3.3.1 Hoàn thiện khung pháp luật về Franchise
Việc sớm hoàn thiện những quy định pháp l. về franchise cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế là một yêu cầu bức bách cần được Nhà nước quan tâm. Bên cạnh khung pháp lý riêng cho franchise thì Nhà nước cũng cần bổ sung và hoàn thiện nhữngquy định pháp lý khác liên quan đến nhượng quyền, phải xem xét, làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh giữa các luật, văn bản pháp quy có liên quan, từ đó có sự điều chỉnh, sửa đổi phù hợp, ban hành các quy định mới để kịp thời đáp ứng công tác quản lý Nhà nước.Chỉ khi đó mới có thể thúc đẩy và khuyến khích nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụngphương thức kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận này.
3.3. 2. Hỗ trợ về chính sách, định hướng khuyến khích doanh nghiệp kinh doanhfranchise franchise
Franchise ở Việt nam tuy không còn mới nhưng khi đi vào hoạt động thực tế, không ít doanh nghiệp vẫn gặp phải những vướng mắc, lúng túng nhất định, do đó rất cần sự hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước trong việc phát triển loại h.nh kinh doanh đặc thù này. Để thực hiện được điều này, Nhà nước cần phải có các chính sách xúc tiến, tư vấn và hỗ trợ đào tạo. Nhà nước cũng cần áp dụng nhiều hình thức hỗ trợ đa dạng như hỗ trợ về
tài chính, huấn luyện, đặc biệt các chuyến đi giao thương và sự tham gia vào các triển lãm và hội nghị quốc tế để phát triển franchise và mua giấy phép.
3.3. 3. Phát triển mối liên kết giữa ngân hàng thương mại với bên nhượngquyền, bên nhận quyền và Nhà nước quyền, bên nhận quyền và Nhà nước
Ngân hàng đóng vai trò là trung gian trong việc kết nối các chủ thương hiệu có nhu cầu nhượng quyền với các doanh nghiệp muốn nhận quyền và là một nơi tư vấn hiệu quả vềpháp lý, các điều khoản xung quanh hoạt động nhượng quyền. Vai trò của Nhà nước trong mối liên kết này là tạo một hành lang pháp lý nhất định để ngân hàng thực hiện tốt vai trò của mình. Trong mối liên kết này, doanh nghiệp nhận quyền và nhượng quyền liên hệ với nhau một cách hiệu quả thông qua ngân hàng và Nhà nước.
3.3. 4. Đưa phương thức kinh doanh franchise vào giảng dạy như một môn họcchính thức tại các Trường Đại học để tạo một đội ngũ lao động có kiến thức và kỹ chính thức tại các Trường Đại học để tạo một đội ngũ lao động có kiến thức và kỹ năng.
Các doanh nghiệp Việt Nam muốn làm franchise đa phần phải tự học hỏi do đó những thất bại sai lầm là không thể tránh khỏi. Trong khi đó đội ngũ quản lý, chuyên viên của các doanh nghiệp nước ngoài đều được đào tạo một cách bài bản, với chương trình tập huấn cập nhật. Do vậy, việc Nhà nước quan tâm, nghiên cứu, đưa kiến thức franchise vào chương trình giảng dạy đại học là một việc làm rất cần thiết để tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về franchise để góp phần thúc đẩy sự phát triển của franchise ở Việt Nam.
3.2 Đối với bên nhuợng quyền( franchisor ):
Khi nhượng quyền, bên nhượng quyền nên thực hiện tốt các vấn đề sau:
•Thứ nhất, chọn sản phẩm có khả năng nhượng quyền: hệ thống nhượng quyền không phải chỉ một điểm, hai điểm mà trên khắp thế giới với nhiều điểm khác biết vể địa lý, văn hóa.Vì vậy, không phải sản phẩm nào, dịch vụ hay mô hình nào cũng có thể thực hiện được nhượng quyền thương mại.
