề là phương pháp sử dụng câu hỏi chưa nhiều mâu thuẫn (giữa cái đã biết và cái chưa biết) để tạo được tình huống có vấn đề nhằm kích thích được tính tích cực, chủ động và thúc đẩy tư duy sánh tạo trong hoạt động cảm thụ văn học của học sinh Câu hỏi nêu vấn đề không nhằm tái hiện những kiến

Trang 34

thức sẵn có mà đòi hỏi học sinh tận dụng những kiến thức có sẵn để giải quyết một tình huống mới Với loại câu hỏi này nhằm làm nhằm đạt đến kiến thức chưa có được trong nhận thức của học sinh Kiến thức mới này không phải là kết quả của một vài cách thức chiếm lĩnh quen thuộc mà phải bằng sự tổng hợp của nhiều biện pháp tái hiện, tổng hợp và suy luận

Ví dụ: Đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

Câu 1: Để cho hồn Trương Ba quyết định chết hẳn, không nhập vào xác

cu Tị, cách giải quyết xung đột của nhà văn như vậy có hợp lí không?

DKTL:

Cách giải quyết xung đột hợp rất hợp lí:

Tình tiết sắp xếp hợp lí: Cuộc đối thoại giữa hồn và xác (thắt nút) > cuộc đối thoại với Đế Thích > cái chết của cu Tị (mở nút) > hồn Trương Ba hình dung những rắc rối khi nhập vào xác đứa trẻ con, lòng yêu thương mẹ con cu

Câu 2: Việc hồn Trương Ba từ chối sự giúp đỡ của Đế Thích, không chịu

nhập hồn vào cu Tị Điều đó cho thấy ông Trương Ba là con người như thế nào? Qua đó, em hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa tính cách, nội tâm nhân vật của tác giả?

Ngày đăng: 06/11/2017, 12:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đỗ thị Châu (tháng 3 năm 2014), Về khái niệm đọc - hiểu ngôn ngữ, (số 80), Tạp chí giáo dục, tr 22 - 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về khái niệm đọc - hiểu ngôn ngữ
3. Trần Đình Chung (2004), Tiến tới một quy trình đọc hiểu văn trong bài học Ngữ văn mới, Văn học và tuổi trẻ, số 2, tr. 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới một quy trình đọc hiểu văn trong bài học Ngữ văn mới
Tác giả: Trần Đình Chung
Năm: 2004
4. Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), “Từ điển thuật ngữ văn học”, NXB Giaó dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giaó dục
Năm: 2007
5. Nguyễn Trọng Hoàn (tháng 4/năm 2003), Một số vấn đề đọc hiểu văn bản Ngữ văn, (số 26), Tạp chí giáo dục số 56, tr26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Một số vấn đề đọc hiểu văn bản Ngữ văn
6. Nguyễn Trọng Hoàn (2004), “Đọc hiểu văn bản ngữ văn 7”, NXB Giaó dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc hiểu văn bản ngữ văn 7
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: NXB Giaó dục
Năm: 2004
7. Nguyễn Thanh Hùng (2000), “Hiểu văn - dạy văn”, NXB Giaó dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểu văn - dạy văn
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: NXB Giaó dục
Năm: 2000
8. Nguyễn Thanh Hùng (2002), “Đọc và tiếp nhận văn chương”, NXB Giaó Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và tiếp nhận văn chương
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: NXB Giaó Dục
Năm: 2002
9. Nguyễn Thanh Hùng (2003), “Năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương của học sinh THPT”, Tài liệu in, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương của học sinh THPT
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Năm: 2003
10. Lê Quang Hưng (2008), “Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12”, chương trình nâng cao, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích bình giảng tác phẩm văn học" 12
Tác giả: Lê Quang Hưng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
11. Phan Trọng Luận (1977), “Phân tích tác phẩm trong nhà trường”, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác phẩm trong nhà trường
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1977
12. Phan Trọng Luận (chủ biên) - Trương Dĩnh (2012) , “Phương pháp dạy học văn”- tập 1, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
13. Phan Trọng Luận (2001), “Phương pháp dạy học văn”, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2001
14. Viện ngôn ngữ học (2000), “Từ điển Tiếng Việt”, NXB Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Viện ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 2000
15. Vũ Nho (1999), “Nghệ thuật đọc diễn cảm”, NXB Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật đọc diễn cảm”
Tác giả: Vũ Nho
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 1999
16. Nguyễn Huy Quát (1997), “Tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học văn trong nhà trường”, ĐHSP - ĐHTN, TN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học văn trong nhà trường”
Tác giả: Nguyễn Huy Quát
Năm: 1997
17. Nguyễn Huy Quát (2003), “Phương pháp dạy học văn”, Giáo trình ĐHSP - ĐHTN, TN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn”
Tác giả: Nguyễn Huy Quát
Năm: 2003
18. Trần Đình Sử (2001), “Đọc văn, học văn”, NXB Giaó dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc văn, học văn”
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Giaó dục
Năm: 2001
19. Hoàng Phê (1998), “Từ điển tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ừ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1998
20. Lý Hoài Thu - Lưu Khánh Thơ (2007), “Lưu Quang Vũ - về tác gia và tác phẩm”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lưu Quang Vũ - về tác gia và tác phẩm”
Tác giả: Lý Hoài Thu - Lưu Khánh Thơ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
1. Bộ Giaó dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w