1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 11 trường THPT quan sơn 2 rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận trên con đường chinh phục kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018

21 567 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 187 KB

Nội dung

Trong quátrình viết bài văn nghị luận, học sinh thường mắc phải những lỗi về viết đoạn văn,bài văn như: lạc ý, loãng ý, thiếu liên kết giữa các đoạn, các ý trong đoạn phủđịnh nhau, dẫn t

Trang 1

I: Mở đầu1.1 Lí do chọn đề tài

Trong trường học, Ngữ Văn là môn học rất quan trọng vì là môn học gópphần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách học sinh Mỗi bài thơ, bàivăn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạođức dành cho học sinh Nếu không học môn Ngữ Văn thì làm sao thế hệ trẻ ngàynay hiểu được những tấm gương chiến đấu ngoan cường của những chiến sĩ cáchmạng, những người đã hy sinh xương máu nhằm giành lại độc lập, tự do để baothế hệ ngày sau được sống yên vui, hạnh phúc? Nếu không học môn Ngữ văn thìlàm sao học sinh hiểu rõ cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ ChíMinh, một bậc vĩ nhân tài đức vẹn toàn được cả thế giới kính phục? Học Vănchính là cách học làm người Môn Văn thật sự là môn học quan trọng giúp cho họcsinh học tốt các môn học khác

Trong đó, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THPT là vấn đề hếtsức quan trọng và cần thiết trong việc học văn nói chung và việc rèn luyện kĩ nănglàm văn nói riêng Đoạn văn là một phần của văn bản, hay nói cách khác, nó làđơn vị ngôn ngữ lớn thứ hai sau văn bản, góp phần cấu tạo nên văn bản Chính bởivậy mà đoạn văn rời rạc, mắc nhiều lỗi,… thì không thể có một văn bản hay;ngược lại, học sinh có kĩ năng viết đoạn văn chặt chẽ, mạch lạc thì hiển nhiênvăn bản các em tạo lập được sẽ là một văn bản đáp ứng tốt mọi yêu cầu

Việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn giúp các em biết vận dụng các loại vănbản để phục vụ cho học tập và trong đời sống Qua việc tiếp thu những kiến thứccủa môn Ngữ văn, HS vận dụng sáng tạo, tổng hợp để có thể nói hoặc viết theonhững yêu cầu, những đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộcsống đặt ra cho các em Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, các em đồng thời được

ôn luyện, củng cố về kiến thức văn học, được rèn luyện các nội dung về Từ ngữ,Ngữ pháp như: từ loại, cụm từ, các biện pháp tu từ, các kiểu câu Từ đó có thể đạtkết quả cao trong khi làm bài kiểm tra hay bài thi

Vậy mà những năm gần đây hiện tượng giáo viên và cả học sinh xem nhẹmôn Văn ngày càng trở nên phổ biến Có nhiều lý do khiến cho học sinh ngày nayxem nhẹ môn Ngữ văn Phần lớn các em nghĩ học giỏi môn Ngữ văn khó chọnngành nghề sau này Đa số học sinh thường tập trung học các môn khoa học tựnhiên như Toán, Lý, Hóa, … với suy nghĩ rằng học giỏi các môn này dễ thi vàotrường đại học để với tương lai xán lạn và dễ có thu nhập cao Thậm chí nhiềungười còn cho rằng thời đại bùng nổ thông tin này thì có thời giờ đâu để đọctruyện, đọc văn Cho nên tình trạng học sinh không thích học môn này ngày càng

có chiều hướng gia tăng Đây là nỗi băn khoăn của nhiều thầy cô giáo trong khimôn Ngữ văn có một giá trị đích thực mà học sinh chưa hiểu được nên còn học vớitinh thần gượng ép, ngại học, thậm chí chán học

Bên cạnh đó, học sinh còn thiếu hụt kiến thức nền, các thầy cô chưa khơigợi được ở các em niềm đam mê, hứng thú với môn Ngữ văn Cho nên, mỗi khilàm bài viết, các em có làm bài nhưng viết theo kiểu nghĩ đến đâu viết đến đó mà

