Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chai bia thể tích khác nhau như chai 330ml; 450ml; 500ml; 650ml ... Nhưng các loại chai này đều có miệng chai đúng kích thước quy định đã được tiêu chuẩn hóa.
* Kết cấu miệng cổ chai :
Hình 5.1.a. Kết cấu miệng chai b.Nắp:
Nắp đậy miệng chai cũng được tiêu chuẩn hóa tươg ứng với cổ miệng chai.Nắp được dập thành hình dạng sơ bộ gần đúng để định dạng chính xác trong đầu đóng và miệng chai.Nắp có dạng đĩa nống, trong lòng được dán một lớp cao su làm kít khít miệng chai.Nắp được chế tạo bằng thép các bon thấp, dày 0,3mm và có tráng một lớp kẽm bên ngoài.
Thiết kế máy đóng nút chai tự động
Ø28
Ø26,5 5
6
26,5
29
Nhiệm vụ của giai đoạn đóng nắp là định vị nắp vào đúng cổ chai ở vị trí ép roan vào miệng cổ chai và làm biến dạng nắp. Hình dạng và kích thước của nắp trước và sau khi đóng nắp như sau :
Trước khi đóng nắp :
Hình 5.1.b
Kích thước sau khi đóng nắp :
Hình5.1.c
5.1.2. Kết cấu đầu đóng nắp chai :
Do miệng chai và nắp chai có kết cấu và kích thước được tiêu chuẩn hóa nên phần lớn các máy đóng nắp chai đều có kết cấu tương tự nhau. Do đó ta chỉ đưa ra một loạt kết cấu của đầu đóng cơ bản đặc trưng nhất và dùng nó để thiết kế.
Kết cấu của đầu đóng nắp :
1. Miệng đầu đóng 2 5 4 3 6 7 8 23 10 9 11 12 13 22 15 14 20 21 19 18 16 17
2. Khuôn đóng nắp 3. Chày giữ nắp
4. Bạc hãm và dẫn hướng chày 5. Bulông lục giác
6. Bạc dẫn hướng ống đẩy 7. Bulông chống xoay ống đẩy 8. Đệm chặn lò xo 9. Lò xo đẩy chày ép nắp 10. Ống đẩy 11. Lò xo đóng nắp 12. Bulông 13. Chén chặn lò xo 14. Vú mỡ bôi trơn ổ bi đóng 15. Vú mỡ bôi trơn ổ bi treo 16. Ổ bi kim 17. Trục ổ bi kim 18. Ổ đũa trụ dài 19. Lỗ định vị trục 20. Trục ổ bi 21.Thân piston đóng nắp 22.Bulông hãm 23.Lỗ lắp chốt định vị đầu đóng Hình 5.1.2. Đầu đóng nắp b. Nguyên lý làm việc của máy đóng nắp :
Khi chai đã đi vào đúng vị trí của đầu đóng nắp chai (chai và đầu đóng nắp quay quanh trục chính và cùng một tốc độ còn cam dẫn hướng thì đứng
yên) theo hành trình làm việc của cam, ổ bi (16) tiếp xúc với mặt dưới của cam đưa toàn bộ cụm đầu đóng đi xuống (lúc này nắp đã được thổi vào miệng của khuôn đóng nắp và được giữ lại ở mặt dưới của chày đóng nhờ lực hút nam châm của chày)
Khi nắp bia đã tiếp xúc với miệng chai thì cụm đầu đóng vẫn tiếp tục đi xuống theo hành trình làm việc của cam dẫn hướng, khi đó lò xo (9) bị chày (3) nén lại (do phản lực ở miệng chai tác dụng lên chày đóng lớn hơn lực bung của lò xo(9)) làm cho nắp ở trên miệng chai tiếp xúc trực tiếp vào khuôn đóng (1). Cụm đầu đóng (hay còn gọi là piston) tiếp tục đi xuống nhưng khuôn đóng (1) bị nắp và miệng chai giữ lại thông qua chi tiết (7) làm cho lò xo (11) hơi bị nén lại. Khi lực nén của lò xo (11) thắng được lực chống biến dạng của vành nắp thì khuôn (1) sẽ không bị đẩy lên nữa mà sẽ đi xuống cùng cụm piston làm bóp chặt nắp vào miệng chai theo hình dạng của khuôn đóng. Đây cũng là lúc kết thúc hành trình đi xuống của cụm piston đóng nắp.
Khi kết thúc hành trình đi xuống của cụm piston (nắp chai đã được đóng kín theo yêu cầu kỹ thuật), cụm piston đóng nắp bắt đầu đi lên theo hành trình của cam dẫn, ổ bi (16) tiếp xúc mặt trên của cam và nâng cụm piston đóng nắp đi lên, lò xo (11) bung ra đẩy cốt trong và khuôn đóng (7) về vị trí cũ, lúc đó lò xo (9) bung ra tạo một lực lên chày (3) để đẩy nắp (đã được đóng kín vào chai) ra khỏi khuôn đóng (1) và được sao gạt đưa ra xích tải.
Lò xo (9) có tác dụng giảm chấn giữa miệng chai và nắp đồng thời làm nhiệm vụ đẩy chai ra khỏi khuôn đóng khi cụm piston đi xuống đóng nắp không làm bể miệng chai và tạo lực ép lên côn đóng (1) để làm biến dạng vành nắp.
5.1.3. Tính lực đóng nắp :