1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận chính trị học những cơ sở tác động tiêu cực đến văn hóa từ chức ở việt namdoc

31 625 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 69,94 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiTrải qua hàng ngàn năm lịch sử, văn minh loài người gắn liền với sự hoàn thiện của văn hóa. Cùng với những giá trị văn hóa được lưu truyền từ lịch sử, đã thấm sâu vào nếp nghĩ, đời sống, cung cách ăn ở của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, lãnh thổ thì tiếp thu những giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc khác, quốc gia khác cũng góp phần bồi đắp là và làm phong phú thêm cho bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.Khi nói đến văn hóa, người ta thường bàn nhiều đến văn hóa trong tâm linh, văn hóa lịch sử, văn hóa chính trị, văn hóa trong nhân sinh quan... nhưng ít ai đưa được ra những quan điểm mang tính chất nghiên cứu và hệ thống về văn hóa từ chức một vấn đề văn hóa nhưng đã trở nên hết sức bức xúc và gây nhiều tranh cãi trong dư luận ngày nay. Xã hội ngày càng phát triển hiện đại nhưng kéo theo đó là sự xuống cấp của đạo đức cán bộ lãnh đạo, tham ô, tham nhũng, ỷ thế, lạm quyền đang trở thành mối lo ngại trong hệ thống chính trị quốc gia mà còn gây thiện hại cho đời sống xã hội, đất nước, nhân dân.Ngay từ khi thành lập và xây dựng Đảng, Bác Hồ đã luôn quán triệt và dăn dạy cán bộ về đạo đức người cách mạng “trung với Đảng, hiếu với dân”, “một lòng phụng sự tổ quốc”, “đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân”, nhưng những bài học đó đã dần bị lãng quên đối với một bộ phận cán bộ lãnh đạo của Đảng, của nhà nước đang có những biểu hiện tham quan, suy thoái về đạo đức. Nhìn lại lịch sử, đất nước có biết bao tấm gương các vị quan thanh liêm, yêu thương dân nhất mực, sẵn sàng vì nước vì dân mà hi sinh cả bản thân mình. Soi vào những tấm gương đó mà thấy hiện trạng đất nước ta ngày nay thật đáng buồn.Với tư cách là thế hệ đi sau, có niềm say mê tìm hiểu và trước những thực trạng nhức nhối của đất nước, xã hội ngày nay, đồng thời muốn đóng góp một vài ý kiến nhỏ, Tôi xin lựa chọn đề tài “Những cơ sở tác động tiêu cực đến văn hóa từ chức ở Việt Nam” làm đề tài cho tiểu luận của mình.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, văn minh loài người gắn liền với sựhoàn thiện của văn hóa Cùng với những giá trị văn hóa được lưu truyền từlịch sử, đã thấm sâu vào nếp nghĩ, đời sống, cung cách ăn ở của mỗi dân tộc,mỗi địa phương, mỗi quốc gia, lãnh thổ thì tiếp thu những giá trị văn hóa tinhhoa của dân tộc khác, quốc gia khác cũng góp phần bồi đắp là và làm phongphú thêm cho bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc

Khi nói đến văn hóa, người ta thường bàn nhiều đến văn hóa trong tâmlinh, văn hóa lịch sử, văn hóa chính trị, văn hóa trong nhân sinh quan nhưng

ít ai đưa được ra những quan điểm mang tính chất nghiên cứu và hệ thống vềvăn hóa từ chức - một vấn đề văn hóa nhưng đã trở nên hết sức bức xúc vàgây nhiều tranh cãi trong dư luận ngày nay Xã hội ngày càng phát triển hiệnđại nhưng kéo theo đó là sự xuống cấp của đạo đức cán bộ lãnh đạo, tham ô,tham nhũng, ỷ thế, lạm quyền đang trở thành mối lo ngại trong hệ thống chínhtrị quốc gia mà còn gây thiện hại cho đời sống xã hội, đất nước, nhân dân

Ngay từ khi thành lập và xây dựng Đảng, Bác Hồ đã luôn quán triệt vàdăn dạy cán bộ về đạo đức người cách mạng “trung với Đảng, hiếu với dân”,

