Lời nói đầu Là một nước tư bản phát triển, giai cấp tư sản nắm quyền thực tế, nền chính trị ra đời sớm: có hiến pháp, Quốc hội và các đảng chính trị đầu tiên ở Châu á. Nhưng thể chế chính trị Nhật Bản được xây dựng theo mô hình của Vương quốc Anh, thể chế quân chủ đại nghị: vai trò của quốc hội được đề cao, Nhà vua chỉ là biểu tượng của quốc gia, không trực tiếp nắm quyền lực. Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó Thủ tướng giữ vai trò đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ, trong trướng hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập chính phủ mới. Tư pháp giữ vai trò tối quan trọng và đối trọng với chính phủ và hai viện quốc hội (the Diet) gồm thượng viện và hạ viện).Hệ thống chính trị Nhật được thành lập dựa trên hình mẫu cộng hoà đại nghị của Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ thể là hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag.Vào 1896 chính quyền Nhật thành lập bộ luật dân sự Minpo dựa trên mô hình của bộ luật dân sự Pháp.Mặc dù có thay đổi sau Thế chiến II nhưng bộ luật cơ bản còn hiệu lực đến nay. Nền chính trị cũng là một trong những yếu tố chi phối tới sự phát triển của Nhật Bản. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu về vấn đề thể chế chính trị và đảng cầm quyền ở Nhật Bản nhằm học hỏi và phát huy những thế mạnh của Việt Nam.Để đưa nước ta đi lên ngày càng giàu mạnh, trở thành một nước một cường quốc mạnh về kinh tế, vững về chính trị.Đi tắt đón đầu học hỏi những kinh nghiệm quý báu để áp dụng một cách hợp lí vào nước nhà.
Trang 1A LỜI MỞ ĐẦU.
*Lí do chọn đề tài.
Chính trị là một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp trong đời sống xã hội,
nó là một hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà Nước; là sự tham gia của nhân dân vào các công việc của Nhà nước và xã hội; là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, Đảng phái, Nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những chủ trương, mục tiêu đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích Trong chính trị thì quyền lực chính trị mang tính hạt nhân, nó là động lực, mục tiêu và là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất tới các hoạt động chính trị Quyền lực chính trị lấy quyền lực Nhà Nước làm trọng tâm,lấy nó làm công cụ thực hiện hoạt động chính trị chủ yếu của mình
Chính trị có mối quan hệ rất mật thiết đối với các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác.Các quốc gia trên thế giới luôn có xu hướng xây dựng một hệ thống quyền lực chính trị đặc biệt
là quyền lực Nhà Nước vững mạnh nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vì
hệ thống chính trị tác động mạnh mẽ tới việc phát triển của mỗi quốc gia Trên thế giới hiện nay có các hình thức tổ chức quyền lực chính trị khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa, lịch sử, địa lí của các quốc gia như hình thức quân chủ lập hiến, hình thức cộng hòa dân chủ, Để sử dụng những quyền lực chính trị cho sự phát triển của quốc gia không phải điều dễ dàng, đòi hỏi những chủ thể quyền lực cần phải biết cách vận dụng các công cụ, phương pháp quyền lực chính trị một cách khéo léo nhằm đạt được mục tiêu của mình Chính điều đó và những tác động của chính trị tới các lĩnh vực đời sống
xã hội ấy mà nhà chính trị học, nhà triết học Platon(482-347 TCN) đã cho rằng “ Chính trị là nghệ thuật cai trị”
Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề phát triển đất nước là nhiệm vụ quan trọng, tất yếu của nước ta Để làm được điều đó thì
