1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn khối THPT thuộc địa bàn miền núi

34 1,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 440,5 KB

Nội dung

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn khối THPT thuộc địa bàn miền núi Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn khối THPT thuộc địa bàn miền núi Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn khối THPT thuộc địa bàn miền núi Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn khối THPT thuộc địa bàn miền núi

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. “Văn học là nhân học”, “Học văn là học làm người”, “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất”, “Thầy cô là kỹ sư tâm hồn”… Những ý kiến trên đem lại cho người dạy văn, học văn bao nhiêu tự hào thì cũng đặt lên vai chúng ta bấy nhiêu đòi hỏi về trách nhiệm. Dạy văn, học văn vốn đã không đơn giản, giờ đây trước cơn bùng phát của công nghệ thông tin, trước cơn bão táp của văn hoá nghe nhìn thì vấn đề càng trở nên khó khăn hơn. Ngày nay, học sinh học văn (theo nghĩa là được gia đình định hướng học các khối có môn Ngữ văn, hoặc bản thân chịu học, muốn học môn học này) đã hiếm, học sinh yêu thích và học giỏi văn càng hiếm, hiếm hơn nữa là ở một số huyện miền núi nghèo như Thường Xuân! Ấy vậy mà không phải khi nào có “của hiếm” trong tay, người thầy, người cô dạy văn chúng ta cũng có thể phát huy tận độ tài năng và tâm huyết để hỗ trợ, giúp các em thành những viên ngọc sáng! 1.2. Là giáo viên văn nhiều năm giảng dạy, được trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) qua một số năm học, chúng tôi hiểu sự tự hào, niềm hạnh phúc cũng như những khó khăn, vất vả, nhọc nhằn của công việc này. Tìm được học sinh có tố chất rồi, người thầy phải nỗ lực tìm tòi, sáng tạo để nhân lên tình cảm của các em với bộ môn, bồi dưỡng các em thành HSG thực thụ và được ghi nhận- Một áp lực không hề nhỏ. 1.3. Phương pháp dạy học văn trong những năm gần đây đã trở thành vấn đề được giới chuyên môn và xã hội quan tâm, vấn đề dạy thế nào để học sinh có hứng thú và được phát huy trong những giờ văn, làm thế nào để nâng cao chất lượng đài trà, làm thế nào để học sinh đạt kết quả tốt nghiệp cao…Công tác bồi dưỡng HSG cũng SKKN năm học 2012- 2013 Gv Lê Thị Hồng Vân, THPT Cầm Bá Thước đã được quan tâm, nhưng vẫn còn quá it, vấn đề bồi dưỡng HSG ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn dường như vẫn còn rất nhiều khoảng trống. 1.4. Bồi dưỡng HSG là nhiệm vụ vinh quang và là trách nhiệm nặng nề. Đảm nhiệm nhiệm vụ ấy chúng tôi có nhiều băn khoăn: từ chọn đồi tuyển, lên chương trình, nội dung và phương pháp thực hiện… Bằng sự nỗ lực tìm tòi, học hỏi, trao đổi với các thầy cô trong trường ĐH và các đồng nghiệp ở các trường THPT, từ thực tiễn trải nghiệm với cả những thành công và thất bại của bản thân và đồng nghiệp. Tôi mong muốn chia sẻ một số kinh nghiệm về công tác này. Những lí do trên đã thôi thúc tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn khối THPT thuộc địa bàn miền núi. Với mong muốn là được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, hy vọng bản sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp ích ít nhiều cho các giáo viên khác khi bắt tay vào công việc nặng nề : Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn THPT, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Rất mong đón nhận được nhiều ý kiến góp ý từ các đồng nghiệp. 