SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT SẦM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ CÁCH THỨC KIỂM TRA MIỆNG KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 Người thực hiện:
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT SẦM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ CÁCH THỨC KIỂM TRA MIỆNG KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
Người thực hiện: Phan Châu Phong
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA 2017
Trang 2MỤC LỤC
1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4
2.Thực sáng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm
5
3.Các giải pháp sủ dụng để giải quyết vấn đề 5
I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong thực tiễn giáo dục trung học phổ thông hiện nay, môn ngữ văn tuy là môn chính nhưng bị nhiều học sinh coi nhẹ, chỉ xem như môn điều kiện để lên lớp hoặc để được khen thưởng Việc hoc sinh không chú trọng, không đầu tư cho việc học môn ngữ văn có nhiều nguyên nhân, khách quan cũng có, chủ quan không phải là ít Môt tronng những nguyên nhân chủ quan là việc kiểm tra đánh giá trong môn ngữ văn còn nặng nề, đơn điệu, nhàm chán, áp đặt trong đó có hình thức kiểm tra đánh giá miệng Kiểm tra đánh giá miệng mà chủ yếu là kiển
Trang 3tra bài cũ đầu tiết học là một hình thức kiểm tra quan trọng trong quá trình dạy học ngữ văn, nó có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo cho học sinh niềm say mê, học bài cũ và chuẩn bị bài mới, chủ động, tích cực trong quá trình học bài trên lớp Nhưng thực tế thì ngược lại, nhiều học sinh không hứng thú, ngại, chán, thậm chí sợ việc bị kiểm tra miệng Không ít học sinh có điểm miệng rồi tự cho rằng thế là xong, không phải học bài cũ, chuẩn bị bài mới, chủ động, tích cực xây dựng bài nữa Bởi hình thức kiểm tra miệng trong môn ngữ văn từ trước đến giờ ít có sự đổi mới, chỉ là giáo viên hỏi lại những đơn vị kiến thức cũ còn học sinh học thuộc trả lời, đúng, đủ, rõ ràng là điểm cao Đây là hình thức trả bài máy móc, hạn chế sáng tạo, kìm hãm sự thể hiện năng lực cá nhân, gây nhàm chán cho học sinh Vì vậy việc đổi mới hình thức kiểm tra miệng trong môn ngữ văn là một yêu cầu thiết thực, cấp thiết trong quá trình dạy học văn ở bậc trung học phổ thông, đặc biệt là đối với học sinh lớp 10, lớp bản
lề trong việc nuôi dưỡng niềm hứng thú học môn ngữ văn Ở cấp trung học cơ
sở, học sinh rất coi trọng môn ngữ văn nhưng lên cấp trung học phổ thông thì có
sự thay đổi mạnh mẽ vì học sinh bắt đầu phân hóa theo môn học, đa số các em chọn học các môn khoa học tự nhiên, một số không học được tự nhiên nên phải chọn xã hội Chỉ có số ít học sinh là thực sự hứng thú với các môn khoa học xã hội Nếu không tạo được niềm hứng thú cho học sinh từ lớp 10 với môn ngữ văn thì lên các lớp trên học sinh càng thờ ơ, vô cảm với môn học hơn
Trước thực tế đó, tôi đã cố gắng tìm và sử dụng một số cách thức kiểm tra miệng
kích thích sự hứng thú của học sinh ở môn Ngữ Văn lớp 10 để giúp các em chủ
động hơn trong học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động, cuốn hút, hấp dẫn trong các giờ học
2 Mục đích nghiên cứu.
Việc đổi mới kiểm ta miệng là để tìm ra những hình thức kiểm tra miệng đa
dạng, phong phú, linh hoặt tạo sự hứng thú cho học sinh; kích thích sự chủ động, tích cực, sáng tạo của người học ngữ văn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, thay đổi thái độ trong môn học; nâng cao hiệu
quả của công tác dạy học ngữ văn; góp phần hình thành, phát triển những năng lực, phẩm chất cơ bản của con người trong thời đại mới
3 Đối tượng nghiên cứu.