•Thứ hai, xây dựng đội ngũ nhân sự cho việc kinh doanh nhượng quyền. Trước hết, doanh nghiệp phải kiểm tra, rà soát lại lực lượng hiện có của mình nếu lực lượng này thiếu kiến thức về kinh doanh nhượng quyền thì phải được cử đi học ngắn hạn hay đào tạo tại chỗ.
•Thứ ba, xây dựng quá trình chuyển giao rõ ràng, đầy đủ. Quy định tính đồng bộ của các yếu tố cơ bản trong hệ thống như: mặt tiền phía trước cửa hàng; phần trang trí bên trong cửa hàng; sản phẩm và dịch vụ, phần quảng bá, khuyến mãi; đồng phục của nhân viên; ấn phẩm. Soạn thảo cẩm nang hoạt động, đây là bản hướng dẫn điều hành công việc hàng ngày nên cần được trình bày ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và chia ra từng phần có tiêu đề riêng biệt
•Thứ tư, chuẩn bị sẵn hồ sơ cung cấp thông tin cho các đối tác mua franchise. Hồ sơ này cung cấp người mua đầy đủ thông tin về chủ thương hiệu và kinh doanh nhượng quyền trước khi họ quyết định. Điều này đã được quy định tại hầu hết các quốc gia đã có luật franchise rõ ràng. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi franchise ra nước ngoài cần đặc biệt lưu ý điều này.
•Thứ năm, thiết lập các bước bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ. Tài sản này bao gồm tên nhãn hiệu, màu sắc, âm thanh đặc biệt nếu có và công nghệ, bí mật kinh doanh, sáng kiến, phát kiến mới của doanh nghiệp.
• Thứ sáu, củng cố mối quan hệ với nhà nhận quyền. Xây dựng một văn hóa trung thực, chia sẻ và cam kết đối với hệ thống nhượng quyền của mình. Các thông điệp, chính sách từ nhà nhượng quyền cần được qui định rất rõ trong Hợp đồng nhượng quyền và phải được thực hiện tốt để tạo niềm tin và sự tin cậy của nhà nhận quyền. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của một hệ thống trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay.
•Thứ bảy, xây dựng lực lượng hỗ trợ nhà nhận quyền: có hai hình thức hỗ trợ phổ biến là cử đại diện chuyên môn thường xuyên xuống cửa hàng thăm hỏi, giúp đỡ hoặc cử luôn một đại diện thường trú đóng tại địa phương.
•Thứ tám, liên tục đào tạo, phát triển mô hình kinh doanh. Chỉ có đào tạo, cải tiến liên tục thì các triết lý kinh doanh từ nhà nhượng quyền mới chuyển giao trọn vẹn cho nhà nhận quyền.
3.3 Đối với bên nhận quyền (franchis ee ) :
Một số lưu ý bên nhận quyền nên quan tâm:
Thứ nhất, bên nhận quyền, trước khi tham gia vào hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại, cần cân nhắc kĩ có nên tham gia hay không. Nếu bên nhận quyền là một thương gia có tính sáng tạo, thích những ý tưởng của riêng mình, thì có lẽ việc tham gia vào một hệ thống nhượng quyền thương mại là không hợp lý lắm bởi vì đã vào hệ thống này thị bên nhận quyền phải liên tục chấp hành "mệnh lệnh" của bên nhượng quyền.
•Thứ hai, bên nhận quyền cần tìm hiểu kỹ lưỡng xem đây có phải là một hình thức kinh doanh có thể thành công trong trường hợp của bên nhận quyền hay không. Doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để trả lời hàng loạt các câu hỏi: Hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mình hay không? Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu tư của hình thức này sẽ như thế nào? Luật pháp qui định cho trường hợp này như thế nào?...
•Thứ ba, franchisee cũng nên lựa chọn bên nhượng quyền một cách cẩn thận. Các thông tin của nhà nhận quyền cần nắm rõ như tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới…nhất là đối với các định hướng liên quan đến thị trường mà doanh nghiệp quan tâm. Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương lai.