2. ĐÓNG GÓP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SKKN lần đầu tiên đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG Ngữ văn ở khu vực miền núi. SKKN nêu quan điểm cần mạnh dạn cho phép học sinh được tham gia nghiên cứu, được “đóng vai” Thầy cô giáo nhằm thúc đẩy ở các em tư duy tích cực, phương pháp học tập khoa học. SKKN có thể là một tài liệu hỗ trợ giáo viên mới ra trường hoặc chưa nhiều kinh nghiệm bồi dưỡng HSG, đặc biệt hữu ích với những giáo viên công tác tại miền núi được đảm trách nhiệm vụ bồi dưỡng HSG. 2 SKKN năm học 2012- 2013 Gv Lê Thị Hồng Vân, THPT Cầm Bá Thước PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH THỰC TIỄN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT 1.1 CỞ SỞ LÍ LUẬN Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, đầy những khó khăn, bởi vì học sinh giỏi là những học sinh có tố chất đặc biệt khả năng cảm thụ, khả năng tư duy và nhất là khả năng viết. Người giáo viên phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm, sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn để có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh ,làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN- TÌNH HÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC 1.2.1 Thuận lợi: - Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới đề tài: + Bản thân là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, tôi có nhiều thời gian tìm tòi, đọc các tác phẩm văn học, tham khảo nhiều tài liệu, các sách báo khác qua nhiều chương trình phổ thông khác nhau, từ cải cách qua phân ban, từ chương trình chuẩn đến chương trình nâng cao suy ngẫm và chắt lọc về chuyên môn, giúp ích cho việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. + Đam mê tích lũy được nhiều đề thi học sinh giỏi trong tỉnh, các đề học sinh giỏi ở các tỉnh khác và đề thi học sinh giỏi olimpic khu vực và học sinh giỏi quốc gia,.v.v có ghi chép và cập nhật thường xuyên. + Bản thân được tham gia các lớp tập huấn, các hội nghị về bồi dưỡng học sinh giỏi ở nhiều cấp khác nhau; có năm được Sở Giáo dục và Đào tạo cử tham gia ra đề thi học sinh giỏi vòng tỉnh. Nhiều năm tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi từ đó rút ra được những kinh nghiệm cần thiết về kiến thức, phương pháp làm bài áp dụng vào quá trình bồi dưỡng. 3 SKKN năm học 2012- 2013 Gv Lê Thị Hồng Vân, THPT Cầm Bá Thước Yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực đến vấn đề liên quan đến đề tài: + Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) các môn văn hóa là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho ngành giáo dục tỉnh nhà nói chung. Các trường THPT đã xác định rõ vai trò của công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp nên đã đề ra kế hoạch và phân công cụ thể ngay từ đầu năm học. + Bản thân bộ môn Văn là một bộ môn quan trọng, có một vị trí đặc biệt trong trường phổ thông, ảnh hưởng đến việc xếp loại học lực của học sinh. Môn Văn còn là một bộ môn nghệ thuật, có sức hấp dẫn riêng nếu chúng ta biết khai thác để tạo hứng thú cho học sinh. + Tuy trường ở địa bàn miền núi xa xôi, thuộc huyện nghèo, đặc biệt khó khăn nhưng được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh trang bị tài liệu sách báo tham khảo ở thư viện, mạng internet khá đầy đủ để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng. + Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên sâu sắc đúng mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Các thầy cô đồng nghiệp trong tổ, trong trường tích cực ủng hộ. + Quý phụ huynh học sinh đồng tình và tạo điều kiện, khuyến khích con em theo học bồi dưỡng. Một số học sinh có năng khiếu cũng tích cực tham gia đội tuyển và chuyên chăm trong việc rèn luyện 1.2.2. Khó khăn: - Về chủ quan: Bản thân là phụ nữ điều kiện gia đình còn nhiều vấn đề khó khăn, thời gian eo hẹp, đòi hỏi phải vất vả sắp xếp cho việc bồi dưỡng. - Về khách quan : + Trong điều kiện hiện nay, quan niệm của xã hội nói chung về việc học bộ môn Văn còn một số sai lệch, tồn tại, ảnh hưởng đến tinh thần học tập và sự quan tâm của đại đa số học sinh, không thuận lợi cho việc chọn lựa và thành lập đội tuyển. 