Các cách thức kiểm tra miệng truyền thống và các cách thức kiểm tra miệng hiện đại, sáng tạo trong môn ngữ văn trung học phổ thông từ đó tổng hợp các cách thức kiểm tra miệng có thể kích thích niềm say mê, hứng thú cho học trong lớp 10 với môn ngữ văn
4 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết: tìm hiếu các tài liệu lí thuyết về mục tiêu giáo dục; chức năng vai trò của việc kiểm tra, đánh giá; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong môn ngữ văn bậc trung học phổ thông; các phương pháp dạy
Trang 4học tích cực sau đó chắt lọc, tổng hợp xây dựng cơ sở lí luận cho việc đổi mới hình thức kiểm tra miệng trong môn ngữ văn
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: điều tra các đối tượng học sinh thông qua đối thoại trực tiếp để thấy được nhu cầu, tâm lí, kết quả với môn ngữ văn; sử dụng phiếu điều tra trên diện rộng để có cái nhìn tổng quát; thăm dò ý kiến của các giáo viên trực tiếp đứng lớp để nắm được các cách thức đang được sử dung trong kiểm tra miệng; sử dung các hình thưc kiểm tra miệng mới trong thực tiến dạy học và luôn luôn lắng nghe phản hồi; điều tra kết quả môn học qua từng bài kiểm tra để thấy được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thống kê sô liệu theo hai tiêu chí sự hứng thú thực sự và kết quả thực tế trong môn ngữ văn lớp 10, trước và sau khi áp dung đổi mới các hình thức kiểm tra miệng để thấy được chính xác, cụ thể mức
độ chuyển biến của người học
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lí luận của sang kiến kinh nghiệm
Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp
thời, nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất (Nguyễn Thị Phương Hoa – Lý luận
dạy học hiện đại), thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh Do đó hoặt đông dạy học phải luôn đi liền với hoặt động kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với người học để thu
thập những thông tin cần thiết để đánh giá, đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ
phù hợp của một tập hợp các thông tin thu được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết đinh theo một mục đích nào đó (J.M.De Ketele)
Mục tiêu của kiểm tra đánh giá nói chung rất quan trọng không chỉ với giáo viên giảng dạy, với cán bộ quản lí giao dục, mà đặc biệt là với học sinh Mục tiêu quan trong nhất của kiểm tra đánh giá là vì sự tiến bộ của học sinh : cung cấp những thông tin phản hồi giúp học sinh biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức, kĩ năng nào có sự tiến bộ, những mảng kiến thức kĩ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học phài làm cho học sinh không sợ hãi, không bị tổn thương để thúc đẩy học sinh nỗ lực giúp học sinh so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân mình đã đặt ra Và cần nhận thức rằng đánh giá là một quá trình học tập, diễn
ra trong suốt quá trình dạy hoc Không chỉ giáo viên biết các cách thức và kĩ thuật đánh giá mà quan trọng không kém là học sinh phải học được cách đánh giá của giáo viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và tự biết đánh giá kết quả học tập rèn luyện của mình (Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo
hướng tiếp cận năng lực, PGS, TS Nguyễn Công Khanh)
Kiểm tra thường xuyên, trong đó có kiểm tra miệng, cũng không ngoài mục tiêu
đó, giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà
Trang 5môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình thành được động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹ năng, hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết Việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp không khí học tập sinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phó từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động, tạo hứng thú cho học sinh và đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đa số học sinh lớp 10 trường tôi có khuynh hướng chọn học các môn khoa học tự nhiên nên nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn ngữ văn Điều này dẫn đến ý thức tự giác học tập của nhiều em chưa cao Để đối phó với giáo viên các em thường học một cách thụ động, học vẹt để trả bài cốt lấy điểm cho qua môn, thậm chí một số em còn chây ì không chịu học bài Việc kiểm tra bài cũ truyền thống thường là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi Câu hỏi kiểm tra thường thiên về nhận biết, thông hiểu, ít có sự vận dung sáng tạo Việc này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lý căng thẳng cho học sinh hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc Hinh thức kiểm tra đơn điệu gây sự nhàm chán, nặng nề cho học sinh Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh lười nhác, thụ động trong học tập, chất lượng dạy và học không cao Khảo sát ở các lớp 10 tôi dạy trong hai năm học 2014 – 2015; 2015 -2016 trung bình : 30% thường xuyên học bài cũ, 45% học đối phó để có điểm, 25% hầu như không học bài cũ Những cơ sở trên đã thúc đẩy tôi áp dụng một số cách thức kiểm tra miệng kích thích sự hứng thú của học sinh trong môn Ngữ Văn
