0
Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Cấu trúc bộ nhớ.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ“ THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG MÁY ĐÓNG NÚT CHAI TỰ ĐỘNG ” (Trang 29 -29 )

2.6.3.1. Phân chia bộ nhớ:

o Bộ nhớ của PLC S7-200 được chia thành bốn vùng cơ bản và hầu hết có thể đọc ghi được chỉ trừ vùng nhớ đặc biệt(SM) chỉ có thể truy cập để đọc.

o Vùng nhớ chương trình: Là miền nhớ được dùng để lưu trữ các lệnh được dùng trong chương trình.Vùng này thuộc kiểu non- volatile có thể đọc và ghi được.

o Vùng nhớ tham số: Dùng để lưu giữ các tham số như từ khóa, địa chỉ trạm… Vùng này thuộc kiểu non-volatile có thể đọc và ghi được.

o Vùng dữ liệu: Dùng để cất giữ các dữ liệu của chương trình bao gồm kết quả các phép tính, các hằng số được định nghĩa trong chương trình, bộ đệm truyền thông…

o Vùng đối tượng: Bao gồm các bộ đếm, bộ định thì, các cổng vào ra tương tự. Vùng này không thuộc kiểu non-volatile nhưng có thể đọc và ghi được.

o Hai vùng nhớ cuối có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện một chương trình.

2.6.3.2. Vùng nhớ chương trình:

Vùng nhớ chương trình gồm ba khối chính: OB1, SUBROUTIN và INTERRUPT.

o OB1: Chứa chương trình chính, các lệnh trong khối này luôn được quét trong mỗi vòng quét.

o SUBROUTIN: Chứa chương trình con, được tổ chức thành hàm và có biến hình thức để trao đổi dữ liệu, chương trình con sẽ được thực hiện khi có lệnh gọi từ chương trình chính.

o INTERRUPT: Miền chứa chương trình ngắt, được tổ chức thành hàm và có khả năng trao đổi dữ liệu với bất kỳ một khối

chương trình nào khác. Chương trình này sẽ được thực hiện khi có sự kiện ngắt xảy ra.

2.6.3.3. Vùng nhớ dữ liệu:

Vùng dữ liệu là một vùng nhớ động. Nó có thể được truy cập theo từng bit, từng byte, từng từ đơn(word) hay từ kép (double word) và được sử dụng làm miền lưu trữ dữ liệu cho các thuật toán, các hàm truyền thông, lập bảng, các hàm dịch chuyển, xoay vòng thanh ghi, con trỏ địa chỉ…

Vùng dữ liệu được chia thành những vùng nhớ nhỏ để phục vụ cho những mục đích và công dụng khác nhau, bao gồm các vùng sau:

o V (Variable memory): Vùng nhớ biến.

o I (Input image register): Vùng đệm đầu vào.

o Q (Output image register): Vùng đệm đầu ra.

o M (Internal memory bits): Vùng nhớ các bit nội.

o SM (Special memory): Vùng nhớ đặc biệt.

o Cách thức truy cập địa chỉ của vùng nhớ dữ liệu:

2.6.3.3.1. Truy cập trực tiếp:

o Truy cập theo bit: Tên miền nhớ + địa chỉ byte + • + chỉ số bit.Ví dụ:V10.4 chỉ bit 4 của byte 10 thuộc miền nhớ V.

o Truy cập theo byte: Tên miền nhớ + B + địa chỉ byte. Ví dụ VB15 chỉ byte 15 trong miền nhớ V.

o Truy cập theo từ: Tên miền nhớ + W + địa chỉ byte cao của từ. Ví dụ VW183 chỉ từ đơn gồm hai byte là VB183 và VB184 trong đó VB183 là byte cao trong từ

o Truy cập theo từ kép: Tên miền + D + địa chỉ byte cao trong miền.Ví dụ VD345 chỉ từ kép gồm 4 byte 345, 346, 347, 348 trong miền nhớ V trong đó 345 là byte cao trong từ kép.

Truy cập địa chỉ gián tiếp thông qua con trỏ (pointer). Con trỏ là một miền nhớ từ kép chứa địa chỉ của vùng nhớ khác. Các vùng nhớ V, L và thanh ghi chỉ mục ( AC1,AC2,AC3 ) có thể được sử dụng như là con trỏ. Để sử dụng con trỏ phải sử dụng lệnh MOVE_D để chuyển địa chỉ của vùng nhớ được định địa chỉ gián tiếp vào vùng con trỏ.Con trỏ cũng có thể được chuyển tới chương trình con như là một tham số.

S7-200 cho phép con trỏ truy cập các vùng nhớ V,M,I,Q,S,T,C theo giá trị hiện hành và không cho phép truy cập theo từng bit và các vùng nhớ AI,AQ,HC,SM,L.

Để truy cập gián tiếp dữ liệu địa chỉ của một vùng nhớ, phải tạo một con trỏ cho vùng đó bằng cách sử dụng ký tự & cùng với vùng nhớ có địa chỉ cần lấy.Toán hạng đầu vào của lệnh phải bắt đầu với ký tự & để chỉ rằng địa chỉ vùng nhớ, thay cho nội dung của nó được chuyển vào vùng định nghĩa toán hạng đầu ra của lệnh. Quy ước sử dụng con trỏ để truy nhập như sau:

o & địa chỉ byte (cao): Toán hạng lấy địa chỉ của byte, từ hoặc từ kép.

o VD: MOVD &VW100,AC1: Tạo con trỏ bằng cách đưa địa chỉ byte cao VB100 vào trong thanh ghi AC1, thanh ghi AC1 sẽ chứa địa chỉ của VW100

o * con trỏ: Toán hạng lấy nội dung của byte, từ hoặc từ kép mà con trỏ chỉ vào. Theo ví dụ trên, khi đã tạo con trỏ ta có thể lấy nội dung của AC1 và chuyển vào VW300 bằng cách dùng toán hạng lấy nội dung trỏ vào thanh ghi AC1

o VD: MOVW &AC1,VW300: Nội dung của AC1 được chuyển vào VW300.

2.6.3.4. Vùng đối tượng:

Vùng đối tượng được sử dụng để lưu giữ dữ liệu cho các đối tượng lập trình như các giá trị tức thời, giá trị đặt trước của bộ đếm, hay timer. Dữ liệu kiểu đối tượng bao gồm các thanh ghi của Timer,Counter, HSC, bộ đệm vào ra tương tự và các thanh ghi chỉ mục.

2.6.4Mở rộng cổng vào ra.

Các PLC họ S7-200 đều có thể mở rộng thêm các đầu vào/ra và các chức năng nâng cao khác bằng cách ghép nối thêm các module mở rộng về phía bên phải của PLC tạo thành một móc xích các module.

Địa chỉ của các vị trí các module được xác định bằng kiểu vào ra và vị trí của các module trong móc xích,bao gồm các module có cùng kiểu.

Các module mở rộng số hay tương tự đều chiếm chỗ trong bộ đệm tương ứng với số đầu vào ra của module.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ“ THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG MÁY ĐÓNG NÚT CHAI TỰ ĐỘNG ” (Trang 29 -29 )

×