4 SKKN năm học 2012- 2013 Gv Lê Thị Hồng Vân, THPT Cầm Bá Thước + Về phía học sinh, ngoài vấn đề năng khiếu do học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG thành thử rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG, do đó kết quả chưa như mong muốn. Nhiều học sinh giỏi một lúc nhiều bộ môn có ý thức coi nhẹ môn Văn, có học sinh không được chọn vào đội tuyển các môn tự nhiên, môn ngoại ngữ mới chịu vào đội tuyển Văn. Ngoài ra áp lực thi ĐH cũng khiến không ít em học sinh lo ngại khi tham gia đội tuyển, động lực chưa rõ, quyết tâm đoạt giải của các em chưa cao. + Từ phía người thầy, đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương trình, phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế (người thầy không có điều kiện đầu tư về chiều sâu trong giờ giảng, thời gian tập trung bồi dưỡng cũng không nhiều- thường được tính là 10 buổi) Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu. Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng chưa thực sự gắn bó với công tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lý do khác nhau. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng BDHSG cũng như kết quả của công tác này. + Thời gian bồi dưỡng tập trung ngắn, kinh phí chi cho công tác bồi dưỡng HSG không nhiều 1.2.3. Sơ lược tình hình: Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thì kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi qua một số năm học như sau: Từ 2000-2008 mỗi năm có đội tuyển là 10 em nhưng số lượng đạt giải không nhiều, thường là giải khuyến khích cấp tỉnh. Từ 2009- nay, ở những khoá học được áp dụng thực hiện đề tài mỗi năm đội tuyển cũng có 10 em nhưng số lượng đạt giải và chất lượng giải có tăng lên đáng 5 SKKN năm học 2012- 2013 Gv Lê Thị Hồng Vân, THPT Cầm Bá Thước kể. Kết quả có sự phát triển rõ rệt, học sinh chủ động và lạc quan khi tham gia vào đội tuyển, học tập sôi nổi có hứng thú và tin tưởng vào kết quả khi làm bài. Chủ động tích cực trong việc học tập, nghiên cứu trong sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên bồi dưỡng. Hàng năm, 10 em tham gia vào đội tuyển của trường đều đạt kết quả rất khả quan. Đáng khích lệ hơn là số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh tăng rất nhiều so với trước đây và đặc biệt ở một ngôi trường vùng núi và chất lượng đầu vào lớp 10 còn rất thấp lại có học sinh đạt giải nhì, giải ba. CHƯƠNG 2 YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN THPT 2.1. YÊU CẦU 2.1.1 Yêu cầu đối với giáo viên dạy bồi dưỡng môn Ngữ văn - Muốn có HSG phải có Thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu… - Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu. Cái có được lớn nhất mà bản thân chúng tôi nhận thấy đó là tinh thần trách nhiệm, là sự nhiệt tình của các thầy cô giáo trong suốt quá trình ôn tập. Thiết nghĩ, chúng ta cần coi bồi dưỡng đội HSG là nhiệm vụ chung của tổ chuyên môn. - Các thầy cô giáo giỏi, có kinh nghiệm cần xây dựng chương trình, nội dung, hệ thống luyện tập cụ thể đầy đủ chi tiết, đúc kết kinh nghiệm thành tài liệu chung quý giá của nhà trường qua các thế hệ, truyền đạt lại cho các lực lượng trẻ. Các thầy cô 6 SKKN năm học 2012- 2013 Gv Lê Thị Hồng Vân, THPT Cầm Bá Thước giáo trẻ cần tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, tận dụng công nghệ thông tin để tích luỹ kiến thức nâng cao trình độ. Lấy nỗ lực của bản thân là chính, coi việc học hỏi vốn kiến thức, kinh nghiệm của các thế hệ đi trước là quan trọng trong việc định hướng tìm tòi, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng, phương pháp để đạt được hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất. 2.1.2. Yêu cầu đối với học sinh tham gia đội tuyển: Theo quan điểm của đại đa số giáo viên giảng dạy Ngữ văn thì yêu cầu đối với một HSG văn gồm nhiều yếu tố và tiêu chuẩn khá cao, cụ thể: Học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi văn trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu thích văn chương. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý thức tự giác trong học tập, như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các bài làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập, thực hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ giúp các em chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức. Và quan trọng hơn là nó giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã đọc, đã học. HSG văn là những học sinh có những tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm). HSG văn phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, thuộc nhiều thơ văn trong và ngoài chương trình qua sự tìm đọc, tích luỹ; phải có sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về con người và xã hội. Một trong những biểu hiện không thể thiếu và thường dễ phát hiện ở HSG văn là rất giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề, trước cuộc sống. Biểu hiện thường thấy ở những học sinh này là dễ vui nhưng cũng rất dễ buồn trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và nhất là do sự tác động qua lời giảng của giáo viên. Thường thì đây là những học sinh sống rất tình cảm, thích gần gũi với thầy 7 SKKN năm học 2012- 2013 Gv Lê Thị Hồng Vân, THPT Cầm Bá Thước cô, bạn bè và với mọi người, hay bộc lộ quan điểm tình cảm và chiều sâu nội tâm của mình thông qua cách phát biểu trực tiếp hoặc gián tiếp qua các bài viết. Sự nhạy cảm ở các em luôn gắn liền sự thông minh và đó là sự thông minh của cả khối óc lẫn con tim. HSG văn là những học sinh có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào, biết sử dụng chính xác chúng trong những trường hợp khác nhau. Thường những em HSG văn đều có khả năng diễn đạt mượt mà, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, diễn đạt hàm súc và có bản sắc riêng. Năng khiếu ở HSG văn thường đi kèm với các biểu hiện bên ngoài như ánh mắt sáng, cách nói lưu loát, gãy gọn bởi ngôn ngữ diễn đạt là cái vỏ của tư duy. Một học sinh hay nói lay, nói lặp, nói dài dòng mà lượng thông tin ít, khả năng lựa chọn ngôn ngữ trong diễn đạt hạn chế quyết không thể là một học sinh có tư duy trong sáng và có năng khiếu học văn. HSG văn thường là những học sinh nắm chắc các kỹ năng làm bài nghị luận. Tuy nhiên ở địa bàn miền núi, đặc biệt như trường THPT Cầm Bá Thước, với chất lượng học sinh vào lớp 10 rất thấp, chúng tôi không thể đòi hỏi quá cao ở chất lượng học sinh tham gia đội tuyển, yêu cầu đối với học sinh được chọn bồi dưỡng là có niềm say mê, yêu thích văn chương, giàu cảm xúc, có khả năng sáng tạo. 2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG NGỮ VĂN 2.2.1. Xác định đối tượng bồi dưỡng ( thành lập đội tuyển) - Chuẩn bị : Ngay từ đầu năm học, việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã được đề ra như một công tác trọng tâm của Tổ Văn, được ghi cụ thể trong bản kế hoạch năm học của Tổ. Vì vậy, đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng giáo viên được phân công bồi dưỡng, mà là nhiệm vụ của cả Tổ đã được quán triệt đến mỗi giáo viên trong Tổ. Trong Học kì I, các Giáo viên dạy Văn khối lớp 10 có nhiệm vụ điều tra (học sinh giỏi Văn ở cấp THCS chuyển lên) và theo dõi trong những lớp mình dạy để tìm ra 8 SKKN năm học 2012- 2013 Gv Lê Thị Hồng Vân, THPT Cầm Bá Thước “những học sinh khá-giỏi Văn” giới thiệu cho Giáo viên bồi dưỡng làm cơ sở thành lập đội tuyển. - Tìm hiểu : Từ yêu cầu đối với học sinh tham gia đội tuyển (2.1.2) áp dụng vào thực tế, sau khi thi xong Học kì I- lớp 10, Giáo viên bồi dưỡng tìm đọc những bài viết số 1,2,3 và bài thi Học kì của những “ứng viên” mà Giáo viên bộ môn đã giới thiệu để thẩm định năng lực, đồng thời căn cứ vào xếp loại học tập của Học kì I (loại Khá trở lên) để chọn ra những học sinh có đủ điều kiện theo tiêu chuẩn và tiêu chuẩn riêng mang tính chất chủ quan của Giáo viên bồi dưỡng (chữ đẹp, văn viết khá ). - Gặp gỡ : Giáo viên bồi dưỡng chủ động sắp xếp thời gian gặp gỡ các em được chọn : + Tìm hiểu quan điểm cũng như cách học, cách tiếp nhận bộ môn Văn trong quá trình học tập. Từ đó chỉ thu nhận những em học sinh có niềm đam mê, thích thú với bộ môn Văn. Kiên quyết không đưa vào đội tuyển những em học sinh có cái nhìn lệch lạc về môn Văn hoặc