“một lòng phụng sự tổ quốc”, “đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cánhân”, nhưng những bài học đó đã dần bị lãng quên đối với một bộ phận cán

bộ lãnh đạo của Đảng, của nhà nước đang có những biểu hiện tham quan, suythoái về đạo đức Nhìn lại lịch sử, đất nước có biết bao tấm gương các vị quanthanh liêm, yêu thương dân nhất mực, sẵn sàng vì nước vì dân mà hi sinh cảbản thân mình Soi vào những tấm gương đó mà thấy hiện trạng đất nước tangày nay thật đáng buồn

Với tư cách là thế hệ đi sau, có niềm say mê tìm hiểu và trước nhữngthực trạng nhức nhối của đất nước, xã hội ngày nay, đồng thời muốn đónggóp một vài ý kiến nhỏ, Tôi xin lựa chọn đề tài “Những cơ sở tác động tiêucực đến văn hóa từ chức ở Việt Nam” làm đề tài cho tiểu luận của mình

Trang 2

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ rất sớm văn hóa từ chức hay còn gọi là văn hóa treo ấn từ quan đãxuất hiện trong lịch sử các triều đại phong kiến của nước ta, đến thời cận đại,một tấm gương tiêu biểu đó là bác Trường Chinh đã sớm nêu gương về vấn

đề này Tuy nhiên, sau Bác Trường Chinh, trong vòng vài thập kỷ trở lại đây,văn hóa từ chức dường như đã trở thành nếp nghĩ xa xỉ và không xuất hiệntrong suy nghĩ của bất kỳ một vị cán bộ lãnh đạo nào trong hệ thống cơ quanquyền lực xã hội Việt Nam Gần đây, với những vụ việc đình đám về cướpcủa, giết người, sự xuống cấp, suy đồi quá mức của đạo đức của một bộ phậnkhông nhỏ trong đó có cả những lực lượng như công an, cán bộ lãnh đạo, ybác sĩ vấn đề về văn hóa từ chức đã trở thành một câu hỏi lớn đặt ra toàn xãhội.Dưới ngòi bút và chính kiến của mình, nhiều tác giả, các nhà khoa học đã

có sự đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên mới chỉ ở dạng bài báo, bài phát biểu,

ý kiến chung chung chứ chưa ai nghiên cứu, viết và nói về nó một cách sâusắc, có hệ thống

Với sự cố gắng bước đầu của tác giả, đề tài mong muốn góp một phầnnhỏ làm rõ hơn, hoàn thiện hơn để đóng góp tiếng nói cho sự nghiệp chốngtham nhũng và phát triển văn hóa từ chức, nâng cao đạo đức của con ngườitrong xã hôi, đất nước ta ngày nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích

Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng và hạn chế của văn hóa từchức ở nước ta, đối chiếu, so sánh, tập trung làm sáng tỏ những cơ sởtác độngtiêu cực đến văn hóa từ chức ở Việt Nam, đồng thời nêu lên những giải phápkhắc phục hạn chế và phương pháp xây dựng văn hóa từ chức tại Việt Namngày nay

3.2 Nhiệm vụ

Tiểu luận làm rõ những cơ sở tác động tiêu cực đến văn hóa từ chức ởViệt Nam

Trang 3

Giải pháp khắc phục hạn chế và vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa từchức ở Việt Nam hiện nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp,trong đó chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp

so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề

Ngoài ra tiểu luận có tiếp thu, chọn lọc các công trình đã được các tácgiả nghiên cứu và công bố trước

5 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luậnđược chia làm hai chương

Chương I : Một số khái niệm liên quan

Chương II : Những cơ sở tác động tiêu cực đến văn hóa từ chức ở ViệtNam

Chương III: Một số biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực vàvấn đề xây dựng, phát triển văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay

Trang 4

NỘI DUNG

Chương I: Một số khái niệm liên quan

1 Khái niệm Văn hóa.

Văn hóa vốn là khái niệm đượcdùng một cách phổ biến theo nhiềunghĩa khác nhau, nhưng khi đưa ra định nghĩa, Văn hóa bao giờ cũng có thểquy về hai cách hiểu chính đó là văn hóa theo nghĩa rộng và văn hóa theonghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng, văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ratrong quá trình lịch sử

Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều rộng hoặc theo chiềusâu, theo không gian hoặc theo thời gian Giới hạn theo chiều rộng, văn hóađược dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, vănhóa doanh kinh doanh) Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là nhữnggiá trị tinh hoa ( văn hóa về nếp sống, văn hóa nghệ thuật ) Giới hạn theokhông gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng,miền (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ ) Giới hạn theo thời gian, vănhóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn của lịch sử phát triển(văn hóa Hoà Bình, văn hóa Đông Sơn )

Đưa ra định nghĩa cụ thể về văn hóa, Từ điển tiếng Việt của Viện Ngônngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 chỉ

ra rằng:

Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và tích lũy trong quá trình hoạt độngthực tiễn, Văn hóa là tri thức, là kiến thức khoa học, là trình độ cao trong sinhhoạt xã hội và là biểu hiện của văn minh

Theo“Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin” địnhnghĩa về văn hóa thì:Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần docon người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử nhằm thỏa mãn các nhu cầu vềvật chất và tinh thần của con người

Trang 5

Ví dụ: Văn hóa dân gian, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, vănhóaứng xử, văn hóa chính trị, văn hóa kinh tế, văn hóa cồng chiêng, văn hóaVăn Lang – Âu Lạc

Còn riêng Hồ Chí Minh định nghĩa về văn hóa:

"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sángtạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôngiáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc,

ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức

là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng vớibiểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầuđời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"

Về sau này, nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiềucách định nghĩavề văn hóa:

Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa vàNXB Văn hóa - Thông tin,1997, cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa -không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của conngười trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó

có văn hóa

Còn theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc vănhóa Việt Nam thì: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinhthần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong

sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình

Tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóabao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia

Như vậy, từ tất cả có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vậtthể, những giá trị văn hóa được kết tinh theo không gian và thời gian do conngười sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên

Trang 6

3 Khái niệm Văn hóa Từ chức

Hiện nay, vấn đề văn hóa từ chức ở nước ta đang được nhiều nhànghiên cứu đề cập đến và luận bàn Vấn đề Từ chức chỉ được xem là mộthành vi có văn hóa khi người ta tự nguyện và mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho xãhội Ở các nước phát triển, từ chức là văn hóa hành xử của những người cóchức, có quyền và đã trở thành trách nhiệm của người có chức, có quyền,được dư luận xã hội chấp nhận

Còn ở Việt Nam, chuyện từ chức đã sớm có trong lịch sử nhưng để trởthành Văn hóa từ chức và khi nào có Văn hóa từ chức thì vẫn còn là một câuhỏi lớn

Định nghĩa về Văn hóa Từ chức VoH.com.Vn đưa ra rằng: Văn hóa từchức là cụm từ chỉ hành động được dùng ở thời đương đại, còn bản chất, nộidung chính là “Treo ấn từ quan” mà hết thảy đông tây kim cổ đều có Đó làmột hành động xuất phát từ nhận thức đúng đắn về tính hiệu quả trong côngviệc và nghệ thuật dùng người vì lợi ích chung

Tạp chí cộng sản chỉ ra rằng:Văn hóa từ chức là một dạng văn hóa cánhân của những người có chức, có quyền Họ được cơ quan, tổ chức và xã hộitôn trọng khi ở họ có nhân cách đạo đức, biết lãnh đạo bằng tấm gương Nếukhông có nhân cách và gương mẫu thì không thể thuyết phục được mọi người

Và như vậy, một đất nước văn minh, phát triển thì không thể thiếu vănhóa từ chức, và nói về văn hóa từ chức thì dễ nhưng để thực hiện được nó

Trang 7

trong một môi trường đang phát triển, đang hòa nhập trong xu thế toàn cầuhóa, sự phức tạp của kinh tế, chính trị và sự xuống cấp đạo đức và những hệlụy từ tư tưởng hàng ngàn năm của Việt Nam lại là những rào cản cho việcphát triển và xây dựng văn hóa từ chức ngày nay Để làm rõ hơn những hạnchế cũng như đưa ra một số biện pháp thức đẩy, xây dưng văn hóa từ chức ởnước ta hiện nay, chúng ta cùng bàn vấn đề ở chương sau khi đề cập đếnnhững cơ sở tác động tiêu cực đến Văn hóa Từ chức ở Việt Nam.

