Chính trị Chính trị là toàn bộ những hoạt động liên quan đến các mối quan hệgiữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó làvấn đề giành chính quyền, duy trì
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ HỌC
Đề tài: QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CHÍNH
TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Quyền lực chính trị là nội dung quan trọng và phức tạp hàng đầu củachính trị Trong thời kì đổi mới, quyền lực chính trị hay quyền làm chủ củanhân dân trở thành mục tiêu và động lực của công cuộc đổi mới Vấn đềquyền làm chủ của nhân dân có tầm quan trọng to lớn trong quá trình pháttriển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhậpquốc tế Trong những thành tựu của công cuộc đổi mới có sự đóng góp to lớncủa quá trình xây dựng và thực thi quyền lực chính trị của nhân dân, trongnhững khó khăn, thách thức của công cuộc đổi mới có những khó khăn, tháchthức từ quá trình xây dựng và thực thi quyền lực chính trị của nhân dân
Ngoài ra, trong lĩnh vực chính trị, vấn đề kiểm soát quyền lực có ýnghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến lợi ích sống còn của một dân tộc, sựbền vững của một quốc gia, sự tồn vong của một chế độ Quyền lực chính trịđược thực hiện bằng bộ máy nhà nước là cơ quan, là công cụ của quyền lựcchính trị Nhà nước thể hiện một cách tập trung quyền lực chính trị Thôngqua nhà nước, quyền lực chính trị vốn thuộc một bộ phận dân cư trở thànhmột quyền lực công đối với toàn xã hội, vì nhà nước là người đại diện chínhthức của toàn xã hội, nhân danh xã hội để điều hành, quản lý, sai khiến toàn
xã hội
Đảng và Nhà nước đã lập ra một bộ máy chuyên nghiệp quản lí mọimặt đười sống xã hội, có đường lối phát triển nhất định, sử dụng công cụ vàcưỡng chế như tòa án, pháp luật, nhằm bảo đảm thực hiện các chính sách,pháp luật của mình; nhân danh toàn xã hội ban hành một hệ thống các quy tắc
xử sự để cả xã hội làm theo, đưa hoạt động của toàn xã hội vận hành theo mộthướng nhất định Nhà nước có khả năng huy động bằng chính sách thuế, sựđóng góp của toàn xã hội tạo ra cơ sở tài chính cho tổ chức, hoạt động của bộmáy nhà nước trong thực hiện sách lược, chủ trương của Nhà nước
Trang 3Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề quyền lực và quyền lực chính trị vẫnchưa được nghiên cứu một cách có chiều sâu và bên cạnh đó còn tồn tạinhững vấn đề, hạn chế cần được làm rõ và khắc phục Vì vậy, em đã chọn và
tìm hiểu về đề tài “Quyền lực chính trị, đặc điểm của quyền lực chính trị
và kiểm soát quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay” để tiến hành nghiên
cứu một cách khách quan và hệ thống hơn về vấn đề quyền lực chính trị
2 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn về quyền lực chính trị, nhữngđặc điểm cơ bản của quyền lực chính trị và việc kiểm soát về quyền lực chínhtrị ở Việt Nam hiện nay
3 Mục tiêu nghiên cứu:
Đưa ra các vấn đề chung cần làm rõ, thành công cũng như những mặthạn chế trong kiểm soát quyền lực chính trị ở nước ta Kiến nghị giải pháp,phương hướng phù hợp trong giai đoạn phát triển trong tương lai
4 Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, cácphương pháp chung, phương pháp chuyên ngành và liên ngành: Chính trị học,lịch sử, logic, thu thập, thống kê, xử lý, phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin
Trang 4NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
1.1 Quyền lực
Quyền lực là quyền lực đoạt một công việc quan trọng về mặt chính trị
và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy Quyền lực được hình thànhvới hai yếu tố là quyền và lực