chán học Văn, cho dù đôi khi cái chán của học sinh bắt nguồn từ Giáo viên dạy ở lớp. + Tìm hiểu hướng đi tương lai của các em, nhất là việc chọn khối thi vào trường Đại học sau này. Không chọn những học sinh chỉ thi vào khối A, B mà chỉ chọn những học sinh có nguyện vọng thi vào khối C, D + Trao đổi với các em được chọn về việc thành lập đội tuyển học sinh giỏi Văn để các em biết, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tham gia đội tuyển để các em có cái nhìn trước. Chỉ những em tự nguyện tham gia mới được đưa vào danh sách đội tuyển chính thức của trường. - Chốt danh sách đội tuyển của trường : Các tiêu chuẩn trên chú trọng đến chất lượng của đội tuyển, không chú trọng số lượng, tuy nhiên để khích lệ cũng là tạo điều kiện cho các em đội dự tuyển có thể chọn nhiều hơn. Danh sách đội tuyển được lọc dần qua các kỳ thi HSG cấp trường. Danh sách đội tuyển chính thức sẽ được chốt trước kì thi 1 tháng. 9 SKKN năm học 2012- 2013 Gv Lê Thị Hồng Vân, THPT Cầm Bá Thước Như vậy, có thể nói kinh nghiệm trong việc tuyển chọn và thành lập đội tuyển học sinh giỏi Văn của Trường là : . Công việc không của riêng ai, mà là công việc chung của cả Tổ. Tất nhiên trong đó Giáo viên bồi dưỡng đóng vai trò chủ yếu. . Chỉ chọn những học sinh có đủ các tiêu chuẩn sau : viết chữ đẹp, văn viết khá, học lực chung được xếp loại khá trở lên, có niềm đam mê với Văn học, có hướng đi thi Đại học ở 2 khối C-D, tự nguyện tham gia đội tuyển. 2.2.2. Thời gian bồi dưỡng : Sau khi có được đội tuyển, Giáo viên bồi dưỡng bắt tay ngay vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Thời gian bồi dưỡng được chia làm các giai đoạn : - Giai đoạn khởi động - Giai đoạn khởi động sẽ chia hai chặng nhỏ: + Học kì II lớp 10, thời gian linh hoạt tùy theo thời khóa biểu học trên lớp của học sinh. Số lượng buổi học và giờ học được Giáo viên và học sinh thỏa thuận sau mỗi buổi học. Cố gắng ổn định được 1 buổi/ tuần (3 tiết x 15 tuần, 45 tiết) + Hè lớp 10, đây là thời gian tương đối rộng rãi đối với học sinh. Ngay từ cuối năm học, Giáo viên tranh thủ sắp xếp giờ học cố định (tối thiểu mỗi tuần 1 buổi, 3 tiết x 8 buổi, 24 tiết) và giờ học linh hoạt cho học sinh- phù hợp với thời gian biểu hè của các em- nhưng vẫn phải ưu tiên cho việc học bồi dưỡng, cố gắng được 1 buổi/ tuần ( tổng khoảng 20-30 tiết). Tổng thời gian ôn tập hè khoảng 50 tiết - Giai đoạn tăng tốc- Giai đoạn tăng tốc cũng sẽ chia hai chặng nhỏ: + Năm học lớp 11: ~ Học kì I, đây là thời gian chạy nước rút, học sinh cần ưu tiên tối đa về thời gian cho việc bồi dưỡng. (17 tuần x 2 buổi x 3 tiết = 102 tiết), qua giai đoạn này một số học sinh có kết quả ôn luyện vượt trội đã có thể tham dự kì thi HSG cấp tỉnh. ~Khoảng thời gian còn lại của năm học, áp lực thi Đại học chưa lớn, các em vẫn có thể ưu tiên cho việc bồi dưỡng (khoảng 15 tuần x2 buổi x3 tiết = 90 tiết) + Hè lớp 11: Tương tự như hè lớp 10, tuy nhiên lúc này lượng kiến thức đã rất nhiều, đòi hỏi cô trò đều phải phát huy nhiệt tình, tâm huyết ( khoảng 70 tiết) 10 [...]... thức bồi dưỡng, chúng tôi xin trình bày ở chương III CHƯƠNG 3 NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁCH THỨC BỒI DƯỠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN THPT 3.1 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ Chúng tôi cho rằng việc dạy HSG phải luôn thực hiện được mục tiêu giáo dụcđó là mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, về tư tưởng tình cảm Quá trình bồi dưỡng học sinh chúng ta đang chú trọng việc nâng cao. .. 