3 Các giải pháp dử dụng để giải quyết vấn đề
Như trên đã nói việc kiểm tra để lấy điểm miệng không chỉ thực hiện vào đầu của mỗi tiết học mà tùy theo từng kỹ năng, kiến thức, thái độ, phẩm chất, năng lực cần đạt có thể thực hiện vào đầu, giữa hay cuối của tiết học Muốn thực hiện được việc kiểm tra miệng đạt kết quả thì cần có những nội dung sau:
3.1 Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng:
- Công việc chuẩn bị trước hết là phải xác đinh thật chính xác cần kiểm tra
những gì Giáo viên cần xác định được mức độ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực mà học sinh thu nhận được trong quá trình học tập
- Xây dựng được hệ thống các biện pháp và hình thức kiểm tra miệng đa dạng, phong phú, linh hoặt tạo điều kiện cho sự chủ động, tích cực, sáng tạo và hứng thú của học sinh
- Câu hỏi đặt ra và các yêu cầu hoặt động cho học sinh phải chính xác, rõ ràng
để học sinh không hiểu thành hai nghĩa khác nhau dẫn đến việc trả lời lạc đề
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện dạy học phục vụ cho việc kiểm tra
- Tạo tâm thế thoải mái, hứng khởi cho học sinh
3.2 Những yêu cầu sư phạm về cách tổ chức kiểm tra miệng:
Trang 6- Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể bộc lộ một cách tự nhiên đầy đủ nhất những hiểu biết của các em
- Dựa vào những câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của học sinh mà phát hiện được tình trạng thật của kiến thức và kỹ năng, phẩm chất , năng lực, thái độ của các em
- Thái độ và cách đối xử của giáo viên với học sinh có ý nghĩa to lớn trong khi kiểm tra miệng Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, biết theo dõi hoạt động của học sinh và trên cơ sở đó rút ra kết luận về tình trạng kiến thức của học sinh
Sự hiểu biết của giáo viên về cá tính học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm sư phạm trong nhiều trường hợp là những yếu tố cơ bản giúp học sinh bộc lộ rõ thực chất
trình độ kiến thức, kỹ năng được kiểm tra.( Thái Duy Tuyên – Phương pháp dạy
học truyền thống và đổi mới NXB Giáo dục 2008)
- Trong quá trình học sinh đang trả lời câu hỏi có thiếu sót hoặc sai, nếu không
có lí do gì cần thiết giáo viên cũng không nên ngắt lời của học sinh Cùng là một sai sót nhưng giáo viên phải biết sai sót nào nên sửa ngay và sai sót nào thì nên đợi học sinh trả lời xong
- Nên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều học sinh
- Khi tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải giải quyết các khó khăn lớn sau đây: khi một hay vài học sinh được chỉ định lên bảng thì các học sinh khác trong lớp cần phải làm gì và làm như thế nào Giáo viên gọi nhiều em cùng một lúc, đưa
ra yêu cầu khác nhau phù hợp với trình độ của mỗi học sinh sau đó đặt các câu hỏi cho cả lớp sau khi các học sinh này hoàn thành xong nhiệm vụ của mình như sau: Ngoài những câu cơ bản, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra miệng Nhờ những câu hỏi bổ sung đó mà giáo viên có thể hình dung được chất lượng kiến thức của học sinh
3 3 Các cách kiểm tra miệng:
Như ta đã biết , kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong các tiết dạy Vì vậy hoạt động này phải đa dạng để tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo không khí sinh động, hứng thú, lôi cuốn trong lớp học và giúp học sinh học tập
có hiệu quả hơn
Tuỳ theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kỹ năng
mà giáo viên có thể áp dụng các cách kiểm tra miệng như sau:
3.3.1 Nhập thân vào nhân vật tự sự để tóm tắt cốt truyện
- Mô tả : yêu cầu học sinh hóa thân vào nhân vật chính của tác phẩm tự sự để kể lại cốt truyện với ngôi kể thứ nhất, người kể truyện xưng tôi, trực tiếp có mặt trong truyện
Trang 7- Mục đích : cách thức này giúp hoc sinh thực sự sống cùng câu chuyện, cảm nhận những sự kiện, tình tiết của truyện bằng chính tâm hồn mình và kể truyện bằng giọng điệu giêng của bản thân
- Phạm vi áp dụng : Các bài đọc – hiểu văn bản tự sự
- VD:
Hóa thân thành nhân vật Tấm kể tóm tắt lại chuyện cổ tích Tấm Cám?