Trang 2lãnh đạo, tác động tích cực để thúc đẩy các yếu tố kinh tế- xã hội phát triển.Việc giao lưu quốc tế cũng tạo điều kiện cho Việt Nam học hỏi những kinh nghiệm trong nghệ thuật sử dụng hệ thống quyền lực chính trị đặc biệt là quyền lực Nhà Nước trong vấn đề thúc đẩy kinh tế phát triển và duy trì ổn
định xã hội Do đó việc tìm hiểu các hình thức quyền lực các quốc gia trên thế
giới là một việc hợp lí và cần thiết
Ở đây em xin tìm hiểu hình thức quyền lực( Quyền lực Nhà Nước Nhật Bản) vì Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống chính trị tương đối hoàn thiện, việc sử dụng quyền lực chính trị đã mang lại hiệu quả cao thông qua hình thức quyền lực Nhà Nước quân chủ lập hiến Với hình thức quyền lực này Nhật Bản sử dụng một cách hiệu quả trong việc tác động thúc đẩy đất nước phát triển, Đưa Nhật từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành quốc gia phát triển thứ 3 trên thế giới trong giai đoạn hiện nay
Như vậy, em xin chọn đề tài “ Tìm hiểu về quyền lực Nhà Nước Nhật Bản” từ đó tìm ra những kinh nghiệm quý cho việc xây dựng hệ thống quyền
lực chính trị ( đặc biệt là quyền lực Nhà Nước Việt Nam) ngày càng vững mạnh hơn
* Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng
Phương pháp phương pháp và tổng hợp, phương pháp hệ thống…
Phương pháp so sánh…
Từ đó phân tích, tổng quát và đưa ra những kết luận về vấn đề nghiên cứu
Trang 3
B.NỘI DUNG
I Tổng quan về hệ thống quyền lực chính trị.
1 Khái niệm quyền lực chính trị.
Cho tới nay có nhiều cách tiếp cận về khái niệm quyền lực chính trị: -Quyền lực chính trị là quyền lực của giai cấp, các nhóm, các lực lượng
xã hội dùng để chi phối, tác động đến quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nhằm tối đa hóa lợi ích cho mình
- Quyền lực chính trị là quyền lực của nhà nước, các Đảng chính trị, các
tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức bầu cử, các cơ quan tự quản địa phương -Quyền lực chính trị là quyền của một hay liên minh giai cấp, tập đoàn
xã hội hay của nhân dân( trong điều kiện chủ nghĩa xã hội); nó nói lên khả năng của một giai cấp nhằm thực hiện lợi ích khách quan của mình Quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó, là “ bạo lực có tổ chức của một giai cấp
để trấn áp giai cấp khác”
-Quyền lực chính trị là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp mình- chủ yếu thông qua đấu tranh giành, giữ
và thực thi chính quyền
-Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, quyền lực chính trị là quyền quyết định, định đoạt những vấn đề, công việc quan trọng về chính trị, tổ chức và hoạt động để đảm bảo sức mạnh thực hiện quyền lực ấy của một giai cấp, một chính Đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền lãnh đạo; định đoạt điều khiển bộ máy nhà nước, xây dựng, phát triển kinh tế xã hội trong một quốc gia và quan hệ chính trị- kinh tế- ngoại giao với các nước khác và các tổ chức quốc tế khu vực và thế giới, bảo đảm chiều hướng phát triển quốc gia phải phù hợp với lí tưởng giai cấp
Như vậy từ các góc độ trên ta có thể hiểu: Quyền lực chính trị là quyền được sử dụng sức mạnh chính trị cho mục đích chính trị
2 Cấu trúc và đặc điểm của quyền lực chính trị (QLCT).
Trang 4-Đặc điểm:
QLCT có bản chất giai cấp
QLCT có tính xã hội
QLCT có tính lịch sử
QLCT có tính tập trung
QLCT có tính tha hóa
3 Chức năng của QLCT.
-Một là:Lập ra hệ thống chính trị của xã hội
-Hai là: Tổ chức đời sống chính trị, thiết lập các quan hệ chính trị
- Ba là: Quản lý các công việc của nhà nước và xã hội
-Bốn là: Lãnh đạo các cơ quan quyền lực, các hoạt động chính trị và phi chính trị
-Năm là: Kiểm soát các quan hệ chính trị và các quan hệ xã hội
-Sáu là: Lập ra một kiểu cầm quyền nhất định đặc trưng cho xã hội, một chế độ chính trị và chế độ nhà nước nhất định