Trang 8

Chương II Những cơ sở tác động tiêu cực đến văn hóa từ

chức ở Việt Nam

1 Văn hóa từ chức trong lịch sử dân tộc.

Trong lịch sử nước ta, từ chức hay còn gọi là treo ấn từ quan có nghĩatreo trả cái ấn tại công đường mà bỏ về, không làm quan nữa.Có nhiều ngườitài giỏi như Chu Văn An, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, NguyễnKhuyến, Nguyễn Siêu đã treo ấn từ quan.Các ông từ chức không phảivìkhông làm tròn chức trách, gây tác hại lớn mà phần nhiều là do khảng khái,giữ khí tiết thanh liêm, không đồng ý với quan điểm của vua

Các bậc hiền tài ngày ấy có nhiều cách xuất thế hành đạo, các bậc ấy,học sách thánh hiền, tuân thủ lễ nghĩa, dù là làm quan hay dạy học đều cố giữcho tròn đạo vua tôi, quần thần, đạo trung với nước, đạo hiếu với dân… khi

đã mang cả tài sản, trí lực ra phụng sự tổ quốc, phụng sự đất nước, phò vuađánh giặc hay giữ cho đất nước, dân an mà khi bất mãn với triều đình, các vị

đó sẵn sàng từ quan để giữ đạo, về sống điền viên, cuộc đời ở ẩn chứ nhấtđịnh không chịu làm việc sai trái, không chịu đi theo những hèn kém trongtriều đình Xa lánh chốn quan trường về ở ẩn đọc sách,dạy học, làm thơ…được xã hội chấp nhận ở một góc độ nào đó được và được nhân dân yêu mến,tôn vinh Chính vì lẽ đó mà hành vi treo ấn từ quan hoặc còn gọi là cáo quan

về ở ẩn đã trở thành một nét đẹp văn hóa hay đúng hơn có thể gọi là Văn hóatreo ấn từ quan

Trong lịch sử cũng đã chứng minh, khi rời bỏ chốn kinh thành phồnhoa,chốn quan trường nhiều thị phi, nhũng nhiễu, các vị ấy cáo quan về quê ở

ẩn Sống ở quê, trồng rau, nuôi cá, lao động chân tay mà “tránh sự đời” nhưngnét đẹp tâm hồn không bị mai một, phôi phai mà được vun đắp qua thời giancùng những triết lý nhân sinh sâu sắc Dù lui về ở ấn, nhưng trong các vị ấy,vẫn có người sẽ trở lại quan trường khi được mời, được trọng dụng, tài sứcvẫn phụng sự cho nhân dân, tổ quốc khi cần, mộng sĩ phu vì thế đã tô điểmthêm cho nét đẹp của văn hóa treo án từ quan mà không đánh mất sự thanh

Trang 9

liêm, đáng kính trong tư cách và nhân cách.

Là một nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã từng cólời khẳng định: “xa xưa, các cụ nhà ta coi việc cáo quan hồi hương là mộtcách giữ tiết tháo” Và sau này, trong Đảng ta cũng có Tổng bí thư TrườngChinh - người có công lớn với Cách mạng tháng Tám năm 1945, sau khi nhậntrách nhiệm chính trị về những sai lầm trong cải cách ruộng đất 1956, ông đã

từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba thập kỷ sau trở lại với cương vị Tổng bíthư, kịp góp phần khởi động công cuộc đổi mới trước khi từ trần" Đó lànhững tấm gương sáng, những tấm gương làm nên nét đẹp của Văn hóa Từchức của Việt Nam

Tuy nhiên, trong thời gian hiện đại ngày nay, cùng với sự phát triển củađất nước lại kéo theo sự suy đồi của nhân cách, đạo đức người làm cán bộ,người làm quan Khí chất thanh liêm không còn và trong nhiều năm trở lạiđây, văn hóa Từ chức đã trở thành một nếp sống xa xỉ trong đời sống cán bộ,viên chức và dù có hàng ngàn sai phạm họ vấn cố giữ cho được chức vị củamình Lý do cho vấn đề đó là tại đâu? Và Văn hóa từ chức bao giờ mới có thểtrở thành một nếp văn hóa ở nước ta, điều đó vẫn còn là một vấn đề đáng bàn

