Xuất phát từ thực tế và điều kiện kinh tế - xã hội nước ta, cùng với thực trạng công tác quản lý cán bộ yếu kém, bộ máy cồng kềnh, chất lượng công việc kém hiệu quả, tham nhũng, lạm phát gia tăng một cách báo động.... tất cả đều đòi hỏi cần có sự nhìn nhận, chỉnh đốn và việc xây dựng văn hóa lãnh đạo, văn hóa người cán bộ là vô cùng cần thiết, song song với đó là xây dựng văn hóa từ chức – nêu gương cán bộ, khắc phục những hạn chế và tiêu cực của cán bộ, quan chức. Bộ máy chính quyền.
Văn hóa có mặt trong tất cả những hoạt động sống của con người và là tất yếu của cuộc sống, vì thế nên văn hóa từ chức cũng biểu hiện của sự tất yếu cần có và nên có của mỗi xã hội, đất nước, góp phần hoàn thiện văn hóa ứng xử trong đời sống lãnh đạo, quản lý ở nước ta.
Để xây dựng và phát triển văn hóa từ chức trong thời đại ngày nay của nước ta, cần phải có một nhận thức đúng đắn rằng: làm nghề gì, công việc gì cho tốt cũng cần phải được giáo dục, đào tạo bài bản và tự học tập, rèn luyện thường xuyên. Làm quan không phải là con đường duy nhất để thành đạt. Đặc
biệt, cần phải biết noi gương lịch sử, công chức chúng ta nên học tập không ở đâu xa, chính là ở Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là những người lãnh đạo, chính khách đã kết hợp được những cái tinh hoa của dân tộc và thời đại, của Đông - Tây, kim cổ; đã sống và làm việc với tinh thần "dĩ công vi thượng", cống hiến hết mình vì dân, vì nước.
Thứ nữa, cần phải hoàn thiện được bộ máy tổ chức, hệ thống hành chính, đặc biệt là phải có giải pháp đồng bộ từ chính hệ thống pháp luật đề ra.
Nhân dân ta rất thông minh, sống trọng nghĩa tình và lịch sử rất công bằng. Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua là bằng chứng rõ nét về điều này. Mọi hình ảnh, phong cách, công lao, nhân cách của mỗi cán bộ lãnh đạo, chính khách sẽ được nhân dân nhìn nhận, đánh giá một cách công bằng, chân thực.
Muốn làm một cán bộ, công chức tốt đẹp, đòi hỏi người cán bộ phải không ngừng học tập, rèn luyện quan điểm, thái độ, kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc, nghề nghiệp của mình. Đầu tiên, họ cần có thái độ trọng dân, gần dân, học hỏi dân và thương yêu nhân dân. Những cán bộ, công chức cầm quyền có thái độ, phong cách quan liêu, tham nhũng, sống thủ đoạn, vị kỷ, chạy theo lợi ích gia đình, lợi ích nhóm của mình đều không qua được mắt nhân dân và lịch sử.
Ngày nay, với sự thay đổi theo từng ngày của đời sống xã hội, vấn đề gìn giữ, phát triển nhân cách người làm cán bộ, lý tưởng cán bộ “vì nhân dân quên mình” đang bị mài mòn giá trị, từ những hạn chế của một chế độ mang nặng tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” hay “một đống cái lý không bằng một tí cái tình”, thì việc đòi hỏi từ chức vẫn là một quá trình lâu dài, cần phải có thời gian.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình chính trị học nâng cao, khoa chính trị học, HVBCTT, 2013. 2. Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, NXB Chính trị quốc gia, 2002.
3. TuanVietnam.net – Bàn về văn hóa từ chức, trang chủ, số ngày 19/8/2013. 4. VOV ONLINE – Lấy phiếu tín nhiệm và văn hóa từ chức, ngày 09/06/2013. 5. Người đưa tin – Quan chức có thể “mất mặt” nhưng quyết không “mất chức”,
ngày 26/11/2013.
6. HCM toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1995, T.5 7. HCM toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1995, T.6
8. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học,NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản, 2004.
9. GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam.
10. Giáo trình Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin,1997.