Thử tưởng tượng mình là Ngô Tử Văn hãy kể lại truyện Chuyện chức phán
sự ở đền Tản Viên Của Nguyễn Dữ?
3.3.2 Nhập thân vào nhân vật trữ tình để bộc lộ tâm trạng
- Mô tả : yêu cầu học sinh hóa thân vào nhân vật chính của tác phẩm trữ tình để giãi bầy tâm trạng, nỗi niềm, tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, ước mơ, khát vọng trong một bài thơ, đoạn thơ đã học
- Mục đích : cách thức này giúp hoc sinh thực sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, bộc lộ được những cảm nhận cá nhân về nhân vật, có điều kiên thuận lợi thể hiện những cảm nhận sâu sắc mang tính chất khám phá mới mẻ về nhân vật
- Phạm vi áp dụng : Các bài đọc – hiểu văn bản trữ tình
- VD:
- Hãy hóa thân thành người con gái trong bài ca dao “Khăn thương nhớ” ai
để giãi bầy nỗi nhớ người yêu?
- Biến mình thành Phạm Ngũ Lão để nói lên quan niệm về món nợ công danh của thân nam nhi trong câu thơ sau : “Công danh nam tử còn vương nợ”?
- Hãy biến mình thành người chinh phụ trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” để giãi bầy tâm trạng cô đơn khi người chồng đi chiến trận biền biệt không tin tức?
3.3.3 Đóng vai nhân vật để trả lời phỏng vấn
- Mô tả : yêu cầu một học sinh đóng vai một nhân vật văn học để trả lời phỏng vấn, một số học sinh khác đóng vai người phỏng vấn
- Yêu cầu : học sinh đóng vai nhân vật văn học để trả lời phỏng vấn nên là học sinh khá giỏi, các học sinh khác đóng vai người phỏng vấn phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi chính xác, rõ ràng, trọng tâm, ngắn gọn
- Mục đích : cách thức này giúp hoc sinh khám phá nhân vật với cách thức mới
mẻ, sinh động, hiện đại; tạo sự hứng thú, hấp dẫn cho học sinh; rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh và cùng lúc kiểm tra được nhiều học sinh
- Phạm vi áp dụng : Các bài đọc – hiểu văn bản tự sự và trữ tình
- VD:
Phỏng vấn nhân vật Ngô Tử Văn
Hệ thống câu hỏi:
+ Tại sao anh đốt đền ? Anh không sợ quỷ thần trừng phạt sao?
+ Vì sao anh lại tắm gội sạch sẽ, khấn trời khấn đất trước khi châm lửa đốt đền?
Trang 8+ Suy nghĩ của anh thế nào khi bi giải xuống Minh Ti ?
+ Tại sao anh lại chấp nhận chấm dứt cuộc sống trần thế để nhận chức phán
sự ở đền Tản Viên?