4 Quyền lực Nhà Nước(QLNN).
Quyền lực nhà nước là quyền lực trung tâm của QLCT
chủ thể QLCT gồm tổ chức và cá nhân đối tượng gồm nhóm xã hội, giai cấp và tập đoàn
người mục tiêu QLCT Nội dung của việc thực thi QLCT
Công cụ QLCT Phương pháp QLCT
Trang 5QLNN tác động tới đông đảo các đối tượng thông qua các công cụ như thiết chế,đường lối, chủ trương, quân đội, nhà tù cảnh sát, chính sách pháp luật.…
QLNN có tổ chức và mức độ tập trung cao
QLNN là một loại QLCT đặc biệt do đó mang đầy đủ các đặc trưng của QLCT, tuy nhiên QLNN được đảm bảo thực thi thông qua các công cụ do đó mang tính chất cưỡng chế QLNN có tính chất đặc quyền mà các loại quyền lực khác không thể có
II.Hệ thống chính trị ở Nhật Bản
1.Giới thiệu về đất nước Nhật Bản.
1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Nhật Bản là quốc gia có hơn 3000 đảo lớn nhỏ trải dọc bờ biển Thái Bình Dương của Châu á Nhưng Nhật Bản được tạo bởi 4 đảo lớn đó là: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu theo chiều từ Bắc vào Nam
Diện tích: Trên đất liền: 377906,97 km² , rộng thứ 60 trên thế giới, lãnh hải: 3091 km²
Khí hậu Nhật Bản có sự phân hoá đa dạng theo chiều Bắc – Nam: phía Bắc có khí hậu ôn đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa ở phía Nam
Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt Mùa xuân và mùa thu là những mùa dễ chịu nhất trong năm Vào mùa đông tại Tokyo, trời lạnh vừa với độ ẩm thấp
và đôi khi có tuyết, trái với mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao Vì có mưa nhiều và khí hậu ôn hòa nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ và cây cối xanh tốt
Do quần đảo Nhật Bản nằm phía trên hai vùng địa chất thường xuyên tương tác là vành đai núi lửa Thái Bình Dương và khu vực địa chấn vành đai Thái Bình Dương nên lớp vỏ địa chấn phía dưới không bền vững khiến cho Nhật Bản có nhiều trận động đất hơn bất cứ nước nào trên thế giới Hiện nay
Trang 6tại Nhật Bản có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động Nhiều ngọn núi lửa đang được theo dõi sát sao để tránh hiểm hoạ, rủi ro
Nhật Bản là quốc gia chịu nhiều thiên tai và rất nghèo các tài nguyên thiên nhiên
Bản đồ Nhật Bản
Trang 71.2 Dân cư và xã hội.
Đường bờ biển dài (khoảng 29750km), nhiều vũng, vịnh, biển có nhiều ngư trường lớn, các thành phố lớn của Nhật tập trung chủ yếu ở đây, do đó dân cư Nhật Bản tập trung đông ở các vùng ven biển Theo thống kê, mật độ dân số của Nhật Bản lớn thứ 30 trên thế giới: 339 người/km2 năm 2005
Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ 10 thế giới với ước tính khoảng 127,96 triệu người tính đến tháng 3 năm 2011 Vùng thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống
Nhật Bản cũng là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 81,25 tuổi cho năm 2006 Tuy nhiên, dân số Nhật đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Thế chiến thứ hai Năm 2004, 19,5% dân số Nhật trên 65 tuổi
Hầu hết dân cư Nhật Bản sống ở những vùng đồng bằng nhỏ ven biển Mật độ dân cư cao nhất tại các vùng đồng bằng duyên hải phía Thái Bình Dương Tất cả những vùng này đều được công nghiệp hoá cao độ và có các chuỗi đô thị lớn Năm 1920, khoảng 19% dân số Nhật Bản sống ở thành thị
và trừ giai đoạn cuối của thời kỳ chiến tranh, con số này đã liên tục tăng lên tới tỷ lệ 78,1% vào năm 1995 Dân số tiếp tục tập trung ở một vài thành phố chủ yếu, đặc biệt ở các vùng đô thị của Tokyo, Osaka và Nagoya, với 43,6% dân số toàn quốc
Có thể nói nền giáo dục của Nhật vào nhóm nước có nền giáo dục phát triển nhất thế giới, do đó trình độ dân trí rất cao
Nhật có nền văn hóa phát triển, những văn hóa truyền thống của Nhật được đất nước này rất quan tâm và giữ gìn và phát triển
Nền kinh tế của Nhật đứng thứ 3 thế giới sau Hoa kỳ và Trung Quốc Trước 2011 Nhật luôn giữ vị trí thứ 2 thế giới
Trang 82.Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Nhật Bản.
