.Đánh giá về hoạt động của mô hình nhượng quyền thương mại cà phê Trung Nguyên

Một phần của tài liệu Đồ án ứng dụng quản trị học trong kinh doanh đề tài “ kinh doanh theo hình thức franchise” (Trang 29)

2.3.2.Thực trạng hoạt động của mô hình nhượng quyền thương mại cà phê Trung Nguyên

2.3.4.Đánh giá về hoạt động của mô hình nhượng quyền thương mại cà phê Trung Nguyên

cho đại lý…

- Tiền ký quỹ: Khoản tiền này sẽ được Trung Nguyên hòan trả trong trường hợp hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng.

+ Không cung cấp các thông tin liên quan đến Trung Nguyên cho bất kỳ bên thứ ba nào khác ngoài mục đích cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng này, hoặc do yêu cầu của luật pháp và cơ quan chức năng.

2.3.4 .Đánh giá về hoạt động của mô hình nhượng quyền thương mại cà phê TrungNguyên Nguyên

2.3.4.1 Những thành tựu thu được từ mô hình nhượng quyền thương mại cà phê Trung Nguyên

Để đánh giá về mô hình hoạt động của doanh nghiệp cà phê Trung nguyên,điều đầu tiên cần khẳng định đấy là sự thành công của thương hiệu này trong việc tiên phong đi đầu xây dựng mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt nam.

Cà phê Trung Nguyên đã trở nên quen thuộc không chỉ với khách hàng trong nước mà còn gây ấn tượng tốt với khách hàng nước ngoài, đặc biệt đối với một số nước và lãnh thổ châu Á như: Malaysia, Hồng Kông, Hàn Quốc. Theo thống kê năm 2007, tốc độ tăng trưởng của Trung Nguyên đạt 37% /năm, tổng doanh thu về sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê của tập đoàn Trung Nguyên là gần 1000 tỷ.

Tập đoàn Trung Nguyên hiện có 700 công ty thành viên, sản phẩm Trung Nguyên xuất khẩu đi 43 nước trên thế giới, cà phê hòa tan G7 được xuất đi 20 nước và đã đăng ký giao hàng đến hết tháng 6 năm 2007. Thu nhập bình quân của công nhân viên đạt trung bình 4 triệu đồng/ tháng. Đội ngũ công nhân viên của Trung Nguyên được huấn luyện chuyên sâu, từ đội ngũ pha chế đồ uống, đội ngũ nhân viên phục vụ và tư vấn khách hàng…

Với việc xây dựng các cửa hàng nhượng quyền cà phê Trung Nguyên đã thu được những lợi nhuận lớn từ việc kinh doanh thương hiệu, mặt khác thương hiệu cũng trở nên thân quen với người tiêu dùng. Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống, doanh nghiệp còn đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau trên thị trường như cà phê capuchino, các loại cà phê từ số 1 đến số 9 mang hương vị và sắc thái cà phê khác biệt. Với việc đồng nhất mô hình nhượng quyền, doanh nghiệp sẽ quản lý và đào tạo các đại lý nhượng quyền dễ dàng hơn.

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, hàng loạt các thương hiệu có tham vọng mở rộng ra thị trường thế giới, nhưng chưa đủ sức tấn công vào các thị trường tiềm năng mặt khác cũng chưa hiểu luật kinh doanh tại thị trường nước ngoài, thì việc Trung Nguyên tiến hành nhượng quyền thương mại là một bước đi phù hợp để chiếm lĩnh các thị trường đầy tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản… Đây là một cách xâm nhập thị trường gián tiếp với chi phí thấp nhất, đồng thời đây cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài.

2.4.3.2 Những hạn chế trong mô hình nhượng quyền của Trung Nguyên

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng nhượng quyền thương mại dễ nảy sinh tranh chấp nhất, đặc biệt là những tranh chấp về doanh thu. Bên nhượng quyền có thể kiểm soát được khoản doanh thu cụ thể của bên nhận quyền để tính phần trăm, trong khi quyền quản lý hoàn toàn thuộc về bên nhận quyền. Doanh nghiệp Trung Nguyên cũng tồn tại với nguy cơ bị giảm uy tín thương hiệu nếu các đại lý nhượng quyền không thực hiện đúng cam kết. Trên thực tế, các đại lý nhượng quyền của Trung Nguyên đã vi phạm những cam kết trong quá trình hoạt động như: kinh doanh nhiều mặt hàng cà phê, cách thức pha chế đồ uống không đủ tiêu chuẩn đặt ra, đội ngũ nhân viên phục vụ không tốt… Mà điều đó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín thương hiệu. Một vết bẩn trên tấm biển cà phê Trung Nguyên hay một thái độ bất lịch sự của khách hàng cũng có thể làm giảm uy tín Trung Nguyên, điều này doanh nghiệp Trung Nguyên khó có thể kiểm soát hết. Do các đại lý nhượng quyền quá nhiều nên doanh nghiệp không thể tổ chức quản lý và đào tạo cũng như chuyển

giao công nghệ, giám sát hoạt động một cách trực tiếp và hiệu quả nên vấn đề giảm uy tín thương hiệu rất dễ xảy ra.

Mặt khác Trung Nguyên lại là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, chưa có một luật hay một khóa đào tạo về nhượng quyền thương mại và bảo hộ nó một cách bài bản và cụ thể cho nên doanh nghiệp đã phải trả giá nhiều trong quá trình xây dựng thương hiệu. Vấn đề vi phạm trong quá trình kinh doanh với đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài xảy ra và gây thiệt hại không nhỏ đối với doanh nghiệp. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Trần Quang, Giám đốc tiếp thị cà phê Trung Nguyên cho biết:” Ở Việt Nam, từ trước đến nay chưa có một mô hình nhượng quyền thương mại nào để chúng tôi nghiên cứu. Chúng tôi đều phải tự học hỏi, bươn chải. Chính vì phải tự tìm tòi nên Trung Nguyên đã phải trả giá rất nhiều trong quá trình xây dựng thương hiệu. Hiện mối liên kết với các nhượng quyền thương mại của chúng tôi hoàn toàn dựa vào cam kết kinh doanh hay đạo đức của hai bên. Nếu hoạt đồng này có hành lang pháp lý thì sẽ tạo thuận lợi cho chúng tôi rất nhiều”

Do đây là hoạt động rât mới mẻ ở Việt Nam, nên các chuyên gia tư vấn nhận xét: xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp không hề đơn giản. Một khó khăn tiếp nữa là các vấn đề về vi phạm thương hiệu không thể giải quyết, Trung Nguyên gặp phải khó khăn về việc thương hiệu nhái, thương hiệu giả do tình hình quản lý và hành lang pháp lý về vi phạm thương hiệu thực sự đang còn rất yếu kém.

Một phần của tài liệu Đồ án ứng dụng quản trị học trong kinh doanh đề tài “ kinh doanh theo hình thức franchise” (Trang 29)