Con người có được quyền là khi nhu cầu của họ được thừa nhận Điều
đó có thể được luật hóa thành pháp luật hoặc xã hội công nhận dưới dạng quyphạm đạo đức Lực là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng nhưng nó đượcthể hiện ra, được bộc lộ trong tương tác với cái khác ở khả năng gây ra sựbiến đổi, hoặc giữ cho sự vật không đổi Lực có trong các sự vật, hiện tượng
tự nhiên, trong mỗi cá thể con người Nhắc đến lực là nói tới sức mạnh, là khảnăng chi phối sự vật hiện tượng khác chi phối người khác hoặc giữ cho bảnthân mình không biến đổi trong tương tác với người khác sự vật khác
Như vậy, quyền lực đó là sức mạnh được thừa nhận của chủ thể này đốivới chủ thể khác phải thực hiện theo ý chí của mình Hay nói cách khác quyềnlực là khả năng áp đặt ý chí của một cá nhân, tổ chức, công động lên một cánhân, tổ chức, công đồng khác Trong bất kỳ hình thái kinh tế – xã hội nàocũng có quyền lực
Quyền lực được hình thành từ những bản năng mang tính sinh vật trongquá trình đấu tranh để sinh tồn và phát triển Sau này, do nhu cầu của việcquản lý và kiểm soát các hoạt động chung để phối hợp các thành viên trong xãhội với nhau mà quyền lực tiếp tục nảy sinh theo những cách khác nhau.Trong các quan hệ xã hội, quyền và lực của sự chuyển hóa cho nhau Quyềnđạt được ở chừng mực nhất định thì sẽ tạo ra sức mạnh để chủ thể nắm giữquyền đó Ngược lại lực ở chừng mực nhất định sẽ lại đòi quyền, và sẽ tạo raquyền cho họ Ví dụ như một vị phó giám đốc trong công ty cùng được các
Trang 5nhân viên cấp dưới hay giám đốc, tổng giám đốc công nhận năng lực baonhiêu thì cơ hội thăng chức lại càng lớn bấy nhiêu.
1.2 Chính trị
Chính trị là toàn bộ những hoạt động liên quan đến các mối quan hệgiữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó làvấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham giavào công việc của Nhà nước; sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nộidung hoạt động của Nhà nước
Chính trị liên quan đến quyền lợi của giai cấp và nhà nước Chính trịthuộc kiến trúc thượng tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, đảngphái chính trị xuất hiện khi xã hội phân chia giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầngkinh tế nhất định Chính trị còn tồn tại khi nào còn giai cấp, còn nhà nước.Trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chính trị trước hết làbảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hiệu lực quản lí của Nhà nước,quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xãhội
Cấu trúc chính trị bao gồm các chủ thể chính trị (cá nhân, tổ chức chínhtrị), khách thể chính trị (cá nhân, tổ chức chính trị và toàn xã hội), các quan hệchính trị và các hoạt động chính trị Chủ thể và khách thể chính trị tham giavào các hoạt động chính trị trong khuôn khổ các quan hệ chính trị Quan hệnày là quan hệ trong việc tổ chức toàn bộ xã hội trong tính chất chính trị của
nó Do đó, nó quy định chi phối các loại hình quan hệ và hoạt động kháctrong tổng thể đời sống xã hội như kinh tế, văn hoá, tôn giáo
1.3 Quyền lực chính trị
1.3.1 Khái niệm quyền lực chính trị
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, quyền lực chính trị làquyền lực của một hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội hoặc nhân dân(trong điều kiện chủ nghĩa xã hội); nó nói lên khả năng của một giai cấp nhằm