Cho tới nay khoa học chính trị Nhật vẫn chưa đạt tới sự thống nhất về khái niệm “ hệ thống chính trị” Theo cách trình bày của giáo sư Taniguchi Masaki thì hệ thống chính trị Nhật bao gồm hệ thống nhà nước Nhật và hệ thống các Đảng phái, còn theo cách Giáo sư Susumu Takahashi lại xem xét hệ thống chính trị Nhật như cấu trúc bao gồm các thành tố liên hệ tương tác với nhau trong quá trình chính trị, bao gồm chính phủ và các thiết chế quyền lực Trung Ương, các nhóm chính Đảng và các nhóm lợi ích và tầng cuối cùng là
xã hội công dân Ở Nhật sử dụng thuật ngữ “politikali sysutemu”
Những đặc điểm của hệ thống chính trị nhật:
-Thứ nhất: hệ thống chính trị ở Nhật Bản là hệ thống chính trị của một nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển đến trình độ cao dưới hình thức một chính thể quân chủ lập hiến
- Thứ hai: hệ thống chính trị ở Nhật Bản là hệ thống chính trị đa nguyên,
đa Đảng Có rất nhiều Đảng ở Nhật tuy nhiên chỉ có 5 Đảng luôn giành vị trí cao trong các lần bầu cử: Đảng Tự Do Dân Chủ( LDP); Đảng Dân chủ; Đảng Komei( Công Minh), Đảng Cộng Sản Nhật Bản, Đảng Xã Hội Dân Chủ
- Thứ ba: Mang đậm tính gia trưởng ở Châu Á Nó được thể hiện sự tham gia hạn chế của phụ nữ của Nhật vào hoạt động chính trị Ngoài ra vẫn còn tồn tại mối quan hệ “ Tôn chủ -Thần thuộc” trong đời sống chính trị của Nhật Tính chất gia trưởng còn thể hiện ở tính “ cha truyền con nối” trong lịch
sử hình thành chính khách Nhật bản hiện đại
-Thứ tư: Hệ thống chính trị Nhật có sự thay đổi cho phù hợp với thời đại
và hoàn cảnh đất nước và quốc tế.Hệ thống chính trị Nhật được tổ chức theo nguyên tắc đa nguyên, đa đảng, với sự tham gia chủ yếu của 5 chính đảng lớn các chính Đảng cùng các nhóm lợi ích đều đóng vai trò quan trọng chính trị Nhật hiện đại Tuy nhiên mỗi Đảng lại có những tổ chức,tư tưởng khác nhau cho nên các chính đảng này được chia thành 2 loại hình cơ bản:
Trang 9Loại thứ nhất là “Đảng thân hào” hay “ Đảng các ông nghị”, hay được coi là “đảng lợi ích” Đảng tiêu biểu cho loại hình này là Đảng Tự Do Dân Chủ( LDP);Đảng Xã Hội Dân Chủ, Theo mô hình này các Đảng không có hệ thống tổ chức phức tạp từ Trung ương tới cơ sở các đảng viên chủ yếu là chính khách cao cáp, thuộc tầng lớp thượng lưu được sự hậu thuẫn của các thế lực quân phiệt hoặc sự ủng hộ của các dòng tộc
Loại thứ hai là “ Đảng Đại chúng” Đảng tiêu biểu theo mô hình này là:Đảng Cộng Sản Nhật Bản,Đảng Komei ( Công Minh) Hai Đảng này được coi là “ chính Đảng ý thức hệ” Đảng có tổ chức, tư tưởng rõ ràng