3 LLVH : Ngôn ngữ văn học Đề NLXH về HTĐS 26 1 3 LLVH : Hình tượng văn học Đề NLXH về TTĐL 27 1 3 LLVH : Sáng tạo văn học Đề NLXH về HTĐS 28 1 3 LLVH : Tiếp nhận văn học LLVH 28 1 3 LLVH : Giá trị văn học LLVH 30 1 3 LLVH : Phong cách văn học LLVH 31 1 3 LLVH : Trào lưu văn học LLVH 32 1 3 Tổng quan về Văn học VN LLVH 33 1 3 Văn học dân gian LLVH 34 1 3 Văn học dân gian LLVH 35 1 3 Văn học trung đại... nhận và thể hiện số phận người nông dân nghèo qua hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt (Kim Lân) 3.2.4 Phân phối chương trình - Giai đoạn khởi động: + Học kiến thức cơ bản về Lý luận văn học : Văn học là gì ? Chức năng văn học; Đặc trưng văn học; Ngôn ngữ văn học; Sáng tạo văn học; Tiếp nhận văn học Trong quá trình giảng bài, giáo viên minh họa bằng các tác phẩm học sinh đã học và chú ý phân... thông suốt cả 3 năm học Thời gian linh hoạt, cho học sinh tự sắp xếp, không gò bó học sinh, nhưng phải bảo đảm ưu tiên cho thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi 2.2.3 Địa điểm bồi dưỡng: Địa điểm bồi dưỡng không nhất thiết phải là trong lớp học Nơi phù hợp nhất là khung cảnh ngoài trời, nơi thoáng mát như dưới bóng cây sân trường, trong công viên Giáo viên nên linh hoạt thay đổi điểm bồi dưỡng để tạo sự hứng... văn học cơ bản: đặc trưng văn học, đặc trưng thể loại, phong cách nghệ thuật, bản chất của lao động nghệ thuật, giá trị và chức năng của văn học, vai trò của văn học đối với đời sống v.v đồng thời củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm văn học, gắn lí luận văn học với việc cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm Qua lí 23 SKKN năm học 2012- 2013 Gv Lê Thị Hồng Vân, THPT Cầm Bá Thước luận văn học, học sinh. .. SKKN năm học 2012- 2013 Gv Lê Thị Hồng Vân, THPT Cầm Bá Thước (Ảnh chụp màn hình slide10, slide11 bài giảng PowePoint Bồi dưỡng và đánh giá học sinh giỏi môn Ngữ Văn theo chương trình mới của Gs.Ts Đỗ Ngọc Thống) * Kiến thức văn học sử - Nắm được vai trò và ý nghĩa của văn học sử + Hiểu sâu hơn tác phẩm ( tiếp nhận) + Viết dạng đề văn học sử tốt hơn ( tạo lập) - Nắm được các dạng bài văn học sử + Tác... phạm 4 Nguyễn Đăng Mạnh, Muốn viết được bài văn hay, NXB Giáo dục 5 Đỗ Ngọc Thống, Bài giảng Power Point: Bồi dưỡng và đánh giá học sinh giỏi môn Ngữ văn theo chương trình mới - Một số đề thi học sinh giỏi quốc gia, các đề thi học sinh giỏi ở trong tỉnh cũng như ở các tỉnh khác được tuyển chọn - Một số tư liệu khác từ Google, Internet 34 ... và người tìm hiểu văn học đều có góc nhìn và cảm nhận riêng SKKN chỉ đưa ra một số cách thức bồi dưỡng rút gọn nhưng rất hiệu quả trong thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi 3.3.1 Tăng cường cơ hội giao lưu: 29 SKKN năm học 2012- 2013 Gv Lê Thị Hồng Vân, THPT Cầm Bá Thước Mời các đồng nghiệp có uy tín cùng tham gia bồi dưỡng hoặc gặp gỡ, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với các em ở một số chuyên đề Bên cạnh... trình dạy bồi dưỡng * Giai đoạn khởi động - Học kì II, lớp 10 Tuần 20 21 22 Buổi 1 1 1 Số tiết 3 3 3 Tên bài dạy Phương pháp làm bài văn NLXH Phương pháp làm bài văn NLXH LLVH : Văn học là gì ? 25 Bài thực hành Đề NLXH về TTĐL Đề NLXH về HTĐS Đề NLXH về TTĐL SKKN năm học 2012- 2013 Gv Lê Thị Hồng Vân, THPT Cầm Bá Thước 23 1 3 LLVH : Đặc trưng văn học Đề NLXH về HTĐS 24 1 3 LLVH : Chức năng văn học Đề... gặp một số khó khăn lớn- đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thể xây dựng một chương trình giáo dục đặc biệt dành cho HSG, tài năng ở tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ văn Vụ THPT có chăng mới chỉ ban hành Tài liệu trong Hội nghị tập huấn giảng dạy dành cho cán bộ chỉ đạo hoặc một số ít giáo viên có học sinh chuẩn bị tham gia kì thi HSG Quốc gia Thành thử để bồi dưỡng HSG, mỗi trường, mỗi Tổ bộ môn, . VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN THPT 2.1. YÊU CẦU 2.1.1 Yêu cầu đối với giáo viên dạy bồi dưỡng môn Ngữ văn - Muốn có HSG phải có Thầy giỏi. HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT 1.1 CỞ SỞ LÍ LUẬN Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, đầy những khó khăn, bởi vì học sinh giỏi là những học sinh có tố chất. sẻ một số kinh nghiệm về công tác này. Những lí do trên đã thôi thúc tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn

Ngày đăng: 10/05/2015, 15:49

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w