Trang 2

sửa những lỗi sai… Đã thế, nhiều giáo viên cứ cho học sinh học rập khuôn nhữngbài văn mẫu rồi làm theo vì vậy xảy ra các trường hợp buồn cười là học sinh làmbài, viết nhiều đoạn văn giống nhau, mắc nhiều lỗi khá giống nhau, thậm chí nhiều

em còn chưa có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận

Chính vì thế mà môn Văn của các em điểm thường không cao Trong quátrình viết bài văn nghị luận, học sinh thường mắc phải những lỗi về viết đoạn văn,bài văn như: lạc ý, loãng ý, thiếu liên kết giữa các đoạn, các ý trong đoạn phủđịnh nhau, dẫn từ ý này sang ý kia không phù hợp, cả bài không tách đoạn…nhưng các em học sinh không biết cách để sửa chữa những lỗi đó, thậm chí có emcòn không biết rằng mình mắc lỗi Qua giảng dạy, đặc biệt khi chấm bài kiểm tra,bài thi cuối kì, cuối năm ở trường THPT Quan Sơn 2, tôi nhận thấy kĩ năng viếtđoạn văn nghị luận của học sinh còn yếu, chưa đạt yêu cầu

Nhất là khi, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốcgia năm 2017 có nhiều thay đổi Thời gian thi từ 180 phút giảm xuống còn vẻn vẹn

120 phút, dung lượng bài viết nghị luận xã hội rút gọn từ 600 chữ còn 200 chữ viếtsao cho đủ ý, bố cục rõ ràng không lan man tránh mất điểm Đề đọc hiểu và nghịluận xã hội có sự tích hợp theo hướng vận dụng cao Điều này gây ra không ít lolắng băn khoăn trong khi làm bài của các em học sinh

Đặc biệt, căn cứ vào đề thi minh họa môn Ngữ văn của Bộ GD và ĐT, giáoviên và học sinh đều không khó nhận ra vai trò của việc viết đoạn văn nghị luận.Phần Đọc hiểu sẽ kiểm tra, đánh giá học sinh ở các cấp độ: nhận biết, thông hiểu,vận dụng thấp và vận dụng cao Trong đó, mức độ kiểm tra từ dễ đến khó, có mộtcâu yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn nhằm đưa ra cảm nhận về tác dụngcủa biện pháp tu từ, thao tác lập luận; hoặc ý nghĩa của một hình ảnh, từ ngữ; hoặcthông điệp, bài học từ ngữ liệu đã cho;…

Trong phần Làm văn sẽ có hai câu Câu 1(nghị luận xã hội) yêu cầu viếtđoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) có sự tích hợp nội dung với văn bản đọc Câu 2(nghị luận văn học) yêu cầu học sinh có kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học.Bài văn hay, đạt điểm cao chỉ khi lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, mạchlạc, không mắc lỗi Để đạt được điều đó học sinh cần rèn luyện từ chính tả, từcâu, đặc biệt là đoạn Bửi đoạn là đơn vị lớn thứ hai sau văn bản Sẽ không cóvăn bản hay nếu đoạn văn nghị luận rời rạc, lộn xộn, không có sự liên kết, khôngđảm bảo về nội dung và hình thức

Chính vì vậy việc rèn luyện cho học sinh cách viết đoạn văn là điều rất cầnthiết để sở hữu kỹ năng viết tốt, chinh phục những điểm số cao trong các bài thinhất là trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia Để đạt được điều đó, các em khôngchỉ rèn luyện, ôn thi cấp tốc khi học lớp 12 hay mấy tháng cuối trước khi thi mà làkết quả của cả quá trình “văn ôn, võ luyện” Với những băn khoăn, trăn trở nảysinh trong quá trình giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, tôi viết

SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh khối 11 trường THPT Quan

Sơn 2 rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận trên con đường chinh phục kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018”

Trang 3

1.2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của tôi khi thực hiện đề tài này nhằm giúp các em học sinh củng

cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, rèn luyện kĩ năng phát hiện lỗi, biết cách sửalỗi trong đoạn văn, từ đó tạo lập đoạn văn, văn bản nghị luận hay Từ đó tạo hứng

thú học tập môn Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng học tập cũng như kết quả

thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường THPTQuan Sơn 2 trong những năm học tiếp theo

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: đoạn văn, kĩ năng viết đoạn văn nghị luận

- Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: học sinh lớp 11A1 và 11A2 trường THPT Quan Sơn 2 - Quan Sơn - Thanh Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài này, tôi vận dụng sáng tạo một số phương pháp sau:

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp lấy ý kiến của học sinh

- Từ thực tế giảng dạy và học tập môn Ngữ Văn

- Tổng kết và đánh giá rút kinh nghiệm

Trang 4

II: Nội dung2.1 Cơ sở lí luận của đề tài.

Như chúng ta đã biết: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắtđầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thườngbiểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề Từ ngữ chủ đề là các

từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại

từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt Câu chủ đề mang nộidung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầuhoặc cuối đoạn văn Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng

tỏ chủ đề của đoạn

Có thể thấy về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức

độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối

dễ dàng Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặtchẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản Mỗi đoạn trong văn bản cómột vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mởđầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề củavăn bản thành các khía cạch khác nhau), đoạn kết thúc văn bản Mỗi đoạn vănbản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tươngđối hoàn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định

Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh Sự hoàn chỉnh đó thểhiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấuchấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phépliên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa

và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn

Để trình bày một đoạn văn cần phải sử dụng các phương pháp lập luận.Lập luận là cách trình bày luận cứ dẫn đến luận điểm Lập luận phải chặt chẽ hợp

lí thì đoạn văn, bài văn mới có sức thuyết phục

Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn cókết cấu (cách lập luận) phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp bên cạnh

đó là cách lập luận suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, suy luận tươngphản, đòn bẩy, nêu giả thiết…

Đoạn diễn dịch là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể Câu chủ đềmang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nộidung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó Các câu triển khai được thực hiệnbằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm nhữngnhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết

Đoạn quy nạp là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chitiết, cụ thể đến ý khái quát Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn Các câu trên được trìnhbày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giáchung

Trang 5

Đoạn tổng - phân - hợp là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp Câu mởđoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kếtđoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng Những câu khaitriển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổnghợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề Khi viết đoạn văn tổng - phân - hợp,cần biết cách khái quát, nâng cao để tránh sự trùng lặp của hai câu chốt trongđoạn.

Đoạn lập luận tương đồng là cách trình bày đoạn văn có sự so sánh tương

tự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạnvăn,… có nội dung tương tự nội dung đang nói đến

Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau vềnội dung ý tưởng: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộcsống,…tương phản nhau

Đoạn lập luận theo suy luận nhân quả: Có 2 cách: Trình bày nguyên nhântrước, chỉ ra kết quả sau Hoặc ngược lại chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau

Đoạn lập luận đòn bẩy là cách trình bày đoạn văn mở đầu nêu một nhậnđịnh, dẫn một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giống hoặctrái với ý tưởng ( chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tíchsâu sắc ý tưởng đề ra

Các câu trong đoạn văn cũng như các đoạn trong bài phải có sự liên kếtchặt chẽ với nhau về nội dung cũng như hình thức:

Về nội dung: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, cáccâu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (Liên kết chủ đề) Các đoạn văn vàcác câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (Liên kết lôgic)

Về hình thức: Các câu, các đoạn văn phải được liên kết với nhau bằngmột số biện pháp chính như: Phép lặp (Lặp lại ở đầu câu đứng sau từ ngữ đã có