Trang 6thực hiện lợi ích khách quan của mình Quyền lực chính trị theo đúng nghĩacủa nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, quyền lực chính trị là quyền quyếtđịnh, định đoạt những vấn đề, công việc quan trọng về chính trị, tổ chức vàhoạt động để bảo đảm sức mạnh thực hiện quyền lực ấy của một giai cấp, mộtchính đảng, tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền lãnh đạo; địnhđoạt, điều khiển bộ máy nhà nước; xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trongmột quốc gia và quan hệ chính trị - kinh tế - ngoại giao với các nhà nước kháccũng như tổ chức quốc tế khu vực và thế giới, bảo đảm chiều hướng phát triểnquốc gia phù hợp với lý tưởng giai cấp Quyền lực chính trị cũng được hiểu làquyền sử dụng sức mạnh cho mục đích chính trị; là quyền lực xã hội nhằmgiải quyết lợi ích giai cấp, dân tộc, nhân loại; là quyền lực của một hay liênminh giai cấp; là quyền lực của các giai cấp, các nhóm xã hội, các lực lượng
xã hội dùng để chi phối, tác động đến quá trình tổ chức và thực thi quyền lựcnhà nước nhằm tối đa hóa lợi ích của mình; là quyền lực của nhà nước, cácđảng chỉnh trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức bầu cử, các cơ quan
tự quản địa phương
Từ đó, ta có thể định nghĩa “Quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh của một hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội để đạt mục đích thống trị xã hội, thoả mãn lợi ích giai cấp mình” Quyền lực chính trị là bước phát
triển cao của quyền lực xã hội Nếu như trong xã hội, quyền lực xã hội biểuhiện rất đa dạng, phong phú như quyền lực gia đình, quyền lực kinh tế, quyềnlực tôn giáo, thì quyền lực chính trị chiếm vai trò trung tâm
Trong một xã hội có giai cấp đối kháng tồn tại hai loại quyền lực chínhtrị thuộc về hai chủ thể chính trị đối lập nhau:
Thứ nhất, đó là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị (giai cấp cầm
quyền) Giai cấp thống trị tổ chức ra bộ máy nhà nước và dùng bộ máy này đểthực thi quyền lực chính trị của mình Khi ấy quyền lực chính trị của giai cấpthống trị trở thành quyền lực nhà nước Vì vậy, nhà nước nào cũng là công cụ
Trang 7của giai cấp thống trị, được giai cấp ấy sử dụng để áp đặt ý chí của mình đốivới các giai cấp và nhóm xã hội khác trong việc tổ chức xã hội như một chỉnhthể, và để trấn áp các giai cấp, các nhóm xã hội ấy khi các giai cấp và cácnhóm xã hội này chống lại sự áp đặt đó
Thứ hai, đó là quyền lực chính trị của giai cấp nhóm xã hội không
thống trị Các giai cấp, nhóm xã hội không thống trị dùng quyền lực chính trị(hoặc sức mạnh chính trị) của giai cấp mình để chống lại hoặc cưỡng lại sự ápđặt của giai cấp thống trị, đấu tranh thay đổi cách tổ chức xã hội cho phù hợpvới lợi ích của giai cấp mình Trong trường hợp giai cấp bị trị là giai cấp đốikháng với giai cấp thống trị, có lợi ích cơ bản không dung hòa với lợi ích củagiai cấp thống trị thì giai cấp bị trị ấy dùng sức mạnh chính trị và quyền lựcchính trị của mình để đấu tranh lật đổ sự thống trị chính trị của giai cấp cầmquyền, thiết lập nhà nước của mình và dùng nhà nước đó để tổ chức lại xã hộitheo một trật tự khác và duy trì trật tự ấy phù hợp với lợi ích của mình Khi ấyquyền lực chính trị của giai cấp thống trị mới lên đã trở thành quyền lực củanhà nước mới
1.3.2 Cấu trúc quyền lực chính trị
Cấu trúc của quyền lực chính trị tiếp cận theo cấu trúc:
Gồm có chủ thể và đối tượng, mục tiêu, nội dung, công cụ và phươngtiện thực hiện
Chủ thể quyền lực chính trị là nhóm xã hội, giai cấp hay tập đoàn ngườiđược tổ chức để tạo dựng và có được quyền sử dụng sức mạnh cho mục đíchchính trị của mình Đối tượng của quyền lực chính trị là vế đối lập với chủ thểtrong quan hệ chính trị Đó là nhóm xã hội, giai cấp hay tập đoàn người mà sựphục tùng của nó đối với chủ thể là cách mà quyền lực chính trị được thể hiệntrong việc thực thi