•Thứ tư, franchisee cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập. Việc nghiên cứu này sẽ giúp franchisee tương lai hiểu rõ được nhà nhượng quyền, những qui định của các bên trong suốt quá trình thực hiện và rõ ràng cũng giúp cho franchisee đánh giá lại khả năng của mình, đánh giá lại khả năng theo đuổi của mình cùng với nhà nhượng quyền trong suốt quá trình hợp tác.Vì khi đã trở thành
franchisee là cam kết trọn vẹn cùng với franchisor chia sẻ thành công và khó khăn trong suốt quá trình hợp tác này.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền. Hình thức này chỉ thực sự phát huy tính hiệu quả vượt trội của nó khi có hệ thống cùng vận hành theo một qui định, qui trình thống nhất.Nhà nhượng quyền có thể sụp đổ cả hệ thống thậm chí phá sản, nhà nhận quyền có thể sẽ không còn cơ hội tiếp tục kinh doanh vì sự thua lỗ và nhất là niềm tin của các nhà nhượng quyền khác đối với mình.
KẾT LUẬN
Với tư cách là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu là điều tất yếu, mang tính sống còn đối với nền kinh tế của quốc gia. Kinh doanh theo phương thức franchise là một mô hình tiến bộ, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển là thành viên của WTO. Do đó, Việt Nam sẽ không là ngoại lệ, sẽ trở thành điểm đến của nhiều thương hiệu quốc tế, bởi thị trường bán lẻ ở Việt Nam luôn hấp dẫn và có tính “khai phá” đối với các hệ thống bán lẻ nước ngoài.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam dường vẫn chưa có một sự chuẩn bị thấu đáo, khả năng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ vượt trội trong kinh doanh franchise ngay trên sân nhà là có thực bởi việc thâm nhập thị trường thông qua hoạt động franchise sẽ hạn chế khá nhiều rủi ro, tiết giảm tối đa chi phí và có thể thu lợi ngay tức thời, thay v. phải đầu tư trực tiếp một lượng vốn lớn để xây dựng các hệ thống bán lẻ tại Việt Nam, nhất là trong tình hình kinh tế bất ổn như hiện nay thì tính khả thi sẽ không cao.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, franchise từ nước ngoài vào cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động franchise tại Việt Nam. Thông qua đó, sẽ có sự giao thoa, “thẩmthấu” kinh nghiệm, kiến thức, tinh hoa của phương thức kinh doanh đặc biệt này đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc kiến tạo và phát triển các mô hình franchise phù hợp với tình hình, tính chất, đặc thù văn hóa x. hội Việt Nam từ chính việc ban đầu đi “mua” franchise, để trong một thời gian phù hợp, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có các thương hiệu mang tầm khu vực, có thể thực hiện nhượng quyền ra nước ngoài, như hệ thống Phở 24, Trung Nguyên, T&T ….đã và đang thực hiện.
Cơ hội mở ra sẽ luôn song hành với các thách thức, rủi ro tương ứng. Để có thể tồn tại và phát triển các hệ thống franchise thuần Việt bên cạnh các hệ thống franchise quốc tế ngay trên sân nhà, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn trong việc kiến tạo hình ảnh, thương hiệu, chuẩn hóa hệ thống kinh doanh, tham khảo ý kiến tư vấn, đẩy mạnh việc đào tạo nhân sự chuyên ngành. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã và đang tiến hành franchise phải cùng nhau họp bàn, đề xuất Chính phủ cho phép thành Hiệp hội franchise Việt Nam, thông qua tổ chức đó để kiến nghị, đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển hoạt động franchise của Nhà nước, đồng thời là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác kinh doanh, phát triển hoạt động franchise.
Mặc dù hiểu biết về kinh doanh theo hình thức Franchise còn ít ỏi và thời gian không nhiều, song trong đề tài này cũng đã đưa ra được bức tranh tổng quát về sự phát triển của franchise ở Việt Nam, tổng kết được bài học kinh nghiệm áp dụng franchise của những quốc gia đang được coi là “điểm nóng” của ngành công nghiệp này. Em rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung để bài làm của em được hoàn thiện hơn !