ở câu trước) Phép thế (Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từngữ đã có ở câu trước) Phép nối (Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thịquan hệ với câu trước) Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng (Sử dụng ởcâu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với

từ ngữ đã cho ở câu trước)

Tất cả những kiến thức lí thuyết trên là cơ sở để tôi thực hiện đề tài sángkiến kinh nghiệm này Bên cạnh đó tôi cũng khảo sát thực trạng kĩ năng viếtđoạn văn nghị luận của học sinh lớp 11 ở trường THPT Quan Sơn 2 để có giảipháp thực hiện hợp lí, hiệu quả

Trang 6

2.2 Thực trạng của vấn đề.

Vào đầu các năm học, nhà trường bao giờ cũng khảo sát chất luợng họctập các môn Toán, Ngữ văn để phân loại học sinh, có kế hoạch bồi dưõng họcsinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém Kết hợp với kết quả khảo sát chấtluợng, trong các giờ học đầu năm học, tôi thường kiểm tra kĩ năng viết đoạn củahọc sinh qua các bài tập nhỏ sau các tiết văn học bằng cách cho học sinh viếtđoạn văn nêu cảm nhận về tác phẩm, nhân vật, chi tiết trong tác phẩm

Một số bài tập tôi dùng để kiểm tra:

+ Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi học đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du?

+ Em hãy viết đoạn văn diễn dịch trình bày cảm nhận của em về nhân vậtNgô Tử Văn trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản viên” của NguyễnDữ?

+ Đoạn trích Trao duyên là minh chứng rõ rệt cho nghệ thuật bậc thầy vềngôn ngữ của Nguyễn Du Hãy lựa chọn một số từ ngữ, viết đoạn văn khoảng

10 câu theo lối diễn dịch trình bày cảm nhận của em?

KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỤ THỂ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ở LỚP 11 TRƯỜNG THPT QUAN SƠN 2 NĂM HỌC 2016 - 2017

Các em không biết trình bày đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về nộidung cũng như hình thức Nhiều bài viết lủng củng sơ sài, lập luận không mạchlạc chặt chẽ Các ý lộn xộn, không có lớp có lang, ý lớn ý nhỏ không theo trình

tự hợp lí Đầu đoạn văn không viết hoa , không lùi đầu dòng, các dòng khác thò rathụt vào tuỳ tiện …

Có thể nói kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn của học sinh cònnhiều hạn chế Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượngdạy và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí

Trang 7

2.3 Một số biện pháp giải quyết thực trạng.

2.3.1 Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh:

2.3.1.1 Khái niệm:

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùiđầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tươngđối hoàn chỉnh Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành

Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề Từ ngữ chủ đề là các từngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ,các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt Câu chủ đề mang nội dungkhái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặccuối đoạn văn Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏchủ đề của đoạn

2.3.1.2 Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn.

Cách diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể Câu chủ

đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai nhữngnội dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó Các câu triển khai được thựchiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèmnhững nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết

Cách qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi

tiết, cụ thể đến ý khái quát Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn Các câu trên đượctrình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánhgiá chung

Cách tổng phân hợp: là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp Câu mở đoạn

nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là

ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng Những câu khai triểnđược thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhậnxét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại,khẳng định thêm giá trị của vấn đề

Đó là những kiến thức cơ bản học sinh đã học từ THCS Tôi đã củng cốngay cho học sinh sau khi vào lớp 10 và đầu lớp 11 qua các buổi học phụ đạobuổi chiều Ngoài ra, tôi cũng mở rộng hơn một số cách trình bày đoạn khác cho

học sinh khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng học sinh giỏi như cách suy luận nhân quả, tương đồng, tương phản, đòn bẩy

2.3.2 Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn:

Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:

Bước 1: Xác định và đáp ứng các yêu cầu của đề:

Về nội dung: Đề bài có thể trích dẫn hoặc không trích dẫn câu văn trong

phần đọc hiểu Điều quan trọng là các em cần hiểu yêu cầu của đề và xác địnhhướng đi đúng đắn