Mục tiêu của quyền lực chính trị là nhằm đạt tới sự áp đặt ý chí của chủthể đối với đối tượng và thông qua đó mà lợi ích của chủ thể được thực hiện
Trang 8Nội dung của việc thực thi quyền lực chính trị là việc sử dụng mọi sức mạnh
mà chủ thể có được để đạt tới mục tiêu chính trị
Công cụ của quyền lực chính trị là những tổ chức chính trị và các tổchức khác nhưng có nội dung chính trị, được chủ thể thiết lập và dựa vào hoạtđộng để thực thi quyền lực chính trị ở những mức độ nhất định Phương thứcthực hiện quyền lực chính trị là hình thức tổ chức công cụ và cách thức chủthể sử dụng cho hoạt động của công cụ theo mục tiêu và nội dung của quyềnlực chính trị
Cấu trúc của quyền lực chính trị tiếp cận theo chủ thể:
Quyền lực chính trị được chia thanh quyền lực chính trị cá nhân
và quyền lực chính trị tổ chức
Trong đó, quyền lực chính trị cá nhân bao gồm quyền lực chínhtrị của thủ lĩnh chính trị, chính khách, công dân Quyền lực chính trị của tổchức có quyền lực chính trị giai cấp, dân tộc, quốc gia, các tổ chức quốctế, tập trung nhất vào quyền lực nhà nước, đảng chính trị và các tổ chứcchính trị - xã hội
Trang 9II ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ VÀ CHỨC NĂNG
2.1 Đặc điểm của quyền lực chính trị
Một là, quyền lực chính trị chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tư liệu sản xuất tập trung
trong tay một nhóm thiểu số người, hình thành những tầng lớp, giai cấp đầutiên trong xã hội Quyền lực công cộng bị phá vỡ, được thay thế bằng quyềnlực của các tầng lớp, giai cấp khác nhau: giai cấp chủ nô chiếm ưu thế về kinh
tế, giữ địa vị thống trị xã hội; giai cấp nô lệ, những tầng lớp dân tự do đã mấthết quyền, trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào giai cấp chủ nô Nhà nước chủ nô
ra đời chủ yếu dùng bạo lực để thống trị xã hội Nhà nước ra đời chính là sựđánh dấu cuộc đấu tranh chính trị chuyển sang giai đoạn mới chứ không làmmất đi mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp Cuộc đấu tranh đó xoayquanh vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước, đòi hỏi các giai cấpphải tổ chức ra sức mạnh của mình là quyền lực chính trị Ngay từ ban đầu,yếu tố giai cấp đã quyết định nội dung của quyền lực chính trị
Lợi ích của giai cấp thống trị thường mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp
bị trị Quyền lực chính trị tồn tại trong mối liên hệ lợi ích khi đặt nó trongquan hệ với giai cấp khác Tùy thuộc vào tương quan, so sánh lực lượng màcác giai cấp ở vào vị thế khác nhau trong quan hệ với việc sử dụng quyền lựcchính trị Do đó, mỗi giai cấp khác nhau có quyền lực chính trị khác nhau
Hai là, quyền lực chính trị hình thành và phát triển trong một xã hội cụ thể Đó là sản phẩm của xã hội phân chia giai cấp Xã hội chính là cơ
sở tồn tại của các giai cấp nên quyền lực chính trị không thể tách rời hay vượt
ra ngoài xã hội mà nó đang tồn tại Chủ thể và khách thể quyền lực chính trịđều là những thành phần tạo nên chính thể xã hội và cùng nằm trong một điềukiện tồn tại xã hội Trong sự phát triển của xã hội, một phương thức sản xuấtlỗi thời sẽ bị thay thế bằng một phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại hơn
để phù hợp với điều kiện tồn tại của xã hội mới Cùng với nó, các giai cấp
Trang 10mới xác lâp hệ thống tổ chức quyền lực chính trị để bảo vệ lợi ích giai cấp vàđấu tranh giai cấp trong hoàn cảnh mới
Qua đó ta thấy được rằng, các giai cấp và hệ thống quyền lực của giaicấp chỉ được xác lập trong điều kiện tồn tại cụ thể của xã hội Các điều kiện
xã hội đó quy định hình thức, nội dung, bản chất của các giai cấp cũng như hệthống quyền lực mà các giai cấp đã xác lập trên nền tảng của xã hội đó