2 Văn hóa Từ chức Việt Nam đương đại và những tác động tiêu cực.

2.1 Văn hóa Từ chức ở Việt nam đương đại và những trở ngại

Người ta vẫn hay quan niệm văn hóa từ chức là một hành động rất đặcbiệt trong xã hội Khi người được giao trách nhiệm đã cố tình hay không đủ khảnăng làm tròn thì với lòng tự trọng của mình người đó sẽ tự nguyện xin từ chức

Hiện nay, vấn đề văn hóa từ chức ở nước ta đang được nhiều nhà nghiêncứu đề cập đến Từ chức chỉ được xem là một hành vi có văn hóa khi người ta

tự nguyện và mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội Ở các nước phát triển, từchức là văn hóa hành xử của những người có chức, có quyền và đã trở thànhtrách nhiệm của người có chức, có quyền, được dư luận xã hội chấp nhận

Một đất nước văn minh thì không thể đợi đến khi bỏ phiếu bãi nhiệm

Trang 10

rồi mới nghỉ Thực tế nước ta hiện nay, đã có nhiều vấn đề khiến cử tri bứcxúc, tại sao khi có những vụ việc khiến người dân bức xúc như thế nhưngkhông thấy ai lên tiếng từ chức Nêu vấn đề nhiều tập đoàn, tổng công ty củaNhà nước thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng, cử tri Nguyễn Văn Thanh (phườngHàng Bột, Q.Đống Đa) cho rằng việc xem xét, nhìn nhận trách nhiệm củangười đứng đầu ở đây chưa đúng mức “Tại sao lỗ lớn như thế, thất thoát lớnnhư thế mà không thấy ai từ chức Chúng ta khuyến khích tự giác nhưng khingười đứng đầu thiếu tự giác thì rất cần phải rạch ròi trách nhiệm, phải rõ cơchế để buộc từ chức”.

Tại sao việc từ chức lại khó đến như vậy và ở ta chưa có văn hóa từchức? - đó là câu hỏi mà nguyên nhân có thể khái quát từ những điểm nổi bậtsau:

Thứ nhất: Ở nước ta, chức tước thường đi đôi với quyền lực, thườnggắn với lợi ích, bổng lộc, đặc quyền, đặc lợi Nếu từ chức có nghĩa sẽ khôngcòn gì cả

Thứ hai: tư tưởng học để “làm quan” đã ăn sâu, bén rễ trong tâm thứcngười Việt và vì thế truyền thống coi “làm quan” là một sự thành đạt caonhất

Thứ ba: dư luận xã hội chưa được định hướng để đồng tình hay ủng hộviệc tự nguyện từ chức Nếu ai đó là đảng viên thì viện dẫn đây là nhiệm vụĐảng giao, nếu từ chức lại coi là không có tinh thần đảng viên, phai nhạt lýtưởng, giảm sút ý chí chiến đấu… từ chức là để trốn tránh trách nhiệm, đểthoát tội, để hạ cánh cho an toàn…

Hơn nữa, khi có chức tước, nhiều người đã nhờ có chức ấy mà cải thiệnđược tình hình kinh tế, có biệt thự riêng, có ô tô đắt tiền, có điều kiện để concái được đi học tại nước ngoài tuy lương bổng nhà nước trả không đáng làbao nhưng “lộc” của các vị ấy lại là con số rất lớn Vì thế, làm sai, từ chức đểmất “lộc” là một việc vô cùng khó khăn, là điều không thể nhất là với nhữngchiếc ghế, những chức vụ cao Riêng nữa, có những đường dây đã được liên

Trang 11

kết chặt chẽ, chằng chịt về quyền lợi từ trung ương đến địa phương, thì làm gì

có chuyện “từ chức” khi các quan chức nằm trong lợi ích nhóm Không thể cóhiện tượng “đứt dây” nửa chừng Bởi vì lợi ích nhóm, nên họ phải bảo vệ lẫnnhau, hoặc “ giơ cao, đánh khẽ’ cho phải lối “đứt dây động rừng” nên chuyện

“từ chức” không phải là dễ “Chờ ý kiến kết luận từ Trung ương, từ Ban tổchức”… có lẽ cũng vì thế!