Thứ nhất: Phải xác định được Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (nội dungcủa đoạn văn) Đây là yêu cầu quan trọng nhất, đòi hỏi người viết phải bày tỏ

Trang 8

quan điểm cá nhân rõ ràng Cụ thể: Người viết hiểu vấn đề đó là gì (giải thích),tại sao lại nói như thế (phân tích)

Thứ hai: Cần phải có dẫn chứng thuyết phục bằng các ví dụ cụ thể trongđời sống

Thứ ba: Phải đánh giá và nêu thái độ của người viết trước vấn đề đangbàn luận Cần nêu ra những bài học nhận thức sau khi bàn luận Từ đó, đề xuấtnhững giải pháp thiết thực và khả thi cho bản thân mình và tất cả mọi người

Đối với dạng “đề nổi” , học sinh có thể dễ dàng nhận ra phạm vi nội dung

và phương pháp lập luận

Đối với dạng đề chìm, học sinh phải tự mày mò hướng đi

Ví dụ 1: Viết 1 đoạn văn 200 chữ về sự hi sinh thầm lặng của mẹ trong cuộc

sống ngày hôm nay (đề nổi) Học sinh dễ dàng xác định phạm vi nội dung : Thếnào là sự hi sinh thầm lặng ? biểu hiện của sự hi sinh thầm lặng ? tác dụng ? phêphán những người con bất hiếu, bài học rút ra cho bản thân, …

Ví dụ 2: Viết 1 đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa câu

chuyện được trích dẫn ở phần đọc hiểu : NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa,đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi Ông chìa tay xin tôi Tôi lục hết túi nọ đến túikia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết Ông vẫn đợitôi Tôi chẳng biết làm thế nào Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tanóng hổicủa ông: – Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả Ông nhìn tôichăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cholão rồi Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đócủa ông (Theo Tuốc- ghê- nhép)

Với đề bài này, học sinh cần hiểu ý nghĩa câu chuyện, xác định vấn đềnghị luận và thao tác lập luận chủ yếu: HS tự do bày tỏ cảm nhận của bản thân:

- Có thể HS trình bày về giá trị của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộcsống

- Có thể HS trình bày bài học về một thái độ, cách ứng xử, ý thức cho và nhậncủa con người trong cuộc sống

- Có thể HS trình bày lời chia sẻ với những số phận bất hạnh…

Về hình thức:

Thứ nhất : Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bàytrong 1 đoạn văn ( không được ngắt xuống dòng ), dung lượng an toàn khoảng2/3 tờ giấy thi ( khoảng trên dưới 20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn 1 vài dòng

Trang 9

cũng không bị trừ điểm Đoạn văn cần diễn dạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,dùng từ, đặt câu.

Thứ hai: Đoạn văn phải đảm bảo bố cục ba phần: Đặt vấn đề - Giải quyếtvấn đề - Kết thúc vấn đề

Thứ ba: Đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích Phân tích Chứng minh - Bình luận - Bác bỏ - Bình luận mở rộng Diễn đạt phải trong sáng,không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

-Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn:

Câu chủ đề là câu nêu ý của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quantrọng Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác địnhcâu chủ đề

Có những đề không cho sẵn câu chủ đề, có đề cho sẵn câu chủ đề, cónhững đề yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câuchủ đề, có đề lại có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề

Bước 3: Tìm ý cho đoạn ( Triển khai ý):

Xác định sẽ viết những nội dung cụ thể gì (ý chính)?

Ghi ra giấy nháp những ý chính của đoạn văn (theo hệ thống các thao táclập luận)

Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ giúp ta hình dung được những ý chính cầnviết, tránh tình trạng viết lan man dài dòng, không trọng tâm

Để tìm được ý cho đoạn văn, cần xem xét vấn đề ở nhiều góc độ Cáchđơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời các câu hỏi: Nó (vấn đề) là gì? Nó (câu nói)như thế nào? Tại sao lại như thế? Điều đó đúng hay sai, hay vừa đúng vừa sai?