3 Hệ thống quyền lực Nhà Nước của Nhật.
3.1 Trước chiến tranh thế giới II(1868-1945)
Ngay từ thời kì cải cách Minh Trị (1868) Nhật đã xây dựng Nhà Nước theo mô hình quân chủ lập hiến và tân theo nguyên tắc “ Tam quyền phân lập” Tuy nhiên thời kì đầu quyền hành pháp luôn được đề cao., phạm vi quyền lực hành chính còn lớn, nhân danh Thiên Hoàng, bộ máy hành chính được trao cho những đại quyền nằm ngoài tầm kiểm soát của tất cả các thiết chế chính trị khác
Ưu điểm của tổ chức hành chính này là Nhà Nước có thể huy động tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào các mục tiêu,tiến hành các chính sách cải cách mạnh mẽ nên nhanh chóng đưa Nhật từ một nước nghèo nàn, lạc hậu thành một cường quốc trong vòng 30 năm Tới đầu thế kỉ XX Nhật đã tuyên
bố mình là đế quốc ngang hàng với các đế quốc ở châu âu
Nhược: Do quyền lực không được kiểm soát nên xu hướng quân phiệt ngày càng gia tăng Sau chiến thắng 1905 với quân của Nga Hoàng, Nhật càng củng cố thêm địa vị của Thiên Hoàng và mô hình nhà nước đại quyền dẫn tới đế quốc Nhật trở thành phát xít đi xâm lược, gây chiến tranh trên thế giới và cuối cùng bị thảm hại ở chiến trường Châu Á-Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới II
Trang 103.2 Sau chiến tranh thế giói thứ II(1945-nay).
Sau chiến tranh Nhật vẫn tiếp tục duy trì hệ thống quyền lực Nhà Nước theo quân chủ lập hiến Và duy trì nguyên tắc “ Tam quyền phân lập”
Sau chiến tranh, có nhiều thay đổi trong cơ cấu QLNN của Nhật, Nếu trước chiến tranh quyền lực chủ yếu tập trung trong tay của Thiên Hoàng nhưng sau chiến tranh thì quyền lực tập trung trong tay của thủ tướng
Tuy nhiên thủ tướng phải chịu sự giám sát của 2 nghị viện trong Quốc Hội và tòa hiến pháp có thẩm quyền nhằm ngăn chặn các quyết định vi hiến của Chính Phủ
Hệ thống quyền lực này của Nhật được xây dựng trên hình mẫu của Anh
và một số nước phương tây
Thiên Hoàng về danh nghĩa là tối cao nhưng chỉ là tượng trưng, không được tham gia vào chính trị Chính trị là việc của các nghị viên được bầu ra ở các địa phương, thủ tướng lại do các nghị viên bầu ra Nhật không áp dụng chế độ tổng thống được trực tiếp bầu ra như hoa kỳ, mà chọn chế độ nội các nghị viên kiểu Anh
Tuy nhiên do đặc trưng văn hóa và nếp nghĩ của Nhật nên nền dân chủ kiểu đầu phiếu và nền tự trị địa phương đã không phát triển thành như các nước phương tây mà biến thành kiểu tập quyền vào cơ quan ở trung ương Chính quyền địa phương đã biến thành cơ quan được chính phủ trung ương chia sẻ quyền hạn cho, nhận trợ cấp để đại lý quyền hành chính của nhà nước trung ương Chính quyền địa phương thực ra chỉ làm cơ quan thầu khoán cho Chính Phủ
Nhật bản từ xưa là nước với chế độ Mạc Phủ do đó chính quyền kiểu phương tây không nảy nở được
Chủ nghĩa dân chủ kiểu cũng không được như lý tưởng Nghị viện (Quốc hội) đã không trưởng thành được về quyền hạn, mà thực chất chỉ là cơ quan
mô giới nguyện vọng điều trần tới chính phủ Ở Hoa kỳ, mỗi khi tổng thống hay quan chức trung ương làm điều bất chính, thì lập tức các Nghị Viện mở