3.3.4 Đóng vai tác giả để trả lời phỏng vấn
- Mô tả : yêu cầu một học sinh đóng vai một tác giả văn học để trả lời phỏng vấn, một số học sinh khác đóng vai người phỏng vấn
- Yêu cầu : học sinh đóng vai tác văn học để trả lời phỏng vấn nên là học sinh khá, giỏi, các học sinh khác đóng vai người phỏng vấn phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi chính xác, rõ ràng, trọng tâm, ngắn gọn
- Mục đích : cách thức này giúp hoc sinh khám phá tác phẩm với cách thức mới
mẻ, sinh động, hiện đại; tạo sự hứng thú, hấp dẫn cho học sinh; rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh và cùng lúc kiểm tra được nhiều học sinh
- Phạm vi áp dụng : Các bài đọc – hiểu văn bản nói chung
- VD:
Phỏng vấn tác giả Thân Nhân Trung
Hệ thống câu hỏi:
+ Tại sao ông lại khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ?
+ Theo ông việc khắc bia đề danh tiến sĩ của vua Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì?
+ Đâu là điều ông tâm đắc nhất trong bài viết của mình?
+ Ông nghĩ gì về học sinh – những trí thức tương lai của đất nước- hiện nay?
3.3.5 Viết thư gửi cho nhân vật hoặc tác giả văn học
- Mô tả : yêu cầu học sinh về nhà viết một bức thư khoảng 200 từ cho một nhân vât văn học hoặc một tác giả vừa học để trao đổi, đối thoại những vấn đề có liên quan đến bài học mà học sinh quan tâm, hứng thú Sau đó sẽ trình bầy trước tập thể lớp
- Mục đích : cách thức này giúp hoc sinh cảm nhận, khám phá các hiện tượng văn học một cách chủ động, tự chủ, tích cực, sáng tạo ; rèn luyện kĩ năng chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ với người khác
- Phạm vi áp dụng : Các bài đọc – hiểu văn bản văn học
- VD:
Viết thư trao đổi về quan niệm sống với tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Viết một bức thư gửi Thúy Kiều khi cô đang sống cuộc đời kĩ nữ ở lầu xanh của Tú Bà.
3.3.6 Tập diễn ngâm thơ
- Mô tả : cho học sinh xem clip ngâm thơ mẫu của nghệ sĩ ngâm thơ chuyên nghiệp về đoan thơ, bài thơ vừa học; gọi học sinh xung phong trình bầy lại; bầu ban giám khảo đại diện học sinh chấm điểm
Trang 9- Yêu cầu: chuẩn bị đầy đủ thiết bị dạy học như máy chiếu, loa đài…; giáo viên phải khéo léo kích thích được sự hứng thú, mạnh dạn của học sinh tránh tâm lí e thẹn, ngại ngùng của học sinh
- Mục đích : cách thức này giúp hoc sinh cảm nhận, khám phá sức hấp dẫn của giọng điệu trong thơ, từ đó khiến các em thích thú hơn khi tìm hiểu các tác phẩm thơ; rèn luyện kĩ năng đứng trước tập thể
- Phạm vi áp dụng : Các bài đọc – hiểu văn bản thơ, văn biền ngẫu
- VD:
+ Diễn ngâm phần một của tác phẩm “Đại Cáo Bình Ngô” (Nguyễn Trãi)? + Diễn ngâm đoạn trích “Trao duyên”(Truyện Kiều- Nguyễn Du )?
3.3.7 Đóng hoặt cảnh cho một tình tiết trong tác phẩm
- Mô tả : sau khi học xong một tác phẩm giáo viên yêu cầu các em về tự thành lập nhóm sau đó đóng vai các nhân vật diễn lại những tình tiết tiêu biểu trong tác phẩm vừa học; tiết hôm sau biểu diễn trước lớp; giáo viên góp ý và cho điểm
- Yêu cầu: không cầu kì về trang phục để đỡ tốn thời gian; học sinh tập trung vào việc biểu cảm khi diễn
- Mục đích : cách thức này giúp hoc sinh ghi nhớ cốt truyện một cách tự nhiên
từ đó giúp các em có hứng thú khi đi sâu cảm nhận, khám phá, thưởng thức tác phẩm; rèn luyện kĩ năng đứng trước tập thể
- Phạm vi áp dụng : Các bài đọc – hiểu văn tự sự
- VD:
+ Diễn lại một tình tiết trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về từ 5-7 phút?