Lãnh đạo ở nước ta, vai trò cá nhân trông có vẻ lớn, nhưng lớn khihưởng bổng lộc, còn rất nhỏ về trách nhiệm Vì tất cả đều có sự chỉ đạo củaTrung ương, của Ban tổ chức, của kiểm tra Đảng, của sự “thống nhất caotrong thường vụ”… Khi đương chức, không bị lộ về bổng lộc, về khuyết điểmthì cứ an tọa, tận hưởng Còn khi có khuyết điểm, có đủ ngàn cách bao biện

để tại vị, mà một trong những luận điểm đưa ra để bào chữa là: “ Tôi thựchiện đúng nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Đảng bộ, của Thường vụ…”Trăm tội cứ đổ lên đầu “nghị quyết”, “chỉ thị”, “luật”, “Thường vụ”, “tậpthể”… và cá nhân không phải chịu trách nhiệm hoặc đã trốn tránh xong

Một điều nguy hại nữa là cái “phao” của những loại quan tham, bất tài,suy đồi đạo đức họ bám vào là luôn nhân danh Đảng, Nhà nước XHCN! Nếu

dư luận báo chí phê phán thì rất dễ bị họ quy vào tội : “có các thế lực phảnđộng đứng đằng sau kích động, phá hoại làm giảm uy tín Đảng nhằm chốngphá chế độ…”

Quan niệm chức quyền nước ta còn nặng nề Ngoài quyền lực còn gắnliền với danh tiếng, lợi lộc Nhờ chức vụ, họ có thêm các mối quan hệ, tìnhcảm, lương bổng.Mất chức kéo theo mất quyền lợi, thậm chí ảnh hưởng danh

dự, uy tín của người đó Mặt khác, mỗi trường hợp từ chức thường bị gắn vớihình ảnh không tốt, nhận định chưa đúng về người đó

Ở nước ngoài, người ta từ chức chức vụ này có thể sang làm các vị tríkhác, lĩnh vực khác, nhưng ở Việt Nam đã từ chức hầu như “về vườn”, hếtđường tiến thân Do dư luận, cơ chế xã hội còn nặng nề như thế nên nhiều

Trang 12

người không đủ dũng khí để từ chức

Quan trọng hơn, lâu nay chúng ta vẫn quan niệm rằng chức vụ của một

ai đó là do nhân dân uỷ thác và do Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân bốtrí hoặc giới thiệu ra ứng cử… Với quan niệm như vậy, cán bộ, công chức,quan chức các cấp xem việc bố trí, bổ nhiệm, lên xuống, ra vào là chuyện của

tổ chức, còn bản thân chỉ biết tuân thủ

Ngày nay, chúng ta vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ quan liêu baocấp, khi mà cơ hội của đời người chỉ tập trung vào một dãy ghế, rời vị trí ghếthấp để đến được với chiếc ghế ở hàng cao hơn chứ ít ai chịu rời bỏ chiếc ghếchức tước để trở về một vị trí quèn không có chút quyền lợi, địa vị gì Khi mà

cơ hội do cơ chế thị trường mang lại chưa nhiều, chức tước vẫn đem lại nhiều

cơ hội và quyền lợi hơn.Thì từ chức rồi lấy cái gì để sống Một nguyên nhânnữa là vấn đề dư luận xã hội, nếu từ chức vì lương tâm nghề nghiệp nhưngtiếng tăm, lời bàn ra tán vào của người thân, cộng đồng, xã hội vẫn gần như làmột trở ngại rất lớn Còn khi dư luận cảm thấy chuyện từ chức là bình thườngthì sức ép và áp lực lên vai người quan chức cũng nhẹ hơn

Tại nhiều nước, những nhân vật có tiềm năng kinh tế sau đó mới đi vàocon đường chính trị, với họ việc làm chính trị như một sự thôi thúc chứ khôngphải vì lẽ kiếm sống, họ đã có nền tảng kinh tế tốt nên họ không cần nghĩ tớilàm quan vì quyền lợi, vì tham nhũng mà chuyện từ chức với họ sẽ dễ dànghơn rất nhiều Ví dụ như thủ tướng của Italia, thủ tướng của Thái Lan

Còn ở Việt Nam, nhiều khi người ta làm chính trị vì mục đích kinh tế,chức càng cao thì tham nhũng càng lớn, có thể ban đầu người ta là người tốt,nhưng khi có chức có quyền thì lại tham nhũng, trở thành quan tham, tha hóabản thân, mang nặng cái nhìn về quà cáp, lễ lạt, ơn huệ

Một khía cạnh khác có thể làm nản lòng bất cứ ai muốn từ chức, đó làthủ tục Nhiều khi muốn từ chức, nhưng thủ tục miễn nhiệm rất phức tạp Một

bộ trưởng muốn từ chức sẽ phải trải qua rất nhiều vòng xem xét, phê chuẩn,

có khi còn phải trình ra Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm… Như vậy quá nặng

Trang 13

nề và quá mất thời gian, khiến ngay cả người có thiện chí xin từ chức cũngngại Thêm vào đó, quan chức của Việt Nam lên chức cao thường là do Đảngphân công, nếu từ chức thì cũng có nghĩa là chối bỏ sự phân công.