Ba là, quyền lực chính trị mang tính lịch sử Sự ra đời, tồn tại, phát
triển và tiêu vong của quyền lực chính trị mang tính khách quan trong mộtgiai đoạn lịch sử nhất định, đó là giai đoạn lịch sử có giai cấp Sự tồn tại mộtcách khách quan của giai cấp quy định tính khách quan của quyền lực chínhtrị Các giai cấp, lực lượng xã hội chỉ có quyền lực chính trị khi nó giành vàgiữ được quyền lực công, mà biểu hiện tập trung nhất là ở quyền lực nhànước Quyền lực chính trị tồn tại cùng với giai cấp và nhà nước
Bốn là, quyền lực chính trị mang tính tập trung, thống nhất Trong xã
hội dân chủ, một cá nhân hay tổ chức được bầu ra, đại diện cho quyền lực củatập thể, cộng đồng Quyền lực có được do các thành viên thừa nhận, họ bầu ra
để lãnh đạo chính bản thân họ, làm cho hoạt động của họ được phối hợp chặtchẽ, tạo nên sức mạnh lớn hơn Quá trình hình thành quyền lực là quá trìnhtập trung, tập hợp ý chí chung, tạo nên sự đồng lòng nhất trí trong tổ chức,cộng đồng Đây là hình thức phổ biến của con đường hình thành quyền lực.Không thể tạo ra quyền lực nếu không có tính tập trung, mức độ tập trungcàng cao, tổ chức càng chặt chẽ, gắn bó thì quyền lực của tổ chức đó càngmạnh
Quyền lực chính trị là quyền lực của giai cấp, được thiết lập và duy trì
để bảo vệ lợi ích giai cấp Vì vậy, xét về nguyên tắc và xét từ trong chính bảnchất của nó, quyền lực chính trị là thống nhất Mặc dù sự thống nhất thườngchỉ biểu hiện ở lợi ích cơ bản, bởi vì trong các phe, nhóm của một giai cấpvẫn có thể tồn tại những lợi ích cục bộ, thậm chí là những mâu thuẫn gay gắt.Nhưng những mâu thuẫn đó giữa các phe đó chỉ mang tính chất mâu thuẫn
Trang 11nội bộ Xét về nguyên tắc, tổng thể chúng vẫn thống nhất bởi lợi ích cơ bảncủa chúng là như nhau.
Năm là, quyền lực chính trị mang tính tha hóa Tha hóa là một
sự vật, hiện tượng bị biến đổi, trở thành cái khác, thậm chí đối lập với cái banđầu đã tạo ra nó Do tính tập trung của quyền lực nên nó dễ bị tha hóa Từ chỗquyền lực của số đông được tập trung lại vào tay một người hay một nhómngười nắm giữ và điều khiển nên càng tập trung, càng thống nhất ý chí thìquyền lực càng mạnh Nhưng mức độ tập trung càng cao thì quyền lực lạicàng xa với cái gốc rễ ban đầu và thậm chí trở thành cái đối lập với nền tảngđó
2.2 Chức năng của quyền lực chính trị
Một là thiết lập hệ thống tổ chức quyền lực chính trị Để thực thi quyền
lực chính trị của mình, giai cấp cầm quyền thiết lập hệ thống chính trị đểthống trị xã hội, bảo đảm sự ổn định về chính trị, tạo ra môi trường thuận lợi
để phát triển kinh tế - xã hội Trong xã hội hiện đại, hệ thống chính trị baogồm nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các nhóm lợiích Đây cũng là cách để giai cấp cầm quyền phân bổ, chia sẻ quyền lực giữacác nhóm, các lực lượng trong xã hội
Hai là thiết lập một hình thức cầm quyền phù hợp Thông qua quyền
lực nhà nước, giai cấp cầm quyền lập ra mô hình thể chế chính trị tương ứngvới phương thức sử dụng quyền lực chính trị của mình Trong thời kỳ cổ đại,giai cấp chủ nô thiết lập thể chế chính trị quân chủ chủ nô; trong thời kỳ trungđại, giai cấp địa chủ lập ra thể chế chính trị quân chủ chuyên chế phong kiến;trong thời kỳ cận – hiện đại, giai cấp tư sản lập ra thể chế chính trị quân chủlập hiến, cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị; trong thời kỳ hiện đại, giaicấp công nhân lập ra thể chế chính trị cộng hòa dân chủ nhân dân
Ba là, quản lý công việc nhà nước, xã hội Chỉ trên cơ sở quản lý tốt
công việc nhà nước và xã hội, giai cấp cầm quyền mới thực thi được quyềnlực chính trị của mình Chủ thể quyền lực chính trị hoạch định, xây dựng các