Nó được thể hiện như thế nào (trong văn học, trong cuộc sống)? Điều đó có ýnghĩa gì đối với cuộc sống, với con người, bản thân…? Cần phải làm gì để thựcthi/hạn chế vấn đề/câu nói?

Bước 4: Các bước viết đoạn văn hoàn chỉnh:

Sau khi tìm được những ý chính cho đoạn văn, chúng ta tiến hành viết câu

mở đầu Câu mở đầu có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề Đối với đoạn văn trong đề đọchiểu, nên dẫn dắt từ nội dung/ câu nói của văn bản được trích dẫn Đoạn văn cóthể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cách đơn giản nhất là trình bàytheo kiểu diễn dịch: tức là câu chủ đề nằm ở đầu đoạn (thường là lời bày tỏ ýkiến đánh giá, nhận xét câu nói/ vấn đề) Các câu sau triển khai ý, làm rõ ý củacâu mở đầu (ý kiến đánh giá, nhận xét câu nói/ vấn đề)

Viết các câu nối tiếp câu mở đầu: Dựa vào các ý chính vừa ghi trên giấynháp, chúng ta tiến hành viết đoạn văn Các câu nối tiếp lần lượt sử dụng cácthao tác lập luận: Giải thích - Phân tích - Chứng minh - Bình luận - Bác bỏ -Bình luận mở rộng

Trang 10

Viết câu kết của đoạn văn: Câu kết của đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề.

Dù đoạn văn dài hay ngắn thì câu kết cũng giữ vai trò quan trọng, để lại ấntượng cho người đọc Câu kết có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề (nêubài học chung), hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày

Cấu trúc đoạn 200 chữ theo yêu cầu đề thi minh họa hiện nay của Bộ GD

và ĐT: Câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (khoảng 2 - 4 dòng)

Các câu phát triển đoạn (12 - 16 dòng): Vận dụng các thao tác:

- Giải thích (Câu nói nêu lên vấn đề gì?)

- Lí giải (Vì sao lại nói như thế?)

- Dẫn chứng (Họ đã làm thế nào?)

- Bình luận (Vấn đề đúng hay sai hay vừa đúng vừa sai?)

- Bác bỏ (Hiện tượng trái ngược cần phê phán là gì?)

Câu kết đoạn: Rút ra bài học (Bản thân và mọi người cần phải làm gì?) (2

- 4 dòng)

Các bước trên là những thao tác cần có để viết được một đoạn văn hoànchỉnh cả nội dung lẫn hình thức, đáp ứng yêu cầu của đề Tuy nhiên không phảihọc sinh nào cũng thực hiện đủ các thao tác trên khi làm bài Điều này giáo viênphải thường xuyên nhắc nhở để tạo thành thói quen cho học sinh Đặc biệt đểhình thành kĩ năng cho học sinh một cách thành thạo cần tăng cường rèn luyệnqua việc thực hành viết đoạn văn cho các em một cách có hệ thống từ thấp đếncao, từ đơn giản đến phức tạp

2.3.3 Giải pháp 3: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh bằng các dạng bài tập.

2.3.3.1 Dạng bài tập nhận biết

Mục đích của bài tập là cung cấp cho học sinh các dạng đoạn văn cụ thể,trên cơ sở đó các em nhận biết được mô hình cấu trúc đoạn, từ ngữ chủ đề, câuchủ đề Và cao hơn là cách trình bày các luận cứ để dẫn đến luận điểm Tuỳ từngđối tượng học sinh mà ra bài tập với những yêu cầu nhận biết các đoạn văn trìnhbày theo cách phổ biến thông dụng hay cách mở rộng, nâng cao

2.3.3.2 Dạng bài tập vận dụng

Bài tập 1 : Từ đoạn thơ sau:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nao nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

(Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

Ngày đăng: 16/08/2017, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w