Phểu (2) dạng hình hộp chữ nhật, đáy nghiêng. Máng dẫn phôi (1), được kẹp chặt, ép sát với thành phểu. Phần làm việc của máng bố trí nghiêng, đảm bảo cho sự dịch chuyển của phôi dưới tác dụng của trọng lực.Song song với máng người ta bố trí phiến trượt (4).Phiến trượt này vào lúc lấy phôi thì đi xuống vị trí dưới cùng.Phiến trượt chuyển dịch xuyên qua lớp phôi đổ trong phểu.
Những phôi rơi trên mặt đầu của phiến trượt được nâng lên phía trên nhờ có mặt nghiêng ở đầu phiến trượt mà các phôi đó rơi vào máng dẫn phôi. Phiến trượt đi xuống dưới, còn các phôi ở trong máng sẽ trượt theo mặt nghiêng của máng.
Trong quá trình dịch chuyển những phôi đã được định hướng (trong lòng máng) sẽ đi qua cửa sổ, tạo nên bởi máng dẫn và con quay. Những phôi không được định hướng (không nằm trong lòng máng) khi đến cửa sổ sẽ bị con quay có răng (3) hất ngược trở lại vào trong phểu. Con quay hất những phôi không nằm trong cùng một hàng như vậy, loại trừ được khả năng chèn phôi khi đi qua cửa sổ. Hoặc khi trên máng dẫn phôi đã được xếp đầy hàng thì con quay phóng phôi sẽ loại trừ khả năng chèn phôi.
Mức cao nhất của phôi trong phểu cần thấp hơn máng dẫn phôi một ít. Đối với cơ cấu cấp phôi hình phểu này sử dụng thích hợp đối với những phôi hình trụ dài, không thích hợp với những chi tiết dạng nắp có l/d <1
4.2.2. Cơ cấu cấp phôi rời kiểu đĩa ma sát :
a. Cấu tạo :
1. Đĩa quay
2. Con quay có răng 3. Máng dẫn phôi 4. Thanh gạt
Hình 4.2. Cơ cấu cấp phôi rời kiểu đĩa ma sát b. Nguyên lý làm việc :
Nếu được đưa lên đĩa (1) quay đều, nhờ ma sát trên mặt đĩa, nắp quay theo và do lực ly tâm các nắp đó dạt ra vành ngoài đĩa, khi đi ngang qua máy dẫn sẽ
được con quay (2) có răng hất vào máng dẫn. Thanh gạt (4) làm nhiệm vụ khi các nắp bị dạt ra sát thành và đi ngang qua thành gạt (4) sẽ chỉ còn một lớp tránh hiện tượng các lớp chồng lên nhau sẽ không đi vào máng dẫn được. Loại này thích hợp cho phôi dẹt (l/d <1) có chiều dày lớn hơn 1mm rất thích hợp cho loại phôi cắp bia. Vậy ta chọn loại cấp phôi đĩa ma sát này cho cơ cấu cấo nắp tự động.
4.3. SƠ ĐỒ CỦA MÁY ĐÓNG NẮP :
Từ phương án đã chọn ta thiết lập được sơ đồ động của máy
4.3.1. Yêu cầu chuyển động :
Máy có các chuyển động chính sau :
Chuyển động của cơ cấu cấp chai vào máy đóng nắp gồm : + Chuyển động của xích tải đưa chai vào và ra
+ Chuyển động của trục vít, của bánh gạt chai để xác định vị trí làm việc của chai trước khi vào vị trí đóng nắp.
Chuyển động của cơ cấu đóng nắp Chuyển động của cơ cấu cấp nắp
4.3.2. Yêu cầu thiết kế :
Sơ đồ động thiết lập phải thỏa mãn các yêu cầu sau : - Đường truyền động ngắn bảo đảm hợp lý
- Kết cấu đơn giản, gọn, phân bố đều - Truyền động chính xác
Phối hợp các chuyển động phải nhịp nhàng, đồng bộ, làm việc tin cậy - Dễ bố trí bôi trơn cho các chi tiết máy
- Dễ gia công chế tạo - Dễ tháo lắp sửa chữa - Máy không quá cồng kềnh
- Đảm bảo truyền lực, momen, chịu lực ứng suất trong khi làm việc
1 2 3 4 5 6 7 8 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
- Hiệu suất cao
4.3.3. Từ các yêu cầu trên ta thiết lập được sơ đồ động của máy :