Ngày nay, không hiếm một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó cónhững đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý cao cấp, suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lýtưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi,tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc.Phát biểu tại khai mạc Hội nghị TW IV Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đãnêu rõ: "Chúng ta biết rằng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó,rất phức tạp, vì nó liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con người, làcông tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của conngười Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh củaĐảng và sự tồn vong của chế độ"

Trong một xã hội văn minh, khi người được giao trách nhiệm đã cố tìnhhay không đủ khả năng làm tròn thì với lòng tự trọng của mình người đóthường tự nguyện xin từ chức Văn hóa từ chức là một thứ văn hóa phổ biến ởcác nước có nền dân chủ thật sự Một sự từ chức đáng kính trọng

Ông Hoàng Hữu Việt nói: "Tham nhũng của đất nước có hơn 60.000 vụ

mà số lượng phát hiện được của các cơ quan chức năng thì quá ít."Hiện nayđang có hiện tượng biến vụ việc tham nhũng to thành nhỏ, vụ nhỏ hóa thànhkhông."Việc xử lý cấp trên không nghiêm, cấp dưới cũng không sợ Điều nàychính là điều khiến người dân rất lo lắng và bức xúc."

Vấn đề đáng bàn hơn đó là khi có những viecj làm sai phạm nghiêmtrọng , gây hậu quả thiệt hại nặng nề cho nhà nước và nhân dân nhưng không

có ai từ chức (tạm tính trong khoảng 15 năm trở lại đây), hình như chưa cócán bộ đầu ngành nào của Trung ương và địa phương dám thẳng thắn tuyênbố: “Tôi chịu trách nhiệm về việc đó Và tôi xin từ chức” Có thể nói đến nay

“Văn hóa từ chức” vẫn là vấn đề nói dễ, làm khó

Trang 14

2.2 Văn hóa từ chức ở Việt Nam cần phải có thời gian

Khi ta nói, ở nhiều nước trên thế giới đã hình thành văn hóa từ chức từ rấtlâu Không phải ngẫu nhiên mà họ có được văn hóa từ chức, mà phải trải quaquá trình nhận thức, sự kết tinh dân chủ và khuôn khổ pháp luật của mỗi nước

Ở nước ta, văn hóa từ chức cần phải có thời gian thì người dân mớiquen và thực hiện được Đây là cả một quá trình khởi điểm, có kinh nghiệm,thành công, thất bại và được hình thành từ nhận thức, việc làm của người dân

Việt Nam có những thể chế, luật pháp đặc thù riêng Việc đề bạt, thăngchức, cách chức, phê chuẩn từ chức của một cán bộ lãnh đạo nào đó phải trảiqua nhiều quy trình Quan điểm sử dụng và đánh giá cán bộ của chúng ta khác

so với nhiều nước Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam nên và cần hìnhthành văn hóa từ chức không chỉ qua những cuộc lấy phiếu tín nhiệm mà nên

mở rộng dưới nhiều hình thức khác nhau

Có vô cùng nhiều lý do để một nhà lãnh đạo cấp cao đệ lá đơn từ chức

Họ có thể cảm thấy không đảm đương được công việc hoặc để xảy ra nhữnghậu quả, làm mất lòng dân thì và vì lòng tự trọng của một người đã được tintưởng, họ sẵn sàng từ chức Cũng có người từ chức vì nhận thấy rằng trongcác sự việc đáng tiếc xảy ra, dù chỉ liên quan một phần rất nhỏ, nhưng mìnhphải chịu trách nhiệm với tư cách lãnh đạo cao nhất Từ chức dù không phải

là việc làm dễ dàng nhưng đối với họ là cần thiết và nên làm Nó đã trở thànhmột nét văn hóa trong đời sống chính trị tại nhiều nước