+ Diễn lại một tình tiết trong truyện Tấm Cám từ 5-7 phút?
3.3.8 Đối thoại giữa các hoc sinh về một tình huống có vấn đề
- Mô tả : giáo viên đưa ra một tình huống có vấn đề; học sinh làm việc theo nhóm; đại diện nhóm đứng lên trình bầy và đối thoại với nhau; giáo viên đánh giá cho điểm
- Yêu cầu: Giáo viên phải phát hiện và đưa ra tình huống có vấn đề vừa sức với học sinh; tổ chức, dẫn dắt các học sinh đối thoại với thái độ đúng mực, trong tâm; cố gắng đi đến kết luận chung, thống nhất
- Mục đích : cách thức này giúp hoc sinh có cái nhìn đa chiều đối với một vấn đề của bài học; rèn luyện kĩ năng tôn trọng, lắng nghe ý kiến, quan điểm của người khác; tạo không khí sôi nổi trong quá trình học tập
- Phạm vi áp dụng : tùy từng bài học cụ thể mà giáo viên phát hiện tình huống có vấn đề
- VD:
+ Tình huống trong bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt(T73- PPCT NV10-T2 ) : khá nhiều học sinh sử dụng xen lẫn từ ngữ Tiếng Anh trong những phát ngôn Tiếng Việt khi nói chuyện với nhau Anh (chị) suy nghĩ gì
về hiên tượng đó?
Trang 10+ Phải chăng thái độ dứt khoắt của Từ Hải khi lên đường là biểu hiện của
sự vô tình với người ở lại?
3.3.9 Vẽ bản đồ tư duy cho một vấn đề trong bài học
- Mô tả : giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh về nhà vẽ bản đồ tư duy cho một nội dung kiến thức trọng tâm của bài vừa học; hoc sinh thuyết trình trên bảng vào đầu tiết học kế tiếp; giáo viên kết hợp cùng học sinh đánh giá cho điểm
- Yêu cầu: bản đồ tư duy vẽ trên giấy A1 bằng nhiều màu sắc khắc nhau, trình bày hấp, dẫn lôi cuốn Tiêu chuẩn đánh giá cho điểm hài hòa cả nội dung lẫn hình thức thể hiện
- Mục đích : cách thức này giúp hoc sinh củng cố kiến thức vừa học; đa dạng hóa cách thức ôn bài; rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, thái
độ tự tin
- Phạm vi áp dụng :có thể áp dụng cho tất cả các bài học
- VD:
+ Vẽ bản đồ tư duy: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
+ Vẽ bản đồ tư duy: Đặc trưng của văn học dân gian
3.3.10 Làm việc với phiếu học tập dưới lớp
- Mô tả : giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoăc theo nhóm; hết thời gian quy định giáo viên gọi một số học sinh đánh giá, chấm điểm
- Yêu cầu: yêu cầu của phiếu học tập không quá khó để học sinh không nản chí buông xuôi; giáo viên cần quan tâm nhiều hơn đến những học sinh thiếu tích cực
- Mục đích : cách thức này giúp học sinh làm việc tích cực, hứng thú; giáo viên
có nhiều lựa chọn đối tượng kiểm tra
- Phạm vi áp dụng : có thể áp dụng cho tất cả các bài học
- VD:
PHIẾU HỌC TẬP
Học sinh: ……….Lớp: ………
Lập dàn ý cho đề bài sau
ĐỀ BÀI: Tình thương chính là niềm hạnh phúc mà ai cũng có thể có được Hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh chị về ý
kiến trên