Xây dựng Văn hóa Từ chức phải bắt nguồn từ Văn hóa chính trị, thiếuvăn hóa chính trị thì khó có văn hóa từ chức, để có văn hóa từ chức và xác lậpchế độ, trách nhiệm cho cán bộ, quan chức thì chúng ta phải nhìn nhận bộtrưởng như là một chính khách và phân biệt rõ ràng giữa các chính khách vàcác quan chức thuộc hành chính-công vụ, thì việc xác lập chế độ trách nhiệmmới đỡ khó khăn và không dễ bị lẫn lộn"

Ở một số nước trên thế giới có việc người đứng đầu ngành mình quản

Trang 15

lý đã từ chức để nhận trách nhiệm về một vụ việc nào đó liên quan đến ngànhmình Ví dụ, bộ trưởng giao thông có thể từ chức khi một chiếc cầu bị sập haymột chiếc máy bay bị rơi Tuy nhiên, đây là trường hợp người ta từ chức đểnhận trách nhiệm đạo lý, nhiều hơn là trách nhiệm pháp lý Bởi vì rằng vị bộtrưởng có thể chẳng hề có lỗi gì trong việc chiếc cầu bị sập hay chiếc máy bay

bị rơi cả

Và Từ chức làm tăng uy tín cá nhân của người từ chức Vì đã có rấtnhiều trường hợp người từ chứ lại trúng cử với tỷ lệ phiếu cao hơn trong lầnbầu cử tiếp theo Tuy nhiên, Từ chức để lại có thể trúng cử (chẳng cần với tỷ

lệ phiếu cao hơn) là chuyện không thể xảy ra ở Việt Nam.Sự khác biệt về môitrường và về văn hóa chính trị như vậy có lẽ giải thích rất nhiều cho câu hỏitại sao những người lãnh đạo và quan chức ở ta rất ít khi từ chức.Thiết nghĩtrước khi chúng ta xây dựng được các khuôn khổ văn hóa chính trị như nhiềunước trên thế giới, tăng cường trách nhiệm giải trình trước Quốc hội là bước

đi phù hợp hơn

Theo Giáo sư Văn Như Cương thì chuyện năm vị hiệu trưởng ở quậnĐống Đa, Hà Nội xin từ chức vừa qua đúng là những trường hợp hi hữu trongngành giáo dục Trước đây, cũng đã từng xảy ra chuyện này nhưng khôngnhiều Giáo sư cũng nhấn mạnh: “Việc từ chức, đáng lý là bình thường Trong

xã hội, khi không có ai từ chức, không có ai bị cách chức, đấy mới là chuyệnnguy hiểm”

Ông Nguyễn Đình Hương cũng cho rằng: Lâu nay tôi rất đồng tình vớiquan điểm về văn hóa từ chức Bởi vì lịch sử của chế độ ta, Đảng ta trong quátrình hình thành và phát triển, đi liền với công tác cán bộ Trong công tác cán

bộ có 3 loại người Có cán bộ làm rất tốt, có cán bộ làm không tốt nhưng mà

họ đã cố gắng hết mình, còn có cán bộ làm rất kém, hư hỏng, tham nhũng,gây thất thoát lớn, nhân dân oán trách Đảng ta nhận thức rõ điều đó, khôngphải chỉ trong chiến tranh mà cả hòa bình, xây dựng đất nước

Chúng ta vẫn nhớ ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú thời chống

Ngày đăng: 15/08/2017, 09:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Người đưa tin – Quan chức có thể “mất mặt” nhưng quyết không “mất chức”, ngày 26/11/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: mất mặt” nhưng quyết không “mất chức
1. Giáo trình chính trị học nâng cao, khoa chính trị học, HVBCTT, 2013 Khác
2. Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, NXB Chính trị quốc gia, 2002 Khác
3. TuanVietnam.net – Bàn về văn hóa từ chức, trang chủ, số ngày 19/8/2013 Khác
4. VOV ONLINE – Lấy phiếu tín nhiệm và văn hóa từ chức, ngày 09/06/2013 Khác
6. HCM toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1995, T.5 7. HCM toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1995, T.6 Khác
8. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học,NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản, 2004 Khác
9. GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam Khác
10. Giáo trình Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin,1997 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w